bát bất và tự tánh

Có những đoạn kinh luận đọc không hiểu, hiểu mà không thấu đáo, chẳng biết hỏi ai ? Mời đem vào đây để mọi người cùng nhau thảo luận học hỏi...

Điều hành viên: binh

hlich
Bài viết: 1217
Ngày: 09/12/08 14:16
Giới tính: Nam

Re: bát bất và tự tánh

Bài viết chưa xem gửi bởi hlich »

tangbong

tịch tịnh được dịch là perfect tranquility

ví dụ "lửa và củi" mình thích nó khi ví thức với lửa và củi với thân; khi thân có thì thức có, khi thân không có thì thức không có; thức câu hữu với thân và chẳng có cái thức độc lập với thân; thức chẳng đến chẳng đi là thế đó

bởi vậy khi lửa tắt nào có ai hỏi lửa đi về đâu

:)


Hình đại diện của người dùng
ThegianVothuong
Bài viết: 403
Ngày: 08/05/12 02:13
Giới tính: Nam
Đến từ: Vô minh

Re: bát bất và tự tánh

Bài viết chưa xem gửi bởi ThegianVothuong »

Hieule đã viết:Cách đây vài năm lúc mình gọi điện thoại hỏi thăm sức khỏe Thầy thì Thầy có nhắc với mình Thầy củng rất thích các bộ Nikaya và Agamas vì tuy đơn giản nhưng vô thượng thậm thâm kinhle kinhle kinhle
tangbong

Chào đh Hieule,

Mình chưa có dịp được nghe thầy Từ Thông giảng nhưng vì thấy câu nói của thầy hay quá nên post lên thôi. :D

http://www.oocities.org/haitrieuamtusac ... suygam.htm

Tuy nhiên đọc 1 vài lời giảng của thầy cũng đủ thấy thầy là người có kiến giải rất thâm sâu,và có tinh thần tư duy cởi mở(open-minded). Các thầy như thế bây giờ chắc không có nhiều đâu.

kinhle
Hieule đã viết: Mình đồng ý Thầy Từ Thông ở chổ học kinh Phát Triển nhất là hệ Hán Tạng phải biết sạn lọc vàng thau trừ hai bộ Agamas và Nikaya. Mình biết sẻ có nhiều Đạo Hửu cho mình sai nhưng đây chỉ là chia sẻ những gì mình biết qua kinh nghiệm vì nói gì củng không trúng là trúng :D :D :D :D
Kinh A-hàm và Nikaya ít nói về triết lí,nên dĩ nhiên là ngôn từ cũng gần gũi dễ nắm bắt hơn.Kinh Bắc tông thì nói nhiều về triết lí rất thâm sâu,chủ yếu là phá chấp,ngôn ngữ lại dịch lại từ tiếng Hán nên ko dễ nắm bắt,dễ hiểu sai.

Nhưng dù sao,"y nghĩa bất y ngữ" mà. :D

Đh nói đh là người có tư duy thực dụng phải không? :D Nếu đh là người Mĩ thì mình nghĩ đh cũng nên tìm hiểu các bài giảng của đức Dalai Lama,nhất là các bài giảng về Vô Ngã,tính Không.Ngài giảng với ngôn từ rất dễ hiểu và luôn liên hệ với những vẫn đề rất trọng yếu.


Trong bài giảng ở Harvard năm 1984(đã dc chép thành sách "Đức Đạt-lại Lạt-ma tại Harvard"),đức Dalai Lama đã trích dẫn lời dạy của Bồ tát Di-lặc trong "Đại thưa trang nghiêm kinh luận":
1.Đừng tin vào con người hãy tin vào giáo lý.

2.Về giáo lý,đừng tin vào ngôn từ,hãy tin vào ý nghĩa.

3.Về ý nghĩa,đừng tin vào ý nghĩa diễn dịch,hãy tin vào ý nghĩa xác định.

4.Về ý nghĩa xác định,đừng tin vào ý thức [tầm thường],hãy tin vào trí tuệ tối thượng.

(Dalai Lama)"Người ta phải phân tích các giáo lý nhờ vào bốn niềm tin,để xác định xem một giáo lý đặc biệt có thật rõ ràng về mặt ý nghĩa của nó hay không."
Mình là người sơ cơ bập bẹ mới tiếp cận với Phật pháp,nhưng sau 1 thời gian cũng hiểu được rằng có hiểu giáo lý thì mới có chánh tín nơi Phật pháp,khi hiểu đúng giáo lý rồi thì niềm tin cũng chắc thật hơn,vững vàng hơn rất nhiều.

Thật buồn là hiện nay nhiều Phật tử vì không hiểu đúng giáo lý nên hoặc là tin 1 cách mù quáng,hoặc chẳng biết đặt niềm tin vào đâu.

Thực sự ngài Dalai Lama cũng là 1 thầy rất open-minded,và đầy trí tuệ. kinhle


Om Amitabha Hrih
Om Mani Padme Hum
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.7 khách