Đôi lời về tự lực tha lực của thế gian và trong Phật giáo.

Cùng nhau học hỏi những bài giáo lý căn bản và kiến thức Phật học phổ thông.
Chú.Tiểu.Trước.Cổng.Chùa
Bài viết: 260
Ngày: 06/05/13 02:50
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tp.HCM

Đôi lời về tự lực tha lực của thế gian và trong Phật giáo.

Bài viết chưa xem gửi bởi Chú.Tiểu.Trước.Cổng.Chùa »

Kính thưa các vị, vấn đề tự lực tha lực được thể hiện dưới nhiều góc độ khác nhau, cùng những ví dụ khác nhau. Bản thân Chú Tiểu thấy có nhiều ví dụ chưa đúng với ngữ nghĩa của tha lực làm cho sai lệch đi cách hiểu vốn đã phức tạp của Tự lực và Tha lực. Vì có người sẽ diễn giải theo nghĩa bóng và nghĩa đen cho nên đọc vào nếu vị nào không có cơ bản trước đó sẽ dể bị nhầm lẫn. Nay Chú Tiểu xin đưa ra các ví dụ như sau:
Ta phân tích Tự lực và Tha lực trước:
1. Tự lực
- Tự là chính mình, không ai khác ngoài mình.
- Lực là một hành động nào đó, tác động, giao tiếp...ngắn gọn vậy.
2. Tha lực
- Tha là nương tựa, nương nhờ vào cái khác ngoài mình, không còn là chính mình, như 100% thì được chia ra 2 phần tuỳ theo mức độ như 90% và 10% hay 50% và 50%...
- Lực là một hành động nào đó, tác động, giao tiếp...ngắn gọn vậy.

Xin mượn ví dụ của người khác để phản ánh quan điểm của Chú Tiểu, nếu có đụng chạm không hài lòng, xin nói ra Chú Tiểu sẽ xoá để giữ hoà khí ạ:

Có ví dụ rằng:
"Cứ tạm coi người đi bộ là tự lực còn người đi xe đạp là tha lực. Vậy hãy bàn đến người đi xe đạp. Muốn đi được đến nơi nào đó thì phải đạp xe mới đi được, tức là phải nhờ vào phương tiện. Mà muốn đi xe đạp thì trước hết người ta phải tin rằng chiếc xe đạp sẽ giúp mình đi đến nơi mình cần đi rồi họ khởi ý muốn đi và tất nhiên là họ phải ngồi lên xe, có hành động đạp xe thì chiếc xe mới chuyển động được.
Như vậy nếu có xe đạp mà không có người đạp xe thì không đi được cũng như tha lực cũng cần phải có tự lực chứ tự lực và tha lực không thể tách biệt riêng rẽ. Theo đó, chúng ta có thể liên hệ đến pháp môn niệm Phật, nhờ có Tín, Nguyện, Hạnh mà người tu niệm Phật được vãng sanh Cực Lạc.
Có nhiều phương tiện để đi đến nơi ta cần như đi bộ, đi xe đạp, đi xe máy, đi ôtô, đi tàu hỏa, đi tàu thủy hay đi máy bay. Chẳng lẽ chúng ta chỉ tin đi bộ mới đến nơi chứ không tin đi các phương tiện khác cũng đến nơi ?
"
Chú Tiểu ban đầu đọc qua thấy có lý lắm, nhưng sau khi xem xét từ nhiều khía cạnh thì Chú Tiểu thấy rằng ví dụ này không thật chuẩn khi nói về Tha Lực. Vì các nguyên do:
- Tha lực vào chiếc xe đạp, sự nương nhờ này rất "thế gian" nó không phản ánh hết được cái gọi là tha lực trong đạo Phật.
- Tha lực vào xe đạp khác hẳn tha lực vào các vị Phật, Bồ tát (giải thoát). Khác ở chổ: xe đạp không thể vận chuyển mình đến nơi đến chốn mà phải có sự vận động của bản thân mình như phân tích trên hoàn toàn chính xác. Nhưng tha lực theo Chú Tiểu thấy được hiểu trong đạo Phật là hoàn toàn dựa vào oai lực của chư Phật, nhất là phương tiện cầu an, cầu siêu, niệm Phật chờ Phật rướt với chữ Tín đi đầu, Chú Tiểu hiểu như vậy có đúng không thưa các vị đang tin vào Tha Lực ? Nếu không phải xin hãy chỉ dạy cho Chú Tiểu nha.

Vậy cho nên theo cách hiểu trên của Chú Tiểu thì dùng phương tiện xe đạp để gán cho Tha lực là chưa phù hợp. Ngắn gọn như sau
- Xe đạp thì phải nhờ bản thân kết hợp thì đến đích
- Đức Phật thì chờ Ngài cứu độ tiếp dẫn.

Vậy xem ra ta phải xét đến yếu tố con Người:
- Người Thực Hành - Xe Đạp: Muốn di chuyển đến nơi thì Bản Thân phải thực hành đúng chức năng, yêu cầu của xe đạp là: Xe đạp muốn di chuyển phải nhờ vào người đạp.

- Người Thực Hành - Phật: Muốn về cõi an lành của chư Phật thì Bản Thân phải thực hành đúng yêu cầu của chư Phật là Thực hành lời ta dạy. Chứ ta không rướt được ai cả. Muốn về với Phật thì phải tự đi lên đây chứ Ta không xuống rướt lên được.

Vậy xét ra ví dụ trên không thực tế cho Tha lực lắm.
--------------------------------------------------------------------------------------
Ta lại xét một ví dụ khác
"Tục ngữ có câu: "Hợp quần gây sức mạnh". Trong đây đã có tự lực và tha lực rồi.
Ví dụ: Một người đang bẩy (tự lực) một hòn đá lớn, nhưng vì sức yếu nên không bẩy nỗi, có một người khác đi ngang qua thấy vậy, ghé vai vào tiếp (Tha lực), mới có thể bẩy hòn đá lăn vào vệ đường.
Chú Tiểu thì có suy nghĩ này: Ở ví dụ này cũng chỉ đề cao ở góc độ thế gian là giúp đở lẫn nhau (như ở phần vật chất)
Còn việc tu tập dựa vào tự lực hay tha lực thì nó thuộc nội tâm (tinh thần) cái mà ngay cả bản thân cũng chưa thể chi phối thì người nào có thể chi phối được.

Một người tự chèo thuyền, nước ngược đi đến nhà cũng lâu, nên họ căng buồm lên nhờ sức gió (tha lực) thổi đẩy thuyển đi nhanh chóng về đến nơi.
"
Như ví dụ này cũng vậy, chỉ đang nói về bên ngoài (vật chất) còn về tinh thần chưa thấy có ở đây.

Vì rằng tu là chuyển đổi tâm từ xấu thành tốt. Mà sự chuyển đổi này ai có thể thay đổi được giúp ta nếu tự thân ta không thể thay đổi nó ?

Ta nhờ vào kinh sách, bạn bè, thông tin đủ kiểu để tu tập nhưng kết cuộc vẫn chỉ là có thể tiếp thu và CHỊU SỬA đổi hay không mà thôi vì rằng chẳng có thể ép bất kỳ ai thay đổi cả, đúng không các vị ???

P/S Nếu ai đó khởi lên ý nghĩ cho rằng: Chú Tiểu làm như hay lắm, đi nói cái sai của thiên hạ thì nếu muốn chửi mắng thì vào Chuyên Mục "Phổ Nhỏ Của Bạn ở phần Thử Nghiệm" nha vì rằng đừng để nơi giao lưu Phật pháp lại biến thành cái chợ và vì rằng Chú Tiểu cũng sẽ chẳng quan tâm đâu.
Nếu thấy Chú Tiểu có suy nghĩ chưa đúng, sai khác thì xin cứ đưa ra quan điểm của mình chứ đừng có kiểu trẻ con chỉ biết la làng xong còn lý do thì không thể chỉ ra được, Chú Tiểu sẽ cảm thấy bạn ganh ghét đố kỵ hơn thua với Chú Tiểu mà thôi.

Xin đưa ra quan điểm của mình như thế và thành tâm nhận lại các sự chỉ bảo giúp Chú Tiểu hiểu ra vấn đề hơn của các vị !!! tangbong tangbong tangbong


Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Đôi lời về tự lực tha lực của thế gian và trong Phật giáo.

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

Tự lực và tha lực, dù trong thế gian hay Phật giáo đều chỉ là phương tiện để đạt đến cứu cánh:
  • Đi thuyền, đi bộ tùy người
    Miễn về đến chỗ (giải thoát) được rồi Tiểu ơi!
    Tinh thần, vật chất đi đôi
    Như sóng với nước không rời tách nhau. :D
Hình ảnh


Huyền Bạch
Bài viết: 303
Ngày: 30/08/12 01:16
Giới tính: Nữ
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Hà Nội - Việt Nam

Re: Đôi lời về tự lực tha lực của thế gian và trong Phật giáo.

Bài viết chưa xem gửi bởi Huyền Bạch »

Kính đạo hữu Chú Tiểu. Đạo hữu đã trích dẫn bài viết của Huyền Bạch nhưng mà còn thiếu một đoạn. Thực sự Huyền Bạch rất muốn giải thích thêm với đạo hữu nhưng càng nói thêm thì đạo hữu sẽ lại càng thắc mắc, sẽ càng rối tinh lên bởi cái này sẽ kéo theo cái kia rất phức tạp, nếu nói nhiều thì sẽ chẳng đi đến đâu cả nên Huyền Bạch xin phép không nói thêm gì nữa bởi không thể nói được và cũng không thể diễn tả bằng ngôn từ cho thật đúng được.


Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.18 khách