Kính chào quý đạo hữu.
Thưa quý đạo hữu.
Thien Nhan
Lời bình:
1. Nói về lý: Chánh Pháp giảng thuyết như trên là lý Diệu Đế tuyệt đối.
2. Nhưng nói về sự thì chưa đủ logic trong tiêu đề "Pháp thiết thực hiện tại...?"
Kính thưa quý đạo hữu.
Bài kinh trên do Thiện hữu cục đất có lòng dưa lên qua
lời dạy của Đức Thế Tôn, bậc Thầy của
Trời người, cha lành trong muôn loại, nên lời dạy rất là sâu rộng, thiết thực không giả dối,
Là pháp bảo, không như lời
Thien Nhan
chỉ nói bằng miệng
Trong thời kỳ
Đức Thế Tôn còn tại thế đã có rất nhiều vị đã chứng đắc đạo quả Tứ Thánh đế chứng thực lời dạy của Đức Phật là "
Pháp thiết thực hiện tại, không có thời gian, đến để mà thấy, có khả năng hướng thượng, được người trí tự mình giác hiểu" rất là đầy đủ không có tỳ vết,
Thiếu sót hay dư thừa.
Thien Nhan
Nhưng nói về sự thì chưa đủ.
Kính xin đạo hữu Thien Nhan hãy quán xét tư duy kỷ trước khi viết ra những lời vô ích dư thừa.
Trước đây hơn một năm đạo hữu Thien Nhan post một bài kinh,
đại khái nói về một vị thương gia đến gặp
Đức Thế Tôn và thưa :
Kính bạch Ngài, xin cho tôi hỏi_
nguyên nhân nào các vị Tỳ khưu, trong đó có một số các vị
tâm an lạc, không tham không sân ? và cũng số các vị khác thuyết giảng pháp thông suốt,
nhưng tâm không lìa tham, tâm không lìa sân, ngược lại còn tăng trưỡng ngã mạn nhiều hơn ?
Đức Thế Tôn hỏi :_ Ông làm nghề gì ?
thương gia :_ Bạch Ngài, tôi là thương gia buôn bán hàng hóa.
Đức Thế Tôn hỏi :_Vậy ông có biết đường đi đến …(không nhớ tên)….. không ?
thương gia :_ Bạch Ngài,
dù đi trong đêm tối hay bịt mắt tôi lại, tôi vẫn biết đường đi không khó.
Đức Thế Tôn hỏi :_Nếu có người đến hỏi ông đường đi đến …(không nhớ tên)….ông có thể nào chỉ dẫn họ được không ?
thương gia :_ Bạch Ngài, không những chỉ dẫn họ, tôi còn có thể vẽ ra bản đồ, diễn tả rỏ từng nơi một.
Đức Thế Tôn hỏi :_Vậy sau khi hỏi kỷ tỉ mỉ và được ông hướng dẫn tường tận, vẽ ra bản đồ đầy đủ chi tiết, nhưng người này chưa từng rời khỏi nơi đây, người này có thể nào diễn tả rỏ nơi …(không nhớ tên)….đó nhưng thế nào không ?
thương gia :_ Bạch Ngài, không thể nào được, người này chưa từng rời nơi đây, chưa từng đến…(không nhớ tên)….thì sao thấy và biết được nơi đó như thế nào !.
Đức Thế Tôn hỏi :_Vậy có phải là lỗi của ông ?
thương gia :_ Bạch Ngài, tôi đã chỉ dẫn, vẽ bản đồ diễn tả tỉ mỉ, họ không đi nào phải lỗi tại tôi.
Đức Thế Tôn :
Như Lai đã hướng dẫn, đã giảng dạy tỉ mỉ tường tận, họ không cố gắng làm theo, tham sân si không diệt trừ, để hiểu và chứng thực con đường đưa đến Niết bàn,
lỗi này đâu phải tại Như Lai.
"Pháp thiết thực hiện tại, không có thời gian, đến để mà thấy, có khả năng hướng thượng, được người trí tự mình giác hiểu"
cục đất
Thế Tôn đã dạy rằng : “… mỗi mỗi câu mỗi mỗi chữ, cần phài được học hỏi kỹ lưỡng và đem so sánh với Kinh, đối chiếu với Luật…”; chúng ta có thật sự biết mình đang tu với ai, tu cái gì không ?
Để làm được đúng đắn và đầy đủ theo lời Phật dạy thì chúng đệ tử ngày nay chắc là chạy hết, không biết có mấy ai kham nỗi.
Cho nên mới nói con đường tu hành Giải thoát là thiên nan vạn nan, dành cho những bậc có trí với lòng trượng phu dõng mãnh chứ không phải cho những ai dễ duôi phóng dật.
Qua bài kinh trên,kn nghĩ đạo hữu Thien Nhan cũng đủ hiểu,đủ biết, những gì đạo hữu
cần nên làm, và những gì đạo hữu
chẳng nên làm rồi !
Và trong một bài kinh khác do chính
Đức Thế Tôn tuyên giảng trước khi Nhập diệt, bài Pháp
cúng dường cao thượng ý nghĩa bài kinh này nói về sau khi Như Lai tịch diệt rồi, chư Tỳ khưu đệ tử nào tu tập hành đúng theo lời dạy
Đức Thế Tôn mau chứng đạt Tứ Thánh đế là
cúng dường cao thượng đến Như Lai. (bài kinh này do Thiện hữu cục đất đã đăng lên).
Kính mời đạo hữu Thien Nhan
soi đuốc tự đi , nếu đạo hữu không làm được điều này, chứng thực bài viết của đạo hữu không sai :
Lời nói được nhưng không làm được. Vì sao! - Bởi hành giả còn ngũ triền, ngũ trược, ngũ lợi sử, ngũ độn sử. Tứ Diệu Đế là vi diệu pháp dùng cho hàng giả thực tu,chỉ nói bằng miệng, dựa vào kinh nói, Thì sao gọi là "Pháp thiết thực hiện tại".
Kn đã từng viết và đã giải thích
4 chữ :
học, hỏi, hiểu, hành trong đề tài Bi trí dũng, Mi Tiên vấn đáp do chính đạo hữu lập ra, trong đó kn đã chia xẻ cách tu tập, kinh nghiệm của kn để nhận ra thức đi tái sanh trong giờ cận tử.
Xin bấm vào đây :
http://diendan.daitangkinhvietnam.org/v ... 9&start=48
Và chính trong đề tài
"Pháp thiết thực hiện tại" này kn đã giải thích rỏ rồi ! Xin xem lại phần trên.
Đã chia xẻ rồi không còn gì để viết thêm.
(Ví dụ: Bố thí Pháp cho một người ăn xin, Bạn cho họ 100 dĩa cd Pháp thí và 100.000 đồng. Hỏi họ chọn thứ nào?) "Đã thọ dụng sắc thân thì phải lợi thuộc vào ngũ trược rất nhiều! ! !"
Bài này không liên quan với đề tài trên, cảm phiền đạo hữu Thien Nhan hoan hỉ vào đây :
Đề tài này do chính đạo hữu đã lập ra.
Xin bấm vào đây :
http://diendan.daitangkinhvietnam.org/v ... =41&t=5789
PS :Nơi đây đã có vài vị thiện hữu đã góp ý rồi, Alphatran cũng nên đọc qua cho biết.
. Vì sao! - Bởi hành giả còn ngũ triền, ngũ trược, ngũ lợi sử, ngũ độn sử. Tứ Diệu Đế là vi diệu pháp dùng cho hàng giả thực tu, chỉ nói bằng miệng, dựa vào kinh nói, Thì sao gọi là "Pháp thiết thực hiện tại".
Đức Thế Tôn đã giảng dạy rồi, và trong thời kỳ Đức Thế Tôn tại thế đã có rất nhiều vị đã chứng đắc Tứ Thánh đế, Đức Phật không giống như đạo hữu hiểu :
chỉ nói bằng miệng
Ngài đã thực chứng và còn có vô số chư vị Thánh Tăng nữa, nhờ vậy mà chúng ta mới thừa hưởng gia tài chánh pháp Như Lai cho tới ngày hôm nay.
Xin xem phần dưới :
gửi bởi alphatran :
http://diendan.daitangkinhvietnam.org/v ... =32&t=9181
nếu Thánh đệ tử cũng được bảy thiện pháp và bốn tăng thượng tâm5, dễ được không khó, vì thế Thánh đệ tử không bị ma vương lung lạc cũng không theo pháp ác bất thiện, không bị ô nhiễm bởi phiền não, không còn thọ sanh trở lại.
“Bảy thiện pháp mà Thánh đệ tử có được là những gì?
1_có tín kiên cố, tin sâu nơi Như Lai,
2_luôn sống biết tàm
3_luôn sống biết quý
4_thường thực hành tinh tấn
5_Thánh đệ tử học rộng nghe nhiều, ghi nhớ không quên, tích lũy sự học rộng. Các pháp nào là toàn thiện ở khoảng đầu, toàn thiện ở khoảng giữa, toàn thiện ở khoảng cuối, có nghĩa có văn, thanh tịnh trọn đủ, phạm hạnh hiển hiện.
6_luôn sông với chánh niệm, thành tựu chánh niệm; những điều đã học tập từ lâu, [423b] đã từng nghe từ lâu, nhớ luôn không quên.
7_tu hành trí tuệ, quán sát pháp hưng suy 13. Do có trí như vậy, bằng sự phân biệt tỏ tường và thấu suôt của trí tuệ bậc Thánh 14 mà chân chánh diệt tận khổ
_ Đức Phật dạy các Tỳ khưu hãy lắng nghe xem họ nói gì, hãy lắng nghe với tâm không phiền não hay không sân si........
Đại ý ở đây Đức Phật dạy hãy lắng nghe xem họ nói đúng hay sai! hãy lắng nghe với tâm không phiền não, không sân si, như vậy tâm mới đầy đủ sáng suốt biết được đúng hay sai
( Đại ý ở đây Đức Phật dạy phương cách làm tăng trưỡng 4vlt).
Nếu chúng ta hỏi ngược lại :
Pháp nào không thiết thực hiện tại ???
là pháp ấy luôn bị trói buộc bởi sanh, già, chết, sầu, bi, khổ, ưu,não. (tham,thủ)
không đến để mà thấy, có khả năng sa đọa, hạ liệt, bị người trí chê bai, không tự mình hổ thẹn thấy sai do vô minh che đậy.
Chúc quý đạo hữu thân tâm thường an tỉnh.
Kính,kn.