Bài sám hối chí thành và ngắn gọn

Cùng nhau học hỏi những bài giáo lý căn bản và kiến thức Phật học phổ thông.
hieuphuctien
Bài viết: 229
Ngày: 26/06/08 18:52
Giới tính: Nam

Bài sám hối chí thành và ngắn gọn

Bài viết chưa xem gửi bởi hieuphuctien »

Trên đường tu hành, chúng ta thấy chướng nhiều thuận ít, hoặc trong khi phát nguyện tu hành gặp toàn những trở ngại, hoặc thân thể bệnh hoạn ngăn trở sự tu, hoặc túc nghiệp ác duyên khiến mờ mịt ngu tối... gặp hoàn cảnh này, chúng ta nên đến trước hình tượng Phật, Bồ-tát thành tâm sám hối. Bởi những nghiệp duyên đời trước, hiện nay chúng ta không nhớ không biết, chỉ thấy những hiện tượng bất tường, nhận ra mình còn nhiều ác chướng, đến trước Phật, Bồ-tát thành tâm sám hối. Với lòng thiết tha tâm chân thành, chúng ta đảnh lễ Phật, Bồ-tát, quì gối chí thành phát lên những lời chí thiết sám hối và hứa nguyện, cầu Phật, Bồ-tát chứng minh. Bởi lòng thành khẩn thiết tha này, nên sám hối tội lỗi chóng sạch.

Lời văn sám hối những nghiệp chướng cũ thu gọn trong bốn câu này:

Xưa con đã tạo bao ác nghiệp
Đều bởi muôn thuở tham sân si
Từ thân miệng ý mà phát sanh
Tất cả, nay con xin sám hối.


Hình đại diện của người dùng
thichnhuantruong
Bài viết: 263
Ngày: 29/02/08 23:50
Giới tính: Nam
Nghề nghiệp: tu sĩ

Re: Bài sám hối chí thành và ngắn gọn

Bài viết chưa xem gửi bởi thichnhuantruong »

Nam Mô Cầu Sám Hối Bồ Tát Ma Ha Tát
caunguyen caunguyen caunguyen
kinhle kinhle kinhle
tangbong tangbong tangbong


Cầu mong cho mình đủ khiêm tốn để lắng nghe người trên…
Biết dẹp tự ái để lắng nghe người dưới…
Đủ khôn ngoan để lắng nghe wá khứ…
Đủ cởi mở để lắng nghe tương lai …

Và đủ tự tin để lắng nghe chính mình…Cầu cho thế jới này mọi người đều có thể lắng nghe nhau.
Thích Nhuận Trượng

Hình ảnh
Hình đại diện của người dùng
dct87
Bài viết: 702
Ngày: 16/03/08 01:42
Giới tính: Nam

Re: Bài sám hối chí thành và ngắn gọn

Bài viết chưa xem gửi bởi dct87 »

Về Vấn Đề Trích Dẫn Bài Viết

Gửi bàiGửi bởi kimcang Ngày 20 3 2009, 09:05
Về Vấn Đề Trích Dẫn Bài Viết

Xin Thông Báo Cùng Các Bạn Thành Viên Trong Diễn Đàn Rằng Là Khi Các Bạn Viết Bài Có Sự Trích Dẫn Từ Các Nguồn Khác (Kinh, Luật, Luận, Lời Của Chư Tôn Đức, Cư Sĩ, WebSite...v.v...) Thì Xin Trích Dẫn Rõ Ràng Từ Đâu:

Kinh, Luật Luận Nào, Lời Của Chư Tôn Đức Nào Trong Bài Giảng Nào, Webite.

Khi Trích Dẫn Lời Kinh, Luật Luận, Lời Giảng Của Chư Tôn Đức Thì Không Nên Đảo Lộn Thứ Tự Lời Văn, Sửa Đổi Lời Văn, Lẫn Lộn Lời Văn.


Bài văn trên là của HT Thanh Từ..
http://www.buddhanet.net/budsas/uni/u-h ... samhoi.htm


Hình ảnh
Hình đại diện của người dùng
QT2009
Bài viết: 22
Ngày: 30/04/09 19:56
Giới tính: Nữ
Đến từ: CANADA

Re: Bài sám hối chí thành và ngắn gọn

Bài viết chưa xem gửi bởi QT2009 »

Nếu nói sám hối, QT thích nhất là "Kinh Từ Bi Tam Muộn Thủy Sám Pháp" do quốc sư Ngộ Đạt viết và cốt truyện của ngài thật cảm động.

Nam Mô A Di Đà Phật


Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: Bài sám hối chí thành và ngắn gọn

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

QT2009 đã viết:Nếu nói sám hối, QT thích nhất là "Kinh Từ Bi Tam Muộn Thủy Sám Pháp" do quốc sư Ngộ Đạt viết và cốt truyện của ngài thật cảm động.

Nam Mô A Di Đà Phật
A Di Đà Phật.

Cho mình sửa lại chúc. Từ Bi Tam Muội Thủy Sám không phải gọi là Kinh mà là bài Sám. Kinh là những gì do Phật dạy. Sám Pháp là những bài sám do tổ sư viết ra để sám hối tội lỗi.

Bênh Trung Hoa thì chỉ có một bài Kinh của phật giáo mà không phải do phật nói, đó là "Pháp Bảo Đàn Kinh". Gọi là Kinh thì giống như là tôn kính bậc thánh hiền như "Kinh Thư" bênh nho giáo vậy.

Nhưng trong Phật giáo thì những gì không phải phật dạy thì không được gọi là Kinh.

Từ Bi Tam Muội Thủy Sám cũng hay, cũng khiến người kinh sợ về nghiệp báo. Nhưng không bằng Lương Hoàng Sám của ngài Chí Công vào thời Lương Võ Đế. Ngài Chí Công viết thật là hết lòng thành và khẩn thiết khiến cho tâm mọi người đều phải rùng mình, ăn năng tức khắc để sanh tâm hổ thẹn mà phát lồ sám hối. Thật là bài pháp từ bi vô hạng!

Nam Mô A Di Đà Phật.


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.27 khách