bát bất và tự tánh

Có những đoạn kinh luận đọc không hiểu, hiểu mà không thấu đáo, chẳng biết hỏi ai ? Mời đem vào đây để mọi người cùng nhau thảo luận học hỏi...

Điều hành viên: binh

hlich
Bài viết: 1217
Ngày: 09/12/08 14:16
Giới tính: Nam

Re: bát bất và tự tánh

Bài viết chưa xem gửi bởi hlich »

tangbong

pháp này là gì?

:)


BATKHONG1985
Bài viết: 1620
Ngày: 03/07/11 06:10
Giới tính: Nam
Đến từ: CHỖ TẤT CẢ MỌI NGƯỜI ĐẾN

Re: bát bất và tự tánh

Bài viết chưa xem gửi bởi BATKHONG1985 »

hlich đã viết: pháp này là gì?
Là đây DH:
tất cả những gì chúng ta có thể nói đến đều gọi là pháp, từ pháp thế gian cho đến pháp siêu thế gian cho đến pháp siêu thế gian niết bàn (niết bàn được gọi là pháp vô vi chẳng hạn)


Tái sanh là do VÔ MINH=không rõ bản chất của sắc, thọ, tưởng, hành, thức
Sang - hèn, đẹp - xấu, khổ - vui, ... là do THÂN, KHẨU, Ý đã tạo
Khéo tạo hưởng niềm vui, có ác sẽ nhận ác, tất thảy do nơi mình
Người trí cầu triệt Vô Minh, thanh tịnh THÂN, KHẨU, Ý, được an lành giải thoát
hlich
Bài viết: 1217
Ngày: 09/12/08 14:16
Giới tính: Nam

Re: bát bất và tự tánh

Bài viết chưa xem gửi bởi hlich »

tangbong

vậy thì phi "câu nói đó" là "những câu nói khác"

:)


BATKHONG1985
Bài viết: 1620
Ngày: 03/07/11 06:10
Giới tính: Nam
Đến từ: CHỖ TẤT CẢ MỌI NGƯỜI ĐẾN

Re: bát bất và tự tánh

Bài viết chưa xem gửi bởi BATKHONG1985 »

hlich đã viết:tangbong

vậy thì phi "câu nói đó" là "những câu nói khác"

:)
:D

Không phải "phi" của câu nói đó mà là "phi" của từ "pháp" trong câu nói đó.


Tái sanh là do VÔ MINH=không rõ bản chất của sắc, thọ, tưởng, hành, thức
Sang - hèn, đẹp - xấu, khổ - vui, ... là do THÂN, KHẨU, Ý đã tạo
Khéo tạo hưởng niềm vui, có ác sẽ nhận ác, tất thảy do nơi mình
Người trí cầu triệt Vô Minh, thanh tịnh THÂN, KHẨU, Ý, được an lành giải thoát
hlich
Bài viết: 1217
Ngày: 09/12/08 14:16
Giới tính: Nam

Re: bát bất và tự tánh

Bài viết chưa xem gửi bởi hlich »

tangbong

những chữ pháp trong câu nói của mình thì mình đã định nghĩa (theo cái hiểu của mình) rồi

như mình đã nói mình hiểu phi pháp là những pháp không phải phật pháp (pháp thượng ưng xả hà huống phi pháp) tức là chữ pháp trong cụm từ phi pháp có nghĩa đặc thù là phật pháp và chữ phi dùng trong giới hạn của cụm từ này

riêng đ/h muốn dùng chữ phi như thế nào tùy ý vậy; hay là đ/h cho ý kiến về tánh không đi?

:)


BATKHONG1985
Bài viết: 1620
Ngày: 03/07/11 06:10
Giới tính: Nam
Đến từ: CHỖ TẤT CẢ MỌI NGƯỜI ĐẾN

Re: bát bất và tự tánh

Bài viết chưa xem gửi bởi BATKHONG1985 »

Ý kiến của BK về tánh không chỉ có vậy thôi ạ, cám ơn DH đã trao đổi. Chúc DH năm mới an lạc không khí xuân.


Tái sanh là do VÔ MINH=không rõ bản chất của sắc, thọ, tưởng, hành, thức
Sang - hèn, đẹp - xấu, khổ - vui, ... là do THÂN, KHẨU, Ý đã tạo
Khéo tạo hưởng niềm vui, có ác sẽ nhận ác, tất thảy do nơi mình
Người trí cầu triệt Vô Minh, thanh tịnh THÂN, KHẨU, Ý, được an lành giải thoát
Hình đại diện của người dùng
ThegianVothuong
Bài viết: 403
Ngày: 08/05/12 02:13
Giới tính: Nam
Đến từ: Vô minh

Re: bát bất và tự tánh

Bài viết chưa xem gửi bởi ThegianVothuong »

Chào đh hlich(không biết có phải đh là thành viên diễn đàn vozforums không nhỉ? :D )! tangbong tangbong
hlich đã viết: đ/h Luuuuuuuuuuuu à, khái niệm pháp có tự tính được khai triển sau thời kỳ khởi thủy cho nên nói bậc Thanh Văn giác ngộ pháp không có tự tính là hơi quá đà đó
Đức Phật đã khẳng định nhiều lần rằng "tất cả các pháp" đều vô ngã,ngay cả trong các kinh điển Nam tông.
Này các Tỷ-kheo, dầu các Như Lai có xuất hiện hay không xuất hiện, vẫn được an trú là pháp trú tánh của giới ấy, là pháp quyết định tánh, tức là: “Tất cả các pháp là vô ngã”. Về vấn đề này, Như Lai chánh giác tri, chánh giác ngộ. Sau khi chánh giác tri, chánh giác ngộ, Như Lai tuyên bố, thuyết giảng, tuyên thuyết, xác nhận, khai thị, phân biệt, hiển thị: “Tất cả các pháp là vô ngã”.

Kinh Tăng Chi Bộ - http://quangduc.com/kinhdien/tangchi/3tangchi14.html
Vậy nên sẽ vô lí nếu như nói rằng tất cả các vị Thanh Văn Văn chỉ giác ngộ được "nhân vô ngã",mà không giác ngộ được "pháp vô ngã".Chỉ có thể nói rằng 1 vị Thanh Văn "không nhất thiết" là giác ngộ được pháp vô ngã.

Ngài Tu-Bồ-đề là 1 trong những người thấu triệt nhất Tính Không - pháp vô ngã.Trong Kinh Tăng Nhất A-hàm,khi Phật từ trời Đao lợi trở về,tất cả các đệ tử đều ra đón,chỉ duy có ngài Tu-bô-đề vẫn tiếp tục ngồi vá áo.
Trong lúc đó, Tôn giả Tu-bồ-đề đang vá y tại một mé núi, trong núi Kỳ-xà-quật nơi thành La-duyệt. Tu-bồ-đề nghe Thế Tôn hôm nay về đến châu Diêm-phù-đề, thầm nghĩ, “Chúng bốn bộ không ai là không đến gặp. Nay ta cũng nên đến thăm hỏi, lễ bái Như Lai.” Tôn giả Tu Bồ Đề liền ngưng việc vá y. Rời chỗ ngồi đứng dậy, chân phải vừa chạm đất, tức thì ngài lại nghĩ: ‘Thân hình Như Lai đó, cái gì là làm Thế Tôn, là mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý chăng? Người mà ta đến gặp lại là đất, nước, lửa, gió chăng? Hết thảy các pháp đều rỗng không vắng lặng, không tạo, không tác, như những gì Thế Tôn đã nói kệ:

Nếu ai muốn lễ Phật
Và các bậc tối thắng,
Uẩn, xứ, giơi1301 các loại,
Đều phải quán vô thường.
Phật quá khứ xa xưa,
Cho đến Phật tương lai,
Cùng chư Phật hiện tại,
Tất cả đều vô thường.
Nếu ai muốn lễ Phật
Quá khứ và tương lai,
Hoặc ở trong hiện tại,
Phải quán nơi pháp Không.
Nếu ai muốn lễ Phật,
Quá khứ và tương lai,
Hoặc ở trong hiện tại,
Nên xét nơi Vô ngã.

“Trong đây không có ngã, không có mạng, không có con người, không có tạo tác, cũng không hình dung, có dạy, có truyền. Các pháp thảy đều không tịch. Cái gì là ngã? Cái ta là không chủ. Nay ta quy mạng tụ chơn pháp.” Rồi Tôn giả Tu-bồ-đề liền ngồi vá y trở lại.
Trong Kinh Hoa Nghiêm,phẩm Thập địa,đoạn nói về Bồ tát bực Bát địa:
Chư Phật tử ! Bồ tát này do sức bổn nguyện nên chư phật thế tôn đích thân hiện ra trước mặt ban cho Như Lai trí, khiến bực này được vào trong môn pháp lưu. Chư Phật bảo ! trí nhẫn này đệ nhứt thuận các Phật pháp. nhưng này thiện nam tử ! thập lực, tứ vô úy, thập bát bất cộng của chư phật, nay ông chưa được. Ông phải vì được thành tựu những Phật pháp ấy mà phát khởi tinh tấn, chớ có bỏ nơi môn trí nhẫn này.

Lại này thiện nam tử ! ông đầu được tịch diệt giải thoát, nhưng hàng phàm phu chưa chứng được, họ còn đủ các thứ phiền não, bị các thứ giác quán xâm hại nhau.ông phải thương những chúng sanh đó.

Lại này thiện nam tử ! ông phải nhớ lại bổn thệ nguyện làm lợi ích khắp tất cả chúng sanh đều làm cho họ được vào môn trí huệ bất tư nghì.

Lại này thiện nam tử ! những pháp,pháp tánh này, hoặc phật xuất thế hay không xuất thế, luôn thường trụ không khác. Chư Phật chẳng do được pháp này mà gọi là Như Lai. Tất cả hàng nhị thừa cũng có thể được pháp vô phân biệt này.

Lại này thiện nam tử ! ông xem Chư Phật chúng ta đây : thân tướng vô lượng trí huệ vô lượng, quang minh vô lượng, âm thanh thanh tịnh cũng vô lượng.Ông phải thành tựu những pháp này.
Để thành Phật thì cần đổ đầy ắp cả 2 bồ trí tuệ và phương tiện(công đức),không thể thiếu cái nào,vây nên người thấu triệt trí tuệ tánh không chưa chắc đã là Phật.

Thực ra ngài Long Thọ chỉ diễn dải và khai triển cụ thể khái niệm vô ngã,tính không vốn đã được đức Phật thuyết.Cần phải hiểu rằng bối cảnh lúc đó vài trăm năm sau khi Thế Tôn nhập diệt,Phật giáo phân chia làm các bộ phái,trong đó có nhiều bộ phái đưa ra quan điểm sai lạc về ngã (cụ thể là Độc Tử Bộ) gây ra tranh cãi dữ dội.Ngài Long Thọ xuất hiện chính là để dẹp bỏ tất cả những tà kiến này,trùng tuyên lại Phật pháp.


Om Amitabha Hrih
Om Mani Padme Hum
hlich
Bài viết: 1217
Ngày: 09/12/08 14:16
Giới tính: Nam

Re: bát bất và tự tánh

Bài viết chưa xem gửi bởi hlich »

tangbong

chào đ/h ThegianVothuong, mình không biết vozforums ạ :D

ngã và tự tính là hai việc khác nhau; pháp vô ngã là sắc vô ngã, thọ vô ngã, ... thức vô ngã

cá tính (tính riêng) của thức là "biết"

các tranh luận về sau này là cái cá tính "biết" của thức có tự tính hay không mặc dù thức vô ngã

sở dĩ có các tranh luận như vậy là vì tuy thức vô ngã vô thường nhưng cá tính "biết" của nó thì không thay đổi

một tỉ dụ khác, tính vô thường không thay đổi phải không ạ? thế thì tính vô thường có tự tính hay không, đó là vấn đề được tranh luận sau thời kỳ khởi thủy

:)


Hieule
Điều Hành Viên
Bài viết: 767
Ngày: 21/02/09 20:06
Giới tính: Nam
Đến từ: California

Re: bát bất và tự tánh

Bài viết chưa xem gửi bởi Hieule »

Chào Đạo Hửu Hlich tangbong

Đạo hửu vẩn khỏe chứ. Mình bắt đầu đọc Thắng Pháp nếu có chổ nào không hiểu mong đạo hửu chỉ giúp mình nhé kinhle

Mình có câu hỏi với đạo hửu Hlich về Như Lai Thiền hay còn gọi Thiền Minh Sát (Vipassana). Trong lúc hành thiền, hơi thở là phương tiện giúp định mà thôi. Sau đó mới dùng bốn nguyên tắc sau này "1 Nóng/lạnh 2 Cứng/mềm 3 Sự chuyển động (motion) 4 Lực hút" để người hành thiền quán chiếu tam pháp ấn, khổ, vô thường, vô ngã. Noí một cách khác, hơi thở chỉ là phương tiện, quán chiếu tam pháp ấn mới là cứu kính. Không biết mình hiếu như vậy có sai không?

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật kinhle
Nam Mô A Di Đà Phật kinhle
Namo Tassa Bhavagato Arahato Samma Sambuddhasa kinhle


Sabbe sankhara anicca
Sabbe sankhara dukkha
Sabbe dhamma anatta.
Hình đại diện của người dùng
Luuuuuuuuuuuu
Bài viết: 385
Ngày: 01/03/09 20:21
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

Re: bát bất và tự tánh

Bài viết chưa xem gửi bởi Luuuuuuuuuuuu »

Nhân không và pháp không

Trích Đại Trí Độ Luận - Giải Thích Tướng Bát Nhã.
Không môn là Sanh không, Pháp không; như trong kinh Tần-bà-ta-la Vương Nghinh Phật nói: Phật bảo Ðại vương: “Khi sắc sanh chỉ là ”không” sanh, khi sắc diệt chỉ là “không” diệt, khi các hành sanh chỉ là “không” sanh. Khi diệt chỉ là “không” diệt, trong ấy không có tự ngã, không người, không thần ngã, không có người từ đời này đến đời sau, trừ nhân duyên hòa hợp danh tự là chúng sanh; kẻ phàm phu ngu si chạy theo danh để cầu thật”. Trong các kinh như vậy, Phật nói về sanh không.

Pháp không là, như Phật nói ở trong kinh Ðại Không: Mười hai nhân duyên từ vô minh cho đến già chết, nếu có người nói đó là già chết , hoặc nói ai già chết? đều là tà kiến. Sanh, hữu, thủ, thọ, ái, xúc, lục nhập, danh sắc, thức, hành, vô minh cũng như vậy. Hoặc có người nói thân tức là thần ngã, hoặc nói thân khác thần ngã; hai lời đó tuy khác nhau, song đồng là tà kiến. Phật nói: Thân tức là thần ngã, tà kiến như vậy, chẳng phải đệ tử Ta. Hoặc nói thân khác thần ngã, cũng là tà kiến, chẳng phải đệ tử Ta. Trong kinh ấy Phật nói về pháp không. Nếu nói: “ai già chết”, nên biết đó là lời hư vọng, ấy gọi là sanh không. Nếu nói: “ấy là già chết”, nên biết đó là lời hư vọng, ấy gọi là pháp không. Cho đến vô minh cũng như vậy.

Lại nữa, Phật nói về sáu mươi hai kiến trong kinh Phạm Võng: Nếu có người nói “thần ngã thường, thế gian cũng thường”, ấy là tà kiến. Nếu nói: “thần ngã vô thường, thế gian vô thường” ấy cũng là tà kiến. Nếu nói: “thần ngã và thế gian cũng thường cũng vô thường, thần ngã và thế gian chẳng phải thường và chẳng phải vô thường” đều là tà kiến. Do vậy, biết các pháp đều là không, ấy mới là thật.


Tánh tất cả pháp không có ngã
Dường như tiếng vang trong hang núi
Đều từ các duyên hoà hiệp sanh
Tất cả chúng sanh bổn vô tánh
Không có tác giả không thọ giả


Kinh Pháp Hội Vô Tận Ý Bồ Tát
Hình đại diện của người dùng
Luuuuuuuuuuuu
Bài viết: 385
Ngày: 01/03/09 20:21
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

Re: bát bất và tự tánh

Bài viết chưa xem gửi bởi Luuuuuuuuuuuu »

Vô thường là không thật, nếu vô thường là thật thì dễ bị rơi vào tâm nghĩ không có tội báo, nhân quả. Nếu nói không có vô thường, thì cũng dễ bị tà kiến, vì nếu nói không có vô thường thì rơi vào đoạn kiến.

Sở dĩ Phật nói vô thường, thường, ngã, vô ngã là do đối trị với tâm chúng sinh.

Nếu nói sắc uẩn có đặc tính nhưng điều này có được là hoàn toàn nhờ vào xúc, căn, thọ nên nói cái tên "sắc uẩn". Cái đặc tính này có hoàn toàn do nhân duyên hòa hợp. Xét truy cùng nó không có một cái đặc tính, hoàn toàn chỉ là tên gọi, nhân duyên.

Nên Quán chiếu duyên khởi kỹ càng sẽ thấy rõ thực tướng vô tướng, không một tự tính hay đặc tính nào.

Nam Mô Phật!


Tánh tất cả pháp không có ngã
Dường như tiếng vang trong hang núi
Đều từ các duyên hoà hiệp sanh
Tất cả chúng sanh bổn vô tánh
Không có tác giả không thọ giả


Kinh Pháp Hội Vô Tận Ý Bồ Tát
Hình đại diện của người dùng
ThegianVothuong
Bài viết: 403
Ngày: 08/05/12 02:13
Giới tính: Nam
Đến từ: Vô minh

Re: bát bất và tự tánh

Bài viết chưa xem gửi bởi ThegianVothuong »

tangbong

Chào đh Lu,

"Tánh" cũng chỉ là 1 pháp.

Tất cả các pháp đều vô ngã,không tồn tại trên cơ sở tự tính,dù cho nó thường hay là vô thường,hữu vi hay vô vi.Quả thực không 1 pháp nào tự nó có thể đứng 1 mình được mà không bị phụ thuộc.

Pháp(dharma) là mọi sự vật hiện tượng,tánh chất,khái niệm.... http://www.quangduc.com/triet/132vandetriethoc06.html

Lấy 1 ví dụ là "Hư Không" là 1 pháp vô vi thường hằng,theo quan niệm của 1 số bộ phái Phật giáo thời kì đầu.Cứ cho rằng Hư Không là 1 pháp thường hằng,không thể phân chia,tuy nhiên nó vẫn phụ thuộc vào sự đinh danh "Hư Không",và cái tâm thức mà chúng ta nghĩ đến nó,cái "ngã" mà tâm ta mặc nhiên gán cho nó.
(1)Một ý nghĩa khác của duyên khởi là sự tồn tại của các sự vật trong mối liên hệ[tương quan] lẫn nhau.Ví dụ như khi ta nói về một bộ phận của toàn bộ thân thể ,ta gọi nó là một bộ phận của tổng thể.Tương tự,một tổng thể chỉ là tổng thể trong mối liên hệ với các bộ phận của nó.Từ quan điểm này,bộ phận và tổng thể là tương quan và phụ thuộc lẫn nhau.Cũng vậy,các tính chất như dài và ngắn có ý nghĩa tương quan bởi vì chúng ta dùng những từ ngữ này để mô tả các đối tượng trong mối quan hệ với những đối tượng khác.(2)

Ở một cấp độ khác,các pháp cũng được gọi là duyên khởi bởi vì chúng khởi sinh phụ thuộc vào cơ sở của sự định danh và chúng phụ thuộc vào tâm thức định danh chúng.(3)

Ý nghĩa (1) của duyên khởi chỉ áp dụng với các pháp hữu vi,trong khi hai ý nghĩa (2) và (3) áp dụng với tất cẩ các pháp,pháp vô thường hữu vi cũng như pháp thường hằng vô vi.

Trích từ bài giảng Ba Điểm Tinh Yếu Trên Đường Tu Tập - Đức Dalai Lama chú giải bài kệ của ngài Tsongkhapa


Om Amitabha Hrih
Om Mani Padme Hum
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.5 khách