Pháp thiết thực hiện tại.. ??

Có những đoạn kinh luận đọc không hiểu, hiểu mà không thấu đáo, chẳng biết hỏi ai ? Mời đem vào đây để mọi người cùng nhau thảo luận học hỏi...

Điều hành viên: binh

cục đất
Bài viết: 447
Ngày: 29/08/11 07:53
Giới tính: Nam
Đến từ: cục đất

Pháp thiết thực hiện tại.. ??

Bài viết chưa xem gửi bởi cục đất »

tangbong

"Pháp thiết thực hiện tại, không có thời gian, đến để mà thấy, có khả năng hướng thượng, được người trí tự mình giác hiểu" - http://www.quangduc.com/kinhdien/tangch ... chi07.html

Đã sử dụng danh tự "hiện tại", sao lại còn nói "không có thời gian"? Chư Hiền hữu có thấy mâu thuẫn không? Cần phải hiểu lời dạy này như thế nào cho đúng ?

Kính mời chư Hiền hữu ! Kính chúc an lạc và tinh tấn !

:)


Hình đại diện của người dùng
alphatran
Bài viết: 1385
Ngày: 04/05/11 20:42
Giới tính: Nam
Đến từ: Hữu Lậu Tịnh Tu Am

Re: Pháp thiết thực hiện tại.. ??

Bài viết chưa xem gửi bởi alphatran »

cục đất đã viết:tangbong

"Pháp thiết thực hiện tại, không có thời gian, đến để mà thấy, có khả năng hướng thượng, được người trí tự mình giác hiểu" - http://www.quangduc.com/kinhdien/tangch ... chi07.html

Đã sử dụng danh tự "hiện tại", sao lại còn nói "không có thời gian"? Chư Hiền hữu có thấy mâu thuẫn không? Cần phải hiểu lời dạy này như thế nào cho đúng ?

Kính mời chư Hiền hữu ! Kính chúc an lạc và tinh tấn !

:)
Kính đạo hữu Cục đất,

Lành thay khi đạo hữu duyên cho vấn đề này được đặt ra nhằm lợi lạc cho sự tu học của toàn thể đại chúng.

Alpha ngu muội, mong được đạo hữu cùng các vị chia sẻ, mạn phép trình bày đôi lời thô thiển.

Vui lòng xem chi tiết tại Kinh Tăng Chi Bộ
Kinh (V) (47) Cho Ðời Này (1)

Kinh (V) (48) Cho Ðời Này (2)

Trích đoạn:
1. Rồi một Bà-la-môn đi đến Thế Tôn; sau khi đến, nói lên với Thế Tôn những lời chào đón hỏi thăm, sau khi nói lên những lời chào đón hỏi thăm thân hữu, liền ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, vị Bà-la-môn ấy bạch Thế Tôn:

- Pháp là thiết thực hiện tại, pháp là thiết thực hiện tại, thưa Tôn giả Gotama, được nói đến như vậy. Cho đến như thế nào, thưa Tôn giả Gotama, pháp là thiết thực hiện tại, không có thời gian, đến để mà thấy, có khả năng hướng thượng, được người có trí tự mình giác hiểu?

........................

- Này Bà-la-môn, nội tâm có si, Ông có biết: "Nội tâm ta có si." Hay nội tâm không có si, Ông có biết: "Nội tâm ta không có si." Như vậy, này Bà-la-môn, pháp là thiết thực hiện tại...Ông nghĩ thế nào, này Bà-la-môn? Nội tâm có thân uế..., hay nội tâm có khẩu uế...hay nội tâm có ý uế, Ông có biết: "Nội tâm ta có ý uế"? Hay nội tâm không có ý uế, Ông có biết: "Nội tâm ta không có ý uế..."?

- Thưa có, thưa Tôn giả.

- Này Bà-la-môn, nội tâm có ý uế, Ông có biết: "Nội tâm ta có ý uế". Hay nội tâm không có ý uế, Ông có biết: "Nội tâm ta không có ý uế". Như vậy này Bà-la-môn, pháp là thiết thực hiện tại, không có thời gian, đến để mà thấy, có khả năng hướng thượng, được người trí tự mình giác hiểu.
Theo alpha được biết:
- Không có thời gian: có nghĩa là không đợi thời gian

Trong bài này HT Thích Thanh Từ dạy:
Như vậy này Sivaka ‘pháp là thiết thực, hiện tại, không có thời gian, đến để mà thấy’...” Nghe lời Phật dạy chúng ta nghĩ thế nào? Nếu nội tâm tham, ta biết nội tâm có tham, nội tâm không tham, ta biết nội tâm không tham. Nội tâm có tham là có khổ, nếu dứt lòng tham của nội tâm thì hết khổ. Thế là pháp Phật dạy chúng ta tu như thế nào? Khổ là do nội tâm có tham, muốn hết khổ thì phải dùng phương pháp tiêu diệt lòng tham. Nội tâm hết tham thì thân này sẽ hết khổ. Pháp Phật dạy rất thiết thực. Nó không có thời gian nghĩa là mình có tham biết có tham, khi hết tham biết hết tham, có thì biết có, không thì biết không, biết rõ ràng không đợi thời gian. Người tu Phật đến để mà thấy, do mình thấy có tham, rồi cũng do mình thấy hết tham. Đó là sự thật do mình thấy được, chớ đâu phải do lòng tin. Đến để mà thấy thì đâu có đặt lòng tin lên trên. Chúng ta thấy rõ “Phật pháp là thiết thực, hiện tại, không có thời gian, đến để mà thấy...”
- Không có thời gian có nghĩa là không bị giới hạn bởi thời gian

Trongbài viết này thầy Thích Hạnh Bình chia sẻ:
Phật pháp là pháp thiết thực hiện tại, không bị giới hạn bởi thời gian và không gian, pháp ấy là pháp để hiểu biết và thực hành, có tác dụng giúp con người đoạn tận tham sân và si, đạt đến giác ngộ và giải thoát.
- Alpha hiểu rằng Không có thời gian còn có nghĩa là HIỆN TẠI (Quá khứ không truy tìm, tương lai không ước vọng, an trú trong hiện tại)

Thời như thế, ý Kinh không có gì mâu thuẩn.

Mong được các vị đạo hữu chia sẻ, chỉ bảo thêm cho alpha! kinhle


Pháp môn vô lượng thệ nguyện học - Phiền não vô tận thệ nguyện đoạn - Phật đạo vô thượng thệ nguyện thành - Chúng sanh vô biên thệ nguyện độ
VoMinhDaCheMo
Bài viết: 305
Ngày: 15/05/12 18:17
Giới tính: Nam
Đến từ: Nam Định

Re: Pháp thiết thực hiện tại.. ??

Bài viết chưa xem gửi bởi VoMinhDaCheMo »

VM cảm ơn các bậc thiện hữu trí thức đã chia sẻ bài kinh trên!
Thật là xấu hổ bấy lâu nay qua, VM có duyên biết chút ít giáo lý của Thế Tôn! nhưng lại không có đủ trí tuệ và sự chân thành, sự trung thực, sự khác quan để biết rõ được chính nội tâm mình ( dù chỉ là phần thô rõ ). Đáng tiếc là bấy lâu nay VM con tâm thường hư huyễn tự lừa mình, rồi thành ra lừa người!
Ôi đúng là trước khi nói chuyện cao siêu ở đâu ta phải thực hành nổi cái hạnh chân thật thấy rõ như thật mình cái đã.
Con thành tâm xin sám hối!
Nam Mô Bổn Sư Thíc Ca Mâu Ni Phật!


hlich
Bài viết: 1217
Ngày: 09/12/08 14:16
Giới tính: Nam

Re: Pháp thiết thực hiện tại.. ??

Bài viết chưa xem gửi bởi hlich »

tangbong

chào đ/h cục đất,

thiển ý của mình là các ngoại đạo tin vào linh hồn có truyền thống cho rằng linh hồn đang thanh lọc qua nhiều kiếp và dần đến giải thoát, cho nên sự giải thoát là vấn đề thời gian

còn sự giải thoát (chứng ngộ phật pháp) là ngay hiện tại đây, không có (vấn đề) thời gian của ngoại đạo

:)


cục đất
Bài viết: 447
Ngày: 29/08/11 07:53
Giới tính: Nam
Đến từ: cục đất

Re: Pháp thiết thực hiện tại.. ??

Bài viết chưa xem gửi bởi cục đất »

tangbong

Chư Hiền hữu! Thật sự quan trọng là ý nghĩa này, tối quan trọng chính là ý nghĩa này. Vì sao vậy? Vì đây là chính là 1 trong 4 ‘Dự lưu quả chi’ mà vị đệ tử cần chơn chánh thành tựu để rời xa ác đạo . Nếu chưa chứng đạt Pháp nghĩa này, không chắc một người với Danh nghĩa tu Phật đã xả ly hoàn toàn các đường ác.
Ngày nay, một người đến với đạo Phật chúng ta thường nghe nói người ấy phải “Quy y Tam bảo, giữ gìn 5 giới” (các Pháp căn bản đối với người Phật tử tại gia); nhưng không biết có mấy ai hiểu được đầy đủ các Pháp mình thọ trì. Vì thấy sự tổn giảm như vậy, thấy sự không lợi đắc như vậy nên cđ mới nêu lại vấn đề này, với những mong được nhiều lời ích và tăng thịnh.

Chúng ta đã biết Chánh pháp Phật dạy lưu truyền đến nay đã hơn 2600 năm, ít nhiều đã có những thay đổi về bối cảnh lịch sử, nếp sống, văn hóa, ngôn ngữ... của người xưa và người nay. Cho nên, cđ thấy cần phải đi sâu phân tích về những sai khác trong sự truyền thừa, sử dụng ngôn ngữ và thọ nhận ý nghĩa của người học Phật, chắc cũng là việc không thừa.

Trước tiên, cđ xin phân tích 1 chút về ý nghĩa văn tự. Ngày nay chúng ta chúng ta thường nghe nói người đệ tử muốn tu theo Phật thì phải “Quy y Tam bảo”. Ngay nhưng danh tự ‘vào cửa’ này thôi chúng ta cũng thấy được sự tiện dụng và ngắn gọn trong ngôn ngữ hiện đại. Thời Phật tại thế thì chưa có danh tự ‘Quy y’, cũng chưa có danh tự ‘Tam bảo’; mà Phật dạy về các Pháp này với những từ ngữ chân phương và dài dòng thế này :

“5) Ở đây, này các Tỷ-kheo, vị Thánh đệ tử thành tựu lòng tin bất động đối với đức Phật: "Đây là Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn".
6) Vị ấy thành tựu lòng tin bất động đối với Pháp: "Pháp do Thế Tôn khéo thuyết, thiết thực hiện tại, có hiệu quả tức thời, đến để mà thấy, có khả năng hướng thượng, được người trí tự mình giác hiểu".
7) Vị ấy thành tựu lòng tin bất động đối với chúng Tăng: "Diệu hạnh là chúng đệ tử của Thế Tôn. Trực hạnh là chúng đệ tử của Thế Tôn. Ứng lý hạnh là chúng đệ tử của Thế Tôn. Chơn chánh hạnh là chúng đệ tử của Thế Tôn. Tức là bốn đôi tám chúng. Chúng đệ tử của Thế Tôn là đáng cung kính, đáng cúng dường, đáng tôn trọng, đáng được chấp tay, là phước điền vô thượng ở đời"
- http://www.quangduc.com/kinhdien/tuongu ... 05-55.html
Chúng ta thấy đó, ngày xưa để diễn đạt các nghĩa này Thế Tôn phải dùng những danh tự dài dòng như thế để dạy cho các đệ tử, và Ngài phải lặp đi lặp lại rất nhiều lần để các đệ tử lóng nghe và nhớ luôn ngay trong thời Pháp (vì lúc đó ko dùng văn viết làm phương tiện lưu truyền Chánh Pháp). Ngày nay thì chúng ta nhanh gọn lẹ hơn nhiều, chỉ với 4 chữ “Quy y Tam bảo” là gói gọn các nghĩa; nhưng đó là sự mất mát, sự tổn giảm của chúng sinh đời nay so với thời Phật còn tại thế. Không biết có bao nhiêu đệ tử Phật ngày nay “nói và hiểu” quy y Pháp bảo là quy y cái gì và phải thọ trì như thế nào là chơn chánh.
Mà ngay cả trong những bản kinh cổ cùng thời, cũng có sự sai khác khi dùng văn tự diễn đạt cùng ý nghĩa (không biết là do người nói hay người dịch? kinhle kinhle ):
“Này Ananda, vị Thánh đệ tử có chánh tín đối với đức Phật: "Thế Tôn là bậc A-la-hán, Chánh Đẳng Giác, Minh hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn".
Vị ấy có chánh tín đối với chánh pháp: "Chánh pháp được Thế Tôn khéo giảng dạy, thiết thực, vượt ngoài thời gian chi phối, đến để mà thấy, có khả năng giải thoát, được kẻ trí tự mình thâm hiểu".
Vị ấy có chánh tín đối với chúng Tăng: "Chúng Tăng đệ tử Thế Tôn chân chánh tu hành, chúng Tăng đệ tử Thế Tôn chân trực tu hành, chúng Tăng đệ tử Thế Tôn chân trí tu hành, chúng Tăng đệ tử Thế Tôn chân tịnh tu hành, tức là bốn đôi tám vị. Chúng Tăng đệ tử Thế Tôn đáng được nghênh đón, đáng được cúng dường, đáng được chiêm ngưỡng, đáng được chấp tay, là phước điền vô thượng ở trên đời”
- http://www.quangduc.com/kinhdien/Truong ... gbo16.html
Đoạn này trong “Kinh Đại Bát Niết Bàn” chúng ta đã thấy có sự sai khác với đoạn ở trên, lại nữa :
“-Pháp là thiết thực hiện tại, pháp là thiết thực hiện tại, thưa Tôn giả Gotama, được nói đến như vậy. Cho đến như thế nào, thưa Tôn giả Gotama, pháp là thiết thực hiện tại, không có thời gian, đến để mà thấy, có khả năng hướng thượng, được người có trí tự mình giác hiểu ?
……
- Này Bà-la-môn, nội tâm có ý uế, Ông có biết: "Nội tâm ta có ý uế". Hay nội tâm không có ý uế, Ông có biết: "Nội tâm ta không có ý uế". Như vậy này Bà-la-môn, pháp là thiết thực hiện tại, không có thời gian, đến để mà thấy, có khả năng hướng thượng, được người trí tự mình giác hiểu.”
- http://www.quangduc.com/kinhdien/tangch ... chi05.html

Đoạn này cđ trích lại đoạn kinh mà Hiền hữu Alpha đã nói đến, lại nữa:

“xiv) Bốn Dự lưu quả chi:
Ở đây Thánh đệ tử thành tựu lòng tin tuyệt đối với Phật - "Đây là Thế Tôn, bậc A-la-hán, Chánh Đẳng Giác, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhơn Sư, Phật, Thế Tôn".
Vị này thành tựu lòng tin tuyệt đối đối với Pháp - "Pháp được Thế Tôn khéo léo thuyết giảng, Pháp ấy là thiết thực hiện tại, vượt ngoài thời gian, đến mà thấy, có hiệu năng hướng thượng, chỉ người có trí mới tự mình giác hiểu".
Vị ấy thành tự lòng tin tuyệt đối chúng Tăng: "Chúng Tăng đệ tử của Thế Tôn là đầy đủ diệu hạnh, chúng Tăng đệ tử của Thế Tôn là đầy đủ như lý hạnh, chúng Tăng đệ tử của Thế Tôn là đầy đủ chánh hạnh, tức là bốn đôi, tám vị. Chúng tăng đệ tử của Thế Tôn này đáng cung kính, đáng tôn trọng, đáng được cúng dường, đáng được chấp tay, là phước điền vô thượng ở đời”
- http://www.quangduc.com/kinhdien/Truong ... gbo33.html

Như vậy, này chư Hiền hữu! ngay trong những bản kinh được xem là nguyên thủy, là chân ngôn nhất cũng có sự sai khác về văn tự khi diễn đạt cùng một ý nghĩa. Đến đây thì chúng ta thấy thật sự là quá khó khi thọ trì Chánh Pháp qua phương tiện ngôn ngữ được quý Thầy truyền thừa. Vậy mà Thế Tôn đã dạy rằng : “… mỗi mỗi câu mỗi mỗi chữ, cần phài được học hỏi kỹ lưỡng và đem so sánh với Kinh, đối chiếu với Luật…”; chúng ta có thật sự biết mình đang tu với ai, tu cái gì không ?
Để làm được đúng đắn và đầy đủ theo lời Phật dạy thì chúng đệ tử ngày nay chắc là chạy hết, không biết có mấy ai kham nỗi. :)
Cho nên mới nói con đường tu hành Giải thoát là thiên nan vạn nan, dành cho những bậc có trí với lòng trượng phu dõng mãnh chứ không phải cho những ai dễ duôi phóng dật.
(còn tiếp)

:)


Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Re: Pháp thiết thực hiện tại.. ??

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

Cho nên mới nói con đường tu hành Giải thoát là thiên nan vạn nan, dành cho những bậc có trí với lòng trượng phu dõng mãnh chứ không phải cho những ai dễ duôi phóng dật.
Bài thuyết pháp của bạn thâm sâu quá, là người thọ trì chánh pháp của Như Lai, tôi theo không kịp.

đ/h có lòng đối với người trí thì bạn là người tốt.
Đối với người có học thì sẽ tham khảo hoặc tranh khảo.
Đối với hàng hậu bối, mới học thì không hiểu. Hàng này thì quá nhiều, tôi cũng không hiểu lời trích dẫn trên của đ/h.

Như vậy, học Phật khó quá trời sao ? :">

kinhle đ/h có lòng với thành viên, nên viết ít, nhẹ, dể học.v.v. kinhle


mymamut
Bài viết: 353
Ngày: 29/05/10 23:14
Giới tính: Nam
Đến từ: vietnam

Re: Pháp thiết thực hiện tại.. ??

Bài viết chưa xem gửi bởi mymamut »

Kính các vị Đạo Hữu kinhle Kính các Bạn kinhle Kính Đạo Hữu Cục Đất kinhle Kính Đạo Hữu Hlich kinhle Kính Đạo Hữu VoMinhDaCheMo kinhle Kính Đạo Hữu Thien Nhan kinhle

Nhân

Xin phép cho tôi cùng chia sẻ. Nếu những danh tự nầy không đúng lẻ. Mong nhận lổi kinhle

Kính Đạo Hữu VoMinhDaCheMo kinhle
gửi bởi VoMinhDaCheMo » 19/Tháng 8/'12, 09:02

VM cảm ơn các bậc thiện hữu trí thức đã chia sẻ bài kinh trên!
Thật là xấu hổ bấy lâu nay qua, VM có duyên biết chút ít giáo lý của Thế Tôn! nhưng lại không có đủ trí tuệ và sự chân thành, sự trung thực, sự khác quan để biết rõ được chính nội tâm mình ( dù chỉ là phần thô rõ ). Đáng tiếc là bấy lâu nay VM con tâm thường hư huyễn tự lừa mình, rồi thành ra lừa người!
Ôi đúng là trước khi nói chuyện cao siêu ở đâu ta phải thực hành nổi cái hạnh chân thật thấy rõ như thật mình cái đã.
Con thành tâm xin sám hối!
Nam Mô Bổn Sư Thíc Ca Mâu Ni Phật!
kinhle NHỮNG DANH TỰ CHÂN THẬT, THIỆT NGỮ kinhle

Namo SIDDHARTHA GAUTAMA
Kính
kinhle kinhle kinhle

Kính Đạo Hữu Cục Đất kinhle
Như vậy, này chư Hiền hữu! ngay trong những bản kinh được xem là nguyên thủy, là chân ngôn nhất cũng có sự sai khác về văn tự khi diễn đạt cùng một ý nghĩa. Đến đây thì chúng ta thấy thật sự là quá khó khi thọ trì Chánh Pháp qua phương tiện ngôn ngữ được quý Thầy truyền thừa. Vậy mà Thế Tôn đã dạy rằng : “… mỗi mỗi câu mỗi mỗi chữ, cần phài được học hỏi kỹ lưỡng và đem so sánh với Kinh, đối chiếu với Luật…”; chúng ta có thật sự biết mình đang tu với ai, tu cái gì không ?
Để làm được đúng đắn và đầy đủ theo lời Phật dạy thì chúng đệ tử ngày nay chắc là chạy hết, không biết có mấy ai kham nỗi.
Cho nên mới nói con đường tu hành Giải thoát là thiên nan vạn nan, dành cho những bậc có trí với lòng trượng phu dõng mãnh chứ không phải cho những ai dễ duôi phóng dật.
Xin được LẮNG NGHE ÂM THANH CHIA SẺ DẦY CÔNG KHÓ NHỌC TỪ NƠI ĐẠO HỮU kinhle

Namo SIDDHARTHA GAUTAMA
Kính
kinhle kinhle kinhle


Nhớ ơn VỊ GIẢI THOÁT, GIÁC NGỘ CÓ THẬT TRONG LỊCH SỬ NHÂN LOẠI VỚI DANH TỰ SIDDHARTHA GAUTAMA
Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Pháp thiết thực hiện tại.. ??

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

cục đất đã viết: tức là bốn đôi tám vị.
Bốn đôi tám vị có nghĩa là bốn Tỳ kheo Tăng và bốn Tỳ Kheo Ni Tăng. Không đủ bốn người thì không được gọi là Tăng.


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
biển tâm
Bài viết: 565
Ngày: 17/09/10 03:17
Giới tính: Nữ

Re: Pháp thiết thực hiện tại.. ??

Bài viết chưa xem gửi bởi biển tâm »

tangbong tangbong tangbong
kính quí Thiện Hữu
bt có một chút chia xẻ.

Bản chất của pháp được thấy biết ngay khi sự thấy khởi sinh - pháp thiết thực hiện tại-

Pháp sanh diệt liên tục - không có thời gian -

sự thấy biết bắt kịp pháp – có khả năng hướng thượng

pháp không còn là đối tượng mà là bản chất của pháp - được người trí tự mình giác hiểu -

kính,bt


Khongduyen123
Bài viết: 1159
Ngày: 28/05/11 14:51
Giới tính: Nam

Re: Pháp thiết thực hiện tại.. ??

Bài viết chưa xem gửi bởi Khongduyen123 »

Kính chào đạo hữu Biển Tâm.

Kn thành tâm đảnh lễ Bậc Diệu Hạnh, Bậc Trực Hạnh, Bậc Như Lý Hạnh, Bậc Chơn Chánh Hạnh. kinhle kinhle kinhle

Thưa đạo hữu Biển Tâm,
kn cám ơn đạo hữu Biển Tâm đã chia xẻ Pháp « Vô Ngôn » của Như Lai. kinhle kinhle kinhle


Hi....hi.....là thương lắm đấy!
Thương mình bằng trí tuệ là thương bằng tâm từ.
Thương người bằng trí tuệ là thương bằng tâm bi.
Thương cả hai bằng trí tuệ là thương từ bi trí.
Khongduyen123
Bài viết: 1159
Ngày: 28/05/11 14:51
Giới tính: Nam

Re: Pháp thiết thực hiện tại.. ??

Bài viết chưa xem gửi bởi Khongduyen123 »

Kính chào đạo hữu Alphatran.

đạo hữu Alphatran nên lấy câu dạy của HT TTT : “ ….. Khổ là do nội tâm có tham….. Nội tâm hết tham thì thân này sẽ hết khổ..…“
đem đối chiếu lời dạy của Đức Thế Tôn trong bài kinh mủi tên : “..…Bậc đa văn Thánh đệ tử …….“

Còn lời dạy của sư THB 2 chữ Phật pháp quá bao gồm, không thể diễn đạt hết, đạo hữu hãy tham khảo bài kinh
Chuyển Pháp luân, Tứ Thánh đế, Tứ Niệm xứ v.v..... và bài Lời Dạy Cuối Cùng Của Như Lai để học thêm pháp hành,
Alpha sẽ nhận ra thế nào sự khác biệt của người phàm phu và lời dạy của Đức Thế Tôn.
Chúc đạo hữu Alphatran thân tâm thường an tỉnh.


Hi....hi.....là thương lắm đấy!
Thương mình bằng trí tuệ là thương bằng tâm từ.
Thương người bằng trí tuệ là thương bằng tâm bi.
Thương cả hai bằng trí tuệ là thương từ bi trí.
Khongduyen123
Bài viết: 1159
Ngày: 28/05/11 14:51
Giới tính: Nam

Re: Pháp thiết thực hiện tại.. ??

Bài viết chưa xem gửi bởi Khongduyen123 »

Kính chào quý đạo hữu.
Kính chào đạo hữu cục đất.

Thưa quý đạo hữu,
Lời dạy của Đức Phật trong kinh rất rõ, không còn phải sanh tâm ô uế hay nghi ngờ.
Kn xin tóm lược như sau :
“5) Ở đây, này các Tỷ-kheo, vị Thánh đệ tử thành tựu lòng tin bất động đối với đức Phật: "Đây là Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn".
thành tựu tức là chứng ngộ liễu tri Tứ Thánh Đế ( vô ngôn) tức xứng đáng là chúng đệ tử của Đức Thế Tôn.
5) Và sau khi Vị ấy thành tựu không còn Tà kiến với Như Lai tức Vị ấy thành tựu lòng tin bất động đối với đức Phật.
………………………………………………………………..
………………………………………………………………..
Phật là nơi nương nhờ tối thượng,
Cho chúng con vô lượng an lành,
Tự quy Giác Tánh bất sanh,
Bồ Đề Tâm nguyện Viên thành từ đây.
………………………………………………………………
……………………………………………………………..
6) Vị ấy thành tựu lòng tin bất động đối với Pháp: "Pháp do Thế Tôn khéo thuyết, thiết thực hiện tại, có hiệu quả tức thời, đến để mà thấy, có khả năng hướng thượng, được người trí tự mình giác hiểu".
thành tựu tức là chứng ngộ liễu nghĩa Tứ Thánh Đế ( vô ngôn) tức xứng đáng là chúng đệ tử của Đức Thế Tôn.
6) Và sau khi Vị ấy thành tựu Pháp Chánh kiến tức Vị ấy thành tựu lòng tin bất động đối với Pháp, thiết thực hiện tại, có hiệu quả tức thời, (không bị trói buộc bởi sanh, già, chết, sầu, bi, khổ, ưu,não).
………………………………………………………………
……………………………………………………………..
Pháp là nơi nương nhờ tối thượng,
Cho chúng con vô lượng an hoà,
Tự quy lý đạo bao la,
Minh tâm kiến tánh thắng ma não phiền.
………………………………………………………………
……………………………………………………………..
7) Vị ấy thành tựu lòng tin bất động đối với chúng Tăng: "Diệu hạnh là chúng đệ tử của Thế Tôn. Trực hạnh là chúng đệ tử của Thế Tôn. Ứng lý hạnh là chúng đệ tử của Thế Tôn. Chơn chánh hạnh là chúng đệ tử của Thế Tôn. Tức là bốn đôi tám chúng. Chúng đệ tử của Thế Tôn là đáng cung kính, đáng cúng dường, đáng tôn trọng, đáng được chấp tay, là phước điền vô thượng ở đời".
thành tựu tức là chứng ngộ Thắng tri Tứ Thánh Đế ( vô ngôn) tức xứng đáng là chúng đệ tử của Đức Thế Tôn.
7) Và sau khi Vị ấy thành tựu Chánh Tín tức Vị ấy thành tựu lòng tin bất động đối với chúng Tăngchân chánh tu hành, chân trực tu hành, chân trí tu hành, chân tịnh tu hành, thiết thực, vượt ngoài thời gian chi phối (không bị trói buộc bởi sanh, già, chết, sầu, bi, khổ, ưu,não).
Chư Thánh, Hiền Tăng là phước điền vô thượng của thế gian.
………………………………………………………………
……………………………………………………………..
Tăng là nơi nương nhờ tối thượng,
Cho chúng con vô lượng an hoà,
Tự quy Thánh chúng tịnh thanh,
Giác hạnh viên mãn nguyện hành từ đây.
………………………………………………………………
……………………………………………………………..
Pháp nào thiết thực hiện tại, có hiệu quả tức thời,
Pháp nào thiết thực, vượt ngoài thời gian chi phối,
Pháp nào thiết thực hiện tại, không có thời gian,
Pháp nào thiết thực hiện tại, vượt ngoài thời gian,
là pháp ấy không bị trói buộc bởi sanh, già, chết, sầu, bi, khổ, ưu,não.
đến để mà thấy, có khả năng hướng thượng, được người trí tự mình giác hiểu.( Tứ diệu đế).

Thành tựu lòng tin bất động đối với Tam Bảo tức là thành tựuchứng ngộ Tứ Thánh Đế .
Quy y Tam Bảo là thọ trìthành tựu Tứ Thánh Đế là chơn chánh.
……………………………………………………………………………………………….............................................................
Không biết có bao nhiêu đệ tử Phật ngày nay “nói và hiểu” quy y Pháp bảo là quy y cái gì và phải thọ trì như thế nào là chơn chánh.
Đối với kn theo lời Di ngôn của Đức Thế Tôn đây không được gọi là đệ tử Phật hay con của Phật.
Đối với kn theo lời Di ngôn của Đức Thế Tôn đây không được gọi là đệ tử Phật hay con của Phật.
Thưa quý đạo hữu ,
Thật vậy , Đức Thế Tôn đã từng tuyên bố : « Con của Như Lai không phạm giới ……… ».Xuất gia hay tại gia.
Mặc áo Như Lai, hành đúng theo lời Đức phật dạy,
vào nhà Như Lai, thắng tri hay thành tựu Tứ Thánh Đế,
Ngự toà Như Lai, liễu tri và thắng trị ( lý thuyết và thực hành ) Tứ Thánh Đế,
Nói pháp Như Lai, giảng dạy đúng con đường đưa đến hay thành tựu Tứ Thánh Đế đúng theo lời Đức phật dạy .
Cho nên mới nói con đường tu hành Giải thoát là thiên nan vạn nan,
Thưa quý đạo hữu ,
Đối với người vô văn phàm phu Giải thoát là thiên nan vạn nan, cho những ai dễ duôi phóng dật.
Phải trôi theo dòng sanh tử, hiếm có dịp may gặp được Chánh Pháp đó mới thật sự thiên nan vạn nan
Bài ví dụ con rùa và khúc gỗ trôi trên biển cả mênh mông.

Đối với vị đa văn thánh đệ tử Hương vị Giải thoát không quá thiên nan vạn nan,
dành cho những bậc có trí với lòng trượng phu dõng mãnh chứ không phải cho những ai dễ duôi phóng dật.
Chúc quý đạo hữu an lạc.


Hi....hi.....là thương lắm đấy!
Thương mình bằng trí tuệ là thương bằng tâm từ.
Thương người bằng trí tuệ là thương bằng tâm bi.
Thương cả hai bằng trí tuệ là thương từ bi trí.
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.5 khách