Lời dạy của Chư Phật

Cùng nhau học hỏi những bài giáo lý căn bản và kiến thức Phật học phổ thông.
Thongminhhon
Bài viết: 404
Ngày: 08/01/09 01:28
Giới tính: Nam
Đến từ: HCM

Lời dạy của Chư Phật

Bài viết chưa xem gửi bởi Thongminhhon »

Đây là bài pháp thứ hai trong Quyển Mahasi Abroad của Buddha Sāsanānuggaha Organisation, bản tiếng Anh được biên tập bởi Bhikkhu Pesala, năm 2013.

Lời dạy của Chư Phật

Sabbapāpassa akaranaṃ, Kusalassa upasampadā,
Sacittapariyodāpanaṃ. Etaṃ Buddhāna sāsanaṃ.


“Không làm các điều ác, vun trồng các hạnh lành,
Thanh lọc tâm trong sạch. Là lời chư Phật dạy.”

Đây là lời dạy (sāsana) của tất cả chư Phật. Trong dòng thứ nhất, các điều xấu cần phải được tránh, nghĩa là những hành động không thiện lành xuất phát từ lòng tham, lòng sân và tà kiến. Những hành động này bao gồm thân, lời nói và cả trong suy nghĩ.
Những hành động không thiện lành gồm giết hại mạng sống của chúng sinh, lấy đồ vật của người khác một cách phi pháp, có quan hệ tình dục bất chính. Chỉ ba điều này được đề cập đến trong luận giải. Để tránh những điều này, một người cần quan sát năm giới bằng cách nói:

1. Pāṇātipātā veramaṇī-sikkhāpadaṃ samādiyāmi (tôi xin từ bỏ sát sinh và làm tổn hại các chúng sinh).
2. Adinnādānā veramaṇī-sikkhāpadaṃ samādiyāmi (tôi xin từ bỏ lấy những thứ không được cho).
3. Kāmesu micchācārā veramaṇī-sikkhāpadaṃ samādiyāmi (tôi xin từ bỏ tà dâm).
4. Musāvādā veramaṇī-sikkhāpadaṃ samādiyāmi (tôi xin từ bỏ những lời nói không thiện lành).
5. Surā-meraya-majja-pamādaṭṭhānā veramaṇī-sikkhāpadaṃ samādiyāmi (tôi xin từ bỏ rượu và các chất gây say, các chất dẫn đến sự bất cẩn).

Những lời nói không thiện lành được nói gọn là:
1. Nói dối để hãm hại người khác.
2. Nói đâm thọc để tạo chia rẽ trong những người hòa hợp.
3. Nói cay cú, nói tục hay đe dọa.
4. Nói phù phiếm không có ích.
Từ bỏ bốn loại lời nói này nằm trong giới cấm thứ tư. Nếu một người từ bỏ bảy loại hành động không thiện lành thuộc về thân và khẩu nhờ đó người ấy cũng từ bỏ được sự nuôi mạng phi pháp.

Tại sao chúng ta phải từ bỏ những hành động không thiện lành này? Những hành động này là đáng chê trách khi được thực hiện và chỉ mang lại những kết quả xấu khi chúng trổ quả. Sát sinh, trộm cắp, tà dâm và nói dối là đáng chê trách trong con mắt của người có trí và có đạo đức. Chúng sinh phải chịu đau khổ bởi vì những hành động không thiện lành này. Giống như ăn một thức ăn ôi thiu, là một hành động đáng chê trách. Bởi vì chúng đều là đáng chê trách, chúng ta phải từ bỏ chúng. Bên cạnh những kết quả xấu trong đời hiện tại như bị quở trách, bị trừng phạt hay bị giam cầm. Trong đời tương lai, người làm hành động xấu bị tái sinh trong địa ngục và chịu sự hành hạ khổ liệt, hay bị tái sinh như quỷ đói (peta) phải chịu sự đói khát, hay tái sinh làm động vật, có một đời sống tàn bạo và bi thảm. Ngay cả nếu được tái sinh làm người, bởi vì những hành động không thiện lành, người đó sẽ chịu những bất hạnh như là đoản mạng, sức khỏe kém, hay nghèo khó. Vì chúng đem những kết quả xấu như thế, một người phải từ bỏ tất cả những hành động không thiện lành.

(còn tiếp)


Thongminhhon
Bài viết: 404
Ngày: 08/01/09 01:28
Giới tính: Nam
Đến từ: HCM

Re: Lời dạy của Chư Phật

Bài viết chưa xem gửi bởi Thongminhhon »

Đức Phật dạy chúng ta ngăn ngừa và trừ khử những hành động không thiện lành bằng các phương pháp thuộc chuẩn mực đạo đức. Tuy nhiên, các hành động không thiện lành thuộc về tâm không thể trừ bỏ dễ dàng. Chỉ có thiền mới có thể làm được. Đó là sự tu tâm (bhāvanā). Nếu một người từ bỏ bảy hành động không thiện lành thuộc về thân và khẩu, người đó đang làm theo lời dạy của Đức Phật – không làm các việc ác. Trong phần hai của lời khuyên của Đức Phật, các hành động thiện được vun trồng và phát triển được nêu như sau:
1. Hành động thiện bố thí hay cấp dưỡng (dāna).
2. Hành động thiện giữ giới thuộc về thân và khẩu (sīla).
3. Hành động thiện giữ tâm vắng lặng (samatha).
4. Hành động thiện quán sát bản chất thực của các sự vật (vipassanā), và
5. Hành động thiện chứng Niết Bàn.
Hành động thứ nhất, cấp dưỡng, là thứ mà mọi người đều biết. Những ai tin tưởng và hiểu về quy luật nghiệp báo đều cho những gì họ có thể cho. Khi thực hiện, sự bố thí không bị người có trí, có đạo đức quở trách. Họ chỉ tán dương, và nói, “Con người tốt bụng và rộng lượng ấy đang làm việc vì hạnh phúc và an lạc cho người khác!” Đó là lý do tại sao chúng ta nói bố thí là hành động thiện. Hơn nữa, khi trổ quả, nó chỉ đem lại những kết quả tốt đẹp. Chỉ mang lại sự khen ngợi và ngưỡng mộ trong đời hiện tại cũng đủ. Nhưng trong đời sau nữa, nó sẽ dẫn đến sự tái sinh vào cảnh người hay cảnh trời và được lợi lạc như là đời sống trường thọ, xinh đẹp, sức khỏe và sung túc. Bởi vì nó đem lại những kết quả nhiều lợi lạc, chúng ta nói nó là hành động thiện. Mọi hành động thiện đều như thế. Khi chúng được thực hiện, chúng không bị chê trách và trong tương lai, chúng đem đến hạnh phúc. Giống như ăn một thức ăn bổ dưỡng, khi nó được ăn, nó ngon và người ta khen nó, và về sau nó đem lại năng lượng và sức khỏe. Vì thế Đức Phật bảo chúng ta phải vun trồng các hành động thiện lành và làm thành thói quen. Thật là một lời dạy tuyệt diệu!
Loại thứ hai của hành động thiện, những việc đạo đức giống như “không làm các điều ác” đã được giải thích rồi. Tuy nhiên, từ bỏ các việc ác thì không đáng quở trách và đưa đến những việc đạo đức, mà sẽ đem lại những quả báo thiện. Vì vậy, để nhấn mạnh, một lần nữa chúng ta được khuyến dạy vun trồng các hành động thiện, đạo đức. Lời khuyên một người sống không bị chê trách và đạt được hạnh phúc này cũng là một lời dạy tuyệt diệu.
Nói về các hành động thiện thuộc về định, bao gồm vắng lặng (samatha) và minh sát (vipassanā). Để vun trồng sự vắng lặng, có bốn mươi đối tượng thiền bao gồm mười dụng cụ (kasiṇa), mười đối tượng bất tịnh (asubha), mười quán niệm (anussati) và mười thứ khác. Ở đây tôi sẽ không đi vào chi tiết. Nếu quý vị quan tâm đến những thiền này, quý vị có thể đọc về chúng trong Visuddhimagga . Tuy nhiên, trong bốn mươi phương pháp, tỉnh giác trên hơi thở (ānāpānassati) thì dễ hiểu và có thể được giải thích ngắn gọn. Theo lời dạy của Đức Phật, nó nên được thực hành như sau. Quý vị chú tâm vào đầu mũi. Mỗi khi hơi thở đi vào hay đi ra lỗ mũi, ghi nhận “nó đi vào” hay “nó đi ra”. Nếu khi đang ghi nhận, tâm đi lang thang, đem tâm trở lại lỗ mũi và tiếp tục ghi nhận. Khi quý vị tiếp tục như thế này, tâm được cố định vào hơi thở và sự vắng lặng tinh thần và định được phát triển. Tất cả những căng thẳng tinh thần và lo lắng được làm bình tâm và quý vị cảm thấy thanh bình và thư giãn. Vì thế hành động thiện vắng lặng này không bị chê trách khi quý vị thực hiện nó và nó đem lại hạnh phúc. Nếu định được phát triển đến mức thiền (jhāna), quý vị sẽ được tái sinh vào cảnh giới Phạm thiên và giống hàng A tăng kỳ. Nếu quý vị phát triện tuệ minh sát từ sự định tâm này, quý vị có thể đạt được thánh đạo và quả của nó. Đó là lý do tại sao Đức Phật giảng dạy chúng ta phát triển sự vắng lặng.

(còn tiếp)
-----------------
Visuddimagga = Thanh tịnh đạo (tên một quyển sách thuộc Luận)


Thongminhhon
Bài viết: 404
Ngày: 08/01/09 01:28
Giới tính: Nam
Đến từ: HCM

Re: Lời dạy của Chư Phật

Bài viết chưa xem gửi bởi Thongminhhon »

Hành động thiện thứ tư, minh sát, là hành động thiện giúp một người thực chứng bản chất vô thường, khổ và vô ngã của tâm và vật chất bất cứ lúc nào người đó nhìn, nghe, ngửi, nếm, sờ hay nghĩ. Với các Phật tử, hành động thiện về minh sát này là quan trọng hơn hết. Chỉ khi một người đạt được minh sát, người ấy mới đạt được thánh đạo, thánh quả và Niết Bàn, sự chấm dứt mọi khổ đau. Trong tất cả những hành động thiện thuộc thế gian, hành động thiện minh sát là thiện nhất. Vậy thì một người vun trồng hành động thiện minh sát như thế nào?

Phát triển minh sát

Trong bài kinh Niệm xứ có nói, “Gacchanto vā gacchāmī’ti pajānāti” – khi một Tỳ kheo đi, người ấy nhận thức “tôi đang đi”. Vì vậy, khi quý vị đi, quý vị nên tập trung vào cử động của bàn chân: nhấc bàn chân lên, đẩy nó về trước và hạ nó xuống. Quý vị nên ghi nhận điều này như là “đang bước”; như là “bước phải”, “bước trái”; hoặc như là “đang nâng”, “đang đẩy về trước”, “hạ xuống”. Khi quý vị đang đứng, tập trung vào vị trí của thân và ghi nhận là “đang đứng, đang đứng” hay tập trung vào cử động vùng bụng khi quý vị thở và ghi nhận “đang phồng”, “đang xẹp”. Khi quý vị ngồi xuống, tập trung vào cách chuyển từ đứng sang ngồi và ghi nhận là “đang ngồi xuống, đang ngồi xuống”. Khi quý vị ngồi, quý vị có thể đổi tư thế tay chân. Ghi chú tất cả những cử động : “gập”, “căng”, “di động”. Khi quý vị đã yên vị, hoặc là quý vị tập trung vào cơ thể đang ngồi thẳng và ghi nhận là “đang ngồi, đang ngồi”, hoặc là quý vị tập trung và cử động vùng bụng và ghi nhận là “đang phồng”, “đang xẹp”. Lúc quý vị đang ghi nhận mà tâm quý vị có lang thang đâu đó, khi đó quý vị nên ghi nhận là “lang thang”, “suy nghĩ”, “hồi tưởng”, vân vân. Quý vị có thể ghi nhận sử dụng bất kỳ ngôn ngữ nào quen dùng. Sự suy tư của tâm này được gọi là ‘cittānupassanā’ – niệm tâm. Nếu quý vị ghi nhận như thế này, sự suy nghĩ sẽ bị gián đoạn và chấm dứt. Khi đó quý vị có thể trở lại ghi nhận sự phồng lên, xẹp xuống của bụng như trước.

Nếu đau nhức hay ngứa ngáy đến, quý vị phải ghi nhận là “đau, đau” hay “ngứa, ngứa”. Đôi lúc cơn đau trở nên mạnh hơn khi quý vị ghi nhận. Lúc ấy, quý vị phải chịu đựng nó đến hết mức có thể và tiếp tục hành thiền. Nếu khi không chịu nổi nữa, quý vị sẽ phải đổi tư thế chân tay, nhưng khi quý vị cử động, ghi chú mỗi cử động bắt đầu với ý định thực hiện nó. Nếu cơn đau biến mất vì quý vị ghi nhận hay do quý vị đổi tư thế, quý vị có thể trở lại ghi nhận sự phồng lên xẹp uống. Ở đây, ghi nhận sự đau là niệm thọ (vedanānupassanā).

Khi quý vị nghe hay thấy một cái gì, quý vị tập trung vào hiện tượng xuất hiện và ghi nhận “nghe, nghe” hay “thấy, thấy”. Trong Kinh Niệm Xứ nói thế này, “Cakkhuñca pajānāti, rūpe ca pajānāti, sotañca pajānāti, sadde ca pajānāti” – “Vị ấy biết con mắt và cảnh sắc, vị ấy biết lỗ tai và âm thanh, vân vân.” Đây là niệm pháp (dhammānupassanā).

Ghi nhận và biết mỗi khoảnh khắc như đi, đứng, ngồi, nằm xuống, co, duỗi, phồng, xẹp, vân vân là hành động thiện minh sát, được gọi là niệm thân (kāyānupassanā). Ghi nhận cơn đau và những cảm giác dễ chịu, khó chịu hay trung tính là niệm thọ (vedanānupassanā). Ghi nhận suy nghĩ, tưởng tượng, vân vân là hành động thiện minh sát, được gọi là niệm tâm (cittānupassanā). Bất cứ khi nào đối tượng giác quan khởi lên, ghi nhận là “thấy”, “nghe” như thế là hành động thiện minh sát, được gọi là niệm pháp (dhammānupassanā).

Khi quý vị tiếp tục ghi nhận, định của quý vị trở nên mạnh hơn và quý vị sẽ đi đến hiểu biết, “Rằng những gì được biết là một thứ, rằng những gì biết là một thứ khác.” Vì thế quý vị phân biệt giữa danh (nāma) và sắc (rūpa). Đây là tuệ phân tích về thân và tâm (nāmarūpa-pariccheda-ñāṇa).

Về sau, quý vị tự biết rằng, “Từ ý định cử động, cử động khởi sinh. Từ ý định co, co khởi sinh. Từ ý định duỗi, duỗi khởi sinh. Bởi vì có con mắt và cảnh sắc, một người thấy. Bởi vì có lỗ tai và âm thanh, một người nghe. Bởi vì có cái gì để biết, một người biết.” Quý vị thực chứng chỉ có nguyên nhân và kết quả là như thế nào. Đây là tuệ thấy điều kiện tính (paccaya-pariggaha-ñāṇa).

Khi định và minh sát của quý vị mạnh lên, quý vị tự chứng như thế nào một đối tượng được ghi nhận và tâm ghi nhận khởi sinh, cũng như diệt đi liên tục. Vì thế quý vị thuần thấy rằng tất cả chúng là vô thường. Đây là hành động thiện minh sát, được gọi là tuệ về vô thường (aniccānupassanā-ñāṇa). Quý vị cũng thực chứng rằng nếu sau sự diệt của tâm và sắc cũ, tâm và sắc mới không khởi sinh được thì đó là khoảnh khắc của chết. Vì quý vị có thể chết bất cứ khoảnh khắc nào, quý vị thực chứng cuộc sống quả thật là không dựa dẫm được và thật kinh hãi, đây là đau khổ. Đây là tuệ minh sát, gọi là tuệ về bất toại nguyện (dukkhānupassanāñāṇa). Các hiện tượng tâm và vật lý không theo ý muốn của quý vị, chúng sinh lên và mất đi theo nhịp của chúng, là bản chất của chúng. Chúng ngoài tầm kiểm soát của quý vị, vì thế chúng là vô ngã. Đây là tuệ minh sát được gọi là tuệ về vô ngã (anattānupassanā-ñāṇa).

(còn tiếp)


Thongminhhon
Bài viết: 404
Ngày: 08/01/09 01:28
Giới tính: Nam
Đến từ: HCM

Re: Lời dạy của Chư Phật

Bài viết chưa xem gửi bởi Thongminhhon »

Trong những tuệ minh sát này, có tuệ về sự sinh diệt (udayabbaya-ñāṇa), với tuệ này, một người thấy được sự sinh và diệt nhanh chóng của các thứ. Khi tuệ này đến, một người cảm thấy ánh sáng bao quanh. Cả cơ thể người ấy cảm thấy nhẹ không và người ấy kinh nghiệm được hạnh phúc cực độ, chưa bao giờ kinh nghiệm trước đó. Tâm được khoan khoái. Người đó thấy rằng bệnh tật và đau đớn mà trước đó khó thể chịu đựng được bấy giờ đã biết mất hết. Khi người đó đạt đến trạng thái cao hơn là tuệ về bình thản trước các hành hay tuệ hành xả (saṅkhārupekkha-ñāṇa), một người thấy là mỗi hành động nhận thức thật là an bình và tinh tế. Đây là nói ngắn gọn làm thế nào một người kinh nghiệm được hạnh phúc siêu thường chưa bao giờ được hưởng khi thực hành hành động thiện minh sát.

Khi tuệ về bình thản trước các hành mạnh lên, thiền giả thực chứng Niết bàn qua thánh đạo tuệ. Đây cũng là hành động thiện cần được phát triển. Khi một người đạt được Nhập lưu đạo, quả sẽ đến ngay lập tức. Một khi là một vị Nhập lưu, người ấy được giải thoát khỏi mãi mãi khỏi bốn cảnh giới thấp là địa ngục, súc sanh, ngạ quỷ (peta) và Atula (asūra). Khi được sinh trong cảnh giới người hay chư thiên, một người được sinh ở địa vị cao không bao giờ ở địa vị thấp. Trong vòng bảy lần tái sinh như vậy, người đó sẽ đạt đến trạng thái cuối cùng là A la hán bằng đức tính của thiện minh sát. Khi ấy, người đó chấm dứt hoàn toàn các khổ đau. Đây là lý do tại sao Đức Phật khuyên chúng ta phải làm tròn đầy các hành động thiện minh sát cũng như là các hành động thiện ở thế gian. Việc vun trồng hành động thiện minh sát và những hành động thiện khác chính là ý nghĩa lời nói “vun trồng các hạnh lành” trong lời dạy của Đức Phật.

Dòng thứ ba nói rằng, “Thanh lọc tâm trong sạch.” Để thanh lọc tâm ý hoàn toàn, một người phải ra sức loại bỏ những bất tịnh như là tham lam, sân hận và si mê, và không bao giờ để chúng sinh khởi trở lại. Nó đóng góp cho sự phát triển thánh đạo A la hán. Với một vị A la hán, bất kể là vật hay đối tượng gì vị ấy gặp, không có đam mê, ác tâm hay si khởi sinh. Vị A la hán được hoàn toàn thanh lọc khỏi những bất tịnh mãi mãi. Để đến được con đường này một người phải vun trồng hành động thiện minh sát.

Vị Bồ tát tự mình hành thiền về sự sinh khởi và mất đi của các uẩn thủ, những dính mắc bất cứ khi nào nhìn, nghe ... xuất hiện. Bằng cách hành thiền như thế, Ngài thực chứng A la hán đạo và trở thành Đức Phật. Các học trò của Đức Phật, cũng bằng cách hành thiền y như vậy, đã trở thành A la hán. Khi một người đạt được A la hán quả, tâm của người ấy được giải thoát khỏi các bất tịnh, vì thế người đó không còn bám chấp vào bất cứ vật gì nữa. Như thế sau khi thức cuối cùng (cuticitta) diệt đi vào lúc chết (parinibbāna) không có đời sống mới sinh khởi và người đó được giải thoát khỏi mọi đau khổ mãi mãi.

Chúng ta nên ra sức để giải thoát khỏi mọi đau khổ của tuổi già, bệnh tật, cái chết, đau khổ do hành (saṅkhārā), và đạt được hạnh phúc vĩnh cữu mà Đức Phật đã khuyên trong lời dạy :
“Không làm các điều ác, vun trồng các hạnh lành, thanh lọc tâm trong sạch.”

(còn tiếp)


Thongminhhon
Bài viết: 404
Ngày: 08/01/09 01:28
Giới tính: Nam
Đến từ: HCM

Re: Lời dạy của Chư Phật

Bài viết chưa xem gửi bởi Thongminhhon »

Bây giờ, thuận theo lời dạy này, chúng ta hãy thử thiền trong khoảng năm phút. Hãy giữ thân trên thẳng (ujuṃ kāyaṃ panidhāya). Thiết lập chánh niệm trên đối tượng được ghi nhận (parimukhaṃ satiṃ upaṭṭhapaetvā). Giữ chặt sự chú tâm ở chuyển động vùng bụng. Bởi vì không cần thiết phải nhìn, quý vị hãy nhắm mắt lại.

Khi bụng phồng lên ghi nhận “phồng”; khi nó xẹp xuống ghi nhập “xẹp”. Quý vị không cần nói ra thành lời, chỉ ghi nhận bằng tâm. Ghi nhận hay thiền là cố gắng hiểu tâm và sắc đúng như chúng là, vì thế ngôn từ không quan trọng. Điều quan trọng là biết sự chuyển động của bụng. Chuyển động này được gọi là “vāyodhātu ”. Quý vị nên chánh niệm theo dõi chuyển động vùng bụng từ lúc bắt đầu phồng đến khi hết phồng và từ lúc bắt đầu xẹp đến lúc hết xẹp. Khi nó xẹp hết, phồng bắt đầu. Khi phồng hết, xẹp bắt đầu. Không có khoảng giữa, vì thế quý vị phải hành thiền liên tục.

Lúc mới bắt đầu thực tập, định của quý vị không đủ mạnh, vì thế tâm xao động và thường đi đâu mất. Ghi nhận cái tâm lang thang là “tưởng tượng”, “suy nghĩ”, vân vân. Như thế ghi nhận là quan sát tâm. Khi quý vị ghi nhận như thế này, tâm lang thang sẽ dừng lại, khi đó quý vị có thể trở lại sự phồng xẹp. Nếu quý vị thấy mệt, thấy nóng hay thấy nhức đâu đó trong cơ thể, ghi nhận “mệt”, “nóng” hay “nhức”. Đây là quán sát cảm giác. Khi chánh niệm và định được lớn mạnh, cảm giác đau nhức được ghi nhận có thể biến mất như thể chúng bị đem đi. Nhờ hành thiền, một vài người chữa lành được những căn bệnh mà trước đó không thể chữa lành, điều này làm tăng thêm sự khích lệ. Bây giờ, chúng ta chỉ hành thiền trong vài phút và quý vị sẽ không phải ghi nhận lâu. Chỉ ghi nhận đau nhức ba hoặc bốn lần rồi sau đó trở lại sự phồng lên và xẹp xuống của bụng. Nếu quý vị nghe một âm thanh, ghi nhận “nghe, nghe” và sau đó trở lại sự phồng xẹp. Bây giờ hãy ghi nhận những gì tôi đã chỉ dẫn trong năm phút.
•••••
Có thể có khoảng năm mươi hay sáu mươi hành động ghi nhận trong một phút. Khi ghi nhận như thế, tám thánh đạo được phát triển. Đây là cách chúng xảy ra:

Nỗ lực ghi nhận là chánh tinh tấn. Giữ đối tượng trong tâm ngay khi chúng xuất hiện là chánh niệm. Duy trì chú tâm trên đối tượng thiền là chánh định. Ba chi này là định đạo chi. Nếu đối tượng một cách đúng đắn là chánh kiến. Khi quý vị mới bắt đầu hành thiền, chánh kiến này không rõ ràng với quý vị, nhưng sau khoảng bốn mươi, năm mươi hay sáu mươi giờ hành thiền, định của quý vị lớn mạnh lên. Khi ấy tâm của quý vị sẽ không còn lang thang nữa, thay vào đó giữ trên đối tượng thiền. Khi quý vị ghi nhận sự phồng lên của bụng, quý vị rất rõ ràng nhân thấy rằng sự phồng lên là một thứ, và hiểu biết về sự phồng là một thứ khác. Khi quý vị ghi nhận sự xẹp, quý vị rõ ràng nhận ra rằng xẹp xuống là một thứ và ghi nhận là một thứ khác. Khi quý vị ghi nhận “di động” hay “đi” quý vị nhận thấy rõ ràng rằng di động hay đi là một thứ và ghi nhận là một thứ khác. Khi quý vị ghi nhận “thấy”, quý vị rõ ràng nhận ra rằng con mắt và hình sắc là một thứ, còn thấy và ghi nhận nó là một thứ khác. Khi quý vị ghi nhận “nghe”, quý vị rõ ràng nhận ra rằng lỗ tai và âm thanh là một thứ, còn nghe và ghi nhận nó là một thứ khác. Đây là nói ngắn gọn cách quý vị phát triển tuệ phân tích thân và tâm (nāmarūpa-pariccheda-ñāṇa).

Khi định và tuệ minh sát của quý vị phát triển hơn nữa, quý vị thực chứng rằng bởi vì có thở nên bụng phồng và xẹp, bởi vì có chuyển động bụng, ghi nhận nó xảy ra. Lại nữa, bởi vì có ý muốn di chuyển, di chuyểntheo sau, bởi vì có di chuyển, ghi nhận nó xảy ra. Bởi vì có con mắt và hình sắc, thấy sinh khởi, bởi vì có thấy, ghi nhận nó xảy ra. Bởi vì có tai và âm thanh, nghe sinh khơi, bởi vì có nghe, ghi nhận nó xảy ra. Vì vậy, quý vị tự thực chứng mối liên hệ nhân quả trong mọi thứ. Đây là tuệ thấu đạt điều kiện tính (paccaya-pariggaha-ñāṇa). Thêm nữa, thất bại ghi nhận thấy, nghe, vân vân làm một người vô minh rằng các thứ là trường cửu, hạnh phúc, tốt đẹp và có ngã. Sự vô minh này dẫn một người đến ham thích trong chúng. Sự ham thích làm một người ra sức đạt được những thứ mà người đó ham thích. Sự ra sức này, tức kamma, dẫn đến tái sinh thêm nữa thêm nữa. Bởi vì tái sinh, một người phải chịu tuổi già, bệnh tật, cái chết và những đau khổ vật chất tinh thần khác, bất kể người đó sinh ra ở đâu. Như thế, trí tuệ cao hơn đến với ai là người thông minh. Sự thấu hiểu mối quan hệ nhân quả này phù hợp với Luật Tùy thuộc Phát sinh (Paṭicca Samuppāda).

Ở tầng minh sát kế tiếp, khi định và minh sát lớn mạnh vững vàng, quý vị thực chứng rõ ràng như thế nào đối tượng được ghi nhận và tâm ghi nhận nó sinh lên và diệt đi ngay lập tức. Khi ấy, quý vị tự biết rằng bất cứ thứ gì sinh lên và diệt đi là vô thường, bất toại nguyện và vô ngã. Đây là tuệ thấu đạt (sammasana-ñāṇa). Tuệ tri cách các sự vật sinh lên và diệt đi là tuệ về sự sinh diệt (udayabbaya-ñāṇa). Khi đạt đến tuệ này, một người thấy ánh sáng rực rỡ quanh người, người đó cảm thấy niềm vui lớn lao, thân và tâm nhẹ nhàng và tràn ngập hạnh phúc. Khi một người tiến đến tuệ về sự tan rã (bhaṅga-ñāṇa), những hình thể như tay, chân và cơ thể không còn hiện bày. Khi ấy, người đó thấy rằng cả thứ được ghi nhận và ghi nhận biết mất rất nhanh. Khi thiền giả đạt đến tầng cao hơn là tuệ bình thản trước các hành hay tuệ hành xả (saṅkhārupekkha-ñāṇa), sự tỉnh thức đến rất dễ dàng mà không phải nỗ lực để giữ chánh niệm. Thiền giả có thể ngồi trong một giờ, hai giờ, ba giờ hay lâu hơn mà không có khó khăn gì. Đây là một mức rất tốt. Biết được sự vật đứng như chúng là là chánh kiến. Đem tâm để biết rõ ràng tâm và vật là chánh tư duy. Đây là hai trong tuệ đạo chi (paññā maggaṅga).

Ba định đạo chi và hai tuệ đạo chi được mô tả trong Luận giải là ‘năm công nhân’ (kāraka maggaṅga). Nếu có một công việc chỉ có thể thực hiện bởi đội năm công nhân này, họ cần phải làm nó một cách nhịp nhàng. Cũng giống như vậy, năm đạo chi phải nhịp nhàng với mỗi hành động ghi nhận và biết. Mỗi khi một người ghi nhận, năm đạo chi này có thêm sức mạnh thông qua sự nhịp nhàng, và vì thế tuệ giác siêu thường được phát triển.

Từ bỏ các hành động xấu ác thuộc về thân như sát sinh, trộm cắp, tà dâm là chánh nghiệp (sammā kammanta). Từ bỏ nói những lời dối trá, đâm thọc, thô tục và phù phiếm là chánh ngữ (sammā vācā). Từ bỏ kiếm sống phi pháp là chánh mạng (sammā ājīva). Đây là các đạo chi thuộc về giới (sīla maggaṅga). Các đạo chi này được hoàn thành nhờ tuân theo và quan sát những giới cấm. Vì thế chúng cũng xảy ra với mỗi hành động ghi nhận khi thiền. Cho nên, tất cả tám đạo chi này được phát triển trong mỗi hành động ghi nhận. Do vậy, Niết Bàn trở nên gần hơn với mỗi hành động ghi nhận, cũng giống như là đích đến sẽ gần hơn với mỗi bước chân trên hành trình. Và cũng giống như bước chân cuối cùng đưa quý vị đến đích đến, quý vị cũng đến Niết Bàn với hành động ghi nhận cuối cùng.

Cho nên, bắt đầu với sự ghi nhận phồng lên và xẹp xuống của bụng, cố gắng quán sát sự xuất hiện của các hiện tượng tâm vật lý càng nhiều càng tốt. Với sự quán sát như thế, mong cho quý vị phát triển tuệ giác siêu thường, nhanh chóng đạt được thánh đạo, thánh quả và Niết Bàn.

HẾT BÀI PHÁP THỨ HAI.


Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.24 khách