NHỮNG ĐIỀU CĂN BẢN TRONG GIÁO LÝ ĐẠO PHẬT

Cùng nhau học hỏi những bài giáo lý căn bản và kiến thức Phật học phổ thông.
Hình đại diện của người dùng
doccobo000
Bài viết: 195
Ngày: 25/06/14 21:42
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: tphcm

Re: NHỮNG ĐIỀU CĂN BẢN TRONG GIÁO LÝ ĐẠO PHẬT

Bài viết chưa xem gửi bởi doccobo000 »

Kính gởi ĐH quang_tam3
Trước doccobo thành kính cám ơn ĐH vì ĐH có gút mắc với bài viết trên, nên mới hỏi và doccobo là người viết lên DĐ thì phải có trách nhiệm trả lời, còn như doccobo không trả lời được vẫn còn có Bậc Cao Minh hơn diễn giải để quý ĐH cảm thông hơn ( lẽ đương nhiên dựa theo Kinh Điễn )
Còn vì sao doccobo viết bài Kinh nầy.
1- Nhờ nghe được bài ca " Long Hoa Khai Hội " ở một Chùa vùng Técxa nước Mỹ lâu rồi nên doccobo không nhớ rõ lắm ở trang web nào nữa chỉ nhớ man mán là Chùa Long Hoa. nhờ được nghe nên mới có dũng cảm và vào DĐ này viết những bài Kinh " Nhứt Thừa "
2-doccobo thật ra đi rất nhiều Chùa trong nước ở Miền Nam và ở Đà Lạt trực tiếp thấy sự Tu Hành của Tăng Ni Sư và các Phật Tử những nơi đã đến, nên doccobo thô thiển nghĩ rằng là bằng mọi cách làm sau Phổ biến những bài Kinh Nhất Thừa của Đạo Phật đến với tất cả chư vị Tu Phật hầu có lợi ích " như (Lời Nói Đầu ) " với mục đích Giải Thoát. (tất nhiên doccobo phải tranh đấu với chính bản thân mình vô cùng, vì không muốn dính dáng, tự rước với mọi phiền toái.)
3- Hơn nữa doccobo tra cứu ở diễn đàn nầy in như ĐH battinh và ĐH nguyenchieu cũng có trong tay tài liệu, cuốn Kinh Nhất Thừa này.
Vài hàng với quý ĐH để cảm thông cho.


Hình đại diện của người dùng
doccobo000
Bài viết: 195
Ngày: 25/06/14 21:42
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: tphcm

Re: NHỮNG ĐIỀU CĂN BẢN TRONG GIÁO LÝ ĐẠO PHẬT

Bài viết chưa xem gửi bởi doccobo000 »

doccobo xin phép trích đoạn bài " Tứ Nhiếp Pháp " ( bài 31 trong cuốn Kinh Những Điều Căn Bản Trong Giáo Lý Phật quyển 2 ) để rỏ hơn Pháp ( Xin Ăn ).

- " Kinh sách như nắm lá héo trên tay.
- Phật Pháp như rừng cây đầy nhựa sống. "


3.-LỢI THA

Lợi Tha là đem sự lợi ích, cái Đức đến cho người khác.
Làm thế nào gọi là đem sự Lợi Ích và cái Đức cho người khác ? Có phải rằng ta nói lẽ phải, điều hay cho người nghe ?
Không phải thế ! Đó chỉ là việc thường làm của những người Tu Tập bất cứ một Tôn Giáo nào và ngay đến cả những người không theo một Tôn Giáo nào cả, nói chung là công việc của thường Nhân.

Lợi Tha là một trong bốn hành dụng của Tứ Nhiếp Pháp được Chư Bồ Tát thực hành nào phải có ý nghĩa tầm thường như thế đâu ! Vì hiểu cái Ý Nghĩa nông cạn của hai chữ " Lợi Tha " nói riêng hay Tứ Nhiếp Pháp nói chung, có người đã đề nghị cho Chúng Sinh Tu theo Tứ Nhiếp Pháp mà không một lời chỉ dẫn đúng đắn. Như thế là chỉ cho người yếu vác vật nặng, chỉ cho Chúng Sinh vào ba nẽo ác.

Lợi Tha là một trong những Phương Tiện mà Chư Bồ Tát, Như Lai dùng để Tận Diệt Độ Chúng Sinh. Trong công dụng Độ Sinh có thể chia làm hai phần :
-Chân Thật Lợi Tha.
-Tùy Thuận Lợi Tha.

1/ CHÂN THẬT LỢI THA :
Theo Nguyên Lý, Bồ Tát, Như Lai hiện thế thật là ruộng phước cho chúng sinh vì Bồ Tát, Như Lai có hiện thế, thì chúng sinh mới có chỗ quy hướng gieo trồng Chính Đức. Trong Kinh " Tứ Thập Nhị Chương " :
- Cúng 1 bữa cơm cho 100 người Ác không bằng cúng cho 1 người Thiện.
- Cúng 1 bữa cơm cho 100 người Thiện không bằng cúng cho 1 người trì 5 Giới.
- Cúng cho 1 vạn người trì 5 Giới không bằng cúng cho 1 Vị Tu-Đà-Hoàn.
- Cúng cho 100 vạn Vị Tu-Đà-Hoàn không bằng cúng cho 1 Vị Tư-Đà-Hàm.
- Cúng cho 1.000 vạn Vị Tư-Đà-Hàm không bằng cúng cho 1 Vị A-Na-Hàm.
- Cúng cho 10 vạn Vị A-Na-Hàm không bằng cúng cho 1 Vị A-La-Hán.
- Cúng cho 1 triệu Vị A-La-Hán không bằng cúng cho 1 Vị Bích Chi Phật.
- Cúng cho 10 triệu Vị Bích Chi Phật không bằng cúng 1 Đức Phật trong ba đời.
- Cúng cho 100 triệu Đức Phật không bằng cúng 1 Vị Vô Niệm, Vô Trụ, Vô Tu, Vô Chứng ".

Vậy Chư Vị Giác Ngộ hiện thế, tùy thuận chúng sinh vào các " Đạo " :
- Địa Ngục ( đau khổ ) để chúng sinh khởi lòng an ủi, thương yêu có nghĩa là chúng sinh tự mình gieo hạt giống Từ Bi, hạt giống đưa đến Quả Bồ Đề.
- Ngạ Quỷ ( thiếu thốn, đói khát ) để chúng sinh biếu cúng giúp đỡ.
- Súc Sinh ( ngờ nghệch ) để chúng sinh khởi Tâm Thiện dính líu.
- Tu La ( nóng giận ) để chúng sinh khởi Tâm chống đối liên quan.
- Nhân ( bình thường ) để chúng sinh hòa đồng thuận hợp.
- Thiên (tánh tốt ) để hiện cái tướng Thanh Thoát Độ Chư Thiên.

Do sự hiện thân vào sáu đạo của Chư Giác Ngộ,chúng sinh vô tình hay hữu ý có căn cơ trước hay hiện tại tạo Duyên dính mắc, tạo quả Phước Đức, đều đồng được Độ hiện tại hay tương lai vào Diệt Tận của Chân Lý Bất Nhị. Đây là nghĩa Lợi Tha Chân Thật ( gọi là thật nghĩa Lợi Tha ).

2/ TÙY THUẬN LỢI THA :
Ta biết làm điều gì phải, vun Quả Phước nào cao sâu, thì khuyên giúp kẻ khác vì vốn của chúng sinh ( Vốn Hoan Hỷ Phước Đức ) vốn ít mà đem rơi rải lung tung thì Quả làm sao chắc được. Đôi khi vì do duyên Tà Đạo mà hại mình. Chúng sinh qua hằng hà sa số kiếp, nghiệp chướng sâu dày làm thế nào trong một kiếp hiện tại có thể tiêu trừ được. Cho nên việc Tùy Thuận Lợi Tha, chúng ta phải nghĩ kỹ, làm thế nào chỉ trong kiếp hiện tại Phước Đức vun trồng của chúng ta, chúng ta có thể tiêu trừ nghiệp chướng của vô số kiếp trong quá khứ. Muốn thế người Chân Phật Tử hãy cố gắng noi theo và chọn lựa hành vi ( trích ở đoạn trên ) cho chóng thành Phật Quả kẻo tử ma sẽ lanh chân hơn muôn đời hối tiếc.
- NAM MÔ HỘI THƯỢNG PHẬT BỒ TÁT MA HA TÁT
kinhle kinhle kinhle


Hình đại diện của người dùng
doccobo000
Bài viết: 195
Ngày: 25/06/14 21:42
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: tphcm

Re: NHỮNG ĐIỀU CĂN BẢN TRONG GIÁO LÝ ĐẠO PHẬT

Bài viết chưa xem gửi bởi doccobo000 »

...(tiếp theo ).
-----------------------ĐƯỜNG CHÂN LÝ------------------------------
Ôi ! Tuyệt Mỹ là con đường Chân Lý.
Trong Chân Như mượn vạn pháp tiến hành.
Để mưu đồ Chân Hạnh Phúc chúng sanh.
Và tiêu diệt tướng, vọng hành, Vô Ngã.
Đại Bi Tâm Nguyện không còn Nhân Quả.
Đại Trí chân Định vượt cả thủy chung.
Thể Tâm Thường An Lạc vô vàng.
Rỏ vạn pháp là muôn trùng Ánh Sáng.
Gì vui thú ngoài không gian vô hạn.
Với con đường Chân Lý tiến Chân Như.
Nhập thâm Tâm vào vũ trụ nguyên hư.
Ôi ! Tuyệt Mỹ đường CHÂN NHƯ, CHÂN LÝ...
Đời đời ơi ! Ai mong CHÂN, THIỆN, MỸ.
Thì lên đường CHÂN LÝ dạo mười phương.
Thõa ước mong khi thâm nhập mối dường.
Và Phàm, Thánh đều là Ta tất cả.
Theo diệu lý Nhân ước Nguyền cao cả.
THIỆN, MỸ, CHÂN Hạnh Phúc Quả vô biên.
U.MINH.
(. . .)


Hình đại diện của người dùng
doccobo000
Bài viết: 195
Ngày: 25/06/14 21:42
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: tphcm

Re: NHỮNG ĐIỀU CĂN BẢN TRONG GIÁO LÝ ĐẠO PHẬT

Bài viết chưa xem gửi bởi doccobo000 »

(. . .)
Bài thứ nhất :

ĐẠO PHẬT LÀ GÌ ?

THẾ NÀO LÀ TU THEO ĐẠO PHẬT ?


Đạo là con đường _ Phật là Bậc Chứng được Thể Chân Lý, Thông Suốt tất cả, ở khắp nơi không có điểm bắt đầu, không có điểm chấm dứt.

Đạo Phật là con đường đưa kẻ hành sự đến Chấn Lý rốt ráo Thành Phật.

Người ta sinh ra là đến với cuộc đời, chết là đi khỏi cuộc đời. Riêng Phật thì không đến, không đi cho nên trong Kinh có câu : " NHƯ LAI giả, vô sở tùng lai, diệc vô sở khứ, cố danh NHƯ LAI " ( NHƯ LAI _ PHẬT _ ấy, không từ đâu mà đến, cũng không từ đâu mà đi, ấy gọi là NHƯ LAI ).

Ví như trong Biển cả có muôn ngàn đợt Sóng, hằng hà sa số Bọt Bèo dồn dập, xô đuổi nhau. Nếu lượng Sóng, hay cái Bọt nào muốn tìm hiểu nguyên nhân sinh ra mình, tức đi tìm cái BẢN THỂ của mình thì dù trãi qua muôn ngàn kiếp đi vòng quanh Biển cả, cũng không tìm ra được Nguyên Nhân ấy.

Vì sao ? _ Vì Sóng kia do sự động của Biển mà có, Bản Chất của nó là Nước, Đồng với Bản Chất của Biển cả. Nhưng vì chấp mình riêng, mình có tên riêng gọi là Sóng, là Bọt, nên ở trong BẢN THỂ mà đi tìm BẢN THỂ của mình, thì làm sao tìm cho ra, vì không có cái BẢN THỂ thứ hai. Sóng, Bọt do Nước sinh ra, Nước là Sóng, Bọt, và Sóng Bọt là Nước. Biển cả là Nước. Tất cả là Nước ĐỒNG BẢN THỂ.

Theo Phật chúng sinh khổ, khổ vì mê muội, mãi tưởng tượng, mãi sống theo những cái không bền chắc mà cứ tưởng là thường còn vĩnh cửu. Đời trôi lăn, chúng sinh theo đời trôi lăn, sanh ra, già, chết ... Những cái không thường còn ấy, Phật dạy : KHÔNG LÀ LẼ THẬT, LẼ SỐNG THẬT ( CHÂN LÝ ).

Vậy CHÂN LÝ trọn nghĩa phải là THẬT, LÀNH, ĐẸP ( CHÂN, THIỆN, MỸ ) CHÂN, vì Thường Còn, mãi mãi bền chắc - THIỆN, vì đem lại Hạnh Phúc Trường Cửu cho mình, cho tất cả mọi người, mọi vật toàn Vũ Trụ - MỸ, vì đẹp tuyệt đối, không có gì so sánh được.

THÀNH PHẬT, được CHÂN, THIỆN, MỸ. Cho nên cũng có thể bảo : ĐẠO PHẬT là con đường đưa đến CHÂN LÝ. ĐẠO PHẬT là con đường đưa đến CHÂN, THIỆN, MỸ.

Tu là sửa, Tu theo Phật là làm, sống Y theo lời Phật chỉ dạy, để được như Phật, được CHÂN-THIỆN-MỸ.

Phật dạy nhiều cách Tu, gọi là Pháp Môn. Có vô cùng Pháp Môn khác biệt nhau, tất cả đều là Phương Tiện, nhưng tất cả đều hướng vào một mục đích : Thoát Khổ hay Giải Thoát Sinh Tử Luân Hồi.

Chúng sinh có muôn ngàn lối khổ. Phật bảo khổ là bệnh của chúng sinh. Pháp Môn là phương tiện, là phương thuốc chữa bệnh khổ. Vì có muôn ngàn bệnh, nên phải có muôn ngàn phương thuốc. Pháp Môn Vô Lượng là như vậy. Cũng như dùng thuốc, tùy biến chứng đỗi thuốc. Tu Phật cũng vậy, tùy lúc tùy thời mà đổi Phương tiện.

Không đắm , ôm khư khư Phương Tiện, Môn Pháp, đó là Chánh Đạo. Ngược lại là Tà Đạo nếu lấy Phương Tiện làm mục đích. Chúng ta đang bị quay cuồng trong vòng sanh sanh diệt diệt. Tu Phật là Thoát khỏi cái vòng ấy, Phật gọi là Giải Thoát Sinh Tử Luân Hồi. Phải biết quyết định chuyên Tâm, cầu Tiến Bộ.

Vậy bất cứ một con đường nào mà đưa ta đến chổ HOÀN TOÀN HẠNH PHÚC - vì Tu là cải tạo đời sống Ta đang đau khổ hiện tại - được CHÂN LÝ rốt ráo : CHÂN_THIỆN_MỸ là Tu theo Đạo Phật vậy.
Sửa lần cuối bởi doccobo000 vào ngày 04/04/18 08:33 với 1 lần sửa.


Hình đại diện của người dùng
doccobo000
Bài viết: 195
Ngày: 25/06/14 21:42
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: tphcm

Re: NHỮNG ĐIỀU CĂN BẢN TRONG GIÁO LÝ ĐẠO PHẬT

Bài viết chưa xem gửi bởi doccobo000 »

Bài 02: (bài 1,2,3 ĐH aonhankhach, ĐH BatTinh ) đã đưa lên, doccobo xin phép sao vào đây để quý ĐH dễ tra cứu.
THUYẾT VÔ THƯỜNG TRONG NHÀ PHẬT
Ở đời muôn sự, muôn vật đều đổi thay. Phàm đã là hữu hình tất hữu hoại. Không có vật gì trường tồn, không có vật gì vĩnh cửu, mọi vật đều luôn luôn biến chuyển đổi dời, không bao giờ ngừng nghỉ dù là trong một phút.

Hằng ngày ở chung quanh ta, diễn biến biết bao nhiêu cảnh, biết bao tình. Nhưng có cảnh tình nào không biến chuyển, không đổi thay ? Kìa hoa nở, trăng tròn, bèo hợp, triều dâng... Nhưng tất cả rồi cũng theo thời gian mà hoa phải tàn, trăng phải khuyết, bèo phải tan, triều phải hạ.

Một thanh gỗ mục không dùng được nữa. Nó mới mục hay đã mục từ lâu? Ta thấy rằng bây giờ nó mục hơn tháng trước, hôm nay mục hơn ngày hôm qua... nghĩa là nó thay đổi từng năm, từng tháng, từng ngày, từng giờ, từng phút, từng giây.

Một đứa trẻ vừa oa oa tiếng khóc chào đời, rồi lớn lên thành một đứa con nít, rong chơi khắp ngõ, kế trở nên một thanh niên hay một thiếu nữ, lấy vợ lấy chồng, rồi già rồi chết. Từ cái thể xác măng sơ đến thân già run rẩy, phút chốc đã biến thành một đống xương khô thối, mà con người tưởng đâu rằng cuộc đời lâu dài lắm. Nếu ta chịu khó ngồi nhìn lại quãng đường qua, chúng ta không khỏi giật mình khi thấy thời gian trôi mau như bóng câu qua cửa sổ, những đổi thay tựa như giấc chiêm bao.

Tư tưởng con người cũng thế, chúng đổi thay theo những biến động của mỗi tình, mỗi cảnh. Những ý nghĩ này vừa dứt, nhưng ý nghĩ khác tiếp đến; tình cảm này vừa qua, tình cảm khác liền phát khởi, giống như một đợt sóng xô đuổi nhau dập vào bờ để khơi lên những đợt sóng khác.

Vũ trụ chuyển biến theo bốn thời kỳ liên tục: Thành, Trụ, Hoại Không; vạn vật đổi dời theo bốn giai đoạn: Sanh, Trụ, Dị, Diệt; và con người phải chịu Sanh, Lão, Bệnh, Tử. Những đổi thay đó Phật Pháp gọi là Vô Thường.

Vô là không, Thường là còn mãi. Vô Thường là không Thường còn, không bền bĩ, không lâu dài. Phật Pháp phân tích mổ xẻ để cho ta thấy cái căn nguyên của Vô Thường để ta thắng cái Vô Thường mà An Nhiên Tự Tại trước ngàn thay đổi.

Khi chưa có Duyên gặp Phật Pháp, con người luôn luôn đuổi theo bóng dáng của muôn ngàn hình tướng đổi thay, chạy theo những phù vân, biến ảo, đổi dời trong phút chốc để rồi cứ lặn hụp mãi trong bể trầm luân.

Trong kinh Pháp Dụ, có đoạn tả một quả phụ có một đứa con bị bệnh chết. Bà ta kêu gào, la khóc thảm thiết. Nghe nói Phật là đấng quyền năng, bà ôm con dến đảnh lễ Phật và xin Phật cứu sống con bà. Phật trao cho bà một nén hương, bảo bà vào thôn tìm nhà người nào chưa có người chết, xin lửa đốt hương rồi đem về, Phật sẽ cứu sống con bà. Bà vào trong thôn từ sáng đến chiều, bà lên xóm trên xuống xóm dưới, nhưng vẫn không tìm được loại lửa mà Phật đã dặn, vì nhà nào cũng đã có người chết; cha hoặc mẹ, ông bà, con, anh em xa hoặc gần ? Bà quả phụ phân vân quay về bạch Phật. Lúc ấy Phật mới bảo: "Ở đời sự chết là một điều không ai tránh được. Thân xác này không thể sống mãi. Nếu nay không chết, ấy là chưa chết, mai cũng chết hoặc ngày kia cũng chết, cũng tan rã. Mọi vật đều Vô Thường. Như vậy con bà chết là chuyện không thể tránh được. Người đời ai cũng chịu chung cái Luật ấy, cho nên đừng lấy sự Sanh Diệt, Tử Ly mà đau buồn, tự mình chuốc lấy khổ, vô ích".

Tu theo Phật tức là tìm cách thắng sự Vô Thường; thắng bằng cách phân tích nó, mổ xẻ nó để hiểu rõ cái cội rễ của nó mà không thể trôi lăn theo như phù vân biến ảo, không đuổi theo Vạn Hữu đổi dời để An Nhiên giữa dòng đời luân chuyển.

Khi nhận ra cái Vô Thường của Vạn Hữu, ta sẽ không còn mê đắm vào cái Vô Thường đó; ta sẽ từ bỏ nó, vững chãi tiến mãi trên con đường Đạo, bền gan và Quyết Tâm tìm cho ra cái Thường Còn, cái Hạnh Phúc Vĩnh Cửu, cái không thể diễn đạt bằng ngôn từ, cái mà PHẬT gọi là CHÂN THƯỜNG.
Sửa lần cuối bởi doccobo000 vào ngày 04/04/18 23:25 với 2 lần sửa.


Hình đại diện của người dùng
doccobo000
Bài viết: 195
Ngày: 25/06/14 21:42
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: tphcm

Re: NHỮNG ĐIỀU CĂN BẢN TRONG GIÁO LÝ ĐẠO PHẬT

Bài viết chưa xem gửi bởi doccobo000 »

Bài 03:
LÝ NHÂN QUẢ

Người nông dân đầu mùa gieo lúa, cuối mùa gặt được lúa; đầu mùa gieo đậu, cuối mùa được đậu. Gieo giống gì, gặt hái được hạt trái của giống ấy. Hạt trái luôn luôn đồng loại với hạt giống đã gieo.

Nói rộng ra, từ các sự vật to lớn, vĩ đại, đến những cái bé nhỏ li-ti; từ những cái Hữu Hình đến cái Vô Hình, từ những hiện tượng mà con người cảm nhận được đến những cái ở ngoài vòng cảm nhận của giác quan: tất cả đều có lai lịch, có nguyên do.

Này thửa ruộng trãi dài trước mặt, nặng trĩu hạt vàng hẳn đã có người làm nông gieo lúa, cấy mạ, bón phân, tháo nước...Nọ vườn cây trái chín tốt tươi, hẳn cũng do cây trái được ương trồng, săn sóc, vun sới. Kìa cơn mưa ào ạt bên ngoài nguyên là có đám mây mang hơi nước gặp lạnh hóa thành mưa, cơn gió mùa mát dịu, hẳn có lớp không khí đổi dời di chuyển. Cho nên không có một điều gì, đã xuất hiện mà không có nguyên do đó là Nhân, cái hiện hữu đó là Quả.

Nhân là nguyên do. Quả là sự kết thành.

Nhân là năng lực phát động; Quả là sự thành hình của sự phát động ấy; ta cũng có thể nói Nhân là Hạt, và Quả là Trái vậy. Do đó, đã có Nhân tất phải có Quả; hiện đã có Quả, tất trước đã có Nhân. Quả luôn luôn đồng loại với Nhân, quả dâu sinh ra trái dâu, quả na sinh ra trái na. Hoặc ta thương người, ắt người thương ta, ta oán thù người ắt người oán thù ta, mọi việc ở đời đều theo cái Luật đó.

LÝ NHÂN QUẢ được thể hiện qua nhiều hình thức:
1/ NHÂN QUẢ ĐỒNG THỜI:
- Kết quả phát sinh ngay sau khi gieo Nhân. Ví dụ đập tay xuống bàn có tiếng ầm phát ra; hay dùi đụng mõ phát ngay tiếng cóc.

2/ NHÂN QUẢ DỊ THỜI:
- Kết quả thành tựu sau hành động một thời gian dài hay ngắn, tùy điều kiện, tùy sự việc. Ví dụ: tháng ba cấy lúa, tháng tám mới gặt lúa (hiện nay có loại lúa ba tháng gặt). Từ khi cấy lúa đến khi gặt còn phải lo nhiều việc khác như tát nước, đắp bờ, làm cỏ, đuổi chim...Những việc làm nầy gọi là những Duyên Sinh, và hình thức Nhân Quả Dị Thời nầy còn gọi là Tương Duyên hay Duyên Sinh Nhân Quả.

- Có khi lúa trổ bông đồng đồng, bỗng gặp trời sanh trái mùa, gió, bảo lụt hay gặp nạn chuột, cào- cào phá hoại. Hình thức Nhân Quả Dị Thời nầy còn gọi là Tương Hoại hay Phản Diệt Nhân Quả.

-3/TAM THẾ NHÂN QUẢ (Nhân quả trong ba đời):
Ví dụ như có người ăn ở hiền lương phúc đức mà suốt đời cực khổ thiếu thốn. Cũng có kẻ ác độc, bất lương mà có nhà cao cửa lớn tiền bạc sung mãn. Đó là những trường hợp chứng minh cho Lý Nhân Quả trong ba đời : kiếp trước, kiếp hiện tại và kiếp sau, chúng liên quan, ràng buộc, chuyền níu nhau. Vì vậy, muốn biết kiếp trước thế nào, hãy nhìn cuộc đời bây giờ; muốn biết kiếp sau thế nào, hãy nhìn cuộc đời bây giờ, sẽ rõ.

Cho nên hiện tại Sướng hay Khổ, là do đời trước làm Ác hay Thiện, đời sau Khổ hay Sướng tùy theo hiện tại đã gieo Thiện hay Ác.
Đời này nhận Quả của đời trước và gieo Nhân cho đời sau. Đó là vòng luân chuyển của Tam Thế Nhân Quả vậy.

-4/ TỐI THẮNG NHÂN QUẢ (quả xuất hiện mãnh liệt):
Ở đời, nhiều khi có nhiều biến cố xuất hiện, làm thay đổi hoàn toàn sự sống của con người. Ví dụ như một người đang cực khổ, không nhà ở, không cơm ăn, áo mặc bỗng nhiên đào được vàng hay trúng số độc đắc. Hoặc như một kẻ đang giàu sang phú quý, bỗng nhiên gặp nạn chiến tranh hay thiên tai khiến cho tài sản tiêu tan, thân mang tật bệnh. Những thay đổi bất ngờ ấy không phải ngẩu nhiên mà sinh ra, mà chính là do đời trước đã tích trữ nhiều Duyên Sanh hay Hoại. Nay những Duyên ấy kết hợp thành một khối to lớn, xuất hiện một cách mãnh liệt, làm đảo lộn nếp sống hiện tại, để thành tựu cái Duyên đã gieo. Hình thức Nhân Quả nầy gọi là TỐI THẮNG NHÂN QUẢ.

Tóm lại, mọi việc xảy ra hiện tiền đều có nguyên nhân và đều bị ràng buộc theo những Thiện Duyên hay những Ác Duyên đã chất chứa.

Mọi vật biến hiện không ngừng, Vô Thường nhưng không bao giờ mất. Như mây trên trời gặp lạnh hóa thành mưa, mưa rơi xuống sinh ra nguồn, nguồn chảy về biển cả để rồi gặp sức nóng của ánh nắng mặt trời mà bốc thành hơi, hợp thành mây để rồi hóa ra mưa, tuần hoàn liên miên không dứt.

Hiểu rỏ Lý Nhân Quả, ta sẽ không còn phân vân trước dòng sống hiện tại, ta sẽ tin tưỡng rằng thành hay bại, chóng hay chầy đều do ta tự tạo, do đó ý chí tự lập, tự cường và phẩm cách người tu Phật sẽ được nâng cao.

Đức Phật dạy ta Lý Nhân Quả hay sự tương quan chặt chẽ giữa Nguyên Nhân và Kết Quả để cho chúng ta thấy rằng đời ta do Nghiệp của chính ta tự tạo; như thế, chúng ta có thể cải tạo đời sống hiện tại của chúng ta, làm cho Thanh Cao, An Vui và Sáng Suốt; dù có gặp những nghịch cảnh hoặc thất bại nặng nề.

Hiểu Lý Nhân Quả, ta mới không Mê Tín Dị Đoan, không ỷ lại Thần Quyền, mới hiểu được Nguyên Nhân của khổ đau, của Luân Hồi; hiểu lý Nhân Quả tức là nắm được CHÂN LÝ GIẢI THOÁT vậy.
Sửa lần cuối bởi doccobo000 vào ngày 04/04/18 08:58 với 1 lần sửa.


Hình đại diện của người dùng
doccobo000
Bài viết: 195
Ngày: 25/06/14 21:42
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: tphcm

Re: NHỮNG ĐIỀU CĂN BẢN TRONG GIÁO LÝ ĐẠO PHẬT

Bài viết chưa xem gửi bởi doccobo000 »

Bài 04:
TỨ ĐẠI GIẢ HỢP
Vũ Trụ hiện bày muôn hình tướng, sự vật phô trương lắm sắc màu, những sự vật, hình tướng đó hoặc giống nhau, hoặc khác nhau, tất cả đều do những chất liệu tương đồng hoặc khác biệt hợp nhau mà có.

Nhà Phật bảo rằng Vũ Trụ Vạn Hữu ấy ! từ tinh cầu xa tắp, đến sơn hà đại địa ở thế gian, cây cối um tùm, sinh vật lớp lớp, tất cả đều do bốn chất kết hợp giả tạm mà thành. Bốn chất đó gọi là Tứ Đại : ĐẤT, NƯỚC, GIÓ, LỬA. Bốn chất đó có mặt ở khắp nơi, hợp với những tỷ lệ nào đó gọi là Đại ( vì thể quá lớn ).

ĐẤT : Tất cả các loại đất, đá, cát, sạn, sỏi, bụi bặm…
NƯỚC : Sương, hơi nước, nước ở ao, hồ, sông, biển…
GIÓ : Tất cả các loại hơi vận chuyển, lưu thông…
LỬA : Hơi ấm, hơi nóng, lửa lò, bếp, sức nóng mặt trời…

Bốn yếu tố nầy là những chất liệu chính cấu tạo nên Vạn Vật.

Về Thực Vật, chúng ta thấy rễ cây, thân, cành, hoa, lá thuộc về chất Đất ; nhựa thuộc về Nước ; sự lưu thông nhựa thuộc về Gió và hơi ấm, sự cọ xát sinh hơi nóng thuộc Lửa.

Về Động Vật cũng vậy, từ côn trùng bé nhỏ đến hùm, beo, voi, ngựa, thì long, da, thịt, gân, xương… thuộc về Đất ; máu, nước dãi và các chất nhờn thuộc về Nước ; hơi thở thuộc về Gió ; hơi ấm thuộc về Lửa.

Về Khoán Vật, chúng ta cũng tìm thấy bốn yếu tố trên, ngoài đất, đá, còn có các suối ngầm, mạch nước ; hay sự chuyển động của đất, đá làm phát sinh Gió và sự cọ xát tạo sinh chất Lửa.

Thân con Người cũng như thế, da, thịt, gân, xương, răng óc, móng tay, tủy não… thuộc về Đất ; nước mắt, nước mũi, đờm, dãi, nước tiểu, thuộc về Nước ; nhiệt độ trong người thuộc về Lửa ; hơi thở thuộc Gió. Đến khi chết, thịt xương trả về cho Đất ; máu, mủ trả về cho Nước ; hơi thở trả về cho Gió ; hơi ấm trả về cho Lửa. Vì do Tứ Đại hợp lại mà thành, nên thân xác chịu ảnh hưởng của những đổi thay của Tứ Đại ở ngoài ( trở trời thay tiết… ) như nhiễm độc, đau yếu…

Tóm lại, Vũ Trụ do Tứ Đại Giả Hợp, Thân Con Người cũng như thế.

Quán xét như thế kẻ Tu Hành phải nên xem thân mình là Vô Thường, đang già, đang tàn tạ, đang chết, không nên nghĩ rằng nó tồn tại mãi để khi nó thay đổi tàn tạ lại sinh Tâm buồn rầu, khổ não thương tiếc, để phải trôi lăn mãi trong vòng Sinh Tử Luân Hồi.
Sửa lần cuối bởi doccobo000 vào ngày 04/04/18 23:36 với 1 lần sửa.


Hình đại diện của người dùng
doccobo000
Bài viết: 195
Ngày: 25/06/14 21:42
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: tphcm

Re: NHỮNG ĐIỀU CĂN BẢN TRONG GIÁO LÝ ĐẠO PHẬT

Bài viết chưa xem gửi bởi doccobo000 »

Bài 05:
LỤC ĐẠO
Trong thế gian, thông thường con người chỉ biết đến giống “ NGƯỜI “ và những sinh vật khác khi họ thấy được, nghe được, biết được hay cảm nhận được. Đôi lúc con người cũng nhắc đến những con người khác như Ma, Quỷ, Thần, Thánh nhưng với một thái độ bán tín, bán nghi ( nữa tin nữa ngờ ) hoặc phủ nhận hoàn toàn, hoặc tin tưởng hết lòng, hoặc vì tò mò hoặc vì vui thích.

Thử xét, ngoài con người và súc vật, thuộc giống hữu tình có thể nhận thấy bằng giác quan còn có những loài nào khác nữa chăng ? Nếu có, các loài ấy do đâu sinh ra ? Tính chất của chúng như thế nào ? Chúng ở đâu ?

Theo Nhà Phật, con người sau khi chết Thần Thức lìa khỏi xác dựa trên những chất khác, thô kệch hay vi tế hơn để thành một trong sáu giống, ( Thiên : Tiên hay Trời ; Nhân : Người ; A-Tu-La : Thần, Quỷ ; Súc Sinh : Súc Vật ; Ngạ Quỷ : Ma đói ; Địa Ngục : loài Quỷ bị tù tội ) phù hợp với những tính chất, với ý muốn của nó. Do đó nảy sinh ra LỤC ĐẠO, tức sáu con đường mà Thần Thức phải theo khi lìa khỏi xác.

Có người phát Tâm nghi hoặc : Sáu loài ấy có thực chăng ? nếu có thực, tại sao ta không thấy ?

Sáu loài ấy có thật, nhưng chúng ta không thấy được hết là vì chúng được cấu tạo dưới hình thức Tứ Đại khác biệt với thể chất của chúng ta. Do đó, chúng ta có thể lẫn lộn với chúng mà hai bên không thấy nhau được ( Biệt Nghiệp ), trừ khi hai bên có nghiệp cảm với nhau.

Ta có thể biết được các loài ấy có thật, nhờ chứng nghiệm, để thấy một cách rõ ràng, do Công Phu Tham Thiền.

Sáu giống ở trong SÁU ĐƯỜNG đó là :
THIÊN ( cõi Trời ) : là cõi của những kẻ giữ được Ngũ Giới ( không sát sanh, không trộm cướp, không tà dâm, không vọng ngữ, không uống rượu ) Thập Thiện ( không giết, không trộm, không tà dâm, không nói dối, nói hai lưỡi, nói thêu dệt, nói hung ác, không tham, không giận, không si mê ). Sau khi lìa khỏi xác, Thần Thức của họ về cõi Trời, dựa trên chất vi tế, sáng sạch hơn, để thành giống “ TIÊN “. Tính chất chung của Tiên là ưa Thanh Tịnh, vui chơi và tùy theo Phước Báo nhiều hay ít mà phân ra ở từ tầng Trời thứ 2 đến tầng Trời thứ 28.

NHÂN ( cõi Người ) : ở thế gian này hay ở khắp bốn Châu thiên hạ. Có giàu sang, nghèo hèn, trí, ngu, hiền, ác nhưng thông thường tính chất chính của loài Người là Thuần Hòa không có nết hay, tật xấu tuyệt đối.

A-TU-LA ( cõi Thần, Quỷ ) : Tu tập khá cao, có Thần Thông, ưa giúp kẻ khác. Hưởng Phước gần bằng Trời, nhưng Đức lại kém thua, thường hay nóng giận và thích chiến đấu. Các loài Thần, Quỷ thường hay ở những nơi núi non hùng vĩ và ở tầng Trời thứ nhất. Họ có thể đi vào các cõi khác để giúp đở hay khuấy phá.

SÚC SINH ( Thú Vật ) : ở tất cả mọi nơi, dưới nước, đất liền, trên không như các loài phi cầm, tẩu thú, thủy tộc. Súc sinh có loài bò, loài bay, loài máy cựa, loài bơi… Lớn như đại bàng, cá voi, nhỏ cho chí đến côn trùng, vi trùng… Tính chất của loài này là Si Mê, Buôn Lung.

NGẠ QUỶ : loài này khổ sở vì đói khát, thường sống ở chổ ẩm thấp, hẻo lánh, hay ở bên cạnh chúng ta ( xó tối, chổ ẩm thấp trong nhà ). Cũng có loại đỡ đói khát hơn nhờ ở phẩm vật cúng tế của loài người.

ĐỊA NGỤC : đây là nẽo về của Thần Thức những người độc ác. Địa Ngục chia làm ba hạng :
1- Tiểu địa ngục : ở những nghĩa địa ẩm thấp. Cõi này có tánh cách bị hành hạ. Thân xác của kẻ ở cõi này ốm yếu, tinh thần bạc nhược.

2- Trung địa ngục : ở dưới mặt đất và vùng ít người đi đến ( Tham Thiền thường gặp ). Cõi này rất đau khổ.

3- Đại địa ngục : ở những hành tinh lạnh buốc ( hàng băng địa ngục ), hoặc nóng như thiêu đốt ( hỏa phong địa ngục )...

Ba đường sau ( Súc sinh, Ngạ quỷ, Địa ngục ) còn gọi là “Tam đồ ác đạo “ : ba đường ác.

Nhà Phật gọi là Lục Đạo : sáu đường hay sáu loại, sáu giống vì loài Người cùng Ma, Quỷ đau khổ hay Tiên , Thần sung sướng đều giống nhau cả. Giống nhau bởi mỗi loài đều biết sống chết, đều biết hưởng thụ, ham thích.v.v... Có hơi sai biệt là kẻ khổ, người sướng mà thôi. Song kẻ khổ biết tạo Nhân Quả tốt rồi sẽ sướng, kẻ sướng không lo tạo thêm hưởng hết Phước rồi sẽ khổ. Nên lúc hiện sống, mỗi loài đều hàm chứa cái giống sai biệt khác nhau trong mỗi một và cùng giống nhau trong cái thế sống nương vào ngoại cảnh để Biết Sống.

– Ví dụ về giống người :
Nhân Thiên : Người Tu tập cao.
Nhân Nhân : Người hòa nhã.
Nhân A-Tu-La : Người hay nóng giân.
Nhân súc sinh : Người nhiều lòng dục.
Nhân Ngạ quỷ : Người chịu cảnh đói khát.
Nhân Địa ngục : Người bị khổ vì tù tội.
Từ đó, ta suy ra thì các đường kia cũng có những tính chất như thế. Người Tu theo Đạo Phật, sau khi hiểu qua Lục Đạo, quyết Tâm : - Không sợ sệt các loài khác ( không thể hại nhau ) vì Biệt Nghiệp, trừ những trường hợp có Nghiệp Cảm do Công Năng Tu Tập chưa được Thuần Hậu.

Tinh Tấn Tu Hành để mau được Giải Thoát Sinh Tử Luân Hồi vì dầu cho ở trên tầng Trời cao nhất đi nữa vẩn là trong Lục Đạo, khi hết Phước cũng phải đọa trôi lăn.
Sửa lần cuối bởi doccobo000 vào ngày 04/04/18 23:47 với 1 lần sửa.


Hình đại diện của người dùng
doccobo000
Bài viết: 195
Ngày: 25/06/14 21:42
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: tphcm

Re: NHỮNG ĐIỀU CĂN BẢN TRONG GIÁO LÝ ĐẠO PHẬT

Bài viết chưa xem gửi bởi doccobo000 »

Bài 06 :

TAM THIÊN THẾ GIỚI

Vòm trời một đêm thanh không khác chi một tấm màng nhung đính kim cương : hạt thì rực rỡ vàng hoặc man mác xanh, hạt thì nhợt nhạt trắng hoặc hung hung đỏ, hết thảy đều lấp lánh đẹp xinh.

Nhình cảnh đó, con người nghĩ đến những thế giới xa xăm và cảm thấy không gian to rộng vô cùng, Vũ Trụ mênh mông vô hạn rồi để tâm tìm tòi, nghiên cứu với hoài mong hiểu dần dần cái Vũ Trụ bao la. Sau nhiều thời gian tìm tòi, nhà Khoa Học đã trình bày phần nào cái Vũ Trụ mên mông kia.

Họ diễn lại rằng : Quả đất là một Hành Tinh giống một khối tròn hai đầu hơi dẹp, quay chung quanh Mặt Trời theo một đường rõ rệt ( quỹ đạo ), hợp với những hành tinh khác cũng quay chung quanh Mặt Trời theo những vòng tròn to nhỏ khác nhau làm thành một Thái Dương Hệ. Mặt Trời to hơn Quả Đất 1.300.000 lần, nếu lấy viên bi để hình dung Quả Đất thì Mặt Trời sẽ là một căn phòng vuông mỗi chiều 3 thước.

Thái Dương Hệ gồm có Mặt Trời ở giữa, rồi lần lượt đến những Hành Tinh, từ gần đến xa là : Thủy Tinh, Kim Tinh ( thường gọi là Sao Hôm hay Sao Mai ) Trái Đất, Hỏa Tinh, Hành Tinh nhỏ : Mộc Tinh, Thổ Tinh, Thiên Vương Tinh, Hải Vương Tinh. Những Hành Tinh này lại là trung tâm cho nhiều vệ tinh khác xoay chung quanh. Như Trái Đất có một Vệ Tinh là Mặt Trăng, Hỏa Tinh có 2 , Mộc Tinh có 1, Thổ Tinh có 9, Thiên Vương Tinh có 5 và Hải Vương Tinh có 2.

Hệ Thái Dương rất rộng, khoảng cách từ Quả Đất đến Mặt Trời là 149 triệu cây số. Giả sử có một chiếc phi cơ bay 1.000 cây số 1 giờ, khởi hành từ Quả Đất hướng đến Mặt Trời thì phải bay mất hết 149.000 giờ, nghĩa là 17 năm liền không nghỉ, mới tới Mặt Trời. Còn ánh sáng Mặt Trời đi 300.000 cây số trong 1 giây đồng hồ, phải mất hết 8 phút 18 giây mới đến Quả Đất.

Hệ Thái Dương to rộng như thế, nhưng nhà Khoa Học nói Mặt Trời là một Ngôi Sao trung bình trong số vô vàn những Ngôi Sao khác. Các Ngôi Sao kia là vị trí của những Hành Tinh Hệ khác. Màu bạc trắng của con sông Ngân Hà là do ánh sáng của 100 tỷ ( mỗi tỷ là 1.000 triệu ) Định Tinh hợp lại tạo thành. Giải Ngân Hà chiếm một khoản không gian mênh mông đến nỗi ánh sánh đi nhanh như vậy, mỗi giây đi được 300.000 cây số mà phải mất 100.000 năm mới đi từ đầu đến cuối Sông Ngân Hà được.

Cái Vũ Trụ mà nhà Khoa Học đã biết được một phần nào đó rộng lớn vô cùng rồi, mỗi lần nghĩ đến ta thấy nó tạp đa, để có thể làm chóng mặt.

Ta thử nghĩ : Sức nào, tài nào đã sinh ra mà điều hành Thái Dương Hệ ? Vũ Trụ là khối hằng hà Thái Dương Hệ do đâu mà có ? Tại sao còn đó . Tại nguyên do nào chứa được thứ tự trong lộn xộn, lộn xộn trong thứ tự ? Con đường Tu Phật sẽ cho ta hiểu được, thỏa mãn được những thắc mắc ấy với những lý lẽ, với những thực nghiệm do chính ta tìm ra tự Chứng Minh lấy thôi.

Nhà Phật thường dùng danh từ TAM THIÊN ĐẠI THIÊN THẾ GIỚI để nói đến cái cảnh sở hóa của Phật ( thường gọi tắt là Tam Thiên Thế Giới ).

Một Thế Giới theo Luận Câu Xá gồm : Bốn Châu lớn (1), Nhựt Nguyệt, núi Tu Di, Trời Dục, trời Phạm Vương, Đế Thích.

Nhưng trong Pháp Giới, kể có hằng sa số Thế Giới đó, cứ hợp 1.000 Thế Giới nhỏ thành một Tiểu Thiên Thế Giới, hợp 1.000 Tiểu Thiên Thế Giới thành một Trung Thiên Thế Giới, hợp 1.000 Trung Thiên Thế Giới thành một Đại Thiên Thế Giới hay một Tam Thiên Đại Thiên Thế Giới.

Nên một Tam Thiên Đại Thiên Thế Giới có 1.000 triệu Thế Giới nhỏ do số Tiểu, Trung tạo thành : Đó là cảnh Hóa Độ của một Vị Phật. Nhưng Kinh đã dạy rằng Chư Phật, thì hằng sa số, nên số Tam Thiên Thế Giới trong Vũ Trụ, mà nhà Phật đã nói đến dầu tưởng tượng cho nhiều đến bao nhiêu, cũng không xiết được .

Mỗi Thế Giới gồm đủ sáu cõi ( lục đạo ).

Một Tam Thiên Thế Giới gồm 28 tầng trời, chia ra làm ba cõi ( Tam Giới ) là :

DỤC GIỚI : thấp nhất, gồm 6 tầng. Cõi này còn nặng lòng THAM (2)

SẮC GIỚI : giữa, gồm 18 tầng. Dù đã diệt được lòng Tham cõi này lại hay SÂN (3)

VÔ SẮC GIỚI : Cao nhất, gồm 4 tầng. Đã diệt THAM, SÂN , cõi này sống trong một trạng thái mơ mơ, màng màng, mà Phật gọi là SI (4).

Sự hiểu biết tạm thời trên cho ta thấy trong Tam Thiên Thế Giới rộng rãi bao la kia, sống những Vị Thần tài giỏi, hiển linh, những Vị Tiên, Thánh sống lâu triệu tuổi (5). So sánh ta thấy con người quá nhỏ nhen. Song nếu hiểu biết Tu Tỉnh CHÂN TÂM thì con người cũng có thể cao siêu hơn thế.

Là người Tu Phật hãy hiểu biết Vũ Trụ nhờ nơi Pháp Tam Thiên. Cũng chẵng nên sợ sệt mà làm nô lệ cho những loài khác, vì tất cả, nếu chưa thoát khỏi sự ràng buộc của sáu đường thì vẫn phải bị Luân Hồi, Sinh Tử, trôi lăn mãi miết trong cái động không bến bờ của Tam Thiên Thế Giới. Sự yếu hèn tự nhận mình thấp kém làm cho ta không khi nào thoát khỏi cái vòng lẩn quẩn thì còn mong gì nắm giữ Vũ Trụ được .

Chúng ta đã Phát Tâm Chân Chính, Quy Y Phật Pháp nhờ hoàn cảnh tốt đẹp, năng gần Thiện Tri Thức. Tuy nhiên, đừng nên " Gần Chùa gọi Phật bằng anh " mà phải bị lỗi lầm sa đọa, hoặc dùng dung lượng Phàm Phu mà đo lường Giải Thoát đến nổi tự mình ngăn chận bước tiến của chính mình.

Đã có chổ nương tựa chắc chắn, ta khá bình tỉnh sáng suốt hành vi theo Chân Lý Phật, thì hiển nhiên trong hiện kiếp ắt tự mình được Giải thoát Sinh Tử Luân Hồi, tức thoát vòng luân chuyễn của Tam Thiên Thế Giới nhờ trọn Y theo CON ĐƯỜNG NHẤT THỪA mà ta đang quy tụ.
_________________________________________________


Ghi chú :

1 - Bốn châu lớn là : Đông Thắng Thần Châu, Tây Ngưu Hóa Châu, Bắc Cu Lô Châu và Nam Thiện Bộ Châu. Châu sau này có tên là Nam Diêm Phù Đề. Quả Địa Cầu chúng ta thuộc Châu này.

2 - 6 Tầng Dục Giới : Tứ Thiên Vương, Đao Lợi, Diệm Ma, Đâu Suất, Hóa Lạc, Tha Hóa Tự Tại

3 - 18 Tầng Sắc Giới : Phạm Chúng, Phạm Phụ, Đại Phạm, Thiên Quang Vô Lượng Quang, Quan Âm, Thiếu Tịnh, Vô Lượng Tịnh, Biên Tịnh, Võ Văn, Phước Sanh, Quảng Quả, Vô Tướng, Vô Phiên, Vô Nhiệt, Thiên Kiến, Thiện Hiện và Sắc Cứu Kính

4 - 4 Tầng Vô Sắc Giới : Không Vô Biên Xứ, Thức Vô Biên Xứ, Vô Sở Hữu Xứ và Phi Phi Tưởng Xứ.

5 - Một ngày một đêm ở cõi Trời Đao Lợi : ( Tầng thứ hai ) bằng 100 năm ở Nhân Gian.
Tuổi thọ của trời Phạm Chúng ( tầng thứ 7 ) là nữa Trung Kiếp hay 10 Tiểu Kiếp, hay 16.800.000 x 10 = 168.000.000 năm ( Một trăm sáu mươi tám triệu tuổi ).


Hình đại diện của người dùng
doccobo000
Bài viết: 195
Ngày: 25/06/14 21:42
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: tphcm

Re: NHỮNG ĐIỀU CĂN BẢN TRONG GIÁO LÝ ĐẠO PHẬT

Bài viết chưa xem gửi bởi doccobo000 »

Bài 07 :

LINH HỒN TRONG ĐẠO PHẬT

Nhiều người thường hỏi : Linh hồn là gì ? Thật có Linh hồn hay không ? Hay cái sống chĩ diễn ra bằng thể xác mà thôi.

Trước khi đề cập Linh hồn trong Đạo Phật, ta hãy xét qua chủ trương của nhiều thuyết liên quan đến vấn đề LINH HỒN.

Có thuyết chủ trương, con người gồm có hai phần : thể xác và linh hồn. Thuyết này cho rằng linh hồn điều khiển vật chất, khi linh hồn rời khỏi xác, nó sẽ đến ở một nơi để sống đời đời, kiếp kiếp ( Thường kiến )

Có thuyết lại bảo, vật chất quyết định tất cả, cho đến Linh hồn cũng ở trong vòng chi phối của vật chất, khi vật chất rã rời thì Linh hồn cũng tiêu tan ( Đoạn kiến )

Xét hai thuyết trên, ta thấy rằng : Nếu bảo Linh hồn điều khiển vật chất, thì tại sao có những điều mà con người chắc hẳn không lúc nào ao ước như bệnh tật, già chết mà vẫn cứ có. Bệnh tật không chừa thể xác và già nua cứ lần lượt chồng chất cái hao mòn lên thân xác con người, khiến thân thể chúng ta gây cho ta bao nhiêu nỗi khổ, bao nhiêu đau buồn, có khi cái khổ, buồn làm cho ta mất mạng.

Hơn nữa nếu bảo Linh hồn điều khiển vật chất, tại sao linh hồn không sáng suốt trong trường hợp một người mê man, không biết gì cả. Đau nóng mê mang là gốc từ thể xác hẳn không làm mê được Linh hồn nhưng thực tế Linh hồn đã mờ mịt và vẫn hôn mê. Như vậy, Linh hồn điều khiển hay chi phối vật chất là một điều không đúng.

Còn bảo rằng vật chất chi phối cả đến Linh hồn thì cũng chẵng phải. Vì nếu đúng như vậy thì vật chất thiếu thốn hẳn Linh hồn sẽ khô cằn mà lúc vật chất tràn đầy hẵn Linh hồn sẽ sung mãn. Hơn nữa, nếu đúng như trên thì một người sức yếu hẳn Linh hồn sẽ bạc nhược, một người thọ bệnh hẳn Linh hồn sẽ bơ phờ, người mập phì, phốp pháp hẳn Linh hồn sẽ sung mãn sáng suốt. Nhưng thực tế cho ta thấy có nhiều kẻ thân xác bé nhỏ mà Linh hồn rất minh mẫn, lắm người béo phì mà Linh hồn rất trì trệ bạc nhược. Nhiều người ốm yếu mà sáng suốt thông minh, lắm kẻ ốm đau, tê liệt nằm trên giường mà chủ trương công việc của mình gặt hái nhiều kết quả để đưa đến sự thành công.

Cho nên xét rõ hai thuyết trên, ta thấy Linh hồn không thể điều khiển vật chất, mà vật chất cũng không thể chi phối được Linh hồn.

Vậy Linh hồn theo Đạo Phật như thế nào ?

Theo thuyết Nhân Duyên liên tục, Đạo Phật không chủ trương như hai thuyết trên, vì nhận thấy rằng :

- Không có cái gì sống có tánh cách độc lập và đời đời, vì mọi vật hằng biến chuyển, liên quan chuyền níu nhau.

- Chết là hết lại càng không đúng, vì mọi vật trên Vũ Trụ đều đỗi dời nhưng chẳng mất đi đâu. Ta thấy hợp, tan, sinh, diệt. Đó chỉ là những giai kỳ biến thể theo động dụng của thời gian.

Đạo Phật gọi Linh hồn là Ý Thức hay Thần Thức. Thức là Biết, nhờ tứ đại mà biết, nhờ suy nghĩ mà biết, nhờ lương năng mà biết.v.v... song không có tính cách độc lập hay bị lệ thuộc mà nó phải nương vào thể xác, thể xác phải nương vào nó mới thành cái sống của con người. Khi linh hồn rời khỏi thể xác thì thể xác không thể đơn độc giữ vững cái con người được. Khi thể xác bị hủy hoại, rã rời thì linh hồn cũng không thể tự giử cho con người tồn tại được.

Ta lấy điện để ví dụ cho linh hồn và những vật dụng cần thiết như máy phát điện, dây dẫn điện, bóng điện ... dụ cho những hình thức của tứ đại.

Máy phát điện, dây dẫn điện, gọi chung là hệ thống dẫn điện, gồm thêm yếu tố điện mới làm cho cái máy vận chuyển, không có máy phát điện, không có dây dẫn điện thì làm sao có điện ? Còn nếu chỉ có hệ thống phát điện mà thiếu yếu tố điện thì cái máy cũng trở nên im lìm vô dụng.

Cho nên mỗi phần là một yếu tố cấu tạo. Thiếu một trong các yếu tố ấy thì không tạo nên sự vận hành của cái máy. Các yếu tố ấy đều có một giá trị tương đối mà thôi. Song cái cốt yếu của các yếu tố ấy là tạo nên sự vận chuyển. Do đó ta cũng không thể bảo rằng sự vận hành của cái máy là chỉ do yếu tố điện hay hệ thống phát điện được.

Yếu tố điện có thể hợp với nhiều hình thức để làm cho cái hình thức sống động. Khi điện vào bóng đèn làm cho bóng đèn sáng, đi qua quạt máy, làm cho quạt chạy, đến bếp điện làm cho bếp đỏ hừng. v.v... cái sáng, cái chạy, cái nóng đỏ .v.v... sẽ không còn nếu thiếu một trong yếu tố cần thiết.

Từ ví dụ trên cho ta ý niệm rằng Thần Thức có thể sống bằng nhiều hình thức khác nhau, tùy thời, tùy nghiệp, ngoài cái hình thức thông thường mà chúng ta nhận rõ là nương theo cái thân tứ đại của con người.

Quán xét rộng ra, ta sẽ thấy người sống gồm nhiều yếu tố : Tứ Đại và cái Biết có cảm xúc, suy tính. Có khi không cần phải có cái Tứ Đại thông thường, cái Biết vẫn phân biệt được, vì cái Biết ấy thuộc vào những thành phần nhỏ nhiệm nhưng hiện tính không độc lập. Cho nên khi chết không phải là cái " BIẾT SỐNG " mất vì cái Biết Sống này không chỉ là Tứ Đại mà thôi.

Nhưng ta thấy rằng : Thần Thức là phần không độc lập ( vì phải nương theo nhiều hình thức ) nhưng cũng không phải là phần bị lệ thuộc ( vì mỗi khi Tứ Đại rã rời thì Thần Thức cũng không mất đi ) Thần Thức vẫn còn, nó vẫn sống, sống nương theo những hình tướng khác.

Nếu nói : Thần Thức bỏ xác ta nó mất ? Nó vốn là nhỏ nhiệm, không cấu tạo bởi xác, thì tại sao bắt nó theo xác mà tan rã ?

Căn cứ theo trên, ta kết luận rằng : Khi thân chết, Thần Thức không mất mà cũng không còn mãi mãi theo tính cách độc lập. Nó thường sống theo cái thay đổi nhỏ nhiệm hướng nó, tức là nó sống theo cái Tư Tưởng, cái Suy Nghĩ của con người để rồi hợp với các Duyên thành một trạng thái khác mà phát hiện. Thần Thức vốn nhiễm sẵn sáu giống ( Địa Ngục : biểu hiện giống hung dữ ; Ngạ Quỹ hay ma đói : biểu hiện giống thích, thèm ăn uống ; Súc Sinh hay loài súc vật : biểu hiện một kẻ quá say mê dục vọng ; Tu La hay Thần : biểu hiện giống người nóng tính ; Nhân hay loài Người là giống ưa cuộc sống trung bình : nhân, nghĩa, lễ, trí, tín ; Thiên hay là Trời hay Tiên : giống ưa sự thanh thoát, cao siêu ). Khi Thần Thức rời khỏi cái thân này nó sẽ tùy theo sự nhiễm của giống nào mạnh hơn, nó sẽ theo đó mà về với giống ấy.

Ví như một người thiếu ăn mặc thèm thuồng mọi thứ thì khi chết cái Thần Thức bị nhiễm sự đói khát. Sự nhiễm ấy làm chủ Thần Thức mà đưa hẳn người ấy vào cõi Ngạ Quỷ.

Một kẻ ham mê rượu chè, sắc dục vô độ, khi người ấy chết, Thần Thức bị nhiễm bỡi sự ái dục, rồi ái dục làm chủ Thần Thức để đưa người ấy vào đường Súc Sinh .

Một người hung ác, cả đời luôn nghĩ đến sự sát hại, thì sau khi chết, Thần Thức bị nhiễm bỡi sự hung ác rồi ác nghiệp làm chủ Thần Thức mà đưa người ấy vào cõi Địa Ngục.

Còn Nhân, Thiên, A Tu La cũng vậy. Nó tùy thuộc theo sự hành động ở hiện tại mà sau khi chết Thần Thức sẽ theo đó vào các đường trên. Thần Thức vốn nó không tự chủ, nó chỉ theo nghiệp lực mà di chuyễn trong sáu đường, nó đến những nơi nào thích hợp với nó, rồi hợp với sự sống nơi đó mà chịu đựng sự đau khổ hay sung sướng. Cho nên khi cái suy nghĩ khởi lên những ác niệm, Thần Thức sẽ nương theo những ác niệm này mà đi dần vào nẻo ác. Khi cái suy nghĩ khởi lên những thiện niệm, Thần Thức sẽ hướng đến các nẽo lành. Nó không mất trong thời gian và không gian. Nó theo tư tưởng dẫn nó đi vào cái sống vô định, vô cùng trong vòng Luân Hồi muôn thuở.

Là người tìm CHÂN LÝ, ta hãy hiểu rõ lấy những huyền bí nơi mình, chớ lầm Thần Thức mà gọi là Linh Hồn trường tồn, để đặt Niềm Tin ban đầu sai hướng, về sau sẽ lạc Đạo.


Hình đại diện của người dùng
doccobo000
Bài viết: 195
Ngày: 25/06/14 21:42
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: tphcm

Re: NHỮNG ĐIỀU CĂN BẢN TRONG GIÁO LÝ ĐẠO PHẬT

Bài viết chưa xem gửi bởi doccobo000 »

Bài 08 :

NGHIỆP VÀ LUÂN HỒI

NGHIỆP

Nghiệp là cuộc sống vốn sẵn hiện ra của mỗi kẽ phàm ở trong Vũ Trụ này.

Nghiệp là những cái vết, những điều phải hứng chịu do những vọng tưởng điên đảo, những vọng hành say đắm phát từ Vô Minh của Chúng Sinh tự tạo hay vốn sẵn có. Nó cũng là một sức mạnh huyền bí bắt chúng sinh phải sống, phải hành vi.v.v… mà không thể ngừng nghỉ được.

Những vết, những điều phải hứng chịu ấy kết cấu lại với nhau thành một giòng luân lưu có thứ tự, có sắc thái riêng rẻ, mỗi giống có nếp sống riêng hợp với hoàn cảnh của mình.

Khi nghe đến chữ “ NGHIỆP “ người ta thường có ý niệm đó là một tai nạn, một khổ ải. Thật ra có hai loại nghiệp : Thiện Nghiệp và Ác Nghiệp dư hưỡng những vọng hành, vọng tưởng lành hay không lành của những chúng sinh tự tạo nên.

Con người ở trong Lục Đạo sống xuôi chiều theo dòng Nghiệp của con người. Chúng sinh ở trong các cõi, các đường khác cũng sống theo mỗi dòng Nghiệp riêng biệt của cõi, của đường mà mình trôi theo. Do đấy, phân tích để tạm nhận, có những Tánh Nghiệp như sau :

1) BIỆT NGHIỆP :
Là Nghiệp riêng rẽ của mỗi cõi, mỗi đường chúng sinh, như con người theo dòng nghiệp thuận hòa, A-Tu-La theo dòng nghiệp nóng giận, Tiên theo dòng nghiệp thanh thoát.v.v…

Trong cái Biệt Nghiệp của loài chúng sinh, lại có cái Biệt Nghiệp của từng cá nhân, như trong cái nghiệp thuần hòa của nhân gian có người nghèo, kẻ giàu, có người đẹp, kẻ xấu, có người thường gặp may mắn, kẻ luôn luôn gặp tai nạn.v.v…

2) CỘNG NGHIỆP :
Trong cái Biệt Nghiệp của mỗi loài chúng sinh lại có các Nghiệp chung cho từng gia đình, từng quốc gia.v.v…như có gia đình toàn được sang trọng, có gia đình toàn gặp tai biến, có quốc gia luôn luôn được thanh bình, có quốc gia luôn luôn bị loạn lạc. Cái Nghiệp chung ấy gọi là Cộng Nghiệp của những phần tử trong gia đình, trong quốc gia ấy. Cũng như một chiếc máy bay rơi vào xóm nhà một số người chết, cũng có một số người không hề hấn gì cả. Số người chết ấy cũng chịu chung cái nghiệp chết không toàn thây, đó là Cộng Nghiệp của họ, còn một số người không hề hấn gì là họ theo cái Biệt Nghiệp Thiện của họ, mỗi Biệt Nghiệp do mỗi duyên nhân riêng.

Nghiệp là những cái vòng không phai lạt được đối với chúng sinh. Tuy nhiên sự kiện nầy vẫn không là cố định.

3) ĐỊNH NGHIỆP :
Những Nghiệp nhất định, không thể thay đổi được, gọi là Định Nghiệp ; như chết là Định Nghiệp của các loài. Loài người thường già và đau rồi chết. Loài cá thường bị người bắt ăn thịt: chết. Loài heo, gà bị người ăn thịt : chết. Loài Tiên hưởng hết Phước : chết.v.v…

4) BẤT ĐỊNH NGHIỆP :
Có những nghiệp có thể thay đổi, nhẹ bớt hay mất hẳn nhờ những duyên đưa đẩy ; Ví dụ : có người thấy trước một tai nạn sắp xảy đến cho mình, nhờ phóng sinh, bố thí nhiều, tai nạn ấy mất hẳn, hay có xảy đến cũng rất nhẹ nhàng. Sự phóng sinh, bố thí không phải chính nó làm nhẹ nghiệp tai nạn, nhưng trong những sự ấy, ta đã bỏ bớt một số tiền của, thì giờ, an vui để “ mua chuộc “ cái lỗi cũ đã tạo nên cái nghiệp ấy. Những nghiệp có thể thay đỗi này nhờ công năng Tu Hành, nhờ những duyên đưa đẩy gọi là Bất Định Nghiệp.

Giữa các cõi, các đường, dù mỗi cõi, mỗi đường có Biệt Nghiệp của mình và chỉ biết riêng cõi của mình vẫn có những dây liên lạc để cảm thông nhỏ nhiệm với nhau. Những dây liên lạc này gọi là nghiệp cảm. Do đấy có người thấy ma, đó là họ có nghiệp cảm với ma đói. Trong các loài, A-Tu-La có nghiệp dễ dàng với các cõi, các đường khác, nên đi lại dễ dàng để khuấy phá hay giúp đở.

Đối với các Bất Định Nghiệp, sự làm cho nhẹ bớt hoặc mất hẳn bằng cách Tu trì, tự ép mình chuộc lỗi, gọi là sự chuyễn nghiệp.

Sự chuyễn nghiệp cũng dùng để gây nghiệp cảm với các cõi. Cho nên trong các loại chuyển nghiệp, sự Tham Thiền là Phương Pháp bén nhạy nhất. Do đó, người chuyên cần Tham Thiền Nhập Định có thể dùng Thần Thông Du Hí ( tài phép để dạo chơi ) mà đi lại các cõi, không ngăn ngại.

NHỮNG DANH TỪ DÙNG ĐỂ CHỈ SỰ DIỄN TIẾN CỦA NGHIỆP :

NGHIỆP BÁO :
Là một nghiệp vừa tạo nên sau một hành động, một tư tưởng như cái bóng không lìa hình, lại gồm đủ các bộ phận hoặc tính chất như hình, như một người trúng số còn giữ vé số trong túi mà đã biết rằng mình là tỷ phú. Cái vé số là cái duyên tạo nên cái “ nghiệp báo tỷ phú “.

NGHIỆP QUẢ :
Là cái thành hình đầy đủ ứng nghiệp của nghiệp báo, nhờ các duyên thêm thắt phải cấu tạo. Như khi người nói trên đem vé số lảnh tiền, cái nghiệp báo tỷ phú trước kia đã thành sự thật và gọi là nghiệp quả “ tỷ phú “.

Khi còn hàn vi, mong ước được giàu sang nên thường mua vé số. Cái mong ước một đời sung sướng ấy là nguyện động lực thúc đẩy việc say mê đánh số. Cái nguyên động lực ấy nuôi dưỡng ý chí và gọi là Nghiệp Thức. Chính nghiệp thức tạo những duyên cần thiết vừa đủ để thành nghiệp báo. Trong sự gây duyên này, nghiệp thức có một sức mạnh kiên cố, chặt chẽ theo những cố chấp của giả tướng. Cái sức mạnh này là Nghiệp Lực.

Nói tóm lại, một ý nghĩ, một hành động đều có nguyên do. Và nguyên do gần nhất gọi là Nghiệp Báo, lúc ấy Ý Thức nhận nên sự kiện Nghiệp Báo, và biết rõ. Sự biết rõ sự kiện này gọi là Nghiệp Thức. Nghiệp Thức có một sức mạnh riêng nuôi dưỡng do sự Cố Chấp vào Giả Tướng gọi là Nghiệp Lực.

Giả Tướng nuôi dưỡng Nghiệp Lực, hai phần lại nương nhau, củng cố cho nhau, cho nên Giả Tướng càng bền vững, càng lộng hành rồi trở nên hiển hiện mà nắm phần chủ động. Cho đến tròn duyên Nghiệp Báo trở thành Nghiệp Quả.

Xét cho cùng, Vạn Pháp nương nhau sinh sinh, biến biến. Cho nên Nghiệp Quả là cái quả của Nghiệp Báo mà cũng là Nghiệp Báo cho một Nghiệp Quả khác.

Những hành, tưởng của Nghiệp Lực ở sáu cõi thật là kiên cố làm cho chúng sinh chấp cái Nghiệp Thức Vô Minh là sự thật, ngờ đâu chỉ là chớp giăng lưng trời, sương mỏng ban mai, như một giấc chiêm bao.

Tu Phật là để biết được cái Nghiệp, thấy rõ gốc các Nghiệp, phá tan được các Nghiệp, chuyển các Nghiệp thành NGUYỆN. Đó là Thành Đạo và Độ Sinh.

LUÂN HỒI

Trong bài nói về Linh Hồn đã biết rằng “ CHẾT “ không phải là hết tất cả, mà khi Tứ Đại tan rã, Thần Thức nương vào Tứ Đại khác để tạo một cuộc sống mới, phù hợp với cái Nghiệp Thức cuối cùng, do sự thúc đẩy của Nghiệp Lực.

Qua cuộc sống mới tức là phải trải qua một Nghiệp Quả khác. Hết Nghiệp Quả này, nếu chưa Tỉnh Ngộ thì khi chết đi, Thần Thức lại theo Nghiệp Thức mới này đến một cuộc sống khác nữa… Cứ như thế Thần Thức nương hết Tứ Đại này, đến Tứ Đại khác, tiếp nối nhau không bao giờ dứt, trôi dạt, lăn lóc trong vòng sáu đường. Sự đi đi lại lại trong vòng lẩn quẩn ấy gọi là LUÂN HỒI.

Luân : cái vòng tròn, bánh xe.

Hồi : trở lại, trở về.

Ví dụ : Không thấy hơi nước bốc lên ta tưởng rằng nước biến mất, nhưng chính thật hơi nước đã bốc lên, hóa ra mây, mây gặp lạnh thành mưa. Mưa thấm vào long đất sinh dòng mạch nước, mạch nước kết thành nguồn rồi hợp nên dòng sông, biển… rồi bốc hơi lên lại, lẩn quẩn xoay dần mãi, từ trạng thái này qua trạng thái khác, trở về trạng thái củ… qua một chu kỳ này đến một chu kỳ mới, và lại vô số chu kỳ khác nối tiếp nhau.

Những hiện tượng ví dụ trên đây cho ta một ý niệm về Luân Hồi theo Giáo Lý của Nhà Phật mà chúng sinh trong sáu đường phải chịu trôi lăn mãi, khó thoát ra được.

Cách Thế Luân Hồi : mỗi cõi sống vì Nghiệp Thức riêng biệt, mất cõi này liền thọ sanh vào cõi khác theo Nghiệp Thức cuối cùng đi tìm cái cõi phù hợp với nó để bắt nguồn sống mới, chẳng khác nào kẻ nghiện rượu đi tìm quán rượu, người Tin Phật lại thích đi Chùa.

Nghiệp Thức nương Duyên theo Nghiệp Báo do cái Thức thúc đẩy của Nghiệp Lực để hoàn thành Nghiệp Quả. Cái Nguyên Lý này thật là phức tạp khó hiểu.

Bài “ THẦN THỨC CHUYỄN THÂN TRUNG ẤM “ sau đây sẽ giúp ta hiểu rõ thêm về cái Lý Luân Hồi này.
Sửa lần cuối bởi doccobo000 vào ngày 05/04/18 01:22 với 1 lần sửa.


Hình đại diện của người dùng
doccobo000
Bài viết: 195
Ngày: 25/06/14 21:42
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: tphcm

Re: NHỮNG ĐIỀU CĂN BẢN TRONG GIÁO LÝ ĐẠO PHẬT

Bài viết chưa xem gửi bởi doccobo000 »

Bài 09.

THẦN THỨC CHUYỂN THÂN TRUNG ẤM

Một người sắp chết cảm thấy thân mình đau nhức, khó thở, ngột ngạt : ấy là hiện trạng của Tứ Đại đang chuyển để phân ly. Bỗng nhiên thấy nhẹ nhàng khỏe khoắn : đó là đã chết, và Nghiệp Thức bắt nguồn cho một cuộc sống khác.

Khi bỏ xác Thần Thức chỉ được ở lẩn quẩn nơi bỏ xác ba ngày nhưng vì ở trong một cái thể rất nhẹ nên chỉ có thể xuống ngang mái nhà mà nhìn thấy gia đình, họ hàng và những cảnh diễn ra trong gia đình rất có ảnh hưởng đến Thần Thức. Đã biết như thế, gia đình người Tu Phật Chân Chính không sầu thảm, than khóc, không sát sinh đễ đãi đằng ăn uống mà chỉ Tụng Kinh, Niệm Phật một cách Bình Tỉnh an ổn, Thần Thức nghe được tiếng Kinh câu Chú, danh hiệu Chư Phật, Chư Bồ Tát sẽ lấy lại được Bình Tĩnh, Định hướng về Chư Phật.

Sau ba ngày Thần Thức phải đi tới cõi Thập Điện Diêm Vương để được phê phán tội phước và quyết định hiện Nghiệp để đưa Thần Thức về một trong Sáu Đường.

Thời gian ở Thập Điện Diêm Vương Thần Thức trãi qua một đời sống ngắn ngủi tối đa là 49 ngày để chuyển Nghiệp dưới hình thức Thân Phiêu Diêu gọi là Thân Trung Ấm.

Nói cho dể hiểu : Thập Điện Diêm Vương được ví như 10 tầng Địa Ngục nơi mà Thân Trung Ấm phải lần lượt đi qua cho đủ. Khi Thân Trung Ấm đi qua tầng Địa Ngục nào : Theo đúng Luật Nhân Quả ; nếu có tội lỗi tương ưng với tầng Địa Ngục ấy, tự nhiên Thân Trung Ấm sẽ tự động chui vào Địa Ngục đó để bị Quỷ Sứ hành hình. Nếu không có tội lỗi thì tự nhiên đi qua luôn không ghé vào một tầng địa Ngục nào để chịu tội cả.

Đến cuối cùng của Thập Điện Diêm Vương khi quyết định sẽ đi về đâu trong sáu cõi Luân Hồi. Thân Trung Ấm sẽ đến một nơi gọi là Âm Cảnh, là chốn mà các Nghiệp chướng dồn lại thành gió rất mạnh gọi là Nghiệp Phong, sấm chớp nổ rền không dứt, các sắc hào quang tỏa mạnh : Vàng đậm : Phật ; Vàng lợt : Người ; Trắng hay xanh da trời : Tiên ; Đỏ hay Tím : A-Tu-La ; Xám lợt : Súc sinh ; Xanh đậm : Ngạ Quỷ ; Xanh lá cây : Yêu ; Đen : Địa Ngục.

Những màu sắc rực rỡ chói lọi như Vàng rực, Trắng lóng lánh… là những màu mà Chư Phật thường dùng để đưa Thần Thức về những nẽo lành.

Trong Âm Cảnh, Thần Thức hoãng sợ vì bị Nghiệp Phong lôi cuốn, phiêu dạt khó mà tự chủ đứng yên một chổ. Tai điếc vì tiếng sấm, Mắt lòa vì vạn ánh hào quang. Nếu không Định Tỉnh được, Thần Thức sẽ đi tìm nơi im rợp để ẩn núp và tất sẽ đi lần đến những ánh hào quang ít làm chóa mắt ( xám, xanh lá cây, đen ) và như thế Thần Thức sẽ bị lôi cuốn đi vào những nẽo ác.

Biết được sự diễn tiến của cuộc sống như vậy. Biết được là có Sống phải Chết, Lành được Phước, Ác mang Họa, bởi tiềm thức là nơi ấp ủ, hướng theo giống đã gieo như trà ướp sen thơm mùi sen, trà ướp sói bay mùi sói.

Người nhiều Thiện Nghiệp trong giờ lâm chung, cảm thấy yên vui Bình Tỉnh, không mảy may luyến tiếc, có khi còn biết trước được giờ chết. Chắc chắn người ấy sẽ sanh vào Nẽo Thiện. Ngược lại sẽ sanh vào Ác Đạo như trường hợp một người sắp chết mà thân xác bị dày vò đau đớn, miệng đòi ăn ngon, mắt mong nhìn sự nghiệp trần gian, toan tính của cải hay là than van tiếc rẽ cuộc sống phải xa lìa.

Đã biết như vậy, khi trong nhà có người sắp chết, người Tu Phật Chân Chính sẽ rất Bình Tỉnh, cấm không cho có tiếng khóc than. Phải ngồi cạnh người ấy nhắc nhủ họ Niệm Phật, tìm mọi cách cho họ An vui Tỉnh Táo, không sợ hải khi từ bỏ xác thân, giải thích các màu sắc hào quang phải nương theo.

Khi người ấy đã trút hơi thở cuối cùng lại nên nhờ các Bậc Chân Tu Đức Độ, Đắc Huyền Pháp của Nhà Phật, dụng Thiền Định tìm theo hướng dẫn Thần Thức, cốt sao cho Thần Thức Định được Tâm thì Định được Gió Nghiệp, lui được sấm chớp Nghiệp mà tìm đường Thiện để hóa sanh.

Trong khoảng 49 ngày ấy tang gia phải Thành Tâm làm Phật Sự tạo Công Đức theo lời Chư Phật dạy. Việc tạo Công Đức chính cho thời điểm này là Phóng Sinh liên tục để Cầu Nguyện Hồi Hướng Công Đức cho người chết được thêm Phước sanh về Nẽo Lành, hướng Tâm theo Chư Phật, sớm Tu để Giải Thoát Sinh Tử Luân Hồi.


Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.24 khách