Một bí ẩn lớn: Luật Nhân Quả và Thời Mạt Pháp

Cùng nhau học hỏi những bài giáo lý căn bản và kiến thức Phật học phổ thông.
Huonghuynh
Bài viết: 5
Ngày: 06/05/09 08:48
Giới tính: Nam
Đến từ: thegioihoabinh

Re: Một bí ẩn lớn: Luật Nhân Quả và Thời Mạt Pháp

Bài viết chưa xem gửi bởi Huonghuynh »

Theo ý kiến cá nhân :

cách đặt vấn đề của bạn TD đã sai từ đầu :

1/ Đạo Phật không phãi xây dựng nền tảng giáo lý trên Luật Nhân quã.
2/ Pháp trong "Chánh Pháp, tượng Pháp, Mạc Pháp" không phải là một đối tượng "Tạo tác" nên không thễ bị chi phối của luật Nhân quã.

1/ Giáo lý nhà Phật (không phân biệt) dựa trên : "Khỗ, Không, và Vô Ngã", Còn luật Nhân Quã là cái "thấy được" điều hiễn nhiên, tất yếu. Luật nhân quã không phải là một phát minh, mà là một phát hiện, như tram ngàn phát hiện khác. Phát minh của Phật giáo là "Pháp", hiểu là cách thức phương thức, vượt qua, vượt thoát "Diệt đế" , đễ đạt được ... "Đạo đế". Đó là hai trong tứ đế. (Khỗ , Tập, Diệt, Đạo).

2/ Pháp không là đối tượng tạo tác, nhưng pháp củng phãi bị chi phối bởa luật luật vũ trụ : đó là Thành trụ hoại diệt. Thành với sinh cũng một ý nghĩa, Cái gì có Sinh tất có diệt. Một quy luật vũ trụ tất yếu, cũng là một lời dạy khuyên nhũ, cảnh báo. Dây còn gọi là vũ trụ quan Phật giáo là Vô thường

Ngoài ra, một ý tưởng mới là Luật Nhân quã có bị chi phối bởi luật vũ trụ hay không ?

Theo tôi là "Có"


quachvienlap
Bài viết: 59
Ngày: 08/05/09 00:57
Giới tính: Nam
Đến từ: TPHCM

Re: Một bí ẩn lớn: Luật Nhân Quả và Thời Mạt Pháp

Bài viết chưa xem gửi bởi quachvienlap »

Cái này cũng chỉ được một thời gian mà thôi .Ngày xưa Đức Phật là một người Vinh Quang Tột Cùng nhưng người vẫn bỏ lìa thân xác và nhập Niết Bàn về cõi trời . Còn về quy luật , điều mà ta cho là đúng ngày hôm nay thì chưa chắc gì mấy chục năm sau vẫn là đúng . Cũng giống như giáo lý Phật thuyết trong 45 năm của mình , những giáo lý và định luật đó đã được áp dụng trên 2000 năm rồi .Tại sao Phật lại tiên đoán được trước là sẽ tới thời Mạt Pháp . Dẫn chứng :
- Thời Phật còn ngự thế gian phải nói ai mà ở thời kì đó thì hạnh phúc vô cùng bởi được chính tai nghe những lời của Phật với lại con người thời đó ngộ tính rất cao và người tốt rất nhiều nên sự cảm hóa của Phật dễ dàng họ tiếp thu được và sanh về cõi Cực Lạc .
- Còn thời hiện đại ngày nay , con người quá sa đọa , lại ngộ tính không cao nếu không có được vị sư giỏi cảm hóa thì họ sẽ đọa địa ngục luôn . Bạn thấy đó ! Người tu đạo ngày nay rất nhiều nhưng người đứng lên bảo vệ Phật Pháp có là bao nhiêu . Người sa đọa thì nhiều , người hiểu Phật Pháp và bảo vệ thì ít thử hỏi làm sao không dẫn đến thời Mạt Pháp này . Với lại những tôn giáo khác đều cạnh tranh dành lấy tín đồ và bất chấp thủ đoạn , còn đạo Phật ta chỉ dùng giáo lý thuyết phục vả lại trong khi đó người hiểu biết lại quá ít nên dễ bị tôn giáo khác dụ dỗ dung đúc tiền bạc theo phương hướng : dùng người trong đạo để Phá Đạo .
Bạn dựa theo trên mà so sánh thử xem nếu thời này không có giáo lý mới và quy luật mới thì làm sao áp chế nổi thời Mạc Pháp sau 3000 năm từ khi sáng lập Đạo Phật ta . Thời Mạt Pháp sắp đến và đánh dấu một giáo lý mới sẽ xuất hiện .
- Chắc bạn đã nghe tượng Phật Ngọc rồi chứ !!! Đó là chứng minh xác thực nhất rằng 1 vị Phật sẽ xuống thế và truyền bá Đạo Phật với giáo lý và quy luật hoàn toàn mới ứng dụng cho thời Mạt Pháp này .
Tại sao Phật lại biết tương lai và tiên đoán chính xác như vậy ? Bởi vì " Phật Pháp Vô Biên " cụm từ này chắc ai cũng biết , Pháp Lực của Phật là Vô Biên không giới hạn nên có thể biết được quá khứ vị lai của vô lượng kiếp vì thế ngài tiên đoán được thì không có gì đáng ngạc nhiên và ta phải tin tưởng để đối mặt với nó .
Mình còn nhỏ tuổi , chữ ít học sơ nên không biết nói sao cho hết lời và sự hiểu biết sơ sài này nhưng chỉ là 1 chút góp ý mong bạn chú ý và chỉ dẫn thêm .
A Di Đà Phật !


A Di Đà Phật :
Con luôn muốn bỏ chữ "Dục" trong người nhưng làm hoài vẫn không được nên con xin Phát Tâm :
Nhất tâm tu niệm tránh sân , si
Lục dục trong tâm nổi liên hồi
Tâm ma dù điều khiển thân ta
Tâm ta ngươi không thể làm gì
Một ngày tâm ta còn Phật Pháp
Quyết không để người suối dục ta
(Lời phát tâm của con)
A Di Đà Phật
Hieule
Điều Hành Viên
Bài viết: 767
Ngày: 21/02/09 20:06
Giới tính: Nam
Đến từ: California

Re: Một bí ẩn lớn: Luật Nhân Quả và Thời Mạt Pháp

Bài viết chưa xem gửi bởi Hieule »

tangbong tangbong tangbong Chúng ta nên hiễu rằng Phât. pháp là thường lac. ngã ti.nh vì đó là quy luât. cũa vũ tru.

Như Lai đã đốt đuốc rồi chĩ cần quý vi. mỗi người hãy tư. mồi đuốc và đốt bó đuốc cũa mình lên mà đi.

Bão vê. chánh pháp rất đơn giãn. Không cần nghĩ xa lắm đâu. Luôn làm mười hanh. lành, giữ gìn thân khấu ý, không từ chối môt. viêc. tốt nào trong khã năng mình có thễ làm dù là rất nhõ, đừng đễ mất năm con bò sữa (năm giới), khi nhiều tay vỗ nên kêu...thì Phât. pháp sẽ tư. nhiên thinh. lai. ỡ VN thôi.

Khi mỗi người Phât. Tữ VN trỡ nên môt. cái chùa di đô.ng (không ngừng tu hoc. và làm viêc. lơi. mình, lơi. người, lơi. tất cã) thì Phât. pháp sẽ phát triễn ỡ VN không ngừng.

Nếu tui nói sai, xin quý ĐH bõ qua cho. kinhle kinhle kinhle


Sabbe sankhara anicca
Sabbe sankhara dukkha
Sabbe dhamma anatta.
Hieule
Điều Hành Viên
Bài viết: 767
Ngày: 21/02/09 20:06
Giới tính: Nam
Đến từ: California

Re: Một bí ẩn lớn: Luật Nhân Quả và Thời Mạt Pháp

Bài viết chưa xem gửi bởi Hieule »

Kinh Kim Cang có nói "Như Lai thường hay nhớ nghĩ hô. niêm. cho hàng Bồ Tát..." Còn người hoc. kinh Pháp Cú, Pháp Hoa, Kim Cang, Đai. Bát Niết Bàn, còn người niê.m Phâ.t, thì Phâ.t pháp vẫn còn, chĩ coi người hoc. Phâ.t có chiu. phát huy pháp Phâ.t lên cao hơn nữa hay không mà thôi. tangbong tangbong tangbong


Sabbe sankhara anicca
Sabbe sankhara dukkha
Sabbe dhamma anatta.
Chanhientam
Bài viết: 959
Ngày: 11/09/07 15:44

Re: Một bí ẩn lớn: Luật Nhân Quả và Thời Mạt Pháp

Bài viết chưa xem gửi bởi Chanhientam »

Tôi bận quá nên bây giờ mới đọc được những thắc mắc của bạn. Giờ xin trả lời vài ý.
Trung-Dung đã viết: Rất cảm ơn ý kiến của bạn. Thực ra tôi biết nếu nói có chuyện "chấp vào Luật Nhân Quả" thì bạn và nhiều bạn khác sẽ không đồng tình, nhưng tôi không biết gọi là gì một hiện tượng xảy ra khá phổ biến xung quanh ta: đó là những suy nghĩ và hành vi lạnh lùng, vô cảm, v.v. của một số người dựa trên Luật Nhân Quả.

Nhiều người thấy người khác bị đau khổ bất hạnh thì chặc lưỡi "Thấy cũng tội nghiệp đó, nhưng chẳng qua là bị quả báo đó mà!" Đối với họ, những người đau khổ bất hạnh chỉ là những kẻ tội phạm đang phải chịu án mà thôi.

Nặng hơn nữa, không biết các bạn có để ý không, nhưng hình như có những người dựa vào Luật Nhân Quả để thanh thản hơn mà làm ác! Tôi nói điều này có lẽ các bạn sẽ cho là hàm hồ, lộng ngôn, v.v. Tôi tạm đưa ví dụ này mà mọi người đều biết: Trong điện ảnh của Trung Quốc và Đài Loan (nơi người dân không xa lạ gì với khái niệm Luật Nhân Quả, và điện ảnh dù sao cũng mô phỏng và phản ánh thực tế) ta thường hay thấy cảnh một nhân vật - trước khi thủ ác hay làm chuyện bất công - nói: "Coi như kiếp này ta nợ ngươi, kiếp sau ta sẽ trả!". Họ làm chuyện ác mà không cắn rứt áy náy gì lắm vì cho rằng đã có Luật Nhân Quả lo hết, không ai "trốn nợ" của ai được, cái ác của họ chỉ là chuyện "tạm mượn" và trả sau mà thôi! Thậm chí có những kẻ trước khi ra tay còn nói: "Đừng trách ta ác, mà hãy trách số ngươi sao gặp quả báo!" Nghĩa là có khi kẻ ác còn tự cho mình là "thay Trời hành đạo" trên lý luận của Luật Nhân Quả là nếu không có nghiệp chướng thì đâu có bị hại được!

Tôi xin phép được nêu một ví dụ nữa hơi tế nhị, khó nói nhưng xin mọi người thông cảm cho tôi được nói hết ý của mình. Có một bạn rất tích cực trên diễn đàn này (mong bạn này thông cảm tha lỗi cho tôi) và tỏ ra nghiên cứu nhiều về giáo lý khiến tôi rất nể phục. Tuy nhiên, có một bài viết của bạn này làm tôi thật sự bị sốc. Đại ý bạn đó nói là nếu trong đêm tối mà vô tình đạp chết một em bé mới sinh thì người hiểu đạo chỉ bình thản nói "Vậy à?" và vẫn điềm nhiên an lạc được như thường! Sao lại có thể thản nhiên lạnh lùng như thế được? Có lẽ bạn đó nghĩ rằng theo Luật Nhân Quả nếu đứa trẻ không có nghiệp chướng thì đâu có bị đạp chêt?! Oái oăm thay, những suy nghĩ như vậy nếu xét kỹ thì lại rất khớp với nội dung Luật Nhân Quả.
Xin thưa với bạn thế này : Lý Nhân quả là một triển khai của Lý Nhân Duyên. LÝ NHÂN DUYÊN được hiểu đơn giản thế này : Trên đời này, không có gì TỰ xuất hiện mà phải luôn nhờ vào cái khác mới xuất hiện được. Phải đủ nhân đủ duyên thì quả mới xuất hiện.

Một ví dụ mà đức Phật dùng để nói về lý nhân duyên trong kinh A hàm (hay Trung Bộ) là "CÓ SANH TỨC CÓ LÃO TỬ. Sanh và tử làm nhân duyên cho nhau mà có mặt. Có sanh thì có tử. Có tử là có sanh. SANH làm nhân duyên để TỬ xuất hiện và ngược lại. Nếu không có TỬ thì không có SANH, không có SANH cũng không có TỬ. Tương tự có THÀNH thì có HOẠI, có HOẠI thì có THÀNH ...

Nó là thực lý chi phối toàn bộ vạn pháp ở thế gian này. Nếu bạn tìm được một sự kiện hay một sự vật nào xuất hiện hok theo qui luật đó thì bạn đã phá vỡ được luật qui đó. Và điều đó cũng có nghĩa là đức Phật đã sai. Nhưng ... Einstein, ông tổ của ngành Vật lý hiện đại còn phải công nhận Phật pháp tối thượng ... thì mình cũng khó tìm ra cái gì đi ra ngoài qui luật đó.

LÝ NHÂN QUẢ là một triển khai của LÝ NHÂN DUYÊN. Thật ra NHÂN QUẢ không khác NHÂN DUYÊN, chỉ là nói ở hai đầu mút nhân quả không nói chi tiết như nhân duyên. Nó là qui luật chi phối toàn bộ thế giới này. Nhưng ta phải nhớ một điều : Việc người dựa trên nhân quả đó để làm ác, là lỗi của người. Không phải lỗi ở cái luật ấy. Nếu không do qui luật ấy thì không thể trách qui luật ấy là sai Người nào dựa trên nhân quả để làm ác thì sẽ có cái quả của họ.

Cũng như người nào viết sách đưa ra cái thí dụ đạp chết em bé trên. Đó là do vị ấy thiếu trí tuệ không hiểu được cái vô tâm của nhà thiền, chứ không phải do Phật dạy luật nhân quả mà thành như thế.

Xin thưa với bạn thế này :

1. Nếu đúng là bậc đã có thể tự tại với việc sống chết của người như thế thì không bao giờ có chuyện đạp chết em bé rồi tự tại. Bởi kẻ đã sống được với cái vô tâm của mình, tức đã đạt được địa vị bất động địa, thì thần thông diệu dụng đã có, làm gì có chuyện đạp nhầm ... Chẳng qua người viết dùng tâm phàm mà nói chuyện thánh mới ra nông nỗi như thế, chứ có phải do luật nhân quả sai đâu. Luật nhân quả chỉ có một việc để làm (xin hiểu ý) : Có nhân đủ duyên thì có quả. Còn nhân thế nào, quả thế nào là tùy chư vị. Ai bắt được ai. Phật tìm ra qui luật ấy, vì lòng từ mà nói ra ... Chứ có bắt ai làm theo được. Chuyện bà quản gia của ông Cấp Cô Độc, Phật không độ được. Chính Phật nói thế mà.

Giống như người làm ra chiếc xe máy, hay cái máy vi tính ... con nít đi đụng chết người, hay chơi vi tính quá độ lăn quay ra chết, rồi mình đi trách kẻ làm ra xe máy và máy vi tính thì cũng hơi ... tàn nhẫn. :D . Còn biết bao thứ lợi ích nảy sinh khi có những phương tiện đó. Mình hok thấy mà chỉ thấy một vài cái nhỏ để đả phá các phương tiện đó thì không nên. Đó là do người sử dụng hok đúng, hok do lỗi ở pháp.

2. Trong sách người xưa nêu ra việc nhân quả báo ứng rất rõ. Chuyện con chồn dưới thời bá trượng v.v... Cổ đức khuyến cáo rất rõ, mà mình làm hok được hay dựa vào nhân quả để biện mình hành động của mình là lỗi của mình. Đó là hai việc chẳng dính gì nhau. Vì thế mình không thể vì cái lỗi của con người mà trách Phật hay trách luật nhân quả, hoặc nghi ngờ luật nhân quả. Bạn yên tâm, một lúc nào đó bạn sẽ được chứng kiến cái qui luật ấy làm việc ngay nơi chính bản thân mình, khi bạn đã nhiệt tâm nhiệt tình với nó như thế ...
Trung-Dung đã viết:Những điều này dẫn tôi đến chỗ phỏng đoán rằng Luật Nhân Quả chỉ là một quy luật trong số nhiều quy luật chi phối vũ trụ này mà thôi, và thực tế cuộc sống là tổng hòa của các quy luật này chứ không phải một mình nó quyết định hết, nên không nên chấp vào nó. Vì như tôi có đọc ở đâu đó không nhớ rõ, đại ý là cái gì làm ta xa rời tâm từ bi, tâm Bồ Đề thì cái đó có vấn đề, và ta phải xem lại. Cái có vấn đề ở đây không phải là Luật Nhân quả mà là sự quá chấp vào nó, như tôi mô tả ở trên.

Và rồi càng tìm hiểu, tôi càng thấy hình như Luật Nhân Quả không phải là tất cả, và vấn đề [cộng nghiệp] Thời Mạt Pháp là một ví dụ. Tôi xin được trình bày rõ nghi vấn của tôi về điểm này và những ý khác ở phần sau.

Gửi các bạn khác đã góp ý kiến cho mục này: Xin cảm ơn các bạn rất nhiều. Vì thời gian không cho phép, tôi xin hẹn được thảo luận trao đổi với các bạn sau.
Xin thưa, không có gì ra ngoài Nhân Duyên Nhân Quả. Dù là cộng nghiệp, sinh thành hoại diệt v.v... tất cả đều hok ra ngoài luật ấy.

Còn về chữ CHẤP, thì thiệt ra cái gì mà đã chấp thì cũng thành bệnh. Đứng ở mặt tu hành thâm sâu mà nói thì TU CHÍNH LÀ TRỪ CHẤP. Ngay cả lý NHÂN DUYÊN NHÂN QUẢ cũng không được chấp. Nhưng CHẤP không có nghĩa là vì lý nhân quả sai. Tại thế gian này, tức trong cái THẾ GIỚI BIẾN DỊCH này thì nhân quả luôn là qui luật chi phối thế gian. Không nên CHẤP, vì đó chỉ mới là mặt HIỆN TƯỢNG biểu trưng cho BẢN THỂ TỐI CÙNG của vạn pháp, mà ta hay nói là tánh không v.v... nếu chấp thì ta không về lại được cội nguồn đó, không phải vì qui luật ấy khiếm khuyết hay sai. Chỉ là vậy thôi.

Phật pháp thâm sâu lắm bạn à. Nhưng không có gì hok nằm trong thực lý Duyên khởi.


Trung-Dung
Bài viết: 6
Ngày: 03/05/09 20:01
Giới tính: Nam
Đến từ: Vietnam

Re: Một bí ẩn lớn: Luật Nhân Quả và Thời Mạt Pháp

Bài viết chưa xem gửi bởi Trung-Dung »

Rất cảm ơn các bạn đã góp ý thảo luận. Vì hoàn cảnh, hiện tôi không thể thảo luận chi tiết với riêng từng bạn được, nên tạm thời xin phép được trả lời chung ở đây, mong các bạn thông cảm.

Nội dung các bạn đưa ra trong thảo luận chủ yếu xoay quanh những điểm sau:

Một số bạn cho rằng tôi đặt vấn đề sai hoặc hiểu sai vấn đề ngay từ đầu.
Thật ra tất cả chỉ vì có những chỗ tôi diễn đạt ý một cách đại khái hay dùng từ ngữ không chính xác, tôi xin nhận lỗi, mong các bạn thông cảm.

Trong nhóm ý kiến này, có những ý kiến tôi thiết nghĩ chỉ là về những chi tiết nhỏ mà thôi. Ví dụ, có ý kiến nói tôi sai vì Đạo Phật không phải xây dựng trên nền tảng dựa trên Luật Nhân quả như tôi nói. Hình như lẽ ra tôi phải nói đó là "một trong những" nội dung giáo lý căn bản của Phật Giáo thì chính xác hơn.

Có những ý kiến đi thẳng vào trọng tâm, chỉ ra rằng con người mới bị chi phối bởi Luật Nhân Quả chứ Phật Pháp thì không, nên thật ra không có mâu thuẫn gì cả. Đây là do tôi đã vụng về dùng cụm từ "Phật Pháp" theo kiểu hoán dụ (trong trường hợp này là để câu phát biểu đặt vấn đề được ngắn gọn, dễ nhớ) để chỉ tất cả tăng ni Phật tử nói chung với sự nghiệp quảng bá Phật Pháp của mình. Các tăng ni Phật tử đều là con người nên có nghiệp (ở đây ta chỉ để ý đến cộng nghiệp) và do đó có liên quan đến Luật Nhân Quả như trong phần đặt vấn đề.

Tiếp theo ý ở trên, chúng ta có thể nói các tăng ni Phật tử có một sự nghiệp chung là truyền bá Phật Pháp (hiểu theo nghĩa rộng là nếu không làm gì hết, chỉ ăn ở ngay lành làm gương cho người khác cũng là một cách truyền bá rồi) (Ngoài mục tiêu riêng của mỗi người là giải thoát mà chúng ta không bàn ở đây). Tôi được biết có Thầy giảng rằng sự nghiệp của một người cũng có liên quan đến Luật Nhân Quả, và sự nghiệp, sự hưng vong của cả một nước, một dân tộc cũng có liên quan đến Luật Nhân Quả (liên quan đến khái niệm "cộng nghiệp"). Trong Thời Mạt Pháp, sự nghiệp chung nói trên của các tăng ni Phật tử có vấn đề, cộng nghiệp có vấn đề, vậy nó vẫn ít nhiều có liên quan đến Luật Nhân Quả chứ?

Ngoài ra, có bạn nói Phật Pháp thịnh suy là do lòng người, không liên quan gì đến Luật Nhân Quả hết. Nhưng tôi được biết có Thầy giảng rằng nếu có người mới gặp mình lần đầu mà đã không ưa mình thì cũng có nguyên nhân sâu xa là nhân quả nữa. Vậy lòng người ít nhiều cũng có liên quan đến Luật Nhân Quả chứ? Do đó, nếu nói Phật Pháp thịnh suy là do lòng người thì nó cũng có liên quan đến nhân quả.

Cũng có bạn dẫn ra quy luật Sinh Trụ Hoại Diệt với ý là Thời Mạt Pháp chịu ảnh hưởng của nó, chứ chẳng dính dấp gì với Luật Nhân Quả cả. Nhưng tôi được biết có Thầy giảng rằng trong việc sinh trụ hoại diệt của một đời người, ai có phúc (nghiệp lành) hơn thì sẽ được sinh ra trong hoàn cảnh tốt hơn ("sinh" tốt hơn), sống lâu hơn ("trụ" tốt hơn), ít bệnh tật hơn (đỡ bị "hoại" hơn), v.v. và như vậy sinh trụ hoại diệt vẫn có liên quan đến Luật Nhân Quả.

Đến đây, có lẽ các bạn đã thấy ý tôi muốn nói: nếu cố chấp vào Luật Nhân Quả thì trường hợp nào cũng có thể giải thích là có liên quan đến Luật Nhân Quả được (và đi tới mâu thuẫn như vấn đề đã đặt ra).

Tôi nhận thấy hình như tất cả các bạn đều có chung ý kiến là "Thời Mạt Pháp không dính dáng gì tới Luật Nhân Quả cả", và như vậy chúng ta tránh được mâu thuẫn khó lý giải như vấn đề đã đặt ra.

Nhưng như tôi đã trình bày ở phần trên, nếu cứ chấp vào Luật Nhân Quả thì sẽ vẫn có cách lý luận để quy ra là nó có liên quan được. Do đó phỏng đoán của tôi, như các bạn đã thấy, là ngay cả khi rõ ràng là áp dụng được Luật Nhân Quả, thì còn có những quy luật khác chi phối, nên không thể chỉ giải thích theo Luật Nhân Quả được, và như vậy ngay cả trong trường hợp này chúng ta vẫn loại bỏ được mâu thuẫn như vấn đề đã đặt ra.

Như vậy, thay vì nói "không có liên quan" để loại bỏ mâu thuẫn, sao chúng ta không nói "cho dù có liên quan, thì chỉ liên quan một phần" và như vậy vẫn giải quyết được mâu thuẫn mà lại mang tính tổng quát hơn.

Tôi nghĩ những khác biệt trong ý kiến thảo luận của chúng ta nằm ở đó, và như vậy ý kiến của chúng ta, dù còn khác biệt, thật ra khá gần nhau.

Tôi mong các bạn hiểu cho tôi, là tôi không có ý chỉ trích hay đả phá Luật Nhân Quả chỗ nào cả, mà chỉ muốn nói rằng "hình như có hiện tượng chấp vào Luật Nhân Quả nhiều quá, và nếu như thế thì có lẽ không nên". Nếu so sánh ví von sang lãnh vực toán học, thì tôi không nói định lý này có vấn đề, mà vấn đề là gặp bài toán nào cũng áp dụng định lý này, và chỉ áp dụng định lý này mà không chịu dùng kết hợp với các định lý khác.

Cũng liên quan đến chuyện này, tôi mới nêu những trường hợp oái oăm là người ta lợi dụng Luật Nhân Quả để "thanh thản" hơn mà làm điều ác, bất công, v.v. Các bạn cho ý kiến, đại ý nói rằng hơi đâu mà để ý đến "lý sự cùn" của những kẻ xấu, không hiểu đạo lý, v.v. trong phim. Tôi thì muốn nêu những trường hợp ví dụ mà ai cũng biết, nó nhan nhản trong điện ảnh của Trung quốc, Đài Loan (nơi người dân không xa lạ gì với khái niệm Luật Nhân Quả). Mà điện ảnh dù sao cũng mô phỏng và phản ánh hiện thực. Và như các bạn biết, thực tế ngoài đời nhiều khi còn tệ hơn cả những gì điện ảnh mô tả nữa. Chẳng phải có một bộ phận dân chúng không phải là ít lợi dụng Luật Nhân Quả lại không đáng cho chúng ta suy nghĩ hay sao?

Điều đáng nói là không biết các bạn thấy thế nào, chứ tôi đã thử bẻ "lý sự cùn" của họ mà không ngờ lại thấy khó, vì nó theo rất đúng nội dung của Luật Nhân Quả. Họ làm ác còn có thể lên mặt tỏ ra ta đây rất sòng phẳng bằng cách viện dẫn Luật Nhân Quả vì theo luật này thì luôn còn kiếp sau để trả đủ và "không ai trốn nợ ai được mà lo", v.v.

Nên tôi thấy không nên chấp vào Luật Nhân Quả quá, không nên đụng chuyện gì cũng mang Luật Nhân Quả ra giải thích, và nhìn nhận công tội của một người có thể còn được "trả" theo những quy luật khác thích đáng hơn. Việc này đâu có trái lời Đức Phật dạy, vì Ngài có nói đại ý là thế giới còn nhiều bí mật lắm nhưng Như Lai không nói hết cho biết vì sợ mọi người không hiểu, không tin. Và việc này còn khớp với một bí ẩn là lời Đức Phật nói trước khi nhập diệt, đại ý là suốt bao nhiêu năm giảng pháp, Như Lai có nói gì đâu, có lẽ là để nhắc chúng sinh chỉ nắm lấy cái tinh túy của tinh thần từ bi Bồ Đề là chính, chứ đừng chấp pháp.

Việc nhìn nhận những bí ẩn chưa biết còn giúp chúng ta xích lại gần nhau hơn. Những tranh cãi nhiều khi gay gắt giữa các tông phái chỉ là do ai cũng nghĩ mình đã nắm hết chân lý rồi, trong khi nếu có trích dẫn lời Đức Phật dạy đi chăng nữa, thì có lẽ ta cũng cần nhớ là Đức Phật đâu có nói hết mọi chân lý trong vũ trụ. Hiểu như vậy sẽ không có những tranh cãi nhiều khi gay gắt giữa các tông phái mà vô ích chẳng tới đâu, thậm chí chỉ làm thối thất đạo quả mà thôi. Bàn rộng ra, các Phật tử theo tinh thần này cũng sẽ có cái nhìn cảm thông hơn với các tôn giáo khác. Nếu được như vậy thì cũng có nghĩa là mỗi người trong chúng ta góp được một phần nhỏ bé hướng tới thế giới đại đồng...

TB: Tôi dựa trên tinh thần Đức Phật dạy trong Kinh Kalama để có được tin tưởng khi trình bày những suy nghĩ và nghi vấn thành thực của mình. Một lần nữa, xin cảm ơn các bạn đã đọc và thảo luận chia sẻ những ý kiến khác biệt đúng với tinh thần của một diễn đàn.


tinhthai
Bài viết: 28
Ngày: 20/04/09 04:32
Giới tính: Nam
Đến từ: HCMC

Re: Một bí ẩn lớn: Luật Nhân Quả và Thời Mạt Pháp

Bài viết chưa xem gửi bởi tinhthai »

Có thể thấy tính cầu thị và lắng nghe của bạn Trung Dung và các bạn khác trên chủ đề này là rất tốt, trao đổi rất sôi nổi mà không hề đi đến chuyện tranh cãi như vài chủ đề khác gặp phải. Đây là điều mà mình nên phát huy cho diễn đàn nhiều hơn nữa.

Nay tôi xin góp chút ý kiến thêm với bạn Trung Dung:

1. Tôi có nói Phật pháp thịnh suy là do lòng người, và có nói thêm: thời Mạt Pháp có và tồn tại là do cái nhân ác mà loài người tạo ra. Luật Nhân Quả là bất biến, Đức Phật mượn cái tên Mạt pháp để nói đến giai đoạn đau khổ mà con người sẽ phải gánh nhận lấy từ cái nhân ác mà mình đã tạo...Như vậy bạn nói "...không liên quan gì đến Luật Nhân Quả hết..." là không đúng, chắc có lẽ do bạn chưa đọc kỹ phần trả lời của tôi.

2. Tôi thấy bạn rất trăn trở việc ..."chấp vào Luật Nhân Quả quá..." của một số trường hợp bạn nêu, đúng là có thế thật, có những người "biết" nhân quả nhưng vẫn cố tình tạo ác, cái biết của họ là sự mê muội thì đúng hơn...biết sai mà vẫn làm, biết ác mà vẫn tạo ác thì cái quả họ nhận sẽ rất đau khổ...mình sẽ không như họ đúng không bạn?

Bạn cũng có nói có những người chấp vào cái biết "nhân quả" mà khi gặp những hoàn cảnh đáng thương tâm khác thì trở nên lạnh lùng, vô cảm với nỗi đau của người...Cái này cũng đúng là có như vậy, họ hiểu nhân quả nhưng không hiểu phật pháp, họ mang danh phật tử nhưng chưa xứng đáng với cái danh từ cao quý ấy...cái tư tưởng ích kỷ, vô cảm ấy không hợp với đạo Phật. Họ đi sai đường rồi...

3. Bạn có nói: "...đại ý là suốt bao nhiêu năm giảng pháp, Như Lai có nói gì đâu, có lẽ là để nhắc chúng sinh chỉ nắm lấy cái tinh túy của tinh thần từ bi Bồ Đề là chính, chứ đừng chấp pháp...". Bạn hiểu vậy là cũng rất tốt. Một lời này của Như Lai có ý nghĩa rất thâm sâu, ai hiểu được phần nào thì được lợi ích phần ấy.

4. Bạn cũng rất quan tâm đến những bí ẩn khác của thế giới mà Như Lai chưa tiết lộ, chắc hẳn Ngài cũng có lý do: Với trình độ kiến thức, sự hiểu biết của chúng sanh thì chỉ nên nói cái chúng sanh cần và hiểu được, còn cái cao siêu hơn thì nói ra vô ích, nên Phật không nói.

Chỉ nội pháp môn Tịnh Độ mà Đức Phật chủ động nói ra (các kinh khác thì phần lớn do đệ tử hoặc người khác hỏi mà Ngài nói), giới thiệu cảnh giới Tây Phương Cực Lạc của Đức Phật A Di Đà mà chúng sanh còn nhiều người mang tâm nghi ngờ, luật nhân quả Ngài cũng dạy mà có phải ai cũng tin tưởng vào mà sống tốt, sống thiện hơn chưa?...Giờ nói thêm cái gì nữa bây giờ...

Nên thôi mình nghĩ bạn cũng chẳng nên để tâm quá đến những bí ẩn khác làm gì...Sống và thực hành đúng pháp của Như Lai là được giải thoát, khi đã giải thoát, đã thành Phật thì tự khắc các bí ẩn khác bạn sẽ thông suốt hết như Đức Phật Thích Ca vậy... ;)

A Di Đà Phật.
Sửa lần cuối bởi tinhthai vào ngày 10/05/09 00:07 với 1 lần sửa.


quachvienlap
Bài viết: 59
Ngày: 08/05/09 00:57
Giới tính: Nam
Đến từ: TPHCM

Re: Một bí ẩn lớn: Luật Nhân Quả và Thời Mạt Pháp

Bài viết chưa xem gửi bởi quachvienlap »

Phật là Trí Tuệ nên nếu đã liệt vào cõi trời , thoát khỏi sanh tử thì tự khắc mọi quá khứ vị lai đều nắm trong lòng bàn tay. Ta không nên chấp vì một bí ẩn hay khuất mắt nào đó của Đức Phật bởi thế chỉ làm ta nổi lên tam độc : tham, sân , si mà thôi ! Vì cái tò mò mới đầu thì không có gì nhưng dần nó sẽ biến hóa thành cái đam mê thì chính cái sự tò mò ấy sẽ hại ta. Nên bạn đừng chấp vào bất cứ thứ gì mặc dù nó còn uẩn khúc mà không ai nhìn thấy , nếu mình nhìn thấy thì cũng để trong lòng cố công tu hạnh thì sau này cái uẩn khúc đó tự khắc bạn sẽ hiểu .
A Di Đà Phật !


A Di Đà Phật :
Con luôn muốn bỏ chữ "Dục" trong người nhưng làm hoài vẫn không được nên con xin Phát Tâm :
Nhất tâm tu niệm tránh sân , si
Lục dục trong tâm nổi liên hồi
Tâm ma dù điều khiển thân ta
Tâm ta ngươi không thể làm gì
Một ngày tâm ta còn Phật Pháp
Quyết không để người suối dục ta
(Lời phát tâm của con)
A Di Đà Phật
Chanhientam
Bài viết: 959
Ngày: 11/09/07 15:44

Re: Một bí ẩn lớn: Luật Nhân Quả và Thời Mạt Pháp

Bài viết chưa xem gửi bởi Chanhientam »

Hình như Trung Dung không hiểu lắm về các khái niệm Nhân duyên và nhân quả thì phải.

Nhân quả không khác nhân duyên.

Vạn pháp ở thế gian này. Tức đang nói trong cái duyên là thế gian này, thì tất cả đều bị chi phối bởi lý Nhân duyên Nhân quả. Không có gì không bị qui luật đó chi phối. Không phải chỉ có người mà phật pháp (Trừ pháp thân ra) cũng bị chi phối bởi Nhân duyên nhân quả. Thí dụ nha :

Trong mỗi đầu kinh đều có phần duyên khởi : là nói do đâu có bộ kinh xuất hiện. Những nguyên nhân khiến bộ kinh xuất hiện là gọi chung là NHÂN. Bộ kinh xuất hiện gọi là Quả.

Sinh - trụ - hoại - diệt cũng theo qui luật Nhân duyên nhân quả hình thành thôi. Có SINH mới có TRỤ, HOẠI, DIỆT v.v... Những cái còn lại cũng luận tương tự như thế. Chúng là pháp Nhân duyên "Cái này có nên cái kia. cái này không nên có kia không" ... Vì thế chúng vừa là NHÂN vừa là QUẢ của nhau.
Đây là phần thâm sâu của Nhân quả. Luận ĐẠI THỪA KHỞI TÍN có nói về 4 tướng này ...

Thôi chỉ có mấy lời như thế. Có lẽ bạn nên tìm hiểu thêm về hai khái niệm này. Không nên chỉ gói nó vào trong phần nhân quả của con người rồi cho là có nhiều qui luật. Thấy NHIỀU là do bản thân mình không thấy được cái NHẤT QUÁN của nó. Nhưng pháp thế gian tuy thấy nhiều thứ khác nhau thế, nhưng lại có cái KHÔNG KHÁC. Vì thế Trung luận nói về bản chất của các pháp là "KHÔNG MỘT CŨNG KHÔNG KHÁC". Thấy được cái không khác đó, thì sẽ thấy Nhân duyên nhân quả chi phối toàn bộ vạn pháp ở thế gian. Chỉ nói ở thế gian nha. Chỉ nói trong cái duyên đó thôi. Câu nói này cũng là hệ quả của pháp Nhân Duyên đó.

À, nói Nhân duyên là nói tổng quát, trong đó có cả tứ duyên v.v... :D


Hieule
Điều Hành Viên
Bài viết: 767
Ngày: 21/02/09 20:06
Giới tính: Nam
Đến từ: California

Re: Một bí ẩn lớn: Luật Nhân Quả và Thời Mạt Pháp

Bài viết chưa xem gửi bởi Hieule »

:D Kính thưa ĐH TD :D

Ban. đã đoc. kinh Kalama...rất tốt. Như Lai có nói phãi suy nghĩ tư duy lúc hoc. đao. nhưng nếu tui hiễu ý ĐH thì ĐH có lẽ đã đi hơi xa...không cần thiết.

Ban. TD nói người TQ và ĐL rất quen thuôc. luât. Nhân Quã thì xin đưa môt. vài thí du. đễ ban. hiễu cái luât. NQ cũa PG Dân Gian trong điên. ãnh TQ và ĐL.

Ban. nên nghiên cứu lich. sữ truyền bá Phât. Giáo từ Ấn vào TQ đễ hiễu rõ hơn về PG Dân Gian, nhất là ỡ TQ và Nhât. Bãn. Hiên. nay tai. Nhât. có rất nhiều chùa kết hơp. Thần Đao. "Shintoism" và Phât. Giáo. Tui có nghe cái vu. môt. vi. Phât. Tữ xuất gia khá nỗi tiếng cũa NB mà còn còn hỗng hiễu rành về thiền chứ đừng nói chi người hiễu thông thường về PG.

Lúc khỡi đầu khi du nhâp. TQ, Phât. Giáo vì găp. sư. chống đối từ Nho Giáo và Lão Giáo nên phãi tam. hòa nhâp. với Lão Giáo và Khống Giáo kêu bằng tam giáo đồng nguyên đễ đươc. tồn tai. phát triễn và khõi "Nhân Ngã Bĩ Thữ".

Lai. nữa rất nhiều vi. sư đầu tiên cũa TQ xuất thân là đao. sĩ Lão Giáo (xin đoc. Chinese Apocrypha-tác giã là người viết cuốn Tracing back the Radiance-Chinul The Korean Way of Zen) nên PG Dân Gian TQ có nhiều hũ tuc. mà PG hoàn toàn không có như đốt giấy vàng mã, núi gì thì tương. trưng cho Đai. Thế Chí Bồ Tát, núi gì thì tương. trưng cho Đia. Tang. Bồ Tát đễ lưa. chỗ đi hành hương...phép mỡ cữa mã, đắp mền Quang Minh cho người chết...

Nếu ĐH có đoc. cuốn Tracing Back the Radiance thì ĐH cũng sẽ thấy thiền sư Chinul cũa Đai. Hàn vì tin sâu Nhân Quã nên tư. mình tu tâp. và chứng ngô. măc. dù thiền sư Chinul chưa hề bao giờ đi TQ đễ hoc. đao. (vào thời đó, đa số thiền sư Đai. Hàn cho rằng, nếu không đi hoc. đao. tai. TQ thì không thễ chứng ngô. đươc.)

Ngay cã viêc. xây chùa thì PG VN bi. ãnh hưỡng PG DG TQ rất nhiều. Thời Phât. còn tai. thế bên Ấn chĩ có Tinh Xá mà thôi. Nhứt là mấy ĐH lớn tuối ỡ VN thời xưa nhất là mấy ông già bà cã tối nào cũng chí thành đoc. "Kinh" Lương Hoàng Xám.

Nên nhớ đây chĩ là môt. bô. xám phương tiên. mà thôi nhưng nếu những người hoc. Phât. mà chưa trừ hết tà kiến hoăc. hoc. Phât. mà không nghiên cứu sâu thì hay suy nghĩ bây. ba. rất dễ mê tín. Đừng nói đâu xa, tui biết là có môt. căn chùa ỡ miền Đông Bắc nước Mỹ cũa Phât. Tữ Viêt. Nam mà hay tỗ chức sinh nhât. cho HT trú trì. hằng năm; đi chùa mà tối ngày mang tiền lên chùa đễ nhờ vi. trú trì cúng sao giãi han. Nếu ông trú trì đó giõi vây. thì Đức Bỗn Sư đâu cần vì từ bi đi chân đất bán cháo phỗi 49 năm trong cái nắng chang chang trên 100 đô. Farenheit cũa xứ Ấn Đô. đễ đô. chúng sanh và đễ lai. kinh sách từ kim khẫu Như Lai nói ra cho chúng ta sau này tu hoc.

Ban. TD có biết là có những người ỡ kế bên chùa Vĩnh Nghiêm ỡ SG mà cã đời không đăt. chân vào cữa chùa chứ đừng nói là có đăt. chân vào cữa Phât. (cữa đao.) :D :D

Nếu cúng sao giãi han. đươc. thì chĩ cần vài ba nãi chuối là ai cũng có thễ hối lô. Đia. Tang. Vương Bồ Tát, biến Đức Bốn Sư Thích Ca Mâu Ni thành ông thầy bói mù sao??? Theo ban. TD thì đây là lỗi cũa những người mê tín di. đoan không hiễu rõ Phât. Pháp hay là lỗi luât. Nhân Quã trong Phât. Giáo.

Ban. là người hay tư duy nên tui nghĩ đây là môt. điều lơi. rất lớn cho ban. TD lúc hoc. Phât. Nhưng ban. cũng nên dùng common sense đễ suy xét và cần do your homework trước khi có kết luân. là người dân TQ ai cũng hiễu rõ luât. Nhân Quã đúng nghĩa cũa nó. Không nhất thiết vì TQ có môt. bô. đai. tang. kinh vĩ đai. thì người TQ nào cũng trỡ thành thiền sư vĩ đai. Nam Nhac. Hoài Nhương. hết (mài gach. day. hoc. trò) hay Vĩnh Giác thiền sư (Chứng Đao. Ca) ĐH CHT có nhắc đến vu. con chồn già, theo tinh thần cũa Lâm Tế Ngữ Luc. thì mấy con chồn già này chính là metaphor dùng đễ nói mấy ông tăng TQ xuất thân từ Lão Giáo day. bây. ba. làm cho Phât. Tữ mê tín đễ gat. tiền hoăc. mấy ông tăng chĩ lo cất chùa to, tương. lớn mà không day. đao. cho đai. chúng.

Ban. đừng quên vào thời tỗ Bá Trương. hay tỗ Lâm Tế gì đó (cái này tui không nhớ rõ, Đao. Phât. đã từng bi. pháp nan. và bi. triều đình TQ thời đó bắt tăng ni phãi hoàn tuc. nếu hông thì phãi ỡ tù , đóng cữa chùa....etc)

Nếu ban. có coi phim bô. Bao Công và ban. đễ ý phân tách thì ban. sẽ thấy có nhiều chi tiết không liên can gì tới PG hết trơn. Chẵng han., Bao Công lừa Quách Hòe bằng cách gat. ông ta nói ông ta đã chết xuống găp. Diêm Vương. Lai. nữa, vu. đốt nhà binh khí là cũng là sãn phẫm cũa Lão Giáo TQ. Cầu an, cầu siêu là phép phương tiên nên tam. chấp nhân. đươc. nhưng cũng không nên lam. dung. chứ mấy vu. cúng sao, coi ngày tốt mỡ cữa tiêm. thì Như Lai đã không bằng lòng vì cúng sao giãi han., coi ngày tốt là những thứ bi. cấm.

Xin ban. đoc. kinh Pham. Võng đễ kiễm chứng những điều tui nói. Diêm Vương và âm phũ là những tà kiến cũa Lão Giáo chứ không có liên can gì tới PG hết trơn.

Người hoc. Phât. cần phãi hiễu đây là trong hai thứ 1 Tư Hoăc. 2 Kiến Hoăc. cũa môt. người Phât. Tữ cần tiêu diêt. trước khi chứng đươc. quã Tu Đà Hoàn.

Tin sâu lí nhân quã vì mình hoc. Phât. mà chiu. khó nghiên cứu tư duy, loai. bõ tham sân si, ...nên hễ đi là có tới. Còn không đi mà chĩ cầu nguyên. không đễ đươc. tới thì hơi foolish.... :D :D

Đây cũng là ý nghĩa "Lý Nhân Quã-Ai tu nấy đươc. Ai hành nấy hưỡng. Có tu hoc. thì mới có ngày giác ngô." kinhle :D :D :D :D :D
Sửa lần cuối bởi Hieule vào ngày 11/05/09 15:06 với 2 lần sửa.


Sabbe sankhara anicca
Sabbe sankhara dukkha
Sabbe dhamma anatta.
Hieule
Điều Hành Viên
Bài viết: 767
Ngày: 21/02/09 20:06
Giới tính: Nam
Đến từ: California

Re: Một bí ẩn lớn: Luật Nhân Quả và Thời Mạt Pháp

Bài viết chưa xem gửi bởi Hieule »

Kính thưa ĐH CHT :D

Nhân nói "Không môt. cũng không khác" không biết ý này là giống câu-Thâp. Huyền Môn hay Thâp. Huyền Duyên Khỡi "All things are co-existent, corresponding to one another." cũa Hoa Nghiêm Tông TQ không vây. ĐH :-/ :-/ :-/

Xin ĐH chĩ thêm giãi nói giúp tui... kinhle :D

Không biết ĐH CHT có thì giờ đoc. thêm tài liêu. tiếng Anh hông? Sau đây là môt. cái link đễ đoc. môt. tài liêu. giãng giãi về những từ chuyên môn trong PG do Phât. Tữ Đài Loan in ấn.

http://www.urbandharma.org/pdf/budglossary.pdf
Sửa lần cuối bởi Hieule vào ngày 11/05/09 15:18 với 1 lần sửa.


Sabbe sankhara anicca
Sabbe sankhara dukkha
Sabbe dhamma anatta.
Hieule
Điều Hành Viên
Bài viết: 767
Ngày: 21/02/09 20:06
Giới tính: Nam
Đến từ: California

Re: Một bí ẩn lớn: Luật Nhân Quả và Thời Mạt Pháp

Bài viết chưa xem gửi bởi Hieule »

Trí tuê. mà không có thiền đinh. thì là thứ trí tuê. khô khan.
Thiền đinh. mà không phát sinh trí tuê. thì thành thứ thiền đinh. cũa gỗ đá.

Hoc. nhiều mà hỗng tu thì thành con mot. sách.
Tu nhiều mà hỗng hoc. thì là tu mù.

kinhle kinhle :D :D


Sabbe sankhara anicca
Sabbe sankhara dukkha
Sabbe dhamma anatta.
Đã khóa

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.14 khách