NHỮNG ĐIỀU CĂN BẢN TRONG GIÁO LÝ ĐẠO PHẬT

Cùng nhau học hỏi những bài giáo lý căn bản và kiến thức Phật học phổ thông.
Hình đại diện của người dùng
doccobo000
Bài viết: 195
Ngày: 25/06/14 21:42
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: tphcm

Re: NHỮNG ĐIỀU CĂN BẢN TRONG GIÁO LÝ ĐẠO PHẬT

Bài viết chưa xem gửi bởi doccobo000 »

Bài 10 :

CHÚNG SINH

Chúng sinh là hết thảy các loài biết sống trong Vũ Trụ, Tiên, Thần, Người, Ma, Quỷ, Súc Vật đều là chúng sinh. Chúng sinh có sáu giống : Thiên, Nhân, A-Tu-La, Súc Sinh, Ngạ Quỷ, Địa Ngục và thường sinh ra bốn cách : Noãn, Thai, Thấp, Hóa.

Noãn sinh là loài sinh ra trứng như : chim, gà, rận, rệp, thằn lằn, rắn mối …

Thai sinh như : cọp, người, chó, mèo …

Thấp sinh là loài sinh ra và sống ở những nơi ẩm thấp, ướt lạnh như : cá, ba-ba, sò, các vi trùng trong nước.

Hóa sinh như các loài Tiên, Thần.v.v…

Sáu giống chúng sinh đều biết sống, có chết, Luân Hồi như nhau. Chúng liên hệ và ảnh hưởng đến nhau, không riêng rẽ đơn lập. Một quả bom nổ, một núi lửa phun, một trận bảo lụt lớn, quả đất hư, làm cho người, súc vật phải chết, ma quỷ hoảng sợ…

Mỗi loài chúng sinh đều có cái riêng rẽ nhau vì Nghiệp không giống nhau.

Loài Người sống biết nhau. Loài Ma Quỷ sống biết nhau. Có khi ma quỷ ở trong nhà người, song người không hề thấy có ma quỷ. Trái lại ma, quỷ không biết có người. Nếu người nào bị ma, quỷ khuấy phá đó là bởi Nghiệp Cảm, nghĩa là người và quỷ kia có sự dính líu nhau, song phần nhiều những loài Quỷ hay gần gũi người, giúp đở hay khuấy phá người ( do có duyên nhau ) đều là loài Thần Quỷ ( A-Tu-La ) còn Ngạ Quỷ thuần túy thì ít có.

Chúng sinh trong sáu cõi vì sống bỡi Duyên, Nghiệp chuyền níu nên có sự dính líu nhau. Vì vậy loài Người chết sinh Thần Quỷ, Súc Sinh chết đầu thai làm Người, Người chết trở lại làm Người, có khi tạo an vui cho kẻ gặp lại, hay trả nợ cho kiếp trước, thành một vòng lẩn quẩn không bao giờ dứt, cũng bởi Si và Ái Dục mà ra. Sự sống quanh quẩn chung lộn nhau ấy tạo Duyên ràng buộc nhau, nên Phật bảo ta : “ Chúng sinh sáu cõi đều là Cha Mẹ, Anh Em nhau không nên khởi Tâm ác để hại nhau mà nên Nguyện cứu vớt tất cả “, là thế.

Người Phật Tử rất buồn khi thấy có kẻ lầm lẫn trong công việc tạo Phước, bỏ tiền của Cầu Siêu cho Ông, Bà, thân bằng quyến thuộc mình ; cúng vái linh đình tốn kém vô kể vẩn làm ; trong khi gặp kẻ ăn xin không chịu Bố Thí .v.v… hay sanh Tâm oán ghét kẻ khác, họ có biết đâu kẻ ăn xin kia có thể là Ông Bà họ kiếp trước vì Ác Nghiệp mà phải đầu thai làm kẻ ăn xin … họ muốn Nguyện cho Ông, Bà song lúc gặp Ông, Bà xin thì chẳng hề Bố Thí ? ?

Oán ghét kẻ kia, muốn sát hại họ, biết đâu kẻ đó kếp trước là Cha, Mẹ, Ông, Bà mình đầu thai lại … Cũng như nâng niu chìu chuộng con mình, biết đâu kiếp trước là kẻ oán thù mình ?

Nhưng suy ra tất cả chúng sinh đều vì Nghiệp Mê nên làm Khổ cho nhau. Vậy kẻ hiểu biết Đúng nên “ Trừ Mê “ mà không phải oán ghét ai, phải nên Thương tất cả.

Mỗi chúng sinh đều có Tánh Phật, nhưng vì Mê mờ không thấy Tánh ấy nên mãi đau khổ, Luân Hồi Sinh Tử. Chư Phật, các Bậc Giải Thoát không Mê Tánh ấy nên trở lại thương xót chúng sinh, đặt Phương Tiện giúp chúng sinh Giải Cái Mê đó. Như Đức Địa Tạng đã Thệ Nguyện : “ Chúng sinh Độ Tận, Phương Chứng Bồ Đề, Địa Ngục vị không, Thệ bất thành Phật “. Cũng như trong ý nghĩa Độ Sinh ấy, Ngài A-Nan đã Nguyện : “ Trong đời ngũ trược tội ác này, Thề vào trước để cứu Khổ chúng sinh ; nếu còn một chúng sinh nào chưa được Thành Phật, Thề chẳng lảnh Quả vui NIẾT BÀN “.

Bởi vậy chúng ta là chúng sinh, cùng Luân Hồi Sinh Tử mê muội không thấy Tánh Phật nơi mình, hãy nên vì cái Đồng Mê ấy mà cố Tu, thương xót lẫn nhau, khuyến dẫn nhau để cùng đi đến chổ an vui Giải Thoát rốt ráo.

Mười phương Chư Phật, Bồ Tát cũng trong cái Nguyện Độ Sinh mà hiện Dụng đủ mọi tướng, tùy Phương Tiện để Giải Mê cho chúng sinh. Tu Phật, chúng ta phải PHÁT NGUYỆN ĐỘ SINH thể theo lòng TỪ BI của CHƯ PHẬT, không phân biệt kia, khác để rồi dính mắc vào các Pháp mà mãi mãi trôi lăn.


Hình đại diện của người dùng
doccobo000
Bài viết: 195
Ngày: 25/06/14 21:42
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: tphcm

Re: NHỮNG ĐIỀU CĂN BẢN TRONG GIÁO LÝ ĐẠO PHẬT

Bài viết chưa xem gửi bởi doccobo000 »

PHÁP GIỚI

Pháp là Phép – Giới là bờ ngăn.

Muôn ngàn hình tướng sai biệt trong Vũ Trụ gọi chung là Pháp – Giới. Mọi loài, mọi vật, mọi hành vi của Vũ Trụ tuy liên hệ nhưng mỗi mỗi đều ở trong những lĩnh vực khác nhau, không lộn xộn, có giá trị như nhau, nên gọi là Pháp – Giới Đồng Tánh.

Trong Vũ Trụ có nhiều Pháp, không thể nào kể xiết nên gọi là Vạn Pháp. Các Pháp lớn gồm có : Pháp Địa Ngục, Pháp Ngạ Quỷ, Pháp Xúc Sinh, Pháp A-Tu-La, Pháp Nhân, Pháp Thiên.

Các loài chỉ có Tứ Đại, gọi là Pháp Vô Tình ( như Mặt Trời, Mặt Trăng, Quả Đất, Cây, Đá, Núi, Sông ).

Các loài biết sống có Tư Tưởng, gọi là Pháp Hữu Tình ( như người, Súc Vật, Tiên, Thần, Ma, quỷ…).

Hành vi của mỗi loài Hữu Tình như : đi, đứng, nằm, ngồi, ăn, ngủ … cũng gọi là Pháp ; Tư Tưởng loài Hữu Tình như : vui, buồn, giận, ghét, thương, yêu … đều là Pháp.

Mây bay, nước chảy, bóng tối, ánh sáng cũng đều là Pháp. Tu theo Phật thì gọi là Phật Pháp. Tu theo Tiên thì gọi là Tiên Pháp. Trau dồi Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín của loài người, thì gọi là làm theo Nhân Pháp. Nói tóm lại những gì thấy , nghe, nếm, ngửi, sờ mó, suy nghĩ, tưởng tượng được đều là Pháp.

Muôn Pháp luôn luôn lưu chuyển và hành dụng không dừng, ví như mặt trời thì thường soi sáng, mưa thường rơi, gió thường phải thổi.

Muôn Pháp hiển bày cái tánh thường sống của Vũ Trụ, nó theo Luật Luân Hồi ; thuận theo Nghiệp Quả, Nhân Duyên muôn trùng nghìn cách làm cho chúng sinh không bao giờ Giải Thoát ra ngoài ảnh hưởng của nó. Chúng sinh phải trôi lăn theo dòng Động Dụng của muôn Pháp : ví như Tiên Sắc Giới thì thuận theo Pháp Sắc Giới – Tiên Dục Giới thì thuận theo Pháp Dục Giới. Các Pháp cũng hay có những mối liên hệ nhau, nhưng không dung thông nhau, vì ngay trong mỗi hiện kiếp thì Người là Người, không thể biết được Tiên ; cũng như Thần là Thần ; không thể là người được.

Pháp có cái Lực muôn thuở, không thay đổi, không có ai sanh ra nó ( Nguyên Sinh ), cũng không bao giờ mất ( Diệt ). Nó không có chổ bắt đầu, không có nơi kết thúc (Vô Thỉ Vô Chung). Kẻ nào còn ở trong vòng chi phối của muôn Pháp thì hẳn phải theo Pháp trôi lăn, Luân Hồi, Sinh Tử, nên gọi là Chúng Sinh. Trái lại, Thoát được nó, tức là “ TÂM “, tức là “PHẬT “, “ THÁNH “, làm Chủ nó, Soi Sáng và Sử Dụng được nó.

Cho nên, Pháp là bể Khổ, muôn nẽo khó thoát đối với người Mê. Nhưng đối với Bậc Giác, nó là những Phương Tiện ích lợi dùng để Độ Sinh. Do đó, kẻ Tu Phật đều mong Thoát khỏi vòng ràng buộc của muôn Pháp. Nhưng Thoát vòng Pháp không phải là diệt Pháp mà là không vướng mắc, không ngăn ngại vì nó, biết dùng nó làm Phương Tiện Diệu Dụng Độ Sinh. Do đó Phật dạy : “ Tất cả các Pháp đều là Phương Tiện Độ Sinh, nó dụ như chiếc bè để đưa Chúng Sinh qua sông “. Ta không ngăn ngại nó, cũng không bỏ nó, nó là Đại Hữu Dụng để hiển bày CHÂN LÝ.

Pháp chúng sinh hay Phật cũng là Một : Mê hay Tỉnh, Phàm hay Thánh là tại Ta vậy.


Hình đại diện của người dùng
doccobo000
Bài viết: 195
Ngày: 25/06/14 21:42
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: tphcm

Re: NHỮNG ĐIỀU CĂN BẢN TRONG GIÁO LÝ ĐẠO PHẬT

Bài viết chưa xem gửi bởi doccobo000 »

Bài 11 :

ĐỜI KHỔ VÀ NGUYÊN NHÂN

Khế Kinh có câu : “ Nước mắt chúng sinh nhiều hơn nước biển “. Nghĩa là nước mắt chúng sinh chảy không bao giờ hết, vì nguồn nước vô tận, còn biển thì có giới hạn, do đó nước biển cũng có giới hạn mà thôi.

Câu nói trên chứng tỏ là bể khổ mênh mông vô tận, không có gì so sánh được.

Vậy khổ là gì ? Khổ theo nghĩa chử Hán là đắng, khó chịu đựng. Vậy khổ là những cay đắng, những điều làm cho mình khó chịu, đau đớn.

Trong thế gian nếu kể các thứ khổ, thì không bao giờ hết. Song theo Kinh Phật, thì có thể chia ra làm 8 thứ khổ : Sinh, Lảo, Bịnh, Tử, Ái biệt ly, Cầu bất đắt, Oán tăng hội, Ngũ ấm xí thạnh.

1) SINH LÀ KHỔ

Trong Cung Oán Ngâm Khúc của Ôn Như Hầu Nguyễn-Gia-Thiều có câu :
“ Thảo nào khi mới chôn nhau
Đã man tiếng khóc ban đầu mà ra “.

Đứa trẻ thơ sanh không biết gì hơn là khóc, khóc để diễn tã những gì nó khó chịu, nó khổ : đói cũng khóc, đau cũng khóc, lạnh cũng khóc, nóng cũng khóc. Có Phước sanh ra được gia đình giàu sang, cha mẹ nâng niu cũng khổ. Lở gặp chỗ nghèo khó, con hoang .v.v… mặc tình người ta bỏ cho ruồi bâu, kiến cắn, sống ngoắt ngoải qua ngày… Tinh thần thì chưa biết gì, còn thể xác thì yếu đuối như sên, dễ nhiễm phong sương, cảm hàn thấp khí. Vì trẻ con dễ nhiễm bệnh mà lại không diễn tã với người lớn, điều gì khác hơn là khóc. Cho nên Đông Y đã có câu : “ Thà chữa cho 10 người đàn ông còn hơn chữa cho một người đàn bà, thà chữa cho 10 người đàn bà hơn là chữa cho một đứa con nít “.

2) LẢO LÀ KHỔ :

Người già thì khí huyết suy, thân xác hao mòn, mỏi mệt, hoạt động yếu ớt, hay sinh ra những bệnh nan y : mắt mờ, tai điếc, răng rụng, tay chân run rẩy, thật không còn hương vị của cuộc đời nữa. Ca dao có câu :

“ Già nua là cảnh điêu tàn
Cây già cây cõi người già người suy “.

Ngoài những bệnh về thể xác, người già đôi lúc còn mang những bệnh về tinh thần, Tâm Trí lu mờ, quên trước quên sau.

Nếu có con cháu hiếu thảo, có tiền của sung túc còn là Phước, trái lại thì chẳng khác đứa nhỏ, dù có tài năng mà sức lực đâu để theo ý của mình.

3) BỆNH LÀ KHỔ :

Tất cả chúng ta đều hiểu rằng đau yếu là khổ, vì từ trẻ đến già không ai là không có lần trãi qua kinh nghiệm ấy.

Từ bệnh nhỏ nhặt như đau răng, sổ mũi, nhức đầu, ghẻ, cho đến bệnh trầm trọng như phong, lao, ung thư, tất cả đều hành hạ thể xác lẫn tinh thần con người. Người bệnh ăn không ngon đôi khi không thể ăn được, ngủ không yên, luôn luôn nằm trên giường mà rên siết, lắm lúc có tư tưởng muốn chết cho rảnh nợ đời. Thể xác suy mòn vì bệnh, tinh thần yếu đuối vì bệnh, tiền của hao tổn cũng vì bệnh. Bệnh là kẻ tử thù của con người trên thế gian, dù văn minh của vật chất tiến đến đâu cũng không làm sao khỏi sự khổ ấy.

4) TỬ LÀ KHỔ :

Trong bốn hiện tượng của Vô Thường : Sinh, Lảo, Bệnh, Tử thì Chết là cái Khổ lớn nhất, và làm cho chúng sinh kinh hải nhất. Người gần chết cảm thấy thân thể chuyển đau đớn, do nơi hiện tượng Tứ Đại sắp sữa phân ly, rời rã. Khi chết rồi, thân xác chướng phình, nứt nẻ hôi tanh, Thần Thức theo Nghiệp Lực dẫn đi đầu thai vào một cõi nào chưa biết, chưa nói đến kẻ ở trong tình trạng Thân Trung Ấm bị trôi dạt trong kinh sợ hãi hùng.

Vì chết là điều quá đau khổ, nên con người thường sợ chết. Có kẻ biết mình sống thừa mà vẫn muốn sống, nghe đến cái chết là hải hùng rung sợ, không dám chết nữa, mặc dù trước đó có tư tưởng tự vận. Câu chuyện : “ Thần chết và lão tiều phu “ của nhà văn pháp La Fontaine , là một bằng chứng : Lão tiều đốn củi, sau nhiều năm khốn khổ trong rừng sâu núi thẳm vất vả mà không kiếm đủ nuôi thân, nuôi gia đình, mới cầu Thần chết đến đem đi cho rảnh nợ. Nhưng khi Thần chết đến hỏi : Lảo muốn gì ? Thì lảo tiều lại bảo : “ Nhờ tay Thần nhắc đở bó củi lên vai “.

5) THƯƠNG YÊU MÀ PHẢI XA LÌA LÀ KHỔ :
Khi sống ai chả gần những người thân thiết, cật ruột, những bạn bè thân mến. Đến khi gặp nạn chiến tranh hay gặp thiên tai như bảo, lụt, động đất, biển dâng, khiến phải ly biệt nhau, vợ xa chồng, cha lìa con, bạn bè thân thiết mỗi người trôi dạt một phương, sống chết không hay, thật là đau lòng xót dạ. Nếu gặp cảnh tử biệt thì càng khổ gấp muôn ngàn lần.

6) CẦU BẤT ĐẮC LÀ KHỔ :
Người ta ở đời hy vọng càng nhiều thì thất vọng càng lắm. Trên bước đường công danh, hễ trèo càng cao thì ngã càng đau. Cũng bởi mê bả công danh, ham mùi phú quý, đắm đuối tình duyên, nên khi danh không thành, phú không toại, tình duyên trắc trở, đâm ra ghét đời, chửi rủa trời xanh bất công. Có khi vì dùng thủ đoạn để cầu danh mà bị bại lộ, tài sản bị tịch thu, bản thân bị tù đày, có khi vì ghen tương mà phải quyên sinh, chém giết, gây ra những thảm cảnh kể không xiết …

7) OÁN GHÉT MÀ PHẢI GẦN LÀ KHỔ ;
Người ta thường nói : “ Thấy mặt kẻ thù như kim đâm vào mắt. Ở chung với kẻ thù địch như nếm mật nằm gai “. Trong bà con ruột thịt, gặp người không hợp không ưa mà phải ở chung một nhà, ăn chung một mâm, ra vào chạm mặt hàng ngày, không muốn nhìn phải nhìn, không muốn nói phải nói, thật là khó chịu. Huống chi là người dưng nước lã khác giống, khác nòi, khi đã thù ghét rồi, thì cái cảnh một còn một mất, cái cảnh tương tàn chém giết không phải là điều dễ tránh.

8) NGỦ UẨN TRANH DÀNH NHAU DÀY XÉO LÀ KHỔ :

Thân Tứ Đại cũng gọi là Thân Ngũ Uẩn, chổ chứa năm thứ : Sắc, Thọ, Tưởng, Hành, Thức, tức năm món che đậy làm cho mê mờ.

-SẮC : Tất cả những gì về vật chất, có hình tướng rõ như : xương, thịt, tay, chân, mắt, mũi, tim, gan, ruột, phổi.v.v…

-THỌ : sự cảm xúc và chịu nhận như gặp đám chết sinh buồn, thấy giặc giả lo sợ, nghe tiếng bom nổ kinh khủng.

-TƯỞNG : Trí nhớ, sự tượng trưng tất cả cái sống không có hình bóng như sự giận, nghĩ đến kẻ thương yêu mình bị cách biệt, nhớ kẻ oán ghét mình .v.v…

-HÀNH : Sự động dậy, con người sống không lúc nào là hoàn toàn yên ổn được mà phải Động luôn, không ngủ thì thức dậy, hết ngồi lại đứng, hết nghĩ sự này thì nghĩ việc nọ ; máu phải chạy luôn, phải thở hoài, tế bào này chết đi, tế bào khác sinh ra .v.v…

-THỨC : Nghĩa là Cái Biết Sống, ta biết ta sống, có ta đang sống, nếu ta như cây cỏ thì có gì khổ ; song vì ta biết sống, mà lại không thể tự chủ, mất cả sự tự chủ mà chỉ sống bởi các thứ : Sắc, Thọ, Tưởng, Hành.

Người trên đời khi cha mẹ sinh ra là được đặt vào cái thế sống … Lớn lên cứ theo thường lệ : trai có vợ, gái có chồng, đói ăn, khát uống. Cần có tiền bạc, cần có uy danh, cần phải thỏa mãn thú xác thịt, cần phải thỏa mãn tâm tính luyến ái .v.v… Nhưng ở đời có ai là kẻ tự hào thỏa mãn sự sống đời của mình – Một chưa đủ, hai chưa đủ, cần đến ba, bốn, cần vô số. –Như thế nầy chưa vừa ý, như thế kia chưa vừa ý, và mãi mãi chưa có gì vừa ý … tiền tài để sống, bao nhiêu là đủ, cái mức nào là vừa, nếu ngó xuống thấp thì khác. Uy quyền, danh tiếng bao nhiêu là cùng, tài gì để trọn thi hành uy thế mình ? Các thứ khác cũng thế, cứ chạy theo ngoại cảnh mãi, nó như năng lực vô hình không cho mình an nghỉ, nên có câu : “ Nhất nhật Thanh Nhàn nhất nhật Tiên “. Người ta gọi Tiên là kẻ sung sướng nhất ; và người ta nói : một ngày được thảnh thơi là làm Tiên một ngày vậy.

Con người bị đặt vào nếp sống từ khi mới sinh ra, mới biết sống chẳng khác nào bánh xe đặt bên răng cưa, bị xô đẩy, níu kéo mãi mà mất cái sống an nhiên nên khổ. Đói bụng rồi ăn, tối mắt đòi ngủ, gặp nghịch cảnh thì tức giận, tim ngừng đập mình phải chết .v.v…

Ai sinh ra loài người, ta từ đâu đến để hưởng lấy Sinh, Lảo, Bệnh…rồi Tử đi về đâu ? Cái sống là gì ? Ta có bao nhiêu năng lực trước Vũ Trụ đầy sức mạnh vô biên ? Bao nhiêu câu hỏi và sự thật chán chường, bất lực mà ta không giải quyết được, vì ta nào có biết gì để hành động đâu, thế nên Mê là Khổ, Mê là nguyên nhân Khổ vậy.

Chúng nó tranh nhau trong một nếp sống, ví như kẻ nghèo, miệng muốn ăn, bụng cồn cào đói, song không có tiền. Thấy tủ tiền của kẻ khác bỏ trống, tay muốn lượm, song ý nghĩ rằng : Làm bậy sẽ tù tội .v.v… Cái này đi hướng kia, cái nọ đi hướng khác, nghịch cảnh, nghịch ý làm cho ta phải khổ.

Khi một Ấm thạnh, thì liền chi phối một giác quan, kéo luôn các Ấm kia tấn công con người, làm cho con người bị Luật Vô Thường biến chuyển không ngừng, bị thất tình lục dục lôi cuốn làm cho đắm nhiễm sáu trần, phải khổ lụy thân, Tâm bị Vọng Thức điên đảo, Chấp Nhất phân biệt nên thấy có ta, có người, có còn, có mất sinh ra sầu não, bỏ Hình bắt Bóng, trầm luân. Chấp nhận có “ TA “ thì cái “ TA “ của mình khác cái “ TA “ của người, mạnh ai nấy lo. Lòng ích kỷ nảy sinh từ đó, mục đích là bảo tồn sự sinh sống của cái “ TA “ làm cho sự sinh sống ấy sung sướng đẹp đẻ hơn người. Vậy, ích kỷ là lòng tham không đáy. Tham tức có tranh đấu giành cái sướng cho mình ; để cái không sướng cho người. Mong mà được thì vui, mong không được thì buồn. Được rồi lại sợ mất, lo mất mà vẫn mất, nên cái lo thành cái Khổ. Đến khi bất đắc chí thì oán người, trách trời. Tham lam, giận ghét như thế là tại Si Mê, không biết, không thấy mà càng Si Mê thì Tham và Sân càng dầy, càng tăng, lẩn quẩn, loanh quanh không sao dứt được Nghiệp Chướng Luân Hồi.

Từ vô thỉ, Cái Sống Động phát nguồn cho Vũ Trụ. Tâm mê muội của chúng sinh đắm nhiễm vào cái Động ấy mà sinh ra các Pháp, rồi nhận lấy các Pháp ấy là thật để bị chi phối gieo cái Nhân từ vô lượng a-tăng-kỳ kiếp tự tạo lấy cái giây Nghiệp Lực trói buộc lấy mình, nên có sinh diệt, để rồi hứng chịu cái Khổ ải của Sinh Diệt truyền nối từ đời này sang kiếp khác không bao giờ dứt.

Phải biết rõ các sắc thái của Khổ, tìm hiểu nguồn gốc sinh ra Khổ để gặp “ Khổ “ mà không sợ, để Không Tham Cầu mà bị hoàn cảnh chi phối. Đoạn được Nghiệp Lực thì mới Thoát được Khổ.

Trong cuộc đời giả tạm này, cũng có người đang sống đầy đủ vật chất, không mối bận Tâm lo nghĩ. Đó là những kẽ đang hưởng Phước của kiếp trước.

Nhưng cuộc đời là ảo mộng, phú quý, vinh hoa như giọt sương mai, nếu không hồi hướng Tu Hành, vun đắp Quả Phước thì hưởng hết Phước rồi, sẽ chịu muôn ngàn đau Khổ của Luân Hồi trong những ngày tàn của kiếp hiện tại và trong vô cùng kiếp về sau.

PHƯƠNG TIỆN DIỆT KHỔ

Trước cảnh mênh mông của Biển Mê, con người cảm thấy là bọt bèo, yếu đuối, hãi hùng, lo sợ, không biết bấu víu vào đâu để vượt ngàn sóng trùng dương.

Phật Pháp là con đường duy nhất đưa ta sang bờ GIÁC NGỘ để nhập vào cuộc sống An Nhàn Vĩnh Cửu.

TU PHẬT LÀ TÌM NHỮNG PHƯƠNG TIỆN GỠ LẦN TỪNG LỚP VÔ MINH BAO TRÙM TA TỪ VÔ THỈ.

NHỮNG PHƯƠNG TIỆN ẤY LÀ :

1) PHÉP SÁM HỐI :
Sám Hối là thú nhận những lỗi lầm đã phạm, và Nguyện từ nay không tái phạm nữa. Trong sự Sám Hối, phải thành thật soi vào nội Tâm, nhận tất cả đều là lỗi của mình, mà Quyết Tâm giữ gìn không buôn lung theo lối củ.

Sám hối làm nảy sinh lòng TỪ, BI, HỶ, XẢ, thương chúng sinh mà rộng lòng Bố Thí, khắc khe Trì Giới. Những Hạnh này trừ được cái Nhân xấu của kiếp trước, làm nhẹ Quả hiện tại.

2) PHÉP QUÁN TƯỞNG :

Quán Tưởng là Tập Trung Tư Tưởng để Quán xét cho thấu đáo. Có 4 điều mà kẻ Tu Hành thường để Tâm nghĩ đến :

A -Quán Thân Bất Tịnh : nghĩa là Quán Sát một cách tường tận về sự đục, bẩn của cái thân ta để đối trị lòng Tham Sắc Dục.

B –Quán thọ Thị Khổ : là Quán sự nhận lảnh là Khổ để đối trị bệnh Tham Danh Vọng … Tiền Tài.

C –Quán Tâm Vô Thường : là Quán cái Tâm luôn luôn thay đỗi : cái “ Tâm “ giả tạo : lòng tự ái, ngã mạn, ích kỷ.

D –Quán Pháp Vô Ngã : là Quán các Pháp đều giả, không có Tự Tướng để đối trị Ý Niệm trọng, khinh, lòng tranh chấp trong xã hội.

Trong Kinh Lăng Nghiêm có câu : “ Nhân Duyên hòa hợp, hư vọng hữu sanh. Nhân Duyên biệt ly, hư vọng hữu diệt “ nghĩa là các Nhân Duyên nhóm hợp thì giả dối có sinh ra, các Nhân Duyên chia rẽ thì giả dối tất diệt. Vậy đủ biết : Tất cả các Pháp làm Nhân Duyên cho nhau in tuồng là có, chứ không có Tự Tướng. Không có Tự Tướng tức không ngăn ngại, phân biệt…

3) PHÉP THIỀN ĐỊNH

Phép này quan hệ nhất, mở rộng Sáng Suốt, giúp Tâm Ý được Thanh Tịnh, diệt được mười Kiết Sử, tức là 10 thứ Phiền Não Gốc, trói buộc con người, sai khiến chúng sinh, làm cho chúng sinh đắm chìm trong Luân Hồi không bao giờ dứt. Mười Kiết Sử ấy là :

Tham : luyến ái thân, cảnh.

Sân : giận dữ, oán hờn.

Si : mê tối nhận xét sai lầm nông nổi.

Mạn : chỉ biết nâng giá trị mình, dìm giá trị người.

Nghi : ngờ vực, không Chánh Tín.

Thân Kiến : chấp thân này là thường còn.

Biên Kiến : chấp một mặt không đúng toàn bộ sự thật.

Tà Kiến : nghĩ, nói tà vậy, mê Tín, dị đoan, không thích hợp Chánh Lý.

Kiến Thủ : bảo thủ ý kiến của mình, không biết phục thiện.

Giới Cấm Thủ : làm theo lời răng của Tà Đạo ôm khư khư những sự làm không hiểu, tự trói buộc …

-Thiền Định giúp ta biết đích xác con đường đưa đến CHÂN, THIỆN, MỸ : tăng Trí Tuệ để thông hiểu Vũ Trụ, khỏi rơi vào cái Vô Minh gốc của Tân Khổ.

Tóm lại Tu mới trừ được Nghiệp Lực mà có trừ được Nghiệp Lực mới diệt được Khổ. Người Phật Tử luôn luôn Tin rằng con đường minh đi là Chánh Đạo, luôn luôn Tự Tin có Đủ Nghị Lực để vượt qua mọi chướng ngại, mọi quyến rũ của Danh Lợi, Sắc Dục, luôn luôn Tinh Tiến trên Công Năng Tu Tập Thiền Định, luôn luôn Nhẫn Nhục để chế ngự lòng sân hận, những vọng động, vọng hành, vọng tưởng của Thức Tâm. Như vậy chẳng sớm thì muộn, làm gì cũng đạt được Giải Thoát Sinh Tử Luân Hồi trong Kiếp hiện tại.


Hình đại diện của người dùng
doccobo000
Bài viết: 195
Ngày: 25/06/14 21:42
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: tphcm

Re: NHỮNG ĐIỀU CĂN BẢN TRONG GIÁO LÝ ĐẠO PHẬT

Bài viết chưa xem gửi bởi doccobo000 »

Bài 12 :

CON NGƯỜI LÀ GÌ ?

I – ĐỊNH NGHĨA CON NGƯỜI
II – LỤC TẶC
III – VÔ NGÃ

I – ĐỊNH NGHĨA CON NGƯỜI
Nơi các Pháp tụ hợp, có cơ thể, tình cảm, suy nghĩ, gồm lại thành một cái “ BIẾT SỐNG “ đó gọi là con Người. Ví như cái quạt tạo nên bởi nan tre, giấy bồi, chốt sắt.

Con Người lại cũng như thế. Không phải là những khía cạnh về vật chất, tình cảm, lý trí riêng rẽ mà tổng hợp của cả ba thứ, cho nên không thể chủ trương có cái sống thuần nhất hoặc về vật chất, hoặc về tinh thần, như thế gian thường quan niệm ( duy vật, duy tâm, duy linh … ). Và vì con Người bị chi phối bởi vật chất, tình cảm, lý trí nên không có tính cách độc lập, thành không có Tự Chủ.

Không thể nghĩ rằng vật chất đơn thuần chi phối con Người đói phải ăn, khát phải uống, thấy đám ma thì buồn, nghe tiếng bom đạn thì sợ. Trong những trường hợp này, chính thể xác làm nô lệ cho hoàn cảnh bên ngoài hay thiếu thốn bên trong gọi là Cái Sống Thuận Chiều, tạm cho rằng ít Khổ. Tuy nhiên tình cảm và lý trí vẫn chi phối và thắng vật chất : Không đói vẫn phải vì nể người mời. Đói cồn cào mà không dám ăn để giữ thể diện hay vì e thẹn… lại lúc ốm đau không thể dùng tình cảm hay lý trí để kìm hãm những hành động điên rồ : vật chất thắng.

Như vậy ba yếu tố “ Vật chất, Tình cảm, Lý trí “ lúc thì Dung hòa khi thì Tranh giành chen lẫn nhau, chi phối con Người, cái nào cũng muốn chiếm phần thắng, làm cho con Người không còn một tí gì đáng gọi là Tự Chủ được, ngay đến những yếu tố cũng không hành động nhất luật, lại làm cho con Người không thể nào Tự Chủ được, dạ dày sợ cay, lưỡi lại thích ớt, thích rượu ; mắt muốn ngủ mà vẩn phải mở trừng trừng theo dõi tuồng hát vì tai muốn nghe tiếng đàn dìu dặt. Đó là vật chất chống vật chất.

Nước mình đánh chiếm xứ người ; mình cho là phải, là đại cuộc. Nước người tấn công nước mình, mình cho là trái, là thực dân : đó là Lý Trí chống Lý Trí, có pha lẩn một chút sắc thái tình cảm “Ích Kỷ “.

Cũng là một cảnh trí mà lúc thì ta vui, lúc khiến ta sầu, ấy là Tình Cảm chống Tình Cảm. Trong ghét chứa mầm thương, trong vui nẩy mầm buồn … vật chất không tự chủ được, lý trí và tình cảm cũng không tự chủ được thì con Người tổng hợp của ba cái “ Không Tự Chủ được “ ấy, làm sao tự mình làm chủ lấy mình được ?

Đại Đế A-Lịch-Sơn (Alexandre Le Grand ) xưng : “ Tôi tự chủ lấy tôi, như tôi làm chủ Vũ Trụ “. Đấy là câu nói láo, thiếu suy nghĩ .

Cho nên Phật Tử phải biết rằng : con Người chỉ là cái sống hỗn hợp của thể xác, lý trí và tình cảm, mỗi phần dành cho được lối sống của nó, không cái nào điều khiển cái nào, luôn luôn có sự va chạm, tranh thắng. Do đấy mà cái “ BIẾT SỐNG “ ( con Người ) quá Khổ.

Cho nên, ta sống mà không phải chính ta thật sống, chỉ do hoàn cảnh làm sống.

Không tự chủ, ta sống gì đâu ? Nhưng người đời luôn luôn nghĩ rằng sống có Tự Chủ vì sao ? Vì quanh đi quẩn lại còn thấy xác thịt, còn dựa trên cái hình bóng để phân biệt mình với anh A, anh B, phải tự hỏi : Cái gì đã làm cho ta quên sự thật mà cứ mãi nhận cái con Người của ta là một thực tế ? Ta sẽ về đâu ? Ta phải làm gì, hảy tự hỏi như thế, tìm cách giải …Lời giải ở đâu ? Trong Phật Pháp. Hảy tự đào lấy lời giải bằng công năng Tu Tập.

II – LỤC TẶC :
Sáu căn thường phá rối con người gọi là sáu tên giặc “ Lục Tặc “ : Nhản Căn, Nhĩ Căn, Tỉ Căn, Thiệt Căn, Thân Căn và Ý Căn ( Mắt, Tai, Mũi, Lưỡi, Thân, Ý ) .

Tai nghe âm thanh, cố làm cho thích, từ đó con người vận dụng khả năng của mình để tạo Phương Tiện, làm sao cho âm thanh có mãi cung phụng cho sự thỏa thích, nghe tiếng trái, ý nghĩ cách xóa bỏ, cố làm sao cho tiếng trái ấy không đến nữa.

Từ chuyện tai nghe làm cho thích hoặc không ưa, nếu phương tiện không đủ, đưa đến việc buồn, chán, khổ sở … Không có máy phát thanh để hằng nghe tiếng ca trầm bỗng hay không ngăn được tiếng chửi rủa càm ràm của người hàng xóm say rượu, làm sao chẳng buồn chán được.

Mắt thấy màu sắc, ý nhận rằng đẹp đẽ. Từ đó sanh tâm muốn chiếm đoạt để thỏa mãn sở thích riêng mình … thấy người khác phái mỹ miều hay oai dũng, bảo rằng đẹp, sanh lòng yêu, khởi tâm muốn rằng người ấy phải là của riêng mình, tìm mọi cách cố đoạt cho được, bằng không thì âu sầu khổ não. Cũng cái “ Yêu “ ấy, nếu người khác phái xấu tướng lại yêu mình, bấu víu lấy mình thì tìm cách xa lìa cái không thích, cả hai hướng đều khổ.

-Cho đến mũi, lưỡi, thân, va chạm ngoại cảnh, nếu ưa thì tìm cách làm cho cái ưa thích ấy thường có, nếu chán ghét thì cố loại trừ.

-Năm căn trên làm cho ý phải suy nghĩ vơ vẫn, tìm phương tiện lo mưu tính kế, theo đó ta cứ chạy theo ngoại cảnh, trôi theo sự vật mà nào sự vật có chịu đứng yên cho ta nắm được : vì sáu căn, vì phân biệt, nhận mình riêng khác mong cầu đứng trên đồng loại, ta dấn thân vào “ Trần “ phiêu lưu vô cùng theo nó không khi nào ta chế phục được các trần để Tự Soi xét mình, để thực tế nhận được mình. Đến “ Chết “ con người vẫn chưa đạt được ý nguyện, đành phải trôi lăn nữa để còn cố tìm nữa. Đó là gút mắc của dây Luân Hồi Sinh Tử.

Sáu căn làm ta dính mắc vào đời. Có khi tự nghĩ, thấy mình chạy theo dòng khổ, muốn dừng nhưng nào dừng được. Trong cái thiên biến vạn hóa của các trần, Sáu Căn Làm Duyên : cái Tự Chủ của con người “ Không Đức Tin “ nào khác chiếc lá giữa dòng, chao nghiên, thoăn thoắt hay dật dờ theo dòng nước.

Người đời không làm chủ được các trần, như vậy sáu căn nào khác sáu tên giặc luôn luôn khuấy phá sao ?

Biết vậy Phật Tử hãy dõng mãnh chiến đấu Lục Tặc nơi nội tâm. “ Chiến trận gay go nhất là chống giặc nội tâm. Hàng phục được giặc nội tâm, ấy là kẻ trượng phu “.

III – VÔ NGÃ :
Những người Tu Phật, những người tìm hiểu Đạo Phật đều biết rằng những gì của Vũ Trụ Vô Minh là một dòng sống liên tục, chuyễn biến, ràng buộc làm cho chúng sinh ở trong ấy phải khổ triền miên. Đức Phật, người đã Chứng Ngộ được Chân Lý, đã Thoát khỏi vòng ràng buộc của sự diễn biến triền miên Vô Minh kia, đem những cái gì mình đã biết, mình đã mở Thông và nắm chắc được trình bày lại, gỡ từng mối lầm, từng giai đoạn của Vũ Trụ ra để cho những người khác thấy và làm theo. Những người chưa biết gì cả có thể tự mình, nhờ sự lắng đọng Tâm Tư, nhờ sự Nhất Tâm Định Ý, suy gẫm được những sự trình bày của người đã GIÁC NGỘ. Và từ đó người Tu có thể nắm được biết được CHÂN LÝ gọi là CHỨNG NGỘ có nghĩa là người Tu đã thấy được CHÂN LÝ, chúng sinh đã thấy được CHÂN LÝ GIẢI THOÁT SINH TỬ LUÂN HỒI và không còn đau khổ triền miên theo Mộng Tưởng nữa.

Người Tu theo Đạo Phật, dù là theo nhiều Lý Thuyết, nhiều đường lối, nhưng ai cũng có thể rút ngắn lại để hiểu rằng chỉ Phá Ngã Chấp thì Tu Chứng. Ngã Chấp là gì ? Mỗi chúng sinh, hay nói tóm lại mỗi con người của chúng ta, chúng ta sống bởi Xác Thịt và Tư Tưởng. Mình hãy Suy Tư thử xác thịt của mình do đâu sinh ra ? Có phải cái bào thai bởi những chất nước và hơi ấm hợp lại. Nước và hơi ấm tạo lần thành có thịt, có xương, trong đó có một sự hiểu biết tìm tàng.

Khi con người được sinh ra, ai cũng có thể biết, nếu đem phân chất thì thấy rằng trong con người có hai phần mà phần thứ nhất là : Đất, Nước, Gió, Lửa. Những gì của xương, của thịt, của da thuộc về Đất – ( Theo Khoa Học Đông Phương người ta phân làm năm loại là : Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ. Những chất gì cứng như là xương thì gọi là loài Kim, những gì mềm như là thịt thì người ta gọi là Đất là Thổ. Nhưng Kim cũng ở trong Thổ có nghĩa là các loài Kim đều ở Đất nên Nhà Phật chỉ nói Đất là đủ chứ không có dùng danh từ chữ Nho gọi là Thổ mà trong đó gồm có Kim ). Nước là những phần ở trong người như nước miếng, nước mắt hay là máu – Gió là hơi, con người không có hơi thì không sống được bởi không có thở ra hít vào. Những luồn hơi ấy chạy toàn thân và làm cho có sức sống động. Lửa là hơi ấm, tức là chất nóng trong người. Chúng ta thấy con người gồm có Đất, Nước, Gió và Lửa. Đất , Nước, Gió, Lửa ấy tạo thành những yếu tố mà khi một người đàn ông và một người đàn bà, hai nguyên tố kia hợp lại để rồi lần tựa vào đó những gì đã diễn biến tuần tự theo tháng ngày. Con người sinh ra, lớn lên nhờ lúc nhỏ bú sữa và lúc lớn ăn uống. Những vật chất ấy lần lần làm cho con người càng ngày thân thể càng lớn và sự lớn ấy là Tứ Đại đã hấp thụ truyền giao với Tứ Đại để lần lần nảy nở, chẳng khác nào chúng ta trồng cây hay trồng đậu, trồng bắp, trồng lúa, đã nhờ chất Đất thu hút những gì của Đất lên để sống. Tứ Đại tức là Đất, Nước, Gió, Lửa.

Chúng ta suy gẩm : “ Con người mình là gì ? “ Mình không thấy có mình nơi đâu. Có phải cái tay là của mình hay không ? – Không phải. Có phải cái đầu của mình hay không ? – Cũng không phải. Đó là những cái gì của Vũ Trụ vốn có trên Trái Đất này, vốn có đồng đều, ai cũng thế, loài vật cũng như loài người, cũng như cây cỏ, đó là Đất, Nước, Gió, Lửa. Vậy mình là cái gì ? Ở đâu ?

Phần thứ hai là Tư Tưởng, những gì mình suy nghĩ. Có suy nghĩ, có tưởng tượng, có cảm giác như là biết buồn, biết vui, biết ghét, biết giận, biết trái, biết phải, nghĩ cái này cái khác, chợt nghĩ và chợt không, những cái đó chúng ta nghĩ rằng không phải là Đất, Nước, Gió, Lửa được. Như thế, cái đó là cái của mình ? Vậy mình là cái gì ? Có phải là buồn hay là vui ? Nếu mình buồn thì mình buồn mãi, chứ sao lại có lúc vui ? Nếu mình vui thì mình vui mãi, chứ sao lại có lúc buồn ? Nếu mình nói cái này là trái thì muôn đời mình vẫn thấy nó trái mãi, chứ sao ngày mai mình lại nhận thấy nó phải ? Vậy cái mình là cái Tư Tưởng ấy cũng không phải là có hẳn.

Đất, Nước, Gió, Lửa tựa lên nhau để làm giềng mối nên một cái sống. Cái sống ấy liên tiếp dính chặt nhau bởi bốn chất Đất, Nước, Gió, Lửa, chứ không có Ta trong đó, có nghĩa là Mình không thấy có Mình trong bốn chất Đất, Nước, Gió, Lửa. Tìm lại Tư Tưởng, thì Tư Tưởng người nào cũng như người nào, con vật cũng như con người, thoạt vui, thoạt buồn, phân biệt cái này trái cái nọ phải, phân biệt chuyện kia chuyện nọ, đây là bóng tối kia là ánh sáng, này là tiếng đàn nọ là tiếng sáo … tất cả những cái gì chúng ta cảm giác điều nó lúc thế này lúc thế khác, không tồn tại, không thực. Như thế, cái Tư Tưởng thoạt đến và thoạt đi ấy không có nằm ở đâu, không có nắm bắt được, không chắc chắn nó là hình thù như thế nào, thì cũng không có Mình trong đó.

Vậy Mình là cái gì ? Người đã thuyết ra cái thuyết ấy, người đã Giác Ngộ, đã nói ra điều đó, nhắc chúng ta rằng : Trên cái Vũ Trụ Vô Minh này, hay nói một cách rõ ràng hơn là mỗi một con người trên thế gian, nếu suy nghĩ như thế thì Mình không thấy Mình ở đâu cả. Vậy cái gì làm cho Mình sống liên tục ? cái gì làm cho Mình biết rằng Có Mình Sống ? Suy đi tính lại nhiều năm tháng, ngày, giờ nhờ Môn Tham Thiền và những Phước Đức khác, Vọng Tưởng chúng ta không còn, cái suy nghĩ hoan mang, vấn vương theo đời chấm dứt, chúng ta Định Ý để suy nghĩ mãi : “ Mình là gì ? Ở đâu ? Ai sinh Mình ra ? Mình từ đâu đến và chết rồi đi về đâu ? Cái gì là của Mình để mà không thấy, để mà chạy theo đời mãi mãi la Khổ la Sướng, kết cuộc rồi cũng tiêu tan, và không biết tiêu tan rồi còn cái gì nữa ? “

Theo những điều đó suy nghĩ mãi một thời gian thì người Tu thoạt nhiên thấy được Cái Không Có Mình ; và không có Mình tức là có Mình. Không có Mình có nghĩa là thấy cái Đất, Nước, Gió, Lửa không phải của Mình, thấy cái Tư Tưởng thoạt vui thoạt buồn không phải của mình, cho nên khi rời cái không phải của Mình một cách chắc chắn rồi thì mới thấy cái CHÂN LÝ hiện tại. Cái CHÂN LÝ ấy mới là cái Mình, cái Mình ấy gọi là PHẬT TÂM, gọi là CHÂN LÝ KHÔNG SINH TỬ, không hề có sự Đau Khổ nữa. Đó là người CHỨNG NGỘ.

Người CHỨNG NGỘ như thế thì thấy rằng mình đoạn tuyệt với những gì là dòng sống liên tục của thế gian, không bị ràng buộc bởi dòng sống liên tục của thế gian nữa, không bị ảnh hưởng của Đất, Nước, Gió, Lửa và cái Tư Tưởng của Vũ Trụ Vô Minh xô đẫy nữa. Thế mình sống trong cái khoảng cách của CHÂN LÝ và VÔ MINH, trong đó mình được cái CHÂN LÝ gọi là MÌNH THỰC và Thoát khỏi cái Đất, Nước, Gió, Lửa, cái Tư Tưởng thoạt vui thoạt buồn. Người ấy là người CHỨNG NGỘ. Gọi là người được cái TRÍ TUỆ CĂN BẢN HOÀN TOÀN, hay gọi là CHỨNG NGỘ cái CHÂN TÂM, hay là BẢN THỂ, cũng gọi là A-LẠI-DA-TÂM, cũng gọi là CHÂN LÝ THƯỜNG CÒN. Người được như thế thì dù còn sống ở đời họ đã nắm lấy cái HẠNH PHÚC HOÀN TOÀN để họ tự sống riêng biệt lấy mình, không ai có thể biết đến. Trong thời gian họ được như thế, họ sống trên cuộc đời thì họ nghĩ rằng : “ Những gì ta thuận duyên với cuộc sống, đó chỉ gọi là Dư Nghiệp, hay cũng gọi là Dư Sinh. Dư Sinh có nghĩa là cái sống của Đất, Nước, Gió, Lửa và Tư Tưởng nọ tạm bợ theo mình, cũng như là con kiến nó bò trên trái banh, trái banh lăn thì con kiến đi theo, trái banh không phải là con kiến, nhưng mặt kệ con kiến, trái banh cứ để cho con kiến nó tựa nó bò tạm một đoạn nữa rồi nó đi đâu nó đi. Cái CHÂN LÝ của mình đã nắm bắt được, nhưng hiện tại cái Đất, Nước, Gió, Lửa và Tư Tưởng của mình đã đào tạo ra giữa cuộc đời diễn biến lầm lẫn này thì mặc kệ nó, để nó tạm tựa vào CHÂN LÝ sống một thời gian nữa ; và khi nó đã đến ngày từ bỏ thì mình cũng sẽ về với CÕI SỐNG THƯỜNG CÒN của mình “.

NAM MÔ QUÁN THẾ ÂM BỒ TÁT OOO


Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.17 khách