Trang 1 trên 4

Những điễm đặc sắc của Phật Giáo.

Đã gửi: 12/12/08 17:05
gửi bởi Nhu Thuận
Có một quyễn sách nhan đề tương tự của tác giả Lâm Thế Mẫn, nhà xuất bản tôn giáo Hà nội phát hành năm 2001. Sau khi đọc xong, thấy củng có nhiều lợi ích nên muốn cùng chia sẻ và thảo luận trên diễn đàn. Nên NT chỉ lược trích những ý chính chứ không bê nguyên xi sang. Dỉ nhiên, vì lược trích nên không tránh khỏi những sai xót do kiến thức hạn hẹp và có phần chủ quan. Các bạn, cứ đọc qua và nhận xét thảo luận. Tinh thần chung là :" Đạo khã Đạo, phi thường đạo", nếu cái mà còn có thễ dụng ngôn ngữ hay gì gì đó đễ nắm bắt được thì không phải là đạo đâu .

Phật giáo , những tinh hoa nhất là phần "trí tuệ", và theo tác giã, PG tối thiễu có mười điễm đặc sắc.

1/ Phật là người mà không phải là thần.

2/ Phật là người rất "bình đẵng". Củng như muốn mọi người hảy cùng bình đẳng, và một xã hội bình đẳng.

3/Phật không phãi là người sinh ra là biết.

4/Phật giáo không thừa nhận có người ác độc hay tồi tệ đến mức không thễ giáo hóa được.

5/ Phật không phãi là độc nhất vô nhị.

6/ Phật giáo không thừa nhận có thần sáng tạo ra vạn vật.

7/ Phật Pháp không phải là một định pháp, không phãi là một bất định pháp. Không phải là một pháp cố định bất di bất dịch mà tùy căn cơ và hoàn cảnh củng như đối tượng mà giáo hóa. Nhưng chí có một mục đích duy nhất.

8/Phật pháp là nhập thế. Bất ly thế gian giác. không thễ tìm sự giác ngộ ở bên ngoài thế gian.

9/Phật giáo không bài xích tôn giáo khác.

10/ Phật, phật giáo, và phật học là Độc lập nhất, tự do nhất. Tinh thần độc lập tự do đầu tiên trên thế gian này chính là tinh thần của Phật giáo.


Sau đây chúng ta cùng tìm hiễu từng điễm đặc sắc trên và nế có thễ , các bạn nhận ra thêm điễm nào đó nữa thì bỗ xung .

Re: Những điễm đặc sắc của Phật Giáo.

Đã gửi: 12/12/08 23:53
gửi bởi Nhu Thuận
1/ Phật là người mà không phải là "Thần".

Đây là một điễm rất đặc sắc của Phật giáo.

Nếu so với những tôn giáo khác, vị giáo chủ là người đầy uy quyền thần lực , sáng tạo vũ trụ và cải tạo vũ trụ, trong đó tín đồ chỉ có một quyền là tuân theo. Vị giáo chũ đó có thễ làm tội hoặc ban phước, có thễ làm sung túc đời sống của tín đồ, của một cộng đồng, hoặc ngược lại có thễ giáng họa trên người đó hoặc cộng đồng ...

Với Phật Giáo, vị giáo chủ lại tuyên bố : "Ta chỉ là người giác ngộ được chân lý", và hình ảnh thần thánh hóa là khi sinh ra . Phật Thích Ca Mâu Ni tuyên bố :"Thiên thượng thiên hạ duy ngã độc tôn". Câu này không nhằm tôn vinh giá trị độc nhất vô nhị trên thế gian, mà lại là bài học nhằm chỉ rỏ sự tối hậu của chử "Ngã". Giải thích chính xác câu đó có nghĩa là :" Con người sinh ra trong vũ trụ này, đầu đội trời chân đạp đất, tất cã những thành bại vinh nhục đều do chính tự mỗi con người quyết định lấy số mạng của chính mình."

Đức Phật Thích Ca nói :' Sự thành tựu cũa Ngài củng là nhờ công phu nổ lực , ý chí sắt đá (bất thối chuyễn), và huân tập trí tuệ (Nghiệp quã nhiều đời)" và Ngài củng tuyên bố ;" Ta là Phật đã thành, các ngươi là Phật sẻ thành".
Thích Ca mâu Ni vị giáo chủ của Phật Giáo, không bao giờ làm khiếp sợ hoặc thâu phục tín đồ bằng những quyền lực siêu nhiên vượt ra ngoài khã năng con người. Chỉ có 2 việc siêu nhiên của bậc Giác Ngộ mà con người bình thường ít có được đó là "Trí tuệ và từ bi". Nhưng hai việc đó, Ngài củng khẳng định là ai củng đạt được nếu nỗ lực công phu đạt đến Giác Ngộ như Ngài.

Re: Những điễm đặc sắc của Phật Giáo.

Đã gửi: 13/12/08 17:05
gửi bởi Nhu Thuận
Hỏi : Có lợi ích gì khi nhìn nhận điễm đặc sắc nấy trong Phật Giáo!

Đáp : Trước hết, đây không phải là một ưu điễm tôn giáo, đễ mà so sánh với tôn giáo khác. Về sau sẻ co một điễm đặc sắc khác của Phật giáo là không bài xích tôn giáo khác, mà chúng ta sẻ so sánh.
Trong Phật Giáo có 3 điều lần lượt của một tín đồ từ khi mới cho đến khi thành tựu là :"Tín, Giải, Hành". Điễm đặc sắc thứ nhất này nhằm chỉ rỏ cho tín đồ (Phật tử) chử "Tín" là "trí tín" chứ không nên rơi vào "mê tín". Nếu ai mê tín trong Phật giáo rất dễ sai đường, hậu quã là Tín sai thì giải sai, giải sai thì hành sai, hành sai thì tạo nghiệp ! Điều này, thực tế đang xảy ra, khi có nhiều điễm thờ tự của Tôn giáo biến thành những nơi buôn thần bán thánh.

Hỏi : Trong Phật Giáo, nơi nào chẳng có thờ tự thắp hương, lạy tượng chẳng là Mê tín hay sao ?

Đáp :

Re: Những điễm đặc sắc của Phật Giáo.

Đã gửi: 14/12/08 04:58
gửi bởi Nhu Thuận
Nếu bạn thấy mọi người thế gian này họ treo hoặc dán quốc kỳ và hình ảnh người lảnh tụ có công lao với đất nước của họ, ở những nơi trang trọng, tôn nghiêm nhất, hoặc đại sảnh đường hoặc văn phòng làm việc , thì điều đó không thễ gọi là mê được .

Còn việc lễ bái đúng nghĩa, không có nghĩa là cầu xin. Lễ bái hoặc các hình thức hành lễ của Phật giáo đều là phưong tiện cho tín đồ Phật giáo (phật tử) từng bước nhận chân được thật thễ của bổn tánh (phật tánh).

Thích Ca Mâu Ni Phật, vị giáo chũ của Phật Giáo đã chỉ ra phương cách đạt đến sự giác ngộ đó là "Giới, định, huệ". các hình thức bái sám, trì chú, tụng niệm, tọa thiền... dù có khác nhau nhưng vẫn không ngoài tiêu chí hành sự của"Giới, Định, Huệ". Tất cã dụ như chiếc đò đưa sang sông. Muốn sang sông thì phải lụy đò.

Nhân đi, củng khuyên mọi người đi chùa với tâm cầu xin là :"Sai" rồi đó. Và nhìn những vị Sư hành lễ tôn giáo trang nghiêm mà cho rằng mê tín là cái nhìn còn cạn cợt bên ngoài.

Re: Những điễm đặc sắc của Phật Giáo.

Đã gửi: 14/12/08 17:46
gửi bởi Nhu Thuận
2/ Phật là người rất "bình đẵng". Củng như muốn mọi người hảy cùng bình đẳng, và một xã hội bình đẳng..

Xuật thân từ một Vương triều, Thái Tử Tất Đạt Đa, từ bỏ cung vàng điện ngọc đễ đi tìm chân lý. Sau khi giác ngộ, Phật Thích Ca Mau Ni sống, sinh hoạt như một người trong giai cấp bình dân, thời ấy bên Ấn Độ phân chia thành 4 tầng lớp giai cấp, Bà_La_Môn, Quý tộc, Bình dân và nô lệ. Sống sinh hoạt như một người giai cấp bình dân là thễ hiện hình tướng xóa bỏ giai cấp phân biệt trong xã hội thời bấy giờ, hình tướng bình đẳng của thế gian. Tăng đoàn về sau củng không phãi là một giai cấp Tăng lử giống như Tăng lử Bà La Môn . Không có đặc quyền, đặc lợi, không gồm thâu quyền hành, củng như không ban phát quyền uy, quyền lực.

Đó là hình tướng bình đẳng bên ngoài. Về giáo lý, Phật Giáo chủ thuyết về một tánh đồng nhất bất luận là ai (vua quan thần thánh trời người Phật tiến) đó là Phật Tánh ! Đây là "Chân Bình Đẵng" (Ý nghĩa rốt ráo của bình đẳng)

Thực sự trên thế gian nầy, bằng con mắt phàm phu, chúng ta thấy khó có thễ có một sự bình đẳng tuyệt đối, và mong cầu hoặc đấu tranh cho một mục tiêu bình dẳng tuyệt đối là điều không tưởng ! Chì có thể tới một giới hạn tương đối nào đó thôi. Nhưng Phật Giáo làm được chuyện ấy hoặc ít ra chỉ được con đường đi đến bình đẳng tuyệt đối.
Sự khác biệt từ tính cách cho đến hình tướng chế đến ngoại cảnh liên quan, là quã từ nhân sanh ra, Gieo hạt ớt thì không thễ đòi hỏi có trái dưa hấu. Muốn có trái dưa hấu thì phải gieo hạt dưa hấu. Sư sang hèn, đẹp xấu, địa vị cao thấp ... đều là những nhân quã dị biệt của mỗi người, đòi hỏi một bình đẳng là một chấp nê vị kỷ của phàm phu chưa thấu đáo được nhân quã.

Nhưng trong cái tưởng chừng bất bình đẳng ấy, Phật Thích Ca giác ngộ được chân lý, đã chỉ bày ra một con đường đưa đến bình đẳng tuyệt đối, Đó là "Phật tánh". Nói rộng ra thì có rất nhiều cách đễ đưa đến trạng thái bình đẳng tánh. Vô duyên đại từ, đồng thễ đại bi, _hoặc ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm_ hoặc ... (phần này nghiêng nhiều về giáo lý)

Người tín đồ Phật Giáo cần phải hiễu rỏ chân thật bình đẳng, hoặc chí ít củng xóa bớt cái chấp nê vị kỷ từ thô sơ cho đến vi tế. Đó là một điễm đặc sắc trong Phật giáo .

Với Phật giáo, một xã hội bình đẳng là một xã hội trong đó mỗi cá thể thấu triệt được luật nhân quã, hành xử đại từ đại bi, vô trú vô chấp. Các bạn sẻ cho rằng như vậy là không tưởng, nhưng các tín đồ Phật Giáo chân chánh đang thực hành những điều đó để xây dựng một xã hội bình đẳng

Re: Những điễm đặc sắc của Phật Giáo.

Đã gửi: 15/12/08 13:55
gửi bởi mirrordor
[quote="Nhu Thuận"]1/ Phật là người mà không phải là "Thần".

Phật là người mà không phải là "Thần"... Giải thích chính xác câu đó có nghĩa là :" Con người sinh ra trong vũ trụ này, đầu đội trời chân đạp đất, tất cả những thành bại vinh nhục đều do chính tự mỗi con người quyết định lấy số mạng của chính mình."


Tôi rất đồng ý với lối giải thích này và xin được góp ý kiến.

Một người bạn nhờ tôi bàn về cách dich "14 Lời Dạy Của Phật" và đăng kèm một ví dụ trong đó có câu "The greatest pride in life is reviving from failure" để dịch lời số 8 :"Đáng khâm phục lớn nhất của đời người là vươn lên sau khi ngã". Tôi trả lời rằng tôi không đồng ý với sự chọn chữ pride để dịch thành ngữ 'đáng khâm phục' vì chữ pride không nên dùng như là một tính tốt (các nghĩa chữ pride gồm tự tôn, tự đại, kiêu căng, kiêu ngạo, v.v. và những chữ Anh ngữ đồng nghĩa với pride có: hauteur, arrogance, insolence, pomposity, vanity, vainglory, conceit, etc.)

Theo tôi, sự chọn dùng chữ pride (hãnh diện, kiêu ngạo, tự tôn, v.v.) là một ví dụ điển hình để giải thích tại sao rất nhiều thức giả, tu sĩ đã đau đầu tìm cách giải thích câu "Thiên thượng thiên hạ di ngã độc tôn".
Tôi đã nghe truyền thuyết về Phật Đản Sinh và câu tuyên ngôn bất hủ này từ thưở thiếu thời nhưng không để tâm tới nó cho đến khi tôi thấy lời tuyên ngôn trên một biển ngữ trước một ngôi chùa ở Sài Gòn. Tôi cảm thấy buồn cho nền Phật Giáo Việt Nam hồi đó vì nếu chùa chiền và các sư còn u mê, tin Phật là thần như vậy, làm sao tín đồ diệt được bản ngã và tìm được đạo?

Câu "Thiên thượng thiên hạ duy ngã độc tôn là một câu Hán Tự. Có bao nhiêu người đặt câu hỏi tất nhiên rằng nguồn gốc chữ Phạn của câu đó là sao và Đức Phật tuyên bố câu đó trong trường hợp nào, vì dĩ nhiên nếu Phật cũng chỉ là người không phải thần thánh thì không có cách nào ngài đi và nói ngay từ lúc lọt lòng (hay nhảy ra từ nách) mẹ?

Trong những câu Phạn ngữ (gốc của lời tuyên bố trước khi dịch ra chữ Tàu):

Aggo `ham asmi lokassa, Ta là người cao quý nhất thế gian
Jeṭṭho `ham asmi lokassa, Ta là người trưởng thượng nhất thế gian
Seṭṭho `ham asmi lokassa, Ta là người kiệt xuất nhất thế gian
Ayam antimā jāti, Đây là lần tái sinh cuối cùng
Natthi dāni punabbhavo. Bây giờ không còn tái sinh!

không câu nào dùng chữ "ātman" (ngã). Những câu Phạn ngữ trên làm tôi nghĩ là ngay chính người Ấn cũng không hiểu tầm quan trọng của nguyên lý "Vô ngã" Cái ta "ngã" là nguồn gốc của thất tình, lục dục, và của mọi khổ đau; diệt được "ngã" thì thành phật.

Phật nào mà lại đi tuyên bố ngớ ngẫn như vậy? Lúc Thiền Sư Vân Môn (864-949) nghe người ta hỏi về câu này, ông trả lời "Lúc đó mà ta chứng kiến được thì đã đánh một gậy cho chết rồi vất cho chó ăn! Một đồ án cao quý để thiên hạ được thái bình."

Re: Những điễm đặc sắc của Phật Giáo.

Đã gửi: 15/12/08 15:59
gửi bởi hlich
"ngã" là chữ Hán Việt, thường dùng để tự xưng như "tôi", "ta" của tiếng Việt

âm Hán của "ngã" là "ngộ" tiếng mình hay nghe đó, như "ngộ ái nị" :)

cho nên "thiên thượng thiên hạ duy ngã độc tôn" có nghĩa "ta là bậc tối cao của thế giới này"; theo vũ trụ học phật giáo thì mỗi thế giới có một đức phật là bậc cao nhất; một thế giới gồm nhiều tinh cầu chớ chẳng phải chỉ trái đất thôi, cho nên gọi là "thiên thượng thiên hạ"

trong bất cứ tôn giáo nào cũng có truyền kỳ (legend) cả; đó cũng là do sự hâm mộ tôn kính của người phàm, không thể tránh và cũng không thể trách được

tangbong

Re: Những điễm đặc sắc của Phật Giáo.

Đã gửi: 15/12/08 16:49
gửi bởi Nhu Thuận
Xin cám ơn giải thích đóng góp của "mirordor", Quả thật, NT củng hạn chế kiến thức đễ giải thích chính xác và đầy đũ. Có các bạn vấn đề sẻ được soi sáng thêm.

Đúng vậy, "Tôi" "Ta" hay "ngã" trong hán tự, cần hiểu là đại từ danh xưng ngôi thứ 1 hay là danh từ, trong câu trên.

Vì đây nói lên điễm đặc sắc của Phật giáo, trong đó có Giáo chủ là Phật Thích Ca, Hình tượng về Phật Đản sinh ở vườn Lâm Tì Ni, bước đi bảy bước và tuyên bố câu trên theo NT đó chỉ là một truyền thuyết thần thánh hóa câu chuyện, nhưng truyền thuyết ấy không nhằm tôn vinh một cá nhân mà ám chỉ một bài học lớn.
Cuộc đời của Thái Tử Tất Đạt Đa là một cuộc đời trãi qua bình thường ở cung vàng điện ngọc trước khi thành Phật, không có chuyện đi mây về gió, hay chỉ đá hóa vàng. Khi tầm đạo, Ngài củng theo học đạo ở hai người đạo sỉ Bà La Môn, học hết tận cùng của đạo ấy, Ngài nhận ra đạo ấy củng không đạt tới chân giải thoát, rồi Ngài tu khổ hạnh, cũng nhận ra hành xác không đưa đến giải thoát, cho đến khi tự mình tư chứng được "Đạo" . mà giải thoát hoàn toàn, tuyên bố "Ta là Phật".

Trở lại truyền thuyết xuất phát câu nói :"Thiên thượng thiên hạ duy ngã độc tôn" kể cả từ tiếng Phạn, theo NT , Phật tuyên bố sau khi chứng đạo! Và tại sao lại quay ngược lúc mới sinh đặc câu nói vào lúc ấy? Điều đó thêm một ý ám chỉ, sanh ra là Phật mà là Phật chưa thành, còn đưới cội Bồ Đề sau khi sao mai mọc là Phật đã thành, nói rỏ hơn ai củng là Phật chưa thành, và hoặc kiếp này hoặc vài trăm kiếp sau, sẻ thành Phật dưới cội cây nào đó, cây bàng, cây trứng cá, cây mít, cây xoái.... chẳng hạn.

Tuyên bố như vậy có ngớ ngẫn không ? Thật đáng ăn gậy !

Re: Những điễm đặc sắc của Phật Giáo.

Đã gửi: 15/12/08 17:13
gửi bởi Nhu Thuận
3/ Phật không phải là người sanh ra là "biết"

Điễm này, gần giống như câu các bạn vừa góp ý !

Đây là một khẳng định có vẻ rất mâu thuẩn với truyền thuyết đản sanh Phật Thích Ca ở vườn Lâm Tì Ni. Cho nên NT dùng chử "biết" trong ngoặc kép !

(còn tiếp)

Re: Những điễm đặc sắc của Phật Giáo.

Đã gửi: 15/12/08 21:25
gửi bởi Ma Ha Bát Nhã
Nhu Thuận đã viết:1/ Phật là người mà không phải là "Thần".

....

Với Phật Giáo, vị giáo chủ lại tuyên bố : "Ta chỉ là người giác ngộ được chân lý", và hình ảnh thần thánh hóa là khi sinh ra . Phật Thích Ca Mâu Ni tuyên bố :"Thiên thượng thiên hạ duy ngã độc tôn". Câu này không nhằm tôn vinh giá trị độc nhất vô nhị trên thế gian, mà lại là bài học nhằm chỉ rỏ sự tối hậu của chử "Ngã". Giải thích chính xác câu đó có nghĩa là :" Con người sinh ra trong vũ trụ này, đầu đội trời chân đạp đất, tất cã những thành bại vinh nhục đều do chính tự mỗi con người quyết định lấy số mạng của chính mình."

....
Câu này giải thích như thế này sợ bị ngộ nhận, "Duy Ngã Độc Tôn" đã hàm chứa một nghĩa lý cao thâm trong đó, chính là bản thể chân như, hay gọi là tâm. Nếu giải thích như trên hình như có một ý nghĩa về tâm Bản Ngã nào đó trong đó.

Re: Những điễm đặc sắc của Phật Giáo.

Đã gửi: 15/12/08 22:41
gửi bởi Nhu Thuận
Ma Ha Bát Nhã đã viết:Câu này giải thích như thế này sợ bị ngộ nhận, "Duy Ngã Độc Tôn" đã hàm chứa một nghĩa lý cao thâm trong đó, chính là bản thể chân như, hay gọi là tâm. Nếu giải thích như trên hình như có một ý nghĩa về tâm Bản Ngã nào đó trong đó.
.

Đúng vậy, cám ơn bạn đã xem và góp ý.

Phãi nói cho đầy đũ là : "Con người sinh ra trên thế gian này, đầu đội trời chân đạp đất, tất cã những thành bại vinh nhục đều do chính tự mỗi con người quyết định lấy số mạng của chính mình. Không có ai (hay thế lực thần thánh nào) đưa ta lên thiên đàng, và củng không có ai (thần thánh nào) dìm ta xuống địa ngục. Phật là tự ta Phật, mà Ma củng chính tự ta Ma"

Còn về bản thễ chân như hay là Tâm ... gì gì đó ? Xin được bàn luận ở một chuyên mục khác dành cho ..."nghĩa lý cao thâm".

Xin tiếp tục xem và góp ý.

Re: Những điễm đặc sắc của Phật Giáo.

Đã gửi: 16/12/08 00:11
gửi bởi Nhu Thuận
(tt)

Nếu như nói, Phật không phãi là người sanh ra đã là Phật, thì câu này sai. Xin lấy một ví dụ : Quã trứng gà không phãi là con gà, nhưng quã trứng ấy đã mang nhân thành con gà, nếu như được ấp đúng cách, thì đúng ngày sẻ nở thành gà con, và không thễ thành thiên nga hay vịt trời.

Phật Thích Ca và chúng ta đều là những người bình thường, nhưng Đức Phật đã gieo cái nhân cầu giác ngộ từ lâu xa và Ngài nhờ những nỗ lực bản thân không ngừng nghĩ, đặt mục tiêu giải thoát lên trên tất cã, Ngài đã thành tựu. Cuộc đời tầm đạo của Ngài củng gian nan, như đã trình bày ở trên.

Điễm đặc sắc này, nhằm khêu gợi tâm dũng mãnh cho tín đồ Phật giáo, đễ phát tâm đi đến cùng con đường Cầu thành Phật chứ không cầu an lạc cỏi trời Tây nào đó! Khi ai đã phát tâm cầu thành Phật thì dứt khoát sẻ thành, còn sớm muộn hay lâu mau thì tùy sự dủng mãnh của mỗi người.