Phật tử quan niệm ăn uống thế nào cho đúng với chánh pháp ?

Cùng nhau học hỏi những bài giáo lý căn bản và kiến thức Phật học phổ thông.
Chanhientam
Bài viết: 959
Ngày: 11/09/07 15:44

Re: Phật tử quan niệm ăn uống thế nào cho đúng với chánh pháp ?

Bài viết chưa xem gửi bởi Chanhientam »

Đây là câu nói của Ht, xin để Ht giải quyết nó. Cám ơn Naicon cũng như Zelda đã hứng khởi tranh luận về câu nói đó.

Thật ra, Ht không hề y cứ vào hình thức chay mặn để kết luận đó là Phật tử hay không Phật tử. Bởi Ht không hề khẳng định dứt khoát về vấn đề đó, mà nói nó trong phạm vi Nhân Duyên : Nếu bạn ăn chay trong cái duyên như thế thì bạn không phải là Phật tử. Nếu bạn ăn chay trong cái duyên như thế thì bạn là Phật tử. Nếu bạn ăn mặn trong cái duyên như thế, thì bạn không phải là Phật tử v.v... Câu đầu của thầy Huệ Viên, thấy thì như khẳng định nhưng thật là không phải. Vì sao? Vì thầy có câu sau nói về Nam Tông, ăn mặn kèm theo ba điều kiện. Pháp thế gian là pháp nhân duyên. mọi thứ đều có liên quan với nhau. Vì thế khi đọc một bài viết, mình phải lấy ý của toàn bộ. Nếu lấy ý rồi, mà tách riêng câu nói đó ra, nó vẫn lệch thì mình mới có thể phê bình câu nói đó là không đúng.

Khi Mimosa lên tiếng, Ht không giải thích mà chỉ gật đầu "nhận tội", bởi vì Ht muốn nó chấm dứt ngang đó. Có hai lý do để Ht làm như vậy :
1. Ht đang bận, giải thích ra dài quá. Làm biếng.
2. Trong quá trình giải thích, phải đưa ra những hình ảnh thực tế để chứng minh. Đây là điều Ht không muốn. Bởi nếu không hiểu, có người sẽ nghĩ là Ht bài bác Nam tông. Với tinh thần đó thì Ht trở thành kẻ vi phạm nội qui của Diễn đàn.

Có điều "Cây muốn lặng mà gió chẳng ngừng". Không ngờ người bạn tri kỷ lên tiếng. Không phải một ông mà ... duyên khởi đến một cặp. Thôi thì, duyên nó như thế, mình cứ theo như thế mà làm. Nếu việc giải thích này, ban điều hành thấy nó vi phạm nội qui diễn đàn, thì xin cứ cắt tên con. Con xin rút lui. Nhưng có lẽ cũng nên phân tích lý giải một lần cho rõ.


thu tử
Bài viết: 6
Ngày: 12/09/07 15:53

Re: Phật tử quan niệm ăn uống thế nào cho đúng với chánh pháp ?

Bài viết chưa xem gửi bởi thu tử »

Chanhientam đã viết: Nếu việc giải thích này, ban điều hành thấy nó vi phạm nội qui diễn đàn, thì xin cứ cắt tên con. Con xin rút lui. Nhưng có lẽ cũng nên phân tích lý giải một lần cho rõ.
Kính ĐH Chanhientam.
Đâu có gì nghiêm trọng vậy ĐH.-Chỉ là chuyện ăn thôi mà..!!!
Người mình nói:"miếng ăn là miếng....."
*cho nên ăn thế nào cũng được,miễn thấy an lạc là tốt.
*Mình thấy có câu:"Cẩn thủ thắng trì trai...Vô cầu thắng bố thí..v.v.."
*Quan trọng là việc tu học của mình thôi.
Lại nói nhỏ với ĐH việc này nhé.(mình thấy có người họ nói họ ăn chay,nhưng chấp vào sự chay tịnh của mình quá lắm,lấy đó làm cứu cánh .-ngoài ra không cần biết gì nữa hết,đó là trở thành "bịnh" rồi.
*Ngày xưa Lục Tổ Huệ Năng,khi ở với thợ săn,nấu rau chung với thịt ngài vẫn ăn,mà vẫm làm Tổ thôi mà...
Cho nên theo mình nghĩ .=ăn sao cũng được.Tu là chính.
Kính.


zelda
Bài viết: 682
Ngày: 22/08/07 09:21
Giới tính: Nam
Đến từ: HCM
Nghề nghiệp: Đi làm , đi học

Re: Phật tử quan niệm ăn uống thế nào cho đúng với chánh pháp ?

Bài viết chưa xem gửi bởi zelda »

Bạn thu tử nói rất hay . Ăn sao mà kô được chỉ là cái ăn thôi mà . Nếu ăn một miếng thịt mà khóc bù lu bù loa cho là ăn chúng sinh thì quả là bịnh . Cục thịt mà cho = chúng sinh thì có lẽ là .............


Gieo suy nghĩ, gặt hành động
Gieo hành động, gặt thói quen
Gieo thói quen, gặt tính cách
Gieo tính cách, gặt số phận

Dick Lyles
Chanhientam
Bài viết: 959
Ngày: 11/09/07 15:44

Re: Phật tử quan niệm ăn uống thế nào cho đúng với chánh pháp ?

Bài viết chưa xem gửi bởi Chanhientam »

Trời đất! Bài biết của Ht sao còn có một khúc vậy? Đâu mất phần sau rồi.

Trước hết xin cám ơn bậc Trí giả Thutu trước. Một lời nhắc nhỡ rất giá trị. "Ăn sao cũng được miễn là tu thôi mà". Nhưng Thutu ơi! Nều đúng là người có thực chất tu hành thì sẽ thấy "miếng ăn là miếng tồi tàn", không có gì để tranh luận hơn thua. Nhưng cái khổ là vì không thấy miếng ăn là miếng tồi tàn, nên "Mất đi một miếng nổi cục u trên đầu". Vì vậy, người ăn chay thì biện cho việc ăn chay của mình. Người ăn măn thì biện cho việc ăn mặn của mình. Không còn nhìn vấn đề một cách khách quan theo tinh thần học hỏi : Cái ăn nào có lợi cho việc tu hành của mình. Cái ăn nào khiến mình càng bị trói buộc, không thể giải thoát.

Miếng ăn tuy tồi tàn nhưng không phải là nó không quan trọng đối với việc tu hành khi mà tâm ta còn đầy sự chấp thủ, niệm chúng sanh còn quá nhiều. Nếu không, trong các kinh Phật đã không dạy chư vị Tỷ kheo ăn như thế nào để mục tiêu giải thoát được thành tựu. Và khi đưa ra việc ăn thịt, Phật cũng không phải đặt ra 5 điều kiện gọi là tịnh nhục (Tam Tạng Pháp Số, mục Ngũ chủng tịnh nhục) để chư vị có điều kiện tịnh thân tâm, mới tròn hạnh nguyện giải thoát của mình.

Giờ Ht sẽ đưa ra 2 câu chuyện mà tự bản thân Ht chứng kiến, để chư vị thấy, khi chúng ta ăn một cục thịt, thì nó có phải chỉ là cục thịt vô tri vô giác thôi, hay đó là cả một quá trình nhân quả nối tiếp nhau.

Trong buổi họp của ban đại diện ở tỉnh Đ ... (xin không nói tên). Trong đó có một số vị Nam Tông tham dự. Quí Thầy theo thói thường, cúng dường đồ chay hết chu thuận tiện. Nhưng tai ác là có một số vị không ăn chay được, không chịu cầm đủa. Rốt cuộc phải đi mua đồ mặn về. Một người bên cạnh Ht đã thốt lên một câu "Trời! có một bữa mà cũng không thể ăn chay được sao!". Ht Thấy đau lòng vì câu nói đó. Không phải cho những vị Tỷ kheo kia, mà vì Ht cũng chưa ăn chay được dù rất muốn ăn chay. Ht nghĩ đến sự trói buộc của nghiệp ăn. Chưa biết bao giờ mình mới có thể gỡ ra. Thức thực ... Tài chi trong kinh phật dạy chúng ta khi ăn phải quán, Tỷ kheo muốn ăn thịt, thì thịt đó phải có điều kiện. Rõ ràng, nó tồi tàn đó, nhưng chúng ta vẫn bị nó trói, một bữa còn không buông được, trong khi Phật tử tại gia còn ăn được 2 ngày một tháng.

Việc trên chỉ ảnh hưởng đến nghiệp tập của từng người, nó không như chuyện Ht chứng kiến sau đây : Một lần Ht đi mua bao ni lông, trong khi chờ lấy bao thì gặp hai người phụ nữ, cũng vào mua bao chuẩn bị cho việc cúng dường. Hai bà rất hào hứng vì vừa đi đặt một con heo quay và mấy chục cái hột vịt lộn về. Ht thắc mắc vì sao lại cúng heo thì hai bà nói "Quí Sư không ăn chay". Ht cự "Tại mấy bà cứ cúng mặn, rồi đổ thừa cho quí Sư không ăn chay. Cúng gì thì Sư ăn nấy, Sư nào có tâm lựa chọn". Hai bà trả lời ... (Phần này xin không nói ra, bởi không biết đó là ý của hai bà hay của quí sư. Thiên hạ hay vọng tưởng vào lời nói của người qua lăng kiến của mình lắm).
Rõ ràng, việc ăn như thế đâu phải chỉ ảnh hưởng đến mình mình? Nó liên quan đến cả chúng sinh mà mình đang độ họ. Thịt đó không còn là tịnh nhục, vì đã phạm vào điều kiện "Nghi vì mình mà giết". Chỉ nghi thôi còn không thể ăn, huống là chính vì mình. Cái quả của việc cúng dường nó liên quan đến mức độ thanh tịnh của người nhận, người cúng và phẩm vật cúng dường. Trong trường hợp trên, cái quả mà thí chủ nhận được có tương hợp với tấm lòng mà họ đã vì mình dâng cúng không? Miếng ăn tuy tồi tàn, vì thế xin đừng vì nó mà làm tổn hại đến lòng từ và trí tuệ của chúng sinh.


Chanhientam
Bài viết: 959
Ngày: 11/09/07 15:44

Re: Phật tử quan niệm ăn uống thế nào cho đúng với chánh pháp ?

Bài viết chưa xem gửi bởi Chanhientam »

Xin lỗi, phần viết trên có vài chỗ sai lỗi ngữ từ, nhưng vì đường dây mấy ngày nay ở chỗ Ht đang sửa sao đó, mạng cứ chập chờn nên không dám sửa, sợ mất bài, viết lại cực quá!
Ht sẽ viết tiếp phần còn lại. Nói về hai chữ Phật tử. Vì mấu chốt tranh luận chính là từ đó mà ra.


Hình đại diện của người dùng
Admin I
Bài viết: 210
Ngày: 16/06/07 20:05

Re: Phật tử quan niệm ăn uống thế nào cho đúng với chánh pháp ?

Bài viết chưa xem gửi bởi Admin I »

Xin chào mọi người,

Các bạn cứ vô tư thảo luận học hỏi, cũng như được quyền nói lên tiếng nói của mình trong tinh thần cởi mở. Mấy bữa nay nhất có 2 vị luôn có mặt tại diễn đàn vì đang nâng cấp diễn lên bản php3.7 và sửa lỗi chương trình gõ tiếng Việt... vì vậy cũng khoảng giờ này hôm qua khi Chanhientam gởi bài thì có lẽ mình là người đầu tin đọc. và thấy chỉ một đoạn như vậy thôi, không khác gì hôm nay. đặc trường hợp có ai sửa thì bên dưới sẽ có một dòng chữ chú thích. Xin các bạn cứ vô tư thảo luận. thân mến.


Chư Tỷ-kheo, xưa cũng như nay, ta chỉ giảng nói về khổ và sự diệt khổ. MN. 22

Khônb bệnh lợi tối thắng, Niết-bàn lạc tối thượng, bát chánh là độc đạo. An ổn và bất tử. MN. 75.
Hình đại diện của người dùng
hoctro
Bài viết: 48
Ngày: 27/08/07 15:54
Giới tính: Nam
Nghề nghiệp: Đợi suy nghĩ đã.

Re: Phật tử quan niệm ăn uống thế nào cho đúng với chánh pháp ?

Bài viết chưa xem gửi bởi hoctro »

Ôi lâu quá không trở lại, trong này sôi nổi nhỉ. Chuyện chay mặn đối với mình à ? Nếu ăn chay hay mặn mà tâm vô phân biệt thì sao cũng được. Còn như ăn mà biết ngon biết dỡ thì tốt nhất nên ăn chay. Vì ăn mà khen ngon chê dỡ tức là có tâm phân biệt đã có tâm phân biệt thì hẳn sẽ có nhân quả ?

Nếu ăn mà vô phân biệt được như Tuệ Trung thượng sĩ thì oki oki bằng không ? ô hô! ta cứ xơi đồ chay cho chắc ăn, khỏi tạo nghiệm. Ai bảo ăn chay là bà la môn thì ha ha có hơn 60% Phật tử khắp thế giới cũng là bà la môn ? Chay mặn gì cũng được ? nếu tu mà giải thoát thì chuyện gì cũng xong. Tu mà không giải thoát ? chay mặn gì cũng đầu thai hết ráo.

Thảo luận là để học hỏi thêm kiến giải của người khác chứ thảo luận mà để giữ gìn bảo vệ lập trường của mình và cho rằng ta đúng người khác sai, bao giờ mới tiến bộ ? Sao ta không thoát khỏi cái ngôi nhà nhỏ bé của mình ? giải thoát mình khỏi cái khung trời bé bỏng, thử vượt ra khỏi khung trời ấy xem đời có gì đẹp có gì vui hơn không ? Đâu ai ràng buộc mình phải không các bạn chỉ tự mình trói mình đó thôi.


Ly tịch phương ngôn tịch diệt. Khứ sinh hậu thuyết vô sinh. Nam nhi tự hữu xung thiên chí. Hưu hướng Như Lai hành xứ hành.
Ngô Tất Tố dịch:
Thoát kiếp rồi bàn câu tịch diệt. Không sinh hãy nói chuyện siêu sinh. Tài trai có chí xông trời thẳm. Giẫm vết Như Lai luống nhọc mình.
Thiền sư Quảng Nghiêm (1121 - 1191) huyện Ðan Phượng, tỉnh Hà Tây, Việt Nam.
Hình đại diện của người dùng
thienminh
Bài viết: 68
Ngày: 16/06/07 20:31

Re: Phật tử quan niệm ăn uống thế nào cho đúng với chánh pháp ?

Bài viết chưa xem gửi bởi thienminh »

ở đâu có ăn ở đó xôn tụ ha. Chỉ bàn đến ăn mà chẳng thấy cái gì ăn được cả đói meo râu. nhìn cái miệng của gã này :o phải biết đói lắm. chúc vui cả nhà.


Không làm các điều ác, thường làm các điều lành, giữ thân ý trong sạch, đó là lời Phật dạy.
Nội quy sinh hoạt của diễn đàn: 1. Thân hòa cùng chung ở. 2. Khẩu hòa không tranh cãi. 3. Ý hòa cung hoan hỷ. 4. Giới hòa cùng tu tập. 5. Kiến hòa cùng giải bày. 6. Lợi hòa cùng chia sẻ. Mong mọi người sinh hoạt trong trong tinh thần lục hòa.
- Nhấn F12 để bật hay tắt chương trình gõ tiếng Việt của diễn đàn.
http://daitangkinhvietnam.org | http://tudien.daitangkinhvietnam.org | http://diendan.daitangkinhvietnam.org
Chanhientam
Bài viết: 959
Ngày: 11/09/07 15:44

Re: Phật tử quan niệm ăn uống thế nào cho đúng với chánh pháp ?

Bài viết chưa xem gửi bởi Chanhientam »

Hi hi ... Con thấy hình của thầy Thiền Minh ... "tròn vo" đâu có ốm :D


zelda
Bài viết: 682
Ngày: 22/08/07 09:21
Giới tính: Nam
Đến từ: HCM
Nghề nghiệp: Đi làm , đi học

Re: Phật tử quan niệm ăn uống thế nào cho đúng với chánh pháp ?

Bài viết chưa xem gửi bởi zelda »

Nguyên cớ nào hoctro cho rằng ăn chay là kô tạo nghiệp ? Đức Phật đã có lý khi cấm ăn chay , ăn mặn . Mà đã duy trì ăn theo duyên tức ăn kô cầu . Nếu mà ăn khôgn cầu theo giới luật tức là ăn kô phân biệt . Như bạn nói thì ăn kô phân biệt là oki nhất rồi.
Hạnh khất thực cho gì ăn nấy là hạnh duy nhất ăn kô phân biệt, ăn đúng giờ , không cầu . Diệt trừ sự tham ái trong ăn uống . Hạnh này là hạnh ăn đúng theo lời dạy của Đức Phật.


Gieo suy nghĩ, gặt hành động
Gieo hành động, gặt thói quen
Gieo thói quen, gặt tính cách
Gieo tính cách, gặt số phận

Dick Lyles
Chanhientam
Bài viết: 959
Ngày: 11/09/07 15:44

Re: Phật tử quan niệm ăn uống thế nào cho đúng với chánh pháp ?

Bài viết chưa xem gửi bởi Chanhientam »

zelda đã viết:Nguyên cớ nào hoctro cho rằng ăn chay là không tạo nghiệp ?

Thế giới này là thế giới Nhân duyên. Nhưng mình lại hay dùng cái tưởng hữu thể (chấp có) để nhìn vạn sự vạn vật. Vì có sự không tương ưng đó mà Phật nói chúng ta vô minh. Thế giới từ đó mà tiếp nối trùng trùng. Diễn đàn cũng từ đó mà "nóng hổi" không ngừng v.v...

Một người nói "Anh A là cha". Người có cái nhìn nhân duyên thì hiểu câu nói đó chỉ có giá trị đối với cái duyên là con của anh A. Ngoài cái duyên đó ra, câu nói đó không còn giá trị nữa. Nhưng với người có tư tưởng chấp có, tức lấy cái cha làm tánh của anh A. Nghĩa là, ở đâu anh A cũng làm cha. Thì anh A trở thành cha của tất cả thiên hạ. Vì thế câu nói đó trở thành sai trong các trường hợp (duyên) khác là cha anh A, vợ anh A v.v... Mới xuất hiện sự tranh cải.

Học trò nói "Nếu khi ăn còn thấy có ngon dỡ thì nên ăn chay để đỡ tạo nghiệp" là đỡ tạo cái nghiệp trong cái duyên ăn uống, không phải trong các duyên khác trong đời sống. Thấy được như vậy thì không có gì ... "hỏi tới" nữa.

Luôn tiện đây, Ht cũng nói về hai chữ Phật tử. Ht kết luận câu "không phải là Phật tử" là khi đang luận về chư vị tỷ kheo không thực hành đúng 5 điều kiện mà Phật đã đặt ra khi ăn thịt. Như vậy cái duyên mà Ht đang nói là :

1. Đang nói về chuyện ăn. Nghĩa là, ngoài chuyện ăn ra, câu nói này không có giá trị.
2. Đang nói về chư vị xuất gia. Nghĩa là, với hàng tại gia, câu nói này không có giá trị. Nếu có thì đó là hàng tại gia có chí nguyện xuất thế.
3. Đang nói về chư vị Tỷ kheo ăn thịt mà không tuân thủ đúng những điều kiện Phật đã đặt ra. Nghĩa là, với chư vị Tỷ kheo ăn thịt mà vẫn đáp ứng đúng 5 điều kiện Phật đã đặt ra thì câu nói đó không có giá trị.

Trong kinh Đại Bửu Tích quyển 6, phẩm Bồ tát Vô Úy Đức, khi ngài La Hầu La luận nghị không lại Bồ tát Vô Úy Đức, nhà vua đã lên tiếng "Con không biết Tôn giả đây là con trai của Như Lai Thích Ca, trong hàng học giới là tối đệ nhất sao?". Bồ tát VUD trả lời " ... Chớ nói La Hầu La là con trai của Thế Tôn, Phụ Vương có nghe Sử tử mà sanh dã can không? ...".

Đoạn kinh cho thấy : Có huyết thống máu mủ, giới luật, học vấn uyên thâm, mà trí vô sư chưa hiển, còn bị cho là không phải con, huống là những điều nhỏ nhặt mà Như Lai đã dạy, mình lại không tuân thủ được? Với Ht, trong việc tu hành, "niệm trước mê thì chúng sinh, niệm sau giác là Phật". Vì thế Phật tử hay không phải Phật tử với Ht, Ht tính nó trên từng niệm, từng sự ... Việc này, nếu mình không tuân thủ được lời dạy của Phật, thì mình chưa phải là Phật tử. Nhưng với việc khac mình làm rất tốt, thì mình vẫn là Phật tử đối với việc đó. Thân!


zelda
Bài viết: 682
Ngày: 22/08/07 09:21
Giới tính: Nam
Đến từ: HCM
Nghề nghiệp: Đi làm , đi học

Re: Phật tử quan niệm ăn uống thế nào cho đúng với chánh pháp ?

Bài viết chưa xem gửi bởi zelda »

Vâng ý của Zelda cũng là ý như thế . Tại sao "Nếu khi ăn còn thấy có ngon dỡ thì nên ăn chay để đỡ tạo nghiệp" ?
Và Zelda cũng đã nêu rõ muốn hay kô muốn thì hạnh cho gì ăn nấy là hạnh đáng tôn kinh hơn cả . Một người kô biết đạo kô thể nào vì 1 nhà sư mà đi làm thịt cho người đó ăn đâu ( vì không rãnh ) . Người biết đạo lại kô làm chuyện kì lạ đó . Do vậy cứ cầm bình bát khất thực tự nhiên theo đúng Tam Tịnh Nhục ( nền tảng dựa vào giới kô sát sinh gồm 5 chi rõ ràng).
Ý của Zelda là nếu muốn ăn cho đúng là xuất ly thì kô có cách gì khác bằng hành khất . Còn quan niệm ăn chay mới là tu thì thật sự là sai lầm .


Gieo suy nghĩ, gặt hành động
Gieo hành động, gặt thói quen
Gieo thói quen, gặt tính cách
Gieo tính cách, gặt số phận

Dick Lyles
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.29 khách