Phật tử quan niệm ăn uống thế nào cho đúng với chánh pháp ?

Cùng nhau học hỏi những bài giáo lý căn bản và kiến thức Phật học phổ thông.
mimosa
Bài viết: 103
Ngày: 24/08/07 10:05

Phật tử quan niệm ăn uống thế nào cho đúng với chánh pháp ?

Bài viết chưa xem gửi bởi mimosa »

Xin quý vị cho biết là người con Phật quan niệm ăn uống thế nào cho đúng với chánh pháp ? chay hay mặn ... ?


Hì hì người ta ký mình cũng bắt trước ký cho giống người ta:
Xuân khứ bách hoa lạc, Xuân đáo bách hoa khai, Sự trục nhãn tiền quá, Lão tùng đầu thượng lai, Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận, Đình tiền tạc dạ nhất chi mai
Bản chữ Nôm:
Xuân đi trăm hoa rụng, Xuân đến trăm hoa cười, Trước mặt việc đi mãi, Trên đầu già đến rồi, Đừng bảo xuân tàn hoa rụng hết, Đêm qua sân trước một cành mai.
Mãn Giác 1052-1096, Thiền sư Việt Nam thời Lý

http://daitangkinhvietnam.org
http://diendan.daitangkinhvietnam.org
http://tudien.daitangkinhvietnam.org
Thích Huệ Viên
Điều Hành Viên
Bài viết: 160
Ngày: 17/07/07 08:12
Giới tính: Nam

Re: Phật tử quan niệm ăn uống thế nào cho đúng với chánh pháp ?

Bài viết chưa xem gửi bởi Thích Huệ Viên »

mimosa đã viết:Xin quý vị cho biết là người con Phật quan niệm ăn uống thế nào cho đúng với chánh pháp ? chay hay mặn ... ?
Kính bạn mimosa.
Dĩ nhiên người Phật tử ăn uống đúng chánh Pháp là Phải ăn chay rồi.
Nhưng tùy theo Pháp môn tu nên cách ăn chay có khác nhau:
*Nếu người Phật tử ấy tu theo PG Nam truyền thì vị ấy chỉ ăn Tam Tịnh Nhục (nghĩa là không thấy,không nghe,không nghi con vật bị giết vì mình).
*Nếu người Phật tử ấy tu theo PG Bắc Truyền thì cũng có ba sự chọn lựa.-
@.Hoặc là ăn Tam tịnh NHục như trên.
@.Hoặc là ăn rau quả (không dùng thịt) trong một số ngày nhất định .
@.Hoặc ăn rau quả luôn luôn.
Chủ yếu là nguồn thức ăn đó có được đó không bị phạm vào NGỦ GIỚI CẤM.-Thì mới được gọi là ĂN CHAY.
Chúc bạn thực hành Chay Tịnh đúng Chánh Pháp.


"Nhứt thiết hữu vi pháp.
Như mộng huyễn bào ảnh.
Như lộ diệc như điện,
ưng tác như thị quán."

http://daitangkinhvietnam.org
http://daitangkinhvietnam.org/tudien
http://daitangkinhvietnam.org/diendan
zelda
Bài viết: 682
Ngày: 22/08/07 09:21
Giới tính: Nam
Đến từ: HCM
Nghề nghiệp: Đi làm , đi học

Re: Phật tử quan niệm ăn uống thế nào cho đúng với chánh pháp ?

Bài viết chưa xem gửi bởi zelda »

Da con kính chào thầy Huệ Viên .
Con đọc qua phần trả lời của thầy con cảm thấy vẫn con nhiều khúc mắc nên con cũng xin góp vài lời .
Con nhớ thời xưa Đạo Ba La Môn họ cũng ăn chay vậy sau cùng họ lại chính là những người tàn sát đạo Phật ta ở Ấn Độ . Như vậy ăn chay có đúng thật là có lợi ích cho thân tâm kô ???
Và con cũng nhớ thời Đức Phật ngài kô hề đưa ra giới luật về ăn chay và hiện nay cũng vậy con vẫn chưa biết có giới luật nào quy định phải ăn chay cả .
Và con cũng nhớ ngày xưa Đức Phật cũng ăn mặn chứ kô có ăn chay bao giờ.

Theo con nếu ăn theo chánh pháp tức la khi ta ăn sẽ kô để phát sinh một bất thiện nghiệp nào . Theo Vi Diệu Pháp thì muốn có bất thiện nghiệp thì trong tâm phải có Tâm Tham , con nói đây là tâm tham chưa nói đến tác ý hay thiện nghiệp . Như vậy muốn ăn theo chánh pháp ta ăn phải kô có Tham .

Nếu gọi là ăn chay , ăn mặn thì ta đã chấp vào ăn ( phải ăn thế này , thế nọ) muốn có một tâm chấp thì rõ ràng ta phải có Sở Hữu Tâm bất thiện . Vậy nếu quy định phải ăn Chay , Mặn thì đã là chưa theo đúng .
Nếu người Phật Tử đi chợ có sự : Tham ăn món này , món nọ con giả dụ như là ăn rau kô thôi hay là ăn thịt kô thôi , hoặc giả là ăn rau và cả ăn thịt . Theo kinh tế học người ấy đã là một tác nhân của Cầu mà có cầu phải có Cung . Do vậy nếu nói người đi mua đồ ăn kia phạm sát sinh là sai nhưng bất thiện nghiệp thì có .
Nếu ăn theo đúng Đức Phật thì người Phật Tử phải ăn sao cho " không cầu mà có " = " tùy duyên mà hưỡng" . Tức là phẩm hạnh hành khất , người hành khất theo đúng chánh pháp mang một tâm gieo duyên cho chúng sinh và ăn để duy trì mạng sống này để mà con tu tập còn cái việc ăn cái gì với họ thì kô thành vấn đề. Như vậy họ sẽ kô chế định thức ăn chay hay mặn mà chỉ chế định có " Cầu " ăn hay kô cầu ăn .
Đạo Phật ta lấy tận diệt tham ái làm đầu nến khi ăn cũng kô được có sự có mặt của nó trong đó .
Tuy nhiên nếu một ngày chư Phật Tử cứ muốn ăn là lai đi khất thực thì sẽ vô tình kô chế định tâm " tham ăn " nên Đức Phật đã có quy định việc ăn trong giới luật đó là giới thứ 7 " Con xn vâng giữ điều học là cố ý tránh xa việc ăn sái giờ ". Đây gọi là trai thời hay là ăn đúng thời , ngừoi Phật tử phải ăn kô " cầu " và ăn đúng thời có vậy mới đúng là ăn theo Chánh Pháp.
Đôi lời kính thưa cùng thầy Huệ Viên


Gieo suy nghĩ, gặt hành động
Gieo hành động, gặt thói quen
Gieo thói quen, gặt tính cách
Gieo tính cách, gặt số phận

Dick Lyles
Hình đại diện của người dùng
Mlj4u
Bài viết: 6
Ngày: 09/10/07 07:21
Giới tính: Nam
Nghề nghiệp: Student

Re: Phật tử quan niệm ăn uống thế nào cho đúng với chánh pháp ?

Bài viết chưa xem gửi bởi Mlj4u »

Theo Mlj4u thì nói một cách ngắn gọn: Ăn uống đúng với chánh pháp đồng nghĩa với việc ĂN CHAY (giữ giới không sát sinh và khuyến khích mọi người không sát sinh --> Thể hiện TÂM TỪ) và KHÔNG ĂN PHI THỜI (ăn đúng bữa)


"Tình thương là chân lý
Tồn tại giữa trời không
Cho đời Chân, Thiện, Mỹ
Cho ta vẹn tấm lòng."
mimosa
Bài viết: 103
Ngày: 24/08/07 10:05

Re: Phật tử quan niệm ăn uống thế nào cho đúng với chánh pháp ?

Bài viết chưa xem gửi bởi mimosa »

Mlj4u đã viết:Theo Mlj4u thì nói một cách ngắn gọn: Ăn uống đúng với chánh pháp đồng nghĩa với việc ĂN CHAY (giữ giới không sát sinh và khuyến khích mọi người không sát sinh --> Thể hiện TÂM TỪ) và KHÔNG ĂN PHI THỜI (ăn đúng bữa)
Chào Mlj4u, cách nói an chay của bạn, hầu hết những người theo Phật giáo bắc tông và nam tông đều đều đồng ý vì nghĩa chữ chay = trai không có nghĩa là ăn chay thuần rau cỏ, mà nó còn nghĩa như bạn và thầy Huệ Viên đã nói. Hình đại diện đẹp a, Ms cũng đang tìm một cái mà chưa ưng ý nếu có hình đẹp thì cho Ms xin một cái. thân ái,


Hì hì người ta ký mình cũng bắt trước ký cho giống người ta:
Xuân khứ bách hoa lạc, Xuân đáo bách hoa khai, Sự trục nhãn tiền quá, Lão tùng đầu thượng lai, Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận, Đình tiền tạc dạ nhất chi mai
Bản chữ Nôm:
Xuân đi trăm hoa rụng, Xuân đến trăm hoa cười, Trước mặt việc đi mãi, Trên đầu già đến rồi, Đừng bảo xuân tàn hoa rụng hết, Đêm qua sân trước một cành mai.
Mãn Giác 1052-1096, Thiền sư Việt Nam thời Lý

http://daitangkinhvietnam.org
http://diendan.daitangkinhvietnam.org
http://tudien.daitangkinhvietnam.org
Hình đại diện của người dùng
Mlj4u
Bài viết: 6
Ngày: 09/10/07 07:21
Giới tính: Nam
Nghề nghiệp: Student

Re: Phật tử quan niệm ăn uống thế nào cho đúng với chánh pháp ?

Bài viết chưa xem gửi bởi Mlj4u »

Cảm ơn góp ý của bạn. Muốn image thì vui lòng liên hệ với mình qua yahoo: bichdao.info, sẵn sàng chia sẻ.
Thân ái!


"Tình thương là chân lý
Tồn tại giữa trời không
Cho đời Chân, Thiện, Mỹ
Cho ta vẹn tấm lòng."
Chanhientam
Bài viết: 959
Ngày: 11/09/07 15:44

Re: Phật tử quan niệm ăn uống thế nào cho đúng với chánh pháp ?

Bài viết chưa xem gửi bởi Chanhientam »

Mọi trả lời đều hay mà vấn nạn của Zelda cũng hay. Đó không phải chỉ là những thắc mắc thôi mà còn là biện minh cho vấn đề ăn mặn của một số người mà Ht đã từng gặp.

1. Không phải chỉ có Phật giáo mới có những hình thức như giới luật, thiền định v.v... Nhưng thứ để mình phân biệt được giữa giới luật, thiền định v.v... của Phật giáo với những tôn giáo khác là ở tinh thần mà đức Phật muốn ta đạt được khi đặt ra những hình thức đó. Đó là giúp trừ bỏ tham - sân - si, để trí tuệ và lòng từ của mình ngày càng phát triển. Vì thế, ăn chay mà tàn sát lẫn nhau, thì đó không phải là Phật tử.

2. Đức Phật và tăng chúng thời đức Phật tuy ăn mặn, Đức Phật cũng không nói gì đến hình thức ăn chay. Nhưng việc cho phép ăn mặn của đức Phật có đi kèm một số điều kiện (như một số điều kiện mà Thầy Huệ Viên đã nói ) chứ không phải cho ăn mặn vô điều kiện. Nếu đã cho ăn mặn có điều kiện, thì những điều kiện đó chính là thứ quyết định cho việc ăn mặn. Một khi những điều kiện đó không còn, thì việc ăn mặn cũng phải chấm dứt. Vì thế, tuy đức Phật không cấm việc ăn mặn, không khuyến khích việc ăn chay, nhưng chúng ta cũng cần quán xét kỹ đối với những điều kiện mà đức Phật đã đưa ra đó. Nếu điều kiện đã khác, mà việc ăn mặn vẫn tiếp diễn ... Đó là ta đang chấp vào hình thức ăn mặn, mà quên mất tinh thần Phật đã dạy. Vậy thì, dù ta có đang mặc được chiếc áo vàng rực của Như Lai chăng nữa, ta vẫn không phải là Phật tử.

3. Nhân quả và nghiệp lực là vấn đề then chốt đối với đạo Phật.
. Trên mặt nhân quả, súc sanh cũng có tâm đau khổ, trả thù v.v... cũng từng là cha mẹ thân ruột của mình v.v... Vì thế ăn thịt là vấn đề bất đắc dĩ trong điều kiện mà Phật pháp còn đang thời "hoang sơ", lúc mà điều kiện xã hội, tăng đoàn cũng như việc gieo duyên giáo hóa còn nhiều khó khăn. Chứ đó không phải là ý muốn của Như Lai.
. Trên mặt nghiệp lực, thứ gì đã thành nghiệp, tức đã thành thói quen, thì thứ đó sẽ tác động rất mạnh đối với đời sống của mình. Vì sao có một số người rất muốn ăn chay mà vẫn không ăn được? Vì thấy nhạt nhẽo, bệnh hoạn v.v... Chính vì ăn mặn đã thành nghiệp lực. Một khi ăn mặn đã thành nghiệp lực, mà nghiệp lực này đã có lực quá mạnh, thì có khi ăn chay một bữa cũng không được (Ht đã từng chứng kiến những trường hợp này, trong đó có cả tăng sĩ). Điều này rất dễ dẫn đến việc tự sát sanh mà ăn, hay ăn mặn mà không hội đủ những điều kiện mà Phật đã đặt ra. Ăn chay không được mà Phật tử phải cúng mặn thì liệu những điều kiện mà Phật đặt ra đó có còn hội đủ, để mình ăn mặn mà không lỗi không?

Vì những việc trình bày ở trên, với Ht, Ht vẫn ủng hộ việc ăn chay. Dù ăn chay chưa được mà tư tưởng của mình thấy việc ăn chay là quan trọng, thì một ngày nào đó, mình mới ăn chay được. Nếu không thì không bao giờ ăn chay được.

Riêng việc chấp ăn chay ăn mặn, thì với người đã qua được tâm phân biệt, mới nói đến việc tự tại với chay, mặn. Còn với chúng sanh mình đây, giới luật Phật đặt ra làm còn chưa xong, một cái tập ăn mặn còn phá chưa nổi, thì chấp vào ăn chay vẫn tốt hơn là "tự tại" với chay mặn như kiểu một số người vẫn làm hiện nay.

Đó là nói trên lý, chứ Ht không hề có ý đả phá việc ăn mặn. Bởi ai cũng có những nghiệp của riêng mình. Không phải muốn là có thể làm được. Có người ăn chay được, mà tâm lại keo về tiền bạc. Ngược lại, có người chưa ăn chay được nhưng lại rất hào phóng giúp đỡ mọi người. Vậy thì có lý gì để đả phá người ăn mặn? Chỉ là ủng hộ việc ăn chay mà thôi. Khi nào cũng ủng hộ việc ăn chay. Thân!


mimosa
Bài viết: 103
Ngày: 24/08/07 10:05

Re: Phật tử quan niệm ăn uống thế nào cho đúng với chánh pháp ?

Bài viết chưa xem gửi bởi mimosa »

Mlj4u đã viết:Muốn image thì vui lòng liên hệ với mình qua yahoo: bichdao.info, sẵn sàng chia sẻ.
Thân ái!
Cái này làm sao email ? Mới thấy loại này lần đầu tiên đó bạn ạ. chỉ cặn kẻ chút nào. Ms không dùng Y M, hơi lạc hậu một chút.

Chuyện chay mặn đối với mình... không thành vấn đề tuy nhiên mình thích ăn chay.

Bà la môn không sát hại đạo Phật, họ chỉ tìm cách đồng hóa đạo Phật để cho tín đồ của họ không bỏ đạo... Tâm lý ai cũng muốn giữ tín đồ của mình nên họ làm vậy cũng chỉ vì ... bản ngã thôi. Nhưng đây cũng là một trong những lý do PG biến mất tại Ấn Độ. Có trách là mình đã không sáng suốt để vạch trần âm mưu đen tối của họ.

Quân hồi giáo tiêu diệt Phật giáo chỉ là giai đoạn sau. Nếu chỉ có hồi giáo không, thì chắc Phật giáo cũng không đến nổi mất tích trên mảnh đất mà PG đã sanh ra và trưởng thành.
Chanhientam đã viết: 1. Không phải chỉ có Phật giáo mới có những hình thức như giới luật, thiền định v.v... Nhưng thứ để mình phân biệt được giữa giới luật, thiền định v.v... của Phật giáo với những tôn giáo khác là ở tinh thần mà đức Phật muốn ta đạt được khi đặt ra những hình thức đó. Đó là giúp trừ bỏ tham - sân - si, để trí tuệ và lòng từ của mình ngày càng phát triển. Vì thế, ăn chay mà tàn sát lẫn nhau, thì đó không phải là Phật tử.

cho ăn mặn có điều kiện, thì những điều kiện đó chính là thứ quyết định cho việc ăn mặn. Một khi những điều kiện đó không còn, thì việc ăn mặn cũng phải chấm dứt. Vì thế, tuy đức Phật không cấm việc ăn mặn, không khuyến khích việc ăn chay, nhưng chúng ta cũng cần quán xét kỹ đối với những điều kiện mà đức Phật đã đưa ra đó. Nếu điều kiện đã khác, mà việc ăn mặn vẫn tiếp diễn ... Đó là ta đang chấp vào hình thức ăn mặn, mà quên mất tinh thần Phật đã dạy. Vậy thì, dù ta có đang mặc được chiếc áo vàng rực của Như Lai chăng nữa, ta vẫn không phải là Phật tử.
Cảm ơn bạn đã làm sáng tỏ điều kiện ăn mặn. Ms đồng ý quan điểm này. Nhất là đối với ai không còn khất thực nữa.

Nhưng chỉ dựa trên ăn chay ăn mặn mà kết luận là Phật tử hay không Phật tử thì ms nghĩ hơn nặng một chút. Theo cá nhân mình nghĩ chữ Phật tử là hàm cả 2 nghĩa Phật tử xuất gia và Phật tử tại gia. Câu mà mình bôi xanh xanh của bạn đó, eo ôi nặng quá, hì hì nhân quả đó nghe. Không nhất thiết phải tạo nghiệp một cách vô cớ vậy đâu. Góp ý xây dựng, giúp nhau học hỏi tiến bộ thôi bạn nhé. Chúc an lạc, thân ái.

TB: nếu bạn sửa thì mình sẽ sửa bài của Ms.


Hì hì người ta ký mình cũng bắt trước ký cho giống người ta:
Xuân khứ bách hoa lạc, Xuân đáo bách hoa khai, Sự trục nhãn tiền quá, Lão tùng đầu thượng lai, Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận, Đình tiền tạc dạ nhất chi mai
Bản chữ Nôm:
Xuân đi trăm hoa rụng, Xuân đến trăm hoa cười, Trước mặt việc đi mãi, Trên đầu già đến rồi, Đừng bảo xuân tàn hoa rụng hết, Đêm qua sân trước một cành mai.
Mãn Giác 1052-1096, Thiền sư Việt Nam thời Lý

http://daitangkinhvietnam.org
http://diendan.daitangkinhvietnam.org
http://tudien.daitangkinhvietnam.org
Chanhientam
Bài viết: 959
Ngày: 11/09/07 15:44

Re: Phật tử quan niệm ăn uống thế nào cho đúng với chánh pháp ?

Bài viết chưa xem gửi bởi Chanhientam »

Ht không sửa đâu! Không phải vì Ht cho mình đúng, mà vì Ht muốn để lại những lời mà Mimosa đã phát biểu. Đó là những lời rất hay. Nếu Ht xóa phần của Ht thì không có cái gì để người ta so sánh cái gì hay, cái gì chưa hay. Ht nghĩ đó là điều rất cần thiết cho bản thân cũng như bạn bè trong Diễn đàn. Cái gì chưa hay thì nên sửa. Nếu góp ý mà chưa đúng ý Ht muốn nói, thì Ht sẽ giải thích để mọi người cùng hiểu. Còn cái gì nói đúng thì mình nên nghe.


zelda
Bài viết: 682
Ngày: 22/08/07 09:21
Giới tính: Nam
Đến từ: HCM
Nghề nghiệp: Đi làm , đi học

Re: Phật tử quan niệm ăn uống thế nào cho đúng với chánh pháp ?

Bài viết chưa xem gửi bởi zelda »

Chào ban Chanhientam .
Zelda xin có đôi lời với đoạn viết này của ban 'Đức Phật và tăng chúng thời đức Phật tuy ăn mặn, Đức Phật cũng không nói gì đến hình thức ăn chay. Nhưng việc cho phép ăn mặn của đức Phật có đi kèm một số điều kiện (như một số điều kiện mà Thầy Huệ Viên đã nói ) chứ không phải cho ăn mặn vô điều kiện. Nếu đã cho ăn mặn có điều kiện, thì những điều kiện đó chính là thứ quyết định cho việc ăn mặn. Một khi những điều kiện đó không còn, thì việc ăn mặn cũng phải chấm dứt. Vì thế, tuy đức Phật không cấm việc ăn mặn, không khuyến khích việc ăn chay, nhưng chúng ta cũng cần quán xét kỹ đối với những điều kiện mà đức Phật đã đưa ra đó. Nếu điều kiện đã khác, mà việc ăn mặn vẫn tiếp diễn ... Đó là ta đang chấp vào hình thức ăn mặn, mà quên mất tinh thần Phật đã dạy. Vậy thì, dù ta có đang mặc được chiếc áo vàng rực của Như Lai chăng nữa, ta vẫn không phải là Phật tử. '

Bạn hãy cho mình biết điều kiện nào thi chúng ta phải ăn chay mới là Phật tử ?
Có lẽ bạn có suy nghĩ khác nên Zelda vẫn hỏi để chờ trả lời . Tuy nhien Zelda cũng xin có ý riêng .
Thời nào đời nào con người ta muốn ăn cái gì đó thì cũng đều phải dính đến sự tổn hại chúng sinh . Tuy nhiên thời còn là con khỉ thì thôi kô có ý kiến .
Thời Đức Phật Công , Nông , Thương đều có đủ , thời ta cũng vậy . Thời ấy Đức Phật kô ép phải ăn chay theo lời Đề Bà Đạt Đa vì ăn chay thật sự là vô ích . Kô lợi cho thân và tâm chúng ta lưu ý là trong mọi thời đại . Nếu gọi là phải ăn chay và các sư phải ăn chay như vậy là kô đúng , vì khi ta xuất ly ( tu hành) thì kô có một cái gì là phải ăn cái này cái kia mới chịu , nếu còn như vậy là quá chấp . Vì sao Đức Phật gọi hạnh khất thực là hạnh cao quý thì như tôi đã nói . Khi ta đí khất thực với tác ý tư duy rằng đi deo duyên với chúng sinh thì thật sự kô có sự cầu ăn , nhất là phải ăn chay hay ăn mặn , hoàn toàn kô phải là nguyên nhân hay là một nhân tố ( cầu) cho sự hại một chúng sinh nao( tức là kô có cung) . Do vậy đó là trong sạch tuyệt đói .
Ngươi PT tại gia chúng ta cũng vậy khi ta ăn nếu lõ kô có trong sạch được như các sư thì cũng đừng nên bồi dưỡng tham ái . Cứ cắn 1 miếng thịt rồi tự nhiên tự động phát tâm tham ái sinh khổ rồi buồn rầu cho chúng sinh nào là cục thịt ấy . Thì xin lỗi có lẽ do qua tham ái nên sinh bệnh ảo tưởng. Chúng ta là PT có thể là tác nhân nhỏ cho sự tổn hại chúng sinh ấy nhưng kô thể gọi pham giới sát sinh . Khi chúng ta đi mua đồ ăn nhưng kô hề có một tác ý nào phạm trong Tam Tinh nhục thì bất quá chúng ta pham vấn đề là kô chế định các căn mà thôi . Chứ ngay trong thời điểm bỏ tiền mua đò ăn đó có một tác ý gì hại ai đâu . Minh muốn ăn thôi mà .
Nhưng nếu nói người mua thịt về ăn và người mua cơm về ăn là tội nhiều hơn là bậy . Vì người nông dẫn cũng tàn sát sâu bọ mới có cái hột lúa cho mình ăn chứ ở đâu mà có .
Tuy nhiên cũng nên nhận xét người trông lúa và người chăn nuôi giết thịt thì người trông lúa tội nhẹ hơn nhiều.
Do vậy Đức Phật cấm PT buôn bán thịt nhưng kô cấm PT buôn bán đò chay.Vì sao lại vậy.
Ngày nay ai cũng biết muốn nâng cao cung và cầu của 1 món hàng nào đó ta phải có 1 hệ thông Marketting vưng mạnh . Như vậy những người buôn bán thịt ấy chính là người ngưồi phân phối nâng cao cung và cầu cũng gần tương đồng tội sát sinh .
Do vậy Zelda đề cao những vị nào khi ăn thì ăn tất cả kô câu nệ phải chay hay mặn , càng tốt nếu ăn đúng giờ.Và qua vấn đề nay ta sẽ thấy 2500 trước Đức Phật là một nhà hoạch định chiến lược Kinh Tế đại tài cho mọi thời kì và thời đại.
Bạn HT đã quá xem thường Đức Phật khi cho rằng ngài đã kô lường trước hoàn cảnh ngày nay . Xin thư rằng trái đất này cũng cái chuyện tái sinh nên thời đại của chúng ta hiện nay kô biết đã trải qua biết bao nhiểu tỷ lần rồi chứ kô phải 1 đâu. Và nhờ thần thông Đức Phật biết chứ phải kô các bạn.


Gieo suy nghĩ, gặt hành động
Gieo hành động, gặt thói quen
Gieo thói quen, gặt tính cách
Gieo tính cách, gặt số phận

Dick Lyles
naicon
Bài viết: 60
Ngày: 02/10/07 21:29

Re: Phật tử quan niệm ăn uống thế nào cho đúng với chánh pháp ?

Bài viết chưa xem gửi bởi naicon »

zelda đã viết:Chào ban Chanhientam.

Bạn hãy cho mình biết điều kiện nào thi chúng ta phải ăn chay mới là Phật tử ?
Tôi nghĩ, mỗi khi chúng ta muốn góp ý hay phê bình điều gì, chúng ta nên đọc kỹ bài muốn góp ý, càng kỹ càng tốt. Tôi không hiểu sao Zeda lại đặt câu hỏi đó với Chanhientam, khi tôi không hề thấy có đoạn nào cho thấy Chanhientam nói gì về việc ăn chay hay ăn mặn mới là Phật tử. Đoạn cuối đưa ra hai thí dụ ăn chay mà bố thí nhiều, ăn mặn mà bố thí ít ... đã chứng mình điều này. Tôi chỉ thấy Chanhientam nói : Nếu chúng ta CHẤP VÀO HÌNH THỨC ăn chay hay ăn mặn mà QUÊN MẤT TINH THẦN trừ bỏ tham, sân, si (như đức Phật từng dạy các Tỳ kheo quán sát cái ăn khi ăn để khỏi tham đắm) cộng với những điều kiện cho phép một Tỷ kheo có thể ăn mặn, thì chúng ta không phải là Phật tử, chứ tôi không hề thấy Chanhientam căn cứ vào hình thức chay mặn để luận đó là phật tử hay không phải phật tử. Có thể, cái ẩn dụ mà Chanhientam dùng "Dù mặc áo vàng ..." đối với cái nhìn của một số người là nặng nề, nhưng tôi thấy chanhientam đã đồng ý với cách góp ý của bạn Misa thì có gì để nói nữa. Những câu hỏi mà Zeda đặt ra trong bài viết của mình, cũng như các câu như " ... quá xem thường đức Phật..." tôi thấy đó là ý của Zeda chứ không phải của Chanhientam, xin coi lại!


zelda
Bài viết: 682
Ngày: 22/08/07 09:21
Giới tính: Nam
Đến từ: HCM
Nghề nghiệp: Đi làm , đi học

Re: Phật tử quan niệm ăn uống thế nào cho đúng với chánh pháp ?

Bài viết chưa xem gửi bởi zelda »

Một khi những điều kiện đó không còn, thì việc ăn mặn cũng phải chấm dứt. Vì thế, tuy đức Phật không cấm việc ăn mặn, không khuyến khích việc ăn chay, nhưng chúng ta cũng cần quán xét kỹ đối với những điều kiện mà đức Phật đã đưa ra đó. Nếu điều kiện đã khác, mà việc ăn mặn vẫn tiếp diễn ... Đó là ta đang chấp vào hình thức ăn mặn, mà quên mất tinh thần Phật đã dạy. Vậy thì, dù ta có đang mặc được chiếc áo vàng rực của Như Lai chăng nữa, ta vẫn không phải là Phật tử.


Vậy đoạn trên bạn có y gì cao thâm lắm chăng?


Gieo suy nghĩ, gặt hành động
Gieo hành động, gặt thói quen
Gieo thói quen, gặt tính cách
Gieo tính cách, gặt số phận

Dick Lyles
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.20 khách