Tìm Hiểu & Học Tập Kinh Pháp Cú

Cùng nhau học hỏi những bài giáo lý căn bản và kiến thức Phật học phổ thông.
Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Tìm Hiểu & Học Tập Kinh Pháp Cú

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

XXVI. PHẨM BÀ LA MÔN

264. TÍCH CHUYỆN VỊ BÀ LA MÔN TÂNG BỐC CÁC VỊ TỲ KHEO A LA HÁN
Vào một thời kia, đức Phật ngụ tại chùa Kỳ Viên, nước Xá Vệ, trong một kỳ giảng pháp, có đề cập đến một vị Bà la môn vì quá trọng vọng tỳ kheo, nên gọi tâng họ là bực A la hán.

Thuở ấy, ở nước Xá Vệ, có một người Bà la môn, được nghe đức Phật thuyết pháp, rất ngưỡng mộ giáo lý của đức Phật, nên thường thỉnh các vị tỳ kheo đến nhà để cúng dường. Khi các vị tỳ kheo đến khất thực, vị Bà la môn ấy cung kính gọi họ là các bực A la hán. Vì chưa chứng đắc được Thánh quả, nên các vị tỳ kheo cảm thấy bối rối, và sau cùng quyết định chẳng đến nhà vị Bà la môn ấy nữa. Vị Bà la môn rất thất vọng, chẳng hiểu vì lẽ gì mà chư Tăng chẳng đến nhà mình nữa, mới đến thưa trình cùng đức Phật.

Đức Phật cho gọi các vị tỳ kheo đã đến nhà người Bà la môn ra hỏi. Nghe họ trình bày sự thật, đức Phật hỏi: "Nầy các vị Tỳ kheo, trong số các vị có ai đã chứng được Thánh quả?" Chẳng ai trả lời có, đức Phật hỏi tiếp: "Khi nghe gọi mình là bực A la hán, trong tâm quí vị có khởi lên sự tự cao không?" Các vị tỳ kheo thưa, chẳng có. Đức Phật liền dạy: "Chẳng sanh tự cao khi được gọi tâng như thế là chẳng hề vi phạm giới luật. Sự thật là vì quá trọng vọng người tu hành, nên vị Bà la môn nầy mới gọi quí vị là bực A la hán. Các vị nên nỗ lực dẹp bỏ cho sạch lòng ham muốn được đề cao đi, và cố gắng tu tập, rồi sẽ chứng được quả vị A la hán".

Rồi đức Phật nói lên bài Kệ sau đây:
  • Nầy Bà la môn,
    Hãy tinh tấn đoạn dòng áí dục,
    Thú vui vật chất nên lìa bỏ,
    Các hành hoại diệt đà thấu rõ,
    Hãy làm người chứng đắc vô vi.
    (Kệ số 383)
TÌM HIỂU:

A. NGHĨA CHỮ:
- Bà la môn: Giai cấp tu sĩ ở Ấn Độ xưa. Xin lưu ý, nơi Phẩm Bà La Môn nầy, chữ Bà la môn trong các bài Kệ lại có nghĩa là A la hán.

- Tâng: Nói nâng cao lên. Vị Bà la môn gọi các tỳ kheo chưa chứng đắc là các bực A la hán, gọi tâng họ lên hàng Thánh.

- Trọng vọng: Tỏ lòng quá kính mến.

- A la hán: Quả vị thứ tư, cao nhứt, vào hàng Thánh. Bực A la hán (Arahant) dẹp xong phiền não, lìa mọi tham muốn, chứng được vô sanh, nghĩa là chẳng còn bị tái sanh trong vòng Luân hồi nữa.

- Tự cao: Tự xem mình là hơn, còn gọi là ngã mạn. Tỳ kheo chưa chứng đắc, tự nhận mình đã chứng đắc, phạm tội tăng thượng mạn.

- Đoạn dòng ái dục: Đoạn là cắt bỏ đi, cắt đứt đoạn; Dòng ái dục là những sự say đắm, mê luyến, khởi từ các giác quan, như mắt muốn nhìn sắc đẹp, lưỡi muốn nếm vị ngon ngọt, tay muốn sờ vật láng v.v...

- Các hành: Hiểu cho gọn, các hành ở đây trỏ thân tâm năm uẩn.

- Vô vi: Vô = chẳng; Vi = làm. Sự vật ở thế gian chia ra hai loại:
  • (1) Hữu vi, do tạo tác mà có, bị thay đổi, rồi hoại diệt, như thân tâm, như ngôi nhà, tức là những gì bị điều kiện hoá;
    (2) Vô vi, chẳng do tạo nên mới có, chẳng biến đổi, như hư không, chơn lý, tức là chẳng bị điều kiện hoá. Ở đây, chữ vô vi trỏ vào cảnh Niết Bàn vắng lặng.
B. NGHĨA Ý:
(1) Ý nghĩa của Tích chuyện:

Tích chuyện thuật lại việc các vị tỳ kheo được tâng bốc, tỏ ra bối rối. Đức Phật dạy, khi được đề cao mà chẳng sanh lòng ngã mạn thì chẳng vi phạm giới luật.

Ý nghĩa Tích chuyện khuyên ta chớ nên sanh kiêu căng khi được ai nói... nịnh!

(2) Ý nghĩa của bài Kệ số 383:
  • a. Hai câu đầu: đoạn dòng ái dục tức là lìa bỏ mọi thú vui vật chất.

    b. Các hành hoại-diệt đà thấu rõ: đã hiểu thấu thân tâm năm uẩn nầy, hiện có đây, rồi sẽ bị tan rã, đừng quá chấp chặt vào thân.

    c. Câu chót: khuyên nên cố gắng tu hành để chứng được cảnh vô vi, tức là chứng được cảnh an vui, vắng lặng của Niết Bàn.
265. TÍCH CHUYỆN VỀ HAI PHÁP: CHỈ VÀ QUÁN
Vào một thời kia, đức Phật ngụ tại chùa Kỳ Viên, nước Xá Vệ, trong một kỳ giảng pháp, có đề cập đến việc ba mươi tỳ kheo nhờ nghe hai pháp mà chứng được quả Thánh.

Thuở ấy, có một nhóm ba mươi vị tỳ kheo từ xa đến đảnh lễ đức Phật. Duyên may, Tôn giả Xá Lợi Phất cũng có mặt tại đó, quán thấy đã đến lúc cho ba mươi vị tỳ kheo chứng đắc được quả vị Thánh, A la hán. Tôn giả liền bạch Phật: "Bạch Thế Tôn, thế nào là hai pháp?" Đức Phật đáp: "Nầy Xá Lợi Phất, hai pháp đó là Chỉ và Quán".

Rồi đức Phật mới nói lên bài Kệ sau đây, nhờ đó mà các vị tỳ kheo chứng được quả vị A la hán:
  • Khi an trú hai pháp: Chỉ, Quán,
    Bà la môn đạt tới bỉ ngạn.
    Đối với "người thông suốt" nầy,
    Mọi kết sử đều đoạn tận.
    (Kệ số 384)
TÌM HIỂU:

A. NGHĨA CHỮ:
- Quả Thánh: Quả = kết quả việc tu tập thành công; Thánh = bực đã dứt được sanh tử trong Luân hồi. Có bốn quả vị:
  • (1) Tu đà huờn, còn sanh lại bảy lần;
    (2)Tư đà hàm, còn sanh lại một lần;
    (3) A na hàm, chỉ sanh lên cõi Trời, chẳng trở lại cõi trần; ba quả vị nầy thuộc bực Hiền, còn bị tái sanh;
    (4) A la hán, chứng vô sanh, dứt cảnh tái sanh, được gọi là bực Thánh. Trái với Thánh hiền là phàm phu, chưa tu.
- Tôn giả Xá Lợi Phất: tên tiếng Pali là Sāriputta, vị đại đệ tử của đức Phật Thích Ca, nổi tiếng là thông minh đệ nhứt.

- Chỉ, Quán: Chỉ = ngưng lại; Quán = xem xét kỹ lưỡng, suy nghĩ sâu xa. Đây là hai pháp tu về Thiền định. Theo giáo lý Bắc tông, Thiền quán phân ra làm sáu phép tu, gọi là Lục diệu pháp môn:
  • (1) Sổ tức, đếm hơi thở,
    (2) Tùy tức, theo dõi hơi thở;
    (3) Chỉ, ngưng tất cả ý nghĩ, tư tưởng lại;
    (4) Quán, dùng tâm quán xét tâm, suy nghĩ sâu xa;
    (5) Hoàn, quay trở lại;
    (6) Tịnh, làm cho tâm trở nên trong sạch và yên tĩnh.
Ngồi Thiền là lần lượt thực hành sáu phép tu đó.

- Bỉ ngạn: Bỉ = kia; Ngạn = bờ. Bỉ ngạn là bờ bên kia, tức là bờ giác ngộ. Đáo bỉ ngạn là đến bờ giác ngộ bên kia; bờ bên nầy là bờ mê lầm.

- Người thông suốt: Người hiểu rõ mọi việc, tức là đã đạt được Trí huệ Bát nhã Ba la mật, cái Trí đưa ta đến bờ giác.

- Kết sử: Kết = ràng buộc; Sử = sai khiến. Có mười Kết sử ràng buộc tâm trí ta, xúi dục làm quấy, xin kể mấy kết sử chánh: tham, sân, si, mạn, nghi, khát ái v.v... Dẹp xong các kết sử, chứng A la hán.

- Đoạn tận: Đoạn = cắt đứt; Tận = dứt hết xong.
B. NGHĨA Ý:
(1) Ý nghĩa của Tích chuyện:

Tích chuyện thuật lại việc ba mươi tỳ kheo nghe được hai pháp Chỉ và Quán trong phép tu Thiền định mà chứng được quả A la hán. Chẳng phải chỉ đến nghe mà đắc quả ngay, vì còn phải tu tập nữa, tuy Tích chuyện chỉ kể ra vắn tắt như thế.

Ý nghĩa của Tích chuyện là nêu lên hai điểm quan trọng trong khi ngồi Thiền:
  • a Dừng lại tất cả ý tưởng,
    b. Quán sát thâm sâu tâm mình, theo dõi mọi biến chuyển bên trong, để chấm dứt vọng tưởng.
(2) Ý nghĩa của Bài Kệ số 384:

Bài Kệ nêu rõ công năng của hai pháp Chỉ và Quán, là dẹp tan mọi kết sử, chứng đắc Trí huệ Bát nhã, và được giác ngộ và giải thoát.

Xin phân tách từng câu:
  • a. Khi an trú (trong)hai pháp:Chỉ, Quán: khi đã tu tập thật thuần thục cả hai pháp Chỉ (= ngưng được tất cả tư tưởng) và Quán (= theo dõi thật sát mọi biến chuyển trong tâm, suy nghĩ sâu xa), thì...

    b. Bà la môn đạt tới bỉ ngạn: chữ Bà la môn, ở đây, có nghĩa là bực A la hán, bực ấy đã đến bờ giác bên kia, tức là đã hoàn toàn giác ngộ và giải thoát (nhờ an trú trong hai pháp Chỉ và Quán).

    c. Đối với "người thông suốt" nầy, Mọi kết sử đều đoạn tận: Người thôn suốt, ở đây, là người đã đạt được Trí huệ Bát nhã Ba la mật, cái trí đưa ta đến bờ giác ngộ và giải thoát, người ấy chẳng còn bị các kết sử ràng buộc được nữa. Đó là nhờ công năng của hai pháp tu Chỉ và Quán, khiến tâm trở nên hoàn toàn thanh tịnh.
Hình ảnh


Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Tìm Hiểu & Học Tập Kinh Pháp Cú

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

266. TÍCH CHUYỆN MA VƯƠNG THƯA HỎI PHẬT
Vào một thời kia, đức Phật ngụ tại chùa Kỳ viên, nước Xá vệ, trong một kỳ giảng pháp, có đề cập đến Ma vương tới hỏi Phật.

Có một hôm, Ma vương hoá hình thành một người thường, đến thưa hỏi Đức Phật: "Bạch Thế tôn, Ngài thường nói đến bỉ ngạn, chẳng hay nghĩa đó ra làm sao?" Đức Phật quán thấy Ma vương giả dạng, mới đáp: "Nầy Ma vương, ông đừng hòng qua mặt được Như Lai. Đối với ông, thử ngạn hay bỉ ngạn nào có quan hệ chút gì đâu! Bỉ ngạn là bờ bên kia, chỉ có bực A la hán đã tận diệt mọi phiền não, hoàn toàn giải thoát, mới đạt tới bờ giác ngộ bên kia".

Rồi đức Phật nói lên bài Kệ sau đây:
  • Người chẳng chấp bờ nầy, bờ nọ,
    Cả hai bờ chẳng chấp có, không.
    Thoát ly phiền não, hết trói buộc,
    Như Lai gọi là Bà la môn.
    (Kệ số 385)
TÌM HIỂU:

A. NGHĨA CHỮ:
- Ma vương = Vua Ma trên cõi Trời, thường đi cám dỗ làm quấy.

- Như Lai: Như = như thế; Lai = đến; Đức Phật tự xưng là Như Lai khi nói với kẻ khác. Pali là Tathāgata. Các đệ tử gọi Phật là Thế tôn.

- Chấp: Ôm chặt trong ý nghĩ, chẳng chịu buông bỏ.

- Bà la môn: Brahmana, ở đây, nghĩa là bực chứng quả A la hán.
B. NGHĨA Ý:
(1) Ý nghĩa của Tích chuyện:

Tích chuyện rất giản dị: Ma vương giả dạng đến hỏi Đức Phật nghĩa chữ bỉ ngạn. Đức Phật đáp, bực A la hán đã dứt hết phiền não, mới đáo bỉ ngạn, tức là đến bờ giác ngộ bên kia.

(2) Ý nghĩa của bài Kệ số 385:

Bài Kệ cũng rất giản dị, đặt nặng ở chữ chấp. Chấp là cứ ôm khư khư trong lòng, chẳng chịu buông bỏ để khỏi bị ràng buộc. Bực A la hán (bài Kệ gọi là Bà la môn) chẳng chấp bờ nầy, bờ nọ; ...chẳng chấp có, không; ...thoát ly phiền não, hết trói buộc, là bực đã đến bỉ ngạn.
267. TÍCH CHUYỆN MỘT VỊ BÀ LA MÔN HỎI PHẬT
Vào một thời kia, đức Phật ngụ tại chùa Kỳ Viên, nước Xá Vệ, trong một kỳ giảng pháp, có đề cập đến một vị Bà la môn đến thưa hỏi đức Phật, thế nào là Bà la môn.

Thuở ấy có một người Bà la môn nghĩ rằng: "Phật Cồ Đàm gọi các đệ tử là Bà la môn; ta đây thuộc giai cấp Bà la môn, vậy ta phải được gọi là Bà la môn như họ". Nghĩ xong, người ấy đến chùa, thưa hỏi đức Phật về vấn đề đó. Đức Phật đáp: "Ta chẳng gọi là Bà la môn những người sanh trong giai cấp nầy. Ta chỉ gọi là Bà la môn những ai đã chứng được quả vị A la hán".

Rồi đức Phật nói lên bài Kệ sau đây, nhờ đó vị Bà la môn chứng được sơ quả Tu đà huờn:
  • Người hành Thiền, ẩn cư, vô nhiễm,
    Thoát ly lậu hoặc, nhiệm vụ xong,
    Thành đạt được mục đích tối tôn,
    Như Lai gọi là Bà la môn.
    (Kệ số 386)
TÌM HIỂU:

A. NGHĨA CHỮ:
- Cồ Đàm: Gotama, họ của đức Phật Thích Ca.

- Sơ quả: Quả vị đầu tiên, tức là quả Tu Đà Hườn (Sotāpatti). Còn gọi là Nhập Lưu, được vào dòng nước Thánh; hay Thất Lai, chỉ còn tái sanh lại bảy lần nữa ở cõi người, rồi sẽ chứng quả Thánh.

- A la hán: Arahant, quả vị thứ tư, cao nhứt, dứt sạch phiền não, chứng đắc Niết Bàn (chẳng còn tái sanh trong cõi Luân hồi nữa).

- Ẩn cư: Ở ẩn, dấu mình ở nơi vắng người.

- Vô nhiễm: Chẳng bị nhuốm dơ, tức dẹp phiền não, trừ lậu hoặc.

- Lậu hoặc: Lậu = rỉ chảy ra; Hoặc = chỗ dơ xấu, các lỗi lầm. Lậu hoặc là những phiền não như tham, sân, si khởi lên trong tâm, lộ ra bằng cử chỉ hay lời nói chẳng lành, chẳng sạch.

- Tối tôn: Tối = hết sức, Tôn = đáng kính. Mục đích tối tôn là mục đích cao cả nhứt, tức là chứng đắc Niết bàn, hết bị tái sanh nữa.
B. NGHĨA Ý:
(1) Ý nghĩa của Tích chuyện:

Tích chuyện rất đơn sơ, một người sanh trong giai cấp Bà la môn đến hỏi đức Phật, có được gọi là Bà la môn như các đệ tử Phật hay không? Đức Phật đáp, Bà la môn, ở đây, có nghĩa là bực A la hán.

(2) Ý nghĩa của bài Kệ số 386:

Bài Kệ định nghĩa thế nào là bực A la hán, được Phật gọi là Bà la môn: hành Thiền, ẩn cư, vô nhiễm, hết lậu hoặc, xong nhiệm vụ, chứng được Niết bàn là mục đích cao thượng, đáng tôn quí nhứt.

Xin phân tách từng điểm:
  • a. Người hành Thiền: tu tập Thiền tức là tu Tâm, làm sao cho tâm được hoàn toàn thanh tịnh, để trí huệ phát sáng. Người hành Thiền quán sát mọi biến chuyển trong tâm, chận được các vọng tưởng, khiến tâm trở nên vắng lặng, an nhiên, do đó vui trong tự tại.

    b. Ẩn cư: biết sống một mình, nghĩa là vứt bỏ các thú vui vật chất thấp hèn trong xã hội, gạt bỏ các phiền não để giữ tâm được vắng vẻ; chớ chẳng phải chỉ tìm nơi rừng sâu, non cao mà ẩn thân.

    c. Vô nhiễm: chẳng bị nhuốm dơ, tức là thân tâm thanh tịnh, giới đức vẹn toàn, do đó, các sự cám dỗ của các dục lạc, các tội lỗi chẳng thể nào làm lung lay được ý chí quyết theo con đường lành.

    d. Thoát ly lậu hoặc: chẳng còn bị các lậu hoặc, tức là các phiền não như tham, sân, si, mạn, nghi, tà kiến theo khuấy rối nữa. Nói cách khác, đã dẹp xong hết mười kết sử, hết bị sai khiến, được thoát ly, nên hoàn toàn tự do, tự tại.

    e. Nhiệm vu xong: Nhiệm vụ nào? Làm xong nhiệm vụ thanh lọc thân tâm, khiến việc tu tâm cho thanh tịnh đã hoàn tất.

    f. Đạt mục đích tối tôn: Thường, ta ăn chay, đi chùa, lạy Phật, tụng kinh là để cầu phước, được may mắn, sung sướng cả đời. Đó là mục đích tốt, nhưng còn thấp, so với mục đích tối tôn, cao hơn, là thoát Khổ vĩnh viễn, khi chứng được vô sanh, (nghĩa là chẳng phải tái sanh mãi trong cõi Luân hồi lận đận), được vào cảnh giới an vui, thường hằng, tự tại của Niết bàn, đó mới là mục đích cao quí nhứt.
Hình ảnh


Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Tìm Hiểu & Học Tập Kinh Pháp Cú

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

268. TÍCH CHUYỆN TÔN GIẢ A NAN NHÌN HÀO QUANG PHẬT
Vào một thời kia, đức Phật ngụ tại tu viện Đông Viên, nước Xá Vệ, trong một kỳ giảng pháp, có đề cập đến việc Tôn giả A Nan khen ngợi hào quang tỏa ra từ đức Phật.

Hôm ấy vào ngày rằm tháng Bảy, bầu trời trong xanh chẳng gợn chút mây. Tôn giả A Nan đứng nhìn mặt trời sắp lặn, tia nắng hồng chiếu cả phương Tây. Sau rặng cây, nơi phương Đông, trăng rằm rạng rỡ đang toả ánh sáng vàng dịu mát qua khe lá. Vừa lúc ấy, vua Ba Tư Nặc, xứ Câu Tát La, trong y phục lộng lẫy nạm vàng và kim cương chói lọi, bước vào. Đưa vua vào trong, Tôn giả A Nan nhìn thấy Trưởng lão Ca Lưu Đà Di đang ngồi thiền, trong cơn đại định, gương mặt rạng rỡ cả góc phòng. Bấy giờ đức Phật đang ngồi trên bồ đoàn, thân tướng trang nghiêm, ánh hào quang tỏa ra vô cùng rực rỡ. Tôn giả A Nan buột miệng, thưa: "Bạch Thế Tôn, ánh tà dương, vầng trăng rằm, trang phục hoàng gia lộng lẫy, gương mặt rạng rỡ trong thiền định, chẳng rực rỡ bằng ánh hào quang tỏa ra từ thân tướng của Thế Tôn". Đức Phật đáp lời bằng bài Kệ sau đây:
  • Ban ngày mặt trời chiếu sáng,
    Ban đêm ánh trăng tỏ rạng.
    Khí giới chói loà Sát đế lỵ,
    Đắc thiền định sáng nơi Phạm chí.
    Chỉ riêng đức Phật chiếu hào quang
    Rạng rỡ đêm ngày khắp thế gian.
    (Kệ số 387)
TÌM HIỂU:

A. NGHĨA CHỮ:
- A Nan: Tên vị thị giả (= hầu bên cạnh) của đức Phật Thích Ca, tiếng Pali là Ānanda.

- Hào quang: Ánh sáng toả ra từ bực tu hành cao, nhờ định lực.

- Ba Tư Nặc, Câu tát la: Tên vua Pasenadi, xứ Kosala.

- Ca Lưu Đà Di: Đại đệ tử của Phật Thích Ca, tên Pali: Kāludāyi.

- Đại định: Tâm trạng lắng yên, thâm sâu của thiền giả.

- Bồ đoàn: Nệm lót bên dưới để ngồi Thiền.

- Thân tướng: Hình dáng của thân thể.

- Tà dương: Mặt trời xế chiều sắp lặn.

- Trang phục hoàng gia: Y phục của nhà vua.

- Sát đế lỵ: Phiên âm chữ Khattiya, giai cấp vua chúa ở Ấn Độ.

- Phạm chí: Đồng một nghĩa với chữ Bà la môn, Brahmana.
B. NGHĨA Ý:
(1) Ý nghĩa của Tích chuyện:

Tích chuyện rất giản dị: Tôn giả A Nan khen ngợi hào quang tỏa từ thân tướng của đức Phật. Hào quang đó rực rỡ hơn cả y phục của vua, hơn cả gương mắt rạng rỡ của người ngồi Thiền nhập định, hơn cả ánh sáng mặt trời và mặt trăng.

Ý nghĩa của Tích chuyện là đức hạnh từ bi của đức Phật chói sáng ngày đêm khắp cả thế gian.

(2) Ý nghĩa của bài Kệ số 387:

Bài Kệ cho rằng hào quang của đức Phật hơn cả mọi ánh sáng, vì chiếu cả ngày đêm, khắp thế gian. Hào quang ấy tượng trưng cho đức hạnh cao quí của dức Phật, chẳng chi sánh bằng.
269. TÍCH CHUYỆN MỘT VỊ BÀ LA MÔN ẨN SĨ
Vào một thời kia, đức Phật ngụ tại chùa Kỳ Viên, nước Xá Vệ, trong một kỳ giảng pháp, có đề cập đến một vị Bà la môn ẩn cư tu khổ hạnh.

Thuở ấy, có một vị Bà la môn ở Xá Vệ, sống cuộc đời ẩn dật, tu theo lối khổ hạnh. Một hôm, ông ta nghĩ, đức Phật gọi các đệ tử của Ngài là bực xuất gia; ta sống ẩn cư, tu khổ hạnh, thì cũng đáng gọi là người xuất gia. Ông ta đến gặp Phật và nói lên ý nghĩ ấy. Đức Phật đáp: "Nầy ẩn sĩ, chẳng phải chỉ sống độc cư mà đủ để được gọi là bực xuất gia. Hãy nghe bài Kệ nầy kể rõ những đức tánh của người xuất gia".

Rồi đức Phật mới nói lên bài Kệ sau đây, nhờ đó mà vị Bà la môn chứng được quả vị thứ nhứt là Tu đà huờn:
  • Lìa ác nghiệp là Bà la môn.
    Sống trong an tịnh là Sa môn.
    Tự mình dứt bỏ mọi ô nhiễm
    Nên được gọi là bực xuất gia.
    (Kệ số 388)
TÌM HIỂU:

A. NGHĨA CHỮ:
- Ẩn sĩ: Người sống nơi xa vắng, ít tiếp xúc với kẻ khác.

- Khổ hạnh: Lối tu ép xác, sống quá kham khổ.

- Xuất gia: Xuất = ra khỏi; Gia = nhà. Người xuất gia là kẻ bỏ đời sống thế tục, rời gia đình, đi tu. Ở đây, xuất gia = ra khỏi nơi ô uế.

- Ác nghiệp: Nghiệp ác gồm có:
  • (1) Thân làm ác;
    (2) Miệng nói ác;
    (3) Ý nghĩ ác.
- Sa môn: Tu sĩ Phật giáo; tiếng Pali: Samanera, có ba nghĩa:
  • (1) Cần giả, siêng làm điều thiện;
    (2) Tức giả, ngưng làm điều ác;
    (3) Bần giả, cam chịu nghèo khó để tu hành.
- Ô nhiễm: Dính dơ; ở đây, bị các phiền não, tội lỗi nhuốm dơ.
B. NGHĨA Ý:
(1) Ý nghĩa của Tích chuyện:

Tích chuyện rất giản dị: một vị Bà la môn ẩn cư tu khổ hạnh, tự cho mình là bực xuất gia như các tỳ kheo. Đức Phật đọc bài Kệ nói rõ thế nào mới xứng danh là bực xuất gia.

(2) Ý nghĩa bài Kệ số 388:

Bài Kệ nêu ra:
  • a. Bỏ ác nghiệp, thân, miệng, ý đều lành;
    b. Sống an tịnh, trong sạch và vắng vẻ;
    c. Lìa xa các cấu nhiễm (= tội lỗi, phiền não nhuốm dơ tâm), là những đặc tánh căn bản của một bực xuất gia.
Ý nghĩa của bài Kệ: xuất gia là ra khỏi nơi ô uế, phiền não.
Hình ảnh


Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Tìm Hiểu & Học Tập Kinh Pháp Cú

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

270. TÍCH CHUYỆN VỀ ĐỨC NHẪN NHỤC CỦA TÔN GIẢ XÁ LỢI PHẤT
Vào một thời kia, đức Phật ngụ tại chùa Kỳ Viên, nước Xá Vệ, trong một kỳ giảng pháp, có đề cập đến đức nhẫn nhục của Tôn giả Xá Lợi Phất.

Tôn giả Xá Lợi Phất là vị đại đệ tử nổi tiếng thông minh bực nhứt, đứng đầu Tăng đoàn. Tôn giả thường được khen ngợi là người nhẫn nhục, chẳng hề tức giận khi bị ai nói hỗn hào, hay hành hung. Tiếng đồn vang xa, có một người Bà la môn ganh tị, chẳng phục, muốn tìm cách khởi hấn để xem Tôn giả quả có nhịn nhục được chăng. Một hôm, Tôn giả Xá Lợi Phất đi khất thực. Vị Bà la môn bước theo sau, thình lình vung tay đập mạnh vào lưng Tôn giả Xá Lợi Phất. Tôn giả vẫn bình thản, bước đi, chẳng hề quay lại xem ai đã đánh mình. Lại một cú đấm mạnh nữa, Tôn giả vẫn điềm nhiên đi tới. Vị Bà la môn ngạc nhiên trước thái độ trầm tĩnh của Tôn giả, mới sanh ra hối hận, liền đến trước Tôn giả, quì xuống tạ lỗi. Tôn giả ôn tồn chấp nhận lời hối tiếc. Vị ấy bước theo thưa tiếp: "Bạch Tôn giả, Ngài có tha tội cho thì mai nầy xin Ngài đến nhà con, để con cúng dường".

Hôm sau, Tôn giả Xá Lợi Phất cầm bình bát đến nhà kẻ đã hành hung mình để khất thực. Các vị tỳ kheo khác thấy thế mới nghĩ bụng, kẻ Bà la môn kia chẳng bị khiển trách, lại được tha tội dễ dàng như thế, biết đâu lại chẳng sanh tâm hiếp đáp các vị Tăng khác. Họ liền thưa trình sự việc lên đức Phật. Đức Phật trả lời với hai bài Kệ sau đây:
  • Chớ nên đánh đập vị Phạm chí.
    Bị đập, Phạm chí chớ trả thù.
    Xấu hổ thay, ai đập Phạm chí!
    Xấu hổ hơn, Phạm chí trả thù!
    (Kệ số 389)

    Đối với người được gọi là Phạm chí,
    Lợi chẳng nhỏ, nếu bỏ ý trả thù.
    Đến mức nào, tâm tác hại bị chận,
    Đến chừng ấy, tiêu trừ xong khổ hận.
    (Kệ số 390)
TÌM HIỂU:

A. NGHĨA CHỮ:
- Xá Lợi Phất: Còn được gọi là Xá Lợi Tử, tên tiếng Pali là Sāriputta là vị đại đệ tử đệ nhứt trí huệ của Phật Thích Ca.

- Nhẫn nhục: Nhịn nhục, bền chí chịu đựng chẳng tức giận.

- Hành hung: Hành = làm; Hung = dữ. Hành hung, làm dữ, đánh đập.

- Ganh tị: Cà nanh, ghen ghét, đòi bằng hay hơn kẻ khác.

- Khởi hấn: Gây chuyện để đánh nhau.

- Tâm tác hại: Tác = làm; Hại = gây ra đau khổ, hư hại. Người có tâm tác hại làm hại kẻ khác, gây ra đau khổ cho họ. Trái ngược với tâm tác hại là tâm từ bi.

- Khổ hận: Đau khổ và thù oán.
B. NGHĨA Ý:
(1) Ý nghĩa của Tích chuyện:

Tích chuyện thuật lại đức nhẫn nhục và tánh trầm tĩnh của Tôn giả Xá Lợi Phất: đang đi bị đập sau lưng, chẳng quay lại xem ai đánh mình, cứ thản nhiên đi tới. Ý nghĩa Tích chuyện lại nằm trong bài Kệ.

(2) Ý nghĩa của hai bài Kệ số 389 và 390:

Ý-nghĩa của hai bài Kệ là đức nhẫn nhục. Xin phân tách hai bài Kệ:
  • a. "Xấu hổ thay, ai đập Phạm chí!": Tại sao xấu hổ? Vì đã hành hung một người tu hành hiền lành, chẳng hề làm hại gì đến ai.

    b. "Xấu hổ hơn, Phạm chí trả thù": Tại sao lại xấu hổ hơn? Thông thường, bị đập, đập lại trả thù, đâu có chi quá xấu hổ. Nhưng đã là Phạm chí, nguyện tu hành, bỏ cả sân si, nay vì tức giận mà trả thù, do đó, chẳng xứng với danh nghĩa tu hành, nên mới xấu hổ hơn.

    c. "Đối với người được gọi là Phạm chí, Lợi chẳng nhỏ, nếu bỏ ý trả thù": Lợi chi mà chẳng nhỏ? Có ý trả thù là đang tạo ý nghiệp ác, rồi sẽ bị tái sanh vào cõi dữ. Đã là bực Phạm chí, tu tập để chứng được vô sanh, thì lià hẳn được ác ý trả thù là lợi lạc to lớn khỏi còn bị ý nghiệp dẫn đi tái sanh trong các nẻo dữ của Luân hồi.

    d. Hai câu chót: tâm tác hại được chận đứng chừng nào, thì sự khổ hận được tiêu trừ đến chứng ấy. Chận cách nào? Bằng tâm từ bi.
272. TÍCH CHUYỆN NI BÀ BA XÀ BA ĐỀ
Vào một thời kia, đức Phật ngụ tại chùa Kỳ Viên, nước Xá Vệ, trong một kỳ giảng pháp, có đề cập đến Ni bà Ba Xà Ba Đề, dì ruột của đức Phật.

Khi Thái tử Tất Đạt Ta sanh ra được bảy ngày, Hoàng hậu Ma Gia từ trần; dì của Thái tử là bà Ba Xà Ba Đề lên làm Hoàng hậu, nuôi dưỡng Thái tử như con đẻ. Bấy giờ, bà Ba Xà Ba Đề cũng vừa sanh hoàng tử Nan Đà được năm ngày, giao cho người vú nuôi, còn bà thì cho Thái tử bú. Đến khi Thái tử xuất gia đi tu, thành Đạo, trở về thành Ca Tỳ La Vệ thuyết pháp, bà Ba Xà Ba Đề thỉnh cầu đức Phật cho phụ nữ được gia nhập Giáo hội với tư cách tỳ kheo ni. Đức Phật chẳng hứa khả, mà trở về rừng Đại Lâm ở Tỳ Da Ly. Khi đức Vua Tịnh Phạn đã qua đời, bà Ba Xà Ba Đề liền cùng với năm trăm cung nữ, cạo đầu, mặc nâu sồng, đi chơn không, đến gặp Phật và thỉnh cầu lần nữa. Đức Phật vẫn chẳng khứng. Tôn giả A Nan nhìn thấy cảnh tượng thê thảm các vị phu nhơn, áo quần rách rưới, chơn tay trầy trụa, đứng khóc lóc ngoài sân, động lòng vào năn nỉ Phật. Đức Phật bảo, nếu chịu tuân theo tám điều giới luật đặc biệt, thì được chấp nhận vào Giáo hội. Bà Ba Xà Ba Đề ưng thuận tuân theo, và sau đó bà lên cầm đầu Ni đoàn.

Thời gian sau, có một số tỳ kheo ni nghĩ lầm, cho rằng bà Ba Xà Ba Đề lúc trước chẳng có làm lễ chánh thức xuất gia, chẳng có vị giáo thọ đỡ đầu, nên họ chẳng chịu dự các lễ Bố tát, lễ An cư kiết hạ, do bà Ba Xà Ba Đề tổ chức. Họ đến trình lý do lên đức Phật. Đức Phật dạy: "Nầy chư tỳ kheo ni, sao lại nghĩ sai lầm như thế. Chính ta đưa ra tám điều giới luật đặc biệt để thành lập Ni đoàn, lại chính Ta là giáo thọ đỡ đầu cho Ni bà Ba Xà Ba đề. Chư ni chẳng nên nghi nan về một bực A la hán như thế".

Rồi đức Phật nói lên bài Kệ sau đây:
  • Với người, ác nghiệp chẳng tạo nhơn,
    Bằng thân, bằng miệng hay bằng ý,
    Tự điều phục trong ba đường ấy,
    Như Lại gọi là Bà la môn.
    (Kệ số 391)
TÌM HIỂU:

A. NGHĨA CHỮ:
- Ni bà: Bên Tăng có Hòa thượng, Thượng toạ, Đại đức thì bên Ni có các cấp tương đương: Ni bà, Ni sư và Ni cô.

- Ba Xà Ba Đề: Tên người dì ruột của đức Phật, Pali là Mahāpajāpati.

- Tất Đạt Ta: Tên của đức Thích Ca, khi chưa đi tu, Pali: Siddhatta

- Ma Gia: Tên Hoàng hậu, mẹ của đức Phật, Pali là Māyā.

- Ca Tỳ La Vệ: Thủ đô nước Xá Vệ (Sāvatthi), Pali là Kapilavatthu.

- Tỳ kheo ni: Nữ tu sĩ Phật giáo, tiếng Pali là Bhikkhuni.

- Hứa khả: Hứa cho, ưng thuận.

- Tỳ Da Ly: Tên xứ nầy, tiếng Pali là Vesālī.

- Mặc nâu sồng: Mặc áo màu dà, như người tu hành.

- Tám điều giới luật đặc biệt: Gồm có các điều bắt buộc chư ni phải nhận sự ưu tiên của chư tăng, như: một ni cô dầu cao tuổi đạo cũng phải đứng sau một vị tỳ kheo dầu chỉ mới thọ giới có một ngày. Tám điều giới luật đặc biệt, tiếng Pali là Garudhamma.

- Ni đoàn: Đoàn thể các nữ tu sĩ Phật giáo.

- Lễ Bố tát: Lễ tụng đọc giới luật vào đầu tháng và giữa tháng, tiếng Pali là Uposatha.

- Lễ an cư kiết hạ: Vào ba tháng mùa mưa, tăng ni chẳng đi ra ngoài khất thực (sợ đạp côn trùng), tu tập nơi tịnh xá (Pali: Pavāranā).

- Giáo thọ: Vị Tỳ kheo dạy giáo lý cho chư Tăng Ni.
B. NGHĨA Ý:
(1) Ý nghĩa của Tích chuyện:

Tích chuyện thuật lại tiểu sử của Ni bà Ba Xà Ba Đề, dì ruột của đức Phật. Bà đã đi bộ hơn trăm dặm đường để xin Phật chấp nhận cho đi tu. Ý nghĩa của Tích chuyện nêu lên quyết tâm tu-hành của một vị Hoàng hậu, để làm gương cho giới phụ nữ.

(2) Ý nghĩa của bài Kệ:

Bài Kệ ít liên quan đến Tích chuyện, dạy giữ ba nghiệp: thân, miệng, ý cho thanh tịnh, bằng cách tự mình kềm chế lấy chính mình.

Hai câu đầu của bài Kệ được dịch ra hơi khúc mắc, xin viết lại cho xuôi câu, như thế nầy: Đối với người tu hành, chẳng nên tạo nguyên nhơn gây ra ác nghiệp, bằng thân, bằng miệng hay bằng ý.
Hình ảnh


Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Tìm Hiểu & Học Tập Kinh Pháp Cú

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

272. TÍCH CHUYỆN TÔN GIẢ XÁ LỢI PHẤT
MỖI ĐÊM HƯỚNG VỀ THẦY DẠY ĐẠO, LẠY RỒI MỚI ĐI NGỦ
Vào một thời kia, đức Phật ngụ tại chùa Kỳ Viên, nước Xá Vệ, trong một kỳ giảng pháp, có đề cập đến việc Tôn giả Xá Lợi Phất, mỗi đêm hướng về Thầy dạy đạo của mình, lễ lạy rồi mới đi nghỉ.

Thuở ấy, có một số tỳ kheo thấy mỗi đêm, Tôn giả Xá Lợi Phất thường hướng về một phương, thành kính lễ lạy, rồi mới đi ngủ. Họ cho rằng Tôn giả còn chưa bỏ thói quen lễ lạy sáu phương của các người Bà la môn ngoại đạo, nên mới đến trình lên đức Phật. Đức Phật cho gọi Tôn giả Xá Lợi Phất đến hỏi. Tôn giả thưa: "Bạch Thế tôn, con nhớ đến công ơn của Trưởng lão Át Bệ chỉ dạy cho con bài Kệ về Lý Nhơn duyên, nhờ đó mà con tìm đến quy y Tam bảo và tu hành đến nay. Mỗi đêm, con hướng về Người để lễ lạy, và nằm ngủ đầu con hướng về đấy". Đức Phật rất bằng lòng và nói lên bài Kệ sau đây:
  • Trước nhờ ai chỉ ta vào cửa
    Hiểu sâu Chánh pháp Như Lai dạy.
    Hãy trang trọng kính lễ người ấy,
    Như Bà la môn thờ thần lửa.
    (Kệ số 392)
TÌM HIỂU:

A. NGHĨA CHỮ:
- Lễ lạy sáu phương: Sáu phương là: Đông, Tây, Nam, Bắc, trên và dưới. Đây là tục lệ Bà la môn ngoại đạo, mỗi sáng lễ lạy như thế. Trong Kinh Thiện Sanh (Singāla), thuộc Trường Bộ Kinh (Digha Nikāya) đức Phật có dạy: phải hiểu sáu phương tượng trưng cho:
  • (1) Cha mẹ, (phương Đông);
    (2) Thầy học,(phương Nam);
    (3) Vợ con (phương Tây);
    (4) Bạn bè (phương Bắc);
    (5) Tôi tớ (phương dưới);
    (6) Các bực sa môn (phương trên).
Lạy sáu phương là giữ đúng bổn phận mình đối với sáu hạng vừa kể, chớ chẳng phải để cầu phước theo ngoại đạo mê tín.

- Trưởng lão Át Bệ (Assaji): Một trong năm vị tỳ kheo nhóm Kiều Trần Như, trước đồng tu khổ hạnh với tu sĩ Cồ Đàm, sau được đức Phật giảng cho nghe Kinh Chuyển Pháp Luân ở vườn Lộc Uyển.

- Bài Kệ về Lý Nhơn Duyên: Xem lại trang 32, Tập 1, có cắt nghĩa.
  • Muôn pháp do nhơn-duyên sanh
    Cũng do nhơn duyên mà diệt.
    Thầy ta, Phật Đại Sa môn
    Thường nói rõ đúng như thế.
- Quy y Tam Bảo: Tìm về nương tựa ba ngôi báu: Phật, Pháp, Tăng.
B. NGHĨA Ý:
(1) Ý nghĩa của Tích chuyện:

Tích chuyện thuật lại một số tỳ kheo lầm tưởng Tôn giả Xá Lợi Phất còn giữ thói quen lễ sáu phương của ngoại đạo. Tôn giả giải thích, vì kính trọng Trưởng lão Át Bệ đã chỉ đường cho mình vào cửa Đạo, nên mới hướng về Ngài mà lạy mỗi đêm như thế.

(2) Ý nghĩa của bài Kệ số 392:

Ý nghĩa bài Kệ rất rõ ràng, phải nhớ ơn và kính lễ người đã đưa mình vào cửa Đạo.

Xin nói thêm:
  • a. "Chỉ ta vào cửa" là chỉ cho ta vào cửa Đạo;
    b. "Như Bà la môn thờ thần lửa": thờ lửa là mê tín ngoại đạo, phải bỏ; ở đây, bài Kệ chỉ muốn so sánh hai sự thành kính mà thôi, chớ chẳng khuyên ta thờ lửa.
Vả lại, ở câu Kệ nầy, chữ Ba la môn chẳng hề có nghĩa là A la hán, như ở các bài Kệ khác trong Phẩm Bà la môn.
273. TÍCH CHUYỆN VỊ BÀ LA MÔN GIA THI LA
Vào một thời kia, đức Phật ngụ tại chùa Kỳ Viên, nước Xá Vệ, trong một kỳ giảng pháp, có đề cập đến vị Bà la môn tên Gia Thi La.

Thuở ấy, có một người Bà la môn tu khổ hạnh, nghĩ rằng, ta sanh ra thuộc dòng dõi Bà la môn, vậy phải được gọi là Bà la môn đúng theo nghĩa các tỳ kheo của đạo Phật. Anh ta đến nói lên ý nghĩ với đức Phật. Đức Phật đáp: "Nầy Phạm chí, chẳng phải vì dòng dõi, giai cấp, hay vì tóc bện, mà ta gọi là Bà la môn. Người nào thông hiểu thấu đáo Bốn Chơn lý nhiệm mầu mới thật là bực Bà la môn".

Rồi đức Phật mới nói lên bài Kệ sau đây:
  • Đâu vì giai cấp, họ hàng, tóc bện,
    Mà được trở thành bực Bà la môn.
    Chỉ ai CHÂN, CHÁNH, TỊNH đủ trọn vẹn
    Người ấy quả thật là Bà la môn.
    (Kệ số 393)
TÌM HIỂU:

A. NGHĨA CHỮ:
- Gia Thi La: Tên người Bà la môn nầy, tiếng Pali là Jatila.

- Tu khổ hạnh: Tu ép xác, chịu kham khổ quá mức.

- Bốn Chơn Lý nhiệm mầu: Là Tứ Diệu Đế, gồm có:
  • (1) Khổ đế, chơn lý về đời là khổ;
    (2) Tập đế, chơn lý về nguồn gốc gây ra sự Khổ;
    (3) Diệt đế, chơn lý về sự tận diệt nổi Khổ;
    (4) Đạo đế, chơn lý về Bát Chánh Đạo, con đường thánh lộ đưa đến sự chấm dứt Khổ.
- Chân, Chánh, Tịnh: Chân = Chơn lý, Sự thật; Chánh = đúng đắn, thẳng ngay; Tịnh = trong sạch và vắng lặng.
B. NGHĨA Ý:
(1) Ý nghĩa của Tích chuyện:

Ý nghĩa của Tích chuyện là chẳng phải vì dòng dõi, giai cấp mà được gọi là Bà la môn, theo nghĩa A la hán; mà phải thông hiểu, tu tập viên mãn Tứ Diệu Đế mới xứng danh là vị Bà la môn.

(2) Ý nghĩa của Bài Kệ số 393:

Bài Kệ nêu lên ba đức tánh cần tu tập mới xứng danh Bà la môn:
  • a. Chân: hiểu rõ chơn lý của Tứ Diệu đế;

    b. Chánh: theo đúng con đường Bát Chánh Đạo;

    c. Tịnh: sống cuộc đời tu hành thanh tịnh.
Hình ảnh


Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Tìm Hiểu & Học Tập Kinh Pháp Cú

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

274. TÍCH CHUYỆN NGƯỜI BÀ LA MÔN LỪA GẠT
Vào một thời kia, đức Phật ngụ tại tu viện Cưu Ta Ga, xứ Tỳ Da Ly, trong một kỳ giảng pháp, có đề cập đến một người Bà la môn lừa gạt.

Thuở ấy, trong thành Tỳ Da Ly, có một người Bà la môn nghĩ ra một cách để lừa gạt dân chúng. Anh ta leo lên cửa thành, lộn đầu xuống treo tòn ten như con dơi, và nói rằng: "Mau đem đến cho ta đủ một trăm con trừu, một trăm tiền vàng và một chục người nô lệ, bằng không ta buông mình xuống thì cả thành Tỳ Da Ly nầy sẽ bị tiêu diệt". Dân chúng nghe nói hoảng sợ, xúm nhau đem đủ số tiền, thú và nô lệ cho y và mời y trở xuống đất. Bấy giờ, các vị tỳ kheo nghe được tin tức đó mới thưa trình cùng đức Phật. Đức Phật bảo, kẻ lừa dối kia chỉ phỉnh gạt được người ngu, còn bực có trí ai lại tin hắn".

Rồi đức Phật nói lên bài Kệ sau đây:
  • Ngu ơi! Bện tóc có ích gì?
    Mặc áo da dê được lợi chi?
    Nội tâm phiền não còn rối-rắm,
    Sao cố điểm tô ở ngoại vi?
    (Kệ số 394)
TÌM HIỂU:

A. NGHĨA CHỮ:
- Cưu Ta Ga: Tên tu viện nầy, tiếng Pali là Kūtāgāra.

- Tỳ Da Ly: Tên xứ nầy, tiếng Pali là Vesālī.

- Phỉnh gạt: Lừa dối, gạt gẫm.

- Nội tâm: Nội = bên trong; Tâm = lòng. Nội tâm là trong lòng.

- Điểm tô :Trang điểm, chưng diện cho đẹp.

- Ngoại vi: Ngoại = bên ngoài; Vi = chung quanh. Ngoại vi là bên ngoài; ở đây, muốn nói cứ lo chưng diện bề ngoài, chẳng lo tu tâm bên trong để cho dứt được các phiền não còn rối rắm.
B. NGHĨA Ý:
(1) Ý nghĩa của Tích chuyện:

Tích chuyện thuật lại việc buồn cười của dân chúng thành Tỳ Da Ly bị người Bà la môn lừa gạt. Đức Phật bảo người ngu dễ bị gạt, còn người có trí thì không.

(2) Ý nghĩa của bài Kệ số 394:

Nhơn vệc người Bà la môn lừa gạt dân ngu, đức Phật dạy, mấy kẻ Bà la môn lo chưng diện bên ngoài, bện tóc, mặc áo da dê nào có ích lợi chi cho việc tu tập, chẳng biết lo dứt trừ phiền não rối rắm ở bên trong tâm là những kẻ ... ngu ơi là ngu!
275. TÍCH CHUYỆN NI BÀ KỶ SA CƠ TU KHỔ HẠNH
Vào một thời kia, đức Phật ngụ trên đỉnh núi Linh Thứu, gần thành Vương Xá, trong một kỳ giảng pháp, có đề cập đến Nữ trưởng lão Kỷ Sa Cơ, vị Ni bà tu khổ hạnh vào bực nhứt.

Một hôm, vua Trời Đế Thích cùng với chư Thiên đến đảnh lễ đức Phật tại núi Linh Sơn. Bấy giờ, Nữ Trưởng lão đang thi triển thần thông, vừa bay đáp xuống, định vào lạy đức Phật. Thấy chư Thiên đang đứng trước hương phòng, Ni bà bước lui ra. Vua Trời Đế Thích trông thấy, mới thưa hỏi Phật đó là ai vậy. Đức Phật đáp: "Nầy Thiên Đế, đó là tỳ kheo ni Kỷ Sa Cơ. Trước đây, khi đứa con trai yêu quí vừa mất, Kỷ Sa Cơ đau buồn đến gặp Như Lai. Sau khi nghe giảng về lý vô thường, bất toại nguyện và vô ngã của muôn pháp hữu vi, Kỷ Sa Cơ chứng được sơ quả, gia nhập Ni đoàn, tu khổ hạnh, mặc áo phấn tảo, sống cô độc nơi rừng vắng, chẳng bao lâu đắc quả A la hán".

Rồi đức Phật nói lên bài Kệ sau đây:
  • Người mặc áo phấn tảo,
    Da lộ gân, thân gầy,
    Cô độc hành thiền giữa rừng cây,
    Như Lai gọi là Bà la môn.
    (Kệ số 395)
TÌM HIỂU:

A. NGHĨA CHỮ:
- Ni bà, Nữ Trưởng lão: Nữ tu sĩ Phật giáo có nhiều tuổi đạo, ngang hàng với Hòa thượng bên nam giới.

- Kỷ Sa Cơ: Tên vị Ni bà nầy, tiếng Pali là Kisāgotamī; tiểu sử được kể lại nơi Tích chuyện số (93), trang 299, Tập 2, Kinh nầy.

- Tu khổ hạnh: Tu theo kỷ luật khắt khe, ăn mặc rất kham khổ.

- Vua Trời Đế Thích: Vua cõi trời Đao Lợi, tên tiếng Pali là Sakka.

- Linh Thứu, Linh Sơn: Tên đỉnh núi Gijjhakūṭa giống hình chim thứu (= kên kên), xoè cánh ra; gần thành Vương Xá (Rājagaha), xứ Ma Kiệt Đà (Magadha). Nơi đây, đức Phật từng giảng Kinh Pháp Hoa.

- Thi triển thần thông: Dùng các sức đặc biệt khác thường như bay bổng trên không, đi trên mặt nước, nhờ ở định lực tu hành cao.

- Hương phòng: Căn phòng có hương thơm, dành riêng cho đức Phật, tiếng Pali là Gandhakuṭī.

- Vô thường: Chẳng thường còn, thay đổi luôn và sẽ bị hoại diệt.

- Bất toại nguyện: Chẳng làm vừa ý, thường gây ra đau khổ.

- Vô ngã: Chẳng có linh hồn, chẳng có tự ngã, bổn thể rỗng.

- Muôn pháp hữu vi: Tất cả sự vật có hình tướng, bị thay đổi, sẽ tiêu hoại; thường được dịch là sự vật bị điều kiện hoá, nghĩa là tùy theo điều kiện chung quanh mà biến đổi để đi đến hoại diệt.

- Áo phấn tảo: Còn gọi là nạp y, lượm các giẻ rách bỏ nơi đống rác, đem về giặt, may làm áo. (Phấn = bụi dơ, phẩn; tảo = quét, rác).

- Hành thiền: Tu tập Thiền định, giữ thân tâm an tịnh.

- Bà la môn: Nghĩa đặc biệt ở đây là A la hán.
B. NGHĨA Ý:
(1) Ý nghĩa của Tích chuyện:

Tích chuyện thuật lại việc đức Phật giới thiệu bà Kỷ Sa Cơ tu khổ hạnh với vua Trời Đế Thích.

Ý nghĩa của Tích chuyện là dẫn đến bài Kệ về lối tu khổ hạnh, tự đặt mình trong kỷ luật khắt khe, chịu kham khổ để sớm đạt được mục tiêu chứng đắc vô sanh, sống an nhiên trong cảnh Niết bàn.

(2) Ý nghĩa của bài Kệ số 395:

Bài Kệ mô tả người tu khổ hạnh để sớm chứng đắc được quả vị A la hán. Xin phân tách từng câu:
  • a. "Người mặc áo phấn tảo": Áo phấn tảo bằng giẻ vụn, dơ, lượm ở đống rác, tượng trưng cho sự từ khước các tiện nghi vật chất, như ăn mặc đẹp.

    b. "Da lộ gân, thân gầy": Vì ăn uống kham khổ, thân thể gầy, lộ gân; mục đích là kềm chế thân để thanh lọc tâm.

    c. "Cô độc hành thiền giữa rừng cây": Biết "sống một mình" chuyên tâm tu tập Thiền định, dẹp mọi phiền não, tham muốn.

    d. "Như lai gọi là Bà la môn": Xứng danh là bực A la hán.
Hình ảnh


Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Tìm Hiểu & Học Tập Kinh Pháp Cú

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

276. TÍCH CHUYỆN VỊ BÀ LA MÔN Ở XÁ VỆ ĐẾN HỎI PHẬT
Vào một thời kia, đức Phật ngụ tại chùa Kỳ Viên, nước Xá Vệ, trong một kỳ giảng pháp, có đề cập đến một vị Bà la môn đến thưa hỏi đức Phật.

Thuở ấy, ở nước Xá Vệ, có một người Bà la môn, cha mẹ thuộc giai cấp Bà la môn, đến hỏi đức Phật, sanh ra từ bụng mẹ Bà la môn có đáng được gọi là Bà la môn như các vị tỳ kheo chứng quả A la hán chăng? Đức Phật đáp: "Nầy Phạm chí, ta chẳng gọi là Bà la môn, kẻ nào chỉ vì sanh ra từ cha mẹ thuộc dòng Bà la môn. Bực Bà la môn phải là người đã dẹp xong các lậu hoặc, cắt đứt sự luyến ái vào cuộc đời ở cõi Luân hồi ".

Rồi đức Phật nói lên bài Kệ sau đây:
  • Như Lai chẳng gọi là Bà la môn
    Kẻ từ bụng mẹ Phạm chí sanh ra,
    Nếu tâm còn phiền não
    Chỉ đáng gọi "mầy tao".
    Người thoát ly luyến ái và phiền não,
    Như Lai mới bảo là Bà la môn.
    (Kệ số 396)
TÌM HIỂU:

A. NGHĨA CHỮ:
- Xá Vệ: Tên nước nầy, nơi đức Phật sanh ra, tiếng Pali: Sāvatthi.

- Bà la môn: Phạm chí = giai cấp tu sĩ xưa ở Ấn Độ, tiếng Pali là Brahmana. Trong Phẩm Bà la môn của Kinh Pháp Cú, chữ Bà la môn được Phật dùng để chỉ các bực tu hành đã chứng quả A la hán.

- Lậu hoặc: Lậu = rỉ chảy ra; Hoặc = chổ dơ bẩn; điều sái quấy. Chữ Lậu hoặc, dịch chữ Āsava, nghĩa đen là mủ chảy ra từ mụt nhọt, nghĩa bóng chỉ các phiền não (như tham, sân, si) khởi lên trong tâm, bộc lộ ra ngoài bằng cử chỉ xấu, lời nói ác.

- Luyến ái: Luyến = mê luyến, tríu mến; Át = thương, thích. Chữ Ái luyến hay Khát ái, hay Tham ái, dùng để dịch chữ Tanhā, sự thèm khát, cố đòi cho được, như kẻ uống nước mặn bị khát. Chính sự luyến ái, bám vào đời sống vui ít khổ nhiều nầy là nguyên nhơn tạo nên Khổ

- Luân hồi: Luân = bánh xe; Hồi = trở lại; Luân hồi, dịch chữ Pali Samsāra, chỉ vòng lẩn quẩn sanh ra chết đi, sanh lại để chết nữa, cứ như bánh xe lăn tròn vòng quay mãi.

- Như Lai: Như = như thế; Lai = đến. Chữ Như Lai dịch chữ Pali là Tathāgata, (Tathā = như thế; gata = đi qua); Đức Phật thường tự xưng là Như Lai khi nói chuyện với kẻ khác; các đệ tử gọi Ngài là Thế tôn. Trong Kinh Kim Cang, chữ Như Lai được định nghĩa: chẳng từ đâu tới, cũng chẳng đi về đâu, để chỉ đến pháp thân của Phật.

- "Mầy tao": Tạm dùng tiếng sỗ sàng bình dân mày, tao, mi, tớ của Việt Nam để dịch chữ Bho trong nguyên văn Pali: Bhoyadi. Chữ Bho dùng để nói, một cách thiếu lễ độ, với kẻ dưới hay ngang hàng. Thiện Nhựt xin chấp tay sám hối sự vụng về trong lời dịch nầy.
B. NGHĨA Ý:
(1) Ý nghĩa của Tích chuyện:

Tích chuyện rất đơn sơ nhưng ý nghĩa rất thâm trầm: một người mà cha mẹ là dòng Bà la môn đến hỏi Phật, anh ta có được gọi là Bà la môn chăng? Theo nghĩa thông thường, hắn quả là người Bà la môn, nhưng hắn chẳng có được các đức tánh của bực Bà la môn mà đức Phật dành cho các bực đã chứng quả Thánh A la hán.

Nghĩa sâu của Tích chuyện là chớ quá tự hào vì được sanh vào nơi dòng họ sang.

(2) Ý nghĩa của bài Kệ số 396:

Chỗ đáng ghi nhớ trong bài Kệ là: Người... nếu tâm còn phiền não, chỉ đáng gọi là "mầy tao", chẳng cần phải tôn trọng, vì người ấy còn kém đức hạnh. Với người đã thoát ly luyến ái và phiền não, ta mới tôn kính mà gọi là bực Bà la môn.
277. TÍCH CHUYỆN TỲ KHEO ÚC GA
Tích chuyện nầy tiếp theo Tích chuyện số (245) về người diễn trò nhào lộn.

Vào một thời kia, đức Phật ngụ tại chùa Kỳ Viên, nước Xá Vệ, trong kỳ giảng pháp, có đề cập đến tài nhào lộn của tỳ kheo Úc Ga.

Thuở ấy, thanh niên Úc Ga là con nhà giàu, vì mê nhan sắc cô đào trong gánh xiệc, xin cưới cô, rồi bỏ nhà, theo gánh hát. Được cha vợ dạy cho nghề nhào lộn, Úc Ga trình diễn cũng được nhiều người hoan nghinh. Một hôm, Úc Ga đang trỗ tài nhào lộn, thì đoàn khất thực của đức Phật đi đến. Dân chúng quay lại nghe đức Phật thuyết pháp. Đứng trên cây sào cao hơn mười thước, Úc Ga lắng nghe lời Phật dạy, mới tỉnh ngộ, xin xuất gia. Từ đó, Úc Ga tinh tấn tu hành, chứng được quả vị A la hán. Các vị đồng tu thường hỏi Úc Ga, khi leo lên cây sào cao như thế, trong lòng có sợ hãi không. Úc Ga trả lời, không. Các vị tỳ kheo chẳng tin, mới bạch lại với đức Phật. Đức Phật bảo: "Nầy chư Tăng, một vị A la hán đã tháo bỏ xong mọi xiềng xích kết sử, chẳng bao giờ sợ hãi cả".

Rồi đức Phật mới nói lên bài Kệ sau đây:
  • Người đã cắt đứt mọi kết sử,
    Chẳng còn sợ hãi, chẳng đắm trước,
    Thoát khỏi tất cả mọi ràng buộc,
    Như Lai gọi là Bà la môn.
    (Kệ số 397)
TÌM HIỂU:

A. NGHĨA CHỮ:
- Úc Ga: Tên vị tỳ kheo nầy, tiếng Pali là Uggasena.

- Gánh xiệc: Xiệc, (chữ Pháp: cirque), gánh hát diễn trò nhào lộn.

- Tỉnh ngộ: Tỉnh = thức tỉnh, hết mê; Ngộ = hiểu rõ. Tỉnh-ngộ là nay hiểu rõ biết trước mình đã lầm.

- Xiềng xích: dây sắt để trói tay, còng chơn.

- Kết sử: Kết = buộc chặt; Sử = sai khiến. Có mười kết sử là những mối ràng buộc, thúc đẩy, sai sử con người làm điều quấy. Tiếng Pali là Sanyojana, dịch là thúc thằng (thúc = trói buộc; thằng = sợi dây). Các kết sử quan trọng là tham, sân, si, mạn, nghi, giới cấm thủ, thân kiến.

- Đắm trước: Đắm = say đắm; Trước = dính vào, gắn vào. Đắm trước là vì mê say, ham muốn quá nên mắc kẹt vào đó.
B. NGHĨA Ý:
(1) Ý nghĩa của Tích chuyện:

Tích chuyện nhắc lại cuộc đời phiêu lưu của Úc Ga, có tài nhào lộn, sau xin xuất gia, tu tập chuyên cần, chứng được quả A la hán. Được hỏi khi leo cao trên cây sào, có sợ hãi không, Úc Ga đáp là không. Ý nghĩa của Tích chuyện là với người đã bỏ mọi ràng buộc, hết tham đắm nữa, thì chẳng còn sợ hãi gì nữa.

(2) Ý nghĩa của bài Kệ số 397:

Bài Kệ rất rõ nghĩa, cùng có một ý nghĩa như Tích chuyện: đối với người đã lìa khỏi mọi ràng buộc, thì chẳng còn sợ hãi chi nữa.
Hình ảnh


Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Tìm Hiểu & Học Tập Kinh Pháp Cú

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

278. TÍCH CHUYỆN ĐẤU TRÂU
Vào một thời kia, đức Phật ngụ tại chùa Kỳ Viên, nước Xá Vệ, trong kỳ giảng pháp, có đề cập đến hai người Bà la môn đấu trâu.

Thuở ấy, ở thành Xá Vệ, có hai người Bà la môn, mỗi người có một con trâu cui; người nào cũng cho rằng trâu mình mạnh và giỏi nhứt, chẳng ai chịu thua ai. Sau cùng, họ đem trâu ra đấu với nhau. Họ dẫn trâu ra bờ sông, lấy dây buộc trâu vào một chiếc xe đổ đầy đất cát, rồi cho trâu kéo lên bờ, con nào lên được trước thì thắng. Đôi trâu hùng hục kéo, chẳng xe nào chuyển bánh cả, lát sau, dây đứt hết. Có một nhóm tỳ kheo đi tắm, trông thấy, mới về trình sự việc lên đức Phật. Đức Phật bảo: "Nầy chư tỳ kheo, các sợi dây buộc trâu mà ta nhìn thấy đó, cũng dễ tháo gỡ, cũng dễ bứt đứt. Nhưng các sợi đai sân hận, với dây cương tham ái ở bên trong tâm, rất khó tháo, tỳ kheo các ông phải nên sớm cắt bỏ đi".

Rồi Đức Phật nói lên bài Kệ sau đây:
  • Bỏ đai "da sân", cắt cương "ái mộ";
    Chặt dây "tà kiến", phụ tùng "tùy miên".
    Phá chốt "vô minh", đã giác ngộ,
    Như Lai gọi là Bà la môn.
    (Kệ số 398)
TÌM HIỂU:

A. NGHĨA CHỮ:
- Trâu cui: Trâu đực, to lớn, mạnh mẽ và hơi ... cứng đầu.

- Sợi đai: Dây da buộc ở bụng ngựa.

- Dây cương: Dây buộc vào mõm ngựa, để điều khiển ngựa chạy theo ý mình.

- Sân hận: Sân = giận; Hận = hờn, thù.

- Tham ái: Tham = ham muốn quá; Ái = thương, thích.

- Ái mộ: Ái = thương, thích; Mộ = mến, tríu mến.

- Tà kiến: Tà = xiêng xéo, chẳng ngay thẳng; Kiến = ý kiến. Trái với Tà kiến là Chánh kiến, ý kiến ngay thẳng, đứng đắn, chơn chánh.

- Phụ tùng: Phụ = phụ thuộc; Tùng = theo. Đồ phụ tùng là những vật phụ giúp vào một vật khác, để cho tốt hơn.

- Tùy miên: Còn đang ngủ đó (miên = ngủ); ý nói chưa bị diệt hẳn, gốc còn đó, sẽ có hồi nổi trở dậy.

- Chốt: Cái then để gài cửa; chặn, khóa, đóng lại.

- Vô minh: Vô = chẳng; Minh = sáng. Vô minh là si mê, ngu tối.

- Giác ngộ: Giác = biết; Ngộ = hiểu rõ. Giác ngộ là nay hoàn toàn biết rõ, hiểu rõ, chẳng còn mê tối như trước nữa.
B. NGHĨA Ý:
(1) Ý nghĩa của Tích chuyện:

Nhơn việc đấu trâu, dây buộc trâu bị đứt, đức Phật dạy, còn có sự ràng buộc quan trọng hơn là các sợi dây trói thú vật bên ngoài dễ thấy, dễ tháo đó: sự sân hận, sự tham ái bên trong tâm, cần phải mau mau cắt đứt để sớm được giác ngộ và giải thoát.

(2) Ý nghĩa của Bài Kệ số 398:

Muốn hiểu bài Kệ số 398 cho dễ, cần phải tưởng tượng một con ngựa, với tất cả những đồ bắt kế ngựa, như dây đai, yên, cương v.v... để khớp ngựa lại.

Ý nghĩa của bài Kệ: sự ràng buộc của các phiền não, kết sử, còn chặt chẽ, khó tháo gỡ hơn các sợi dây trói buộc bên ngoài.

Xin phân tách từng "món" ràng buộc được kể trong bài Kệ:
  • a. Bỏ đai "da sân": Giận là một tình cảm mạnh và dai dẳng, tựa như sự bền chặt của sợi đai bằng da trâu đang trói buộc. Người giận dai thường nói trong bụng: mối hận nầy sống để bụng, chết mang theo! Giận như thế, chỉ có hại cho mình, tâm chẳng yên. Để dẹp mối giận, dùng sự nhẫn nhục mà đối trị. Tha thứ cho kẻ làm mình giận, đó là mình tha cho tâm mình khỏi mang nặng tình cảm xấu.

    b. Cắt cương "ái mộ": sự luyến ái là một tình cảm êm dịu nhưng sức mạnh thúc dục, sai khiến mình lại lớn, khó mà tránh chẳng tuân theo được; cũng tựa như sợi dây cương buộc ở miệng ngựa, hễ giựt mạnh bên nào là ngựa phải quay đầu về bên ấy. Vì êm dịu chẳng muốn cởi bỏ đi, nên sự luyến ái mới ràng buộc lâu, đeo đẳng mãi. Để dẹp sự luyến ái, phải bỏ tánh so đo, quá thương vật nầy, quá ghét vật kia, giữ tâm cho bình thản, đừng tríu mến mà cũng đừng ghét bỏ.

    c. Chặt dây "tà kiến": Tà kiến là các ý nghĩ sai lầm, vì ngu tối mà nuôi dưỡng trong tâm. Dùng trí-huệ sáng suốt mà chặt đứt tà kiến.

    d. Phụ tùng "tùy miên": nói cho dễ hiểu, đó là các tình cảm chẳng tốt, còn đang nằm yên ngủ trong tâm, gặp cơ hội sẽ nổi dậy. Thường có bảy món phụ tùng "tùy miên": dục (= ham muốn), tham, sân, si, mạn, nghi và tà kiến. Bỏ các phụ tùng nầy cách nào? Phải tỉnh giác, hễ chúng chổi dậy, là biết ngay để dẹp chúng xuống.

    e. Phá chốt "vô minh: đây là hình ảnh rất linh động, ví sự vô minh, ngu tối như cái then cài kín, chẳng cho tâm trí mở rộng ra để vươn lên Chơn lý. Phá cái chốt vô minh bằng cách nào? Phải chăm chỉ và chuyên cần học tập Chánh pháp.

    f. Đã giác ngộ: Giác ngộ là hiểu hiết rõ. Có giác ngộ nhỏ, khi nhờ tỉnh giác mà nhận thấy lỗi mình; có giác ngộ lớn, khi chứng được đạo và quả. Trở thành bực Đại giác thì còn lâu, còn dài và chẳng dễ, nhưng hãy tỉnh giác, một niệm quấy khởi lên, chánh niệm biết ngay, đó là con đường đi từ tiểu ngộ đến đại giác, tuy chậm mà chắc.
279. TÍCH CHUYỆN BỐN ANH EM LỖ MÃNG
Vào một thời kia, đức Phật ngụ tại tịnh xá Trúc Lâm, gần thành Vương Xá, trong một kỳ giảng pháp, có đề cập đến bốn người anh em Bà la môn ăn nói lỗ mãng.

Thuở ấy ở thành Vương xá, có một người Bà la môn tên Bát Lạp Hòa, vợ lại tin theo đạo Phật, mỗi khi nhảy mũi hay giựt mình bị ai thình lình đụng phải, thì miệng bà liền nói: "Nam mô Phật!". Hôm ấy, Bát Lạp Hòa mời bạn hữu đến ăn tiệc. Trong khi bưng món ăn lên, người vợ bỗng nhảy mũi, và nói to: "Nam mô Phật!" Người chồng chẳng ưa gì đạo Phật, tức mình lên, mới đến gặp Phật, định nói hỗn với Phật và đặt câu hỏi thật khó cho Phật trả lời. Anh ta hỏi hai câu. Câu thứ nhứt: "Phải giết chết những gì để có thể được sống an vui và có hạnh phước?" Đức Phật đáp: "Phải giết sân hận mới sống được hạnh phước". Câu thứ hai: "Diệt pháp nào thì được chấp nhận?" Đức Phật bảo: "Chư Phật trong ba đời đều khen ngợi sự tận diệt sân hận". Nghe Phật giải đáp rõ ràng, vị Bà la môn lấy làm thỏa mãn, liền xin đức Phật cho quy y, và xuất gia ngay hôm ấy.

Bát Lạp Hòa còn có ba người em tánh hay lỗ mãng cũng như anh ngày trước. Người em thứ nhì, tên Ác Câu, khi hay tin anh mình đã gia nhập Tăng đoàn, liền nổi giận, chạy đến chùa, nói nhiều lời hỗn láo với đức Phật. Đức Phật điềm nhiên hỏi: "Nầy ông Ác Câu, thí dụ như nhà ông mở tiệc mời khách đến ăn. Nếu khách chẳng nhận dự tiệc, thì các thức ăn lại thuộc về ai?" Ác Câu đáp, thì tôi sẽ ăn hết. Đức Phật nói tiếp: "Ông đã dùng lời thô ác nói với Ta mà Ta chẳng nhận, vậy các lời lỗ mãng đó lại quay về với ông." Ác Câu bừng tỉnh, hiểu được chỗ thâm thúy trong lời Phật dạy, liền qùi xuống xin quy y.

Hai người em của Ác Câu, hay tin hai anh mình nay đã làm tỳ kheo, tức giận lắm, đến nói lời thô ác với đức Phật và cũng được đức Phật lấy sự nhẫn nhục và trầm tĩnh mà cải hoá. Chư Tăng tán thán công đức Phật cải hoá cả bốn anh em Bát Lạp Hòa. Đức Phật dạy: "Đừng bao giờ làm hại kẻ đã hại mình, hãy nhẫn nhục chịu đựng mà làm nơi nương tựa cho kẻ khác".

Rồi đức Phật nói lên bài Kệ sau đây:
  • Chẳng sân hận, nhận lời trách móc,
    Cam chịu cực hình và roi vọt
    Lấy nhẫn làm sức mạnh ba quân,
    Như Lai gọi là Bà la môn.
    (Kệ số 399)
TÌM HIỂU:

A. NGHĨA CHỮ:
- Lỗ mãng: Lời nói hung dữ làm mất lòng người nghe.

- Bát Lạp Hòa: Tên vị nầy, Pali là Bhāradvāja; Ác câu = Akkosaka.

- Nam mô Phật: Pali là Namo Buddha = Kính lạy Đức Phật.

- Sân hận: Sân = giận; Hận = hờn, thù oán.

- Quy y: Quy = quay về; Y = nương tựa. Quy y = tìm về nương tựa tinh thần nơi đức Phật, Chánh Pháp và Tăng.

- Tăng đoàn: Đoàn thể các vị tu sĩ Phật giáo, từ bốn người trở lên

- Thâm thúy: Ý nghĩa sâu xa, đúng với Chơn lý.

- Cực hình: Hình phạt nặng nề.

- Nhẫn nhục: Nhịn nhục bền chí chịu đựng, chẳng oán hờn.

- Ba quân: Quân đội; lính bộ, lính thủy, lính cởi ngựa (ngày xưa).
B. NGHĨA Ý:
(1) Ý nghĩa của Tích chuyện:

Tích chuyện thuật lại việc đức Phật cảm hoá cả bốn người anh em lỗ mãng bằng đức nhẫn nhục và sự trầm tĩnh.

Ý nghĩa của Tích chuyện: hòa nhã trước lời hỗn láo, sẽ khiến cho kẻ đối thoại phải hổ thẹn trong lòng.

(2) Ý nghĩa của bài Kệ số 399:

Ý nghĩa của bài Kệ nằm gọn trong câu: "Lấy nhẫn làm sức mạnh ba quân", có nghĩa là dùng sự nhẫn nhục để đối phó với mọi sự khó khăn, cũng như đó là sức mạnh của Quân đội chống đỡ kẻ thù.

Thông thường, hễ nhịn ai thì người khác cho đó vì yếu kém mà chịu thua, để bị hiếp đáp. Nhưng biết nhịn khi mình yếu, chẳng gây thêm đổ vỡ, đó là khôn ngoan tránh trước cái hại to lớn. Vả lại, biết mình đang nhịn, chẳng phải là mình đang thua đâu; trái lại, người biết nhịn là người đang thắng. Thắng ai đâu? Thắng chính mình, thắng được lòng oán ghét đang nổi lên khỏi kéo dài để làm khổ lòng mình.
Hình ảnh


Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Tìm Hiểu & Học Tập Kinh Pháp Cú

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

280. TÍCH CHUYỆN TÔN GIẢ XÁ LỢI PHẤT NHẪN NHỤC NGHE MẸ NHIẾC MÓC
Vào một thời kia, đức Phật ngụ tại tịnh xá Trúc Lâm, gần thành Vương Xá, trong một kỳ giảng pháp, có đề cập đến đức nhẫn-nhục của Tôn giả Xá Lợi Phất khi bị mẹ nhiếc móc.

Thuở ấy, Tôn giả hướng dẫn một số đông tỳ kheo trở về quê cũ ở làng Na La Ca, đến trước cửa nhà mình mà khất thực. Mẹ của Tôn giả, vốn là người ngoại đạo, mời tất cả vào nhà, dọn thực phẩm lên đãi. Khi sớt món ăn vào bát của Tôn giả Xá Lợi Phất, bà mẹ nói: "Con lại đi ăn đồ thừa, bỏ cả gia tài to lớn để làm tỳ kheo, hại cả nhà mẹ của con!" Tôn giả lẵng lặng ngồi nghe, mặt chẳng đổi sắc. Khi chia thức ăn cho các tỳ kheo, bà mẹ lại nói: "Các ông bắt con tôi theo hầu hạ, đây thức ăn, dùng đi!" Tôn giả im lặng thọ thực, rồi từ tốn đứng dậy, ôm bình bát về chùa.

Các vị tỳ kheo đi theo, khen ngợi đức nhẫn nhục của Tôn giả với đức Phật. Đức Phật bảo: "Đối với bực A la hán, chẳng hề nổi nóng, chẳng hề để sân hận khởi lên bao giờ ".

Rồi đức Phật nói lên bài Kệ sau đây:
  • Chẳng sân hận, làm tròn bổn phận.
    Giới hạnh trang nghiêm, tham ái tận,
    Căn nhiếp phục, thân nầy là chót,
    Như Lai gọi là Bà la môn.
    (Kệ số 400)
TÌM HIỂU:

A. NGHĨA CHỮ:
- Na La Ca: Tên làng nầy, tiếng Pali là Nālaka.

- Trúc Lâm, Vương Xá: Tịnh xá cất trong vườn trúc của vua Tần Bà Sa La (Bimbisara), gần thủ đô Vương Xá (Rājagaha) nước Ma Kiệt Đà (Magadha).

- Nhiếc móc: Mắng mỏ.

- Thọ thực: Đang ăn các đồ ăn nhận được.(Thọ = nhận; Thực = ăn)

- Giới hạnh trang nghiêm: Giữ tròn các điều răn cấm cẩn thận.

- Tham ái tận: Tham = ham muốn quá; Ái- = thương, thích; Tận = dứt hết sạch. Tham ái tận là dứt hết mọi ham muốn.

- Căn nhiếp phục: Căn là các giác quan như mắt, tai, mũi, lưỡi,.. Nhiếp phục = khéo kềm giữ, chẳng cho chạy theo cảnh sắc bên ngoài.

- Bà la môn: ở đây có nghĩa là bực A la hán.
B. NGHĨA Ý:

(1) Ý nghĩa của Tích chuyện:

Tích chuyện thuật lại gương nhẫn nhục của Tôn giả Xá Lợi Phất. Sự nhẫn nhục nầy rất khó thực hiện, vì Tôn giả bị mẹ mắng mỏ ngay trước mặt các vị tỳ kheo học trò của mình.

(2) Ý nghĩa của bài Kệ số 400:

Ý nghĩa của bài Kệ đề cao đức nhẫn nhục, như nơi bài Kệ trước. Xin phân tách từng câu, để ghi thêm vài điểm quan trọng:

  • a. Chẳng sân hận, làm tròn bổn phận: Bổn phận nào? Bổn phận của tỳ kheo: tu sao cho dứt phiền não, để chứng quả vị A la hán;

    b. Giới hạnh trang nghiêm: Giới đứng đầu trong tam học (= giới, định, huệ), giữ giới hoàn toàn mới có định tâm, và trí huệ phát sáng.

    c. Căn nhiếp phục: làm chủ các giác quan, chẳng cho dính mắc theo cảnh vật bên ngoài, để giữ tâm bên trong thanh tịnh.

    d. Thân nầy là chót: tức là chẳng còn bị tái sanh để mang lại thân tâm khác ở cõi Luân hồi; nói cách khác, đã chứng được vô sanh.

    e. Như Lai gọi là Bà la môn: đấy là bực A la hán (Arahant).
281. TÍCH CHUYỆN NI BÀ BÍCH LIÊN

Tích chuyện nầy tiếp theo Tích chuyện số (54) về Nữ Trưởng lão Bích Liên.

Vào một thời kia, đức Phật ngụ tại chùa Kỳ viên, nước Xá vệ, trong một kỳ giảng pháp có đề cập đến Ni bà Bích Liên.

Thuở ấy, tỳ kheo ni Bích Liên sống một mình trong am vắng nơi rừng Hắc lâm, bị kẻ bất lương là Nan Đà hãm hiếp.

Khi biết sự việc đó, các tỳ kheo mới hỏi Phật, chẳng biết bực A la hán có còn dục tình, cảm thấy khoái lạc về nhục thể nữa không, vì dầu sao thân vật chất của mọi người cũng giống nhau. Đức Phật bảo: "Nầy chư Tăng, bực A la hán chẳng đắm mình trong thú vui thể xác, chẳng vướng vào các trần, chẳng đeo theo sự thoả mãn của các căn, khác nào như nước đổ trên lá sen, như hột cải để trên đầu mũi kim".

Rồi đức Phật nói lên bài Kệ sau đây:

  • Như nước đổ trên lá sen,
    Như hột cải trên đầu kim,
    Người dục lạc chẳng ố hoen,
    Như Lai gọi là Bà la môn.
    (Kệ số 401)
TÌM HIỂU:

A. NGHĨA CHỮ:

- Ni bà: Tỳ kheo ni ngang hàng với Hòa thượng bên nam giới.

- Bích Liên: Tên Ni bà, tiếng Pali là Uppalavannā, bông sen xanh.

- Hắc lâm: Khu rừng u tối, tiếng Pali là Andhavana. (Hắc = đen)

- Hãm hiếp: Cưỡng bức ép việc gian dâm.

- Dục tình: Sự ham muốn giao hợp giữa trai gái.

- Dục lạc: Dục = muốn; Lạc = thú vui. Dục lạc là thú vui vật chất.

- Khoái lạc: Sự sung sướng, nhứt là về thể chất.

- Căn, trần: Sáu căn là mắt, tai, mũi, lưỡi và da; các trần là sắc (hình sắc), thanh (âm thanh), hương, vị, xúc (cảm xúc), pháp (sự vật).

- Ố-hoen: Nhiễm dơ.

B. NGHĨA Ý:

(1) nghĩa của Tích chuyện:

Tích chuyện nhắc lại câu hỏi của các vị tỳ kheo, A la hán còn hưởng dục lạc về thân xác không? Đức Phật đáp, A la hán đã dẹp bỏ mọi dục lạc; các thú vui vật chất chẳng cám dỗ được, như nước đổ trên lá sen chẳng dính, như hột cải để trên mũi kim chẳng đứng vững.

(2) Ý nghĩa của bài Kệ số 401:

Ý nghĩa bài Kệ rất rõ ràng: có dẹp bỏ mọi dục lạc, lìa xa mọi thú vui vật chất và thể xác, thì mới chứng được quả vị A la hán.

Hình ảnh


Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Tìm Hiểu & Học Tập Kinh Pháp Cú

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

282. TÍCH CHUYỆN NGƯỜI NÔ LỆ ĐẮC QUẢ A LA HÁN
Vào một thời kia, đức Phật ngụ tại chùa Kỳ Viên, nước Xá Vệ, trong một kỳ giảng pháp, có đề cập đến một vị A la hán, trước làm nô lệ cho một người Bà la môn.

Thuở ấy, có một người nô lệ trẻ tuổi, được chấp nhận vào Tăng đoàn, tu hành thật tinh tấn nên sớm chứng quả A la hán. Một hôm, vị ấy cùng với đức Phật, đi khất thực trong thành Xá Vệ. Bỗng người chủ cũ trông thấy, mới chạy lại nắm chặt lấy áo cà sa. Đức Phật hỏi nguyên do, người chủ bảo, đấy là kẻ nô lệ của ông ta. Đức Phật bảo: "Vị tỳ kheo nầy đã đặt gánh nặng xuống đất rồi!" Người chủ chẳng hiểu, hỏi lại, đức Phật mới cho biết vị tỳ kheo nay được giải thoát hoàn toàn, vì đã chứng xong quả vị A la hán.

Rồi đức Phật nói lên bài Kệ sau đây, nhờ đó người chủ chứng được quả vị Tu đà hƯờn:
  • Ai ngay tại cõi đời nầy,
    Chứng tri đau khổ mảy may chẳng còn,
    Siêu thoát, bên đường buông gánh nặng,
    Như lai gọi là Bà la môn.
    (Kệ số 402)
TÌM HIỂU:

A. NGHĨA CHỮ:
- Nô lệ: Đầy tớ ở suốt đời với chủ, chẳng có tự do cá nhơn.

- Cà sa: Tiếng Pali: kāsāya, áo màu vàng của tu sĩ Phật giáo.

- A la hán: Arahant, quả vị thứ tư, diệt hết mọi ham muốn, chứng được vô sanh, hoàn toàn giải thoát khỏi mọi đau khổ của Luân hồi.

- Tu đà hườn: Sotāpatti, quả vị thứ nhứt, còn gọi là Nhập Lưu, được dự vào dòng Thánh, hay Thất Lai, chỉ còn tái-sanh bảy lần nữa.

- Chứng tri: Chính mình biết rõ nơi mình (Tri = biết)

- Siêu thoát: Siêu = vượt lên trên; Thoát = thoát khỏi.
B. NGHĨA Ý:
(1) Ý nghĩa của Tích chuyện:

Ý nghĩa của Tích chuyện là mặc dầu là kẻ nô lệ, nếu biết tu hành tinh tấn, sẽ chứng được quả vị cao quí là A la hán.

(2) Ý nghĩa của bài Kệ số 402:

Ý nghĩa bài Kệ nói về người đã giải thoát hoàn toàn (= chứng quả A la hán). Khi nào được giải thoát? Khi tự mình chứng tri (= biết rõ) nơi mình chẳng còn mảy may đau khổ, buông bỏ gánh nặng của thân tâm, sống an nhiên, tự tại. Thế nào là bỏ gánh nặng? Đó là xem thân tâm năm uẩn nầy vô thường, chẳng tríu mến đến nó nữa.
283. TÍCH CHUYỆN NI BÀ KHÊ MA
Tích chuyện nầy tiếp theo Tích chuyện số (244) về Hoàng hậu Khê Ma.

Vào một thời kia, đức Phật ngụ trên núi Linh Sơn, trong một kỳ giảng pháp, có đề cập đến Ni bà Khê Ma.

Một hôm, vào lúc sắp rạng đông, vua Trời Đế Thích và chư Thiên đến núi Linh Sơn chiêm bái đức Phật. Bấy giờ, ni bà Khê Ma thi triển thần thông cũng bay đến núi để đảnh lễ đức Phật. Thấy có chư Thiên đang quay quần trước hương phòng, ni bà cúi xuống lễ Phật, rồi bước ra. Vua Trời Đế Thích trông thấy mới thưa hỏi đức Phật đó là ai vậy. Đức Phật đáp: "Nầy Thiên đế, đó là tỳ kheo ni Khê Ma, người nữ đệ tử có trí huệ xuất sắc nhứt trong Ni đoàn, kiến thức thật sâu xa, biết phân biệt rõ ràng đường chánh với nẻo tà".

Rồi đức Phật nói lên bài Kệ sau đây:
  • Người có trí, kiến thức sâu xa,
    Phân biệt rành đường chánh nẻo tà,
    Thành đạt được mục tiêu tối thượng,
    Như Lai gọi là Bà la môn.
    (Kệ số 403)
TÌM HIỂU:

A. NGHĨA CHỮ:
- Ni bà: Hay nữ Trưởng lão, là bực cao cấp trong hàng ni chúng.

- Khê Ma: Tên vị Ni bà, tiếng Pali là Khemā.

- Núi Linh Sơn: Tên núi nầy, tiếng Pali là Gijjhakuṭa, ngọn giống hình chim thứu(= kên-kên); Đức Phật nói Kinh Pháp Hoa tại núi nầy.

- Trời Đế Thích: Sakka, vua cõi Trời Đao lợi.

- Thi triển thần thông: Xử dụng các khả năng khác thường như bay bổng trên không, đi trên mặt nước, nhờ định lực tu tập cao.

- Thiên đế: Vua Trời.

- Hương phòng: Căn phòng có hương thơm dành riêng cho Phật.

- Kiến thức: Kiến = thấy; Thức = biết. Kiến thức là sự hiểu biết.

- Tối thượng: Tối = hết sức; Thượng = cao; Tối thượng là cao nhứt.
B. NGHĨA Ý:
(1) Ý nghĩa của Tích chuyện:

Tích chuyện chẳng có ý nghĩa chi đặc biệt, ngoài việc dùng để giới thiệu tài đức của Ni bà Khê Ma với vua Trời Đế Thích, và dẫn đến bài Kệ.

(2) Ý nghĩa của bài Kệ số 403:

Bài Kệ nêu lên Trí huệ Bát nhã Ba la mật của bực A la hán. Trí huệ đó là gì? Bát nhã (chữ Phạn: Prajna) là Trí huệ; Ba la mật (Phạn: Paramitra) là đưa qua bờ bên kia, bờ giác ngộ. Nhờ Trí huệ nầy mà vị tu hành được giác ngộ và giải thoát, chứng quả A la hán Bất tử, đó là mục tiêu tối thượng được nói trong câu thứ ba của Bài Kệ.
Hình ảnh


Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Tìm Hiểu & Học Tập Kinh Pháp Cú

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

284. TÍCH CHUYỆN TRƯỞNG LÃO THI SA VÀ VỊ THẦN LINH
Vào một thời kia, đức Phật ngụ tại chùa Kỳ Viên, nước Xá Vệ, trong một kỳ giảng pháp, có đề cập đến Trưởng lão Thi Sa và vị thần linh trong động núi.

Thuở ấy, vào cuối mùa mưa, tỳ kheo Thi Sa được đức Phật chỉ dạy một đề tài thiền quán, liền lên núi, tìm được một hang động vừa ý, sống một mình ở đấy để tu tập. Động ấy vốn là nơi nương tựa một vị thần linh. Khi Thi Sa đến ở, vị thần linh phải lánh ra ngoài, vì chẳng dám cùng cư trú với bực tu hành giới đức thật thanh tịnh. Hằng ngày, Tỳ kheo Thi Sa đi vào làng khất thực tại nhà một nữ tín chủ có một người con trai còn nhỏ tuổi. Vị thần linh chẳng dám hiện lên để mời tỳ kheo Thi Sa đi ở chỗ khác, mới nghĩ ra một kế dành lại động đá. Vị ấy liền nhập vào đứa bé, khiến nó trợn ngược mắt, ngoẹo đầu ra sau, trông rất dễ sợ. Bà mẹ hoảng hốt, khóc lóc. Vị thần hiện lên mách kế, ngày mai có tỳ kheo nào đến khất thực, cứ năn nỉ xin dội nước vào chơn đứa con, thì nó sẽ khỏi bịnh.

Sáng hôm sau, khi dưng thực phẩm cúng dường xong, người mẹ khóc, nhờ Tỳ kheo Thi Sa dội nước rửa chơn cho con để cứu nó. Thi Sa vừa xối nước vào chơn đứa bé, thì nó trở lại bình thường. Ông liền từ giã, trở về động. Tới hang đá, vị thần linh chận lại và bảo rằng: "Ông vừa phạm giới, sáng nay hành nghề trị bịnh ở nhà thí chủ, chẳng xứng đáng làm tỳ kheo". Thi Sa nhớ lại mình chỉ dội nước vào chơn đứa bé, theo lời yêu cầu của mẹ nó, chớ nào có vi phạm giới luật hành nghề trị bịnh đâu. Quán thấy giới đức mình hoàn toàn thanh tịnh, tâm Thi Sa tràn ngập một niềm phỉ lạc lâng lâng, rồi đi sâu vào đại định, chứng được quả A la hán, ngay tại cửa động. Sau khi xuất định, trưởng lão Thi Sa bảo vị thần linh biết và khuyên nên đi tìm nơi ẩn trú ở chỗ khác.

Khi trở lại chùa, Trưởng lão thuật lại việc bị thần linh ngăn trở ở cửa động, các vị tỳ kheo khác hỏi, lúc ấy Trưởng lão có khởi tâm tức giận không. Trưởng lão lắc đầu. Các vị tỳ kheo còn chưa tin, mới trình lại với Đức Phật. Đức Phật bảo: "Nầy chư Tăng, tỳ kheo Thi Sa nay đắc quả A la hán, chẳng còn tức giận nữa". Nhơn sự việc vừa qua của Trưởng lão Thi Sa, đức Phật mới nói lên bài Kệ sau đây để nêu lên đức độ của một bực A la hán:
  • Chẳng thân thiết quá với cả hai:
    Kẻ tại gia, như hàng tăng lữ;
    Thiểu dục, độc thân, đi đó đây,
    Như Lai gọi là Bà la môn.
    (Kệ số 404)
TÌM HIỂU:

A. NGHĨA CHỮ:
- Thi Sa: Tên của Trưởng lão, tiếng Pali là Tissa.

- Đề tài thiền quán: Một đầu đề để suy nghĩ sâu xa khi ngồi Thiền; ví-dụ như quán thân bất tịnh, quán lý vô thường, v.v...

- Nữ tín chủ: Người đàn bà có lòng tin tưởng nơi đạo Phật, thường hay cúng dường các vị tu hành.

- Hành nghề trị bịnh: Theo giới luật Khất sĩ, tỳ kheo chẳng được có nghề riêng để sanh sống, mà phải đi khất thực. Vì lẽ nầy mà cấm việc tỳ kheo đi trị bịnh cho các tín chủ, để được đền ơn.

- Phỉ lạc: Tiếng Pali là Piti, niềm vui nhẹ nhàng trong lòng khi đắc được định tâm.

- Đại định: Tâm an định thâm sâu, khi chứng cảnh thiền.

- Quá thân thiết: Quá thân mật, đi xa quá sự xã giao thường.

- Hàng Tăng lữ: Các vị tỳ kheo, tỳ kheo ni nói chung.

- Thiểu dục: Thiểu =ít; Dục = muốn; Thiểu dục = bớt ham muốn
B. NGHĨA Ý:
(1) Ý nghĩa của Tích chuyện:

Tích chuyện thuật lại việc tranh chấp động đá trên núi giữa vị tỳ kheo và vị thần linh. Vị thần linh tìm kế vu oan cho vị tỳ kheo là phạm giới hành nghề trị bịnh, chận ngoài cửa hang chẳng cho vào. Tỳ kheo Thi Sa chẳng hề tức giận, quán thấy giới đức mình thanh tịnh, khởi tâm phỉ lạc, nhập vào đại định, chứng được quả-vị A la hán.

Nhơn việc nầy, đức Phật dạy, bực A la hán chẳng quá thân thiết với kẻ tăng người tục, sống một mình, ít ham muốn, rày đây mai đó.

(2) Ý nghĩa của bài Kệ số 404:

Bài Kệ nêu lên đức độ của vị A la hán trong cuộc sống ẩn dật. Xin phân tách các điểm chánh:
  • (1) Chẳng quá thân thiết với cả hai: Kẻ tại gia, như hàng tăng lữ: Tại sao tỳ kheo chẳng nên quá thân thiết với kẻ tăng người tục? Vì quá thân thiết sẽ sanh ra suồng sã, rồi dễ đi đến tình cảm lăng nhăng, khiến giới đức mất thanh tịnh.

    (2) Thiểu dục: ít ham muốn, biết tự chế, dễ khép mình vào kỷ luật tu hành.

    (3) Độc thân: biết sống một mình chẳng cảm thấy cô đơn, vui "làm bạn" với những tiến bộ của mình trên đường tu tập.

    (4) Đi đó đây: chẳng quyến luyến ở mãi một nơi, để khỏi bị ràng buộc; ngay cả ngồi nghỉ cũng chẳng chọn mãi một gốc cây, nay gốc cây nầy, mai gốc cây nọ, để cắt đứt sự trìu mến.
285. TÍCH CHUYỆN VỊ TỲ KHEO BỊ ĐÁNH ĐẬP
Vào một thời kia, đức Phật ngụ tại chùa Kỳ Viên, nước Xá Vệ, trong một kỳ giảng pháp, có đề cập đến một vị tỳ kheo bị đánh đập.

Thuở ấy, có một vị tỳ kheo được đức Phật chỉ dạy một đề tài thiền quán, đi vào rừng sâu, nỗ lực tu tập ngày đêm, đắc được định tâm, chứng được quả vị A la hán. Vị ấy liền quay về chùa Kỳ Viên để tạ ơn Phật. Dọc đường, đi ngang qua một căn nhà, nghe tiếng cãi vã dữ dội của hai vợ chồng giận nhau. Bỗng người vợ bỏ nhà, ra đi, bước theo sau vị tỳ kheo. Người chồng rượt theo, trông thấy, nổi cơn ghen, hăm doạ, chửi mắng vị tỳ kheo là quyến rũ vợ mình. Anh ta chạy đến đánh đập vị tỳ kheo rất tàn-nhẫn. Người vợ càng can, người chồng càng mạnh tay đánh. Vị tỳ kheo vẫn im lìm chịu đựng, chẳng chút giận hờn.

Về đến chùa, các vị tỳ kheo khác trông thấy các vết thương, vừa băng bó, vừa hỏi chuyện. Nghe kể lại trận đòn ghen oan ức, các vị tỳ kheo hỏi, có tức giận không. Thấy nạn nhơn lắc đầu, các vị tỳ kheo chẳng tin, trình cớ sự lên đức Phật. Đức Phật bảo: "Nầy chư Tăng, một vị A la hán đã buông bỏ gậy gộc và gươm đao từ lâu, nên chẳng hề tức giận khi bị hành hung".

Rồi đức Phật mới nói lên bài Kệ sau đây:
  • Kẻ nào đao trượng đã từ khước,
    Đối mọi chúng sanh cường hay nhược,
    Chẳng hề giết, chẳng hề bảo giết,
    Như-Lai gọi là Bà la môn
    (Kệ số 405)
TÌM HIỂU:

A. NGHĨA CHỮ:
- Đề tài thiền quán: Đầu đề để chiêm nghiệm khi ngồi Thiền.

- Định tâm: Tâm an định, chẳng xao động, trong khi ngồi Thiền.

- Buông bỏ gậy gộc và gươm đao: Ý nói đã từ khước việc dùng võ lực đánh đập lại kẻ khác.

- Hành hung: Hành = làm; Hung = dữ. Hành hung là đánh đập dữ

- Đao trượng: Đao = gươm đao; Trượng = gậy gộc.

- Từ khước: Dứt bỏ, chẳng dùng, chẳng theo.

- Cường, nhược: Cường = mạnh bạo; Nhược = yếu ớt.
B. NGHĨA Ý:
(1) Ý nghĩa của Tích chuyện:

Tích chuyện kể lại vị tỳ kheo bị trận đòn ghen oan ức, thân thể bị thương tích, mà chẳng hề oán giận, chẳng chống trả lại. Đức Phật, nhơn việc nầy, nêu lên đức tánh quí của bực A la hán: tâm vô tác hại, chẳng hề muốn gây thương tổn về vật chất cũng như về tinh thần, đối với mọi chúng sanh.

(2) Ý nghĩa của bài Kệ số 405:

Bài Kệ dạy ta về tâm vô tác hại của bực A la hán: từ bỏ hẳn việc dùng võ lực gây đau khổ cho mọi chúng sanh. Chẳng những chẳng dùng sức mạnh để chống lại sức mạnh, mà cả việc chẳng sát hại các sanh vật nhỏ nhít, yếu ớt như côn trùng. Chẳng những chẳng gây đau khổ về vật chất, mà còn tránh cả các hành động, lời nói gây tổn thương về tinh thần. Chẳng những chính mình chẳng sát hại, mà còn phải can thiệp để ngăn kẻ khác sát hại; tránh thái độ dửng dưng mà vô tình làm đồng loã với kẻ hung bạo.
Hình ảnh


Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Tìm Hiểu & Học Tập Kinh Pháp Cú

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

286. TÍCH CHUYỆN BỐN VỊ SA DI
Vào một thời kia, đức Phật ngụ tại chùa Kỳ Viên, nước Xá Vệ, trong một kỳ giảng pháp, có đề cập đến bốn vị Sa di còn nhỏ tuổi mà đã chứng đắc quả A la hán.

Thuở ấy, có một người đàn bà sửa soạn thức ăn để cúng dường. Bà nhờ chồng đến chùa Kỳ Viên thỉnh cho được bốn vị Trưởng lão đã chứng đắc quả vị A la hán, đến để nhận lễ. Người chồng đến chùa thỉnh và có bốn vị sa di tên là Sơn Khí Ca, Bàn Đi Ta, Sơ Phà Ca và Lê Va Ta, được chỉ định đi đến nhà. Người đàn bà thất vọng, bảo chồng phải mời cho được bốn vị Trưởng lão đến. Người chồng gặp được Tôn giả Xá Lợi Phất, liền thỉnh đến nhà. Vào đến cửa, trông thấy bốn vị Sa di đang ngồi chờ, Tôn giả mới hỏi đã thọ thực chưa, và thực phẩm được chuẩn bị cho mấy người. Khi được biết cả bốn vị Sa di còn chưa thọ thực, Tôn giả liền bỏ ra về. Người đàn bà lại dục chồng đi mời lần nữa. Chuyến nầy, Tôn giả Mục Kiền Liên đến, khi biết thực phẩm chỉ đủ cho bốn người, cũng lại ra về như Tôn-giả Xá Lợi Phất.

Trời đã trưa, các vị Sa di đã bắt đầu cảm thấy đói. Vua Trời Đế Thích nhìn thấy tình cảnh của các vị Sa di, liền hiện xuống làm một vị Bà la môn già cả, đi vào nhà. Người đàn bà mừng rỡ lắm, mời lên ngồi trên. Nhưng vị ấy đến lạy chào bốn vị Sa di, xong lại ngồi dưới đất, nói mình thật là Vua Trời Đế Thích đang kính lễ bốn vị A la hán. Vợ chồng người tín chủ nghe nói, rất hâN hoan, mới dâng thực phẩm lên. Sau khi thọ thực, cả năm vị thi triển thần thông, bay bổng lên không trung; vua Đế Thích trở về cung Trời Đao Lợi, quí vị Sa di quay lại chùa Kỳ Viên.

Chiều hôm ấy, các vị tỳ kheo hỏi bốn vị sa di trẻ tuổi, hồi trưa bị đói, vì gia chủ chê họ còn nhỏ, chẳng chịu dưng thực phẩm cho ăn, có tức giận không. Các vị lắc đầu. Đức Phật bảo: "Bực A la hán chẳng hề tức giận, ngay cả với kẻ chống đối, hay khinh khi mình".

Rồi đức Phật nói lên bài Kệ sau đây:
  • Thân thiện giữa những người thù nghịch,
    Ôn hòa giữa bọn địch hung hăng,
    Vô nhiễm giữa những ai hằng đắm chấp,
    Như Lai gọi là Bà la môn.
    (Kệ số 406)
TÌM HIỂU:

A. NGHĨA CHỮ:
- Sa di: Người mới vào tập sự tu ở chùa, chưa thọ giới tỳ kheo. Tiếng Pali là Sāmanera. Ở đây, bốn vị Sa di vì còn nhỏ, chưa đủ hai mươi tuổi để thọ-giới tỳ kheo, nhưng tu tập giỏi nên chứng A la hán.

- Tên tiếng Pali của các vị Sa di: Sơn Khí Ca (Samkicca); Bàn Đi Ta (Pandita); Sơ Phà Ca (Sopāka) và Lê Va Ta (Revata).

- Trưởng lão: Thera, vị tu sĩ đạo đức cao trong hàng tỳ kheo.

- Tôn giả Xá Lợi Phất: Tên tiếng Pali là Sāriputta.

- Tôn giả Mục Kiền Liên: Tên tiếng Pali là Moggallāna.

- Vua Trời Đế Thích: Vị vua trên cung trời Đao Lợi (Tāvatimsa), có tên là Sakka.

- Thi triển thần thông: Xử dụng các khả năng khác thường, như bay bổng, đi vào lửa, v.v... nhờ định lực tu tập cao.

- Thân thiện: Có nhiều tình cảm tốt đối với ai.

- Ôn hòa: Ôn = ấm áp; Hòa = hòa thuận. Người ôn hòa là người hiền lành, chẳng gây gổ, chẳng hiếp đáp ai.

- Đắm chấp: Đắm = mê đắm; Chấp = cố chấp. Người đắm chấp là người say mê, bám chặt vào một điều gì thì chẳng hề lơi ra.
B. NGHĨA Ý:
(1) Ý nghĩa của Tích chuyện:

Tích chuyện thuật lại bốn vị Sa di bị đói, vì bà chủ nhà chờ mời được bốn vị Trưởng lão lớn tuổi mới chịu dâng cúng thực phẩm. Được hỏi bị đói, bị đối xử như thế, có tức giận không, cả bốn vị đều trả lời không, vì họ đã chứng được quả vị A la hán, trong tâm đã dẹp sạch phiền não tham, sân, si.

(2) Ý nghĩa của bài Kệ số 406:

Bài Kệ nêu lên đức tánh cao quí của vị A la hán vì tâm thanh tịnh và bình thản, nên chẳng hề bị hoàn cảnh sai sử, lôi cuốn, do đó mà biết thân thiện giữa những người thù nghịch, biết ôn hòa giữa những người hung hăng: chẳng ô nhiễm giữa những người mê đắm.

Giữ được tâm bình thản trong mọi hoàn cảnh là khó, vì:
  • a. Thân thiện với người thân thì dễ, mà rất khó khi gặp người thù nghịch cứ chống đối luôn;

    b. Ôn hòa với người hiền thì dễ, mà rất khó khi gặp kẻ hung hăng thường gây hấn với mình;

    c. Vô nhiễm giữa người mê đắm rất khó, vì bị cám dỗ luôn.
287. TÍCH CHUYỆN TRƯỞNG LÃO ĐẠI PHAN
Tích chuyện nầy tiếp theo Tích chuyện số (17) về Tôn giả Tiểu Phan Tha Ca.

Vào một thời kia, đức Phật ngụ tại tịnh xá Trúc Lâm, gần thành Vương Xá, trong kỳ giảng pháp, có đề cập đến Trưởng lão Đại Phan.

Trưởng lão Đại Phan đã chứng đắc quả vị A la hán, khi em Ngài là Tiểu Phan mới thọ giới tỳ kheo. Trí thông minh của Tiểu Phan rất chậm lụt, vì trong tiền kiếp, Tiểu Phan cứ theo chọc ghẹo một vị Tăng ngu tối. Tiểu Phan học một bài Kệ bốn câu mà cả bốn tháng chưa thuộc. Trưởng lão Đại Phan thấy thế bảo em, thà hoà tục còn hơn.

Các vị tỳ kheo khác nghe nói, mới đến bạch Phật: "Bạch Thế tôn, một vị A la hán như Trưởng lão Đại Phan, có còn nóng giận không? Sao lại bảo người em học chậm phải hoàn tục?" Đức Phật đáp: "Nầy chư tỳ kheo, một vị A la hán chẳng còn phiền não, làm sao nổi nóng được? Tỳ kheo Đại Phan chỉ vì muốn xây dựng cho em nên nói thế".

Rồi đức Phật nói lên bài Kệ sau đây:
  • Người chẳng còn chi bám dính nổi,
    Tham, sân, kiêu mạn, tị, hiềm,
    Cũng như hột cải rơi khỏi đầu kim,
    Như Lai gọi là Bà la môn.
    (Kệ số 407)
TÌM HIỂU:

A. NGHĨA CHỮ:
- Đại Phan: Tên vị Trưởng lão nầy, tiếng Pali là Mahāpanthika.

- Tiểu Phan: Tên vị tỳ kheo nầy, tiếng Pali là Cūlapanthika, phiên âm theo tiếng Hán Việt là Châu Lợi Bàn Đà Già.

- Tiền kiếp: Kiếp trước, đời trước trước đời nầy.

- Hoàn tục: Hoàn = trở về; Tục = đời sống thế tục. Hoàn tục là bỏ cuộc tu hành trong chùa, trở lại đời sống có gi đình ngoài xã hội.

- Thế Tôn: Thế = đời, thế gian; Tôn = tôn trọng. Thế tôn tức là đức Phật, bực được cả thế gian tôn kính.

- Kiêu mạn: Phách lối, quá tự cao, xem mình là hơn tất cả.

- Tị, hiềm: Tị = ganh tị, ghen ghét; Hiềm = hiềm nghi, nghi ngờ.
B. NGHĨA Ý:
(1) Ý nghĩa của Tích chuyện:

Tích chuyện rất giản dị: Trưởng lão Đại Phan thấy em mình kém thông minh, học bài Kệ trong bốn tháng chẳng thuộc, bảo em nên hoàn tục đi. Các vị tỳ kheo khác cho là Trưởng lão nóng giận em, mới đến thưa trình với Phật. Đức Phật bảo, đối với người đã chứng A la hán như Trưởng lão Đại Phan, chẳng hề nổi nóng, vì trong tâm đã dẹp xong mọi phiền não rồi.

Ngoài ý nghĩa chẳng nổi sân ra, còn một ý nghĩa khác: Tiểu Phan vì kiếp trước chọc ghẹo một vị tăng ngu tối, nên kiếp nầy phải làm một tăng nhơn bị kém trí thông minh: đó là quả báo.

(2) Ý nghĩa của bài Kệ số 407:

Cũng như các bài Kệ trước trong Phẩm Bà la môn, bài Kệ nầy nêu đức tánh chẳng bị ô nhiễm của một vị A la hán: Người, chẳng còn chi bám dính nổi, chẳng còn chi làm ô uế được. Đức tánh nầy được bài Kệ nêu lên với hình ảnh hột cải nhỏ để trên đầu mũi kim, chẳng thể nào dính vào cây kim được.

Trong số các tâm sở bất thiện: tham, sân, kiêu mạn, tị, hiềm, hai tâm sở tham, sân và tâm sở si là quan trọng và khó đối trị, thường được gọi là căn bản phiền não; còn các tâm sở bất thiện khác như kiêu mạn, ganh tị, hiềm nghi, v.v... được gọi là tùy phiền não, hay là các phiền não phụ thuộc, vì chúng dựa theo các tâm sở chánh tham, sân, si mà cùng phát khởi lên trong tâm.

Muốn đối trị các tâm sở bất thiện nói chung, cần phải tỉnh giác luôn luôn, mỗi khi chúng khởi lên, ta liền biết mà chận chúng đi.
Hình ảnh


Đã khóa

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.18 khách