Một bí ẩn lớn: Luật Nhân Quả và Thời Mạt Pháp

Cùng nhau học hỏi những bài giáo lý căn bản và kiến thức Phật học phổ thông.
Hieule
Điều Hành Viên
Bài viết: 767
Ngày: 21/02/09 20:06
Giới tính: Nam
Đến từ: California

Re: Một bí ẩn lớn: Luật Nhân Quả và Thời Mạt Pháp

Bài viết chưa xem gửi bởi Hieule »

kinhle :D Kính gữi quý ĐH... :D

Chèn ơi, xôm tu. à nhen... :D :D :D Cha, phãi bữa nào cũng gầy sòng Phât. Thừa đươc. như vây. thì dzui lắm ha.... :D

Tui là con người thưc. tiễn nên tui hoc. đao. cũng thưc. tiễn.... :D

Thưc. tế chứng minh, xây nhà phãi có móng chắc, chỗ hay bi. đông. đất thì không đươc. xây cao, nên xây vât. liêu. nhe. đễ tránh thiêt. hai. về nhân mang. Hoc. đao. theo tui thì y chang xây nhà không khác.

Tui có goi. phone nói chuyên. HT Từ Thông hồi 30 Tết vừa rồi, cỡ 3 giờ sáng bên VN, đễ chúc Tết thì HT có nói với tui "Thiền là Tinh. Đô.; Tinh. Đô. là Thiền. Pháp môn nào cũng đươc nhưng cần có Thiền (tư duy) mới phát sanh trí tuê." Lấy gì mà bác Tinh. Đô.

Tui nghe sao thuât. vây. Giống như Fox News, We report; you decide.

Nếu sai xin quý vi. tư. nhiên chĩnh lí... :D tangbong kinhle

Lâu lâu mới xôm tu. như vầy....Dzui.... :D =D>
Sửa lần cuối bởi Hieule vào ngày 19/05/09 22:30 với 9 lần sửa.


Sabbe sankhara anicca
Sabbe sankhara dukkha
Sabbe dhamma anatta.
Hieule
Điều Hành Viên
Bài viết: 767
Ngày: 21/02/09 20:06
Giới tính: Nam
Đến từ: California

Re: Một bí ẩn lớn: Luật Nhân Quả và Thời Mạt Pháp

Bài viết chưa xem gửi bởi Hieule »

tangbong nếu tui nói sai xin chĩ giáo kinhle
Sửa lần cuối bởi Hieule vào ngày 19/05/09 22:10 với 1 lần sửa.


Sabbe sankhara anicca
Sabbe sankhara dukkha
Sabbe dhamma anatta.
Hieule
Điều Hành Viên
Bài viết: 767
Ngày: 21/02/09 20:06
Giới tính: Nam
Đến từ: California

Re: Một bí ẩn lớn: Luật Nhân Quả và Thời Mạt Pháp

Bài viết chưa xem gửi bởi Hieule »

Nếu nói sai chỗ nào xin quý ĐH bõ qua cho.. tangbong kinhle :D

Thank you, thank you.... kinhle kinhle :D
Sửa lần cuối bởi Hieule vào ngày 19/05/09 22:32 với 2 lần sửa.


Sabbe sankhara anicca
Sabbe sankhara dukkha
Sabbe dhamma anatta.
Chanhientam
Bài viết: 959
Ngày: 11/09/07 15:44

Re: Một bí ẩn lớn: Luật Nhân Quả và Thời Mạt Pháp

Bài viết chưa xem gửi bởi Chanhientam »

Có đọc bài của Dct87 :D
Tôi đồng ý với những gì Dtc nói. :D

Riêng phần thầy Từ Thông thì tôi hok có ý kiến, vì tôi chưa nghe đoạn mà Dct nói đó. Hok chính tai mình nghe hoặc nghe lại từ cách diễn giải của người khác thì hok thể có ý kiến là hợp lý thôi. Chỉ một lần nghe một đoạn gì đó ... :D thấy hok hợp nên hok nghe nữa.

Nói chung với kinh luận mà chỉ nghiên cứu trên sách vở thì khó có thể vào được chỗ thâm sâu, khó thấy được cái nhất quán của kinh luận cũng như các pháp môn lắm. Phát biểu ra cứ thấy LÝ và SỰ nhập nhèm, đang luận trên mặt phương tiện lại lấy cứu cánh ra để biện cũng là do đọc thì nhiều mà tu hok bao nhiêu. Thành có khi đọc càng nhiều lại càng rối. Chỗ nào hok hợp ý mình thì lập tức cho là người đời sau đưa vào trong khi chư vịu tổ sư giải thích thì chẳng bỏ xót chữ nào. Đây chỉ nói tình trạng chung chung, hok nói riêng thầy Từ Thông.

Nghe chư Tổ nói pháp môn này nhất, lập tức lấy cái nhất đó gắng tánh cho nó, nghĩa là nhất ở mọi nơi và mọi thời với mọi căn cơ (vô tình đẩy phương tiện thành cứu cánh) mà hok hiểu rằng nói nhất là nhất trong cái duyên (căn khí) đó thôi. Pháp thế gian là pháp nhân duyên mà, đâu có mang tính phổ quát. Chư Tổ dùng pháp thì không lầm, mà người nhận pháp lại lầm. Thật là "Mua mới lầm chứ bán hok lầm". Còn người bán mà lầm nữa thì ... chịu thua. :D
Hieule đã viết: Mình thọ giới đễ học đạo và giúp đỡ moi. người chứ làm gì đã là Bồ Tát... :D :D
Bồ tát là giác hữu tình. Vì thế, chịu thọ giới Bồ tát cũng xứng với cái danh Bồ tát rồi đó. Song Bồ tát có đến 52 cấp bậc. Quan trọng là phải biết mình đang ở đâu ...

:D Chỉ có cái danh Bồ tát thôi mà hok dám nhận thì sao dám nhận mình có chủng Phật để tu hành thành Phật? Việc thế nào cứ nhìn đúng thế ấy là tốt.

Nhận mình là Bồ tát không phải lỗi. Lỗi là ở chỗ hok hiểu được ý nghĩa của hai chữ đó. Làm Bồ tát thì phải xả thân xả tâm cầu đạo, thay thế mọi khổ nạn cho chúng sinh v.v... như trong kinh Hoa Nghiêm đã nói. Không phải để người ta lạy và phục dịch mình...


Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: Một bí ẩn lớn: Luật Nhân Quả và Thời Mạt Pháp

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

Hieule đã viết: ĐH DCT đoc. kinh Thũ Lăng Nghiêm sẽ thấy có đoan. nói "Người nào ăn tõi, hành, kiêu., tiêu,...sẽ bi. quỹ tới liếm môi mép." Đây rõ ràng là nguy. tao. kinh điễn.....không đúng ý Như Lai.
Nam Mô A Di Đà Phật.

Tôi một thấy Kinh Lăng Nghiêm là một bộ kinh rất hay, có thể "khai mở" cái tâm, trí tuệ của mình. Không phải là kinh ngụy tạo đâu nhé! Đừng nên nói vậy, phải dè dặt nhân quả.

Các tổ dạy "khai tuệ có Lăng Nghiêm.... thành Phật có Pháp Hoa" thật đúng như vậy. Nếu không hiểu kinh Lăng Nghiêm thì học các kinh khác rất khó! Bởi vì Lăng Nghiêm là Bộ Xương của các Kinh!

Trí Giả Đại Sư 18 năm dày lập đài hướng về phương tây để lạy mong kinh Lăng Nghiêm có thể được truyền sang Trung Hoa. Rốt cuộc vẫn chờ không được.

Vào đời Đường Võ Tắc Thiên, có Pháp Sư Bát Lặc Mật Đế chép kinh Lăng Nghiêm vào vải lụa, xẻ bấp đùi nhét vào lén ra khỏi nước ở Ấn Độ để đem Kinh lăng Nghiêm truyền bá. Kinh Lăng Nghiêm theo mình biết là thuộc về "Mật Tạng". Cho nên không được truyền bậy bạ thời đó. Vì thời đó Kinh Lăng Nghiêm được coi là "Quốc Bảo". Vua ra lịnh không cho phép truyền kinh Lăng Nghiêm ra khỏi nước.

Lần đầu đọc Kinh Lăng Nghiêm tôi đã thích, và tự nhủ với mình rằng... muốn hiểu phật pháp, vũ trụ nhân sinh, thì phải học Kinh nầy. Càng học, càng nghe Kinh Lăng Nghiêm tôi càn thích thú.

Trong Kinh Niệm Phật Ba La Mật thì phật nói Kinh Lăng Nghiêm sẽ bị hủy đầu tiên trong thời mạt pháp... kinh cuối cùng là Kinh Vô Lượng Thọ... sao đó chỉ còn câu phật hiệu A Di Đà lưu lại vài năm nửa, sau đó thì toàn bộ những kinh điển sẽ không còn.

Tôi nghe giảng rằng, ăn chay phải kỵ ngũ tân như "hành hẹ tỏi kiệu v..v." vì nếu lở có tụng kinh niệm chú sẽ làm cho chư thiên lánh xa vì họ chịu không nỏi mùi hôi đó. Mất đi phần nào linh nghiệm. Ngược lại có các loài quỷ ma họ lại thích những đồ hôi đó vì họ cho là thơm. Cũng cùng một loại ngũ tân mà chư thiên ngữi khác, người ngữi khác, ngạ quỷ, súc sanh ngữi khác. Vì sao? Vì do mỗi loài mang ái thân nghiệp báo khác nhau vậy! vậy cái ngữi nào là đúng? chẳng có cái nào là đúng cả! chúng sanh sáu loài trôi mãi trong sanh tử luân hồi cũng chính là vì ở chổ nầy!

Không nhận đúng, rỏ sự việc, lầm chấp chạy theo sáu trần, phân biệt cấp trước cho ta là đúng lắm đây, ai nhè mình cũng là kẻ mê!

Kinh Lăng Nghiêm dạy ta phải biết rỏ đâu là "thật", đâu là "giả". dạy ta phải sống đúng sự thật. Đừng bị lừa gạt bởi sắc, thinh, hương, vị, súc, pháp.

Kinh Pháp Hoa chư Phật ra đời vì một đại sự nhân duyên "khai thị ngộ nhập tri kiến phật" cho chúng sanh. Chỉ rỏ mởi bài cho chúng ta thấy cái gì lạ thật, cái gì là giả (Khai Thị phật tri kiến) để chúng ta luôn tỉnh giác và thường sống đúng với cái thật (ngộ nhập phật tri kiến).

Vậy mong mọi người hãy noi theo lời phật dạy trong Kinh Lăng Nghiêm để có thể thường sống trong tỉnh giác và với sự thật. Hãy duy trì Kinh Lăng Nghiêm, vì đấy là bó đuốc soi đường của chúnh sanh! Mong thay! Mong lắm thay!

Nguyện Kinh Lăng Nghiêm mãi mãi được trường tồn để lợi khắp chúng sanh!

Nam Mô A Di Đ Phật.


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
Hình đại diện của người dùng
dct87
Bài viết: 702
Ngày: 16/03/08 01:42
Giới tính: Nam

Re: Một bí ẩn lớn: Luật Nhân Quả và Thời Mạt Pháp

Bài viết chưa xem gửi bởi dct87 »

wei jing-nguy. kinh
UCLA
Ai đọc bài của HieuLe ít nhất phải biết 3 thứ ngôn ngữ: Việt, Anh, Tàu mới hiểu nổi:
dct coi như không có duyên với HieuLe để thảo luận Phật Pháp... :D

Chỉ xin đóng góp vài điều trên để mọi người có thể đọc mà không bị... chướng.

Wei Jing: (伪经) là phiên Âm cách đọc của tiếng Phổ Thông Trong Quốc. (CHT thì rành tiếng Tàu khỏi nói...dịch sách tiếng Hán mà :D )
Mấy từ tiếng Anh còn lại có thể vào vdict.com để dịch (dct thường dùng trang này khi bí tiếng Anh :D )

UCLA: là Đại học (Uni) Cali ở Los Angeles.

À! Thánh Tri cũng ở Mỹ từ nhỏ (hình như 13 tuổi) (giờ bi nhiêu quên dòi ??? :D chắc cỡ ông Thientinh 26, 27 gì ấy) ... chưa hề dùng danh từ khó hiểu để "mê hoặc" người đọc.
Nếu đạo hữu có thể dịch thẳng ra cho người sơ học như... dct thì sẽ dễ đọc hơn... thay vì phải chạy vạy khắp nơi để hỏi.

Nam Mô A Di Đà Phật..
dct có nói là sẽ chia sẽ thêm 3 câu sau nữa... nhưng thấy mới phân tích câu đầu đã ... bị HieuLe đánh rớt rồi, thì nói sao cũng vậy thôi, nên ...ngưng luôn... Chư Tổ và các hóa Thân của Phật, Bồ Tát còn "không biết" được kinh Đại Thừa là ngụy tạo nên vẫn cứ lập chú sớ liên tục đầy nhóc mà chưa hề phát giác gì cả, người thời nay đã phát hiện là "kinh ngụy tạo" (cho là phát riển) (chắc hẳn "trí" những người này phải siêu hơn tổ sư).

A Di Đà Phật...

Thà phạm tội ngũ nghịch thập ác để còn có ngày được cứu còn hơn phỉ báng kinh điển (đoạn đứt giống Bồ Đề) thì xem như ...tiêu.

* Phật nơi kinh Vô Lượng Thọ lập nguyện tiếp độ kẻ vãng sanh nhưng "duy trừ ngũ nghịch, phỉ báng chánh pháp"
* Phật nơi kinh Quán Vô Lượng Thọ mở phương tiện cho kẻ Ngũ Ngịch Thập Ác có thể vãng sanh, nhưng kẻ PHỈ BÁNG CHÁNH PHÁP THÌ KHÔNG CÓ PHẦN.


Tội phỉ báng Chánh Pháp nặng gấp trăm ngàn lần kẻ ngũ nghịch thập ác.

(..."Trước cửa Địa Ngục, toàn thấy người xuất gia"...)
Thời nay người phỉ báng Kinh Điển rất nhiều, không những phỉ báng Kinh Điển mà còn có người "Sư tử trùng thực Sư Tử nhục". Đem lời Phật giảng sai (..niệm Phật không thấy Phật mới đúng, không cầu mà hiện là đúng, cầu mà không hiện là đúng...QK), những kẻ này không có tư cách vãng sanh. (Nhất Chân Pháo Giới không có Ta và Người, nên hại người tức hại ta! Thành tựu cho người tức thành tựu cho ta).

Đại Cao Tăng nói sai 1 câu (1 chữ), một nói với một nghe, mà nhận quả báo làm hồ ly tinh 500 kiếp. Tu đến đại cao tăng như vậy mà lỡ miệng nói bậy chút xíu thì công đức tu đó không cứu nổi 1 lần nói sai....

Huống hồ thời nay không những không là ĐẠI CAO TĂNG, nói sai không thể tính, một nói ngàn nghe theo, .... không biết sau khi chết làm con gì nữa...
Cho nên, nếu kinh nào mình nghi ngờ không phải là do Phật thuyết thì thôi, miễn bàn đến vụ đó, phải kiêng dè dặt nhân quả, chớ có dại dột cho đó là kinh ngụy tạo. Thành thật mà nói, sanh tâm nghi ngờ kinh (nếu quả là kinh do Phật nói), mặc dầu chưa nói ra bằng miệng thì cũng đã tạo chướng ngại trên con đường tu tập, tạo một chủng nhân xấu cho mình rồi.

Chỉ muốn khuyên vài lời vậy thôi.. :)

Nam Mô A Di Đà Phật.
Hết....hé hé.
Nam Mô A Di Đà Phật.


Hình ảnh
Hieule
Điều Hành Viên
Bài viết: 767
Ngày: 21/02/09 20:06
Giới tính: Nam
Đến từ: California

Re: Một bí ẩn lớn: Luật Nhân Quả và Thời Mạt Pháp

Bài viết chưa xem gửi bởi Hieule »

@ ĐH CHT...nói hay, nói hay tangbong

Còn về vu. kinh có bi. nguy. tao. hay không trong lúc dich. thì quý vi. nếu có thì giờ nên đoc. cuốn sách cũa ĐH Buswell rồi tư. có kết luân. thích đáng... kinhle :D

Ai đã có dich. kinh sẽ hiễu ý tui nói gì....vây. xin hết... timeeeout

Tui đoc. cuốn sách này rồi chĩ report thôi...quý vi. tư. decide. kinhle kinhle kinhle :D
Sửa lần cuối bởi Hieule vào ngày 19/05/09 22:29 với 4 lần sửa.


Sabbe sankhara anicca
Sabbe sankhara dukkha
Sabbe dhamma anatta.
Hieule
Điều Hành Viên
Bài viết: 767
Ngày: 21/02/09 20:06
Giới tính: Nam
Đến từ: California

Re: Một bí ẩn lớn: Luật Nhân Quả và Thời Mạt Pháp

Bài viết chưa xem gửi bởi Hieule »

Kính gữi quý ĐH... tangbong kinhle

Rất tiếc cuốn Chinese Apocrypha cũa tui trên 300 trang nên hông thễ scan hết cho moi. người cùng đoc. Nếu ai có dip. đoc. cuốn này thì sẽ hiễu ý tui muốn nói gì, không cần vôi. vã.

Kinh điễn lúc dich. từ Phan. qua Hán bắt buôc. phãi có sữa chữa hiêu. đính. Viêc. cố ý chép thêm, chép bớt là chuyên. dễ hiễu....có ngày thì có đêm thôi.

Mong ĐH DCT tiếp tuc. post bài... kinhle Nếu tui nói gì sai, xin vui lòng bõ qua... kinhle :D

Xin quý vi. admin xóa bài tui post.... kinhle :D


Sabbe sankhara anicca
Sabbe sankhara dukkha
Sabbe dhamma anatta.
Hieule
Điều Hành Viên
Bài viết: 767
Ngày: 21/02/09 20:06
Giới tính: Nam
Đến từ: California

Re: Một bí ẩn lớn: Luật Nhân Quả và Thời Mạt Pháp

Bài viết chưa xem gửi bởi Hieule »

Kính thưa quý ĐH kinhle

Gao. thì môt. thứ nhưng người tiêu thu. có cã trăm cách nấu khác nhau.

Dich. kinh vì đao. cũng có, dich. kinh vì lơi. cũng có......etc

Tui nói ít xin quý vi. tư. tư duy thêm sẽ hiễu kinhle


Sabbe sankhara anicca
Sabbe sankhara dukkha
Sabbe dhamma anatta.
Trung-Dung
Bài viết: 6
Ngày: 03/05/09 20:01
Giới tính: Nam
Đến từ: Vietnam

Re: Một bí ẩn lớn: Luật Nhân Quả và Thời Mạt Pháp

Bài viết chưa xem gửi bởi Trung-Dung »

Trước hết, tôi xin cảm ơn Ban Điều Hành và tất cả các bạn đã tạo điều kiện để cuộc thảo luận của chúng ta được tiếp tục.

Nội dung phần thảo luận vừa qua liên quan đến nhiều nội dung chi tiết, nhưng có lẽ đều toát lên một vấn đề chính, có ý nghĩa khái quát, đó là vấn đề tiếp cận kinh sách, đặc biệt trong thời đại bùng nổ thông tin ngày nay.

Với bao nhiêu tông phái, pháp môn, với hàng ngàn kinh sách, hàng vạn tài liệu về Phật Giáo, với vô số trang web về đạo bằng nhiều thứ tiếng, v.v. chúng ta không thể không có lần thắc mắc tự hỏi: "Làm sao tìm hiểu hết được đây?" Chúng ta cứ gắng thêm một chút, thêm một chút... vì sợ bỏ sót điều gì đó đáng lẽ phải biết, phải hiểu mà mình chưa hiểu, chưa biết... Nhưng có cố gắng mấy cũng không thể kham hết được, nên đành bắt đầu từ phần cốt tủy, căn bản nhất. Vậy mà ngay cả ở đây mọi chuyện cũng không đơn giản: vẫn có ý kiến khác biệt ở những nội dung cốt lõi nhất.

Vậy phải làm sao đây?

Chắc chắn Đức Phật đã thấy trước vấn đề này của chúng ta (vì Ngài thông tường quá khứ vị lai), nên có dạy chúng ta một số điều mà ai trong chúng ta cũng biết, đại ý là (1) phải dựa vào trí tuệ của chính mình trên con đường tìm đến giải thoát (mà theo tôi ở đây chúng ta có thể nhấn mạnh vào tư duy phê phán, phản biện để hướng tới chánh kiến và chánh tư duy); (2) phải biết hoài nghi, không nên tin ngay kinh sách hay người nào dù có đáng kính đến đâu, v.v., (3) lời Đức Phật giáo huấn thay đổi tùy trình độ chúng sanh, nghĩa là ngữ cảnh, cách diễn đạt và ẩn ý, v.v. khác nhau nên không thể áp dụng chung một lối diễn giải, phân tích được, (4) vì trình độ chúng sinh, Ngài không nói hết mọi chân lý, để nhắc chúng ta có tinh thần khoáng đạt, không nên suy nghĩ bó hẹp chỉ trong những gì được ghi chép lại, và (5) suốt bao nhiêu năm giảng đạo, Như Lai có nói gì đâu, để chúng ta đừng chấp vào lời nói, câu chữ được ghi lại mà để mất cái hồn, cái tinh thần của lời Đức Phật dạy.

Đức Phật đã thấy trước vấn đề và căn dặn như vậy, vì ngay cả nếu như hoàn toàn không có vấn đề ngụy tạo, thêm thắt vào kinh điển (vấn đề ngụy kinh) thì vẫn có ít nhất ba vấn đề sau đây:

1. Vấn đề dịch thuật: có lẽ chúng ta đều biết câu "Traduire, c'est trahir." (Dịch là phản). Vì khác biệt về ngôn ngữ, văn hóa, v.v. nên rất khó trung thành được với nguyên bản, mà không trung thành thì có thể xem là phản lại nguyên bản rồi. Dịch giữa một cặp ngôn ngữ đã thế, nếu lại dịch từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác rồi lại sang ngôn ngữ khác nữa thì còn như thế nào? Chúng ta đều biết câu "tam sao thất bản". Sao chép qua ba lần đã dễ sai lệch như thế thì dịch thuật qua mấy ngôn ngữ còn như thế nào? Ngoài ra, những "dịch giả" thời xưa cách đây cả mấy ngàn năm không biết về ngôn ngữ học so sánh, ngữ nghĩa học, lý thuyết dịch, v.v. (vì chỉ là người tu hành, v.v. biết hai ngôn ngữ trở lên, dịch vì có nhu cầu chứ không được đào tạo bài bản về dịch như thời hiện đại) nên vấn đề về chất lượng bản dịch là có thể đặt ra.

2. Vấn đề sao chép: Mấy ngàn năm trước chỉ chép tay chứ không có máy chụp photocopy(!) nên có vấn đề tam sao thất bản. Chép qua ba lần đã có sai rồi. Chuyện kể về Kinh Lăng Nghiêm được chép lén vào vải lụa (chép lén dưới áp lực tâm lý lớn, v.v. chắc có sai sót?), để vào bắp chân (đầy máu mủ) và mang lén ra ngoài qua bao nhiêu trở ngại và một thời gian dài, mở ra bị mất chữ, v.v. cũng lại một lần nữa cho chúng ta thấy có vấn đề này. Ngoài chuyện này ra, còn có vấn đề trong chữ viết chỉ lộn một dấu chấm, dấu phết, một nét sổ, v.v. cũng có thể làm lệch ra nghĩa khác.

3. Vấn đề ngôn ngữ: Ngôn ngữ được xem là một công cụ của tư duy nên cách hiểu và diễn giải kinh sách cũng có phần chịu ảnh hưởng của ngôn ngữ được sử dụng. Không biết các bạn thế nào, chứ tôi dĩ nhiên là rành tiếng Việt hơn tiếng Anh nhiều nhưng khi đọc tài liệu khoa học kỹ thuật lẫn kinh sách Phật Giáo bằng tiếng Anh lại thấy rõ ràng dể hiểu hơn! (và thấy không dễ suy diễn như khi đọc bản tiếng Việt). Phải chăng ngôn ngữ và văn hóa phương Tây gián tiếp ít nhiều giúp họ dẫn đầu về các ngành khoa học chính xác? Và nếu Phật Giáo được truyền bá qua phương Tây thay vì Trung Quốc thì có nhiều cách hiểu và diễn giải như thế không nhỉ?...

Ngoài ba vấn đề trên, nếu chúng ta muốn thật dè dặt cẩn thận, dĩ nhiên chúng ta cũng phải xét tới khả năng (cố ý hay vô tình) diễn giải sai kinh điển. Ngay trong thời đại thông tin của chúng ta (khi sách vở tài liệu rất dồi dào dễ tiếp cận), cũng có những người nói về giáo lý Phật Giáo mà chúng ta thấy khó chấp nhận (mà đáng nói là cũng có nhiều người nghe theo), nên thời xưa chắc ít nhiều gì cũng có những trường hợp tương tự và được nhiều người tin theo truyền lại đến bây giờ?

Và chắc cũng có vấn đề thêm thắt vào kinh điển vì một lý do nào đó (như nhằm để lại dấu ấn riêng của cá nhân vào kinh sách như một cách hâm mộ quá khích, v.v.)? Và vấn đề ngụy tạo...

Đến đây xin phép các bạn tôi được nghi vấn đùa một chút (nhưng ít nhất về mặt lý thuyết cũng có thể xem xét một cách nghiêm túc) là chuyện Kinh Lăng Nghiêm được nhà vua cho canh giữ bảo mật ghê gớm như thế, có khi nào nhà vua cho làm các bộ kinh giả ít nhiều dựa vào bộ kinh thật để "đóng thế vai" phòng trường hợp bị "sao chép lậu" hay đánh cắp hay không?... Nghĩa là cái gì cũng có khả năng xảy ra.

Dù sao đi nữa, các ý ở trên cho thấy rất có khả năng nội dung kinh sách được truyền đạt chưa chính xác, và như thế thì suốt mấy ngàn năm qua, việc hiểu và diễn giải sai lời Đức Phật dạy là rất có thể xảy ra, vấn đề chỉ là ở nội dung nào và mức độ nhiều ít thế nào mà thôi.

Và như vậy, chúng ta phải dựa vào những lời dạy của Đức Phật (theo 5 nội dung đã kể ở trên) để suy nghĩ và hành động cho đúng.

Tới đây chúng ta có thể cắc cớ tự hỏi: Lỡ 5 nội dung trên cũng không chính xác là ý của Đức Phật thì sao? Theo tôi, năm nội dung trên chỉ dạy về thái độ cần có đối với việc tìm hiểu nội dung đạo pháp (và hoàn toàn giống với tinh thần nghiên cứu khoa học thời hiện đại, nên nếu Đức Phật không dạy thì chúng ta cũng vẫn thấy hợp lý mà theo) chứ không nói về nội dung đạo pháp cụ thể, nên không thể khiến chúng ta hiểu sai nội dung đạo pháp được.

Ngoài ra, tôi thấy khi có ý kiến khác biệt, có lẽ chúng ta không nên xem ý kiến khác ý mình là tà kiến, dọa quả báo, v.v. Vì Đức Phật có dạy chúng ta phải biết hoài nghi trên con đường đi tìm chân lý. Ngoài Kinh Kalama, trước khi Nhập Diệt Ngài còn hỏi 3 lần, đại ý là có ai còn hoài nghi điều gì nữa không để Ngài giải thích. Chúng ta có nên nghĩ người anh em của mình xứng đáng biến thành con chồn mấy trăm kiếp chỉ vì hoài nghi một phần kinh điển theo đúng tinh thần Kinh Kalama của Đức Phật? Hiểu sai đạo pháp phải chăng là một cái tội, vì làm gì có ai ngay từ đầu đã hiểu đúng tất cả? Một diễn đàn như của chúng ta chẳng phải để giúp nhau - một cách nhân ái - hiểu đạo ngày càng đúng hơn hay sao ("ngày càng đúng hơn" hàm nghĩa chấp nhận xuất phát điểm là chưa đúng lắm)?

Trên lý thuyết và trong thực tế, các tôn giáo khác nhau mà còn có thể ngồi lại nói chuyện ôn hòa được với nhau mà. Tôn trọng sự khác biệt là xu hướng của thời đại để hướng tới thế giới đại đồng. Dù ý kiến khác biệt nhau thế nào, mọi người đều chỉ thiện tâm thiện chí đi tìm chân lý mà thôi. Và ai trong chúng ta dám chắc mình đã nắm hết chân lý? Giữa một rừng, một biển thông tin trong thời đại ngày nay, có nhầm lẫn, có bị rối là chuyện thường. Cho dù có sai thì rồi dần dần mới có đúng được. Đến đây tôi lại nhớ trong lớp học Anh Văn thầy cô khuyên đừng sợ phạm lỗi (lỗi ở đây là chuyện hiểu sai, nói sai) vì không ai có thể học mà không phạm lỗi được. Có lẽ học đạo cũng vậy...


TB: Tôi nói có gì sai xin các bạn thông cảm bỏ qua cho. Mong nhận được nhiều ý kiến thảo luận của các bạn. Một lần nữa xin cảm ơn các bạn rất nhiều.


Huonghuynh
Bài viết: 5
Ngày: 06/05/09 08:48
Giới tính: Nam
Đến từ: thegioihoabinh

Re: Một bí ẩn lớn: Luật Nhân Quả và Thời Mạt Pháp

Bài viết chưa xem gửi bởi Huonghuynh »

Kính ĐH.
Trước hết, xin cho được gọi như vậy, như có thiếu tôn kính xin đừng chấp nhất.
ĐH đã trình bày ý tưởng rất hay và lôgic (khoa học), với cái nhìn "trungdung" không nghiêng ngữa. Trong phạm vi của dd đễ trao đỗi, tôi củng xin góp vài ý nhỏ.

1/ Điều chúng ta cùng tham khảo là nội dung "kinh điễn" nhằm đưa đến một sự hiễu đúng đắn con đường đưa đến "Giác Ngộ và Giải Thoát", có hiểu đúng mới có thễ vận dụng trong từng hành động trong cuộc sống hoặc trong tu tập. Vì vậy, qua 3 vấn đề, dịch thuật, sao chép và ngôn ngữ tôi thấy ĐH trình bày đúng, nhưng theo tôi, những người dịch thuật hoặc sao chép là những bậc tôn túc đã lỉnh hội được mật ý, dịch thuật hay sao chép lại luôn luôn giử đúng nội dung sao cho qua đó người đọc sẻ được lợi ích. Như một ý trong Kinh Pháp Hoa, là lời kinh như mưa lớn (Pháp vũ), tất cã các cây từ cỏ dại cho đến cổ thụ đều có lợi ích.
Cái sai lầm lớn là mỗi người lỉnh hội được theo căn nghiệp của mình lại cho đó là hay hơn hết, sanh ra tranh cải vô ích, và lại còn lấy kinh điễn làm lá chắn cho tư tưởng nhỏ hẹp của mình, hoặc khủng bố tinh thần người khác bằng cách hù dọa nhân quã.(I)
Những tôn giáo khác thường lấy chiêu nầy đễ vừa dụ vừa hù.
Vừa rồi, tôi có duyên được đọc một bài mang tính nghiên cứu sâu về "Kinh điễn" Phật giáo của TT Thích Hạnh Bình http://www.tuechung.com/ , xin giới thiệu cho tất cã những ai thích tìm hiễu sâu hơn về kinh điễn ghé
qua xem.

2/ Tôi xem qua nhiều trang DDPP, tôi nhận xét thấy số này(I) tương đối nhiều, còn lại được tinh thần "trungdung" chỉ thấp thoáng. Lại có nhiều người khẳng định quã quyết và lấy làm "chử ký". Có người lấy câu khẳng định "Kinh Lăng Nghiêm là kinh hủy diệt đầu tiên....".
Nhân đây, theo tôi bàn chút chút chơi cho vui, Kinh Lăng Nghiêm hủy diệt chưa, và khi nào không quan trọng bằng tinh thần kinh LN đã hủy diệt rồi trong những con người ấy.


Tễu
Bài viết: 278
Ngày: 25/01/08 23:09

Re: Một bí ẩn lớn: Luật Nhân Quả và Thời Mạt Pháp

Bài viết chưa xem gửi bởi Tễu »

Kính các Đạo Hữu tangbong
Cho Tễu than gia và đóng góp ý kiến riêng của mình với:
Trước đây vì các điều kiện như:in ấn,sao chép...phổ cập Kinh,sách rất khó khăn và phụ thuộc mọi mặt trong đó có cả vấn đề giao thông và truyền bá...nên theo suy tưởng của Tễu sự thông hiểu Kinh ,sách bị hạn cuộc trong một hay vài bộ,nên các vị Cổ Đức thường khai thác chuyên sâu và thường thực hành để chiên nghiệm tự nội rồi trao truyền theo dòng truyền thừa theo sở năng mà mình lãnh hội được và đến các đời kế tiếp cũng có nhiều duyên để phát truyển cũng như sai lệch.Ngày nay chúng ta được thừa kế mọi thuận duyên của xã hội phát triển,dễ dàng tiếp cận với kho tàng Kinh ,sách bằng nhiều nguồn,nhiều dạng tuy có phức tạp nhưng theo thiển ý của Tễu thì dễ nắm bắt được toàn bộ MẠCH NGHĨA VĂN trong toàn bộ Kinh ,sách về PHẬT HỌC trong các bộ Kinh,sách
Trong HỌC PHẬT, Kinh sách rất quan trọng,nhưng quan trọng hơn là phần ứng dụng THỰC HÀNH thì mới trực nội được những ẩn mật nghĩa của kinh sách
Còn thảo luận về vấn đề mạt pháp ,Tễu cũng có thiển ý:
-Phật Vị là: THƯỜNG_LẠC_NGÃ_TỊNH (Kinh Đại-Bát-Niết-Bàn),Thọ Mạng của Chư Phật là Vô Cùng Vô Lượng(Kinh Pháp-Hoa)...Và nhiều Kinh Khác.Và ý chỉ:TÂM TÔNG (Kinh Lăng Già.Hoa Nghiêm)...Vậy chúng ta nên cẩn trọng Khi nói tới NGHĨA:Mạt Pháp!?
Nếu có gì sai Kính xin các Đạo Hữu thẳng thắn góp ý Để cùng nhau tiến bộ

Tễu: Kính kinhle


Đã khóa

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.29 khách