Những điễm đặc sắc của Phật Giáo.

Cùng nhau học hỏi những bài giáo lý căn bản và kiến thức Phật học phổ thông.
Nhu Thuận
Bài viết: 180
Ngày: 22/01/08 18:57

Re: Những điễm đặc sắc của Phật Giáo.

Bài viết chưa xem gửi bởi Nhu Thuận »

Vâng thúi thiệt !

Các bạn có bao giờ nghỉ cái lý của mình thúi không ?

Nó thúi không chịu nỗi ! (dĩ nhiên kễ cả tôi)


zelda
Bài viết: 682
Ngày: 22/08/07 09:21
Giới tính: Nam
Đến từ: HCM
Nghề nghiệp: Đi làm , đi học

Re: Những điễm đặc sắc của Phật Giáo.

Bài viết chưa xem gửi bởi zelda »

Nhu Thuận ! Bạn có nói rõ hơn không ? Tôi nông dân quá thật không hiểu .
Nhà văn là Tu ? Người TU phải thành nhà Văn ?
TÔi không nghĩ vậy !


Gieo suy nghĩ, gặt hành động
Gieo hành động, gặt thói quen
Gieo thói quen, gặt tính cách
Gieo tính cách, gặt số phận

Dick Lyles
QuayDauLaBo
Bài viết: 64
Ngày: 20/11/07 22:53

Re: Những điễm đặc sắc của Phật Giáo.

Bài viết chưa xem gửi bởi QuayDauLaBo »

Các bạn sẻ nói rằng đây là dụng Pháp !!! Tôi củng nghĩ vậy. Tôi củng dụng pháp !!!

Thầy hỏi : Tới sao không bước qua ?

trò đáp : đưa cẳng cho ông chặt àh !!!

Thầy hỏi : Vậy đễ làm gì ?

"Đi"

Thúi quá !!!

Vâng thúi thiệt !

Các bạn có bao giờ nghỉ cái lý của mình thúi không ?

Nó thúi không chịu nỗi ! (dĩ nhiên kễ cả tôi)
Biết "thúi" là được rồi, có cái chân lý nào của riêng ai mà ko "thúi" đâu hỉ.
Zelda biết tại sao bạn ấy đánh đậm chữ ĐI ko?


"ĐỊA NGỤC VỊ KHÔNG THỆ BẤT THÀNH PHẬT
CHÚNG SINH ĐỘ TẬN PHƯƠNG CHỨNG BỒ-ĐỀ"
zelda
Bài viết: 682
Ngày: 22/08/07 09:21
Giới tính: Nam
Đến từ: HCM
Nghề nghiệp: Đi làm , đi học

Re: Những điễm đặc sắc của Phật Giáo.

Bài viết chưa xem gửi bởi zelda »

Thật sự không hiểu tại sao QDLB a` .

Nhưng Zelda có đoạn kinh sau để các bạn học tập cách đối đáp :

"Bất cứ lời nào đức Như Lai biết là không thật, không đúng, đưa đến tai hại, làm người khác buồn khổ không thích ý, Như Lai không nói lời ấy. Bất cứ lời nói nào Như Lai biết là không thật, không đúng, đưa đến tai hại, nhưng dễ nghe và người khác ưa thích, Như Lai không nói lời ấy. Bất cứ lời nào Như Lai biết là thật và đúng, nhưng đưa đến tai hại, làm cho kẻ khác buồn khổ không thích, Như Lai không nói lời ấy. Bất cứ lời nào Như Lai biết là thật và đúng, đưa đến lợi ích, nhưng khó nghe và làm cho người khác không thích, Như Lai biết thời để nói lời ấy. Bất cứ lời nào Như Lai biết là thật và đúng, nhưng có hại, thì mặc dù vui tai và làm kẻ khác ưa thích, Như Lai không nói lời ấy. Lời nói nào Như Lai biết là thật và đúng, đưa đến lợi ích, dễ nghe, làm kẻ khác ưa thích, Như Lai biết thời để nói lên lời ấy.
M. I, 395

Như vậy chúng ta chỉ nên nới lời THẬT VÀ ĐƯA ĐẾN LỜI ÍCH ,DỄ NGHE ,LÀM KẺ KHÁC ƯA THÍCH .

Thân !!!


Gieo suy nghĩ, gặt hành động
Gieo hành động, gặt thói quen
Gieo thói quen, gặt tính cách
Gieo tính cách, gặt số phận

Dick Lyles
mirrordor
Bài viết: 5
Ngày: 15/12/08 12:49
Giới tính: Nam
Đến từ: usa

Re: Những điễm đặc sắc của Phật Giáo.

Bài viết chưa xem gửi bởi mirrordor »

Do nên chớ than vản vì sao tôi khổ mà Đức Phật không cứu . chính bản thân ta không cứu ta .

Ngưới ta than vãn sao Phật không cứu ta vì người ta cứ muốn thần thánh hoá Phật và không chịu hỉểu rằng Phật đã chết thiệt rồi, chuyện lên NIết Bàn Hay ngự trị tặi Tây Phương Cực Lạc là chuyện huyễn và Phật không cứu độ được ai hết. Bỏ được cái khuynh hướng thần thánh hóa Phật đi thì ta mới có thể hiểu hay chấp nhận được rằng ta cũng có khả năng Diệt Ngã, thành phật (không viết hoa) và cứu lấy chính ta.

mirrordor
Sửa lần cuối bởi mirrordor vào ngày 15/01/09 05:15 với 1 lần sửa.


mirrordor
Bài viết: 5
Ngày: 15/12/08 12:49
Giới tính: Nam
Đến từ: usa

Re: Những điễm đặc sắc của Phật Giáo.

Bài viết chưa xem gửi bởi mirrordor »

Đây là nói lại những điễm đặc sắc của Phật giáo , chớ không nghiên ngữa về Thiền tông hay Tịnh Độ hay Nam Tông, Bắc Tông, Nhị thừa, hay Nhất thừa. Xin các bạn chớ đứng trên quan niệm tông phái mà lầm lẩn hoặc mắc mứu

Đây là điểm đáng buồn chung cho tất cả các tôn giáo lớn. Vì không hiểu lời giáo huấn của Đức Thích Ca, các môn đệ về sau quên bẵng ý nghĩa của chữ Ngã, trở thành mê tín vì họ không hiểu làm sao Đức Phật giác ngộ nên chọn lối giải thích rằng Phật có khả năng siêu nhân. Từ đó, họ đặt bày ra những lối hiểu khác nhau cho cùng một câu nói của Phật, những lối hành đạo khác nhau, và các chi phái ra đời. Thế giới còn loạn hoài và nhân loại còn khổ sở vì chinh chiến một phần cũng vì tranh chấp giữa các giáo phái.

Còn muốn bảo tồn các chi phái đó, còn muốn tuyên dương rằng chỉ có lối tu hành của phái ta là đúng là còn tạo trở ngại cho tín đồ trên bước đường tầm đạo.

mirrordor


mirrordor
Bài viết: 5
Ngày: 15/12/08 12:49
Giới tính: Nam
Đến từ: usa

Re: Những điễm đặc sắc của Phật Giáo.

Bài viết chưa xem gửi bởi mirrordor »

Trường hợp này là tôi nói ăn bánh vẽ ...
...Nếu anh còn chưa bỏ được tài sản , của cải mà anh cứ đòi thành bậc Toàn Giác . Thì ngay lúc này anh chỉ là kẻ ba hoa , xảo ngôn , dối trá mà thôi..
.

Tôi viếi bài này tặng một người bạn vài ngày trước Giáng Sinh, xin được phèp đăng lên diễn đàn để góp ý kiến về những vấn đề mà cái chữ "nhất" có thể tạo ra trong tâm trí của người tầm đạo.

Duy Ngã Độc Tôn : Một Hành Trình Vào Huyền Thoại

Cách đây vài hôm, một thân hữu [Th.] nhờ tôi góp ý kiến vào một bài dịch qua Anh ngữ cho một tài liệu mang tựa đề “14 Điều Dạy của Phật”. Tài liệu Th. cung cấp xuất phát từ Đạo Phật Ngày Nay online (http://www.daophatngaynay.com/chung/index-eng.htm) đăng ngày 13-07-2005. Bài dịch Anh ngữ vụng về, có nhiều lỗi ngữ vựng và văn phạm, và cho người đọc có cảm giác là khả năng ngôn ngữ của người dịch rất tầm thường.

1. Kẻ thù lớn nhất của đời người là chính mình
2. Ngu dốt lớn nhất của đời người là dối trá
3. Thất bại lớn nhất của đời người là tự đại
4. Bi ai lớn nhất của đời người là ghen tỵ
5. Sai lầm lớn nhất của đời người là đánh mất mình
6. Tội lỗi lớn nhất của đời người là bất hiếu
7. Đáng thương lớn nhất của đời người là tự ty
8. Đáng khâm phục lớn nhất của đời người là vươn lên sau khi
9. Phá sản lớn nhất của đời người là tuyệt vọng
10. Tài sản lớn nhất của đời người là sức khoẻ, trí tuệ
11. Món nợ lớn nhất của đời người là tình cảm
12. Lễ vật lớn nhất của đời người là khoan dung
13. Khiếm khuyết lớn nhất của đời người là kém hiểu biết
14. An ủi lớn nhất của đời người là bố thí


Ngoài phương diện ngôn ngữ của tài liệu, tôi gợi ý cho Th. là giá trị của nguyên bản không có gì đặc sắc và tôi không tin là Đức Phật có ý định phát biểu những lời “dạy” trên. Tôi không thể tin được rằng một người đã diệt đuợc bản ngã, giác ngộ thành phật lại dùng nhiều câu văn trong thể tối thuợng cấp [superlative] để dạy chúng sanh tránh tham và si.

Sưu tầm trên internet về nguồn gốc của các điều răn đưa tới kết luận rằng hình như chúng được các sư chùa Thiếu Lâm sưu tập rồi có người dịch qua tiếng Việt và phổ biến qua các thầy giảng và dịch vụ thương mãi (dưới dạng tranh treo tường). Tôi chỉ tìm được một bản dịch qua tiếng Anh bởi một người có pháp danh Tâm Lạc. Bản dịch này được đăng trên nhiều blogs Anh ngữ (có vẻ do toàn người gốc Việt viết, ngoại trừ hai blogs của hai người Ấn) và những dị biệt về ngữ vựng và văn phạm trong bài cho ta biết rằng Tâm Lạc là dịch giả độc nhất hiện diện trên internet.

Tôi dùng Google Translate nhưng không tìm thấy đề tài nào bằng Hán tự cho các lời răn trên internet. Cho tới khi có người nào tìm được dữ kiện mới, kết luận của tôi là 14 Điều Dạy của Phật là một hiện tượng độc đáo Việt Nam. (Một điều đáng để ý về blogs của hai người Ấn là một người (http://vretallin.livejournal.com/289469.html) viết rằng y được “dẫn nhập vào khái niệm Đại Thừa Việt Nam về 14 điều răn của Phật…” [I was recently introduced to the Vietnamese Mahayana concept of "The Fourteen Teachings of Buddha" and I really like the way the Sutras are summarized in them…]).

Tôi cũng muốn bỏ thì giờ tìm thử nguồn gốc 14 điều răn đó ở đâu ra nhưng tỳ kheo/tiến sĩ Thích Nhật Từ, chủ nhiệm của website Đạo Phật Ngày Nay đã tuyên bố là khó có thể tìm được nguồn gốc vì có quá nhiều kinh điển Phật giáo để có thể tra cứu hết. Nhìn vào cái danh sách những học hỏi, chức vụ, và thành tích của tỳ kheo Thích Nhật Từ (http://tusachphathoc.com/thichnhattu.htm), tôi thắc mắc tại sao người chủ nhiệm có thể bất cẩn đến thế về cái bài Phật dạy đăng trên báo của ông ta.

Bài dịch Anh ngữ dùng những thành ngữ “disloyalty to parents” (thay vì filial impiety) cho bất hiếu, “acceptance and forgiveness” (thay vì tolerance) cho khoan dung,và “the greatest pride” cho đáng khâm phục. Chữ pride là chữ không nên dùng để dịch đặc điểm “đáng kính phục” vì những đồng nghĩa của nó là hauteur, arrogance, insolence, pomposity, vanity, vainglory, conceit, v.v., không tính nào Phật muốn người nuôi dưỡng cả. Greatest pride càng nên tránh.

Chữ pride là lý do tôi viết bài Hành Trình vào Huyền Thoại này. Trong thư trả lởi cho Th. về cách dịch bài 14 điều răn, tôi có đề nghị Th. suy nghĩ và bàn luận về câu “thiên thượng thiên hạ duy ngã độc tâm” [TTTHDNĐT]. Th. thấy ngay là chữ “ngã” rắc rối nên đang còn suy nghĩ.

Tôi nghe chuyện Phật Đản Sinh từ thuở nhỏ nhưng không để ý, một phần vì nhà không thờ Phật. Lớn lên tôi bắt đầu chú ý tới câu “TTTHDNĐT” khi đọc Lục Mạch Thần Kiếm. Khó mà thấy một liên hệ nào giữa môn võ vô địch của nhân vật Thiên Sơn Đồng Mỗ mang tên TTTHDNĐT với thuyết Vô Ngã của nhà Phật. Ngày Phật Đản 1974, tôi tình cờ đi qua một ngôi chùa ở Sài Gòn và thấy lại lời tuyên ngôn bất hủ của Đức Phật trên một biển ngữ giăng ngang trước cửa chùa. Có lẽ cũng vì không chịu ảnh hưởng tập tục Phật giáo, tôi không nghĩ gì tới cái liên hệ tất nhiên giữa ngày Phật Đản và câu Duy Ngã Độc Tôn.

Tôi nghĩ đến Thiên Sơn Đồng Mỗ và cám cảnh cho tình trạng Phật Giáo Việt Nam thời đó. Nếu chùa chiền và các sư sãi còn u mê, tin Phật là thần như vậy, làm sao tín đồ kiềm chế được bản ngã và tìm được đạo?

Cho những độc giả, cũng như tôi không có căn bản Phật giáo, xin kể sơ lược rằng Phật Đản Sinh là truyền thuyết về ngày sinh của thái tử Thích Đạt Đa, người sau này từ bỏ cung vàng điện ngọc, vợ đẹp con thơ, đi tầm đạo để mong thoát khỏi vòng luân hồi, và thành Phật.

Hài nhi Thích Đạt Đa lọt lòng mẹ - hay nhảy ra từ nách mẹ - bước đi bảy bước, nhìn bốn phương hướng, chỉ một tay lên trời, một tay xuống đất, và gầm lên lời tuyên bố danh tiếng nhất của ngài mà ta được nhắc nhở hàng năm vào mùa Phật Đản.

Quý vị nào tinh ý có thể nhận thấy một điểm tương đồng trong lối chào đời của Tất Đạt Đa, Jesus Christ và vài nhân vật huyền thoại khác. Và câu chuyện hài nhi vừa sinh ra đã biết đi, biết nói đã làm đau đầu nhiều người không muốn bị tin rằng mình ngây thơ, mê tín. Đau đầu đến nỗi một tác giả, [Nguyễn Đúc Toản – Góp Phần Xây Dựng Gia Đình Văn Hóa], phải viết thêm một câu: “Đứng đi và nói xong câu đó, lập tức hài nhi lại nằm xuống như những hài nhi bình thường khác, không nói năng gì được” ở cuối truyện!

Hành trình vào huyền thoại dẫn tôi tới một nhận xét mà tôi ít nghe ai nói tới: có hàng trăm bài viết về câu “TTTHDNĐT” trên sách báo, online sites, nhưng rất ít ai hỏi dùm tôi hai câu: Đức Phật phát lời tuyên ngôn đó khi nào?, và ngài nói thế nào trong Phạn ngữ?

Dĩ nhiên ta phải hỏi câu thứ nhất vì chuyện hài nhi nhảy ra từ nách, đi, và nói như sư tử gầm - rồi nằm xuống làm hài nhi bình thường – là chuyện huyễn. Tôi không nghĩ là đã có ai tìm ra câu trả lời cho câu hỏi này (có vài người đề nghị rằng Phật tuyên ngôn như thế sau khi giác ngộ.)

Ta phải hỏi câu thứ nhì vì một vấn đề quan trọng. Vấn đề đó là người nghe lời tuyên ngôn liên tưởng liền tới những chữ ngạo, kiêu, hách, hauteur, arrogance, pomposity, vanity, vainglory, conceit, v.v., những chữ không thể nào áp dụng cho Đức Phật. Vấn đề này còn làm điên đầu các nhả thức giả, tu sĩ hơn cả vấn đề thần thánh hóa Thích Ca Mầu Ni. Một nguyên nhân phụ cho sự đau đầu này là việc vài nhà phê bình Thiên Chúa Gíáo dùng câu tuyên ngôn này để đả kích Đức Phật và Phật Giáo.

Tôi không tìm được nguồn gốc Phạn ngữ của tuyên ngôn “TTTHDNĐT”, nhưng nguồn gốc Pali (trong Tam Tạng Kinh) là năm câu:

Aggo `ham asmi lokassa,
Ta là người cao quý nhất thế gian,
Jeṭṭho `ham asmi lokassa, Ta là người trưởng thượng nhất thế gian,
Seṭṭho `ham asmi lokassa, Ta là người kiệt xuất nhất thế gian,
Ayam antimā jāti, Đây là lần tái sinh cuối cùng,
Natthi dāni punabbhavo. Bây giờ không còn tái sinh!

Chử ham nghĩa là ta, asmi là là, lokassa là của thế gian. Aggo là cao nhất, jettho là già nhất, và settho là tốt đẹp nhất (theo http://www.accesstoinsight.org/index.html). Trong năm câu đó không có chữ Atta (ngã, hay ātman trong Phạn ngữ). Atta hay ātman là danh từ. Ham là đại danh từ. Ta có khuynh hướng nghĩ đến Phạn ngữ khi nói về kinh điển Phật giáo nhưng tôi có cảm giác là lời tuyên ngôn “TTTHVNĐT” bắt đầu xuất hiện bằng ngôn ngữ Pali.

Ta có thể thắc mắc rằng không biết chữ “ngã” trong câu Hán-Việt là danh từ hay đại danh từ vì văn phạm Tàu mơ hồ. Thắc mắc này không phải là việc tào lao của những người vô công rồi nghề bàn chuyện ngữ nguyên học. Mặc dù chữ “ngã” đã được dùng từ thời giáp cốt văn như là một đại danh từ hay chủ hữu từ (I, me, my, we, our, us), nó cũng được dùng như là danh từ (self) theo Oxford Chinese Dictionary.

Nếu người đầu tiên dịch câu nguyên văn tiếng Pali ra Hán tự với chữ “ngã” như đại danh từ, ta nên dựng y dậy đánh đòn. Ý kiến đánh đòn này đến với tôi đột nhiên nhưng tôi không phải là người độc nhất có phản ứng đó. Hơn 12 thế kỷ về trươc, lúc Thiền Sư Vân Môn (864-949) nghe người ta hỏi về câu này, ông trả lời "Lúc đó mà ta chứng kiến được thì đã đánh một gậy cho chết rồi vất cho chó ăn! Một đồ án cao quý để thiên hạ được thái bình" (Wikipedia). Nghe một thiền sư tuyên ngôn như vậy về câu nói danh tiếng nhất của Đức Phật, Phật tử chắc phải đau lòng lắm, nhất là khi sư nói về Phật, không phải về người dịch như tôi!

Dù sao chăng nữa, tác giả của câu thiên thượng thiên hạ duy ngã độc tôn có thể biện luận chạy tội rằng y chỉ biết dịch đúng theo nguyên tác và nguyên tác dùng một đại danh từ cho chữ “ngã”. Ta chẳng ngây dại gì mà tin rằng chính miệng Đức Phật thốt ra cái câu quái gở này. Cũng như trường hợp Jesus Christ, Khổng Phu Tử, v.v., ta chỉ có những câu nói chép lại theo sự hiểu biết và trí nhớ của môn đồ của họ. Vậy thì nguồn gốc của câu “TTTHDNĐT” ở đâu ra?

Tôi đưa ra một giả thuyết sau đây. Những người nghiên cứu về tôn giáo thường thắc mắc tại sao Phật Giáo không phát triển mạnh trên đất Ấn Độ dù rằng không có một kỳ nhân nào trên vùng đất đó sánh nổi với Thích Ca Mầu Ni (Đức Khổng là người đương thời với Đức Phật nhưng ảnh hường của ngài khó lan rộng qua vùng Tây Vực trước kỷ nguyên điện tử). Có thuyết bảo rằng Phật Giáo không phát triển vì Bà La Môn Giáo nhận Phật Thích Ca như là một hoá thân của thần Vishnu nên tín đồ của Bà La Môn không cần phải bỏ đạo để theo Phật. Có thể nào một giới chức Bà La Môn nào đó dựng chuyện Phật Đản Sinh với các câu “aggo ‘ham asmi… “ ngớ ngẩn với thâm ý làm mất uy tín Phật vì lý do tiền hậu bất nhất và chưa đạt được cái mức Vô Ngã? Lịch sử cho biết Thích Ca có vài kẻ thù trong giới Bà La Môn nên ý kiến này không hẳn vô căn.

Lúc tôi nghĩ tới giả thuyết này, chữ hoax (tin nhảm) hiện ra trong đầu. Quý vị nào chịu khó sưu tầm và đọc vài trăm bài viết (entry) về câu tuyên ngôn này sẽ nhận thấy rằng, dù chỉ có một bài nguyên tác bằng tiếng Pali, có rất nhiều bài dịch qua Hán tự trong các kinh sách; các bài đó giống nhau ít nhiều ở tám chữ đầu (để dịch ý ba câu Pali đầu tiên) nhưng những câu sau khác nhau rất nhiều:

-Thiên thượng thiên hạ duy ngã vi tôn. Tam giới giai khổ, ngô đương an chi.
-Thiên thượng thiên hạ duy ngã vi tôn. Tam giới giai khổ hà khả lạc giả.
-Ngã đương cứu độ, thiên thượng thiên hạ vi thiên nhân tôn, đoạn sinh tử khổ, tam giới vô thượng, sử nhất thiết chúng sanh vô vi thường an.
-Thiên thượng thiên hạ, tôn vô quá ngã giả.
-Ngã ư nhất thiết thiên nhân chi trung tối tôn tối thắng. Vô lượng sinh tử ư kim tận hỉ.
-Thế gian chi trung, ngã vi tối thượng. Ngã tùng kim nhật sanh phần dĩ tận... dư phương tất nhiên.
-Thử sinh vi Phật sinh. Tắc vi hậu biên sinh. Ngã duy thử nhất sinh. Đương độ ư nhất thiết.


Thậm chí có một cuốn kinh (Kinh Chúng Hứa Ma Ha Đế) tránh luôn việc dịch ba cái câu đầu quỷ quái đó và chỉ giải thích hai câu cuối. (Các câu dịch trên trích từ bài Chi tiết linh diệu nơi ngày Đản sinh của Phật theo các Kinh thuộc Hán tạng http://daitangkinhvietnam.org/van-hoc-v ... -tang.html). Chữ “độc” không hiện diện trong các kinh sách gốc Hán ở trên nhưng được một tác giả ở Châu Đốc viết là tìm thấy trong một cuốn Kinh A Hàm (Thiên thượng thiên hạ, Duy ngã độc tôn, Nhất thiết thế gian, Sinh lão bệnh tử, (xem Duy Ngã Độc Tôn http://thatsonchaudoc.com/banviet2/Duon ... DocTon.htm) nên có thể câu này cũng là một hiện tượng độc đáo Việt Nam.

Đọc hết mấy câu đó tôi liên tưởng tới những “tam sao thất bổn” thường thấy khi suy tầm nguồn gốc của các hoax. Trong trượng hợp này các dịch giả không phải đã sao lại lẫn nhau nhưng cùng gặp chung một khó khăn trước việc dịch cái của lời tuyên ngôn bằng tiếng Pali gán vào miệng một hài nhi vừa lọt lòng – hay nách - mẹ. Có mấy ai thấy ngay sự thật và hùng hổ đi tìm gậy?

Thật ra cách giải thích câu “TTTHDNĐT” không khó lắm, cho dù nó có phát xuất từ miệng Phật, và đã có ít nhất một người (Nhu Thuận, Diễn Đàn Phật Pháp online) nghĩ ra và viết mới đây (12-12-2008): “Phật là người mà không phải là "Thần"... Giải thích chính xác câu đó có nghĩa là :" Con người sinh ra trong vũ trụ này, đầu đội trời chân đạp đất, tất cã những thành bại vinh nhục đều do chính tự mỗi con người quyết định lấy số mạng của chính mình." Nói tóm lại, thành hay bại cũng do một chữ ”ngã”. Diệt được bản ngã thì thành Phật.

Những lời phiếm bàn của tôi còn lâu mới thuyết phục được mấy ai, nên ta sẽ còn thấy lời tuyên ngôn “TTTHDNĐT” này giăng ngang trước cửa chùa trong mỗi mùa Phật Đản. Vì mang phận người, đời sống chúng ta sẽ còn bị chi phối dài dài vì những lo âu hiện sinh, và sự “cần thiết” tâm lý của mê tín và tôn giáo; cho nên Phật tử vẫn phải lên chùa nghe những thượng tọa, đại đức chỉ lối tầm đạo trong khi chính bản thân họ vẫn chưa thoát khỏi món nợ chữ “ngã”. Tại sao đã tu hành diệt ngã mà còn phải được xưng tụng là đại đức, thượng tọa, v.v., nhĩ?

Câu thiên thượng thiên hạ duy ngã độc tôn có lẽ là một trong những hoax lâu đời nhất trong lịch sử nhân loại. Nó được sử dụng vài ngày mỗi năm để tín đồ có dịp cung phụng cho thầy và chùa, tựa như huyền thoại ông già Noel. “14 Điều Dạy của Phật” có vẻ là cái hoax Phật giáo mới nhất phổ biến bởi một tỳ kheo cao cấp trong giai cấp lảnh tụ của Cọng Sản Việt Nam.

mirordor


mirrordor
Bài viết: 5
Ngày: 15/12/08 12:49
Giới tính: Nam
Đến từ: usa

Re: Những điễm đặc sắc của Phật Giáo.

Bài viết chưa xem gửi bởi mirrordor »

Có một lần, người bạn của tôi hỏi rằng : " Chử Quán và chử suy (suy nghỉ) khác nhau như thế nào ? ". Thật tình câu này củng khó giải thích !!![Nhu Thuận]

Theo tôi, Quán là một đề án thiền sư đặt ra cho mỗi đệ tử, dựa trên sở học, cá tính, hoàn cảnh, v.v., của riêng đệ tử đó. Đệ tử có thể hiểu ý thầy ngay tức khắc hay có thể bỏ suốt đời, suy nghĩ bể óc mà vẩn không "hiểu" thầy muốn dạy cái gì hay có dụng ý gì. Quán khác với suy nghĩ ở chổ suy nghĩ có thể giúp ta cảm thức được quán vá khải thị nhưng có người không cần suy nghỉ vẫn có thể giải quán.

mirrodor.


hlich
Bài viết: 1217
Ngày: 09/12/08 14:16
Giới tính: Nam

Re: Những điễm đặc sắc của Phật Giáo.

Bài viết chưa xem gửi bởi hlich »

>Nếu người đầu tiên dịch câu nguyên văn tiếng Pali ra Hán tự với chữ “ngã” như đại danh từ, ta nên dựng y dậy đánh đòn.

dịch như thế là chính xác thì tại sao lại bị đánh đỏn ?

xin trích Trung Bộ Kinh số 123 về sự kỳ diệu của Đức Phật Đản Sinh, hòa thượng Thích Minh Châu dịch:

"Ta là bậc tối thượng ở trên đời!
Ta là bậc tối tôn ở trên đời!
Ta là bậc cao nhất ở trên đời!
Nay là đời sống cuối cùng, không còn phải tái sanh ở đời này nữa"

đã biết sự tích từ kinh điển Pali thế rồi thì tại sao còn phân vân chữ ngã trong TTTHDNĐT đại danh tự hay danh tự?

>Diệt được bản ngã thì thành Phật.

bản ngã thường hằng đâu có đâu để mà diệt; diệt là diệt cái tà kiến vọng ngã, cho là có bản ngã thường hằng

>"Lúc đó mà ta chứng kiến được thì đã đánh một gậy cho chết rồi vất cho chó ăn! Một đồ án cao quý để thiên hạ được thái bình"

hiểu công án theo mặt chữ thì tội cho các bậc tổ thiền sư lắm?

tangbong


zelda
Bài viết: 682
Ngày: 22/08/07 09:21
Giới tính: Nam
Đến từ: HCM
Nghề nghiệp: Đi làm , đi học

Re: Những điễm đặc sắc của Phật Giáo.

Bài viết chưa xem gửi bởi zelda »

mirrordor đã viết:Do nên chớ than vản vì sao tôi khổ mà Đức Phật không cứu . chính bản thân ta không cứu ta .

Ngưới ta than vãn sao Phật không cứu ta vì người ta cứ muốn thần thánh hoá Phật và không chịu hỉểu rằng Phật đã chết thiệt rồi, chuyện lên NIết Bàn Hay ngự trị tặi Tây Phương Cực Lạc là chuyện huyễn và Phật không cứu độ được ai hết. Bỏ được cái khuynh hướng thần thánh hóa Phật đi thì ta mới có thể hiểu hay chấp nhận được rằng ta cũng có khả năng Diệt Ngã, thành phật (không viết hoa) và cứu lấy chính ta.

mirrordor
Hay quá ! Lâu rồi mới gặp được một bạn không có tư tưởng DUy Tâm Giác Tha trên diễn đàn .
Rất vui khi được đọc bài viết của bạn .
Sửa lần cuối bởi zelda vào ngày 21/01/09 05:18 với 1 lần sửa.


Gieo suy nghĩ, gặt hành động
Gieo hành động, gặt thói quen
Gieo thói quen, gặt tính cách
Gieo tính cách, gặt số phận

Dick Lyles
zelda
Bài viết: 682
Ngày: 22/08/07 09:21
Giới tính: Nam
Đến từ: HCM
Nghề nghiệp: Đi làm , đi học

Re: Những điễm đặc sắc của Phật Giáo.

Bài viết chưa xem gửi bởi zelda »

Thiên thượng ... DUy Ngã Độc Tôn .
Không phải do Phật nói , đơn giản là do một bé trai nói mà thôi ! Do vậy chúng ta đừng nên bàn về nó , vì nó có phải do Phật Thuyết đâu .

Ngã
Đó là cách nói chỉ "tôi , ta , anh , chị" . Chỉ đơn giản vậy thôi .

-Một người không bao giờ tắm hai lần trên cùng một dòng sông .
Triết học cổ Hy Lạp

Thì dòng sông nó luôn chảy , luôn đổi . Nhưng có ai nói dòng sông không phải là dòng sông không ? Nó thay đổi nhưng nó vẫn là nó , và nó chính là cái thay đổi đó . Khi nó dừng cái thay đổi lại thì "chấm hết" .

Dòng sông không phải là dòng sông nhưng nó lại chính là nó .

Các bạn hãy nghĩ về Ngã là một cái Ta Vô Thường , sẽ dễ hiểu vấn đề hơn .

Thân !


Gieo suy nghĩ, gặt hành động
Gieo hành động, gặt thói quen
Gieo thói quen, gặt tính cách
Gieo tính cách, gặt số phận

Dick Lyles
quang_tam3
Điều Hành Viên
Bài viết: 684
Ngày: 03/10/08 05:48
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: HCM
Đã cảm ơn: 21 time
Được cảm ơn: 1 time

Re: Những điễm đặc sắc của Phật Giáo.

Bài viết chưa xem gửi bởi quang_tam3 »

tangbong tangbong tangbong

đãnh lễ thầy NHU THUẬN kinhle
kính mong thầy tiếp tục


_()_
Đã khóa

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.14 khách