Thế giới là thường hay vô thường?

Cùng nhau học hỏi những bài giáo lý căn bản và kiến thức Phật học phổ thông.
BATKHONG1985
Bài viết: 1620
Ngày: 03/07/11 06:10
Giới tính: Nam
Đến từ: CHỖ TẤT CẢ MỌI NGƯỜI ĐẾN

Thế giới là thường hay vô thường?

Bài viết chưa xem gửi bởi BATKHONG1985 »

Tôi cũng thường thấy người ta tranh luận với nhau "Thế giới này là thường hay vô thường?"

Trước hết, phải xét xem thế giới là gì?

Nếu thế giới được hiểu là một cõi cụ thể nào đó thì chắc chắn sẽ là vô thường, vì có định hình, định tướng. Mà các tướng đều nhất định biến chuyển nên là vô thường.

Nếu thế giới ám chỉ vũ trụ rộng lớn bao ra bao gồm hết tất cả vật, tất cả hiện tượng có thể có thì thế giới như vậy không có mở đầu, không có kết thúc, thường trụ. Vì các pháp nhân duyên đều theo thứ lớp nảy trổ nối tiếp nhau không ngừng nghi chứ không đồng thời trổ ra một lượt!

Điều này cũng như một cá nhân: luôn luôn có hai tính chất là sanh diệt và vô sanh. Hai thứ này gắn liền với nhau mọi không gian và thời gian không hề tách rời. Sanh diệt và vô sanh liên kết với nhau như thế nào là do trình độ của các nhân đó. Sanh diệt mà không tương ưng với vô sanh thì ca nhân thấy mình trong sanh tử; sanh diệt thuận theo vô sanh thì đó là Phật. Trình độ thấp xuất hiện trước, trình độ cao xuất hiện sau, chứ không phải đùng một cái là ở trên cao!

Cá nhân khi thọ nhận một hình trạng cụ thể thì đó là sanh diệt, như vậy, luân hồi của một cá nhân có sựu bắt đầu và kết thúc. Sự bắt đầu là lúc cá nhân có thức biết nhưng chưa biết các pháp, chưa có kinh nghiệm gì cả như tờ giấy trắng; rồi sau đó theo nhân duyên phát sanh ngã sở và trôi lăn 6 nẻo luân hồi; khi có duyên với Phật Pháp thì tu tập, rồi giải thoát sanh tử chứng quả A LA HÁN thì đó là kết thúc luân hồi sanh tử. Đó là sự kết thúc luân hồi (cái nhân gây sanh tử), chứ không phải kết túc sanh tử nói chung. Muốn kết thúc mọi hình tướng sanh tử (duyên sanh tử) thì phải là Phật Quả. Đó là quá trình đi tưg vô minh đến giác ngộ.


Nguyenthu
Bài viết: 667
Ngày: 19/03/20 05:08
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Hoa Kỳ
Được cảm ơn: 15 time

Re: Thế giới là thường hay vô thường?

Bài viết chưa xem gửi bởi Nguyenthu »

Mượn bài thơ của cô Pucaquynhnga nói về vấn đề của đạo hữu đã đăng vào:

"Trần thế chỉ là chỗ dựa nương,
Cũng như quán trọ ở bên đường.
Mỗi người là khách dừng chân tạm,
Rồi sẽ đi về chốn viễn phương".

Kính! tangbong tangbong
kinhle NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT kinhle
Vào đời đi theo nghiệp duyên,
Củi hết lửa tắt, về miền Tây Phương.


Nguyenthu
Bài viết: 667
Ngày: 19/03/20 05:08
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Hoa Kỳ
Được cảm ơn: 15 time

Re: Thế giới là thường hay vô thường?

Bài viết chưa xem gửi bởi Nguyenthu »

CHUYỆN VÔ THƯỜNG

Nắng mưa là chuyện của trời.
Khổ vui là chuyện của người mà thôi.
Trời, người tách được làm đôi.
Chuyện trời, trời sắp, chuyện người, người lo.
Người lo diệt niệm nhỏ to,
Sạch dòng niệm lự so đo không còn.
Nghiệp xưa nay đã dũa mòn,
Còn đâu sinh diệt! Giác tròn khổ tan.
Trời già cay nghiệt đa đoan,
Đâu còn đày đọa, đâu can dự gì.
Đời người phủi sạch sầu bi,
Vô thường trải khắp, người đi cứu đời.
Ai hay trời đất tuyệt vời,
Chơn thường trên mỗi bước đi vô thường.
(Trích sách: PHÁP NHÀ PHẬT, Huyền Linh biên soạn, năm 1998, trang 95).
kinhle NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT kinhle
Vào đời đi theo nghiệp duyên,
Củi hết lửa tắt, về miền Tây Phương.


khach tran
Bài viết: 234
Ngày: 04/04/10 21:27
Giới tính: Nam
Đến từ: vietnam
Đã cảm ơn: 13 time

Re: Thế giới là thường hay vô thường?

Bài viết chưa xem gửi bởi khach tran »

BATKHONG1985 đã viết: 09/04/20 06:27 Tôi cũng thường thấy người ta tranh luận với nhau "Thế giới này là thường hay vô thường?"

Trước hết, phải xét xem thế giới là gì?

Nếu thế giới được hiểu là một cõi cụ thể nào đó thì chắc chắn sẽ là vô thường, vì có định hình, định tướng. Mà các tướng đều nhất định biến chuyển nên là vô thường.

Nếu thế giới ám chỉ vũ trụ rộng lớn bao ra bao gồm hết tất cả vật, tất cả hiện tượng có thể có thì thế giới như vậy không có mở đầu, không có kết thúc, thường trụ. Vì các pháp nhân duyên đều theo thứ lớp nảy trổ nối tiếp nhau không ngừng nghi chứ không đồng thời trổ ra một lượt!

Điều này cũng như một cá nhân: luôn luôn có hai tính chất là sanh diệt và vô sanh. Hai thứ này gắn liền với nhau mọi không gian và thời gian không hề tách rời. Sanh diệt và vô sanh liên kết với nhau như thế nào là do trình độ của các nhân đó. Sanh diệt mà không tương ưng với vô sanh thì ca nhân thấy mình trong sanh tử; sanh diệt thuận theo vô sanh thì đó là Phật. Trình độ thấp xuất hiện trước, trình độ cao xuất hiện sau, chứ không phải đùng một cái là ở trên cao!

Cá nhân khi thọ nhận một hình trạng cụ thể thì đó là sanh diệt, như vậy, luân hồi của một cá nhân có sựu bắt đầu và kết thúc. Sự bắt đầu là lúc cá nhân có thức biết nhưng chưa biết các pháp, chưa có kinh nghiệm gì cả như tờ giấy trắng; rồi sau đó theo nhân duyên phát sanh ngã sở và trôi lăn 6 nẻo luân hồi; khi có duyên với Phật Pháp thì tu tập, rồi giải thoát sanh tử chứng quả A LA HÁN thì đó là kết thúc luân hồi sanh tử. Đó là sự kết thúc luân hồi (cái nhân gây sanh tử), chứ không phải kết túc sanh tử nói chung. Muốn kết thúc mọi hình tướng sanh tử (duyên sanh tử) thì phải là Phật Quả. Đó là quá trình đi tưg vô minh đến giác ngộ.
KÍnh!
h/h vào Đại Thừa Khởi Tín Luận của Bồ Tát Mã Minh sẽ có giải đáp cho mình!
Kính chúc an lạc.
Nam mô bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật


Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.23 khách