Những điễm đặc sắc của Phật Giáo.

Cùng nhau học hỏi những bài giáo lý căn bản và kiến thức Phật học phổ thông.
Hình đại diện của người dùng
Ma Ha Bát Nhã
Bài viết: 1478
Ngày: 23/10/08 20:43
Giới tính: Nam
Đến từ: vinhlong
Được cảm ơn: 1 time

Re: Những điễm đặc sắc của Phật Giáo.

Bài viết chưa xem gửi bởi Ma Ha Bát Nhã »

Nhu Thuận đã viết:Nếu bạn thấy mọi người thế gian này họ treo hoặc dán quốc kỳ và hình ảnh người lảnh tụ có công lao với đất nước của họ, ở những nơi trang trọng, tôn nghiêm nhất, hoặc đại sảnh đường hoặc văn phòng làm việc , thì điều đó không thễ gọi là mê được .

Còn việc lễ bái đúng nghĩa, không có nghĩa là cầu xin. Lễ bái hoặc các hình thức hành lễ của Phật giáo đều là phưong tiện cho tín đồ Phật giáo (phật tử) từng bước nhận chân được thật thễ của bổn tánh (phật tánh).

Thích Ca Mâu Ni Phật, vị giáo chũ của Phật Giáo đã chỉ ra phương cách đạt đến sự giác ngộ đó là "Giới, định, huệ". các hình thức bái sám, trì chú, tụng niệm, tọa thiền... dù có khác nhau nhưng vẫn không ngoài tiêu chí hành sự của"Giới, Định, Huệ". Tất cã dụ như chiếc đò đưa sang sông. Muốn sang sông thì phải lụy đò.

Nhân đi, củng khuyên mọi người đi chùa với tâm cầu xin là :"Sai" rồi đó. Và nhìn những vị Sư hành lễ tôn giáo trang nghiêm mà cho rằng mê tín là cái nhìn còn cạn cợt bên ngoài.
Chỗ "Tâm cầu xin " cũng chưa phải hoàn toàn đúng, với tâm cầu xin các phước hữu lậu, là không đúng, vì nó chỉ là gieo nhân cho sinh tử đau khổ, nếu xin cầu giải thoát thì chẳng Phật nào từ chối tâm xin cầu này. Vì ngoài tự lực bản thân thì tâm cầu giải thoát cũng cần có tha lực dẫn dắt, nếu tâm không cầu xin thì "cảm ứng đạo giao" nào được quả. tangbong


Nhu Thuận
Bài viết: 180
Ngày: 22/01/08 18:57

Re: Những điễm đặc sắc của Phật Giáo.

Bài viết chưa xem gửi bởi Nhu Thuận »

Đúng vậy! tangbong


zelda
Bài viết: 682
Ngày: 22/08/07 09:21
Giới tính: Nam
Đến từ: HCM
Nghề nghiệp: Đi làm , đi học

Re: Những điễm đặc sắc của Phật Giáo.

Bài viết chưa xem gửi bởi zelda »

Có người cho rằng :
Phật Thích Ca Mâu Ni tuyên bố :"Thiên thượng thiên hạ duy ngã độc tôn".
Đây là một quan điểm sai lầm thưa các bạn . Xét về ý nghĩa của câu nói trên thì tóm gọn đơn giản bằng 2 chữ "tự cao" . Đã có ngoại đạo hỏi tôi như vậy thì tôi cũng trả lời đơn giản là như vậy .

Vậy rồi không lẽ Đức Phật tự cao ? THật ra không phải Đức Phật tự cao , mà sự tự cao này là của một em bé vừa mới sinh . ANh và tôi sinh ra có ai đã giỏi đã hiểu biết liền không ? Đứa bé tiền thân Đức Phật cũng vậy .
Tuy nhiên Đứa bé này không phạm giới vì dù gì cũng là một bậc tu rèn 30 Balamat pháp tròn đủ . Đứa bé nó thật thưa các bạn .
Nhưng trong kinh Đức Phật cũng có dạy là có những sự thật không nên nói ra vì sẽ gây nên phản cảm , tác hại và thật sự vô ích .

Chúng ta tin truyền thuyết này có thật hay không thật điều này không quan trọng lắm . Với tôi thì tôi tin là thật , vì đơn giản tôi là một Phật Tử và tôi cho rằng tin là thật cũng chẳng chết ai cũng chẳng tác hại gì , mà còn có lợi .
Lợi ích là do nó giúp tôi thấy rõ rằng Đức Phật trước kia cũng là một người bình thường , chưa bao giờ chứng đạo cho dù đã đủ 30 pháp Balamat . Và chân lý chinh là Bát Chánh Đạo , vì mãi cho đến khi ngài tìm ra Bát Chánh Đạo thì vị Thái Tử ấy mới được xưng tụng là bậc Ứng Cúng không thầy chỉ dạy và tuyên giáo vô ngại .
Còn bằng chưa trải qua khổ luyện , tu tập thì vị Bồ Tát ấy chỉ mãi là một chúng sinh hơn chúng sinh , chưa vượt qua được điểm nút dể thành một bậc Alahan được .

TÓm lại : ai cũng phải có "tự cao , Sân hận , giận dữ" dù là một vị Bồ Tát , và sai lầm này chỉ chấm dứt khi đã trở thành bậc Alahan mà thôi .
Và nếu cố gọi Đức Phật đã nói lên câu nói vô ích ấy thì hãy tự hỏi : Có phải Đức Phật đã cố tình quan hệ và sinh con hay kô ? Thật vô lý là một vị Phật sao còn có chuyện quan hệ và sinh con được đúng kô các bạn ? VỊ Bồ tát mới còn những kiết sử mới làm chuyện như vậy mà thôi .

Thân


Gieo suy nghĩ, gặt hành động
Gieo hành động, gặt thói quen
Gieo thói quen, gặt tính cách
Gieo tính cách, gặt số phận

Dick Lyles
hlich
Bài viết: 1217
Ngày: 09/12/08 14:16
Giới tính: Nam

Re: Những điễm đặc sắc của Phật Giáo.

Bài viết chưa xem gửi bởi hlich »

Như mình nói những truyền kỳ do lòng hâm mộ mà sinh ra nhưng không hẳn là chỉ vây. Những truyền kỳ có thể có các chi tiết học thuyết của nó. Bảy tòa sen có thể tượng trưng cho bảy lần tái sinh của các bậc thánh quả dự lưu. Cậu bé đi qua bảy tòa sen chỉ thức tái sinh đã trải qua bảy lần cho nên sẽ đắc đạo trong đời này. Sự tuyên bố của cậu bé là sự biết chắc như thế, đó là một chi tiết của học thuyết về tứ quả được "áp dụng" vào truyền kỳ.

Thêm nữa là câu "thiên thượng thiên hạ duy ngã độc tôn" là một câu dịch từ tiếng Phạn hoặc Pali. Dịch có thể không chuẩn; hoặc có thể chuẩn nhưng người không rành Hán ngữ nghe thật là chói tai chẳng hạn.

Quả thật là một truyền kỳ đẹp và nổi tiếng trong Phật giáo, không thể có hàm ẩn những cái xấu trong đó.

tangbong


Nhu Thuận
Bài viết: 180
Ngày: 22/01/08 18:57

Re: Những điễm đặc sắc của Phật Giáo.

Bài viết chưa xem gửi bởi Nhu Thuận »

Cám ơn tất cã các bạn đã xem và góp ý.

Đúng vậy, các bạn đã có chánh kiến, chánh tư duy, không bị dẫn dắt . Đây là một điễm đặc sắc nhất trong các điễm đặc sắc của Phật giáo. Chúng ta sẽ nghiên cứu điễm này ở mục cuối, là Độc lập, Tự do, và dân chủ .


Nhu Thuận
Bài viết: 180
Ngày: 22/01/08 18:57

Re: Những điễm đặc sắc của Phật Giáo.

Bài viết chưa xem gửi bởi Nhu Thuận »

4/Phật giáo không thừa nhận có người ác độc hay tồi tệ đến mức không thễ giáo hóa được.

Đối với Phật Giáo, chỉ có hai hạng người là : Giác ngộ và Vô minh.

Và thậm chí hai trạng thái như vậy trong từng thời điễm ở một con người, một cá thễ. Không có ác độc hay tồi tệ, không có thánh hiền hay thông thái. Tất cã đều nằm trong sự ngộ nhận !!!

Phật Giáo sẻ bác bỏ tất cả sự ngộ nhận "Chân, Thiện, Mỹ". Đây là một điễm đặc sắc trong Phật Giáo, Phật học, giáo lý chỉ là phương tiện, gỏ mõ tụng kinh, trì chú, bố thí, nhẫn nhục, thiền định... tất cã đều chỉ là phương tiện.

Kinh Pháp Hoa dụ về đứa con bỏ nhà đi hoang, khi chúng ta chưa về tới nhà còn bỏ đi hoang thì đều là "tồi tệ". Nếu ai trong các bạn còn nghĩ rằng "tôi tu, tôi hành, tôi làm việc tốt, còn người kia như vậy là xấu xa, là đê tiện, là hạng nhất xiển đế(không thễ giáo hóa)" thì chính các bạn ngay lúc nghĩ như vậy mới là hạng "Nhất xiển đế".

Phật Hoàng Trần Nhân Tông đã nói :

"Thiên giang hửu thủy, thiên giang Nguyệt"
"Vạn lý vô vân, vạn lý thiên"


Ngàn sông có nước, ngàn sông ấy đều in hình bóng trăng.
Muôn dặm dù không có mây, củng là trời cao.

Các bạn hãy đóng góp ý kiến về điễm này.


zelda
Bài viết: 682
Ngày: 22/08/07 09:21
Giới tính: Nam
Đến từ: HCM
Nghề nghiệp: Đi làm , đi học

Re: Những điễm đặc sắc của Phật Giáo.

Bài viết chưa xem gửi bởi zelda »

Bốn Hạng Người Có Khả Năng Thành Tựu Con Ðường

Trong bộ Puggala-Pannatti, Nhân Thi Thuyết (sách phân hạng những cá tính, 160, của Tạng Luận, Abhidhamma Pitaka) và trong Anguttara Nikàya, Tăng Nhứt A Hàm (Những Con Số Bốn, số 133) có lời dạy rằng trong số những chúng sanh được gặp "Giáo Huấn của Ðức Phật" (Buddha Sàsana), có thể phân làm bốn hạng.

1. Ugghàtitannu,
2. Vipancitannu,
3. Neyya, và
4. Padaparama.


Trong bốn hạng chúng sanh nầy Uggahàtitannu là hạng "hiểu được tức khắc", người đã gặp một vị Phật và có đủ khả năng thành tựu Ðạo và Quả sau khi chỉ nghe Ngài giảng một thời pháp ngắn gọn.

Vipancitannu là hạng chúng sanh không đủ khả năng thành tựu Ðạo Quả sau khi nghe một thời Pháp ngắn do Ðức Phật giảng, nhưng có đủ khả năng chứng ngộ Ðạo Quả khi thời Pháp ngắn kia được giảng rộng thêm.

Neyya là hạng chúng sanh không thể chứng đắc Ðạo Quả khi được nghe một thời Pháp ngắn do Ðức Phật giảng hoặc khi nghe thời Pháp ấy được giảng rộng thêm nhưng cần phải học hỏi, thận trọng ghi chép, và nghiền ngẫm suy tư về những lời dạy được trình bày rồi đem ra tu tập thực hành nhiều ngày, nhiều tháng và nhiều năm, mới có thể thành tựu Ðạo Quả.

Hạng Neyya nầy có thể lại được phân làm nhiều hạng tùy theo thời gian tu tập cần thiết của mỗi người để có thể chứng đắc Ðạo Quả, và hơn nữa, tùy thuộc số lượng ba-la-mật (pàrami), và số ô nhiễm (kilesa) mà mỗi người đã tích trữ trong luồng nghiệp. Những hạng cá tính nầy bao gồm một đàng, những người phải cần một thời gian bảy ngày và đàng khác, những vị phải cần đến ba mươi hoặc sáu mươi năm chí công tu tập thực hành.

Cũng có những hạng chúng sanh khác, thí dụ như trường hợp những vị chỉ cần phải thực hành trong bảy ngày; những vị nầy có thể thành tựu được Ðạo Quả A La Hán nếu cố gắng chuyên cần trong thời kỳ thứ nhất và thời kỳ thứ nhì của đời sống, nhưng không thể vượt quá hơn hai tầng Thánh đầu nếu chỉ đến thời kỳ thứ ba mới chuyên cần tinh tấn.

Lại nữa, khi nói "chuyên cần tinh tấn trong bảy ngày", điều nầy có nghĩa là phải tận lực cố gắng, vận dụng hết mọi khả năng để thành tựu mục tiêu. Nếu không tinh tấn đến mức độ cao nhất, thời gian tinh tấn cần thiết sẽ kéo dài tùy thuộc tình trạng dể duôi, buông lơi tinh tấn, và bảy ngày có thể trở nên bảy năm hay hơn nữa.

Nếu tình trạng tinh tấn chuyên cần trong kiếp sống nầy không đủ mạnh để có thể thành tựu Ðạo và Quả, ắt không thể giải thoát ra khỏi những khổ đau của đời trong thời kỳ Giáo Huấn của vị Phật hiện tiền [3] còn được lưu truyền trong thế gian. Trong khi ấy cầu mong được giải thoát nhờ Giáo Huấn của vị Phật tương lai (future Buddha Sàsana), chỉ có thể thành tựu nếu ta hội đủ duyên lành gặp được Giáo Huấn ấy. Không gặp Giáo Huấn của một vị Phật không thể giải thoát. Chỉ có trường hợp những vị nào đã được một vị Phật thọ ký (niyata vyàkarana, lời tiên tri chắc chắn của một vị Phật) mới chắc chắn sẽ gặp Giáo Huấn của một vị Phật (Buddha Sàsana) và giải thoát. Người không được một vị Phật thọ ký (niyata vyàkarana) không thể chắc chắn sẽ gặp được Giáo Huấn của một vị Phật (Buddha Sàsana) hay thành tựu giải thoát ra khỏi mọi khổ đau của thế gian, dầu đã có tích trữ đầy đủ ba-la-mật (pàrami) để có thể gặp cả hai -- Giáo Huấn của một vị Phật và giải thoát. Trên đây là những vấn đề liên quan đến người có khả năng chứng ngộ Ðạo và Quả bằng cách chuyên cần tinh tấn trong bảy ngày, nhưng không được có một vị Phật thọ ký.

Những vấn đề tương tợ áp dụng cho trường hợp những người có khả năng thành tựu Ðạo và Quả bằng cách cố gắng trong mười lăm ngày hoặc một thời gian dài hơn.

Padaparama là người, mặc dầu được gặp Giáo Huấn của một vị Phật (Buddha Sàsana) và mặc dầu đã tận lực học hỏi và thực hành Giáo Pháp, vẫn không thể chứng đắc Ðạo và Quả trong kiếp sống hiện tiền. Tất cả những gì người nầy có thể làm được chỉ là tạo cho mình một thói quen tốt và những khả năng tiềm ẩn (vàsanà).

Một người như thế đó không thể thành tựu giải thoát ra khỏi khổ đau của thế gian trong kiếp sống nầy. Nếu lìa đời trong khi đang hành samatha, thiền vắng lặng, hay vipassanà, thiền minh sát, và tái sanh và cảnh người hay cảnh trời, vị ấy có thể thành đạt giải thoát trong kiếp kế, trong Giáo Huấn của vị Phật hiện tại. Ðức Phật tuyên ngôn như trên về vấn đề bốn hạng cá tính.


Gieo suy nghĩ, gặt hành động
Gieo hành động, gặt thói quen
Gieo thói quen, gặt tính cách
Gieo tính cách, gặt số phận

Dick Lyles
Nhu Thuận
Bài viết: 180
Ngày: 22/01/08 18:57

Re: Những điễm đặc sắc của Phật Giáo.

Bài viết chưa xem gửi bởi Nhu Thuận »

Cám ơn một ý kiến rất hay của Zelda! tangbong

Có thễ Zelda chỉ nói trong phạm vi của những người được may mắn tiếp cân giáo lý Phật Giáo, hoặc một bậc Đạo sư.

Ở đây là phỗ quát tất cã mọi người. Trong Phật Giáo có hai tâm hành đã nhắc ở trên đó là, "Vô duyên đại từ" và "đồng thễ đại bi".
NT hiễu như thế này.

1/Vô duyên đại từ : là tâm thương yêu tất cã mọi người. Mỗi người thường chỉ yêu quý với những ai có duyên với mình, như cha mẹ, anh em, bà con quyến thuộc, hàng xóm lân cận, hoặc đồng đạo, đồng môn, hoặc đồng chính kiến, ..., Nhưng vô duyên đại từ là thương yêu tất cã kễ cã những người không "duyên" với mình, bất đồng chính kiến, quan điễm ...., và tấm lòng thương yêu ấy bao la rộng lớn như nhau ở tất cã mọi người.

2/ Đồng thễ Đại Bi. Ví dụ như mình đã bị đau răng, mình sẻ dễ dàng thông cãm thương xót với người đang đau răng. Đó đồng thễ mà sanh ra bi (thông cãm và thương xót). Ở đây, không giới hạn trong cái đau răng mà cùng một thễ là "Khỗ" của sanh già bịnh chết. Ta củng sanh già bịnh chết và người cũng sanh già bịnh chết, ta củng vô minh mà vào con đường sanh tử luân hồi , người củng vậy thôi, nếu ta có một chút giác ngộ thì ta thương xót và thông cãm tất cã đang còn trôi lăn vào vòng luân hồi ấy. Đó là tâm bi lớn (Đại bi) trong đồng thễ ấy.

Các bạn coi bộ phim "con tàu TITANIC" , cái giờ phút phát hiện tàu đụng vào tảng băng trôi nứt gảy và từ từ chìm xuống đáy biển, giờ phút tất cã mọi người trên tàu là :"Đồng thễ", một tình thương lớn trong giờ phút ấy là :"Đại bi tâm". Các bạn àh, thế gian mà ta đang hiện hửu tưởng là vỉnh hằng này, nó củng đang như con tàu TiTaNic, nhưng nếu các bạn biêt rỏ rằng Con tàu ấy đã đụng tảng băng trôi, đang nứt gảy và từ từ chìm xuống đại dương thì các bạn thương xót ai ? Bản thân? Hay tài sản của cải? hay tiếc nuối cuộc chơi đang say sưa? Hay thương xót những người còn mãi say sưa ca hát mà không một hay biết con tàu đang chìm dần, chìm dần....
Như vậy đấy, có lẻ các bạn đã hình dung sơ sơ về đại bi tâm hay nghĩa của câu đồng thễ đại bi.

Đức Phật Thích Ca là một điễn hình trong lịch sử về "Đại Bi Tâm" , Ngài đã tìm con đường giải thoát và Ngài đã thật sự giải thoát, Ngài thức tỉnh mối nguy hiễm cho tất cã mọi người, và Ngài củng chỉ rỏ con đường Ngài đã đi đến Giải thoát, cho mọi người thoát ra .


zelda
Bài viết: 682
Ngày: 22/08/07 09:21
Giới tính: Nam
Đến từ: HCM
Nghề nghiệp: Đi làm , đi học

Re: Những điễm đặc sắc của Phật Giáo.

Bài viết chưa xem gửi bởi zelda »

Cám ơn TN , bài viết bạn rất hay .
Người Phật Tử Chân Chánh khi hiểu giáo lý Phật Đà , hẳng nhiên không bỏ rơi ai cả . NHưng như vậy không phải là "chấp" vào phải cứu tất cả .
Vì có những kẻ không thể cứu thì phải bỏ mặc, không nên mất thời gian vì họ .
Thời Đức Phật có vô số hàng ngoại đạo "dí" theo chất vấn Đức Phật . Nhưng ngài vẫn bỏ lơ . Vì sao ? Vì thuyết pháp cho hạng này là vô ích .
Vậy có phải Đức Phật bỏ rơi họ không ? Đức Phật hoàn toàn không bỏ rơi ai cả , cuốn sách sẽ có giá trị nếu như ta chịu đọc và suy ngẫm , bằng không đọc không suy ngẫm cớ sao lại cho rằng người viết sách bỏ rơi minh?

Giáo Pháp của Đức Phật chỉ là ngón tay chỉ mặt trăng . Giáo Pháp này hoàn toàn không khuân , mang , vác ai đến mặt trăng được cả .

Do nên chớ than vản vì sao tôi khổ mà Đức Phật không cứu . chính bản thân ta không cứu ta .

Này A Nan Ða ! Ông hãy tự xem mình là nơi nương nhờ của chính ông. Ông hãy xem trí tuệ chơn chánh của mình là pháp cứu rỗi duy nhất, vì một đệ tử thấm nhuần Phật giáo không bao giờ mong cầu nơi tha lực để giải thoát sự sinh tử luân hồi của chính mình.
Đức Điều Ngự Trượng Phu (Chỉ cứu những ai đáng cứu)

Thân !


Gieo suy nghĩ, gặt hành động
Gieo hành động, gặt thói quen
Gieo thói quen, gặt tính cách
Gieo tính cách, gặt số phận

Dick Lyles
Nhu Thuận
Bài viết: 180
Ngày: 22/01/08 18:57

Re: Những điễm đặc sắc của Phật Giáo.

Bài viết chưa xem gửi bởi Nhu Thuận »

5/ Phật không phải là "Độc nhất vô nhị".

Phật là một danh từ chỉ người đạt được giác ngộ hoàn toàn (bậc toàn giác). Với ý nghĩa như vậy thì bất kỳ chúng sanh nào giác ngộ hoàn toàn tức là Phật vậy. Điễm này phù hợp và gắn kết với những điễm trên như là Phật là người chứ không phải là thần linh hay đấng tạo hóa đầy quyền năng, và Phật không phải sinh là "Biết". Điễm đặc sắc này của Phật giáo làm cho Phật giáo không chỉ là một tôn giáo đơn thuần, không phải một triết lý trừu tượng khô khan hay viễn tưởng xa vời, củng không phải là một luận chứng khoa học!

Chỉ có một cách hiễu rỏ và sâu sắc Phật giáo là "tu và hành", tức là phải dấn bước lên con đường của Đức Phật đã chỉ, đạt được thành tựu như nguyện. Hiểu rỏ Đạo Phật bằng giáo lý, kinh điễn chỉ là "đói ăn bánh vẽ", "cưởi ngựa xem hoa".

Và quả thực "hiễu Đạo" một cách chân chánh là một việc khó. Nhưng "tu và hành" lại còn khó gấp trăm vạn lần. Trãi qua trăm, ngàn, vạn , muôn ... kiếp , một người mới có thễ giác ngộ hoàn toàn, tức là thành Phật !
Nhưng một người đã phát nguyện "dấn thân" thì dứt khoát sẻ thành tựu, đó là một điều xác quyết của Đức Phật. Trong kinh Pháp Hoa, Phật Thích Ca đã thọ ký cho rất nhiều đệ tử ở kiếp vị lai sẻ thành Phật.

Đây là nói lại những điễm đặc sắc của Phật giáo , chớ không nghiên ngữa về Thiền tông hay Tịnh Độ hay Nam Tông, Bắc Tông, Nhị thừa, hay Nhất thừa. Xin các bạn chớ đứng trên quan niệm tông phái mà lầm lẩn hoặc mắc mứu.


zelda
Bài viết: 682
Ngày: 22/08/07 09:21
Giới tính: Nam
Đến từ: HCM
Nghề nghiệp: Đi làm , đi học

Re: Những điễm đặc sắc của Phật Giáo.

Bài viết chưa xem gửi bởi zelda »

Lại xin góp ý :
Nói đúng nghĩa Phật có 3 hạng :
-Thinh Văn Phật
-Độc Giác Phật
-Toàn Giác Phật .

Và 3 quả vị này chỉ có một kết cục là "không còn sinh ra , nên không còn cái chết".

Nếu muốn thành bậc Toàn Giác Phật là một điều hoàn toàn tốt . Nhưng xin đừng bao giờ "ăn bánh vẽ" .

Ví DỤ : Có người nói muốn Đậu Thủ Khoa đó nha . Không muốn chỉ đậu Đại Học thôi không đâu . Nhưng mà người này chỉ nói bằng cái miệng . Vì hằng ngày anh toàn Game Online và chẳng chịu lấy cuốn sách ra đọc xem người ta viết cái gì trong đó.

Trường hợp này là tôi nói ăn bánh vẽ .

Xin nói thêm một chút về công hạnh để thành Phật :

- Mười pháp Balamật là (cao quý) bậc thấp.

- Ba mươi bảy pháp dẫn đến trí chứng đạt Nípbàn (trừ bát chánh đạo) là (cao quý) bậc trung.

- Bát chánh đạo là (cao quý) bậc cao.

*Bậc cao quý bậc trung và bậc cao thì các vị Thánh Alahan ( Thinh Văn , Độc Giác , Toàn Giác) là như nhau cả .

Nhưng khác là ở chổ Bậc Thấp . Bậc thấp là ý nói đến công hạnh Balamat .

Ba la mật có ba bậc là:

- Balamật bờ kia (pāramī). Thành Bậc Thinh Văn Giác
- Balamật bờ trên (upapāramī). Thành Bậc Độc Giác
- Balamật bờ cao tột (paramatthapāramī). Thành Bậc Toàn Giác

Lưu ý : Balamat pháp chỉ là bậc thấp nên nếu thiếu bậc Trung hoặc Bậc Cao thì chắc chắn không thành .

Đơn cử một ví dụ về ba loại pāramī(Balamat) như sau:

Về bố thí (dāna):

- Hy sinh những vật ngoài thân để cho đến người khác, là bố thí đến bờ kia (dāna pāramī).Thành Bậc Thinh Văn Giác

- Hy sinh tứ chi, chi thể lớn nhỏ để cho đến người khác, là bố thí đến bờ trên (dāna upapāramī ).Thành Bậc Độc Giác

- Hy sinh mạng sống để đem lại an vui cho người khác là bố thí đến bờ cao tột (dāna paramatthapāramī).Thành Bậc Toàn Giác

*Tức là sau khi bỏ hết của cải rồi , vị này tiếp tục mấy cái bộ phận trên thân thể . Nhưng khi đã bỏ hết mấy cái bộ phận này một cách thoải mái rồi , anh này hết của để cho và bỏ tiếp tục cái sinh mạng này ra bố thí

Câu hỏi tôi muốn nếu ra như sau :
1/Anh muốn thành bậc Thinh Văn Giác vậy anh đã bỏ hết được của cải của anh chưa?
2/Anh muốn thành bậc Độc Giác . Vậy anh đã bỏ hết được tứ chi , con mắt , .v.v. của anh chưa?
3/Anh muốn thành bậc Toàn Giác . Vậy anh đã bỏ được sinh mạng của anh chưa?


*Nếu anh còn chưa bỏ được tài sản , của cải mà anh cứ đòi thành bậc Toàn Giác . Thì ngay lúc này anh chỉ là kẻ ba hoa , xảo ngôn , dối trá mà thôi .

Còn tôi : Tôi tự xác nhận rằng mình có chí hướng nhưng chưa đủ tính , tấn , niệm , định tuệ . Tôi không mở mộng nhưng tôi sẽ cố gắng .

Thân !


Gieo suy nghĩ, gặt hành động
Gieo hành động, gặt thói quen
Gieo thói quen, gặt tính cách
Gieo tính cách, gặt số phận

Dick Lyles
Nhu Thuận
Bài viết: 180
Ngày: 22/01/08 18:57

Re: Những điễm đặc sắc của Phật Giáo.

Bài viết chưa xem gửi bởi Nhu Thuận »

Có một lần, người bạn của tôi hỏi rằng : " Chử Quán và chử suy (suy nghỉ) khác nhau như thế nào ? ". Thật tình câu này củng khó giải thích !!!

Tôi củng hạng ngu dốt, nghỉ rằng :" (củng nghỉ thôi) Quán nghĩa là quán lấy cái tôi làm khách thễ " còn suy thường lấy quy luật làm chủ thễ. Vậy thì quán với suy có khi không khác. Khác ở chỗ quy luật.

Các bạn "tưởng" vượt ngã, nhưng các bạn dính Pháp. Người dính Pháp tức còn Ngã. Như cái lưới bẩy tất cã từ nhỏ đến lớn, nhưng bẩy gió không được.

Các bạn sẻ nói rằng đây là dụng Pháp !!! Tôi củng nghĩ vậy. Tôi củng dụng pháp !!!

Thầy hỏi : Tới sao không bước qua ?

trò đáp : đưa cẳng cho ông chặt àh !!!

Thầy hỏi : Vậy đễ làm gì ?

"Đi"

Thúi quá !!!


Đã khóa

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.14 khách