Một bí ẩn lớn: Luật Nhân Quả và Thời Mạt Pháp

Cùng nhau học hỏi những bài giáo lý căn bản và kiến thức Phật học phổ thông.
Trung-Dung
Bài viết: 6
Ngày: 03/05/09 20:01
Giới tính: Nam
Đến từ: Vietnam

Một bí ẩn lớn: Luật Nhân Quả và Thời Mạt Pháp

Bài viết chưa xem gửi bởi Trung-Dung »

Tôi viết bài này để chúng ta cùng tìm hiểu về một bí ẩn trong Phật Giáo. Chúng ta đều biết giáo lý Phật Giáo được xây dựng trên cơ sở Luật Nhân Quả. Luật Nhân Quả thì ít nhiều chúng ta ai cũng biết rồi. Bí ẩn tôi muốn bàn đến ở đây là: Tại sao Đức Phật lại biết trước và tiên báo về Thời Mạt Pháp?

Tôi đặt câu hỏi tại sao vì điều này trái với Luật Nhân Quả mà chúng ta biết. Theo Luật Nhân Quả thì gieo nhân lành gặt quả lành, gieo nhân ác gặp quả ác. Tất cả đều xoay quanh chữ nghiệp. Phật pháp chỉ gieo nghiệp lành, tại sao lại đi đến chỗ có Thời Mạt Pháp?

Điều tiên đoán này của Đức Phật có nhiều hàm nghĩa sâu xa. Như thế có nghĩa là dù có cố gắng đến mấy, tạo nghiệp lành đến mấy, tu tập và truyền bá Phật pháp trung thành đến mấy, nói chung là tạo nhân lành gì đi nữa, thì rồi cũng sẽ tới Thời Mạt Pháp.

Nghĩ đến đây, tôi sực nhớ tới câu Đức Phật nói, đại ý là thế giới còn nhiều bí mật lắm nhưng Như Lai không nói hết cho biết vì sợ mọi người không hiểu, không tin. Và tự nhiên lại nhớ tới lời Đức Phật nói trước khi nhập Niết Bàn, đại ý là suốt bao nhiêu năm giảng pháp, Như Lai có nói gì đâu...


TB: Đây là những suy nghĩ chân thành của tôi dựa trên lương tri suy xét bình thường, hợp lý, không có ý gì khác. Đối với tôi, đó là một bí ẩn lớn. Ai giải đáp được thỏa đáng tôi sẽ rất biết ơn. Ai không giải đáp được thỏa đáng xin đừng chê bai dè bỉu hay hằn học công kích nhé. Và xin đừng xóa bỏ bài viết này chỉ vì khó trả lời. Vì các bạn và tôi đều muốn tìm chân lý. Chúng ta đều biết con người trí thật sự không bao giờ tự cho rằng mình đã nắm hết chân lý, và không né tránh tìm hiểu sự thật, dù nó gai góc đến đâu.


hlich
Bài viết: 1217
Ngày: 09/12/08 14:16
Giới tính: Nam

Re: Một bí ẩn lớn: Luật Nhân Quả và Thời Mạt Pháp

Bài viết chưa xem gửi bởi hlich »

tangbong

Phật Pháp cũng là một pháp hữu vi nên cũng vô thường và thay đổi

vâng, nghiệp lành hay dữ đều có hạn kỳ và cũng không hằng thường; cho nên tuy khuyên chúng sinh tạo nghiệp lành, cứu cánh của đạo Phật là niết bàn, là thoát nghiệp

tangbong


Trung-Dung
Bài viết: 6
Ngày: 03/05/09 20:01
Giới tính: Nam
Đến từ: Vietnam

Re: Một bí ẩn lớn: Luật Nhân Quả và Thời Mạt Pháp

Bài viết chưa xem gửi bởi Trung-Dung »

hlich đã viết:tangbong

Phật Pháp cũng là một pháp hữu vi nên cũng vô thường và thay đổi

vâng, nghiệp lành hay dữ đều có hạn kỳ và cũng không hằng thường; cho nên tuy khuyên chúng sinh tạo nghiệp lành, cứu cánh của đạo Phật là niết bàn, là thoát nghiệp

tangbong
Rất cảm ơn ý kiến của bạn.

Tôi xin được nêu lên điều tôi vẫn phỏng đoán lâu nay liên quan đến vấn đề này, xin mọi người cho biết ý kiến thêm.

Tôi nghi rằng Luật Nhân Quả, dù nó có bao trùm chi phối vạn vật chúng sinh đến mấy, cũng chỉ là một quy luật trong nhiều quy luật khác nhau của thế giới này, vũ trụ này mà thôi. Một quy luật khác có thể chính là quy luật thăng trầm tuần hoàn được đề cập trong Dịch Học. Có thịnh thì có suy, có lên rồi có xuống, v.v.

Vấn đề là: nếu đúng như vậy thì còn phải liệt kê hoặc tìm ra những quy luật nào nữa? (Tôi nghi là còn có những quy luật con người chưa biết đến.) Các quy luật này tương tác với nhau thế nào? Cái nào là chính, cái nào là phụ, hay ngang nhau, hay tỷ lệ thế nào? v.v. Những bí mật mà Đức Phật không nói ra có lẽ liên quan đến những quy luật này? Và Đức Phật nói là mình không nói gì suốt bao nhiêu năm giảng pháp, có thể là vì muốn chúng ta không chấp pháp, vì pháp mà Đức Phật giảng - có lẽ để cho đơn giản, dễ hiểu, v.v. - chủ yếu chỉ xoay quanh Luật Nhân Quả mà thôi?

Ý nghĩa, nếu phỏng đoán trên là đúng, là ở chỗ chúng ta không nên đụng cái gì cũng mang Luật Nhân Quả ra giải thích. Đối với những người chấp vào Luật Nhân Quả thì ai bị nạn, bị hại, bị đau khổ bất hạnh thì "suy cho cùng" cũng đều đáng đời đáng kiếp cả, vì theo họ thì "nếu kiếp trước ăn ở tử tế thì bây giờ đâu có bị như thế!!! Tội nghiệp thì có tội nghiệp thật, nhưng âu cũng là quả báo mà thôi!!!"

Tôi nghĩ nếu chúng ta không chấp vào Luật Nhân Quả thì mới có được tình yêu thương cảm thông thật sự với những con người đau khổ bất hạnh trong đời.


hlich
Bài viết: 1217
Ngày: 09/12/08 14:16
Giới tính: Nam

Re: Một bí ẩn lớn: Luật Nhân Quả và Thời Mạt Pháp

Bài viết chưa xem gửi bởi hlich »

Tôi nghĩ nếu chúng ta không chấp vào Luật Nhân Quả thì mới có được tình yêu thương cảm thông thật sự với những con người đau khổ bất hạnh trong đời.
mình nghĩ không phải sự chấp vào Luật Nhân Quả mà theo kinh Kim Cương thì đó là sự chấp ngã tướng, nhơn tướng, tạo sự ngăn cách không cảm thông với nhau

nói đúng hơn thì Phật dạy lý duyên khởi; lý duyên khởi bao hàm luật nhân quả; lý duyên khởi là tánh không; thấu hiểu tánh không thì bỏ được mọi chấp trước

tangbong


tinhthai
Bài viết: 28
Ngày: 20/04/09 04:32
Giới tính: Nam
Đến từ: HCMC

Re: Một bí ẩn lớn: Luật Nhân Quả và Thời Mạt Pháp

Bài viết chưa xem gửi bởi tinhthai »

Phật pháp thịnh hay suy là do lòng người - Phật nhìn thấy rõ tâm địa của chúng sanh trong tương lai nên nói rất rõ trong Kinh Vô Lượng Thọ:

"...Khi ta nhập diệt rồi, kinh đạo sẽ mất dần, loài người dua nịnh dối trá, trở lại làm mọi sự dữ nên bị năm sự dốt, năm sự đau y như trước kia. Càng lâu về sau, càng thêm cực khổ, nói không thể hết. Ðó là ta chỉ nói sơ qua cho các ngươi nghe, các ngươi nên suy nghĩ cho kỹ, khuyên bảo lẫn nhau, theo như kinh pháp Phật dạy mà tu hành, không được trái phạm..."

Ngài lại chân thật khuyên bảo:

"...Như Lai đem lòng từ bi thương xót nói cho ông (Di Lặc Bồ tát) rõ: Về đời mạt pháp, kinh giáo diệt hết, chỉ còn riêng kinh này trụ lại một trăm năm, nếu có người nào gặp được kinh này, tùy theo ý nguyện, đều được độ thoát..."

Như vậy thời Mạt Pháp có và tồn tại là do cái nhân ác mà loài người tạo ra. Luật Nhân Quả là bất biến, Đức Phật mượn cái tên Mạt pháp để nói đến giai đoạn đau khổ mà con người sẽ phải gánh nhận lấy từ cái nhân ác mà mình đã tạo...chứ thật ra Mạt Pháp cũng không thật có vì nó không tồn tại vĩnh viễn. Sau Mạt Pháp thì sẽ tới 01 thời kỳ mới, tên là gì thì hạ hồi phân giải...:)

Hi vọng đọc đến đây bạn Trung Dung đã hiểu lý do "...tại sao lại đi đến chỗ có Thời Mạt Pháp?"... Pháp của Phật nói là phương tiện giúp mọi người dựa vào đó mà được giải thoát, nói con người tạo nghiệp lành/dữ thì đúng chứ bạn hiểu phật pháp gieo nghiệp lành thì kô đúng...đừng lầm lẫn giữa phương tiện và cứu cánh. Nên hiểu đúng là "Phật pháp là phương tiện giúp người ta bỏ ác làm lành, được giải thoát khỏi khổ đau, sanh tử..."

Nên Luật Nhân Quả và thời kỳ Mạt Pháp không có gì là bí ẩn cả. Cũng như lời Phật dạy cũng không có gì khó hiểu, mà tùy vào căn cơ của đối tượng người nghe và tâm bệnh của họ mà Phật thuyết các pháp khác nhau.

Ở thời kỳ Mạt pháp này thì pháp môn phù hợp với hầu hết mọi người chính là pháp môn Tịnh Độ (niệm Phật cầu vãng sanh Tây Phương Cực Lạc Quốc).

Bạn muốn giải thoát hãy tìm hiểu kỹ và thực hành theo pháp môn này. Nói dễ thì thực là dễ nhưng khó cũng thực là khó vì đây là pháp môn dựa trên niềm tin là chính.

Bạn có thể tham khảo một số nguồn hay về pháp môn này để có thêm nhiều lợi ích cho bản thân trên con đường tu tập:

http://www.hoakhaikienphat.com/sachtinhdo.htm;
http://www.chuahoangphap.com.vn ;
http://www.thondida.com
http://www.dieuamdieungo.com
viewtopic.php?f=39&t=1749


Hieule
Điều Hành Viên
Bài viết: 767
Ngày: 21/02/09 20:06
Giới tính: Nam
Đến từ: California

Re: Một bí ẩn lớn: Luật Nhân Quả và Thời Mạt Pháp

Bài viết chưa xem gửi bởi Hieule »

:) Kin'h thưa ĐH TD :)

Tu ha`nh cu?ng giô'ng như uô'ng ca` phê đen vâ.y thôi. Muô'n hê't đă'ng thi` bo? đươ`ng vô. Bo? ca`ng nhiê`u đươ`ng thi` ca` phê bơ't đă'ng. :) Đâu co' ai câ'm mi`nh không đươ.c bo? đươ`ng, sưa~, hoă.c thêm đa' vô lu'c uô'ng ca` phê đâu..... :D :D :D kinhle

Không biê't di.ch la`m sao nhưng "Getting there is half the fun." nhưng theo tui thi`"The fun is the journey and not the destination." kinhle :D


Sabbe sankhara anicca
Sabbe sankhara dukkha
Sabbe dhamma anatta.
Hieule
Điều Hành Viên
Bài viết: 767
Ngày: 21/02/09 20:06
Giới tính: Nam
Đến từ: California

Re: Một bí ẩn lớn: Luật Nhân Quả và Thời Mạt Pháp

Bài viết chưa xem gửi bởi Hieule »

Ki'nh thưa ĐH TD tangbong

Môi` lưa? tư` đuô'c tri' tuê. cua? Như Lai xong rôi` thi`thă'p lên đi :) :) :) :) :) (Mươ.n tư` kinh Đai. Ba't Niê't Ba`n)


Sabbe sankhara anicca
Sabbe sankhara dukkha
Sabbe dhamma anatta.
Hình đại diện của người dùng
LaughingHaHa
Bài viết: 84
Ngày: 06/04/09 01:57
Giới tính: Nam
Đến từ: USA

Re: Một bí ẩn lớn: Luật Nhân Quả và Thời Mạt Pháp

Bài viết chưa xem gửi bởi LaughingHaHa »

Chào bạn Trung-Dung,
Xin góp ý với 2 câu hỏi của bạn mà KKT in đậm ở dưới đây:
Trung-Dung đã viết:
Tôi viết bài này để chúng ta cùng tìm hiểu về một bí ẩn trong Phật Giáo. Chúng ta đều biết giáo lý Phật Giáo được xây dựng trên cơ sở Luật Nhân Quả. Luật Nhân Quả thì ít nhiều chúng ta ai cũng biết rồi. Bí ẩn tôi muốn bàn đến ở đây là: Tại sao Đức Phật lại biết trước và tiên báo về Thời Mạt Pháp?

Tôi đặt câu hỏi tại sao vì điều này trái với Luật Nhân Quả mà chúng ta biết. Theo Luật Nhân Quả thì gieo nhân lành gặt quả lành, gieo nhân ác gặp quả ác. Tất cả đều xoay quanh chữ nghiệp. Phật pháp chỉ gieo nghiệp lành, tại sao lại đi đến chỗ có Thời Mạt Pháp?

Điều tiên đoán này của Đức Phật có nhiều hàm nghĩa sâu xa. Như thế có nghĩa là dù có cố gắng đến mấy, tạo nghiệp lành đến mấy, tu tập và truyền bá Phật pháp trung thành đến mấy, nói chung là tạo nhân lành gì đi nữa, thì rồi cũng sẽ tới Thời Mạt Pháp.

Nghĩ đến đây, tôi sực nhớ tới câu Đức Phật nói, đại ý là thế giới còn nhiều bí mật lắm nhưng Như Lai không nói hết cho biết vì sợ mọi người không hiểu, không tin. Và tự nhiên lại nhớ tới lời Đức Phật nói trước khi nhập Niết Bàn, đại ý là suốt bao nhiêu năm giảng pháp, Như Lai có nói gì đâu...
Cái thắc mắc của bạn là: Phật pháp chỉ gieo nghiệp lành thì theo đúng lý của luật Nhân Quả thì cái quả của nghiệp lành như vậy thì chỉ có thể là Phật pháp càng ngày phải càng hưng thịnh chứ làm sao mà lại có thời Mạt pháp được, phải không ?

1. Trong đạo Phật còn nói đến một định luật khác nữa là Sinh, Trụ, Hoại, Diệt (hay Thành, Trụ, Hoại, Không). Tức là một cái chu kỳ tuần hoàn chi phối nhiều sự kiện và sự vật trong trời đất. Nhiều sự kiện hay sự vật trong tiến trình biến chuyển của chúng thường trải qua 4 giai đoạn là: được thành lập (Sinh), trưởng thành (Trụ), suy tàn (Hoại), biến mất (Diệt). Tiến trình này còn được lập đi, lập lại thành một chu kỳ tuần hoàn bất tận nữa.

Nếu chấp nhận rằng luân hồi có thật thì đời sống của mỗi chúng sinh trên trái đất này cũng là một thí dụ của cái chu kỳ Sinh, Trụ, Hoại, Diệt này. Đứa trẻ được sinh ra (Sinh), lớn lên và trưởng thành (Trụ), già yếu và bệnh tật (Hoại) rồi chết (Diệt). Thành một chu kỳ và chu kỳ này còn được lập lại nữa khi chúng sinh này đầu thai trở lại trong một đời sống mới với một xác thân mới. Cứ luân hồi như thế bất tận.

Một thí dụ khác là những triều đại vua chúa ngày xưa. Một vị vua khai mở một triều đại mới (Sinh), truyền ngôi cho con cháu được một vài đời thịnh trị (Trụ), bắt đầu sa đọa, bại hoại (Hoại), rồi mất ngôi (Diệt). Cho nên Phật pháp sau khi trải qua thời Thịnh pháp thì rồi cũng phải đến thời Mạt pháp để cho đúng với cái tiến trình Sinh, Trụ, Hoại, Diệt đó thôi!

2. Cái vấn đề đáng nói ở đây (và có lẽ cũng là thắc mắc của bạn) là cái chu kỳ Sinh, Trụ, Hoại, Diệt này và luật Nhân Quả hình như chẳng có dính dấp gì với nhau cả! Thật vậy, một bên là một cái vòng tròn tuần hoàn lập đi lập lại một cách máy móc, còn một bên là một cái định luật Nhân Quả có logic rõ ràng: Nhân như thế nào thì sẽ có Quả tương ứng như vậy. Còn trong cái tiến trình Sinh, Trụ, Hoại, Diệt thì không thấy được cái lý hiển nhiên của luật Nhân Quả.

Thí dụ như tại sao từ Trụ lại phải dẫn tiếp đến Hoại ??? Nhân gì và Quả gì ? Thí dụ như bạn được sinh ra (Sinh), lớn lên và có được một thân thể khỏe mạnh (Trụ). Vậy nếu bạn tiếp tục tập thể thao, ăn uống lành mạnh, sống điều độ và vệ sinh thì với cái Nhân đó thì bạn phải tiếp tục có một thân thể càng ngày càng khỏe mạnh là cái Quả chứ ? Cớ sao từ giai đoạn Trụ như vậy mà bạn lại phải tiến sang giai đoạn Hoại là già yếu và bệnh tật ??? Cũng vậy, một đời vua đang thịnh trị nếu cứ tiếp tục thi hành những chính sách tốt đẹp và dùng người tài giỏi thì cứ thế mà vững tiến mãi . Cớ sao lại phải chuyển qua giai đoạn Hoại ? Cũng thế, như Phật pháp đang ở thời Thịnh pháp và Phật pháp chỉ gieo nghiệp lành (như bạn viết ở trên) thì cớ sao mà Phật pháp lại phải chuyển qua giai đoạn Mạt pháp ? Không thấy được cái logic của luật Nhân Quả ở đây!

3. KKT viết như trên không phải là để dẫn đến một giải đáp nào cho cái (dường như là) mâu thuẫn nói trên. Chỉ là gợi ý để suy nghĩ và cũng để hiểu rằng vũ trụ và vạn vật còn nhiều điều huyền bí lắm. Không phải chỉ một vài định luật đơn giản mà nghĩ rằng có thể cắt nghĩa được mọi sự việc đâu!

Bây giờ KKT lại cho bạn một thí dụ khác để cho thấy rằng luật Nhân Quả có dẫn đến quy luật Sinh, Trụ, Hoại, Diệt được. Một thí dụ mà có thể kiểm chứng được qua sự quán sát trên thực tế. Xuân, Hạ, Thu, Đông bốn mùa nối tiếp nhau bất tận là một thí dụ của cái chu kỳ tuần hoàn Sinh, Trụ, Hoại, Diệt này. Vào mùa Xuân thì cây cối bắt đầu nảy mầm (Sinh), rồi trưởng thành vào mùa Hạ (Trụ), tàn úa vào mùa Thu (Hoại), và chết vào mùa Đông (Diệt). Tức là tùy vào nhiệt độ của mỗi mùa mà khiến cho thảo mộc phải trải qua một chu kỳ Sinh, Trụ, Hoại, Diệt như vậy.

Vậy thì do Nhân Quả gì mà khiến cho có 4 mùa như vậy. Câu trả lời: là vì trái đất quay quanh mặt trời (một vòng là một năm), trái đất lại tự quay quanh nó nữa và vì trục quay của trái đất nghiêng với vòng tròn quỹ đạo của nó quanh mặt trời nên mới có 4 mùa! Nếu trục quay của trái đất mà thẳng góc với vòng tròn quỹ đạo thì không có được 4 mùa! Cho nên trái đất quay quanh mặt trời và trái đất xoay quanh nó nữa và trục trái đất không thẳng góc với vòng tròn quỹ đạo là Nhân (cause) khiến cho có 4 mùa là Quả (effect). Đây là một thí dụ cho thấy Nhân Quả cũng dẫn đến được quy luật Sinh, Trụ, Hoại, Diệt.

4. Bây giờ trả lời tiếp đến câu hỏi này của bạn: Tại sao Đức Phật lại biết trước và tiên báo về Thời Mạt Pháp? Nói chính xác là KKT muốn trả lời cho bạn cái thắc mắc rằng: Làm sao mà Đức Phật lại nhìn thấy suốt được tương lai ? Tương lai chưa xảy ra mà làm sao lại thấy trước được ??? Đây cũng là một câu hỏi làm cho KKT suy nghĩ rất nhiều! Tại sao có nhiều người lại nhìn thấy trước được những hình ảnh của tương lai ? Không nói đến những người đắc đạo mà chúng ta tạm giả thiết rằng họ có thần thông nên họ thấy trước được tương lai, mà có nhiều hạng người khác nữa cũng nhìn thấy được tương lai: những tiên tri, những thày bói, những người có giác quan thứ 6 (?), v.v... cũng nhìn thấy trước được tương lai! Tại sao họ lại làm được chuyện này ? KKT sẽ giải thích và trả lời cho bạn và cũng phải nói ngay rằng những lý thuyết mà KKT dùng thì Phật pháp chưa có nói tới!

Vấn đề là nếu chuyện nhìn thấy trước được tương lai là có thật thì có nghĩa là những hình ảnh xảy ra trong tương lai đó đã được cất chứa ở một nơi nào đó rồi và người nào có "chìa khóa" vào được chỗ đó thì sẽ thấy được! Thấy được cả những chuyện tương lai lẫn chuyện quá khứ! Những chuyện tương lai chưa xảy ra và những chuyện quá khứ đã xảy ra từ rất lâu xa rồi!

Câu trả lời của KKT là lý thuyết về không gian 6 chiều (3 chiều không gian và 3 chiều thời gian). Trước hết không gian 3 chiều có lẽ các bạn đều biết rồi. Ở trung học khi học về hình học không gian thì không gian 3 chiều được tượng trưng bằng 3 đường thẳng thẳng góc với nhau. Lấy điểm O làm gốc và vẽ 3 trục thẳng góc với nhau Ox, Oy, Oz. Như vậy bất cứ một điểm nào trong không gian cũng được xác định bằng tọa độ của nó là (x,y,z). Đó là 3 chiều không gian.

Còn 3 chiều thời gian thì khó hiểu hơn và để dễ hình dung (hay "tưởng tượng" trong khi suy luận) thì bạn cũng vẽ 3 trục thời gian thẳng góc như 3 trục tọa độ của không gian. Bây giờ KKT nói đến trục thời gian thứ nhất. Đó là một đường thẳng tượng trưng cho thời gian đi từ vô cực quá khứ cho đến vô cực tương lai. Mỗi một điểm trên đường thẳng đó sẽ tượng trưng cho một thời điểm nhất định. Giả sử rằng t là thời điểm ngay hiện tại chúng ta đang sống đây. t sẽ được tượng trưng bằng một điểm trên cái trục thời gian đó. Trên đường thẳng thời gian đó KKT sẽ gạch một điểm và viết chữ t để tượng trưng khoảnh khắc hiện tại t này. Chính xác hơn KKT sẽ viết là t(x,y,x). x,y,z là tọa độ của không gian ở thời điểm t này.

Như vậy thì đường thẳng đó sẽ tượng trưng cho không gian 4 chiều (3 chiều không gian và 1 chiều thời gian). Hy vọng rằng đến chỗ này vẫn không có gì khó hiểu cả. Không gian 4 chiều đó chính là thế giới chúng ta đang sống đây: chúng ta đang sống trong một không gian 3 chiều và 1 chiều thời gian. Không gian 4 chiều đó được tượng trưng bằng một đường thẳng. Cái hiện tại chúng ta đang sống đây là một điểm trên đường thẳng đó: t(x,y,z). Chúng ta chỉ sống được trong cái thời điểm hiện tại này t(x,y,z) nên cái gì ở quá khứ chúng ta không trở ngược lại được để biết, mà cái gì ở tương lai chúng ta cũng không vượt lên trước được để biết trước! Để dễ hình dung thì hãy tưởng tượng ta như con kiến đang bò trên cái đường thẳng thời gian đó! Trên đường thẳng đó có quá khứ, hiện tại và vị lai. Quá khứ là sau lưng con kiến, hiện tại là thời điểm t(x,y,z) con kiến đang đứng, tương lai là trước mặt con kiến. Đường thẳng thời gian này chính là trục thứ nhất trong 3 trục thời gian được tượng trưng bằng 3 đường thẳng góc KKT nói đến ở trên .

Nếu chúng ta bước vào được chiều thời gian thứ nhì thì ta sẽ thấy suốt được từ quá khứ đến tương lai! Theo như giải thích tiếp theo đây . Đường thứ nhất và đường thứ nhì thẳng góc với nhau và làm thành một mặt phẳng phải không ? Trên mặt phẳng đó có đường thời gian thứ nhất nói ở trên . Vậy thì trong mặt phẳng đó ta có thể gạch được vô lượng đường thẳng song song với trục thời gian thứ nhất này! Tất cả những đường thẳng song song này tượng trưng cho cùng một đời sống này của chúng ta nhưng được lập lại (y hệt nhau) vô lượng lần! Đây là lý thuyết "eternal recurrence" (cùng một đời sống được lập lại bất tận). Như vậy có nghĩa là nếu ta bước vào được chiều thời gian thứ nhì (tức là sống trong mặt phẳng được tạo thành bởi 2 trục thời gian thẳng góc, không còn là con kiến bò trên một trục thời gian thôi) thì có nghĩa là ta có thể "bước vào" bất cứ một đường song song nào nói trên và không những thế còn thấy suốt trọn được đường thẳng đó! Nói cách khác là ta có thể thấy suốt được cả 3 thời quá khứ, hiện tại, vị lai của đường thẳng đó! Thấy được chuyện tương lai là như vậy!

Những giải thích trên nếu được tận mặt gặp nhau và giải thích bằng đồ hình vẽ ra trên giấy thì rất dễ hiểu. Thế nhưng ở đây vì không vẽ được và chỉ có thể dùng lời nói để diễn tả cho nên hơi khó giải thích! Tuy nhiên nếu bạn "tưởng tượng" một chút thì có lẽ sẽ hiểu cái ý mà KKT muốn trình bày.

Nói tóm tắt là: không gian 4 chiều (3 chiều không gian và 1 chiều thời gian) là thế giới mà hầu hết chúng ta đang sống ở trong đây. Được tượng trưng bằng một con kiến bò trên một trục đường thẳng thời gian. Không gian 5 chiều (3 chiều không gian và 2 chiều thời gian) là "eternal recurrence": tức là cùng một đời sống này được lập lại vô lượng lần (giống hệt nhau). Tức là cùng một đời sống này của bạn, bạn sẽ sống lại y hệt như vậy nữa! Lý thuyết này giải thích được tại sao trong khi đang sống có nhiều người thấy trước được chuyện tương lai chưa xảy ra!

5. Vậy còn chiều thời gian thứ 3 (của không gian 6 chiều: 3 chiều không gian và 3 chiều thời gian) là sao ? Như nói ở trên, chiều thời gian thứ 2 là eternal recurrence: một đời sống được lập lại y hệt như vậy vô lượng lần. Thế nhưng trong mỗi thời điểm của một đời sống ta đều có chọn lựa (choice). Thí dụ như đi đến một ngã tư thì ta có thể hoặc quẹo phải, hoặc quẹo trái, hoặc đi thẳng, hoặc quay trở ngược lại. Mỗi một chọn lựa khác nhau như vậy có thể dẫn đời ta đến một cảnh đời hoàn toàn khác! Tức là mỗi một chọn lựa như vậy thì tương đương với một "chuyện phim" (scenario) khác nhau của đời sống ta. Như vậy thì có nghĩa là ta có thể có vô lượng "chuyện phim" khác nhau về đời sống của ta là vì vào mỗi thời điểm ta có thể chọn lựa khác nhau. Thế nhưng trên thực tế thì ta chỉ có MỘT chuyện phim thôi là vì vào mỗi thời điểm thì tuy ta có nhiều chọn lựa khác nhau nhưng khi quyết định chọn thì ta chỉ được quyền có MỘT quyết định thôi! Cho nên khi bước vào chiều thời gian thứ 2 (hay không gian 5 chiều) thì MỘT chuyện phim này sẽ được lập lại y hệt như vậy vô lượng lần.

Vậy thì chiều thời gian thứ 3 (hay không gian 6 chiều) chính là trường hợp mà tất cả mọi chuyện phim khác nhau nói ở trên đều được thể hiện đó! Nói một cách cụ thể thì giả dụ rằng trong đời sống này có một chuyện gì đó ta làm sai lầm và làm ta hối hận không dứt được. Như vậy thì nếu bước vào không gian 6 chiều thì ta có thể sống lại chuyện này và khi đó ta có thể lấy một chọn lựa khác để không còn làm điều sai lầm này nữa! Tức là sống với một "chuyện phim" khác đi!

Vậy thì giải thoát là sao ? Giải thoát là bước vào không gian ... 7 chiều đó! ;) Khi đó thì không còn bị chi phối bởi không gian và thời gian, không còn bị chi phối bởi nhân quả (cause & effect), định mệnh (fate), hay ngẫu nhiên tình cờ (accident) nữa! Lúc đó mới thật sự là có tự do ý chí (free-will), độc lập với sinh tử!


Thử thân bất hướng kim sinh độ
Cánh hướng hà sinh độ thử thân ?


Thân này chẳng thẳng đời này độ
Lại đợi đời nào độ thân này ?
hlich
Bài viết: 1217
Ngày: 09/12/08 14:16
Giới tính: Nam

Re: Một bí ẩn lớn: Luật Nhân Quả và Thời Mạt Pháp

Bài viết chưa xem gửi bởi hlich »

tangbong

Phật Pháp không gieo nghiệp lành mà là cơ duyên cho chúng sinh gieo nghiệp lành

cơ duyên thì cũng tùy môi trường mới có ảnh hưởng mạnh hay không

:)


Trung-Dung
Bài viết: 6
Ngày: 03/05/09 20:01
Giới tính: Nam
Đến từ: Vietnam

Re: Một bí ẩn lớn: Luật Nhân Quả và Thời Mạt Pháp

Bài viết chưa xem gửi bởi Trung-Dung »

hlich đã viết:
Tôi nghĩ nếu chúng ta không chấp vào Luật Nhân Quả thì mới có được tình yêu thương cảm thông thật sự với những con người đau khổ bất hạnh trong đời.
mình nghĩ không phải sự chấp vào Luật Nhân Quả mà theo kinh Kim Cương thì đó là sự chấp ngã tướng, nhơn tướng, tạo sự ngăn cách không cảm thông với nhau

nói đúng hơn thì Phật dạy lý duyên khởi; lý duyên khởi bao hàm luật nhân quả; lý duyên khởi là tánh không; thấu hiểu tánh không thì bỏ được mọi chấp trước

tangbong
Rất cảm ơn ý kiến của bạn. Thực ra tôi biết nếu nói có chuyện "chấp vào Luật Nhân Quả" thì bạn và nhiều bạn khác sẽ không đồng tình, nhưng tôi không biết gọi là gì một hiện tượng xảy ra khá phổ biến xung quanh ta: đó là những suy nghĩ và hành vi lạnh lùng, vô cảm, v.v. của một số người dựa trên Luật Nhân Quả.

Nhiều người thấy người khác bị đau khổ bất hạnh thì chặc lưỡi "Thấy cũng tội nghiệp đó, nhưng chẳng qua là bị quả báo đó mà!" Đối với họ, những người đau khổ bất hạnh chỉ là những kẻ tội phạm đang phải chịu án mà thôi.

Nặng hơn nữa, không biết các bạn có để ý không, nhưng hình như có những người dựa vào Luật Nhân Quả để thanh thản hơn mà làm ác! Tôi nói điều này có lẽ các bạn sẽ cho là hàm hồ, lộng ngôn, v.v. Tôi tạm đưa ví dụ này mà mọi người đều biết: Trong điện ảnh của Trung Quốc và Đài Loan (nơi người dân không xa lạ gì với khái niệm Luật Nhân Quả, và điện ảnh dù sao cũng mô phỏng và phản ánh thực tế) ta thường hay thấy cảnh một nhân vật - trước khi thủ ác hay làm chuyện bất công - nói: "Coi như kiếp này ta nợ ngươi, kiếp sau ta sẽ trả!". Họ làm chuyện ác mà không cắn rứt áy náy gì lắm vì cho rằng đã có Luật Nhân Quả lo hết, không ai "trốn nợ" của ai được, cái ác của họ chỉ là chuyện "tạm mượn" và trả sau mà thôi! Thậm chí có những kẻ trước khi ra tay còn nói: "Đừng trách ta ác, mà hãy trách số ngươi sao gặp quả báo!" Nghĩa là có khi kẻ ác còn tự cho mình là "thay Trời hành đạo" trên lý luận của Luật Nhân Quả là nếu không có nghiệp chướng thì đâu có bị hại được!

Tôi xin phép được nêu một ví dụ nữa hơi tế nhị, khó nói nhưng xin mọi người thông cảm cho tôi được nói hết ý của mình. Có một bạn rất tích cực trên diễn đàn này (mong bạn này thông cảm tha lỗi cho tôi) và tỏ ra nghiên cứu nhiều về giáo lý khiến tôi rất nể phục. Tuy nhiên, có một bài viết của bạn này làm tôi thật sự bị sốc. Đại ý bạn đó nói là nếu trong đêm tối mà vô tình đạp chết một em bé mới sinh thì người hiểu đạo chỉ bình thản nói "Vậy à?" và vẫn điềm nhiên an lạc được như thường! Sao lại có thể thản nhiên lạnh lùng như thế được? Có lẽ bạn đó nghĩ rằng theo Luật Nhân Quả nếu đứa trẻ không có nghiệp chướng thì đâu có bị đạp chêt?!

Oái oăm thay, những suy nghĩ như vậy nếu xét kỹ thì lại rất khớp với nội dung Luật Nhân Quả. Những điều này dẫn tôi đến chỗ phỏng đoán rằng Luật Nhân Quả chỉ là một quy luật trong số nhiều quy luật chi phối vũ trụ này mà thôi, và thực tế cuộc sống là tổng hòa của các quy luật này chứ không phải một mình nó quyết định hết, nên không nên chấp vào nó. Vì như tôi có đọc ở đâu đó không nhớ rõ, đại ý là cái gì làm ta xa rời tâm từ bi, tâm Bồ Đề thì cái đó có vấn đề, và ta phải xem lại. Cái có vấn đề ở đây không phải là Luật Nhân quả mà là sự quá chấp vào nó, như tôi mô tả ở trên.

Và rồi càng tìm hiểu, tôi càng thấy hình như Luật Nhân Quả không phải là tất cả, và vấn đề [cộng nghiệp] Thời Mạt Pháp là một ví dụ. Tôi xin được trình bày rõ nghi vấn của tôi về điểm này và những ý khác ở phần sau.

=====

Gửi các bạn khác đã góp ý kiến cho mục này: Xin cảm ơn các bạn rất nhiều. Vì thời gian không cho phép, tôi xin hẹn được thảo luận trao đổi với các bạn sau.


hlich
Bài viết: 1217
Ngày: 09/12/08 14:16
Giới tính: Nam

Re: Một bí ẩn lớn: Luật Nhân Quả và Thời Mạt Pháp

Bài viết chưa xem gửi bởi hlich »

tangbong

Trung-Dung có để ý đến tâm lý con người không?

phiếm bàn chuyện tâm lý con người thì họ không chấp luật nhân quả mà là dùng luật nhân quả làm bình phong che đậy sự vô cảm của họ thôi

:)


Hieule
Điều Hành Viên
Bài viết: 767
Ngày: 21/02/09 20:06
Giới tính: Nam
Đến từ: California

Re: Một bí ẩn lớn: Luật Nhân Quả và Thời Mạt Pháp

Bài viết chưa xem gửi bởi Hieule »

Ki'nh thưa ĐH TD :)

ĐH đă.t mô.t câu hoi? râ't hay. Nhưng như~ng li' luâ.n như ba.n dâ?n tư` trong phim Tau` la` "li' sư. cu`n" cu?a như~ng ngươi` không ho.c Phâ.t, không hiê?u gi` vê` đa.o Phâ.t, và càng không dính líu gì tơi' luâ.t Nhân Quã hết. tangbong tangbong tangbong

Giê't ngươi` không gơ'm tay chi? co' thê? xuâ't pha't tư` 1 Thân kiê'n (sai vi` nghi? thân mi`nh co' thâ.t-châ'p nga~ râ't nă.ng, giô'ng như mây' ông vua thơi` xưa luôn bă't quâ`n thâ`n phai? tung hô "Va.n Tuê', Va.n Tuê', Va.n Va.n Tuê'" nhưng đâu co' ông vua nao` sô'ng lâu đâu. Đa sô' la` vua chê't yêu? vi` qua' tra'c ta'ng. Thí du. Tần Thuy? Hoàng vì tà kiến muốn sống lâu cua? mình mà tư. đầu đô.c ông ta. Chê't lúc cỡ 40 tuô?i gì đo'.) 2 Biên kiê'n (chi? nhin` sư. viê.c tư` mô.t go'c ca.nh ha.n he.p nao` đo'. No' không chê't thi` minh` chê't.) 3 Ta` kiê'n (Biê't giê't ngươi` la` sai nhưng vân? la`m rôi` con` ngu.y biê.n cho ha`nh đô.ng sai trai' va` tư tươ?ng cong que.o cu?a mi`nh.)

Những ngươi` ho.c Phâ.t không la`m những chuyê.n sai lương tâm, trai' đa.o li', luôn la`m mươi` điêu` la`nh, giư? gi`n năm giơi' thi` sẽ không có vu. "Giê't ngươi` la` ta.m mươ.n...vv" đâu. Khi đã hiêu? đươ.c thân mi`nh la` do nhân duyên mà thành thi` làm gi` co' thân kiến nă.ng nê` đê? mà làm a'c. Tui noi' nêu' không đu'ng xin quý ĐH bo? qua cho. :D :D :D :D :D

Nam Mô Bô?n Sư Thích Ca Mâu Ni Phâ.t
Nam Mô A di Đà Phâ.t


Sabbe sankhara anicca
Sabbe sankhara dukkha
Sabbe dhamma anatta.
Đã khóa

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.27 khách