Tìm Hiểu & Học Tập Kinh Pháp Cú

Cùng nhau học hỏi những bài giáo lý căn bản và kiến thức Phật học phổ thông.
Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Tìm Hiểu & Học Tập Kinh Pháp Cú

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

288. TÍCH CHUYỆN TRƯỞNG LÃO PHÍ LINH ĐA
Vào một thời kia, đức Phật ngụ tại tịnh xá Trúc Lâm, gần thành Vương xá, trong kỳ giảng pháp, có đề cập đến Trưởng lão Phí Linh Đa.

Thuở ấy, tỳ kheo Phí Linh Đa tánh hay trịch thượng, thường xưng hô với kẻ khác như là nói với cấp dưới của mình. Nhiều vị tỳ kheo khác bất mãn, mới thưa trình cùng đức Phật. Đức Phật quán thấy, trải qua nhiều đời kiếp, Phí Linh Đa sanh trong gia tộc Bà la môn, nên thường tự xem mình là người cao quí, còn những kẻ khác thấp kém hơn mình. Mặc cảm tự tôn đó cho đến đời nầy vẫn còn dấu vết. Đức Phật mới bảo các tỳ kheo: "Nầy chư Tăng, Phí Linh Đa tuy ăn nói thiếu nhã nhặn, vì thói quen nhiều đời trước, chớ trong tâm chẳng có ác ý muốn làm mất lòng người khác. Người chứng được quả A la hán chẳng hề làm hại ai".

Rồi đức Phật mới nói lên bài Kệ sau đây:
  • Người nói lời hòa nhã, êm tai,
    Lời xây dựng, cùng lời chơn thật,
    Chẳng bao giờ nói mích lòng ai,
    Như Lai gọi là Bà la môn.
    (Kệ số 408)
TÌM HIỂU:

A. NGHĨA CHỮ:
- Phí Linh Đa: Tên vị tỳ kheo nầy, tiếng Pali là Pilindavaccha.

- Bất mãn: Chẳng vừa ý, hơi có ý giận.

- Quán thấy: Dùng con mắt tâm mà nhìn bên trong.

- Mặc cảm tự tôn: Mặc cảm là tình cảm chìm lắng trong tiềm thức lâu đời, thường khởi lên nơi tâm mà người chủ động ít ngờ đến. Tự tôn là xem mình cao hơn kẻ khác. Trái với mặc-cảm tự tôn là mặc cảm tự ti.

- Nhã nhặn, hòa nhã: Dịu hiền, dễ nghe, dễ thương.
B. NGHĨA Ý:
(1) Ý nghĩa của Tích chuyện:

Tích chuyện chê kẻ ăn nói trịch thượng.

(2) Ý nghĩa của bài Kệ số 408:

Ý nghĩa bài Kệ rất rõ ràng, khen ngợi người nói lời hòa nhã.
289. TÍCH CHUYỆN VỊ TỲ KHEO LƯỢM VẢI
Vào một thời kia, đức Phật ngụ tại chùa Kỳ Viên, nước Xá Vệ, trong một kỳ giảng pháp có đề cập đến một vị tỳ kheo lượm vải ngoài đường.

Một hôm, có vị tỳ kheo trên đường đi khất thực về, trông thấy một miếng vải bị gió bay dưới đất, mới cúi xuống lượm lên. Nào ngờ, đó là miếng vải của một người Bà la môn đem phơi. Người nầy thấy vị tỳ kheo nhặt lấy, mới chạy theo đòi lại, miệng nói hỗn: "Ê! Tên trọc kia, sao lấy trộm vải của ta?" Vị tỳ kheo ngỏ lời xin lỗi.

Về đến chùa, vị ấy thuật lại cho các bạn nghe. Các vị đồng tu khác hỏi trêu chọc, vải dài ngắn, ngang được mấy tấc, màu vàng hay màu trắng, v.v... Vị tỳ kheo đáp: "Dài, ngắn, trắng, vàng chi cũng mặc kệ, ta đâu còn chút ham muốn bám víu vào vật chi". Các vị tỳ kheo khác nghe nói, cho rằng vị ấy tự nhận mình đã chứng đạo quả A la hán, mới trình cùng đức Phật. Đức Phật bảo: "Nầy chư Tăng, một vật chẳng được cho, vị A la hán chẳng hề lấy".

Rồi Đức Phật nói lên bài Kệ sau đây:
  • Người chẳng lấy của chửa được cho,
    Dầu đó là vật nhỏ hay to,
    Dài hay ngắn, hoặc thô, hoặc đẹp,
    Như Lai gọi là Bà la môn.
    (Kệ số 409)
TÌM HIỂU:

A. NGHĨA CHỮ:
- Như Lai: Tiếng Phật tự xưng khi nói với ai. Như = như thế; Lai = đến. Ý muốn nói, ta là người đến đây như thế. Tiếng Pali là Tathāgata.
B. NGHĨA Ý:
(1) Ý nghĩa của Tích chuyện:

Tích chuyện nhắc lại giới thứ hai của người tu tại gia: lấy vật chẳng được cho là phạm tội trộm cắp.

(2) Ý nghĩa của bài Kệ số 409:

Bài Kệ rất rõ nghĩa, dạy ta tránh tội trộm cắp.
Hình ảnh


Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Tìm Hiểu & Học Tập Kinh Pháp Cú

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

290. TÍCH CHUYỆN TÔN GIẢ XÁ LỢI PHẤT VÀ VIỆC DÂNG Y
Vào một thời kia, đức Phật ở tại chùa Kỳ Viên, nước Xá Vệ, trong kỳ giảng pháp, có đề cập đến Tôn giả Xá Lợi Phất và việc dâng y.

Vào mùa mưa năm ấy, Tôn giả Xá Lợi Phất có hướng dẫn một số đông tỳ kheo đến trú tại một tu viện trong ngôi làng nhỏ. Cuối mùa mưa, Tôn giả dặn các tỳ kheo, hễ có thiện nam, tín nữ nào làm lễ dâng cúng y phục cho chư Tăng, thì phải trình cho Tôn giả biết trước. Sau đó, Tôn giả trở về chùa Kỳ Viên để đảnh lễ đức Phật. Các vị tỳ kheo nghe nói như thế, mới tưởng lầm là Tôn giả còn tham luyến vào tứ sự cúng dường, mới đến thưa trình cùng đức Phật. Đức Phật bảo: "Nầy chư Tăng, Xá Lợi Phất chẳng hề còn chút tham ái nào cả. Khi dặn bảo về việc dâng y, Xá Lợi Phất muốn tạo cơ hội cho các thiện nam tín nữ được thêm công đức bố thí, và các sa di có đủ y phục".

Rồi đức Phật nói lên bài Kệ sau đây:
  • Bất cứ điều gì, người chẳng tham cầu,
    Trong đời nầy hay vào các đời sau,
    Dứt tham ái, nên được giải thoát,
    Như Lai gọi là Bà la môn.
    (Kệ số 410)
TÌM HIỂU:

A. NGHĨA CHỮ:
- Dâng y: Buổi lễ vào cuối mùa An cư kiết hạ, dưng cúng áo cà sa

- Tứ sự cúng dường: Bốn thứ lễ vật để dưng cúng chư Tăng, ni: thực phẩm, quần áo, giường chiếu, và thuốc men.

- Thiện nam, tín nữ: Tiếng để chỉ chung những người tin tưởng vào đạo Phật, thường đến giúp chư Tăng, ni ở chùa.

- Bố thí: Bố = rộng khắp; Thí = hiến tặng. Bố thí là hiến dâng của cải, công sức hay lời an ủi đến người cần đến.

- Sa di: Người mới tập sự tu ở chùa, chưa thọ giới tỳ kheo. Phái nữ gọi là Sa di ni. Tiếng Pali Sa di là Samanera.

- Tham cầu: tham lam và mong cầu.

- Tham ái: Tham = ham quá chừng; Ái = thương, thích. Tham ái, tiếng Pali là Tanhā. Đây là nguyên nhơn tạo ra Khổ ở đời.
B. NGHĨA Ý:
(1) Ý nghĩa của Tích chuyện:

Tích chuyện thuật lại việc hiểu lầm của các tỳ kheo về ý định của Tôn giả Xá lợi phất trong việc tổ chức lễ dâng y cho chư Tăng, Ni. Lễ dâng y có hai ý nghĩa: tạo phước cho thiện nam tín nữ, giúp cho các sa di có đủ y phục.

(2) Ý nghĩa của bài Kệ số 410:

Ý nghĩa quan trọng của bài Kệ là nói về sự tham ái. Tham ái là nguyên nhơn tạo ra Khổ ở đời, đó là Chơn lý thứ hai, Tập đế, trong Tứ Diệu Đế. Vì mình thích, mình ham, nên mình mới bị ràng buộc lâu mà chẳng chịu cởi bỏ ra. Dẹp được tham ái là được giải thoát ngay.
291. TÍCH CHUYỆN TÔN GIẢ MỤC KIỀN LIÊN BỊ HIỂU LẦM
Vào một thời kia, đức Phật ngụ tại chùa Kỳ Viên, nước Xá Vệ, trong một kỳ giảng pháp, có đề cập đến việc Tôn giả Mục Kiền Liên bị hiểu lầm.

Tích chuyện nầy cũng giống với Tích chuyện số (290) về Tôn giả Xá Lợi Phất. Tôn giả Mục Kiền Liên cũng bị nghi ngờ là còn luyến ái vào các sự vật ở ngoài đời thế tục, nhơn lễ dâng y. Nhơn việc hiểu lầm nầy, đức Phật nói lên bài Kệ sau đây:
  • Người lìa tham ái, tri kiến đủ,
    Ngộ Chơn ý, chẳng chút nghi nan,
    Chứng cảnh giới Bất tử Niết Bàn,
    Như Lai gọi là Bà la môn.
    (Kệ số 411)
TÌM HIỂU:
Việc Tìm Hiểu ở đây, quan trọng nơi bài Kệ số 411: bực A la hán đã lìa tham ái, đầy đủ Trí huệ để ngộ được Chơn lý, dứt mọi sự nghi ngờ, nên chứng được Niết Bàn, là cảnh giới Bất tử, nghĩa là chẳng hề chết. Tại sao chẳng hề chết? Vì chẳng còn bị tái sanh lại, thì làm sao có thêm một đời sống Khổ ở cõi Luân hồi, mà phải bị chết nữa được. Bất tử và Vô sanh cả hai chữ đều đồng một nghĩa như nhau.
Hình ảnh


Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Tìm Hiểu & Học Tập Kinh Pháp Cú

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

292. TÍCH CHUYỆN SA DI LÊ VA TA
Vào một thời kia, đức Phật ngụ tại chùa Đông Viên, nước Xá Vệ, trong một kỳ giảng pháp, có đề cập đến vị Sa di Lê Va Ta còn trẻ mà đã đắc quả A la hán.

Một hôm, các vị tỳ kheo khen ngợi đức hạnh của Tôn giả Lê Va Ta, còn trẻ tuổi mà được danh tiếng cao, dân chúng cúng dường rất hậu-hĩ. Mặc dầu sống ẩn cư nơi rừng vắng, Tôn giả Lê Va Ta đã thi triển thần thông, xây dựng nhiều chùa tháp cho chư Tăng trú ngụ. Đức Phật nghe lời tán thán đó, mới bảo rằng: "Nầy chư tỳ kheo, người đã dứt bỏ được tham ái như Lê Va Ta, các mối ràng buộc về điều thiện, điều ác đều được vuợt lên trên hết".

Rồi đức Phật nói lên bài Kệ sau đây:
  • Đời nầy, kẻ vượt thoát ràng buộc,
    Của cả hai điều thiện và ác,
    Chẳng sầu, thanh tịnh và giải thoát,
    Như Lai gọi là Bà la môn.
    (Kệ số 412)
TÌM HIỂU:

A. NGHĨA CHỮ:
- Sa di Lê Va Ta: Tiếng Pali là Samanera Revata. Vì còn nhỏ tuổi chưa thọ giới tỳ kheo, nên vẫn gọi là Sa di, mặc dầu đã chứng quả A la hán. (Sa-di = người còn tập sự tu, chưa chánh thức là tỳ kheo).

- Chùa Đông Viên: Do bà Vi Sa Kha xây cất ở phía Đông chùa Kỳ Viên, tên tiếng Pali là Pubbārāma.

- Hậu hĩ: Rất nhiều và quí.

- Tán thán: Khen ngợi và thán phục.

- Tham ái: Tham = ham quá; Ái =thương, thích. Tham ái, dịch chữ Pali Tanhā, là nguồn gốc gây ra Khổ, tức là Tập Đế trong Tứ Diệu đế.

- Các mối ràng buộc: Ở đây trỏ vào các tâm sở bất thiện: tham, sân, si, mạn, nghi và tà kiến.
B. NGHĨA Ý:
(1) Ý nghĩa của Tích chuyện:

Ý nghĩa của Tích chuyện là: vượt khỏi mọi ràng-buộc của Thiện và Ác. Thế nghĩa là sao? Điều ác ràng buộc đã đành, vì gây ra nghiệp dữ, lôi ta theo nẻo ác của Luân hồi (điạ ngục, ngạ quỉ, súc sanh). Còn điều lành lại cũng ràng buộc hay sao? Cũng ràng buộc như thường, vì tạo nên nghiệp lành, đưa ta đến các cõi lành của Luân hồi (cõi Trời, thần và người).

Thế thì Tôn giả Lê Va Ta đã thoát được cả hai mối ràng buộc đó bằng cách nào? Tôn giả làm lành, tránh được nghiệp dữ; Tôn giả chẳng dừng lại đó như những người tu phước, mà Tôn giả còn đi xa hơn, tu giới định huệ để chứng đắc quả A la hán, thoát khỏi vòng sanh tử của Luân-hồi, khiến cho cả hai nghiệp lành, nghiệp dữ đều chấm dứt hết.

Đó là nghĩa sâu của Tích chuyện.

(2) Ý nghĩa của bài Kệ số 412:

Ý nghĩa của bài Kệ cũng giống với ý nghĩa của Tích chuyện, nhưng được Phật nói rõ thêm. Xin phân tách từng điểm:
  • a. Đời nầy, kẻ vượt thoát ràng buộc, Của cả hai điều: thiện và ác: đây là nói đến ngay trong đời nầy, dứt được nghiêp lành và dữ, tức là đã chứng được vô sanh, thoát vòng tái sanh của Luân hồi. Nói cách khác, đó là bực A la hán trong hiện đời.

    b. Chẳng sầu: Sầu là vì Khổ; nay dứt khổ, tức là "chẳng sầu" và vì chẳng khổ sầu, cho nên được an vui, đó là tánh cách an lạc của cảnh giới Niết bàn.

    c. Thanh tịnh: trong sạch và yên tịnh, vắng lặng; đó là tánh cách tịch diệt của cảnh giới Niết Bàn.

    d. Giải thoát: hết bị trói buộc trong vòng lẩn quẩn khổ đau của cảnh sanh tử nữa, mà hằng được tự tại: đó là tánh cách an nhiên, tự tại của cảnh giới Niết bàn.
Tóm lại, ý nghĩa sâu của bài Kệ nói lên các tánh cách an lạc, tịch diệt và giải thoát của cảnh giới Niết bàn mà bực A la hán đang hưởng ngay trong hiện đời.
293. TÍCH CHUYỆN TRƯỞNG LÃO CAN ĐÀ
Vào một thời kia, đức Phật ngụ tại chùa Kỳ Viên, nước Xá Vệ, trong một kỳ giảng pháp, có đề cập đến Trưởng lão Can Đà.

Can Đà, tiếng Pali có nghĩa là mặt trăng, là biệt hiệu mà người đương thời gán cho một người, khi sanh ra có một vầng sáng chói ở rún. Nguyên người ấy, vào thời đức Phật Ca Diếp có dưng cúng một khúc gỗ chiên đàn để tạc tượng thờ Phật trong ngôi tháp, nên khi tái sanh, có điểm lạ nơi rún chói sáng lên. Bọn ngoại đạo lợi dụng lòng mê tín của dân chúng, chở Can Đà lên xe đi rong, ai muốn rờ vào rún chói sáng đó thì phải trả một đồng tiền.

Khi đến gần chùa Kỳ Viên thấy các thiện nam, tín nữ vào nghe đức Phật giảng pháp, bọn ngoại đạo bảo rằng, Can Đà có thần thông còn hơn đức Phật. Người ta chẳng tin, họ mới dẫn Can Đà vào chùa, để khoe... cái rún chói sáng. Nhưng vào đến bên trong chùa, rún Can Đà chẳng chiếu lên, đến khi trở ra mới chiếu trở lại. Chính Can Đà cũng lấy làm lạ, mới quay trở vào, hỏi đức Phật đã dùng thần chú nào mà làm tắt ngúm ánh sáng nơi rún của anh ta, xin chỉ dạy cho anh thần chú đó. Đức Phật bảo, muốn học, phải thọ giới tỳ kheo trước đã. Can Đà liền bảo bọn ngoại đạo ra ngoài chờ, bao giờ học xong thần chú, sẽ gặp nhau lại.

Tỳ kheo Can Đà được chỉ các phép quán thân bất tịnh, tâm vô thường, nỗ lực tu tập, chẳng bao lâu chứng được quả vị A la hán. Đến khi các bọn ngoại đạo đến thăm hỏi đã học xong thần chú chưa, thì Trưởng lão Can Đà bảo họ: "Các ông nên trở về đi, ta nay đã chứng đắc được Đạo và Quả rồi, chẳng theo các ông nữa đâu". Các vị tỳ kheo khác nghe vậy, mới đến thưa trình với đức Phật, có phải Can Đà nay đã chứng được quả vị A la hán rồi chăng? Đức Phật đáp: "Nầy chư Tăng, Can Đà dẹp xong mọi lậu hoặc, chứng quả A la hán".

Rồi đức Phật nói lên bài Kệ sau đây:
  • Người nào như vầng trăng thanh tịnh,
    Rạng rỡ, trắng trong và trầm tĩnh,
    Luyến ái vào hiện hữu dứt xong,
    Như Lai gọi là Bà la môn.
    (Kệ số 413)
TÌM HIỂU:

A. NGHĨA CHỮ:
- Can Đà: Biệt hiệu nầy tiếng Pali là Candābha. (Candā = mặt trăng).

- Đức Phật Ca Diếp: Kassapa, đản sanh trước Đức Phật Thích Ca.

- Gỗ chiên đàn: Một loại gỗ màu sậm, có mùi thơm như trầm.

- Thần chú: Chơn ngôn, lời nói bí mật có hiệu lực lạ thường.

- Quán thân bất tịnh: Quán sát tấm thân bên trong chứa 32 chỗ dơ dáy như mủ, nước tiểu, v.v... sanh ra nhàm chán thú vui nhục dục.

- Quán Tâm vô thường: Quán sát tâm bên trong cứ thay đổi luôn, để kềm giữ lại mà được định tâm khi tu Thiền.

- Đạo và Quả: Đạo = đường lối tu tập (Magga); Quả = quả vị chứng được (Phala) khi tu tập thành công.

- Lậu hoặc: Lậu: rỉ chảy ra; Hoặc = chỗ dơ. Lậu hoặc là phiền não như tham, sân, khởi lên trong tâm, lộ ra bằng cử chỉ và lời nói xấu ác.

- Luyến ái vào hiện hữu: Mê đắm vào hiện hữu (= đời sống hiện nay). Có ba thứ luyến ái vào ba cõi ở thế-gian:
  • a. Dục ái, mê cõi dục (đang sống đây);
    b. Sắc ái, mê cõi sắc;
    c. Vô sắc ái, mê cõi vô sắc.
B. NGHĨA Ý:
(1) Ý nghĩa của Tích chuyện:

Tích chuyện thuật lại một người có điểm lạ trên thân thể, rún chói sáng, theo bọn ngoại đạo làm tiền những kẻ mê tín dị đoan. Đến khi vào gặp Phật, rún chẳng chói nữa, tưởng Phật có thần chú chi bí hiểm mới xin theo học. Nhưng được Phật chỉ dạy phép quán Tứ niệm xứ, người ấy theo tu tập tinh tấn mà chứng được quả vị A la hán.

Tích chuyện chẳng kể thêm, nhưng nếu ta chiêm nghiệm kỹ, thì thấy; ngay khi được Phật chỉ dạy phép quán thân bất tịnh, tâm vô thường, người ấy đã chứng được quả vị thứ nhứt là Tu đà hườn, vì:
  • a. Dẹp bỏ thân kiến, chẳng xem thân nầy là Ta nữa (nói chi là cái rún chói sáng!);
    b. Dứt được nghi ngờ nơi Chánh pháp mà nỗ lực tu;
    c. Bỏ luôn bọn ngoại đạo tà kiến, dứt được giới cấm thủ ngay. Sau đó, lần lượt chứng các quả vị kế tiếp, cho đến cõi vô sanh của Niết bàn.
(2) Ý nghĩa của bài Kệ số 413:

Ý nghĩa Tích chuyện nêu trên, đã được đức Phật diễn rõ bằng thơ, trong bài Kệ đầy ý nhị nầy.
Hình ảnh


Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Tìm Hiểu & Học Tập Kinh Pháp Cú

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

294. TÍCH CHUYỆN TRƯỞNG LÃO SĨ HOA LY
Vào một thời kia, đức Phật ngụ trong rừng Cung Đà Na, trong một kỳ giảng pháp, có đề cập đến việc Trưởng lão Sĩ Hoa Ly.

Thuở ấy, ở thành Cung Đà Cô Ly Gia, gần bộ tộc Thích Ca, có nàng công chúa mang thai đến bảy năm mà chưa sanh nở. Công chúa rất tin tưởng nơi ngôi Tam Bảo, nên nhờ chồng đến đảnh lễ đức Phật và trình bày về hoàn cảnh của mình. Khi nghe hoàng tử thuật lại việc vợ mang thai nặng nề quá lâu như thế, đức Phật bảo: "Nầy vương tử, nguyện cầu cho công chúa sớm sanh được con trai kháu khỉnh! "Hôm ấy, công chúa sanh được hoàng nam. Cả triều vui mừng, nhà vua mới thiết lễ trai tăng, thỉnh đức Phật và chư Tăng đến dự. Đức Phật và chúng tăng lưu lại thành Cung Đà trong bảy ngày, để thuyết pháp.

Về sau, hoàng nam lớn lên đi tu, gia nhập Tăng đoàn mang tên là Tỳ kheo Sĩ Hoa Ly. Tu hành rất tinh tấn, Sĩ Hoa Ly sớm chứng được đạo quả A la hán. Dân chúng rất ngưỡng mộ và lễ vật dâng cúng cho Trưởng lão Sĩ Hoa Ly nhiều hơn tất cả mọi người.

Vào một buổi chiều, có vị tỳ kheo muốn biết vì sao Trưởng lão Sĩ Hoa Ly tài đức như thế mà lại phải nằm lâu trong bụng mẹ đến bảy năm. Đức Phật đáp: "Nầy chư Tăng, trong một tiền kiếp, Sĩ Hoa Ly là vị hoàng tử tài giỏi, nhưng chẳng may, nước bị giặc xâm lăng. Để giải phóng nước nhà, hoàng tử đã bao vây một kinh thành chặt chẽ. Trong bảy năm trời, dân chúng trong thành đói khát, nhiều kẻ bị chết. Vì hành động độc ác đó, nên kiếp nầy, Sĩ Hoa Ly phải chịu bảy năm ở cảnh u tối trong bụng mẹ. Nhưng ngày nay, Sĩ Hoa Ly đã chứng quả A la hán, đang cất bước thênh thang trong cảnh giới Niết Bàn".

Rồi đức Phật nói lên bài Kệ sau đây:
  • Người thoát khỏi vũng lầy "tham ái",
    Trải qua đường "phiền não" hiểm nguy,
    Vượt trùng dương "Luân hồi" mê tối,
    Sang đến bờ "thiền định", dứt nghi,
    Tịch tĩnh, chẳng bấu víu điều chi,
    Như Lai gọi là Bà la môn.
    (Kệ số 414)
TÌM HIỂU:

A. NGHĨA CHỮ:
- Sĩ Hoa Ly: Tên vị Trưởng lão, tiếng Pali là Sīvali.

- Rừng Cung Đà Na: Tên khu rừng nầy tiếng Pali là Kundadhāna.

- Thành Cung Đà Cô Ly Gia: Tên thành nầy, Pali là Kundakoliya.

- Tam Bảo: Ba ngôi báu: Phật, Pháp và Tăng.

- Lễ trai tăng: Lễ dưng cúng thực phẩm lên các vị tỳ kheo.

- Xâm lăng: Đánh chiếm đất nước.

- Giải phóng: Đuổi giặc ra khỏi nước, giành lại nền độc lập, tự chủ.

- Vũng lầy: Vũng bùn lầy. Tham ái = quá ham sống theo thú vui.

- Trùng dương: Biển cả sóng to. Luân hồi: tái sanh trở lại.

- Tịch tĩnh: Tịch = vắng vẻ; Tĩnh = yên lặng.
B. NGHĨA Ý:
(1) Ý nghĩa của Tích chuyện:

Tích chuyện thuật lại vì sao Sĩ Hoa Ly phải nằm trong bụng mẹ bảy năm mới được sanh ra: đó là quả báo của việc vây thành trong bảy năm, ở kiếp trước.

Ý nghĩa của Tích chuyện ngoài việc quả báo ra, còn nói đến con đường tu tập để chứng đắc quả vị A la hán. Vượt qua con đường đó như thế nào, bài Kệ sẽ nói rõ.

(2) Ý nghĩa của bài Kệ số 414:

Bài Kệ số 414 ghi lại các đoạn đường tu tập để chứng quả A la hán, bằng các danh từ cụ thể, tượng trưng. Xin phân tách các điểm quan trọng trên đoạn đường đó:
  • a. Vũng lầy "Tham ái": Tham ái, bám vào đời sống, là vũng sình níu chặt con người vào cõi tử sanh của Luân hồi. Bắt đầu tu là bỏ ngay sự tham ái, để rút chơn ra khỏi vũng lầy, mà cất bước lên đường.

    b. Đường hiểm nguy "Phiền não": đường hiểm nguy là đoạn đường chông gai, gây trở ngại khiến ta bỏ dở nửa chừng. Hiểm nguy do đâu gây ra? Ba mối độc chánh: tham, sân, si, có nghi đi kèm.

    c. Trùng dương "Luân hồi": sự sống đi chết lại triền miên ví như các ngọn sóng lặn hụp nơi biển cả, biển Luân hồi. Vượt được trùng dương Luân hồi là chứng được vô sanh, chẳng bị tái sanh nữa, chẳng bị sóng dập gió dồn nữa giữa biển cả minh mông.

    d. Sang bờ "thiền định" dứt nghi: lên đến được bờ giác-ngộ, chẳng còn nghi-ngờ gì, bằng phương cách tuThiền định.

    e. Tịch tĩnh, chẳng bấu víu điều chi: từ nay sống trong sự vắng lặng an nhiên của cảnh Niết bàn tịch tĩnh, hoàn toàn giải thoát, vì buông bỏ tất cả, chẳng còn bấu víu vào bất cứ điều chi nữa.
295. TÍCH CHUYỆN TRƯỞNG LÃO SƠN ĐÀ
Vào một thời kia, đức Phật ngụ tại chùa Kỳ Viên, nước Xá Vệ, trong một kỳ giảng pháp, có đề cập đến Trưởng lão Sơn Đà.

Tỳ kheo Sơn Đà vốn con nhà giàu có ở Xá Vệ, sau khi gia nhập Tăng đoàn, liền rời chùa Kỳ Viên đi đến thành Vương Xá, vào khu rừng vắng để tu tập thiền định. Bấy giờ ở thành Xá Vệ có hội hoa đăng, đèn đuốc rực rỡ, thiên hạ vui vầy. Cha mẹ của Sơn Đà, nhớ đến con nay chịu cực khổ, chẳng được hưởng các thú vui tưng bừng đang diễn ra tại đây. Ông bà ngồi khóc. Có một nàng dâm nữ đi ngang, nghe thấy, mới hỏi duyên cớ. Nghe xong nỗi niềm thương nhớ con, nàng ấy liền đề nghị: "Con có cách làm cho chàng Sơn Đà hoàn tục, trở lại xum họp với gia đình, nhưng chẳng biết ông bà thưởng cho con bao nhiêu tiền?" Hai ông bà hứa cho nhiều tiền bạc. Cô dâm nữ mượn trước một số tiền to, rồi đi đến thành Vương Xá.

Cô mướn một ngôi nhà lầu xinh đẹp, nằm trên đường đi khất thực hằng ngày của tỳ kheo Sơn Đà. Cô chuẩn bị thức ăn thật ngon, để cúng dường ngoài cổng. Tuần sau, cô mời vị tỳ kheo vào sân. Rồi cô mua kẹo cho trẻ nhỏ, bảo chúng chạy giỡn ở sân; khi tỳ kheo Sơn Đà đến khất thực, cô viện cớ trẻ ồn ào, mời vị tu hành vào nhà, để thọ thực. Hôm sau nữa, cô cũng mời vào, lấy cớ từng dưới nhà chưa kịp dọn dẹp sạch sẽ, mời tỳ kheo Sơn Đà lên lầu. Cả hai vừa bước vào phòng, cô khóa chặt cửa lại, rồi giở giọng quyến rũ. Lời cô dịu dàng, thân cô ưỡn ẹo. Tỳ kheo Sơn Đà giựt mình, biết mình đang sa vào cạm bẫy. Tự trách mình chẳng tỉnh giác, lơ là để mắc phải tội lỗi, vị tỳ kheo liền chấp tay, khẩn thiết hướng về chùa Kỳ Viên, cầu đức Phật cứu giúp. Bấy giờ, đức Phật quán thấy cảnh lâm nguy của tỳ kheo Sơn Đà, Ngài phóng đạo hào quang đến căn lầu, hiện thân lên nói: "Nầy tỳ kheo, hãy quyết tâm dẹp bỏ mọi dục vọng, mọi tham ái, chớ chạy theo các thú vui nhục dục thấp hèn và tạm bợ". Tâm Sơn Đà phấn khởi lên, liền nhập định. Đức Phật mới nói lên bài Kệ sau đây, nhờ đó tỳ kheo Sơn Đà chứng ngay được quả vị A la hán, thi triển thần thông, bay theo sau Phật về chùa Kỳ Viên:
  • Ai đời nầy dục lạc lìa bỏ,
    Rời gia đình theo ngõ xuất gia,
    Dục ái, hữu ái đà đoạn tận,
    Như Lai gọi là Bà la môn.
    (Kệ số 415)
TÌM HIỂU:

A. NGHĨA CHỮ:
- Sơn Đà: Tên vị Trưởng lão nầy, tiếng Pali là Sundarasamudda.

- Hoa đăng: Hoa = bông hoa; Đăng = đèn. Hội hoa đăng là buổi lễ về đêm, có đèn hoa rực rỡ.

- Dâm nữ: Cô gái bán dâm, mua vui cho đàn ông.

- Hoàn tục: Hoàn = trở về; Tục = đời sống thế tục. Hoàn tục là bỏ cuộc đời tu hành, trở về sống lại với gia đình trong xã hội.

- Vương Xá: Rājagaha, thủ đô nước Ma Kiệt Đà (Magadha).

- Tho thực: Thọ = nhận; Thực = ăn. Thọ thực là ăn, tiếng nhà chùa.

- Uỡn ẹo: Uốn éo để khêu gợi.

- Tỉnh giác: Tỉnh = chẳng mê; Giác = biết. Người tỉnh giác luôn luôn chú ý, đang làm, nói, nghĩ điều gì thì tâm bên trong biết mình đang làm, nói, nghĩ về điều đó, và chỉ điều đó mà thôi, chẳng lo ra.

- Khẩn thiết: Khẩn = gấp, mau; Thiết = thành tâm, tha thiết.

- Quán thấy: Trong cơn thiền định, nhìn thấy rõ bằng mắt tâm.

- Nhục dục: Nhục = thịt; Dục = ham muốn. Nhục dục là ham muốn thú vui về thể xác, giữa dàn ông, đàn bà.

- Dục lạc: Dục = ham muốn; Lạc = thú vui. Chữ dục lạc ở đây, chỉ các thú vui vật chất thấp và tạm.

- Dục ái: Dục = cõi dục giới, nơi con người đang sanh sống; Ái = thương; Dục ái ở đây là quá mến thích cảnh sống ở cõi dục giới. (Có ba cõi trong thế gian:
  • (1) Cõi dục giới;
    (2) Cõi sắc giới;
    (3) Cõi vô sắc giới).
- Hữu ái: Hữu = hiện hữu, đời sống hiện tại; Ái = thương. Hữu ái ở đây có nghĩa là tham sống hoài, muốn được tái sanh lại mãi trong cõi Luân hồi.

- Đoạn tận: Đoạn = cắt đứt đoạn; Tận = dứt hết cả. Đoạn tận là tiêu diệt hết tận, chẳng còn gì.
B. NGHĨA Ý:
(1) Ý nghĩa của Tích chuyện:

Tích chuyện thuật lại việc cám dỗ của một dâm nữ, nhưng chẳng thành công để quyến rũ tỳ kheo Sơn Đà vào tội dâm, để hoàn tục. Nhờ trong phút lâm nguy, khẩn thiết tưởng niệm đến Phật, Sơn Đà thoát nguy.

Ý nghĩa của Tích chuyện là lời tự trách mình thiếu tỉnh giác của tỳ kheo Sơn Đà. Nếu tâm luôn luôn tỉnh giác, chắc chắn sẽ đoán ngay được sự nguy hiểm khi bước chơn vào nhà người dâm nữ.

(2) Ý nghĩa của bài Kệ số 415:

Bài Kệ nêu ra ba điểm:
  • a. Lìa bỏ dục lạc;
    b. Rời gia đình để xuất gia;
    c. Đoạn tận dục ái và hữu ái. Xin lần lượt xét qua các đìểm:
    • (a) Ai đời nầy dục lạc lìa bỏ: bỏ các thú vui vật chất, để tìm thú vui tinh thần, tu-hành chứng quả để thoát Khổ vĩnh viễn.

      (b) Rời gia đình theo ngõ xuất gia: đó là con đường giải thoát, nhưng người thường lại cho là cực khổ.

      (c) Dục ái, hữu ái đà đoạn tận: cắt đứt hẳn sự tríu mến vào đời sống Luân hồi, tức là dục ái, hữu ái, để tìm về cuộc sống giải thoát, an nhiên, tự tại trong cảnh Niết bàn, bằng cách chứng quả A la hán.
Hình ảnh


Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Tìm Hiểu & Học Tập Kinh Pháp Cú

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

296. TÍCH CHUYỆN TRƯỞNG LÃO GIA TỊ LA
Vào một thời kia, đức Phật ngụ tại tịnh xá Trúc Lâm, gần thành Vương Xá, trong kỳ giảng pháp có đề cập đến Trưởng lão Gia Tị La.

Sau khi đức Phật Ca Diếp nhập Niết Bàn, có một vị Trưởng lão đi quyên tiền xây tháp để thờ xá lợi Phật. Đến nhà người thợ bạc, hai vợ chồng đang cãi vã, vị Trưởng lão bị xô đuổi. Người chồng quát với vị tu hành: "Đem tượng Phật quăng xuống sông cho rảnh, quyên với góp gì, mau đi ra!" Người vợ nói: "Sao lại hỗn láo với bực tu hành? Giận em, cứ mắng em, đánh em cũng được, cớ sao lại mạ lỵ đức Phật và vị Trưởng lão. Tội nầy to lắm!" Người chồng sực tỉnh, vội tạ lỗi và dâng ba bình hoa bằng vàng để thờ trong tháp của đức Phật Ca Diếp.

Đến kiếp nầy, người thợ bạc sanh ra làm con ngoại hôn của một thiếu nữ nhà giàu. Khi sanh con, sợ mang tiếng, người mẹ để con vào một cái nồi, thả trôi sông. Bấy giờ, có người đàn-bà đi tắm, vớt nồi lên, nuôi đứa bé, đặt tên là Gia Tị La. Lớn lên được mẹ nuôi gởi đến ở trọ nhà người phú thương trong thành Ta Xi La để ăn học, Gia Tị La được chủ nhà mến, mới gả con gái cho. Hai vợ chồng trẻ được cha tặng một ngôi nhà đẹp đẽ trong thành. Lại may mắn đào được trong vườn một hủ vàng to. Sau sanh được ba người con trai, thì Gia Tị La xuất gia, tu hành rất tinh tấn, chứng được quả vị A la hán.

Một hôm, Gia Tị La và các tỳ kheo khác cùng theo chơn đức Phật đến nhận lễ cúng dường tại nhà cũ của mình. Các người con trai của Gia Tị La dâng cúng thực phẩm trong mười lăm ngày liên tiếp. Trở về tịnh xá, các tỳ kheo hỏi Gia Tị La, về nhà thấy vợ con và tiền bạc, có nhớ tiếc chăng. Gia Tị La bảo, chẳng còn quyến luyến vào điều chi cả. Các tỳ kheo chẳng tin, trình với đức Phật. Đức Phật bảo: "Gia Tị La đã chứng đắc quả A la hán, đâu còn khát ái và kiêu mạn nữa".

Rồi đức Phật nói lên bài Kệ sau đây:
  • Ai đời nầy, khát ái lìa bỏ
    Rời gia đình, theo ngõ xuất gia,
    Dục ái, hữu ái đà đoạn tận
    Như Lai gọi là Bà la môn.
    (Kệ số 416)
TÌM HIỂU:

A. NGHĨA CHỮ:
- Gia Tị La: tên vị tỳ kheo nầy, tiếng Pali là Jatila.

- Phật Ca Diếp: Đức Phật giáng sanh trước đức Phật Thích Ca; tiếng Pali là Kassapa Buddha.

- Nhập Niết bàn: Lìa bỏ xác thân, vào cõi Niết Bàn yên vắng.

- Quyên: Đi xin tiền, góp lại để làm việc ích lợi chung.

- Xá lợi: Sarīra, ngọc xá lợi, tro cốt bực Thánh sau khi hỏa táng.

- Mạ lỵ: Nói lời thô cộc, hỗn láo với ai.

- Tháp: Nngôi nhà mồ xây nóc nhọn nhô cao lên, để thờ phượng.

- Con ngoại hôn: Ngoại = ở ngoài; Hôn = đám cưới. Con ngoại hôn sanh ra do vợ chồng chẳng chánh thức cưới nhau.

- Phú thương: Phú = giàu; Thương = buôn bán.

- Ta Xi La: Thành nầy tên tiếng Pali là Taxila.

- Khát ái: Tham ái = dục ái = hữu ái, đồng một nghĩa.

- Kiêu mạn: Kiêu = kiêu căng, phách lối; Mạn = chữ Phạn là mano, tự cao, coi mình là hơn kẻ khác.

- Đoạn tận: Đoạn = cắt; Tận = hết; Đoạn tận là cắt đứt hết tiệt.
B. NGHĨA Ý:
(1) Ý nghĩa của Tích chuyện:

Tích chuyện kể lại tiểu sử của Tỳ kheo Gia Tị La: vì kiếp trước có lời hỗn láo với một vị Trưởng lão, nhưng biết hối lỗi và dưng cúng bình vàng để thờ Phật, nên kiếp nầy Gia Tị La sanh ra bị thả trôi sông, nhưng về sau lại được giàu có. Nhưng ý nghĩa của Tích chuyện, ngoài vấn đề quả báo ra, còn là lời dạy của đức Phật: tu đến bực A la hán thì dẹp xong khát ái, kiêu mạn, lìa bỏ hết ham muốn, sống an nhiên.

(2) Ý nghĩa của bài Kệ số 416:

Hai bài Kệ số 415 và 416 giống nhau in hệt (có hai chữ tuy khác: dục lạc và khát ái, nhưng nghĩa rất gần nhau), xin xem lại ở bài trước.
297. TÍCH CHUYỆN TRƯỞNG LÃO GIÔ THI CA
Vào một thời kia, đức Phật ngụ tại tịnh xá Trúc Lâm, gần thành Vương Xá, trong kỳ giảng pháp, có đề cập đến Trưởng lão Giô Thi Ca.

Thuở ấy, ở thành Vương Xá có chàng thanh niên tên Giô Thi Ca, nhà cửa thật sang trọng, lộng lẫy, lại được thần linh giữ cửa. Vua Tần Bà Sa La dẫn Thái tử A Xà Thế đến viếng nhà, hết lời khen ngợi. Giô Thi Ca đem viên hồng ngọc ra tặng Vua. Thái tử trông thấy cảnh huy hoàng đó, nguyện rằng khi lên làm vua, sẽ xung công cơ nghiệp đó.

Về sau, Thái tử A Xà Thế, nghe lời xúi dục của tỳ kheo Đề Bà Đạt Đa, nổi lên cướp ngôi vua, giam cha trong ngục, bỏ đói cho chết. Vua A Xà Thế dẫn quân đến chiếm nhà của Giô Thi Ca, nhưng bị thần giữ cửa ngăn cản. Bấy giờ, vua A Xà Thế mới dẫn quân đến tịnh xá Trúc Lâm, thấy Giô Thi Ca đang ngồi nghe Phật giảng pháp. Vua A Xà Thế nổi giận, sai quân lính bắt. Giô Thi Ca biết vua chiếm nhà mình chẳng được, mới đến đây tìm. Ông liền xòe bàn tay ra, có mấy chiếc nhẫn, bảo vua cứ cổi ra mà lấy. Vua cổi mãi chẳng được. Giô Thi Ca nói: "Tôi có lời nguyện, vật của tôi chẳng ai dành lấy được, trái với ý muốn của tôi." Nói xong, Giô Thi Ca lấy chiếc khăn tay trải ra, chống các ngón tay xuống khăn, các chiếc nhẫn tuột ra, lấy đem dưng cho vua A Xà Thế. Sau đó, Giô Thi Ca xin đức Phật cho xuất gia. Nhờ tinh tấn tu hành, chẳng bao lâu, Giô Thi Ca chứng được quả vị A la hán.

Một hôm, các vị tỳ kheo hỏi Giô Thi Ca có còn nhớ tiếc ngôi nhà đẹp đẽ nữa không, Giô Thi Ca đáp, bây giờ chẳng còn tham luyến gì nữa cả. Các tỳ kheo chẳng tin, mới trình Phật. Đức Phật liền bảo: "Giô Thi Ca đã chứng quả A la hán rồi, mọi tham dục đều dứt hẳn".

Rồi đức Phật nói lên bài Kệ số 416 (đã được ghi ở bài trước).

center]TÌM HIỂU:

A. NGHĨA CHỮ:[/center]
- Giô Thi Ca: Tên vị Trưởng lão nầy, tiếng Pali là Jotika.

- Trúc Lâm, Vương Xá: Tịnh xá Veluvana nầy cất trong vườn trúc, do vua Tần Bà Sa La dưng cúng Phật, gần thành Vương xá (Rājagaha.)

- Tần Bà Sa La: Bimbisara, vua nước Ma Kiệt Đà (Magadha), bị con mình là Thái tử A Xà Thế (Ajātasattu) cướp ngôi.

- Xung công: Lấy bỏ vào kho nhà nước.

- Cơ nghiệp: Tài sản, sự nghiệp.

- Đề Bà Đạt Đa: Tên vị tỳ kheo, anh của Tôn giả A nan, tánh kiêu mạn, đòi thay thế đức Phật cầm đầu Tăng đoàn. Tên Pali: Devadatta.
B. NGHĨA Ý:
Ý nghĩa của Tích chuyện:

Tích chuyện thuật lại việc Trưởng lão Giô Thi Ca từ bỏ cả nhà cửa, của cải để đi tu, chứng được quả vị A la hán.

Ý nghĩa của Tích chuyện, cũng như ý nghĩa của bài Kệ số 416 nơi Tích chuyện nầy, đều nói lên đức tánh xả bỏ của bực A la hán. Xả bỏ là chẳng luyến tiếc điều chi cả; nhờ chẳng luyến tiếc, nên chẳng bị ràng buộc, do đó mà được giải thoát.
Hình ảnh


Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Tìm Hiểu & Học Tập Kinh Pháp Cú

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

298. TÍCH CHUYỆN TRƯỞNG LÃO NA TA BÚT(1)
Vào một thời kia, đức Phật ngụ tại chùa Kỳ Viên, nước Xá Vệ, trong một kỳ giảng pháp, có đề cập đến Trưởng lão Na Ta Bút.

Na Ta Bút là con một người vũ nữ, thường đi ra đường ca hát, nhảy múa. Một hôm, Na Ta Bút theo chơn các vị tỳ kheo đến chùa, nghe Phật giảng pháp. Na Ta Bút hiểu được mới xin xuất gia, thọ giới tỳ kheo. Kể từ đó, Na tinh tấn tu hành, chẳng bao lâu chứng được quả vị A la hán. Một hôm, đang đi khất thực, thấy có đứa bé múa hát bên lề đường, các vị tỳ kheo hỏi Na Ta Bút, có còn mê thích ca múa nữa không. Na Ta Bút đáp, đã từ lâu, dứt bỏ mọi mê luyến rồi. Các vị tỳ kheo chưa tin, về tịnh xá, thưa hỏi đức Phật. Đức Phật bảo: "Nầy chư Tăng, Na Ta Bút đã vượt qua mọi ràng buộc, chứng A la hán rồi".

Rồi đức Phật nói lên bài Kệ sau đây:
  • Người tách khỏi ràng buộc cõi người,
    Vượt lên trên câu thúc cõi Trời,
    Thoát ly mọi hệ lụy
    Như Lai gọi là Bà la môn.
    (Kệ số 417)
TÌM HIỂU:

A. NGHĨA CHỮ:
- Na Ta Bút: Tên vị Trưởng lão, tiếng Pali là Nataputtaka.

- Vũ nữ: Phụ nữ có tài nhảy múa.

- Câu thúc: Câu = bắt giữ; Thúc = bó buộc. Câu thúc là trói buộc.

- Hệ lụy: Hệ = sợi dây tơ; Lụy = buộc lại. Hệ lụy là ràng buộc.
B. NGHĨA Ý:
(1) Ý nghĩa của Tích chuyện:

Tích chuyện thuật lại việc Na Ta Bút, trước ham nhảy múa, ca hát, sau đi tu chứng được quả vị A la hán. Khi gặp một đứa trẻ ca múa, các tỳ kheo hỏi Trưởng lão Na Ta Bút còn mê vũ nữa không, Trưởng lão bảo, không. Đức Phật nói, đã chứng A la hán rồi thì mọi mê luyến ràng buộc đều dẹp tan.

Cũng như Tích chuyện trước, ý nghĩa giải thoát mọi ràng buộc được nêu trong Tích chuyện nầy.

(2) Ý nghĩa của bài Kệ số 417:

Bài Kệ nói lên sự hoàn toàn giải thoát mọi ràng buộc của bực A la hán. Ràng buộc ở cõi người, thì khi xuất gia, ta đang cởi bớt đi, để qua một bên các lo lắng về gia đình. Còn ràng buộc ở cõi Trời là gì? Đó là phải tái sanh lại ở các cõi khác, khi đã hưởng hết phước nơi cõi Trời. Bực La hán chẳng còn tái sanh nữa, nên thoát được mọi hệ lụy.
299. TÍCH CHUYỆN TRƯỞNG LÃO NA TA BÚT(2)
Tích chuyện nầy trùng với Tích chuyện số (298), tên và sự việc giống nhau, nhưng lại xảy ra ở hai nơi khác.

Vào một thời kia, đức Phật ngụ tại tịnh xá Trúc Lâm, gần thành Vương Xá, trong kỳ giảng pháp, có đề cập đến Trưởng lão Na Na Bút.

Thuở ấy, ở thành Vương Xá có người tên Na Ta Bút rất ham múa hát. Một hôm, được nghe đức Phật giảng pháp, Na Ta Bút liền xin quy y và thọ giới tỳ kheo. Do tu tập tinh tấn, chẳng bao lâu Na Ta Bút chứng được quả vị A la hán. Các bạn đồng tu hỏi, bây giờ còn ham mê ca múa nữa không, Na Ta Bút lắc đầu. Đức Phật bảo: "Na Ta Bút chứng quả A la hán, đã buông bỏ mọi ham thích về muôn sự vật".

Rồi đức Phật nói lên bài Kệ sau đây:
  • Người đã bỏ điều thích, điều phiền,
    Kiên trì, chẳng ô nhiễm, thản nhiên,
    Khắc phục xong thế giới "năm uẩn",
    Như Lai gọi là Bà la môn.
    (Kệ số 418)
TÌM HIỂU:

A. NGHĨA CHỮ:
- Kiên trì: Kiên = kiên nhẫn, bền chí; Trì = giữ. Kiên trì = rất bền chí

- Khắc phục: Thắng được, bắt phải theo lịnh mình.

- Thế giới "năm uẩn": Là thân tâm con người gồm có năm uẩn:
  • (1) Sắc uẩn, thân vật chất;
    (2) Thọ uẩn, các cảm thọ;
    (3) Tưởng uẩn, các tư tưởng; hành uẩn, các hành động;
    (5) Thức uẩn, các hiểu biết.
Sắc uẩn thuộc về thân; và tâm thì gồm bốn uẩn còn lại.
B. NGHĨA Ý:
(1) Ý nghĩa của Tích chuyện: Giống Tích chuyện trước.

(2) Ý nghĩa của bài Kệ số 418:

Bài Kệ nêu nhiều đức tánh của bực A la hán, xin lần lượt phân tách:
  • a. Người đã bỏ điều thích, điều phiền: Thông thường, hễ gặp việc vừa ý, mình thích, muốn có hoài; gặp việc trái ý, mình ghét, muốn bỏ mau đi. Tánh phân biệt so đo đó gây thêm đau khổ. Người thản nhiên, điềm tĩnh, chẳng quá vui, cũng chẳng quá buồn, tâm quân bình, thanh thản, là đang sống trong sự an lạc; vui vì nhờ chẳng cảm thấy phiền, an lạc vì vắng bóng phiền não ở nơi tâm.

    b. Kiên trì, chẳng ô nhiễm, thản nhiên: Ba đức tánh nầy giúp cho tâm an tịnh. Kiên trì là bền chí, nhẫn nại trước sự trái ý. Chấp nhận sự việc trái ý là tránh cho sự buồn phiền nổi lên trong tâm: đang gặp chuyện khó, đó là một mối khổ, rồi lại nổi lên sự giận ghét việc khó đó, là đang chồng thêm một nổi khổ nữa cho tâm. Vậy, sự kiên trì tránh cho ta mối khổ thứ hai đó, do chính ta tạo nên.

    Chẳng ô nhiễm là chẳng để hoàn cảnh lôi cuốn tâm; đây là mình làm chủ tâm mình, mà đồng thời cũng làm chủ luôn cả hoàn cảnh. Muốn chẳng bị ô nhiễm, phải tỉnh giác đề phòng, giữ tâm lắng yên, mặc cho cảnh bên ngoài có cám dỗ, có thúc dục, mình cứ giữ vững.

    Thản nhiên là như như chẳng động, việc đâu còn có đó, vội gì mà phải sợ cuống lên. Nếu biết kiên trì, nếu biết giữ chẳng ô nhiễm, thì thái độ thản nhiên sẽ tự đến cho mình.

    c. Khắc phục xong thế giới năm uẩn: Câu nầy có nghĩa là mình làm chủ cả thân tâm của mình. Làm chủ bằng cách nào? Làm chủ thân tâm bằng sự tỉnh giác, làm gì, nói gì, nghĩ gì, cũng biết chính mình đang làm, đang nói, đang nghĩ; chớ chẳng phải cái máy đang làm, cái loa đang nói, hay con vẹt lia lia cái mỏ mà chẳng hiểu nó đang nóí gì.
Tóm lại, bực A la hán chính là người tỉnh giác, làm chủ được thân tâm, nên lúc nào cũng thản nhiên, chẳng mảy may xao động trước hoàn cảnh xung quanh. Tập đến được mức đó, cần phải kiên trì.

Trên đây là ý nghĩa của bài Kệ số 418, mà cũng là đường lối tu tập chung cho cả hai: xuất gia và tại gia. Bực xuất gia sẽ chứng được A la hán, sống tự tại trong cảnh giới Niết Bàn. Còn người tại gia, tuy chưa chứng A la hán, nhưng tu tập được tánh thản nhiên, tâm thanh tịnh, thì ngưỡng cửa an lạc của Niết Bàn tại thế gian nầy cũng gần kề.
Hình ảnh


Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Tìm Hiểu & Học Tập Kinh Pháp Cú

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

300. TÍCH CHUYỆN TRƯỞNG LÃO VĂN DI SA
Vào một thời kia, đức Phật ngụ tại chùa Kỳ Viên, nước Xá Vệ, trong một kỳ giảng pháp, có đề cập đến Trưởng lão Văn Di Sa.

Thuở ấy, ở thành Vương Xá có một người Bà la môn tên Văn Di Sa có được biệt tài mỗi khi gõ vào đầu lâu người chết thì biết kẻ ấy tái sanh về đâu. Văn Di Sa cùng một nhóm Bà la môn, đi khắp xóm làng, rao lên ai chịu trả hai mươi đồng, thì nói cho biết thân nhơn đã mất, nay sanh về đâu.

Họ đi dạo như thế, cho đến một hôm tới gần chùa Kỳ Viên, nơi đông đảo dân chúng đang tu tập nghe đức Phật giảng pháp. Họ bảo, ở đây, có Bà la môn Văn Di Sa tài giỏi lắm, biết cả nơi thác sanh của người chết. Dân chúng chẳng tin, thách họ vào gặp đức Phật. Bấy giờ đức Phật mới sai các tỳ kheo đem lại năm cái đầu lâu của năm người, sắp thành một hàng: kẻ bị sa điạ ngục, kẻ bị đọa vào loài súc sanh, kẻ được tái sanh làm người, kẻ được sanh lên Trời và một chiếc của vị chứng A la hán. Văn Di Sa nói đúng bốn cái trước, còn đầu lâu thứ năm hắn chẳng biết thác sanh về đâu. Đức Phật bảo: "Nầy Văn Di Sa, ông chẳng biết được nơi thác sanh của người chủ đầu lâu chót nầy; nhưng ta biết được". Văn Di Sa mới hỏi Phật nhờ thần chú nào mà biết được, hắn muốn học thần chú đó được không. Đức Phật đáp, muốn học thì trước phải làm lễ thọ giới tỳ kheo. Văn Di Sa bảo mấy người Bà la môn ra về đi, còn mình ở lại chùa tu tập. Được đức Phật chỉ dạy phép quán thân bất tịnh với ba mươi hai chỗ ô uế bên trong thân, Văn Di Sa nỗ lực tu tập quán chiếu, chẳng bao lâu chứng đắc được quả vị A la hán.

Hai bài Kệ sau đây được đức Phật nói lên khi nhắc đến việc Trưởng lão Văn Di Sa đắc quả A la hán:
  • Người khéo vượt qua, hiểu triệt để
    Lẽ sống chết của mọi chúng sanh,
    Vô nhiễm, giác ngộ Tứ diệu đế,
    Như lai gọi là Bà la môn.
    (Kệ số 419)

    Bực mà người, Trời, Càn thát bà,
    Chỗ thọ sanh, chẳng tìm ra được,
    Lậu hoặc tận, chứng A la hán,
    Như Lai gọi là Bà la môn.
    (Kệ số 420)
TÌM HIỂU:

A. NGHĨA CHỮ:
- Văn Di Sa: Tên vị Trưởng lão, tiếng Pali là: Vangisa.

- Đầu lâu: Xương sọ người chết.

- Tái sanh: Tái = một lần nữa; sanh = sanh ra. Theo thuyết Luân hồi của nhà Phật, chúng sanh khi chết đi, tùy theo nghiệp mà sanh trở lại.

- Thác sanh, Thọ sanh: Đồng nghĩa với tái sanh.

- Súc sanh: Thú vật.

- Lễ thọ giới tỳ kheo: Lễ nhận tuân theo 250 giới cấm của tỳ kheo.

- Triệt để: Triệt = thấu tận; Để = đáy. Hiểu triệt để là hiểu cặn kẽ.

- Vô nhiễm: Chẳng dính dơ, chẳng lây chỗ xấu.

- Càn thát bà: Gandhabba, Hương thần hay Nhạc thần, một hạng chúng sanh trên cõi Trời.

- Lậu hoặc tận: Diệt hết các lậu hoặc, tức là các phiền não, như tham, sân, si, mạn, nghi, ác kiến, v.v... (Lậu hoặc = phiền não; tận = dứt)

- A la hán: Arahant, quả vị thứ tư cao nhứt, chứng được vô sanh.
B. NGHĨA Ý:
(1) Ý nghĩa của Tích chuyện:

Tích chuyện thuật lại việc Văn Di Sa có tài đặc biệt biết được nơi thác sanh của ngưòi chết, bằng cách gõ vào đầu lâu. Đến khi gặp Phật, Văn chẳng biết nơi thác sanh của vị A la hán, mới xin quy y, rồi nỗ lực tu tập, sau chứng được quả A la hán.

Ý nghĩa của Tích chuyện là: biết được nơi thác sanh của kẻ khác chưa đủ, phải tu tập thêm để chứng được vô sanh (chứng quả A la hán) mới hết bị vướng vào vòng lẩn quẩn khổ đau của Luân hồi.

(2) Ý nghĩa của hai bài Kệ số 418 và 419:

Bài Kệ trước nói về sự giác ngộ của bực A la hán; bài Kệ sau nói về sự vô sanh của bực A la hán. Xin phân tách từng câu cả hai bài:

Bài Kệ số 418:
  • a. Người khéo vượt qua, hiểu triệt để, Lẽ sống chết của mọi chúng sanh:
    • (a) Khéo vượt qua là được giải thoát, dứt mọi ràng buộc.
      (b) Hiểu triệt để lẽ sống chết của mọi chúng sanh là giác ngộ được lẽ sanh tử, biết thấu suốt chúng sanh từ đâu tới, sống đau khổ như thế nào, rồi sẽ đi về đâu, và làm sao thoát được khổ vĩnh viễn.
    b. Vô nhiễm, giác ngộ Tứ diệu đế:
    • (a) Vô nhiễm là bực Thánh chẳng bị nhuốm dơ, làm chủ được tâm bên trong và hoàn cảnh bên ngoài.
      (b) Giác ngộ Tứ diệu đế là thông suốt Chánh pháp, hiểu rõ bốn Chơn lý Nhiệm mầu, biết Khổ do đâu sanh, biết cách diệt trừ Khổ.
Bài Kệ số 419:
  • a. Bực mà người, Trời, Càn thát bà, Chỗ thọ sanh, chẳng tìm ra được: xin viết lại cho xuôi câu: "Bực mà Trời, Người còn chẳng biết được nơi thọ sanh". Tại sao chẳng biết được nơi thọ sanh của bực ấy? Vì bực ấy đã chứng vô sanh, đâu còn tái sanh lại nữa mà có chỗ thọ sanh để biết được. Đó là bực hoàn toàn giải thoát khỏi cảnh Luân hồi.

    b. Lậu hoặc tận, chứng A la hán:
    • (a) Dứt được mọi lậu hoặc là dẹp xong mọi phiền não, thân tâm hoàn toàn thanh tịnh.

      (b) Chứng A la hán là đắc được vô sanh, chẳng còn sanh tử, tử sanh, trôi lăn trong cảnh Khổ của Luân hồi. Chớ lầm Vô sanh là diệt mất hết; phải hiểu: Vô sanh = Vô tái sanh, chẳng còn bị nghiệp lôi kéo trôi lăn trong sáu nẻo của Luân hồi, nay được tự tại, an nhiên mãi nơi cảnh Niết Bàn.
301. TÍCH CHUYỆN NI BÀ ĐÀM MA
Vào một thời kia, đức Phật ngụ tại tịnh xá Trúc Lâm, gần thành Vương Xá, trong một kỳ giảng pháp, có đề cập đến Ni bà Đàm Ma.

Thuở ấy, ở thành Vương Xá, có một vị Ưu bà tắc tên là Vi Sa Kha, nhà giàu, nhờ nghe được đức Phật giảng pháp mà chứng được quả vị A na hàm. Một hôm, vị ấy nói vợ rằng: "Kể từ nay, xin bà nhận lấy hết tài sản sự nghiệp nầy, tôi chẳng còn muốn dự vào việc nhà nữa". Người vợ là bà Đàm Ma liền đáp: "Ai lại dại gì nuốt vào đờm dãi của kẻ khác đã phun nhổ ra? Tôi xin phép ông, kể từ nay, được xuất gia làm tỳ kheo ni". Sau khi được chồng đồng ý, bà xin thọ giới tỳ kheo ni, rồi theo các vị ni cô khác đến một tu viện nhỏ trong làng vắng, nỗ lực tu tập, chẳng bao lâu, chứng được quả vị A la hán và trở lại thành Vương Xá. Người chồng đến thăm, muốn thử xem sức học Đạo của bà Đàm Ma đến mức nào, mới hỏi thế nào là bốn Đạo, bốn Quả. Bà Đàm Ma trả lời rất rõ ràng thấu đáo về ba Đạo Quả đầu, đến Đạo Quả thứ tư, ông Vi Sa Kha chẳng hiểu nổi, mới hỏi thêm. Bà Đàm Ma nói: "Ông còn chưa đủ sức để hiểu rõ Đạo và Quả của bực A la hán; nếu ông muốn biết, thì tới thưa với đức Phật." Ông Vi Sa Kha mới đến trình Phật. Đức Phật nói: "Nầy Vi Sa Kha, tỳ kheo ni Đàm Ma đã trả lời câu hỏi của ông rồi; ông có hỏi thêm, ta cũng chỉ đáp như thế". Đức Phật nói như thế là có ý bảo Bà Đàm Ma nay đã chứng quả vị A la hán, nhìn thấy rõ trình độ tu tập của chồng.

Rồi đức Phật nói lên bài Kệ sau đây:
  • Người chẳng hề bám víu vào chi
    Trong quá khứ, vị lai, hiện tại,
    Chẳng nắm giữ, vì chẳng có gì,
    Như Lai gọi là Bà la môn.
    (Kệ số 421)
TÌM HIỂU:

A. NGHĨA CHỮ:
- Ni bà: Hay Sư bà, vị tỳ kheo ni cao cấp, ngang hàng với bực Hòa thượng bên Nam giới.

- Đàm Ma: Tên vị Ni bà, tiếng Pali là Dhammadinnā.

- Ưu bà tắc: Còn gọi là cận sự nam, tiếng Pali là Upāsaka, người thiện nam tu tại gia, đến chùa làm công quả. Nữ giới là Ưu bà di, hay cận sự nữ, tiếng Pali là Upāsika.

- Vi Sa Kha: Tên vị Ưu bà tắc nầy, tiếng Pali là Visākha.

- A na hàm: Anāgāmi, quả vị thứ ba, còn gọi là Bất Lai, nghĩa là chẳng sanh lại cõi Người nữa, sanh lên Trời, tu tiếp chứng A la hán.

- Đờm dãi: Chất nhờn dơ trong miệng khạc phun ra.

- Tỳ kheo ni: Bhikkhuni, nữ tu sĩ Phật giáo, tuân theo 350 giới cấm.

- Đạo, Quả: Đạo = con đường, đường lối tu tập, Pali là Magga; Quả = kết quả của việc tu tập thành công, Pali là Phala. Trong hàng Thanh văn (Savaka), các đệ tử sống gần bên Phật, nghe kinh mà tu tập, có bốn Đạo và bốn Quả:
  • (1) Tu đà hườn hướng và Tu đà hườn quả;
    (2) Tư đà hàm hướng và Tư dà hàm quả;
    (3) A na hàm hướng và A na hàm quả;
    (4) A la hán hướng và A la hán quả.
B. NGHĨA Ý:
(1) Ý nghĩa của Tích chuyện:

Tích chuyện rất ý nhị: chồng muốn giao sản nghiệp cho vợ để lo đường tu hành; vợ bảo, ai thèm nhận gánh nặng đó và xin xuất gia. Vợ tu ở chùa, mau chứng quả A la hán. Chồng tu tại gia chỉ chứng quả thứ ba là A na hàm, muốn thử xem vợ tu đến bực nào. Đến chừng vợ nói đến đạo quả A la hán, chồng chẳng hiểu nổi, đi hỏi Phật, mới vở lẽ vợ mình đã đắc quả Thánh, mình còn thua một bực.

(2) Ý nghĩa của bài Kệ số 421:

Bài Kệ rất rõ nghĩa: bực A la hán xả ly tất cả, nên được hoàn toàn giải thoát. Xả-ly (= bỏ) những gì? Tất cả, từ quá khứ, hiện tại đến tương lai. Ý nghĩa thâm trầm nhứt là ở câu thứ ba: "Chẳng nắm giữ, vì chẳng có gì", còn gì đâu nữa mà nắm giữ, thân tâm có cũng như không, sống chết xem ngang nhau, an nhàn, tự tại nơi cảnh Niêt bàn.
Hình ảnh


Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Tìm Hiểu & Học Tập Kinh Pháp Cú

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

302. TÍCH CHUYỆN TRƯỞNG LÃO CHỈ MAN
Tích chuyện nầy tiếp theo Tích chuyện về Trưởng lão Vô Não, số 142.

Vào một thời kia, đức Phật ngụ tại chùa Kỳ Viên, nước Xá Vệ, trong một kỳ giảng pháp, có đề cập đến Trưởng lão Chỉ Man.

Thuở ấy, vua Ba Tư Nặc và Hoàng hậu Mạt Lợi, xứ Câu Tát La, thiết lập một trai đàn Đại bố thí để dưng cúng lễ vật và thực phẩm lên đức Phật và năm trăm vị tỳ kheo. Buổi lễ được tổ chức vô cùng trọng thể: mỗi vị tỳ kheo được che mát trên đầu, bằng một chiếc lọng gấm trắng, do một con voi được luyện tập thuần thục cầm giữ. Tuy nhiên, số voi được huấn luyện còn thiếu một, phải đem một con đại tượng chưa được tập luyện cầm lọng che cho Trưởng lão Chỉ Man. Con đại tượng ngày thường rất hung hăng, nhưng khi Trưởng lão đến gần nó, nó lại tỏ ra ngoan ngoãn, đứng yên chẳng gây chút trở ngại.

Sau buổi lễ, các vị tỳ kheo hỏi Trưởng lão Chỉ Man có sợ hãi chăng, khi đứng gần con đại tượng hungbhăng. Trưởng lão đáp, không. Đức Phật bảo: "Nầy chư Tăng, người đã chứng được quả vị A la hán như tỳ kheo Vô Não đâu còn sợ hãi điều gì nữa, nói chi là con đại tượng".

Rồi đức Phật nói lên bài Kệ sau đây:
  • Bực ngưu vương chẳng hề úy kỵ,
    Bực đại sĩ anh hùng cao quí,
    Bực chiến thắng, chẳng hề nhiễm ô,
    Bực tẩy tịnh, bực đại giác ngộ,
    Như lai gọi là Bà la môn.
    (Kệ số 422)
TÌM HIỂU:

A. NGHĨA CHỮ:
- Chỉ Man: Chỉ = ngón tay; Man = chùm. Tên thật của Trưởng lão là Ahimsaka, dịch là Vô Não (= chẳng gây phiền não cho ai), nhưng vì theo ngoại đạo, giết người lấy ngón tay kết thành chùm, đeo ở ngực, nên người đời gán cho tên là Angulimāla, phiên âm là Ương Quật Ma La, dịch là Chỉ Man. Xem tiểu sử ở Tích chuyện số 142.

- Trai đàn: Thiết lập một đài cao để cúng dường và nghe pháp.

- Chiếc lọng: Một cây dù lớn, đẹp, mặt trên tròn, bằng phẳng.

- Đại tượng: Con voi lớn.

- Ngưu vương: Ngưu = trâu; vương = vua. Ngưu vương là trâu chúa.

- Úy kỵ: Úy = sợ; Kỵ = chống-đối. Úy kỵ = sợ hãi và lo ngại.

- Đại sĩ: Đại = lớn; Sĩ = bực tôn quí. Kinh sách Bắc tông gọi cấp Bồ tát là Đại sĩ, như Bồ tát Quán Âm gọi là Quán Âm đại sĩ.

- Tẩy tịnh: Tẩy = rửa; Tịnh = sạch. Bực tẩy tịnh là bực rất trong sạch.

- Đại giác ngộ: Đại = lớn; Giác = biết; Ngộ = hiểu. Bực đại giác ngộ là bực đã thông hiểu hoàn toàn về lẽ sống chết của chúng sanh.
B. NGHĨA Ý:
(1) Ý nghĩa của Tích chuyện:

Tích chuyện rất giản dị: Trưởng lão Chỉ Man chẳng hề sợ hãi khi đứng gần bên một con đại tượng hung hăng.

Ý nghĩa của Tích chuyện dẫn đến bài Kệ, nói lên đức vô úy của bực A la hán.

(2) Ý nghĩa của bài Kệ số 422:

Bài Kệ nêu lên các đức tánh quí báu của bực A la hán, trong đó sự vô úy được đề cao. Có nhiều danh từ được dùng theo nghĩa tượng trưng, xin phân tách ra như sau:
  • a. Bực ngưu vương, chẳng hề úy kỵ: Tánh chẳng hề úy kỵ, chẳng sợ hãi gì cả, được ví với con trâu chúa có sức mạnh hung hăng.

    b. Bực đại sĩ: bực Bồ tát (Bodhisatta), bực đã tự giác, quên nình đi lo chia xẻ sự giác ngộ với kẻ khác (gọi là giác tha).

    c. Anh hùng cao quí, bực chiến thắng, chẳng hề nhiễm ô: Chiến thắng ai? Chiến thắng được sự cám dỗ (= Ma vương), tội lỗi.

    d. Bực tẩy tịnh: Tẩy tịnh là rửa sạch. Rửa cái chi? Rửa sạch cõi lòng, cho tâm được thanh tịnh, khiến cho tội lỗi chẳng nhiễm được.

    e. Bực Đại giác ngộ: Sao gọi là đại giác? Vì đã tự giác, đi giác tha, và đã giác hành viên mãn (công cuộc giáo hoá chúng sanh đã hoàn tất). Bực Đại giác chính là đức Phật. Ngài đã tự mình giác ngộ lấy, đó là tự giác. Đi giáo hóa chúng sanh trong bốn mươi năm cho họ được giác ngộ theo, đó là giác tha. Công cuộc giáo hóa của Ngài kéo dài đến phút chót của cuộc đời, để lại Chánh pháp cho đời sau, đó là giác hành viên mãn.
303. TÍCH CHUYỆN ÔNG ĐỀ VA HY
Vào một thời kia, đức Phật ngụ tại chùa Kỳ Viên, nước Xá Vệ, trong một kỳ giảng pháp, có đề cập đến vị Bà la môn tên là Đề Va Hy.

Thuở ấy, một hôm đức Phật bị đau bụng. Ngài sai Trưởng lão Ưu Bà Hòa đến nhà vị Bà la môn Đề Va Hy xin nước nóng. Ông Đề Va Hy rất hoan hỉ được dịp dâng hiến chút gì lên đức Phật. Ngoài bình nước nóng, ông còn trao cho Trưởng lão một chén mật mía nữa, rồi theo chơn Trưởng lão vào thăm viếng đức Phật. Trưởng lão pha nước cho đức Phật tắm rửa, xong lấy mật mía hòa với nước nóng đem dâng. Đức Phật uống xong, hết đau bụng. Bấy giờ, vị Bà la môn mới thưa: "Bạch Thế Tôn, hiến tặng cho ai thì được phước lớn?" Đức Phật đáp: "Nầy Đề Va Hy, cúng dường cho bực đã dẹp xong mọi tội ác sẽ được lợi lạc to lớn nhứt".

Rồi đức Phật nói lên bài Kệ sau đây:
  • Bực Thánh biết cả quá khứ mình,
    Thấy cảnh Trời, cùng các đọa xứ,
    Ngay đời nầy, chấm dứt sanh-tử,
    Với thắng trí tự mình cải tiến,
    Hoàn tất đạo quả được viên thành,
    Như Lai gọi là Bà la môn.
    (Kệ số 423)
TÌM HIỂU:

A. NGHĨA CHỮ:
- Đề Va Hy: Tên vị Bà la môn nầy, tiếng Pali là Devahita.

- Ưu Bà Hoà: Tên vị Trưởng lão, tiếng Pali là Upavāna.

- Mật mía: Ép mía nấu kẹo lại nước lỏng sền sệt.

- Cúng dường: Đọc trại chữ Hán Việt cung dưỡng, cung cấp và nuôi dưỡng. Tiếng nhà chùa, chỉ sự dâng hiến phẩm vật cho các tu sĩ.

- Bực Thánh: Bực đã dứt được nghiệp, chẳng còn bị tái sanh trong vòng Luân hồi (Samsāra) nữa. Trong bốn quả vị, ba quả Tu đà hườn, Tư đà hàm, A na hàm, vì còn tái sanh, nên gọi là bực Hiền; đến quả A la hán, chứng được vô sanh, nên gọi là bực Thánh.

- Các đọa xứ: Ba nẻo dữ (Apāya)trong cõi Luân hồi:
  • (1) Địa ngục;
    (2) Ngạ quỉ (= quỉ đói),
    (3) Súc sanh (= thú vật).
- Thắng trí: Thắng = hơn tất cả; Trí = trí huệ; Thắng trí,ở đây, là Trí huệ Bát nhã Ba la mật, trí huệ đưa ta đến bờ bên kia, bờ giác ngộ.

- Viên thành: Viên = tròn, trọn; Viên thành là xong trọn vẹn.
B. NGHĨA Ý:
(1) Ý nghĩa của Tích chuyện:

Tích chuyện thuật lại vị Bà la môn Đề Va Hy dâng nước nóng và mật mía lên đức Phật, rồi hỏi Phật, hiến tặng cho ai thì được phước lớn. Đức Phật đáp, cúng dường cho bực Thánh, đã diệt hết tội ác thì hưởng được lợi lạc to lớn nhứt.

Ý nghĩa của Tích chuyện: công đức bố thí đem lại phước lành to.

(2) Ý nghĩa bài Kệ số 423:

Bài Kệ nói về bực Thánh:
  • a. Biết đời quá khứ,
    b. Thấy được sáu cõi trong Luân hồi,
    c. Chấm dứt sự sanh tử lẩn quẩn theo nghiệp báo,
    d. Dùng thắng trí tự cải tiến.
    e. Hoàn tất được các đạo quả.
Xin lần lượt phân tách năm điểm vừa nêu:
    • (a) Biết cả quá khứ mình: đó là Túc mạng minh, nhớ lại được hết các kiếp trước của mình;

      (b) Thấy cảnh Trời và các đọa xứ: đây là thấy rõ cả sáu cõi trong Luân hồi, gọi là Thiên nhãn minh, thấy biết chúng sanh luân chuyển theo nghiệp báo, trong vòng Luân hồi. Sáu cõi gồm có: ba đường lành: cõi người, cõi thần và cõi Trời; ba đường dữ: cõi địa ngục, cõi ngạ quỉ và cõi súc sanh.

      (c) Ngay đời nầy, chấm dứt tử sanh: ngay hiện đời, chứng được vô sanh, nghĩa là chẳng còn bị tái sanh lại, để rồi chết nữa, hết quanh đi quẩn lại trong vòng đau khổ của Luân hồi, mà được tự tại, an vui trong cảnh vắng lặng của Niết bàn.

      (d) Với thắng trí, tự mình cải tiến: nhờ tu luyện theo giới, định, huệ, giữ giới cho ba nghiệp thân, miệng, ý được thanh tịnh, tập định cho tâm được thanh tịnh, mở mang được trí huệ chói sáng, đó là tự mình cải tiến lấy mình, từ phàm phu trở nên bực hiền thánh. Nói cách khác, sự tự cải tiến đưa đến sự chấm dứt tất cả các phiền não, các lậu hoặc, khiến thân tâm hoàn toàn được giải thoát. Đây là chứng được Lậu tận minh.

      (e) Hoàn tất đạo quả được viên thành: tu tập tinh tấn nên lần lượt chứng được bốn đạo và bốn quả, từ cấp Tu đà hườn, quả Tư đà hàm, A na hàm, để rồi chứng nốt quả vị vô sanh của A la hán.
Nói tóm lại, bài Kệ nêu lên sự chứng đắc Tam minh của bực Thánh:
  • a. Túc mạng minh.
    b. Thiên nhãn minh.
    c. Lậu tận minh.
Hình ảnh


Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Tìm Hiểu & Học Tập Kinh Pháp Cú

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

Xin thưa nốt vài điều.

Trước khi chấm dứt việc lược dịch và tìm hiểu về KINH PHÁP CÚ, Thiện Nhựt xin được phép thưa thêm vài điều, liên quan đến bản Kinh và cách xử dụng Kinh nầy trong việc tu tập.

1. Kinh PHÁP CÚ, DHAMMAPADA, là quyển thứ hai trong Tiểu Bộ Kinh (Khuddhaka Nikāya) thuộc Tạng Kinh (Suttanta Pitaka), trong hệ Pali. Kinh ghi lại 423 bài Kệ ngắn, được chính đức Phật Thích Ca nói lên suốt trong thời gian bốn mươi năm truyền giảng Chánh Pháp của Ngài, để dạy cho các đệ tử xuất gia cũng như tại gia. Sau khi đức Phật nhập Niết Bàn, các vị Trưởng lão sợ lời vàng ngọc của bực Đạo sư bị quên lãng, mới họp nhau lại, đọc tụng để ghi nhớ. Mãi đến gần ba trăm năm sau, vào thời đại vua A Dục (Asoka), Kinh mới được ghi bằng chữ viết, trong kỳ Kết tập Kinh Tạng lần thứ ba.

Các Tích chuyện, gồm có 303 bài, (trong bản Pali ghi là 305 bài, vì Tích chuyện số (205) được phân ra làm ba bài: Vô thường, Khổ và Vô ngã) được tin rằng do Ngài Phật Âm (Buddhaghosa) chép lại vào khoảng thế kỷ thứ 5 sau Tây lịch. Các Tích chuyện dẫn đến các bài Kệ đã giúp cho việc tìm hiểu Kinh Pháp Cú được dễ dàng hơn.

Kinh Dhammapada được dịch ra rất nhiều thứ tiếng, xem như một kho tàng Chơn lý rất quí báu trong văn chương của nhơn loại. Bản dịch Anh văn của Max Muller được xuất bản năm 1870.

Kinh Pháp Cú lại được xem như quyển sách gối đầu giường; các tu sĩ Nam tông ngay khi bước vào cửa Đạo, phải học thuộc lòng các bài Kệ trong Kinh Pháp Cú, trước khi học các bản Kinh khác.

2. Giữa rừng giáo lý cao-siêu của đức Phật, Kinh Pháp Cú nổi bật lên với những thí dụ giản dị, thông thường, xảy ra hằng ngày, lời chỉ dạy thật rõ ràng và thiết thực: đó là điểm cao quí nhứt của Kinh Pháp Cú, chẳng những thích hợp cho các tu sĩ xuất gia theo con đường giác ngộ và giải thoát, mà còn có ích lợi to lớn trong cuộc sống ở xã hội cho hàng tại gia, dầu đó là người kiến thức rộng rãi, hay người bình dân ít học.

3) Thiện Nhựt xin chấp tay sám hối, trong khi lược dịch, đã bỏ bớt nhiều chi tiết nhiệm mầu trong các Tích chuyện, đã viết lại một cách vụng về bằng văn vần các bài Kệ thâm trầm đầy ý vị trong bản nguyên tác bằng chữ Pali. Mục đích là khiến cho phần dịch thuật và tìm hiểu được gọn gàng và dễ hiểu mà chẳng đi xa quá với lời giảng dạy cao quí của đức Từ phụ.

Trong phần Tìm Hiểu, vì muốn tránh cho người đọc phải dở lại các trang phía trước xem lại các danh từ chuyên môn về Phật học, nên Thiện Nhựt đã giải nghĩa một danh từ rất nhiều lần. Tuy nhiên, Thiện Nhựt nghĩ sự lập lại đó cũng có một công-dụng là vừa nhắc nhở người đọc nghĩa đã được học qua, vừa nhẹ nhàng và từ từ đưa cất vào tiềm thức mà chẳng cần phải khổ công ghi nhớ.

Ước mong to lớn của Thiện Nhựt là, khi các Tập sách tìm hiểu về Kinh Pháp Cú nầy vào tay người đọc, thì chúng sẽ được xem qua, hơn thế nữa, được đọc lên cho con cháu nghe, và quí hơn nữa là đem các bài Kệ ra ngâm nga cho chính mình nghe, và dùng để ru cho con cháu ngủ. Nếu một Tích chuyện, một bài Kệ, ngay cả một câu Kệ, mà được người chưa biết chữ Việt chỉ nghe thuật lại mà đọc lên được trôi chảy, đem kể lại cho người khác nghe thêm, chắc chắn là giáo lý của đức Phật còn sống mãi và truyền tụng mãi trong dân gian.

Đọc Tích chuyện hiểu được ý nghĩa thú vị, tụng bài Kệ thưởng thức lời dạy quí báu của đức Phật, đó là đang thấy được hương vị của bài pháp, gọi là pháp vị. Nhưng còn phải biết nếm pháp vị nữa, bằng cách theo đó mà tu tập, tự cải tiến lấy mình. Đấy mới là cách xử dụng đúng đắn Kinh Pháp Cú nầy đó.

Thành tâm sám hối về các lỗi lầm trong khi lược dịch và tìm hiểu, Thiện Nhựt cầu mong trên được các bực cao minh chỉ dạy thêm, và chung quanh được các bạn đạo vui lòng khuyến khích.

Montreal, 09 Tháng 04, 2001,
Thiện Nhựt kính thưa.

Sách Tham khảo:

1. The Dhammaoada, Verses & Stories, Myanmar Pitaka Association, Yangon, 1990.
2. Dhammapada, A Practical Guide To Right Living, Venerable Buddharakkhita, Sukhi Hoti Dhamma Publications.
3. Kinh Pháp Cú, Hòa Thượng Minh Châu, Phật Học Viện Vạn Hạnh, Saigon, 1977.
4. Kinh Pháp Cú, Dhammapada, Venerable Narada, Phạm Kim Khánh dịch, Paris 1981.
5. Kinh Pháp Cú, Thượng Tọa Trí Đức, Phật Học Viện Quốc Tế, 1985.

baibaibai
Hình ảnh


Đã khóa

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.17 khách