ĐẠO TRÀNG 4 THÁNH ĐẾ

Cùng nhau học hỏi những bài giáo lý căn bản và kiến thức Phật học phổ thông.
tlaai
Bài viết: 120
Ngày: 01/05/12 19:05
Giới tính: Nam
Đến từ: vietnam

Re: ĐẠO TRÀNG 4 THÁNH ĐẾ

Bài viết chưa xem gửi bởi tlaai »

GSNHUKHONG đã viết:
tlaai đã viết:
GSNHUKHONG đã viết:
Câu đó nếu giảng theo Chân Đế thì NGÃ là VÔ NGÃ tức NGÃ/VÔ NGÃ bất nhị bạn có biết chăng?!!
-Tu là để thấy cái Sai, sửa cái ..bậy ! Còn nếu đã thông-rỏ-Biết thì phải có Tư Duy sâu sắc, lý luận, phản biện chặc chẻ .
- Nếu là “Thật Biết”,Ông chỉ cần chứng minh cho thiên hạ Chúng sanh biết “NGÔ là gì . Hảy định nghĩa nó ra, thời Thiên hạ tự khắc biết . Không cần Ông phải dùng cái “Tưởng biết” của Ông mà nói-viết ..tào lao !
trích : ...“ theo Chân Đế thì NGÃ là VÔ NGÃ tức NGÃ/VÔ NGÃ bất nhị” l à nghĩa ra làm sao . Ai mà Biết ..Chết liền đó!?
Té ra bạn chưa biết NGÃ là gì à? NGÃ là TA, ngay chính mình mà cũng không biết nữa sao?
NGÃ/VÔ NGÃ bất nhị thì tôi đã giải thích ngay trước đó rồi, bộ không hiểu sao? Nếu không hiểu thì sao không hỏi thêm mà cứ lo chê chưởi?

-- Bởi NGÃ là VÔ NGÃ tức cùng một thứ mà vừa là NGÃ vừa là VÔ NGÃ. Như vậy là không phân hai, là bất nhị. Bây giờ đã hiểu chưa?
Tôi có nói Ông giải thích, phân tích thế nào là Nhị Nguyên hay Đối đãi, đồng nghĩa hay phản nghĩa, Tục Đế hay Chân Đế là cái chi chi !
* Cũng bởi do cái “Tự mãn”, hay nói theo cách khác là cái “Tôi quá lớn” , Nên Thiên Hạ hỏi 1 đường , Ông trả lời 1 nẽo, không chịu đọc, cũng chẳng thèm hiểu lời Người !
* Ông lại ngốc mà “tự tin” rằng : NGÃ nghĩa là TA !
- Nay dịch theo ý của Ông :
*"Trên tất cả Trời và Người , Chỉ có Ta là cao quý nhất !!"
(Câu nói này chỉ dành cho những kẻ phàm phu tự ...Sướng !)
Nay lấy 6 từ dưới đây làm tìm hiểu, dịch nghĩa :
"Vô Thường-Khổ-Vô Ngã" = Vô Thường-Khổ-->Không..Ta. Là nghĩa làm sao ?!
-Hy vọng ,Ông sẽ nhìn thấy được cái mê , mờ của Ông trong kiếp làm Người này !


Không biết
Bài viết: 429
Ngày: 23/11/10 22:04
Giới tính: Nam
Đến từ: Việt Nam
Được cảm ơn: 2 time

Re: ĐẠO TRÀNG 4 THÁNH ĐẾ

Bài viết chưa xem gửi bởi Không biết »

GSNHUKHONG đã viết:
Không biết đã viết: Cái gì là Pháp HỮU VI mà pháp ấy bị Vô Thường biến hoại ??
Thưa đạo hữu, Pháp HỮU VI là pháp có SINH có DIỆT, có BẮT ĐẦU có KẾT THÚC, có HỢP THÀNH, có TAN RÃ, và luôn luôn biển đổi (vô thường).

Thông thường mọi thứ trên thế gian đều là PHÁP HỮU VI, ngoại trừ các SỰ THẬT vượt thời gian, vượt không gian. Ví dụ sự thật của Euclid: "nối 2 điểm bằng một đường thẳng luôn luôn ngắn nhất". Sự thật đó thời nào cũng vậy, không có thời nào sự thật đó chưa có hay hết đúng. Không gian nào cũng vậy, không có ở chỗ nào đó mà sự thật đó không còn đúng nữa. Trong đạo Phật thì sự thật: "Các Pháp (Hữu Vi) do Duyên sanh" cũng như vậy. Những sự thật BẤT TỬ như vậy gọi là PHÁP VÔ VI. Trong TỨ THÁNH ĐẾ thì DIỆT ĐẾ (Niết Bàn) là pháp Vô Vi. Bởi sự chấm dứt khổ dau xây dựng trên SỰ THẬT VÔ NGÃ, cũng là một sự thật vượt thời gian, vượt không gian.
mấy chỗ màu đỏ bị việt vị đấy đạo hữu, tôi phản biện vài câu để ĐH suy xét thêm nhé.

1. Vũ trụ, thế giới này do ai sinh và khi nào diệt? Một người khi chào đời đã không thấy thế giới sinh, khi chết đi cũng chưa thấy thế giới diệt và người ấy kết luận rằng: Thế giới này có sinh có diệt? <= xin hỏi người như vậy là đang nói thật hay nói dối :D

2. Luân Hồi bắt đầu khi nào, kết thúc khi nào? nếu ĐH không tìm thấy điểm bắt đầu, điểm kết thúc của Luân hồi vậy phải chăng Luân hồi đâu phải là pháp hữu vi :D

vì 2 lẻ trên mà câu nói này của ĐH: "Thông thường mọi thứ trên thế gian đều là PHÁP HỮU VI.." cần phải xem xét lại :D

còn đây là kinh văn Phật dạy nè:
"Này Malunkyaputta, đời sống Phạm hạnh không thể nói là tùy thuộc với quan điểm "Thế giới là thường còn". Này Malunkyaputta, đời sống Phạm hạnh cũng không thể nói là tùy thuộc với quan điểm "Thế giới là vô thường".......
Này Malunkyaputta, hãy thọ trì là không trả lời những gì Ta không trả lời và hãy thọ trì là có trả lời những gì Ta có trả lời. Và này Malunkyaputta, điều gì Ta không trả lời? "Thế giới là thường còn", này Malunkyaputta là điều Ta không trả lời. "Thế giới là vô thường" là điều Ta không trả lời...."
(kinh 63 - KINH TRUNG BỘ)

thấy hem ĐH, đức Phật đâu có nói thế giới là vô thường đâu; vì câu nói đó là chủ quan và thiên về hý luận, không liên hệ đến mục đích và phạm hạnh.

tôi mấy chục năm nay (có cảm giác là như vậy) không còn hứng thú thảo luận Phật pháp, vì không tìm thấy người hữu duyên; chợt nhớ bài thờ có một ĐH từng đăng trên diễn đàn này :

TÙY DUYÊN
Phật chỉ độ người lúc tới duyên
Chẳng thể khi ương nói hiểu liền
Sẽ giống cành xanh mà đem nấu
Lại như măng trắng lấy dùng đan

Phải đợi phía trên qua chục nắng
Nên chờ bên dưới trải trăm mưa
Ra vườn cây chín thì ta hái
Phật chỉ độ người lúc tới duyên.


Không biết
Bài viết: 429
Ngày: 23/11/10 22:04
Giới tính: Nam
Đến từ: Việt Nam
Được cảm ơn: 2 time

Re: ĐẠO TRÀNG 4 THÁNH ĐẾ

Bài viết chưa xem gửi bởi Không biết »

Đạo hữu GSNHUKHONG thân mến!
đã gần 1 tháng trôi qua mà tôi không thấy ĐH lui tới giống lên tiếng trống pháp để mọi người cùng tham học, đó là 1 sự tổn giảm cho giáo pháp này.
ĐH thân mến! tôi mong rằng ĐH an lành, mạnh khỏe và nếu được thì ĐH thu xếp thời gian thương xuyên lên trao đổi pháp học cũng như pháp hành trên diễn đàn; đó cũng là vì lợi ịch cho ĐH, cho những người hữu duyên với nơi đây :)

chủ đề topic này là "ĐẠO TRÀNG 4 THÁNH ĐẾ", vậy xin hỏi ĐH là Đức Phật có dạy "Phàm Đế" không?
tại vì có Thánh Đế (chân lý của bậc thánh) thì phải có Phàm Đế (chân lý của phàm phu) mới công bằng chứ, ai lại đi lấy Thánh đế (chân lý của bậc thánh) mà đi dạy cho phàm phu thì liệu có phải là lấy râu ông nọ cắm cằm bà kia không? :)
giống như 1 người trải qua các cấp học lên Đại học rồi mới đem kiến thức Đại học dạy cho họ, chứ một người mới vào lớp 1 mà đem kiến thức Đại học dạy cho họ thì liệu có được không? Được thì có thể được nhưng mà ổn không thì tôi nghĩ là không :)

Đạo hữu có nói
GSNHUKHONG đã viết: Không hiểu rõ 4 THÁNH ĐẾ sự trầm luân trong đau khổ sinh tử luân hồi không biết chừng nào mới chấm dứt được. Bởi sự khởi đầu bánh xe luân hồi, 12 Nhân Duyên, là VÔ MINH. Mà VÔ MINH chính là sự không hiểu biết về 4TĐ (xem Tương Ưng Bộ Kinh). Chưa hiểu biết 4TĐ là còn VÔ MINH, còn VÔ MINH là còn tiếp tục Sinh, Tử, Luân, Hồi.
..........
như tôi vừa nói, còn phàm phu mà bắt người ta hiểu Thánh Đế (chân lý của bậc Thánh) e rằng khó quá.
các từ ngữ nặng tính học thuật như: Duyên khơi, Vô minh... được định nghĩa theo chánh kinh thế này:

""Vô minh, vô minh", bạch Thế Tôn, như vậy được nói đến. Bạch Thế Tôn, thế nào là vô minh? Cho đến như thế nào, một người là vô minh?

-- Ở đây, này các Tỷ-kheo, kẻ vô văn phàm phu không biết rõ sắc, không biết rõ sắc tập khởi, không biết rõ sắc đoạn diệt, không biết rõ con đường đưa đến sắc đoạn diệt, không biết rõ thọ... không biết rõ tưởng... không biết rõ các hành... không biết rõ thức... không biết rõ con đường đưa đến thức đoạn diệt.

Này Tỷ-kheo, đây gọi là vô minh. Và cho đến như vậy, một người là vô minh."


đem cái này mà nói cho người khác có khi người ta chửi tôi khùng đó Đạo hữu :)

Vậy câu hỏi đặt ra là gặp 1 người mới tập tễnh vào đạo, nghe quý thầy quý sư nói về "Vô minh, vô minh..." hay các từ đại loại như thế, thì tôi trả lời theo kiểu "bình dân học vụ":

không biết tại sao mình Sinh ra, không biết mình Chết đi về đâu, đó gọi là VÔ MINH

tôi trả lời như vậy ĐH GSNHUKHONG thấy được không!? hay là phải bê nguyên si chánh tạng ra giảng nói.

Rất mong nhận được ý kiến phản hồi của ĐH :)


GSNHUKHONG
Bài viết: 44
Ngày: 28/09/19 12:13
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: VÔ TRỤ

Re: ĐẠO TRÀNG 4 THÁNH ĐẾ

Bài viết chưa xem gửi bởi GSNHUKHONG »

Các Hiền Hữu Thân Mến:

Trước hết là xin lỗi quí Hiền Hữu về việc Như Không đã bỏ đạo tràng đi vắng lâu. Hôm nay trở lại, thấy khá nhiều câu hỏi hay đã đặt ra cho Như Không. Bây giờ thì vẫn chưa có thì giờ để trả lời. Nhưng nội trong tuần này, hay nay mai, Như Không sẽ trả lời nhé!


Nguyenthu
Bài viết: 667
Ngày: 19/03/20 05:08
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Hoa Kỳ
Được cảm ơn: 15 time

Re: ĐẠO TRÀNG 4 THÁNH ĐẾ

Bài viết chưa xem gửi bởi Nguyenthu »

http://www.diendan.daitangkinhvietnam.o ... 18&t=11377

Xin đăng ké bài Vườn Nai của Mod "battinh" có trong diễn đàn này, có liên quan đến đề tài "Tứ thánh đế" của đạo hữu. tangbong tangbong tangbong
kinhle NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT kinhle
Vào đời đi theo nghiệp duyên,
Củi hết lửa tắt, về miền Tây Phương.


Nguyenthu
Bài viết: 667
Ngày: 19/03/20 05:08
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Hoa Kỳ
Được cảm ơn: 15 time

Re: ĐẠO TRÀNG 4 THÁNH ĐẾ

Bài viết chưa xem gửi bởi Nguyenthu »

GSNHUKHONG đã viết:
Lời chúc đầu xuân:
NĂM NAY CHỨNG ĐẠO.
NHƯ KHÔNG ([email protected])
Mai vàng quốc bảo hồn dân tộc
Một đóa ân tình, nghĩa quê hương
Mỗi độ Xuân về hoa lại nở
Tâm Xuân, báo hỷ nụ chơn thường. tangbong tangbong tangbong
kinhle NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT kinhle
Vào đời đi theo nghiệp duyên,
Củi hết lửa tắt, về miền Tây Phương.


GSNHUKHONG
Bài viết: 44
Ngày: 28/09/19 12:13
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: VÔ TRỤ

Re: ĐẠO TRÀNG 4 THÁNH ĐẾ

Bài viết chưa xem gửi bởi GSNHUKHONG »

Không biết đã viết:
1. Vũ trụ, thế giới này do ai sinh và khi nào diệt? Một người khi chào đời đã không thấy thế giới sinh, khi chết đi cũng chưa thấy thế giới diệt và người ấy kết luận rằng: Thế giới này có sinh có diệt? <= xin hỏi người như vậy là đang nói thật hay nói dối :D
Người ta có thể thành thật nói theo cảm quan của họ, không có tâm dối trá. Nhưng sự thành thật của một hay nhiều cá nhân không thể quyết định SỰ THẬT của chân lý.

Ví dụ xưa kia nhân loại ai cũng cho là mặt đất phẳng, thậm chí thánh kinh của Chúa Trời cũng nói như thế (khi cho loài người có ngày và đêm cùng một lúc). Nhưng bây giờ thì ai cũng thấy điều đó sai. Bởi bây giờ ai cũng biết quả đất hình cầu và quay, lúc bên này là ngày thì bên kia là đêm.

Tuy vậy đời này vẫn có SỰ THẬT (chân lý) không ai có thể cải được. Ví dụ không ai có thể tìm ra một ví dụ phản chứng để chứng minh rằng câu nói của ông Euclid: "nối 2 điểm bằng một đường thẳng là ngắn nhất", là sai.

Cũng tương tự như vậy, chưa hề có ai tìm ra được một ví vụ để phản chứng câu nói của Phật: "CÁC PHÁP (hữu vi) DO ĐUYÊN SINH". Như vậy câu nói đó, những người trí tuệ đều công nhận là CHÂN LÝ. Và nhờ giác ngộ được chân lý đó mà các bậc trí tuệ như ngài Xá Lợi Phất, Mục Kiền Liên, đã ra khỏi Tà Kiến Thượng đế và đổi từ đạo Bà la Môn sang làm đệ tử của Phật.
Không biết đã viết:
2. Luân Hồi bắt đầu khi nào, kết thúc khi nào? nếu ĐH không tìm thấy điểm bắt đầu, điểm kết thúc của Luân hồi vậy phải chăng Luân hồi đâu phải là pháp hữu vi :D

vì 2 lẻ trên mà câu nói này của ĐH: "Thông thường mọi thứ trên thế gian đều là PHÁP HỮU VI.." cần phải xem xét lại :D
Tất cả những gì chúng ta thường thấy, kể cả mọi loài có sự sống, đều có bắt đầu, đều có chấm dứt, cho nên đều là PHÁP HỮU VI là đúng rồi. Riêng về Định Luật LUÂN HỒI, tự nó không phải là Pháp Hữu Vi. Vì ĐLLH không có khởi đầu, không có kết thúc. Bởi trong bất cứ thời gian nào, không gian nào, cũng có sự luân hồi cả. Bạn nên phân biệt (thấy sự khác nhau giữa) ĐLLH với các Pháp Hữu Vi nằm trong ĐLLH. Ví dụ cái nhà và những thứ nằm trong cái nhà là 2 vấn đề khác nhau.
Không biết đã viết:
thấy hem ĐH, đức Phật đâu có nói thế giới là vô thường đâu; vì câu nói đó là chủ quan và thiên về hý luận, không liên hệ đến mục đích và phạm hạnh.
Đức Phật có dạy về 3 PHÁP ẤN: Vô Thường, Khổ, Vô Ngã. Như vậy Đức Phật cũng thường nói về các pháp vô thường chứ sao không?

Đức Phật cũng nói về PHÁP VÔ VI và PHÁP HỮU VI nhưng tùy lúc, tùy người mà ngài nói đến những vấn đề khó hiểu này:

- Có ba tướng hữu vi này, này các Tỷ-kheo, cho các pháp hữu vi. Thế nào là ba?
Sanh được trình bày rõ, diệt được trình bày rõ, sự biến dị khi đang trú được trình bày rõ. Có ba tướng hữu vi này, này các Tỷ-kheo, cho các pháp hữu vi.

- Có ba tướng vô vi này, này các Tỷ-kheo, cho các pháp vô vi. Thế nào là ba?
Sanh không được trình bày rõ, diệt không được trình bày rõ, sự biến dị khi đang trú không được trình bày rõ. Có ba tướng vô vi này, này các Tỷ-kheo, cho các pháp vô vi.


(Tăng Chi, chương 3 pháp: https://budsas.net/uni/u-kinh-tangchibo ... 3-0507.htm )

-Này các Tỷ-kheo, có sự không sanh, không hiện hữu, không bị làm, không hữu vi,

này các Tỷ-kheo, nếu không có cái không sanh, không hiện hữu, không bị làm, không hữu vi, thì ở đây không thể trình bày sự xuất ly khỏi sanh, hiện hữu, bị làm, hữu vi.

Vì rằng, này các Tỷ-kheo, có cái không sanh, không hiện hữu, không bị làm, không hữu vi, nên có trình bày sự xuất ly khỏi sanh, hiện hữu, bị làm, hữu vi.


(Kinh Phật Tự Thuyết: http://www.budsas.org/uni/u-kinh-tieubo1/tb13-ptt3.htm )

Phật cũng có nói tới Thế Giới:

Ðứng một bên, Thiên tử Rohitassa bạch Thế Tôn:

-- Bạch Thế Tôn, tại chỗ nào không có sanh, không có già, không có chết, không có diệt, không có khởi, làm sao, bạch Thế Tôn, với bộ hành, có thể biết được, hay thấy được, hay đạt được sự tận cùng của thế giới?
...
Này Hiền giả, chính trong cái thân thể dài một tầm có tưởng, có ý này, Ta tuyên bố thế giới, nguyên nhân của thế giới, sự đoạn diệt thế giới và con đường đưa đến sự đoạn diệt của thế giới.


(Tương Ưng Thiên Tử: https://budsas.net/uni/u-kinh-tuongungbo/tu1-02.htm ).

Tuy nhiên, đối với những ai chưa đủ trí tuệ để có thể hiểu nổi những gì ngài nói ra, thì ngài chỉ khuyên chú tâm vào đời sống tu hành Phạm Hạnh trước. Nhờ có GIỚI rồi sẽ sinh ĐỊNH, rồi sinh TUỆ. Rồi tự nhiên sẽ hiểu rõ những vấn đề sâu xa hơn. Nếu Trí Tuệ chưa đến được trình độ để hiểu mà cứ thắc mắc, thì đầu óc chỉ thêm rối rắm, đối khi còn sinh ra Tà Kiến hay dính vào Tà Kiến của các chủ thuyết khác thì còn tệ hơn. Vã lại khi đầu óc chưa có đủ Chánh Kiến và Chánh Tư Duy để tìm ra lời giải, mà cố suy nghĩ thì tự mình gây chướng ngại, sẽ không thể thể nhập vào Chánh Định được để có trí tuệ thấy rõ vấn đề.


GSNHUKHONG
Bài viết: 44
Ngày: 28/09/19 12:13
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: VÔ TRỤ

Re: ĐẠO TRÀNG 4 THÁNH ĐẾ

Bài viết chưa xem gửi bởi GSNHUKHONG »

Không biết đã viết:
chủ đề topic này là "ĐẠO TRÀNG 4 THÁNH ĐẾ", vậy xin hỏi ĐH là Đức Phật có dạy "Phàm Đế" không?
tại vì có Thánh Đế (chân lý của bậc thánh) thì phải có Phàm Đế (chân lý của phàm phu) mới công bằng chứ, ai lại đi lấy Thánh đế (chân lý của bậc thánh) mà đi dạy cho phàm phu thì liệu có phải là lấy râu ông nọ cắm cằm bà kia không? :)
THÁNH ĐẾ chỉ có nghĩa là những sự thật được tuyên bố bởi một bậc Thánh (đã giác ngộ) chứ không phải bởi một người tầm thường không đáng tin cậy. Như vậy 4 THÁNH ĐẾ chỉ có nghĩa là 4 sự thật có giá trị, đáng tin cậy, rất nên học hỏi. Chứ không không có nghĩa rằng chỉ bậc thánh mới học được. Nếu đã là bậc thánh rồi, đã giác ngộ rồi, thì đâu còn cần học gì nữa!

Đức Phật ra đời để dạy người Phàm ra khỏi vô minh, chấm dứt đau khổ. 4 THÁNH ĐẾ là thuốc cứu khổ, thì đương nhiên là để cứu người đang khổ, chứ đâu phải để cho người đã hết khổ. Đừng hiểu lầm, tưởng 4 THÁNH ĐẾ quá cao, mà không học thì uổng vô cùng.
Không biết đã viết:
Đạo hữu có nói
GSNHUKHONG đã viết: Không hiểu rõ 4 THÁNH ĐẾ sự trầm luân trong đau khổ sinh tử luân hồi không biết chừng nào mới chấm dứt được. Bởi sự khởi đầu bánh xe luân hồi, 12 Nhân Duyên, là VÔ MINH. Mà VÔ MINH chính là sự không hiểu biết về 4TĐ (xem Tương Ưng Bộ Kinh). Chưa hiểu biết 4TĐ là còn VÔ MINH, còn VÔ MINH là còn tiếp tục Sinh, Tử, Luân, Hồi.
..........
như tôi vừa nói, còn phàm phu mà bắt người ta hiểu Thánh Đế (chân lý của bậc Thánh) e rằng khó quá.
các từ ngữ nặng tính học thuật như: Duyên khơi, Vô minh... được định nghĩa theo chánh kinh thế này:

""Vô minh, vô minh", bạch Thế Tôn, như vậy được nói đến. Bạch Thế Tôn, thế nào là vô minh? Cho đến như thế nào, một người là vô minh?

-- Ở đây, này các Tỷ-kheo, kẻ vô văn phàm phu không biết rõ sắc, không biết rõ sắc tập khởi, không biết rõ sắc đoạn diệt, không biết rõ con đường đưa đến sắc đoạn diệt, không biết rõ thọ... không biết rõ tưởng... không biết rõ các hành... không biết rõ thức... không biết rõ con đường đưa đến thức đoạn diệt.

Này Tỷ-kheo, đây gọi là vô minh. Và cho đến như vậy, một người là vô minh."

đem cái này mà nói cho người khác có khi người ta chửi tôi khùng đó Đạo hữu :)
Ha ha, ai biểu đạo hữu đem cái định nghĩa rườm rà, rắc rối, khó hiểu, ra nói làm chi. Hãy đem cái định nghĩa về VÔ MINH này mà nói cho mọi người, thì ai cũng có thể hiểu được dễ dàng nè, lại rất cụ thể nữa:
VÔ MINH = KHÔNG BIẾT RỖ 4 SỰ THẬT của TỨ THÁNH ĐẾ:
-- "Vô minh, vô minh", bạch Thế Tôn, được nói đến như vậy. Bạch Thế Tôn, thế nào là vô minh? Và cho đến như thế nào là đi đến vô minh?

-- Này Tỷ-kheo, chính là không rõ biết Khổ, không rõ biết Khổ tập, không rõ biết Khổ diệt, không rõ biết Con Ðường đưa đến Khổ diệt. Này Tỷ-kheo, đấy gọi là vô minh. Cho đến như vậy là đi đến vô minh.

Như vậy thì muốn chấm dứt VÔ MINH chỉ cần học để biết cho rõ 4 sự thật, KHỔ, TẬP, DIỆT, ĐẠO là xong. Quá giãn dị phải không? có gì đâu mà khó hiểu? Tôi giảng như vậy cho mấy người Mỹ, chưa hề biết về Đạo Phật, họ còn hiểu nữa là. Còn khen đạo Phật "make sense!"
Không biết đã viết:
Vậy câu hỏi đặt ra là gặp 1 người mới tập tễnh vào đạo, nghe quý thầy quý sư nói về "Vô minh, vô minh..." hay các từ đại loại như thế, thì tôi trả lời theo kiểu "bình dân học vụ":

không biết tại sao mình Sinh ra, không biết mình Chết đi về đâu, đó gọi là VÔ MINH

tôi trả lời như vậy ĐH GSNHUKHONG thấy được không!? hay là phải bê nguyên si chánh tạng ra giảng nói.
Câu trả lời như trên của đạo hữu khó khích động được ai. Bởi ít ai thấy cần thiết đi tìm hiểu những thắc mắc có vẻ xa vời, thiếu cụ thể đó. Nhưng ai cũng muốn biết tại sao mình bị khổ mãi, làm sao cho hết khổ? làm sao không gặp khổ nữa? Khi đã muốn biết các điều này mà lại nghe Đức Phật tuyên bố rằng: Từ xưa tới nay ta và các ngươi không ra khỏi được khổ bởi không biết đầy đủ về 4 sự thật của 4 THÁNH ĐẾ. thì người ta sẽ tò mò muốn tìm hiểu 4 Sự Thật mà Phật đã tuyên bố là gì để chấm dứt được khổ.

Rồi khi người ta đã phát tâm muốn tìm hiểu 4 SỰ THẬT rồi thì mình sẽ từ từ đem từng sự thật một để giảng cho người ta nghe. Như vậy dầu Chánh Tạng có lớn mấy đi nữa người ta cũng sẽ dần dần hiểu hết, một cách có hệ thống. Chỉ sợ chính mình cũng không biết rành rẻ các sự thật để giảng rõ cho người ta thôi. Như Không có khả năng giảng rõ cả 4 Sự Thật cho nên mới mở ra ĐẠO TRÀNG 4 THÁNH ĐẾ này. Nhưng để khích lệ cho Như Không hứng khởi trong sự chia xẻ giáo pháp thì các hiền hữu nên kêu gọi phật tử bà con mình vào đây luận đạo cho đông đảo, cho sôi nổi nhé!


GSNHUKHONG
Bài viết: 44
Ngày: 28/09/19 12:13
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: VÔ TRỤ

Re: ĐẠO TRÀNG 4 THÁNH ĐẾ

Bài viết chưa xem gửi bởi GSNHUKHONG »

XIN LƯU Ý CÁC HIỀN GIẢ

Mỗi khi các Hiền giả đã post xong câu hỏi hoặc bài phản biện/đóng góp nào, và muốn Như Không phản hồi nhanh cho các hiền hữu, thì xin thông báo ngay cho Như Không Biết qua email [email protected]

Rất mong các hiền hữu đóng góp nhiều ý kiến để đạo tràng này được sôi động hơn.
Thân ái.
Sửa lần cuối bởi GSNHUKHONG vào ngày 12/10/20 21:33 với 1 lần sửa.


Không biết
Bài viết: 429
Ngày: 23/11/10 22:04
Giới tính: Nam
Đến từ: Việt Nam
Được cảm ơn: 2 time

Re: ĐẠO TRÀNG 4 THÁNH ĐẾ

Bài viết chưa xem gửi bởi Không biết »

GSNHUKHONG đã viết:......
Không biết đã viết:
2. Luân Hồi bắt đầu khi nào, kết thúc khi nào? nếu ĐH không tìm thấy điểm bắt đầu, điểm kết thúc của Luân hồi vậy phải chăng Luân hồi đâu phải là pháp hữu vi :D

vì 2 lẻ trên mà câu nói này của ĐH: "Thông thường mọi thứ trên thế gian đều là PHÁP HỮU VI.." cần phải xem xét lại :D
Tất cả những gì chúng ta thường thấy, kể cả mọi loài có sự sống, đều có bắt đầu, đều có chấm dứt, cho nên đều là PHÁP HỮU VI là đúng rồi. Riêng về Định Luật LUÂN HỒI, tự nó không phải là Pháp Hữu Vi. Vì ĐLLH không có khởi đầu, không có kết thúc. Bởi trong bất cứ thời gian nào, không gian nào, cũng có sự luân hồi cả. Bạn nên phân biệt (thấy sự khác nhau giữa) ĐLLH với các Pháp Hữu Vi nằm trong ĐLLH. Ví dụ cái nhà và những thứ nằm trong cái nhà là 2 vấn đề khác nhau.
hihi, bởi vậy thế giới và những thứ nằm trong thế là 2 vấn đề khác nhau :)

do vậy mà câu nói thông thường mọi thứ trên thế gian đều là PHÁP HỮU VI là rất sai lầm và không đúng với lời Phật dạy:
“……. này Vaccha, nghĩ rằng: "Thế giới là vô thường ", như vậy là tà kiến, kiến trù lâm, kiến hoang vu, kiến hý luận, kiến tranh chấp, kiến kiết phược, đi đôi với khổ, ....” - https://www.budsas.org/uni/u-kinh-trungbo/trung72.htm

lại nói về các pháp ấn
GSNHUKHONG đã viết:.......

Đức Phật có dạy về 3 PHÁP ẤN: Vô Thường, Khổ, Vô Ngã. Như vậy Đức Phật cũng thường nói về các pháp vô thường chứ sao không?
xin hỏi là Phật có dạy "ngọn núi, con sông..." là Vô thường là Khổ không ĐH, nếu có xin mời ĐH trích nguyên văn chánh tạng làm dẫn chứng, nếu không thì chúng ta đi lặp lại vấn đế "cái nhà và thứ nằm trong cái nhà" Đh nói ở trên :)
GSNHUKHONG đã viết: Đức Phật cũng nói về PHÁP VÔ VI và PHÁP HỮU VI nhưng tùy lúc, tùy người mà ngài nói đến những vấn đề khó hiểu này:

- Có ba tướng hữu vi này, này các Tỷ-kheo, cho các pháp hữu vi. Thế nào là ba?
Sanh được trình bày rõ, diệt được trình bày rõ, sự biến dị khi đang trú được trình bày rõ. Có ba tướng hữu vi này, này các Tỷ-kheo, cho các pháp hữu vi.

- Có ba tướng vô vi này, này các Tỷ-kheo, cho các pháp vô vi. Thế nào là ba?
Sanh không được trình bày rõ, diệt không được trình bày rõ, sự biến dị khi đang trú không được trình bày rõ. Có ba tướng vô vi này, này các Tỷ-kheo, cho các pháp vô vi.


(Tăng Chi, chương 3 pháp: https://budsas.net/uni/u-kinh-tangchibo ... 3-0507.htm )

-Này các Tỷ-kheo, có sự không sanh, không hiện hữu, không bị làm, không hữu vi,

này các Tỷ-kheo, nếu không có cái không sanh, không hiện hữu, không bị làm, không hữu vi, thì ở đây không thể trình bày sự xuất ly khỏi sanh, hiện hữu, bị làm, hữu vi.

Vì rằng, này các Tỷ-kheo, có cái không sanh, không hiện hữu, không bị làm, không hữu vi, nên có trình bày sự xuất ly khỏi sanh, hiện hữu, bị làm, hữu vi.


(Kinh Phật Tự Thuyết: http://www.budsas.org/uni/u-kinh-tieubo1/tb13-ptt3.htm )
hihi, vấn đề ở chỗ là tùy Duyên tùy Người đó ĐH, tôi có đăng cả 1 bài thơ về vấn đề này ở trên kìa :) ĐH không để ý đến căn cơ của đại chúng và cũng không nắm được Pháp, mấy đoạn kinh trên ĐH biết Phật dạy cho ai không? cho Tỷ-kheo hay cho hàng không phải Tỷ-kheo !? :)
GSNHUKHONG đã viết: Đức Phật ra đời để dạy người Phàm ra khỏi vô minh, chấm dứt đau khổ. 4 THÁNH ĐẾ là thuốc cứu khổ, thì đương nhiên là để cứu người đang khổ, chứ đâu phải để cho người đã hết khổ. Đừng hiểu lầm, tưởng 4 THÁNH ĐẾ quá cao, mà không học thì uổng vô cùng.
Không biết đã viết:
Đạo hữu có nói
GSNHUKHONG đã viết: Không hiểu rõ 4 THÁNH ĐẾ sự trầm luân trong đau khổ sinh tử luân hồi không biết chừng nào mới chấm dứt được. Bởi sự khởi đầu bánh xe luân hồi, 12 Nhân Duyên, là VÔ MINH. Mà VÔ MINH chính là sự không hiểu biết về 4TĐ (xem Tương Ưng Bộ Kinh). Chưa hiểu biết 4TĐ là còn VÔ MINH, còn VÔ MINH là còn tiếp tục Sinh, Tử, Luân, Hồi.
..........
như tôi vừa nói, còn phàm phu mà bắt người ta hiểu Thánh Đế (chân lý của bậc Thánh) e rằng khó quá.
các từ ngữ nặng tính học thuật như: Duyên khơi, Vô minh... được định nghĩa theo chánh kinh thế này:

""Vô minh, vô minh", bạch Thế Tôn, như vậy được nói đến. Bạch Thế Tôn, thế nào là vô minh? Cho đến như thế nào, một người là vô minh?

-- Ở đây, này các Tỷ-kheo, kẻ vô văn phàm phu không biết rõ sắc, không biết rõ sắc tập khởi, không biết rõ sắc đoạn diệt, không biết rõ con đường đưa đến sắc đoạn diệt, không biết rõ thọ... không biết rõ tưởng... không biết rõ các hành... không biết rõ thức... không biết rõ con đường đưa đến thức đoạn diệt.

Này Tỷ-kheo, đây gọi là vô minh. Và cho đến như vậy, một người là vô minh."

đem cái này mà nói cho người khác có khi người ta chửi tôi khùng đó Đạo hữu :)
Ha ha, ai biểu đạo hữu đem cái định nghĩa rườm rà, rắc rối, khó hiểu, ra nói làm chi. Hãy đem cái định nghĩa về VÔ MINH này mà nói cho mọi người, thì ai cũng có thể hiểu được dễ dàng nè, lại rất cụ thể nữa:
VÔ MINH = KHÔNG BIẾT RỖ 4 SỰ THẬT của TỨ THÁNH ĐẾ:
-- "Vô minh, vô minh", bạch Thế Tôn, được nói đến như vậy. Bạch Thế Tôn, thế nào là vô minh? Và cho đến như thế nào là đi đến vô minh?

-- Này Tỷ-kheo, chính là không rõ biết Khổ, không rõ biết Khổ tập, không rõ biết Khổ diệt, không rõ biết Con Ðường đưa đến Khổ diệt. Này Tỷ-kheo, đấy gọi là vô minh. Cho đến như vậy là đi đến vô minh.

Như vậy thì muốn chấm dứt VÔ MINH chỉ cần học để biết cho rõ 4 sự thật, KHỔ, TẬP, DIỆT, ĐẠO là xong. Quá giãn dị phải không? có gì đâu mà khó hiểu? Tôi giảng như vậy cho mấy người Mỹ, chưa hề biết về Đạo Phật, họ còn hiểu nữa là. Còn khen đạo Phật "make sense!"
..........
hihi, chỗ này thì có khi là ĐH còn siêu hơn cả Phật rồi đấy :) ĐH biết sao không? vị cư sĩ đầu tiên gia nhập tăng đoàn thời đức Phật là Yasa, và thứ lớp các pháp Ngài giảng cho vị ấy là gì ĐH có biết không!?

"người con trai gia đình danh giá Yasa nghe nói: “việc này không có chán nản, việc này không có khổ sở” nên mừng rỡ phấn chấn rồi đã cởi ra đôi hài bằng vàng và đi đến gần đức Thế Tôn, sau khi đến đã đảnh lễ đức Thế Tôn rồi ngồi xuống ở một bên. Đức Thế Tôn đã thuyết Pháp theo thứ lớp đến người con trai gia đình danh giá Yasa đang ngồi một bên. Tức là ngài đã giảng giải các bài thuyết về bố thí, bài thuyết về giới cấm, bài thuyết về cõi trời, sự ô nhiễm hạ liệt tai hại của các dục, sự lợi ích của việc xuất ly. Khi đức Thế Tôn biết được tâm của người con trai gia đình danh giá Yasa đã sẵn sàng, dễ uốn nắn, không còn chướng ngại, hướng thượng, tĩnh lặng, ngài đã phô bày Pháp thuyết giảng đã được chư Phật khai mở là: Khổ, Tập, Diệt, Đạo." - https://www.budsas.org/uni/u-luat-daipham/dp-01a.htm

thấy hem ĐH, muốn giảng về cõi Trời thì phải có thần thông đó ĐH :)

còn nói về Dục thì 1 câu Phật đã tóm gọn cả tam thiên đại thiên thế giới luôn rồi đó, tại vì pháp giới chúng sanh nói cho gọn lại thì chỉ trú trong 2 cõi, đó là: cõi Dục và cõi ly Dục (Sắc giới, Vô sắc giới chính là các cõi đã ly Dục)

và sau khi tâm của vị ấy đã "sẵn sàng, dễ uốn nắn..." Phật mới phô bày diễn nói 4 thánh đế.. :)

như vậy nếu chưa thông những pháp cơ bản như bố thí, giữ giới... đã đi thắng vào 4 Thánh đế mà giác ngộ đến nỗi "make sense!" như ĐH nói thì rõ ràng là ĐH siêu hơn Phật rồi :)

giác ngộ không có đơn giản như vây đâu ĐH, 4 Thánh đế lưu xuất từ trí Vô lậu của bậc đã đoạn tận các lậu hoặc, người phàm khó 1 bước mà tới được chỗ đó lắm

bởi vậy, khi xưa Phật đã là thầy rồi mới đi làm thầy, còn ngày nay chúng ta thì... thôi tui hổng dám nói nữa.. trích lại bài thơ ở trên có lẻ cũng không thừa :)

Phật chỉ độ người lúc tới duyên
Chẳng thể khi ương nói hiểu liền
Sẽ giống cành xanh mà đem nấu
Lại như măng trắng lấy dùng đan

Phải đợi phía trên qua chục nắng
Nên chờ bên dưới trải trăm mưa
Ra vườn cây chín thì ta hái
Phật chỉ độ người lúc tới duyên.

chúc ĐH sức khỏe và nhớ thương xuyên giống lên tiếng trống pháp để mọi người cùng học hỏi nha ĐH :)


GSNHUKHONG
Bài viết: 44
Ngày: 28/09/19 12:13
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: VÔ TRỤ

Re: ĐẠO TRÀNG 4 THÁNH ĐẾ

Bài viết chưa xem gửi bởi GSNHUKHONG »

Không biết đã viết:
2. Luân Hồi bắt đầu khi nào, kết thúc khi nào? nếu ĐH không tìm thấy điểm bắt đầu, điểm kết thúc của Luân hồi vậy phải chăng Luân hồi đâu phải là pháp hữu vi :D
Như Không có nói rằng SỰ LUÂN HỒI là pháp VÔ VI bởi thời nào cũng có sự luân hồi, sự luân hồi không có bắt đầu không có chấm đứt. Tuy nhiên những vạn vật trong SỰ LUÂN HỒI là pháp HỮU VI bởi chúng có sinh có diệt, có đến có đi, có bắt đầu có chấm dứt.
Không biết đã viết:
câu nói này của ĐH: "Thông thường mọi thứ trên thế gian đều là PHÁP HỮU VI.." cần phải xem xét lại :D
Xét lại gì nữa! Trong nhà ngoài ngỏ, và ngay cả mọi thành viên trong gia đình bạn có phải đều là PHÁP HỮU VI không?
Không biết đã viết:
Câu nói thông thường mọi thứ trên thế gian đều là PHÁP HỮU VI là rất sai lầm và không đúng với lời Phật dạy:
“……. này Vaccha, nghĩ rằng: "Thế giới là vô thường ", như vậy là tà kiến, kiến trù lâm, kiến hoang vu, kiến hý luận, kiến tranh chấp, kiến kiết phược, đi đôi với khổ, ....” - https://www.budsas.org/uni/u-kinh-trungbo/trung72.htm
Bạn trích chưa đầy đủ câu nói của Phật. Câu nói đầy đủ của ngài là như thế này: "-- Này Vaccha, Ta không có tri kiến như sau: "Thế giới là vô thường, chỉ như vậy là chơn, ngoài ra là hư vọng". ". Ngài nói như vậy có nghĩa là trong thế giới không phải chỉ có pháp HỮU VI không mà thôi, mà còn có PHÁP VÔ VI nữa. Như vậy thì câu nói của Như Không đâu có mâu thuẫn gì với Phật.
Không biết đã viết:
lại nói về các pháp ấn
GSNHUKHONG đã viết:.......

Đức Phật có dạy về 3 PHÁP ẤN: Vô Thường, Khổ, Vô Ngã. Như vậy Đức Phật cũng thường nói về các pháp vô thường chứ sao không?
xin hỏi là Phật có dạy "ngọn núi, con sông..." là Vô thường là Khổ không ĐH, nếu có xin mời ĐH trích nguyên văn chánh tạng làm dẫn chứng, nếu không thì chúng ta đi lặp lại vấn đế "cái nhà và thứ nằm trong cái nhà" Đh nói ở trên :)
Các pháp hữu vi có duyên hệ với nhau. Dầu cho núi sông không có trái tim để thấy khổ, nhưng khi nó bị vô thường thay đổi hay sụp đổ thì các chúng sanh có liên hệ với chúng, có thể bị đau khổ bởi sự vô thường của núi sông đó. Ví dụ như khi Hoàng Sa, Trường sa bị thay ngôi đổi chủ, bị TQ chiếm hữu, thì có phải người VN bị đau khổ không?
Không biết đã viết:
ĐH biết sao không? vị cư sĩ đầu tiên gia nhập tăng đoàn thời đức Phật là Yasa, và thứ lớp các pháp Ngài giảng cho vị ấy là gì ĐH có biết không!?

"người con trai gia đình danh giá Yasa nghe nói: “việc này không có chán nản, việc này không có khổ sở” nên mừng rỡ phấn chấn rồi đã cởi ra đôi hài bằng vàng và đi đến gần đức Thế Tôn, sau khi đến đã đảnh lễ đức Thế Tôn rồi ngồi xuống ở một bên. Đức Thế Tôn đã thuyết Pháp theo thứ lớp đến người con trai gia đình danh giá Yasa đang ngồi một bên. Tức là ngài đã giảng giải các bài thuyết về bố thí, bài thuyết về giới cấm, bài thuyết về cõi trời, sự ô nhiễm hạ liệt tai hại của các dục, sự lợi ích của việc xuất ly. Khi đức Thế Tôn biết được tâm của người con trai gia đình danh giá Yasa đã sẵn sàng, dễ uốn nắn, không còn chướng ngại, hướng thượng, tĩnh lặng, ngài đã phô bày Pháp thuyết giảng đã được chư Phật khai mở là: Khổ, Tập, Diệt, Đạo." - https://www.budsas.org/uni/u-luat-daipham/dp-01a.htm

thấy hem ĐH, muốn giảng về cõi Trời thì phải có thần thông đó ĐH :)

còn nói về Dục thì 1 câu Phật đã tóm gọn cả tam thiên đại thiên thế giới luôn rồi đó, tại vì pháp giới chúng sanh nói cho gọn lại thì chỉ trú trong 2 cõi, đó là: cõi Dục và cõi ly Dục (Sắc giới, Vô sắc giới chính là các cõi đã ly Dục)

và sau khi tâm của vị ấy đã "sẵn sàng, dễ uốn nắn..." Phật mới phô bày diễn nói 4 thánh đế.. :)

như vậy nếu chưa thông những pháp cơ bản như bố thí, giữ giới... đã đi thắng vào 4 Thánh đế mà giác ngộ đến nỗi "make sense!" như ĐH nói thì rõ ràng là ĐH siêu hơn Phật rồi :)
Bộ bạn không nhớ pháp đầu tiên Phật giảng sau khi thành đạo là 4 THÁNH ĐẾ à? Ngài đâu giảng bố thí trì giới trước hồi nào đâu. Có chúng nào trên đời này chưa hề nếm biết KHỔ là gì? Có chúng sanh nào trên đời này không muốn KHỔ CHẤM DỨT? Có chúng sanh nào mà không muốn biết TẠI SAO mình bị khổ để đừng tiếp tục tạo thêm khổ nữa? Có chúng sanh nào không muốn biết PHƯƠNG CÁCH chấm dứt khổ đau? Không lẻ họ muốn khổ đau cứ kéo dài mãi hoài à? Như vậy thì giảng 4 THÁNH ĐẾ đâu khác gì vào nhà thương thuyết giảng cho các bệnh nhân nghe về bệnh của họ và cách họ sẽ được chửa lành như thế nào. Dĩ nhiên ai cũng thích được nghe cả. Không lẻ ông bạn cho rằng vào nhà thương nói chuyện bố thí, trì giới các bệnh nhân sẽ thích nghe hơn sao?

Không biết đã viết:
giác ngộ không có đơn giản như vây đâu ĐH, 4 Thánh đế lưu xuất từ trí Vô lậu của bậc đã đoạn tận các lậu hoặc, người phàm khó 1 bước mà tới được chỗ đó lắm

bởi vậy, khi xưa Phật đã là thầy rồi mới đi làm thầy, còn ngày nay chúng ta thì... thôi tui hổng dám nói nữa.. trích lại bài thơ ở trên có lẻ cũng không thừa :)

Phật chỉ độ người lúc tới duyên
Chẳng thể khi ương nói hiểu liền
Sẽ giống cành xanh mà đem nấu
Lại như măng trắng lấy dùng đan

Phải đợi phía trên qua chục nắng
Nên chờ bên dưới trải trăm mưa
Ra vườn cây chín thì ta hái
Phật chỉ độ người lúc tới duyên.

chúc ĐH sức khỏe và nhớ thương xuyên giống lên tiếng trống pháp để mọi người cùng học hỏi nha ĐH :)
Thử nghe các bài giảng của NHƯ KHÔNG về 4 sự thật: KHỔ, TẬP, DIỆT, ĐẠO của 4 THÁNH ĐẾ để xem nó dễ hiểu như thế nào nè. Nếu thấy dễ hiểu thì giới thiệu cho bà con mình cùng nghe nhé!
7 BÀI GIẢNG VỀ 4 THÁNH ĐẾ

4TĐ-1: Phật Ngôn: 4TĐ là ÁNH SÁNG cho thế gian.
https://voca.ro/8Dtt6yqauTb

4TĐ-2: MỤC ĐÍCH và PHƯƠNG PHÁP của Đạo Phật, KHỔ ĐẾ và TẬP ĐẾ
https://voca.ro/vczrawI4zq6

4TĐ-3: TẬP ĐẾ (12 Nhân Duyên) và DIỆT ĐẾ (Vô Ngã)
https://voca.ro/A5fp9S4ObkN

4TĐ-4: ĐẠO ĐẾ nhập đề.
https://voca.ro/6u2xBeKUhne

4TĐ-5: ĐẠO ĐẾ (8 Chánh Đạo + Tứ Niệm Xứ)
https://voca.ro/btuoE8RKmyI

4TĐ-6: ÔN TẬP DIỆT ĐẾ (Vô Ngã)
https://voca.ro/3WJmCv2KZIw

4TĐ-7: ĐẠO ĐẾ+ (37 Phẩm Trợ Đạo)
https://voca.ro/gTfCLxsIdtw


Không biết
Bài viết: 429
Ngày: 23/11/10 22:04
Giới tính: Nam
Đến từ: Việt Nam
Được cảm ơn: 2 time

Re: ĐẠO TRÀNG 4 THÁNH ĐẾ

Bài viết chưa xem gửi bởi Không biết »

hihi, xem ra ĐH vẫn còn chấp mê bất ngộ , thôi thì tôi nói lại 1 lần nữa từ đầu đến cuối; lần này là nói Mạnh nói Thẳng để ĐH có cơ hội xét lại những gì mình đã viết, và để đại chúng nếu có đọc qua topic thì nắm được cái mạch thảo luận để mà có tư duy phản biện cho đúng đắn :)

câu chuyện giữa tôi với Đh GSNHUKHONG bắt đầu như thế này:

Không biết: Cái gì là Pháp HỮU VI mà pháp ấy bị Vô Thường biến hoại ??
GSNHUKHONG: Thưa đạo hữu, Pháp HỮU VI là pháp có SINH có DIỆT, có BẮT ĐẦU có KẾT THÚC, có HỢP THÀNH, có TAN RÃ, và luôn luôn biển đổi (vô thường).
Thông thường mọi thứ trên thế gian đều là PHÁP HỮU VI, ngoại trừ các SỰ THẬT vượt thời gian, vượt không gian…

Không biết: 1. Vũ trụ, thế giới này do ai sinh và khi nào diệt? Một người khi chào đời đã không thấy thế giới sinh, khi chết đi cũng chưa thấy thế giới diệt và người ấy kết luận rằng: Thế giới này có sinh có diệt? <= xin hỏi người như vậy là đang nói thật hay nói dối ?
GSNHUKHONG: Người ta có thể thành thật nói theo cảm quan của họ, không có tâm dối trá. Nhưng sự thành thật của một hay nhiều cá nhân không thể quyết định SỰ THẬT của chân lý...

(phản biệnt: chỗ này là diễn dịch dài dòng của 1 người thích nói, thay vì trả lời ngắn gọn dứt khoác rằng người nói như vậy là đang nói dối , dù là có tâm Thật nhưng vẫn là dối so với sự thật :)

Không biết: 2. Luân Hồi bắt đầu khi nào, kết thúc khi nào? nếu ĐH không tìm thấy điểm bắt đầu, điểm kết thúc của Luân hồi vậy phải chăng Luân hồi đâu phải là pháp hữu vi ?
GSNHUKHONG: Tất cả những gì chúng ta thường thấy, kể cả mọi loài có sự sống, đều có bắt đầu, đều có chấm dứt, cho nên đều là PHÁP HỮU VI là đúng rồi. Riêng về Định Luật LUÂN HỒI, tự nó không phải là Pháp Hữu Vi. Vì ĐLLH không có khởi đầu, không có kết thúc. Bởi trong bất cứ thời gian nào, không gian nào, cũng có sự luân hồi cả.
(phản biện: “mọi loài có sự sống” không thể thay cho “tất cả những gì chúng ta thường thấy”, vì những gì chúng ta thường thấy lớn hơn rất nhiều so với mọi loài có sự sống; cụ thể nước chiếm hơn 70% diện tích bề mặt trái đất còn lại cứ tạm cho 30% là đất, lấy tổng số Đất+Nước cấu thành nên các loài có sự sống (người, hươu,nai,mèo,chó…) đem so với Đất+Nước có sẵn trong tự nhiên(đại dương, sông ngòi, núi đá, đất đai, mây trăng...) thì có đáng gì không ĐH , cho nên lấy thuộc tính có bắt đầu, có kết thúc của mọi loài có sự sống đem GÁN GHÉP cho tất cả những gì chúng ta thường thấy là 1 dạng ngụy biện có phải không ĐH :)

Không biết: câu nói này của ĐH: "Thông thường mọi thứ trên thế gian đều là PHÁP HỮU VI.." cần phải xem xét lại
GSNHUKHONG: Xét lại gì nữa! Trong nhà ngoài ngỏ, và ngay cả mọi thành viên trong gia đình bạn có phải đều là PHÁP HỮU VI không?
(phản biện của Không biết: chỗ này mắc cái lỗi ngụy biện diễn dịch y như lỗi trên, mọi thành viện trong gia đình tôi như cha mẹ, anh chị em... thì là pháp hữu vi nhưng cái móng nhà, cái nền nhà KHÔNG PHẢI Pháp Hữu Vi nói gì đến những thứ xa hơn ngoài ngỏ như con sông, ngọn núi… :) , lưu ý là Pháp hữu vi có thuộc tính Vô thường nhưng những thứ Vô thường chưa chắc là pháp hữu vi <= muốn phản biện chỗ này vui lòng lấy kinh phật ra làm dẫn chứng :)
Không biết đã viết:Câu nói thông thường mọi thứ trên thế gian đều là PHÁP HỮU VI là rất sai lầm và không đúng với lời Phật dạy:
“……. này Vaccha, nghĩ rằng: "Thế giới là vô thường ", như vậy là tà kiến, kiến trù lâm, kiến hoang vu, kiến hý luận, kiến tranh chấp, kiến kiết phược, đi đôi với khổ, ....” - https://www.budsas.org/uni/u-kinh-trungbo/trung72.htm
GSNHUKHONG: Bạn trích chưa đầy đủ câu nói của Phật. Câu nói đầy đủ của ngài là như thế này: "-- Này Vaccha, Ta không có tri kiến như sau: "Thế giới là vô thường, chỉ như vậy là chơn, ngoài ra là hư vọng". ". Ngài nói như vậy có nghĩa là trong thế giới không phải chỉ có pháp HỮU VI không mà thôi, mà còn có PHÁP VÔ VI nữa. Như vậy thì câu nói của Như Không đâu có mâu thuẫn gì với Phật.

(phản biện: nếu vậy thì ĐH cần phải minh định rõ ra cái nào là Pháp hữu vi, cái nào là Pháp Vô vi chứ không thể gom bậy phán bừa "thông thường mọi thứ trên thế gian đều là PHÁP HỮU VI"; mà trong thế giới này cái nào là Pháp Vô vi vậy Đh?
Mặt Trăng có thể là pháp vô vi đó Đh, tại vì MT xuất hiện đến nay đã hơn 4 tỷ năm, 1 người bình thường thọ mạng tầm 80 tuồi, lấy 4 tỷ chia cho 80 thì cũng dễ suy ra là 1 người tái sinh 50.000.000 lần vẫn còn thấy MT sờ sờ ra đó, đối chiếu theo cái định nghĩa mà ĐH đã trích trong kinh : "Có ba tướng vô vi này, này các Tỷ-kheo, cho các pháp vô vi. Thế nào là ba? Sanh không được trình bày rõ, DIỆT không được trình bày rõ, sự biến dị khi đang trú không được trình bày rõ."
tái sinh 50 triệu lần vẫn không trình bày RÕ được sự biện dị hoại Diệt của Mặt trăng => MT là pháp vô vi là quá đúng theo như kinh văn ĐH đã trích dẫn :D
(nói thẳng luôn nè, tôi hỏi câu này khả năng bí của ĐH khá là cao và 1 khả năng rất lớn nữa là ĐH trả lời theo kiểu uốn lượn vòng quanh giống như mấy bình luận ở trước; vì bản chất ngay từ đầu ĐH đã không nắm được những gì mình gì nói, 1 ví dụ nhỏ mà tôi đã chỉ ra là về pháp hữu vi.. :) )
GSNHUKHONG đã viết:
Không biết đã viết: lại nói về các pháp ấn
GSNHUKHONG đã viết:.......

Đức Phật có dạy về 3 PHÁP ẤN: Vô Thường, Khổ, Vô Ngã. Như vậy Đức Phật cũng thường nói về các pháp vô thường chứ sao không?
xin hỏi là Phật có dạy "ngọn núi, con sông..." là Vô thường là Khổ không ĐH, nếu có xin mời ĐH trích nguyên văn chánh tạng làm dẫn chứng, nếu không thì chúng ta đi lặp lại vấn đế "cái nhà và thứ nằm trong cái nhà" Đh nói ở trên :)
Các pháp hữu vi có duyên hệ với nhau. Dầu cho núi sông không có trái tim để thấy khổ, nhưng khi nó bị vô thường thay đổi hay sụp đổ thì các chúng sanh có liên hệ với chúng, có thể bị đau khổ bởi sự vô thường của núi sông đó. Ví dụ như khi Hoàng Sa, Trường sa bị thay ngôi đổi chủ, bị TQ chiếm hữu, thì có phải người VN bị đau khổ không?
hihi, Đh nêu ví dụ dễ thương quá à :) Hoàng Sa,Trường Sa có làm sao thì chỉ ảnh hưởng đền những người ngư dân sống bám biển, những người ở VN nhưng sống ở đồng bằng hay những đồi núi cao chưa chắc đã quan tâm, chưa nói xa hơn tới những người ở Ấn Độ,Sri Lanka... chân lý kiểu gì vậy Đh :)
nhưng mà chỗ này ĐH lại thích ngụy biện dong dài giống như câu hỏi “người đó nói Thật hay nói Dối” ở trên, thay vì trả lời thẳng ra là Có hay Không hoặc là trích Kinh trực tiếp cho nó lẹ thì Đh lại thích dong dài. Tôi nói thẳng luôn nhé:
ngọn núi, con sông… so với ĐH là không có vô thường, tại vì ĐH chết đi sống lại hàng ngàn lần chưa chắc nó đã sinh diệt 1 lần; trừ khi ĐH chứng được thần thông tự mình thấy chúng bị lửa thiêu, bị biến hoại, bị sinh diệt… khi đó ĐH kết luận chúng vô thường là đúng sự thật, không dối trá; nhưng đó là sự thật đối với ĐH chưa chắc là sự thật đối với người khác, vì ngta chưa chứng chưa thấy. 1 người chưa chứng nói chứng, chưa thấy nói thấy là người đang nói dối đó ĐH :)
GSNHUKHONG đã viết:
Không biết đã viết:
ĐH biết sao không? vị cư sĩ đầu tiên gia nhập tăng đoàn thời đức Phật là Yasa, và thứ lớp các pháp Ngài giảng cho vị ấy là gì ĐH có biết không!?

"người con trai gia đình danh giá Yasa nghe nói: “việc này không có chán nản, việc này không có khổ sở” nên mừng rỡ phấn chấn rồi đã cởi ra đôi hài bằng vàng và đi đến gần đức Thế Tôn, sau khi đến đã đảnh lễ đức Thế Tôn rồi ngồi xuống ở một bên. Đức Thế Tôn đã thuyết Pháp theo thứ lớp đến người con trai gia đình danh giá Yasa đang ngồi một bên. Tức là ngài đã giảng giải các bài thuyết về bố thí, bài thuyết về giới cấm, bài thuyết về cõi trời, sự ô nhiễm hạ liệt tai hại của các dục, sự lợi ích của việc xuất ly. Khi đức Thế Tôn biết được tâm của người con trai gia đình danh giá Yasa đã sẵn sàng, dễ uốn nắn, không còn chướng ngại, hướng thượng, tĩnh lặng, ngài đã phô bày Pháp thuyết giảng đã được chư Phật khai mở là: Khổ, Tập, Diệt, Đạo." - https://www.budsas.org/uni/u-luat-daipham/dp-01a.htm

thấy hem ĐH, muốn giảng về cõi Trời thì phải có thần thông đó ĐH :)

còn nói về Dục thì 1 câu Phật đã tóm gọn cả tam thiên đại thiên thế giới luôn rồi đó, tại vì pháp giới chúng sanh nói cho gọn lại thì chỉ trú trong 2 cõi, đó là: cõi Dục và cõi ly Dục (Sắc giới, Vô sắc giới chính là các cõi đã ly Dục)

và sau khi tâm của vị ấy đã "sẵn sàng, dễ uốn nắn..." Phật mới phô bày diễn nói 4 thánh đế.. :)

như vậy nếu chưa thông những pháp cơ bản như bố thí, giữ giới... đã đi thắng vào 4 Thánh đế mà giác ngộ đến nỗi "make sense!" như ĐH nói thì rõ ràng là ĐH siêu hơn Phật rồi :)
Bộ bạn không nhớ pháp đầu tiên Phật giảng sau khi thành đạo là 4 THÁNH ĐẾ à? Ngài đâu giảng bố thí trì giới trước hồi nào đâu..
ĐH có nhớ bài pháp đầu tiền về 4 Thánh đế phật giảng cho ai không? cho những người đã từ bỏ gia đình sống trên rừng trên núi hay là cho người sống trong những ngồi nhà đầy những tiện nghi như điều hòa, computer, chuột phím, internet...? ĐH cứ hay giả mù sa mưa, phớt lờ những câu hỏi mà ngu tôi nhấn mạnh bằng chữ in Đậm màu Đỏ hoài à :)
GSNHUKHONG đã viết:Thử nghe các bài giảng của NHƯ KHÔNG về 4 sự thật: KHỔ, TẬP, DIỆT, ĐẠO của 4 THÁNH ĐẾ để xem nó dễ hiểu như thế nào nè.
7 BÀI GIẢNG VỀ 4 THÁNH ĐẾ
............
hihi, 4 sự thật ĐH giảng cho ai thì tôi cũng hoan hỷ, nhưng để giảng cho tôi lắng nghe và học hỏi thì ĐH cần phải phân biệt được thế nào là Khổ Uẩn thế nào là Khổ Đế ?
kẻo không lại kiểu như thông thường mọi thứ trên thế gian đều là PHÁP HỮU VI
tôi nghe theo, tôi lên trên núi ngồi quán ngọn núi là pháp hữu vi vô thường đến chết vẫn không giác ngộ thì lại khổ tôi lắm :)
mà lập luận theo kiểu truyền thống con người sinh ra ai cũng Khổ, đủ thứ khổ.. bla.. bla... thì tôi nghe nhiều rồi; thậm chí bửa nay bên Thiên Chúa, Tin Lành hay những người Vô thần cũng nói tới nhiều rồi, nhưng cái họ nói hầu hết là Khổ Uẩn của phàm phu chứ không phải Khổ Đế của bậc thánh :)

vậy nhé Đh! thôi tôi đi đây, không phiền ĐH giống lên những tiếng trống pháp cho diễn đàn thêm phần xôm tụ. Chúc ĐH sức khỏe và an lạc :)


Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.28 khách