Tích lũy công đức và đánh mất công đức.

Cùng nhau học hỏi những bài giáo lý căn bản và kiến thức Phật học phổ thông.
hieuphuctien
Bài viết: 229
Ngày: 26/06/08 18:52
Giới tính: Nam

Tích lũy công đức và đánh mất công đức.

Bài viết chưa xem gửi bởi hieuphuctien »

Tích lũy công đức và đánh mất công đức.

Tất cả những người tu tập, làm việc thiện đều có sự tích lũy công đức, từ tu tập khí công, Thiền, yoga, mật tông... cho tới các việc nhỏ khác trong đời sống đều giúp ta tích lũy công đức. Song song với tích lũy công đức bằng thiện nghiệp thì có các ác nghiệp khiến ta đánh mất hoặc thậm chí phá vỡ các công đức đã có. Tùy hình thức, hành vi mà cuộc sống mỗi người là sự liên tục thiết lập (tích tập) và phá vỡ các công đức đã có.

Các hình thức tích tụ công đức gồm có:
- Thiền định, khi tâm yên lắng cho tới khi các tâm thiện dần xuất hiện trong quá trình Thiền định là sự tích lũy công đức lớn.
- Hành trì mật tông: gồm trì chú, quán tưởng hình ảnh các vị Hóa thần, các phạn tự, kiết ấn đúng nghi thức...
- Niệm Phật: niệm danh hiệu các đức Phật đều có vô lượng công đức.
- Trì giới: giữ các giới hạnh mang lại công đức rất lớn, thậm chí trong thời mạt pháp, việc trì giới có công đức rất lớn. Có vị Rinpoche đã nói một người trì ngũ giới tại gia trọn vẹn với tâm chánh niệm trong 1 ngày có thể có công đức sánh bằng cúng dàng vô số Hải hội chư Phật. Ngài đã nhấn mạnh công đức của sự trì giới.
- Cúng dường: cúng dàng chư Phật, Bồ tát, cúng dàng các vị Hộ pháp chư thiên, Thầy tổ, các vị tăng ni đang tu tập có công đức giúp ta được hưởng lây công đức. Cúng dàng đức Phât được vô lượng phước đức nhưng cúng dàng Chúng sinh với tâm Bồ đề cũng được công đức tương tự.

- Bố thí: là hình thức tích tâp công đức chung nhất mà cả 2 hệ phái Nguyên Thủy và Đại thừa đều công nhận. Nhưng Phật giáo Đại thừa nhấn mạnh cả sự bố thí bằng tâm cũng đạt công quả lớn lao. Ta dùng từ Cúng dường để nói tới sự cúng dường các bậc trưởng thượng công đức cao hơn ta, còn dùng Bố thí nói tới sự xả thí. Khi phân biệt như vậy vẫn còn bị hạn chế, thực chất cúng dường và bố thí là một khái niệm thống nhất khó thể tách rời và không thể phân biệt, tạm phân ra để dễ nói thôi.
Bồ tát Hạnh và kinh Kim Cang nói: Bố thí chúng sinh với tâm Bồ đề và tâm không chấp sự tướng thì công đức vô biên giống nhau không khác gì hành vi cúng dường lên Mười phương chư Phật. Có 2 ruộng phước lớn nhất là Cúng dường chư Phật và bố thí Chúng sinh.

... Và còn vô số các hình thức khác dẫn tới sự tích tập công đức của một người.

Tích tập công đức là điều khó khăn nhưng giữ được công đức đã tích tập còn khó khăn hơn. Chính vì vậy đôi khi người tu tập thấy mãi không tiến không biết do đâu. Đó là vì có tích tập công đức nhưng luôn ĐÁNH MẤT CÔNG ĐỨC đã có. MẤT CÔNG ĐỨC: Công đức của người tu tập có thể bị đánh mất qua rất nhiều hình thức, gọi chung đó là các bất thiện nghiệp. Có thể ví dụ một số lỗi chung như:

- Không giữ giới hạnh: khi không giữ giới hạnh thì các loại tinh linh vô hình sẽ đoạt mất công đức của ta. Khi không vẹn toàn giới hạnh, bị phạm lỗi tùy theo hình thức mà bị đoạt công đức.
Để khỏi bị mất công đức chúng ta nên thường sám hối nghiệp cũ và nghiệp mới tạo ra. Với người tu tập thiền định thì Ngồi thiền cũng có thể sám hối, với người tu mật có nhiều hình thức trong đó Sám Pháp Kim Cương Tát Đỏa là hình thức chung mà các hành giả Mật tông thường dùng.

- Nói nhiều, nói lời vô nghĩa, nói lời huyênh hoang: không có chánh niệm, nói lời vô nghĩa làm giảm nhiều công đức. Ví như sự tụ tập bàn chuyện phiếm, những chuyện không lợi ích cho tu tập làm đánh mất công đức. Đức Phật có dặn các tỳ kheo thời ngài còn tại thế là "Khi các ông tụ tập bên nhau chỉ có 2 việc nên làm là nói về Pháp và giữ im lặng của bậc Thánh", giữ im lặng chính là giữ chánh niệm. Nói lời khoe khoang làm đánh mất công đức do bị các tinh linh vô hình đoạt mất.
Do vậy kiềm chế lời nói và hành động vô nghĩa là một cách giữ gìn công đức. Chánh niệm ở đây có vai trò thật quan trọng.

- Nói lời thị phi: tranh cãi tông phái, phê phán nọ kia, chê bai người... đều coi là thị phi. Nói Thị phi có thể đánh mất sạch nhiều công đức đã tạo và tạo thêm nhiều ác nghiệp mới. Khi chê bai 1 tông phái, 1 thầy tổ của phái khác vô tình có thể khiến ta chê bai chính Đức Phật, vì đó cũng chính là giáo pháp chư Phật. Phật Pháp thật nhiều con đường và pháp môn khác nhau nhằm phù hợp căn cơ mỗi chúng sinh, nếu không hiểu điều đó luôn câu chấp vào tông phái, pháp môn mình tu tập đi chê bai các tông phái khác thì chính thực là phỉ báng Phật Pháp, xâm phạm Pháp Thân Chư Phật.

- Ngạo mạn, nóng giận: Ngạo mạn không chỉ làm mất các công đức đã có mà còn khiến ta không thể tiếp nhận được công đức mới qua các thiện hạnh. Đây là bệnh chung của nhiều người khi đã tụ đủ một số công đức nhất định thường sanh tâm ngạo mạn. Ngạo mạn đi gần với cõi Atula do đó sẽ dễ sinh về các cõi này. Ngạo mạn thường đi cùng nóng nảy, khi lửa sân nổi lên có thể đốt cháy cả rừng công đức như kinh điển thường nó. Thông thường người đã tích lũy nhiều công đức mới dễ sinh ngạo mạn do đó ngạo mạn thường đưa người đi lạc con đường chánh pháp, công đức tích lũy được do tà kiến phát xuất từ ngạo mạn sẽ khiến hành giả trước mắt là sinh vào các cõi tạm có công đức như Atula, Thiên nhưng sau đó ở tại các cõi đó khó tu tập và sẽ bị tiêu hủy dần công đức đã có và dẫn đến đọa sinh các cõi thấp.
Nên luôn giữ tâm bồ đề và hối hướng công đức để tránh phát sinh ngạo mạn. Thường cho khiêm tốn đối trị ngạo mạn nhưng thực ra TRI ÂN mới đối trị được ngạo mạn vì TRI ÂN chuyển hóa ngạo mạn thành công đức tích cực, từ TRI ÂN mới phát sinh khiêm tốn.

-Ngoài ra khi chưa có phát Bồ đề tâm thì công đức thường khó được lưu giữ nhiều mà đa phần dễ bị đánh mất và biến thành phước hữu lậu khiến cho người tích lũy công đức tiếp tục trôi lăn trong luân hồi.


Ngoài ra còn vô số hình thức khác được nói tới trong các kinh điển, nhân quả nhà Phật.

Nhìn chung thời Mạt pháp người tu tập thường khó tạo công đức mà dễ hủy hoại công đức.

Phần sau xin được nói tới việc giữ gìn công đức đã được tích lũy với Bồ đề tâm. GIỮ GÌN CÔNG ĐỨC TU TẬP:

- Phát Bồ đề tâm là hình thức lưu giữ công đức tốt nhất vì khi đó tất cả công đức tích lũy đều được hướng về sự giải thoát cho chúng sinh và cho chính hành giả. Người chưa phát Bồ đề tâm sẽ bị đánh mất nhiều công đức hơn người Đã nguyện Phát bồ đề tâm.

- Hồi hướng: là hình thức giữ gìn công đức khôn ngoan, khi hồi hướng là gửi công đức vào sự giải thoát cho chúng hữu tình. Khi đó công đức sẽ được giữ gìn. Và ngược lại người thường hồi hướng sẽ nhận được nhiều Công đức gia hộ từ Chư Phật Bồ tát và chư Thiên hộ pháp vì các vị có tâm địa hồi hướng còn lớn hơn ta rất nhiều. Có thể tạm ví hồi hướng công đức như là gửi tiết kiệm vào Ngân Hàng Chúng sinh và đến khi rút ra sẽ lãi vô cùng. Nhưng tận cùng thì nên xả bỏ công đức vì chúng sinh và không còn chấp sự tướng như Kinh Kim Cang thường dạy.
Hồi hướng không phải lúc nào làm việc thiện gì mới hồi hướng mà là sự liên tục: Khi ăn nghĩ tới người đói khổ cầu mong họ no đủ và được ăn Pháp vị của chư Phật, khi uống thuốc nghĩ tới người bệnh cầu chúng sinh thế gian hết mọi bệnh khổ, khi uống nước nghĩ tới người khát cầu chúng sinh được uống nước Cam lộ....
Cứ như vậy sự phát tâm sẽ tăng dần thêm theo tiến trình tu tập...

- Chủ động san sẻ công đức tài vật mình có cho xung quanh, không cầu an cho riêng mình. Một vị Bồ tát thì không thể mồm nói Bồ đề tâm mà hành động thì mặc kệ chúng sinh được. Dù không có khả năng thì tâm chỉ cần thông cảm với họ cũng là san sẻ rồi, có thể nguyện rằng một phần công đức của mình sẽ giúp người kia bớt khổ: do bệnh, do nghèo, do tham...

Tuy nhiên cũng nên nhìn với con mắt trí tuệ, ví như bố thí tiền cho 1 người nghiện hút thì khác gì vứt tiền vào bếp lửa. Phải tùy sức của mình, tùy tâm của mình mà làm thấu đáo.

Mọi sự vật hiện tượng, con người và các nghiệp khổ xung quanh cũng chính là một phần nghiệp thức của chúng ta. Nếu nghiệp của chúng ta thuần thiện và chưa có hạnh Bồ tát thì đã sinh trên cõi trời xung quanh không ai khổ và bệnh.. nữa. Do đó khi sinh ở cõi người trong hoàn cảnh nghiệp xấu thì đó chính là môi trường nghiệp của mỗi người và tất cả chúng ta là cộng nghiệp của nhau. Ví như nhìn một người bệnh chớ nghĩ rằng họ bệnh ta không bệnh vì người bệnh đó xuất hiện chính là nhân duyên cho ta biết ta vẫn còn bệnh nghiệp nếu cảm thông với họ một phần nghiệp bệnh của mình bớt đi và bệnh người ta cũng bớt đi dù rất ít (do sự cảm thông tạo thành năng lượng tình thương giúp cho người kia), ngược lại thờ ơ thì sau này mình sẽ lặp lại bài học này bằng bệnh hoạn tương tự.


Tây phương quê cũ sớm quay về
Hơi thở mạng người chớ trể mê !
Kiếp tạm có chừng nên quý tiếc
Đừng cho lỡ bước lạc sơn khê.


(Nhất Nguyên Đại Sư)
Hình đại diện của người dùng
dct87
Bài viết: 702
Ngày: 16/03/08 01:42
Giới tính: Nam

Re: Tích lũy công đức và đánh mất công đức.

Bài viết chưa xem gửi bởi dct87 »

hieuphuctien viết bài này hay quá...!
Tán dương công đức.
Nam Mô A Di Đà Phật. kinhle kinhle kinhle


Hình ảnh
Hình đại diện của người dùng
dct87
Bài viết: 702
Ngày: 16/03/08 01:42
Giới tính: Nam

Re: Tích lũy công đức và đánh mất công đức.

Bài viết chưa xem gửi bởi dct87 »

Về Vấn Đề Trích Dẫn Bài Viết

Gửi bàiGửi bởi kimcang Ngày 20 3 2009, 09:05
Về Vấn Đề Trích Dẫn Bài Viết

Xin Thông Báo Cùng Các Bạn Thành Viên Trong Diễn Đàn Rằng Là Khi Các Bạn Viết Bài Có Sự Trích Dẫn Từ Các Nguồn Khác (Kinh, Luật, Luận, Lời Của Chư Tôn Đức, Cư Sĩ, WebSite...v.v...) Thì Xin Trích Dẫn Rõ Ràng Từ Đâu:

Kinh, Luật Luận Nào, Lời Của Chư Tôn Đức Nào Trong Bài Giảng Nào, Webite.

Khi Trích Dẫn Lời Kinh, Luật Luận, Lời Giảng Của Chư Tôn Đức Thì Không Nên Đảo Lộn Thứ Tự Lời Văn, Sửa Đổi Lời Văn, Lẫn Lộn Lời Văn.


Hình ảnh
Hình đại diện của người dùng
QT2009
Bài viết: 22
Ngày: 30/04/09 19:56
Giới tính: Nữ
Đến từ: CANADA

Re: Tích lũy công đức và đánh mất công đức.

Bài viết chưa xem gửi bởi QT2009 »

hieuphuctien viết bài này rất hay tangbong .
Người nào Phát Bồ Đề Tâm thành Phật quả là công đức vô lượng. Trong đời khó gặp, khó thấy người chân chánh phát Bồ Đề Tâm.
QT nghe nói , công đức thì không bao giờ mất chỉ có phước đức thì mới bị mất thôi. Công đức người bình thường không có được, chỉ có các bậc thánh, chứng đạo mới có công đức.


tinhthai
Bài viết: 28
Ngày: 20/04/09 04:32
Giới tính: Nam
Đến từ: HCMC

Re: Tích lũy công đức và đánh mất công đức.

Bài viết chưa xem gửi bởi tinhthai »

QT2009 đã viết:hieuphuctien viết bài này rất hay tangbong .
Người nào Phát Bồ Đề Tâm thành Phật quả là công đức vô lượng. Trong đời khó gặp, khó thấy người chân chánh phát Bồ Đề Tâm.
QT nghe nói , công đức thì không bao giờ mất chỉ có phước đức thì mới bị mất thôi. Công đức người bình thường không có được, chỉ có các bậc thánh, chứng đạo mới có công đức.
Phát Bồ Đề Tâm chỉ là bước đầu tiên để bước vào con đường tìm sự giải thoát cho chính mình. Thế nào là phát bồ đề tâm chân chánh? Trên cầu Phật đạo, dưới độ chúng sanh chính là phát Bồ đề tâm chân chánh.

công đức, phước đức...chỉ tồn tại trên văn tự chứ chả nên phân biệt vì nó không thật có hình tướng và trường tồn...làm việc thiện mà không vì mình, không thấy có mình, làm xong thì buông xả, không còn nhớ đến, không có người cho cũng không còn người nhận...công đức tạo mà như không tạo...làm việc thiện như vậy ấy chính là được vô lượng công đức, hiểu được như vậy người bình thường nào cũng làm được chứ không cần phân biệt là chỉ có thánh nhân mới làm được công đức.

A Di Đà Phật.


quachvienlap
Bài viết: 59
Ngày: 08/05/09 00:57
Giới tính: Nam
Đến từ: TPHCM

Re: Tích lũy công đức và đánh mất công đức.

Bài viết chưa xem gửi bởi quachvienlap »

Bài viết rất ý nghĩa và thâm sâu . Các thành viên trong đây đều là chư Phật Tử, Cư Sĩ , Tăng Nhân ...v....v.. Phải nói nơi đây là 1 nơi Tịnh Độ nhỏ cho các bật tu hành , càng nhiều wedside như dậy thì càng có nhiều nơi Tịnh Độ. Nhưng trong chánh có tà trong tà có chánh cầu mong Phật Pháp thắp sáng trên toàn thế giới .
Nam Mô Tây Phương Cực Lạc Thế Giới Đại Tự Đại Bi A Di Đà Phật !


A Di Đà Phật :
Con luôn muốn bỏ chữ "Dục" trong người nhưng làm hoài vẫn không được nên con xin Phát Tâm :
Nhất tâm tu niệm tránh sân , si
Lục dục trong tâm nổi liên hồi
Tâm ma dù điều khiển thân ta
Tâm ta ngươi không thể làm gì
Một ngày tâm ta còn Phật Pháp
Quyết không để người suối dục ta
(Lời phát tâm của con)
A Di Đà Phật
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.17 khách