Chánh tín và mê tín, 1 sợi tơ ngăn cách...

Cùng nhau học hỏi những bài giáo lý căn bản và kiến thức Phật học phổ thông.
Chú.Tiểu.Trước.Cổng.Chùa
Bài viết: 260
Ngày: 06/05/13 02:50
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tp.HCM

Chánh tín và mê tín, 1 sợi tơ ngăn cách...

Bài viết chưa xem gửi bởi Chú.Tiểu.Trước.Cổng.Chùa »

Nhân có duyên với bác battinh nói về 1 chữ Tín. Chú Tiểu xin được lập chủ đề này để Chú Tiểu cùng các vị luận đàm về Chánh và Mê góc độ chữ Tín.

Phân tích từng chữ trước: Chánh (chính), Mê, Tín
- Chánh là sự chân chính, đúng đắn, thật sự...
- Mê là mê lầm, là đam mê, tin tưởng vào một điều gì đó mà không cần phải có sự phân tích ở góc độ khoa học hay là tâm linh.
- Tín là tin tưởng, niềm tin.
+ Chánh tín: là niềm tin tưởng vào sự thật đúng đắn, sự thật đem lại lợi ích tốt lành.
+ Mê tín: là niềm tin tưởng vào sự thật giả tạm, không thật, niềm tin sai lầm khi sự thật khi tin đã không có thật.

Kính thưa quý vị, xét ra Chánh và Mê về chữ Tín thật khó lường vì đều dựa vào lý lẻ, lý luận để phán xét 1 sự việc nào đó khi cho rằng đó là Chánh hay là Mê...
+ Như hiện nay có pháp tu bằng niềm tin, tin chắc là vậy khi được mọi người truyền nhau, hay được ai đó thường là người mình tin tưởng nói vậy nên tin vậy...
- Nếu người dựa vào sự phân tích rõ ràng khoa học thì khó mà hướng họ tin rằng điều đó là đúng mà họ sẽ theo. Hạng này dể tiếp cận niềm tin chân chính đúng nghĩa hơn.
- Nếu người dựa vào sự tin tưởng vì điều đó họ nghĩ rằng có lợi cho họ mà không cần ai nói gì nhiều, không cần ai phải phân tích nhiều góc độ cho nghe thì xét ra hạng này nguy hiểm vì sự thật và sai lầm đều có thể xảy ra.

Như có 2 cách tu hiện hành: Tha Lực, Tự Lực.
- Tha lực: nương nhờ vào người khác (như Phật, Bồ Tát).
- Tự lực: nương nhờ vào chính mình.

+ Người tu theo phương thức nào, họ tin chắc như vậy là đúng rồi.
- Như bên Tha Lực thì cho rằng chư Phật sẽ gia hộ độ cho ta khi ta có niềm tin với Ngài
- Như bên Tự Lực thì cho rằng tự thân làm gì sẽ được đó, ai ăn nấy no, ai tu nấy chứng.
Rồi 2 bên này gặp nhau ngồi xuống thảo luận thì nếu giữ chặt quan điểm của mình họ sẽ chỉ có cãi nhau. Nhưng nếu dựa trên sự phân tích, lý luận thì lại là mỗi bên mỗi ý.

Giờ để phần nào biết mình tu tập có Chánh hay có Mê thì theo quan điểm Chú Tiểu như sau, các vị có ý khác xin chia sẽ giúp cho để Chú Tiểu xét theo học tập...
1. Bắt nguồn từ cái gốc ban đầu vậy, tại sao những kinh điển xuất xứ từ Ấn Độ lại không có cái gọi là tha lực ? Kinh điển chỉ chú trọng vào việc "Ai ăn nấy no, ai tu nấy chứng" và "Phật không ban phước hay giáng hoạ" 2 điều cơ bản này được lưu hành trong nhiều kinh điển xuất xứ từ Ấn Độ như Trung Bộ Kinh...Và tóm lại nghĩa chung là Tự Thân Vận Động Không Mong Cầu Được Ai.
2. Tu là vậy là tự sửa chính bản thân mình, thế sao phải nương nhờ vào điều gì khác, phải chăng do khả năng tu tập còn yếu, niềm tin vào lời dạy của Phật còn non kém, còn lo lắng sợ hải. Đến đây Chú Tiểu nhớ 1 câu chuyện:
" Xưa kia có một vị hoàng đế để hỏi đức Thế Tôn: Nếu Ngài cho tôi thấy phước đức của tôi nằm ở đâu thì tôi xin phát nguyện ngày nào cũng làm cả !
Thế Tôn đáp: Như có 1 người gieo một hạt xoài xuống đất rồi chăm sóc phát triển thành cây. Đức vua có thể chỉ cho ta biết cái cây xoài đó có trái xoài nằm ở đâu không ?
Vua đáp: Thì phải tưới nước, chăm sóc cẩn thận thì đến ngày tự động ra quả thôi.
Thế Tôn đáp: cũng vậy, phước đức khi đủ duyên sẽ gặp chứ bây giờ làm sao chỉ được "

- Ở đây ta thấy rằng, việc trong xoài không phải cầu nguyện vái van mà cây ra trái lành, trái ngọt, phải tự thân người trồng chăm sóc dưỡng nuôi cực khổ tháng ngày. Nói đi cũng nói lại, người trồng cây cũng cần phải có niềm tin rằng dưới sự chăm sóc của mình ngày kia sẽ trổ quả, niềm tin này được sự bảo chứng của sự cần cù làm việc thì gọi là niềm tin chân chính, chánh tín.
- Cũng câu chuyện trồng cây, ta nói theo một góc độ khác: Nguiời trồng xoài, vì tin tưởng rằng sẽ có xoài ngon bằng sự tin tưởng vào từ bi của đức Phật mà ngày ngày cầu nguyện vái van cho nên khi gieo hạt xoài xuống đất thì cứ để đó cho mưa nắng tự nhiên nuôi dưỡng, việc người trồng chỉ là cầu nguyện bằng niềm tin ngày kia quả lành sẽ đến...Thấy rằng niềm tin này rất nguy hiểm, trái cũng có thể lên do thời tiết khí hậu tốt, nhưng trái lành này lại không phải tự thân ta làm mà do tự nhiên. Vì là tự nhiên điều khiển nên cũng không lạ gì khi trái không lên, cây héo tàn rồi chết.

Chú Tiểu thấy có 1 cách để phân biệt phần nào cái ta đang tu tập là Chánh hay Mê. Thông qua vài câu hỏi, các vị tự chiêm nghiệm nhé...
1. Cái ta đang tu tập đó ngay hiện tại đó có đem đến sự lợi lạc về thân và tâm không ?
2. Cái ta đang tu đó, trải qua năm dài tháng rộng, sự lợi lạc đó có kéo dài đi theo luôn không ?
3. Quan trọng hơn là: cái ta tu đó, khi tiếp xúc với các cảnh trần(sắc (hình ảnh), thanh (âm thanh), hương (mùi hương), vị (vị giác), xúc (chạm, cảm nhận), pháp (ý nghĩ)) thì có đem lại lợi lạc về thân và tâm không ?
4. Mọi người có yêu quý ta không, có thích thân cận ta không ? Điều này quan trọng, vì rằng tu là sửa cái sai thành đúng, xấu thành tốt. Mình tu sao mà không ai dám gần, gặp là muốn tránh thì phải xem lại rồi.
5. Cái kiểm chứng quan trọng tự thân mỗi người là: Khi bệnh kéo đến, nghịch ý xảy ra, ta có vững vàng nội tâm, thân hành thiện pháp để ứng xử hay không, cái này thấy rõ nhất.

Đây là nhận định, quan điểm riêng của Chú Tiểu trong thời gian tu tập, xin nói ra đây mọi người cùng chiêm nghiệm. Có gì các vị thấy chưa ổn hay bổ xung xin ra tay tiếp giúp cho. Cám ơn rất nhiều !!!

P/S: Chú Tiểu thì tu tập theo cách Tự Lực, cho nên rất muốn gặp 1 vị bên Tha Lực để cùng thảo luận xem coi có thực sự cái Tự Lực của mình vậy là ổn chưa, ai có thiện ý xin cùng Chú Tiểu trò chuyện.


Nguyên Chiếu
Bài viết: 370
Ngày: 03/06/14 21:53
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đã cảm ơn: 5 time
Được cảm ơn: 2 time

Re: Chánh tín và mê tín, 1 sợi tơ ngăn cách...

Bài viết chưa xem gửi bởi Nguyên Chiếu »

Chào đh Chú tiểu,

Nay đh có những tâm sự như vậy Ng chiếu xin có đôi lời chia sẻ.

Những đạo hữu khác thì Nguyên chiếu không rõ, nhưng quan niệm của Ng chiếu thì tu học Phật pháp thì trước tiên phải tự lực, tự mình làm theo những lời Phật dạy, giữ giới, làm thiện, bỏ ác....

Song song với những tự lực thì đi đôi sẽ có tha lực, vì tha lực và tự lực nó luôn phát triển tỉ lệ thuận với quá trình tu học của mình, nếu tự lực tu học càng nhiều thì tha lực càng lớn và ngược lại.

Tự lực là cái mà người tu học có thể thấy và biết bằng mắt, nhưng tha lực là cái mà người tu cảm thấy từ quá trình tu học qua từng thời gian, tha lực chỉ xuất hiện khi một hành giả có tự lực tốt.

Chúng ta là người phàm phu, trí tuệ mỏng, nghiệp chướng dày, nên những cái hiểu biết về vũ trụ này rất hạn chế, Pháp Phật thì bất khả tư nghì, nên vì vây đạo hữu cứ học và hành theo lời chư Phật, Tổ cho tốt. Còn những lời phủ định cái này đúng , cái này sai thì Ng chiếu nghĩ đạo hữu đừng nhọc công nữa, vì trong vũ trụ bao la này mình chỉ là hạt cát trên sa mạc, nên đôi lúc Nguyên chiếu sợ đạo hữu mắc phải những chuyện chẳng hay trong quá trình sống và tu học của đạo hữu.

Mong đạo hữu hiểu ý của Ng chiếu, chúc đh an lạc.

Kính.


Như ý Cát Tường
Bài viết: 499
Ngày: 13/03/13 20:24
Giới tính: Nữ
Phật tử: Tại gia
Được cảm ơn: 1 time

Re: Chánh tín và mê tín, 1 sợi tơ ngăn cách...

Bài viết chưa xem gửi bởi Như ý Cát Tường »

Dạ, khi còn bé hễ có điều gì Cát Tường hay gọi Má ơi, Bố ơi hay cô ơi, thầy ơi... từ từ lớn lên thì điều gì mình làm được thì tự làm nhiều lúc cũng nhờ sự giúp đở của người này người nọ. Còn khi tu học Phật pháp thì có lẽ mọi người tu đều niệm NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT, NAM MÔ PHẬT, NAM MÔ PHÁP, NAM MÔ TĂNG. Dạ, "NAM MÔ" cũng trả lời cho Chú Tiểu, thường khi trao đổi với Tăng, Ni các Thầy hay dùng tiếng MÔ PHẬT khi chào.

Dạ, Cát Tường tặng hoa cho Chú Tiểu :) tangbong .


Không biết
Bài viết: 429
Ngày: 23/11/10 22:04
Giới tính: Nam
Đến từ: Việt Nam
Được cảm ơn: 2 time

Re: Chánh tín và mê tín, 1 sợi tơ ngăn cách...

Bài viết chưa xem gửi bởi Không biết »

Chú.Tiểu.Trước.Cổng.Chùa đã viết:Nhân có duyên với bác battinh nói về 1 chữ Tín. Chú Tiểu xin được lập chủ đề này để Chú Tiểu cùng các vị luận đàm về Chánh và Mê góc độ chữ Tín.

Phân tích từng chữ trước: Chánh (chính), Mê, Tín
- Chánh là sự chân chính, đúng đắn, thật sự...
- Mê là mê lầm, là đam mê, tin tưởng vào một điều gì đó mà không cần phải có sự phân tích ở góc độ khoa học hay là tâm linh.
- Tín là tin tưởng, niềm tin.
+ Chánh tín: là niềm tin tưởng vào sự thật đúng đắn, sự thật đem lại lợi ích tốt lành.
+ Mê tín: là niềm tin tưởng vào sự thật giả tạm, không thật, niềm tin sai lầm khi sự thật khi tin đã không có thật.

Kính thưa quý vị, xét ra Chánh và Mê về chữ Tín thật khó lường vì đều dựa vào lý lẻ, lý luận để phán xét 1 sự việc nào đó khi cho rằng đó là Chánh hay là Mê...
+ Như hiện nay có pháp tu bằng niềm tin, tin chắc là vậy khi được mọi người truyền nhau, hay được ai đó thường là người mình tin tưởng nói vậy nên tin vậy...
- Nếu người dựa vào sự phân tích rõ ràng khoa học thì khó mà hướng họ tin rằng điều đó là đúng mà họ sẽ theo. Hạng này dể tiếp cận niềm tin chân chính đúng nghĩa hơn.
- Nếu người dựa vào sự tin tưởng vì điều đó họ nghĩ rằng có lợi cho họ mà không cần ai nói gì nhiều, không cần ai phải phân tích nhiều góc độ cho nghe thì xét ra hạng này nguy hiểm vì sự thật và sai lầm đều có thể xảy ra.
Tôi là người yêu thích khoa học và thích tìm tòi lý giải mọi hiện tượng thế giới xung quanh bằng phương pháp khoa học (tôi tốt nghiệp khoa Vật lý đại học KHTN TpHCM). Cho đến khi tiếp xúc với đạo Phật và thâm nhập được Chánh pháp thì tôi mới phát hiện có một thứ bệnh đó là bệnh mê tín Khoa học (tạm hiểu là tin tưởng mù quáng vào khoa học); vì khoa học vốn có giới hạn của nó, không thể giải quyết hết mọi vấn đề của kiếp sống nhân sinh.

Albert Einstein từng có 1 câu nói rất dí dỏm như sau:

"Sự khác biệt giữa thiên tài và kẻ ngu là Thiên tài thì luôn có giới hạn" :))

Einstein được bình chọn là "Nhân Vật Của Thế Kỷ XX" và là hiện thân tiêu biểu của các nhà khoa học hiện đại. Câu nói của ông có hàm ý chê những kẻ ngu là không có giới hạn nhưng cũng đồng thời nói lên sự thật rằng Thiên tài (trong các lĩnh vực khoa học) là luôn có giới hạn và Khoa học không phải là chén nước thánh có thể giải quyết hết mọi chuyện của nhân sinh.

Có lần tôi nói chuyện với bạn tôi làm trong lãnh vực Thiên Văn học (khoa học nghiên cứu về vũ trụ và các thiên hà), tôi hỏi anh ấy rằng:
- Anh đang làm nghề gì vậy ?
Bạn: Đùa đấy à, chẳng phải anh biết rõ là tôi đang làm trong lĩnh vực Thiên Văn từ lâu rồi sao?

Tôi: À không, ý tôi muốn hỏi là anh làm về thiên văn như vậy để làm gì?
Bạn: Thì để nghiên cứu về các hành tinh, định tinh, các ngôi sao, thiên hà v.v..; nói chung là để nghe ngóng về vũ trụ. Mà sao anh lại hỏi thế?

Tôi: nhưng nghiên cứu nghe ngóng như thế để làm gì, ý tôi muốn hỏi ích lợi từ việc làm đó?
Bạn: thì để thu thập thông tin từ vụ trụ; rồi theo dõi, tổng hợp, đánh giá và kết luận.., nói chung nó là một chuỗi quy trình nhiều công đoạn phức tạp.

Tôi: thể anh cho tôi hỏi anh nhé, giả sử bây giờ anh quan sát được một ngôi sao cách Trái đất chúng ta 2 tỷ năm ánh sáng? thế thì anh thu thập được thông tin gì từ nó?
Bạn tôi nhanh nhảu đáp: rất nhiều, chúng ta có thể biết được kích thước, năng lượng, khoảng cách, quang phổ,.. tất tần tật, nói chung là rất nhiều thông tin về nó.

Tôi: thông tin đó cách đây 2 tỷ năm hay là ngay hiện tại?
Bạn: đương nhiên là cách đây 2 tỷ năm.

Tôi: Không, tôi không có hỏi anh thông tin của ngôi sao cách đây 2 tỷ năm. Tôi hỏi anh thông tin về ngôi sao đó ngay hiện tại cơ mà? Rằng bây giờ nó còn tồn tại không, năng lương là bao nhiêu, to nhỏ như thế nào?..
Bạn: Ùm... ờ... (rồi im luôn :D)

Tôi: Đó, anh thấy không. Một sự vật hiện tượng ngay trong hiện tại mà các anh không thể trả lời cho ra tính chất đặc điểm của nó như thế nào; thế mà các anh cứ đòi nghiên cứu nguồn gốc vũ trụ, nguồn gốc loại người.. há có phải là những điều viễn vông vô ích không ?
Bạn: im lặng (vẻ mặt đăm chiêu buồn buồn)

Tôi: tôi không có ý chê bai các anh. Các anh đang làm công việc đáng trân trọng và đem đến nguồn tri thức dồi dào phong phú cho nhân loại. Mỗi người sinh ra đều có vai trò và sứ mạng của riêng mình. Không có gì sướng bằng được sống và làm những việc mình thích và đam mê. Anh hãy tiếp tục làm thật tốt công việc của mình nhưng tôi khuyến nghị thêm với anh điều này, dù cho "vũ trụ được sinh ra như thế nào hay con người xuất hiện do đâu" thì sự thật hiện tại là cả anh và tôi đều đang mang cái ách "Sanh Già Bệnh Chết" ở trên mình, nếu có thể anh nên dành nhiều thời gian để suy ngẫm và nghiên cứu thêm về vấn đề này nhé!
..........


đó là đoạn đối thoại của tôi với anh bạn làm khoa học của tôi. Và tôi gọi đó là chứng bệnh mê tin Khoa học (nghĩa là niêm tin Khoa học có thể lý giải mọi vấn đề của cuộc sống trong khi thực tế thì không phải vậy); đối với vấn đề "Giải thoát" thì còn xa nữa :D

đây là lý do tôi loại yếu tố Khoa học ra khỏi con đường giải thoát tâm linh của mình mặc dù xuất phát điểm tôi rất thích khoa học và có xu hướng giải thích mọi chuyện theo khoa học :D

theo tôi:

Chánh = chân chínhlợi ích chứ Chánh không có = đúng đắn hay sự thật
(vì đúng đắn thì chưa chắc giải thoát và sự thật cũng lắm khi hại người :D )

(I)
trong toán học, "1+1=2" là đúng hay sai?
Đúng, 100% là như vậy không thể khác được. Vậy cái "1+1=2 là đúng có giúp giải thoát khỏi sinh già bệnh chết" không?" Rất xui là không. :D

(II)
cách đây vài trăm năm, Thuyết Địa tâm mà giáo hội công giáo Roma chủ xướng đã trùm phủ và kiềm hãm sự phát triển văn minh của nhân loại. Phải nhờ các nhà khoa học lỗi lạc như Copernicus, Kepler và đặc biệt là Galileo đã tốn nhiều tâm huyết và cả sự hy sinh để mở con mắt tuệ cho nhân loại bằng Thuyết Nhật tâm và ông được giới khoa học gọi là "Cha đẻ của khoa học hiện đại". Câu hỏi được đặt ra là: "Trái đất quay quanh Mặt trời có đúng không?" - Đúng, nó đã đúng hàng triệu năm nay và sẽ còn đúng hàng triệu năm nữa; nhưng "biết đúng sự thật Trái đất quay quanh Mặt trời có giúp giải thoát khỏi sanh già bệnh chết" không? Rất xui là vẫn không :)

(nếu chấp nhận Thuyết Địa tâm thì khái niệm Tây phương cực lạc (cõi hạnh phúc cực độ ở hướng Tây) được lập nghĩa, còn nếu hiểu Thuyết Nhật tâm thì khái niệm Tây phương cực lạc không thể được lập nghĩa, vì hàng ngày hàng giờ Trái đất vẫn cứ quay vòng vòng nếu lấy Trái đất làm tâm thì hướng nào là hướng Tây?)

(III)
con người duy trì nòi giống bằng Thai sanh có đúng không? - Đúng, từ xưa đến nay giới khoa học chưa thấy ghi nhận 1 hình thức sinh sản nào khác.
con người có bị chứng Đồng huyết có đúng không? - Đúng, vì giới Y học đã khảo nghiệm và chứng minh.
(vậy sao thế hệ những con người đầu tiên giao phối với nhau lẻ ra phải mắc chứng Đồng huyết mà suy vi và chết hết rồi chứ làm gì có những người da trắng, da đen, da màu.. đa dạng như hiện giờ?
- <= đây là tình trạng chung của những người đam mê theo chủ nghĩa Khoa học :D
vậy "tri thức đúng đắn về vấn đề Sinh sản cũng như chứng Đồng huyết của loài người có giúp giải thoát khỏi sanh già bệnh chết" không? Rất xui là vẫn không.

(I),(II),(III) <= hihi, đây là lý do mà ngu tôi nói Chánh = đúng đắn là sai vì có những cái "Đúng đắn" nhưng hoàn toàn không đưa đến giải thoát. :D

Về vấn đề Sự thật thì tôi có đọc ở đâu đó mà quên mất tiêu là có 4 loại lời nói:

1) lời nói Dối đem lại Bất thiện pháp cho người nghe
2) lời nói Dối đem lại Thiện pháp cho người nghe
3) lời nói Thật đem đến Bất thiện pháp cho người nghe
4) lời nói Thật đem đến Thiện pháp cho người nghe


người phàm phu thì chỉ nên sử dụng loại lời nói thứ 4, hàng Bồ tát thì có thể tùy phương tiện mà dùng loại thứ 2; còn loại (1) & (3) thì tuyệt nhiên là không nên sử dung.

ví dụ: một người con có người mẹ đang bị một cơn bạo bệnh và sắp phải lengiường mỗ thập tử nhất sinh. Bác sĩ dặn người thân túc trực bênh cạnh chăm sóc, cho ăn, khích lệ tinh thần và đừng để chuyện gì xúc động xảy ra để bệnh nhân có sự chuẩn bị tốt nhất ca mỗ. Người con thì vào đúng kỳ thi đại học nhưng chẳng may là phải chăm mẹ nên không có thời gian và tâm trí cho việc học nên đã thi rớt. Người mẹ mới hỏi người con là thi có đâu không? Người con vì nhớ là bác sĩ dặn nên đành lòng phải nói dối là đã thi đậu rồi và tự nhủ là sẽ nói ra sự thật sau khi ca mỗ kết thúc thành công. <= đây là loại câu nói thứ (2) "đem đến thiện pháp cho người nghe" trong tình huống nguy kịch còn bằng ngược lại mà nòi sự thật sẽ rơi vào loại câu (3) đem đến bất thiện pháp cho người nghe, có khi hậu quả là không thể giải quyết được. :D (A)

còn đây là kinh tạng Pali phật có dạy về vấn đề này:
này Vương tử,
lời nói nào Như Lai biết không như thật, không như chân, không tương ứng với mục đích, và lời nói ấy khiến những người khác không ưa, không thích, thời Như Lai không nói lời nói ấy.
Lời nói nào Như Lai biết là như thật, như chân, không tương ứng với mục đích, và lời nói ấy khiến những người khác không ưa, không thích, thời Như Lai không nói lời nói ấy.
Và lời nói nào Như Lai biết là như thật, như chân, tương ứng với mục đích, và lời nói ấy khiến những người khác không ưa, không thích, Như Lai ở đây biết thời giải thích lời nói ấy.
Lời nói nào Như Lai biết là không như thật, không như chân, không tương ứng với mục đích, và lời nói ấy khiến những người khác ưa thích, Như Lại không nói lời nói ấy.
Lời nói nào Như Lai biết là như thật, như chân, không tương ứng với mục đích, và lời nói ấy khiến những người khác ưa và thích, Như Lai không nói lời nói ấy.
Và lời nói nào Như Lai biết là như thật, như chân, tương ứng với mục đích, và lời nói ấy khiến những người khác ưa và thích, ở đây, Như Lai biết thời giải thích lời nói ấy.
Vì sao vậy? Này Vương tử, Như Lai có lòng thương tưởng đối với các loài hữu tình.

(Kinh Vương Tử Vô Úy - 58. TRUNG BỘ KINH)
hihi, như vậy là có những loại lời nói "như Thật như Chân" nhưng mà Như Lai không bao giờ nói :D (B)

(A),(B) <= đây là lý do mà ngu tôi nói Chánh = sự thật là sai vì có những sự thật chỉ gây hại chứ không có lợi cho ai cả.

đó là vài điều ngu tôi muốn chia sẻ với đạo hữu, vì có mỗi chữ Chánh mà định nghĩa không ra, giải thích không đúng thì đạo lộ giải thoát còn xa lăm. Muốn nói thêm vài điều nữa về vấn đề Tự lực & Tha lực nhưng mà thời gian không cho phép. Thôi đành tùy duyên vậy! :D

Thân ái !


Nguyên Chiếu
Bài viết: 370
Ngày: 03/06/14 21:53
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đã cảm ơn: 5 time
Được cảm ơn: 2 time

Re: Chánh tín và mê tín, 1 sợi tơ ngăn cách...

Bài viết chưa xem gửi bởi Nguyên Chiếu »

Không biết đã viết:
Muốn nói thêm vài điều nữa về vấn đề Tự lực & Tha lực nhưng mà thời gian không cho phép. Thôi đành tùy duyên vậy! :D

Thân ái !
Chào đh Không biết,

Nguyên chiếu đang mong chờ nghe đh nói về vấn đề này.

Kính.


Chú.Tiểu.Trước.Cổng.Chùa
Bài viết: 260
Ngày: 06/05/13 02:50
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tp.HCM

Re: Chánh tín và mê tín, 1 sợi tơ ngăn cách...

Bài viết chưa xem gửi bởi Chú.Tiểu.Trước.Cổng.Chùa »

Chào Không Biết,

Phải chăng bài viết trên có 2 vấn đề chuyển đến Chú Tiểu là:
1. Nói về Khoa Học trong Phật học mà theo chiều Khoa Học sẽ không dẫn đến Phật học.
2. Phân tích Chánh sai lầm.

Có phải vậy không ?

Nếu vậy Chú Tiểu cũng xin vài lời đáp lại:
1. Trước khi tiếp lời Chú Tiểu xin nói câu này trước, có lẻ chúng ta vì chưa luận nhiều với nhau nên chưa hiểu Chú Tiểu học hiểu thế nào: Chú Tiểu tin và hiểu chắc rằng Khoa học là một bàn đạp để tiến đến Phật Học, Phật học sẽ bao trùm cả khoa học.
- Chú Tiểu nói về Khoa Học nhiều như trên là vì thấy rằng có nhiều phuơng pháp tu tập Phật học mang hơi hướng mê tín, cái mà khoa học hay người trí không chấp nhận được đơn cử như việc Tu Giùm, Nghĩ rằng sẽ có người Tu Giùm mình, giải thoát cho mình mà không cần phải nhọc công nổ lực chuyển đổi tâm.
- Cho nên hàng loạt ví dụ dẫn chứng để phản bác "mê tín khoa học" mà có ý giải thích cho Chú Tiểu hiểu thì trước cám ơn nhưng xin nhường hết lại cho những người có tư tưởng "mê tín khoa học" như Không Biết vừa trình bày trên nha.

2. Không Biết cho rằng:
" Chánh = chân chính và lợi ích chứ Chánh không có = đúng đắn hay sự thật
(vì đúng đắn thì chưa chắc giải thoát và sự thật cũng lắm khi hại người :D )
"
- Ở đây Chú Tiểu chỉ đơn thuần giải thích ngắn gọn chữ Chánh. Nhưng Không Biết lại diễn giải theo chiều hướng rộng hơn về mặt tích cựu và tiêu cực để cho rằng cái Chú Tiểu nói là sai thì cứ từ từ mà chia sẽ, gấp quá rồi Không Biết à.
- Vì nếu bắt bẻ thì như câu "đúng đắn thì chưa chắc giải thoát" thì chỉ câu này thôi có thể cải với Không Biết đến sập server luôn ấy =(( . Chúng ta ầm ầm một chút nhé.
"Theo Không Biết thì cái gì Đúng Đắn mà Chưa Chắc Giải Thoát, xin cho 1 , 2 ví dụ minh hoạ được không ? Nếu im lặng thì chỉ có nói suông, nói cho có đó nhe. "
- "Sự Thật lắm khi hại người" thì ở trên Không Biết cũng phân tích rồi. Đây thuộc về "4 điều nên nói: Nói đúng thời, nói sự thật, nói bằng tình thương, lựa lời mà nói". Vấn đề này đã có phân tích nên Chú Tiểu cũng không nói gì thêm.

Rất vui khi Không Biết có hiểu biết như vậy !

Và xin bắt bẻ 1 vấn đề Chú Tiểu cho rằng Không Biết đã không nên:

Cái ví dụ hỏi anh bạn Thiên Văn Học (TVH) thì như một người nói điều này, người kia nói điều khác. 2 cái không liên quan nhau và Không Biết rãnh rỗi đi quét rác giùm người ta.

Theo Chú Tiểu, ý của Không Biết ở đây muốn hướng anh bạn TVH về Phật đạo. Nhưng thật không phải lúc khi anh bạn TVH này không nghĩ đến. Theo câu chuyện trên thì Không Biết chạy lại chấp vấn đến tận cùng của một chúng sanh là Chết với một người đang có tâm tư ở một lãnh vực khác thì vô nghĩa.

Chú Tiểu nhớ 1 câu chuyện được nghe kể:
- Có 1 bà la môn biết đức Phật được truyền tụng là thấu hiểu tất cả nên anh ta đến bạch Phật hỏi rằng: Tôi được biết sa môn Gotama tinh thân vạn vật, vậy cho tôi hỏi: Trái đất hình thành từ khi nào ?
Thế Tôn biết dụng ý người này nên đáp: Ta không trụ thế được mãi mãi, chỉ vài chục năm thì nếu để trả lời vấn đề này ta sẽ mất biết bao thời gian để giải thích. Nhưng sự trả lời này có giúp ích gì cho sự an lạc về thân và tâm, có thoát khỏi khổ đau hay không ?
Bà la môn im lặng kính phục và quỳ dưới chân Thế Tôn xin nghe pháp.

Thế đấy, đức Phật sẽ chí đối đáp về tính xa vời rời thực tại với một người đến chấp vấn ngài mà thôi, chứ không thể thấy người nào đó như thế nào đó để rồi chạy đến chấp vấn người ta theo vấn đề hiểu biết của mình rồi chê bai người ta như Không Biết đối với anh bạn TVH vậy.

Để giúp đở nhau tuỳ thuận trọn vẹn 4 điều cần thiết khi giao tiếp cho vui cả làng vậy !!!


Thongminhhon
Bài viết: 404
Ngày: 08/01/09 01:28
Giới tính: Nam
Đến từ: HCM

Re: Chánh tín và mê tín, 1 sợi tơ ngăn cách...

Bài viết chưa xem gửi bởi Thongminhhon »

Các đạo hữu kính,

Chánh tín là một chi phần trong Bát Chánh Đạo (Bát Thánh Đạo). Và chánh tức là sự thật, phải gắn liền với sự thật. Chánh tín là tin vào sự thật, càng thấy rõ sự thật, thì lòng tin đó càng rõ ràng.
Khi nào chúng ta biết được chúng ta có chánh tín thì lúc đó chúng ta sẽ hiểu chánh tín là gì.
Với TMH chi phần ấy vẫn còn xa lắm.
Việc nên làm là làm sao để phát sinh chánh tín?

Kính chúc các đạo hữu an lạc!


Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.20 khách