Lời dạy tôn quý của Đức Phật.

Cùng nhau học hỏi những bài giáo lý căn bản và kiến thức Phật học phổ thông.
Thongminhhon
Bài viết: 404
Ngày: 08/01/09 01:28
Giới tính: Nam
Đến từ: HCM

Lời dạy tôn quý của Đức Phật.

Bài viết chưa xem gửi bởi Thongminhhon »

Đây là bản dịch bài pháp thứ nhất của Thầy Mahasi trong Quyển Mahasi Abroad của Buddha Sāsanānuggaha Organisation, bản tiếng Anh được biên tập bởi Bhikkhu Pesala, năm 2013. Những thuật ngữ Phật học ngắn gọn và quen thuộc với Phật tử như nghiệp (kamma), giới (sila), định (samadhi), tuệ (panna), sắc (rupa), thọ (vedana) ...được giữ nguyên. Còn lại với hiểu biết hạn hẹp, TMH cố gắng chuyển sang ngôn ngữ bình dân theo mức có thể. Nếu có sai sót, xin quý đạo hữu chỉ bảo.

Lời dạy tôn quý của Đức Phật

“Sīlaṃ samādhi paññā ca, Vimutti ca anuttarā
Anubuddhā ime dhammā, Gotamena yasassinā.”


Đức Phật Gotama là chỗ nương tựa thật sự cho tất cả các Phật tử. Người đã thực hành trọn vẹn và thực chứng được Dhamma tôn quý nhất, cao thượng nhất, đáng tin nhất, bao gồm giới (sīla), định (samādhi), tuệ (paññā) và giải thoát (vimutti). Sau khi Ngài đã thực hành và chứng biết những gì nên biết, Ngài đã giảng dạy những điều ấy trong bốn mươi lăm năm cho những ai có thể giáo hóa. Họ sau đó có thể đạt được giải thoát khỏi mọi khổ đau nhờ thực hành Dhamma đáng tin này.
Vào bốn A tăng kỳ (asaṅkheyya) và một trăm ngàn chu kỳ thế giới trước, dưới chân Đức Phật Dīpaṅkara, vị Bồ tát (Bodhisatta) đã phát nguyện để trở thành Một Bậc Toàn Giác (Sammāsambuddha). Từ đó trở đi, vị Bồ tát đã vun đầy các phẩm hạnh hoàn hảo (pāramī)) cần có ở Chư Phật như là sự bố thí (dāna), giới (sīla) vân vân. Theo phỏng đoán của Tây phương, vào năm 583 Trước công nguyên, Ngài trở thành con của Đức vua Suddhodana và Hoàng hậu Māyā. Đức vua đặt tên cho vị Bồ tát là ‘Siddhattha’. Vào tuổi mười sáu, Ngài cưới Yasodharā-devī, con gái của vua Suppabuddha, và tiếp tục thụ hưởng vui thú hoàng gia. Khi hai mươi chín tuổi, Ngài nhận ra sự tồi tệ của tuổi già, bệnh tật và cái chết, rồi từ bỏ thế giới để đi tìm sự giải thoát khỏi những điều tồi tệ này.
Khi kiếm tìm Dhamma, vị Bồ tát đã thực hành dưới hướng dẫn của hiền giả Alara, một người đã đạt được bảy jhāna hiệp thế ( tầng thiền định). Sau đó Ngài thực hành dưới hướng dẫn của hiền giả Udaka, người đã đạt cả tám jhāna hiệp thế, và chẳng bao lâu tự thân đạt đến những jhāna này. Tuy nhiên, vị Bồ tát phản xét, “Những jhāna này không thể giải thoát một người khỏi tuổi già, bệnh tật và cái chết. Chúng chỉ có thể đưa đến cảnh giới vô hình và làm cho một người sống lâu hơn. Khi đời sống cỡ 69.000 hay 84.000 chu kỳ thế giới chấm dứt, cái chết vẫn đến. Rồi người đó lại trở lại cảnh người, cũng lại chịu tuổi già, bệnh tật và cái chết như mọi người khác. Người đó cũng có thể rơi xuống bốn cảnh giới thấp hơn nữa, vì vậy đấy không phải là Dhamma mà có thể giúp một người gỡ bỏ trói buộc vào tuổi già, bệnh tật và cái chết.” Cho nên, vị Bồ tát từ bỏ thực thành những jhāna hiệp thế này rồi tiếp tục kiếm tìm Dhamma của chính Ngài để có thể dẫn đến sự giải thoát tối hậu. Từ bỏ các thức ăn đặc và sống nhờ súp đậu với lượng chỉ cỡ bàn tay, Ngài tiếp tục kiếm tìm Dhamma. Nhưng dù đã hành xác trong sáu năm, Ngài vẫn không tìm ra nó. Sau đó Ngài từ bỏ sự khổ hạnh này, trở lại thọ dụng thức ăn cần thiết, và nhờ đó phục hồi sức lực. Thực hành sự tỉnh giác trong hơi thở (ānāpānassati) Ngài đạt bốn rūpa jhāna (1) . Trên nền những trạng thái jhāna này, Ngài đạt đến những jhāna khác cùng các năng lực tinh thần cao hơn.
Sau đó, Ngài nhận ra rằng tuổi già và cái chết là bởi do tái sinh, tái sinh lại bởi do tham ái, dính mắc và kamma (2). Tham ái có nguyên nhân là cảm thọ (vedanā) đem đến sự dễ chịu. Nếu cảm thọ này được thấy một cách đúng đắn là chúng liên tục sinh khởi và mất đi, tham ái sẽ không còn sinh khởi và chấm dứt. Nếu tham ái dứt, dính mắc và các kamma kiếm tìm sự dễ chịu cũng sẽ dứt. Với sự chấm dứt kamma, sẽ chấm hết cho tái sinh mà hệ quả hiển nhiên là sự đau khổ của tuổi già, bệnh tật và cái chết. Nhận ra những sự thật này, vị Bồ tát hành thiền trên sự sinh khởi và mất đi của năm thủ uẩn (upādānakkhandhā) để không còn cơ hội cho mong cầu và dính mắc sinh khởi.
---------------------------------
(1) rūpa jhāna : thiền sắc giới
(2) kamma: nghiệp


Thongminhhon
Bài viết: 404
Ngày: 08/01/09 01:28
Giới tính: Nam
Đến từ: HCM

Re: Lời dạy tôn quý của Đức Phật.

Bài viết chưa xem gửi bởi Thongminhhon »

Upādānakkhandhā nghĩa là hiện tượng tâm vật lý xảy ra mỗi khi một người nhìn, nghe, ngửi, nếm, sờ hay nghĩ. Trong mỗi hành động thấy, có con mắt, có vật được thấy, và thức thấy . Cùng với thức này, có cảm giác (vedanā) dễ chịu hay khó chịu liên quan đến vật được thấy. Nhận định (saññā) về những gì được thấy, thúc giục (cetanā) để nhìn và sự chú ý (manasikāra) đến cái nhìn cũng xuất hiện. Trong những thứ này, con mắt và cảnh vật tạo nên sắc uẩn (rūpakkhandha). Một người có ý niệm rằng những sắc này là vĩnh cữu, đáng hài lòng và có tự ngã (atta), nên người đó dính mắc vào chúng. Bởi vì sự dính mắc hay bám chấp này nên chúng được gọi là ‘upādānakkhandhā’ – ‘thủ uẩn’. Theo cách đó, nhãn thức v.v được gọi là thức uẩn (viññāṇupādānakkhandha), thọ uẩn (vedanupādānakkhandha), tưởng uẩn (saññupādānakkhandha) và hành uẩn (saṅkhārupādānakkhandha). Nói gọn, con mắt, cảnh vật là sắc pháp (rūpa), nhãn thức là danh pháp (nāma). Chỉ có hai loại pháp này – sắc và danh. Chúng được sinh khởi mỗi khi có cái gì được nhìn thấy và rồi chúng mất đi, lặp đi lặp lại theo từng khoảnh khắc liên tục. Nếu chúng không được chú ý ở thời điểm thấy, chúng sẽ được tiếp thu và được chấp như là thực thể vĩnh cữu. Vì thế, qua sự dính mắc và kamma nhằm đạt được khoái lạc, tái sinh theo sau. Bởi vì có tái sinh, sự đau khổ của tuổi già, cái chết là hiển nhiên.
Tuy nhiên, nếu ghi nhận ở mỗi khoảnh khắc nhìn, sự sinh khởi và mất đi của năm thủ uẩn sẽ được thực chứng và sự bám chấp sẽ được gỡ bỏ. Vì thế, kamma và sự tái sinh sẽ dừng, như vậy, tuổi già, bệnh tật và cái chết cũng dừng.
Theo cùng một cách, nếu các hiện tượng sinh khởi khi nghe, ngửi, nếm, sờ, nghĩ không được chú ý, sẽ thiếu sự tỉnh giác, đời sống mới sẽ sinh khởi. Theo đó, tuổi già, bệnh tật và cái chết phải chịu. Ngược lại, tất cả hiện tượng tâm vật lý được ghi nhận và hiểu đúng đắn, đời sống mới sẽ không sinh khởi, và đau khổ của tuổi già, bệnh tật và cái chết sẽ được chấm dứt.
“Như vậy, phản tỉnh trên sự sinh khởi và chấm dứt của đau khổ, vị Bồ tát hành thiền trên sự sinh khởi và mất đi của các thủ uẩn. Chẳng bao lâu Ngài được giải thoát khỏi ràng buộc của các bất tịnh (āsava-kilesa) và trở thành Đức Phật Toàn giác.”
“Tassa pañcāsu upādānakkhandhesu udayabbayānupassino
viharato na cirass’eva anupādāya āsavehi cittaṃ vimucci.”

Lời giảng là như thế. Đó là nói ngắn gọn cách Đức Phật thực hành để được giải thoát khỏi tuổi già, bệnh tật, cái chết, v.v., và thực chứng các pháp tôn quý như là giới (sīla), định (samādhi), tuệ (paññā) và giải thoát (vimutti). Đức Phật đã thực sự chấm dứt tất cả khổ đau. Và với lòng từ, Ngài giảng dạy Dhamma cho tất cả chúng sinh để họ cũng như Ngài, sẽ biết và kinh nghiệm sự chấm dứt khổ đau.
Ban đầu, Đức Phật dạy Dhamma cho năm học trò: Kondañña, Vappa, Bhaddiya, Mahānāma and Assaji. Năm học trò này đã ở cùng với vị Bồ tát trong sáu năm ròng khi Ngài thực hành khổ hạnh, không ăn thức ăn đặc và chỉ sống nhờ súp đậu với lượng cỡ một bàn tay. Họ đã từng hy vọng rằng vị Bồ tát lúc ấy đang héo mòn chỉ còn xương và da, sẽ sớm đạt được giác ngộ. Tuy nhiên, khi vị Bồ tát trở lại ăn thức ăn đặc để hành thiền ānāpānasati, họ mất lòng tin vào Ngài. Họ nghĩ rằng Ngài không thể đạt giác ngộ ngay cả khi thực hành khổ hạnh bằng cách không ăn thức ăn đặc. Họ cho rằng vị Bồ tát đã đi lệch khỏi chánh đạo để dẫn Ngài thực chứng Dhamma tôn quý. Vì thế, họ xem thường vị Bồ tát, rời xa Ngài và sống ở vườn nai gần Benares, cách Bodhgaya mười tám yojanas (khoảng 140 dặm).
(còn tiếp)
----------------------------
(3) thức thấy = nhãn thức
(4) vedanā = thọ
(5) saññā = tưởng
(6) cetanā = tác ý


Thongminhhon
Bài viết: 404
Ngày: 08/01/09 01:28
Giới tính: Nam
Đến từ: HCM

Re: Lời dạy tôn quý của Đức Phật.

Bài viết chưa xem gửi bởi Thongminhhon »

Vị Bồ tát đi đến vườn nai và ngồi xuống chỗ được soạn sẵn, yêu cầu họ lắng nghe lời giảng dạy của Ngài. Ngài nói với họ, “Ta đã tìm ra Dhamma bất tử, nếu các người thực hành theo, các người sẽ đạt được Dhamma tôn quý mà các người đang tìm kiếm. Hãy lắng nghe!” Khi đó, nhóm năm học trò cãi lại, “Bạn Gotama, ngay cả khi bạn thực hành khổ hạnh bằng cách từ bỏ thức ăn đặc, bạn còn không thể đạt được trí tuệ phi thường. Làm sao bạn có thể đạt được nó khi bạn không còn sống khổ hạnh nữa?” Với lòng từ, Đức Phật lặp lại lời mời nghe giảng dạy pháp ba lần. Cả ba lần họ đều từ chối. Rồi Đức Phật quở trách họ, “Này năm học trò, không phải chỉ bây giờ các người mới biết ta; các người đã ở cạnh ta sáu năm ròng khi ta thực hành khổ hạnh khắc nghiệt. Các người đã từng nghe ta nói rằng ta đã đạt được Dhamma hiếm có bao giờ chưa?”
Khi ấy năm vị học trò, tin rằng phải là một vị Phật đang nói, và đồng ý lắng nghe lời dạy. Rồi Đức Phật giảng dạy bài kinh Dhammacakkappavattana , bắt đầu với những từ này:
“Dve ’me bhikkhave antā pabbajitena na sevitabbā.”
Với những lời dạy đấy của Đức Phật, cần phải thành kính chú ý vào câu sau:
“Buddho so bhagavā bodhāya dhammaṃ deseti.”
Nghĩa là sau khi thực chứng Dhamma, Đức Phật giảng dạy nó cho những ai có thể giáo hóa được để họ như Ngài, thực chứng Dhamma.
Giờ tôi sẽ giải thích một vài đoạn trong Kính Chuyển pháp luân, bài pháp đầu tiên của Đức Phật.
Từ tuổi mười sáu đến tuổi hai mươi chín, vị Bồ tát, hoàng tử Siddhattha, hưởng thụ ngũ dục, sống cùng với vợ là Yasodharā-devī và những nữ nhân khác. Mặc dù người bình thường coi những dục lạc này là hạnh phúc, chúng không thoát khỏi sự ô nhiễm của tham lam, sân hận hay sự sinh khởi đời sống mới đi kèm tuổi già, bệnh tật và cái chết. Vì thế, trong mắt của người có trí, người biết nhìn xa, không bao giờ có sự thỏa mãn trong thụ hưởng ngũ dục. Thứ duy nhất ban cho sự giải thoát vĩnh cữu khỏi tuổi già, bệnh tật, và cái chết, dẫn đến hạnh phúc vĩnh cữu là Dhamma tôn quý. Điều này là hiển nhiên nếu một người suy tư kỹ lưỡng. Từ bỏ đời sống thế tục là để đạt được hạnh phúc vĩnh cữu ấy, nhưng hạnh phúc này chỉ được trọn vẹn khi có sự xuất ly khỏi các bất tịnh của tham lam và sân hận. Đó là lý do tại sao Đức Phật dạy các tỳ kheo muốn giải thoát chính bản thân khỏi các bất tịnh không nên đắm chìm vào sự thụ hưởng thô tục của dục lạc, mà được xem là một cực đoan. Trong tương quan với lời giáo huấn này, Đức Phật cũng cho biết là Ngài đã từ bỏ các khoái lạc giác quan từ tuổi hai mươi chín. Ngài cũng từ bỏ lối sống khổ hạnh và thọ dụng thức ăn cần thiết, đó không phải là hưởng thụ dục lạc mà chỉ làm thân thể khỏe mạnh đủ sức hành thiền đúng đắn. Sự kiện này cũng cần được ghi nhận.
-------------------
(7) Dhammacakkappavattana = Chuyển pháp luân; lăn bánh xe pháp


Thongminhhon
Bài viết: 404
Ngày: 08/01/09 01:28
Giới tính: Nam
Đến từ: HCM

Re: Lời dạy tôn quý của Đức Phật.

Bài viết chưa xem gửi bởi Thongminhhon »

Duy trì thân mạng nhờ lượng súp đậu chỉ cỡ bàn tay và tự hành xác trong sáu năm mà không đạt được Dhamma cao quý, vị Bồ tát nhận ra rằng đó là sự thực tập không kết quả mà chỉ đem lại khổ đau. Vì thế Ngài tuyên bố từ bỏ nó vì nó vô ích. Vị Bồ tát khám phá ra Trung đạo chỉ sau khi Ngài từ bỏ hai cực đoan này. Trung đạo là gì? Nó gồm 1) Chánh kiến (sammā diṭṭhi), 2) Chánh tư duy (sammā saṅkappa), 3) Chánh ngữ (sammā vācā), 4) Chánh nghiệp (sammā kammanta), 5) Chánh mạng (sammā ājīva), 6) Chánh tinh tấn (sammā vāyāma), 7) Chánh niệm (sammā sati), 8) Chánh định (sammā samādhi).
Trong tám đạo chi, Chánh ngữ, Chánh nghiệp và Chánh mạng là Giới đạo chi (sīla maggaṅga). Nếu năm giới được cẩn thận giữ gìn, giới được hoàn thành đến một mức độ nhưng để hoàn thiện giới, trạng thái Nhập lưu (sotāpanna) là cần thiết. Đó là lý do tại sao một vị Nhập lưu được mô tả như là người đã toàn thiện giới (sīlesuparipurakāri).
Chánh tinh tấn, Chánh niệm và Chánh định là Định đạo chi (samādhi maggaṅga). Các chi này được hoàn thành đến mức nào đó khi đạt được jhāna, nhưng chỉ hoàn tất ở trạng thái của vị Bất lai. Đó là lý do tại sao vị Bất lai được mô tả như là người đã thực hành trọn vẹn Định (samādhismiṃ paripurakāri).
Chánh kiến và chánh tư duy là Tuệ đạo chi (paññā maggaṅga). Khi ghi nhận các hiện tượng xảy ra ở từng khoảnh khắc, nếu một người thực chứng vô thường, Tuệ đạo chi được phát triển, cùng với Giới và Định. Vị Bồ tát được giải thoát khỏi các dòng chảy bất tịnh (āsava-kilesa) bằng A la hán đạo. Và rồi Ngài trở thành Vị Giác Ngộ (9) bằng cách quan sát sự sinh khởi và mất đi của năm thủ uẩn (upādānakkhandhā) và phát triển tám đạo chi này. Đức Phật tự tìm ra Trung đạo được gọi là ‘majjhima-paṭipadā’ bằng cách tránh hai cực đoan và phát triển tám đạo chi. Ngài sau đó dạy cách thực hành Trung đạo này, để dẫn lối, mở con mắt trí tuệ và giúp đạt được tuệ giác.
Ở đây con mắt trí tuệ nghĩa là hành động biết. Nó được gọi là ‘con mắt trí tuệ’ vì nó thấy rõ ràng như việc nhìn bằng mắt. Loại trí tuệ gì mà nó thấy được? Mỗi khi thấy, nghe, ngửi, nếm, sờ, biết, bất cứ cái gì được kinh nghiệm chỉ là các hiện tượng tâm lý và vật lý hay nguyên nhân và hệ quả. Một người tự kinh nghiệm rằng không có linh hồn hay một cái ngã trường cửu. Tất cả những sự kiện này là những sự kiện thuộc về kinh nghiệm cá nhân, không phải do sự tin tưởng, sự kính trọng một vị thầy hay niềm tin mù quáng vì tôn kính Đức Phật. Đó là lý do tại sao lời dạy của Đức Phật được ca ngợi là ‘sandiṭṭhiko’, Dhamma có thể tự chứng nghiệm nếu chịu thực hành.
Tám đạo chi này là Trung đạo, giúp minh sát và tuệ giác siêu thường được sinh lên. Tuệ giác là siêu thường vì nó liên quan đến những đối tượng vi tế. Nó có thể dập tắt tất cả các bất tịnh và hiện thực hóa Niết Bàn. Đó là lý do tại sao Phật dạy rằng mọi người khi phát triển tám đạo chi sẽ, như Ngài, đạt được tuệ giác siêu thường, dẫn đến sự tiệt diệt của các bất tịnh. Giữ trong tâm trí lời khuyên này khi lắng nghe bài pháp đầu tiên của Đức Phật, Kinh Chuyển Pháp Luân, Tôn giả Koṇḍañña là người đầu tiên đạt đến trạng thái Nhập lưu. Ngay lập tức, một trăm tám mươi triệu Phạm thiên đạt đến thánh đạo và vô số chúng cõi trời (devas) đạt được Dhamma siêu thường này.
Giờ tôi sẽ giải thích ngắn gọn tám đạo chi để quý vị có thể thực hành và phát triển chúng.
Theo cách của người Ấn Độ, thiền giả nên ngồi ở tư thế bắt chéo chân (pallaṅkaṃ ābhujitvā) (9). Tư thế này giúp thiền giả ngồi lâu được. Theo phong cách phương Tây thì thiền giả cũng có thể ngồi trên cái ghế nhưng phần thân trên phải giữ thẳng (ujuṃ kāyaṃ panidhāya). Người ấy không nên ngả về trước hay quá thư giãn khi ngồi vì sẽ làm năng lượng suy yếu. Người ấy cũng không nên ngồi tựa vào một cái gì. Tâm trí nên hướng thẳng vào đối tượng thiền (parimukhaṃ satiṃ upathapetvā).
------------------
(8) Vị Giác Ngộ = Vị Phật
(9) (soạn giả) Đây là những lời trích dẫn từ bài Kinh Niệm xứ
(còn tiếp)


Thongminhhon
Bài viết: 404
Ngày: 08/01/09 01:28
Giới tính: Nam
Đến từ: HCM

Re: Lời dạy tôn quý của Đức Phật.

Bài viết chưa xem gửi bởi Thongminhhon »

Dù người đó hành thiền với một vật bên ngoài (kasiṇa), hay thiền về đề mục bất tịnh (asubha) hay tỉnh giác trong hơi thở (ānāpānassati), tâm trí nên hướng thẳng đến đối tượng thiền. Thiền quán (vipassanā) nghĩa là quán sát tất cả các hiện tượng xảy ra ở sáu cửa giác quan. Tuy nhiên,lúc mới bắt đầu, khó có thể quan sát mỗi mỗi và tất cả các hiện tượng. Vì thế một người nên bắt đầu với việc quán sát vài hiện tượng nổi bật nhất. Đó là lý do tại sao chúng tôi khuyên thiền giả chú tâm vào sự phồng lên và xẹp xuống của bụng trước hết. Quý vị không cần quan sát nó với con mắt, vì thế hãy nhắm mắt lại. Khi bụng phồng lên, ghi nhận ‘phồng’ và khi nó xẹp xuống, ghi nhận ‘xẹp’. Đây không phải là nói bằng lời, mà chỉ ghi nhận trong tâm. Từ ngữ mà quý vị dùng không quan trọng, điều cần thiết là ý thức mỗi hiện tượng khi nó xảy ra. Đó là lý do tại sao quý vị nên cố gắng liên tục ý thức lúc bắt đầu và kết thúc của cả sự phồng lên xẹp xuống của bụng. Đây là quán sát các nguyên tố chuyển động (vāyodhātu) mà biểu hiện của nó là sự căng và chuyển động vùng bụng.
Trong khi đang ghi nhận như thế, nếu có một suy nghĩ khởi lên, suy nghĩ cần được ghi nhận. Đây là niệm tâm (cittānupassanā) theo Kinh Niệm Xứ. Sau khi ghi nhận suy nghĩ này, trở lại với sự phồng lên xẹp xuống của bụng. Trong khi đang ghi nhận, nếu đau nhức khởi lên trong thân, nó cũng nên được ghi nhận là ‘đau’ hay ‘nhức’. Đây là niệm thọ (vedanānupassanā). Sau đó trở lại ghi nhận sự phồng xẹp. Nếu nghe một thứ gì, ghi nhận là ‘nghe, nghe’. Sau đó trở lại ghi nhận sự phồng xẹp. Như vậy, rất gọn, là phương pháp hành thiền. Giờ hãy hành thiền theo cách này trong hai phút.
••
Trong mỗi phút, có năm mươi hay sáu mươi hành động ghi nhận. Trong mỗi hành động ghi nhận, tám đạo chi xuất hiện. Nỗ lực ghi nhận là chánh tinh tấn. Giữ đối tượng trong tâm khi nó xuất hiện là chánh niệm. Duy trì sự tập trung vào đối tượng thiền là chánh định. Ba chi này thuộc về định. Biết đối tượng một cách đúng đắn là chánh kiến. Khi một người mới hành thiền, chánh kiến này không rõ lắm. Tuy nhiên, về sau, nó trở nên rõ ràng rằng chỉ có tâm và vật chất trong mỗi hành động ghi nhận. Bởi vì có ước muốn chuyển động, nên chuyển động xảy ra. Bởi vì có cái gì để thấy nên nhãn thức xảy ra. Vì thế thiền giả đi đến phân biệt giữa nguyên nhân và hệ quả. Những gì vừa mới khởi lên thì lập tức mất đi. Điều này cũng có thể trở nên rất rõ ràng. Thiền giả khi đó thực chứng rằng mọi thứ là vô thường. Sau khi các hiện tượng tâm và vật lý cũ mất đi, nếu hiện tượng mới không sinh khởi, đó là khoảnh khắc chết. Vì thế cái chết có thể xảy ra bất cứ lúc nào, thật là một sự thật đáng sợ và khủng khiếp. Một người cũng thực chứng rằng quá trình này tự nó xảy ra, không chịu bất cứ sự chi phối của ai, vì thế nó là vô ngã (anatta). Tất cả những thực chứng này là chánh kiến (sammā diṭṭhi). Hướng tâm theo chánh kiến là chánh tư duy (sammā saṅkappa). Đây là hai chi trong tuệ đạo chi (paññā maggaṅga).
Ba định đạo chi và hai tuệ đạo chi được mô tả trong Luận giải là ‘năm công nhân’ (kāraka maggaṅga). Nếu có một công việc chỉ có thể thực hiện bởi đội năm công nhân này, họ cần phải làm nó một cách nhịp nhàng. Cũng giống như vậy, năm đạo chi phải nhịp nhàng với mỗi hành động ghi nhận và biết. Mỗi khi một người ghi nhận, năm đạo chi này có thêm sức mạnh thông qua sự nhịp nhàng, và vì thế tuệ giác siêu thường được phát triển.
Từ bỏ các hành động xấu ác thuộc về thân như sát sinh, trộm cắp, tà dâm là chánh nghiệp (sammā kammanta). Từ bỏ nói những lời dối trá, đâm thọc, thô tục và phù phiếm là chánh ngữ (sammā vācā). Từ bỏ kiếm sống phi pháp là chánh mạng (sammā ājīva). Đây là các đạo chi thuộc về giới (sīla maggaṅga). Các đạo chi này được hoàn thành nhờ tuân theo và quan sát những giới cấm. Vì thế chúng cũng xảy ra với mỗi hành động ghi nhận khi thiền. Cho nên, tất cả tám đạo chi này được phát triển trong mỗi hành động ghi nhận. Do vậy, Niết Bàn trở nên gần hơn với mỗi hành động ghi nhận, cũng giống như là đích đến sẽ gần hơn với mỗi bước chân trên hành trình. Và cũng giống như bước chân cuối cùng đưa quý vị đến đích đến, quý vị cũng đến Niết Bàn với hành động ghi nhận cuối cùng.
Cho nên, bắt đầu với sự ghi nhận phồng lên và xẹp xuống của bụng, cố gắng quán sát sự xuất hiện của các hiện tượng tâm vật lý càng nhiều càng tốt. Với sự quán sát như thế, mong cho quý vị phát triển tuệ giác siêu thường, nhanh chóng đạt được thánh đạo, thánh quả và Niết Bàn.
(HẾT BÀI PHÁP THỨ NHẤT)


sotam26
Bài viết: 631
Ngày: 30/01/09 02:14
Giới tính: Nam
Đến từ: NVM
Được cảm ơn: 3 time

Re: Lời dạy tôn quý của Đức Phật.

Bài viết chưa xem gửi bởi sotam26 »

Thongminhhon đã viết:Dù người đó hành thiền với một vật bên ngoài (kasiṇa), hay thiền về đề mục bất tịnh (asubha) hay tỉnh giác trong hơi thở (ānāpānassati), tâm trí nên hướng thẳng đến đối tượng thiền. Thiền quán (vipassanā) nghĩa là quán sát tất cả các hiện tượng xảy ra ở sáu cửa giác quan. Tuy nhiên,lúc mới bắt đầu, khó có thể quan sát mỗi mỗi và tất cả các hiện tượng. Vì thế một người nên bắt đầu với việc quán sát vài hiện tượng nổi bật nhất. Đó là lý do tại sao chúng tôi khuyên thiền giả chú tâm vào sự phồng lên và xẹp xuống của bụng trước hết. Quý vị không cần quan sát nó với con mắt, vì thế hãy nhắm mắt lại. Khi bụng phồng lên, ghi nhận ‘phồng’ và khi nó xẹp xuống, ghi nhận ‘xẹp’. Đây không phải là nói bằng lời, mà chỉ ghi nhận trong tâm. Từ ngữ mà quý vị dùng không quan trọng, điều cần thiết là ý thức mỗi hiện tượng khi nó xảy ra. Đó là lý do tại sao quý vị nên cố gắng liên tục ý thức lúc bắt đầu và kết thúc của cả sự phồng lên xẹp xuống của bụng. Đây là quán sát các nguyên tố chuyển động (vāyodhātu) mà biểu hiện của nó là sự căng và chuyển động vùng bụng.
Trong khi đang ghi nhận như thế, nếu có một suy nghĩ khởi lên, suy nghĩ cần được ghi nhận. Đây là niệm tâm (cittānupassanā) theo Kinh Niệm Xứ. Sau khi ghi nhận suy nghĩ này, trở lại với sự phồng lên xẹp xuống của bụng. Trong khi đang ghi nhận, nếu đau nhức khởi lên trong thân, nó cũng nên được ghi nhận là ‘đau’ hay ‘nhức’. Đây là niệm thọ (vedanānupassanā). Sau đó trở lại ghi nhận sự phồng xẹp. Nếu nghe một thứ gì, ghi nhận là ‘nghe, nghe’. Sau đó trở lại ghi nhận sự phồng xẹp. Như vậy, rất gọn, là phương pháp hành thiền. Giờ hãy hành thiền theo cách này trong hai phút.
••
Trong mỗi phút, có năm mươi hay sáu mươi hành động ghi nhận. Trong mỗi hành động ghi nhận, tám đạo chi xuất hiện. Nỗ lực ghi nhận là chánh tinh tấn. Giữ đối tượng trong tâm khi nó xuất hiện là chánh niệm. Duy trì sự tập trung vào đối tượng thiền là chánh định. Ba chi này thuộc về định. Biết đối tượng một cách đúng đắn là chánh kiến. Khi một người mới hành thiền, chánh kiến này không rõ lắm. Tuy nhiên, về sau, nó trở nên rõ ràng rằng chỉ có tâm và vật chất trong mỗi hành động ghi nhận. Bởi vì có ước muốn chuyển động, nên chuyển động xảy ra. Bởi vì có cái gì để thấy nên nhãn thức xảy ra. Vì thế thiền giả đi đến phân biệt giữa nguyên nhân và hệ quả. Những gì vừa mới khởi lên thì lập tức mất đi. Điều này cũng có thể trở nên rất rõ ràng. Thiền giả khi đó thực chứng rằng mọi thứ là vô thường. Sau khi các hiện tượng tâm và vật lý cũ mất đi, nếu hiện tượng mới không sinh khởi, đó là khoảnh khắc chết. Vì thế cái chết có thể xảy ra bất cứ lúc nào, thật là một sự thật đáng sợ và khủng khiếp. Một người cũng thực chứng rằng quá trình này tự nó xảy ra, không chịu bất cứ sự chi phối của ai, vì thế nó là vô ngã (anatta). Tất cả những thực chứng này là chánh kiến (sammā diṭṭhi). Hướng tâm theo chánh kiến là chánh tư duy (sammā saṅkappa). Đây là hai chi trong tuệ đạo chi (paññā maggaṅga).
Ba định đạo chi và hai tuệ đạo chi được mô tả trong Luận giải là ‘năm công nhân’ (kāraka maggaṅga). Nếu có một công việc chỉ có thể thực hiện bởi đội năm công nhân này, họ cần phải làm nó một cách nhịp nhàng. Cũng giống như vậy, năm đạo chi phải nhịp nhàng với mỗi hành động ghi nhận và biết. Mỗi khi một người ghi nhận, năm đạo chi này có thêm sức mạnh thông qua sự nhịp nhàng, và vì thế tuệ giác siêu thường được phát triển.
Từ bỏ các hành động xấu ác thuộc về thân như sát sinh, trộm cắp, tà dâm là chánh nghiệp (sammā kammanta). Từ bỏ nói những lời dối trá, đâm thọc, thô tục và phù phiếm là chánh ngữ (sammā vācā). Từ bỏ kiếm sống phi pháp là chánh mạng (sammā ājīva). Đây là các đạo chi thuộc về giới (sīla maggaṅga). Các đạo chi này được hoàn thành nhờ tuân theo và quan sát những giới cấm. Vì thế chúng cũng xảy ra với mỗi hành động ghi nhận khi thiền. Cho nên, tất cả tám đạo chi này được phát triển trong mỗi hành động ghi nhận. Do vậy, Niết Bàn trở nên gần hơn với mỗi hành động ghi nhận, cũng giống như là đích đến sẽ gần hơn với mỗi bước chân trên hành trình. Và cũng giống như bước chân cuối cùng đưa quý vị đến đích đến, quý vị cũng đến Niết Bàn với hành động ghi nhận cuối cùng.
Cho nên, bắt đầu với sự ghi nhận phồng lên và xẹp xuống của bụng, cố gắng quán sát sự xuất hiện của các hiện tượng tâm vật lý càng nhiều càng tốt. Với sự quán sát như thế, mong cho quý vị phát triển tuệ giác siêu thường, nhanh chóng đạt được thánh đạo, thánh quả và Niết Bàn.
(HẾT BÀI PHÁP THỨ NHẤT)
Kính!
h/h TMH thân mến!
"Từ bỏ kiếm sống phi pháp là chánh mạng (sammā ājīva)"
Câu này không rõ ý ! Phi pháp là Pháp Phật hay Pháp thế gian!?
Nếu ta lầm lẫn chỗ này, theo st muôn đời chúng ta không vào được Phật Đạo!.
Kính chúc cả nhà thân tâm thường tịnh.
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.


Thongminhhon
Bài viết: 404
Ngày: 08/01/09 01:28
Giới tính: Nam
Đến từ: HCM

Re: Lời dạy tôn quý của Đức Phật.

Bài viết chưa xem gửi bởi Thongminhhon »

sotam26 đã viết: Kính!
h/h TMH thân mến!
"Từ bỏ kiếm sống phi pháp là chánh mạng (sammā ājīva)"
Câu này không rõ ý ! Phi pháp là Pháp Phật hay Pháp thế gian!?
Nếu ta lầm lẫn chỗ này, theo st muôn đời chúng ta không vào được Phật Đạo!.
Kính chúc cả nhà thân tâm thường tịnh.
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.
Đạo hữu Sotam kính mến,
Chánh mạng thuộc Thánh đạo, tức là được sinh cùng với các tâm siêu thế. Nên nếu dùng pháp thế gian phân tích sẽ không trọn vẹn. Giới luật của Phật chỉ định ra, mục đích là giúp các giới đạo chi được vun bồi, nhờ đó Tăng đoàn mới còn các vị Thánh. Có một số cách nuôi sống thân mạng theo pháp luật là hợp, nhưng theo giới luật của đạo Phật là không hợp.
Do duyên thảo luận này, một điều cần nói nữa là chúng ta không bao giờ được coi là vào Phật đạo nếu không chứng được tầng thánh thứ nhất, tức lần đầu tiên kinh nghiệm Niết bàn. Chúng ta chỉ là những người chầu rìa, chờ mong, đoái xin ân đức của Đức Phật và các Thánh đệ tử. Khi nào các thánh đạo khởi sinh trong chính bản thân chúng ta, khi ấy, ta mới chắc chắn là Phật tử!
Nguyện cho đạo hữu cùng TMH tinh tấn để chứng Thánh đạo!
TMH kính,


Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.22 khách