HỌC PHẬT NHƯ THẾ NÀO ?

Cùng nhau học hỏi những bài giáo lý căn bản và kiến thức Phật học phổ thông.
hlich
Bài viết: 1217
Ngày: 09/12/08 14:16
Giới tính: Nam

Re: HỌC PHẬT NHƯ THẾ NÀO ?

Bài viết chưa xem gửi bởi hlich »

tangbong
Không chỉ bằng con đường "Bát Chánh Đạo", mà hầu hết pháp tu đúng căn cơ đều có công năng tương tự.
đ/h có thể cho biết pháp tu nào nằm ngoài bát chánh đạo?
:D


nhao minh
Bài viết: 54
Ngày: 30/06/08 17:39
Giới tính: Nam
Đến từ: Vietnam

Re: HỌC PHẬT NHƯ THẾ NÀO ?

Bài viết chưa xem gửi bởi nhao minh »

Kính hlich,
đ/h có thể cho biết pháp tu nào nằm ngoài bát chánh đạo?
tangbong
Cảm ơn Đạo hữu nhắc nhỡ :
Xét kỷ (Biết) thì đúng là '84000 PHÁP MÔN - KHÔNG CÓ PHÁP MÔN NÀO NẰM NGOÀI BÁT CHÁNH ĐẠO".
kinhle


CÙNG TỬ TẦM CHÂU
_____()_____
tìm đạo
Bài viết: 9
Ngày: 10/06/09 17:25
Giới tính: Nam
Đến từ: vietnam

Re: HỌC PHẬT NHƯ THẾ NÀO ?

Bài viết chưa xem gửi bởi tìm đạo »

Mình xin được thảo luận với các bạn một vài ý như sau:
hlich đã viết:tangbong
Phật Giáo chủ trương không tin vào định mệnh, nhưng trong nhân dân, khái niệm "Trời Phật" vẫn thường đi đôi với nhau, cùng với khái niệm "mệnh Trời", "ý Trời", v.v.
thường thì vì không hiểu tại sao nên người ta nói là do định mệnh hoặc ý trời, chung cục cũng là vì "không hiểu"

đạo phật thì khác vì nói mọi sự cố (không vật chất) thì do nghiệp, tuy nhiên nghiệp quả thì "bất khả tư nghị"; tuy "bất khả tư nghị" có vẻ không hơn gì "không hiểu" nhưng một phật tử nếu thật sự hiểu nghiệp và nghiệp quả thì tâm thức sẽ được thanh tịnh
Mình thấy nếu vấn đề nghiệp quả là "bất khả tư nghị", không thể suy lường thì khi chúng ta nói họ là "không hiểu", "vô minh" thì thực tế là chúng ta đang sử dụng đức tin tôn giáo để kết luận về nhận thức của họ.
hlich đã viết:nghiệp lực là một động lượng, như động lượng của vật lý (momentum) nhưng trong lãnh vực tâm thức; động lượng này mãi kéo chúng sinh luân hồi trong lục đạo; động lượng này chính là định mệnh của chúng sinh vậy
nhao minh đã viết:Phật pháp không phủ nhận "số mệnh", nhưng dùng từ khác khái quát hơn là "NGHIỆP" - "QUẢ".
Các bạn giải thích rất đúng theo giáo lý Phật Giáo. Nhưng theo suy nghĩ của nhiều người trên khắp thế giới và cả ở Việt Nam từ xưa đến nay, thì khái niệm "ý Trời", "mệnh Trời", "số Trời định", v.v. không gắn với nghiệp quả của cá nhân mà là của "Trời". Như vậy có lẽ chúng ta cần phân biệt ít nhất hai khái niệm khác nhau về định mệnh (hay số mệnh), và không thể đánh đồng chúng với nhau.
nhao minh đã viết:Tu có thể chuyển nghiệp mà ! Không chỉ bằng con đường "Bát Chánh Đạo", mà hầu hết pháp tu đúng căn cơ đều có công năng tương tự.
nhao minh đã viết:Kính hlich,
đ/h có thể cho biết pháp tu nào nằm ngoài bát chánh đạo?
tangbong
Cảm ơn Đạo hữu nhắc nhỡ :
Xét kỷ (Biết) thì đúng là '84000 PHÁP MÔN - KHÔNG CÓ PHÁP MÔN NÀO NẰM NGOÀI BÁT CHÁNH ĐẠO".
kinhle
Mình thì nghĩ thế này, nếu có gì sai trái xin các bạn hoan hỉ lượng thứ và sửa lại cho mình.

Theo mình hiểu, ý các bạn nói "nằm ngoài bát chánh đạo" tức là "ngoại đạo" phải không? Nếu đúng thì mình xin góp ý như dưới đây. Còn nếu không phải thì xin các bạn xem như dưới đây mình không viết gì.

Mình thấy Đức Phật có nói đại để là Ngài biết nhiều lắm nhưng không nói hết, chỉ nói rất ít đủ để độ chúng sinh thời đó theo khả năng hiểu biết của họ mà thôi, và có khi được hỏi Ngài cũng không cho biết nữa vì cho rằng không cần thiết (chuyện về các câu hỏi của Màlunkyaputta). Ngay cả 84.000 pháp môn, Ngài có mô tả cụ thể chi tiết từng pháp môn đâu. Trong khi nếu chúng ta chỉ xét hai pháp môn quen thuộc là Thiền và Tịnh chúng ta cũng thấy đã khác nhau xa rồi: một cái chủ yếu dựa vào tự lực của bản thân, một cái chủ yếu dựa vào tha lực của Đức Phật A Di Đà. Vậy 84.000 pháp môn có thể đa dạng đến mức nào chắc các bạn cũng hình dung ra được. Và nếu Đức Phật không nói hết mọi chân lý trong vũ trụ thì chúng ta có nên chỉ dựa vào số ít những điều Ngài dạy để phán xét tất cả mọi thứ trên đời?

Do đó mình ngạc nhiên khi có nhiều bạn chủ trương hướng tới "bất nhị", "tâm không phân biệt", v.v. lại phân biệt "ngoại đạo" hay không, "nằm trong" hay "nằm ngoài" bát chánh đạo, hay cái nào là pháp môn thứ 84001 không thể chấp nhận, v.v.

Mình tâm đắc một câu nói trong chuyên mục Chào Nhau Thân Ái của Thầy Thích Nhuận Trượng, Điều Hành Viên của diễn đàn, rằng "chúng ta không ai là ngoại đạo cả". Mình ngưỡng mộ hình ảnh rất đẹp về nhà hiền triết Phương Đông với tâm không biệt tôn giáo trong cuốn "Đông Phương Huyền Bí" dựa trên những câu chuyện thật ở Ấn Độ của tác giả Paul Brunton.

Mình thấy một người không theo bất kỳ một tôn giáo nào, kể cả Phật Giáo (nếu ta không xem Phật Giáo là một tôn giáo), mà giữ được đúng đạo làm người thì cũng đã tiến rất xa trên con đường tu hành giác ngộ rồi.

Đặc biệt, vì Phật Giáo tin vào luân hồi, tin rằng có nhiều kiếp sống để tu tiến dần dần, nên chuyện có theo "bát chánh đạo" hay không thì theo giáo lý chỉ là vấn đề thời gian mà thôi, và như vậy nếu có "sai đường" thì thật sự cũng không phải là "sai" mà là theo đúng căn cơ mà thôi.

Việc nhận định con đường (đạo) nào đến gần chân lý nhất chủ yếu là dựa vào đức tin của mỗi cá nhân. Nhưng nếu càng có nhiều các Phật tử có tinh thần khoáng đạt về các tôn giáo khác thì Phật Giáo sẽ càng đẹp hơn trong mắt những người anh em trong cộng đồng nhân loại.

Một vài thiển ý xin chia sẻ cùng các bạn. Chúc các bạn luôn được an lạc.


nhao minh
Bài viết: 54
Ngày: 30/06/08 17:39
Giới tính: Nam
Đến từ: Vietnam

Re: HỌC PHẬT NHƯ THẾ NÀO ?

Bài viết chưa xem gửi bởi nhao minh »

Gửi tìm đạo :
Xin mượn một bài củ " Bóng của tâm" để trình bày suy nghĩ về "số phận" và "ngoại đạo" của mình.
Bài ở trong phần "thủ thỉ tâm tình" : viewtopic.php?f=49&t=1962

Riêng về "Đức tin". chúng tôi có cảm giác Timđạo đã đánh đồng khái niệm "Đức tin" của tôn giáo khác và chữ "Tín (tin)" của Phật giáo. Chữ "Tín" trong Phật giáo cũng nằm trong Bát chánh đạo, là "Chánh tín" chứ không phải mê tín. Điều này chúng tôi cũng trình bày ý kiến riêng trong bài "Bóng của tâm".

Trong phần V. Phê phán vài tư tưởng thiếu chính xác đối với Phật giáo, chúng tôi cũng đã trình bày một phần Phật giáo khác những tôn giáo khác như thế nào rồi (Đương nhiên, ở đây chúng tôi dùng từ "tôn giáo" với khái niệm bình thường).
mình ngạc nhiên khi có nhiều bạn chủ trương hướng tới "bất nhị", "tâm không phân biệt", v.v. lại phân biệt "ngoại đạo" hay không, "nằm trong" hay "nằm ngoài" bát chánh đạo, hay cái nào là pháp môn thứ 84001 không thể chấp nhận, v.v.
Khi sống trong Pháp, bản thân cần hướng tới "bất nhị, "tâm không phân biệt" ....
Còn khi chỉ dạy, thì rất cần phân biệt "ngoại đạo", "nằm trong" "nằm ngoài", Chánh - tà, và cả 84000 (chứ không phải 1) đối nghịch không thể chấp nhận nữa chứ !

"Đạo cao nhất xích, ma cao nhất trượng", suốt con đường tìm đạo thì cần phải đề cao cảnh giác, luôn phải trạch pháp, chứ câu đúng xen kể câu sai, vàng thau lẫn lộn thì sẽ bị nhấn chìm lúc nào không hay !
Mình thấy một người không theo bất kỳ một tôn giáo nào, kể cả Phật Giáo (nếu ta không xem Phật Giáo là một tôn giáo), mà giữ được đúng đạo làm người thì cũng đã tiến rất xa trên con đường tu hành giác ngộ rồi.

Đặc biệt, vì Phật Giáo tin vào luân hồi, tin rằng có nhiều kiếp sống để tu tiến dần dần, nên chuyện có theo "bát chánh đạo" hay không thì theo giáo lý chỉ là vấn đề thời gian mà thôi, và như vậy nếu có "sai đường" thì thật sự cũng không phải là "sai" mà là theo đúng căn cơ mà thôi.

Việc nhận định con đường (đạo) nào đến gần chân lý nhất chủ yếu là dựa vào đức tin của mỗi cá nhân. Nhưng nếu càng có nhiều các Phật tử có tinh thần khoáng đạt về các tôn giáo khác thì Phật Giáo sẽ càng đẹp hơn trong mắt những người anh em trong cộng đồng nhân loại.

Đoạn này có mùi vị của "Kế hoạch cho ngày tàn của Phật giáo" quá ! +


CÙNG TỬ TẦM CHÂU
_____()_____
tìm đạo
Bài viết: 9
Ngày: 10/06/09 17:25
Giới tính: Nam
Đến từ: vietnam

Re: HỌC PHẬT NHƯ THẾ NÀO ?

Bài viết chưa xem gửi bởi tìm đạo »

nhao minh đã viết:Gửi tìm đạo :
Xin mượn một bài củ " Bóng của tâm" để trình bày suy nghĩ về "số phận" và "ngoại đạo" của mình.
Bài ở trong phần "thủ thỉ tâm tình" : viewtopic.php?f=49&t=1962

Riêng về "Đức tin". chúng tôi có cảm giác Timđạo đã đánh đồng khái niệm "Đức tin" của tôn giáo khác và chữ "Tín (tin)" của Phật giáo. Chữ "Tín" trong Phật giáo cũng nằm trong Bát chánh đạo, là "Chánh tín" chứ không phải mê tín. Điều này chúng tôi cũng trình bày ý kiến riêng trong bài "Bóng của tâm".

Trong phần V. Phê phán vài tư tưởng thiếu chính xác đối với Phật giáo, chúng tôi cũng đã trình bày một phần Phật giáo khác những tôn giáo khác như thế nào rồi (Đương nhiên, ở đây chúng tôi dùng từ "tôn giáo" với khái niệm bình thường).
mình ngạc nhiên khi có nhiều bạn chủ trương hướng tới "bất nhị", "tâm không phân biệt", v.v. lại phân biệt "ngoại đạo" hay không, "nằm trong" hay "nằm ngoài" bát chánh đạo, hay cái nào là pháp môn thứ 84001 không thể chấp nhận, v.v.
Khi sống trong Pháp, bản thân cần hướng tới "bất nhị, "tâm không phân biệt" ....
Còn khi chỉ dạy, thì rất cần phân biệt "ngoại đạo", "nằm trong" "nằm ngoài", Chánh - tà, và cả 84000 (chứ không phải 1) đối nghịch không thể chấp nhận nữa chứ !

"Đạo cao nhất xích, ma cao nhất trượng", suốt con đường tìm đạo thì cần phải đề cao cảnh giác, luôn phải trạch pháp, chứ câu đúng xen kể câu sai, vàng thau lẫn lộn thì sẽ bị nhấn chìm lúc nào không hay !
Mình thấy một người không theo bất kỳ một tôn giáo nào, kể cả Phật Giáo (nếu ta không xem Phật Giáo là một tôn giáo), mà giữ được đúng đạo làm người thì cũng đã tiến rất xa trên con đường tu hành giác ngộ rồi.

Đặc biệt, vì Phật Giáo tin vào luân hồi, tin rằng có nhiều kiếp sống để tu tiến dần dần, nên chuyện có theo "bát chánh đạo" hay không thì theo giáo lý chỉ là vấn đề thời gian mà thôi, và như vậy nếu có "sai đường" thì thật sự cũng không phải là "sai" mà là theo đúng căn cơ mà thôi.

Việc nhận định con đường (đạo) nào đến gần chân lý nhất chủ yếu là dựa vào đức tin của mỗi cá nhân. Nhưng nếu càng có nhiều các Phật tử có tinh thần khoáng đạt về các tôn giáo khác thì Phật Giáo sẽ càng đẹp hơn trong mắt những người anh em trong cộng đồng nhân loại.

Đoạn này có mùi vị của "Kế hoạch cho ngày tàn của Phật giáo" quá ! +

Gửi bạn Nhao_Minh:

Nếu bạn đọc kỹ lại các bài viết của mình, bạn sẽ thấy chỉ có hai nội dung chính: một vài nghi vấn dẫn mình đến chỗ nghĩ rằng các tôn giáo khác hình như cũng ít nhiều có cái lý của họ, và trong quá trình học đạo, có lẽ chúng ta cũng nên học hỏi, tham khảo từ các tôn giáo khác.

Mình không dám hy vọng "tiểu nghi, tiểu ngộ; đại nghi, đại ngộ" như các Tổ đã dạy, nhưng mình hy vọng ít nhất nghi vấn cũng không phải là một cái tội.

Mình cũng không dám hy vọng ý kiến của mình giúp đóng góp được gì cho hòa đồng và hiểu biết lẫn nhau giữa các tôn giáo - một mục tiêu mà thế giới hướng tới - nhưng mình hy vọng gợi ý "tôn trọng và học hỏi từ các tôn giáo khác" cũng không phải là một cái tội.

Thật đáng tiếc là bạn đã không nghĩ như vậy, và xem mình là thế này thế khác.

Vì bạn là chủ của đề tài thảo luận này, mình nghĩ mình không thể tiếp tục thảo luận chia sẻ suy nghĩ của mình trong không khí như thế này được nữa. Dù sao mình cũng xin lỗi bạn và cảm ơn bạn đã cho mình tham gia thảo luận trong đề tài của bạn.

Mình cũng xin cảm ơn tất cả các bạn. Nếu các bạn thấy mình có gì sai trái, mong các bạn lượng thứ cho mình. Chúc các bạn luôn được an lạc.


Hieule
Điều Hành Viên
Bài viết: 767
Ngày: 21/02/09 20:06
Giới tính: Nam
Đến từ: California

Re: HỌC PHẬT NHƯ THẾ NÀO ?

Bài viết chưa xem gửi bởi Hieule »

tangbong

Tôi nghĩ ĐH Tìm Đao. đăt. môt. vài câu hõi tuy không dỡ nhưng không nhất thiết giúp đỡ cho viêc. hoc. đao. thì tôi nghĩ ĐH Nhao Minh cũng chĩ đai. đễ hơi thắc mắc với ĐH Tìm Đao. thôi. Tôi thấy không có gì phãi lăn tăn hết.

Cơm ai nấy ăn; nhà ai nấy ỡ. Ai tu nấy đươc.; ai hành nấy hưỡng. Phât. Giáo đăt. năng. "hành" hơn triết lý suông măc. dù về măt. lí luân. đa số các tôn giáo khác đã bi. khoa hoc. đánh đỗ (đai. đễ vì giáo điều và triết lí đăt. năng. phần tín mà nên hiễu phần nhiều là "blind faith" tam. dich. là tin môt. cách mù quáng) nhưng PG không có như vây.

Khi ban. đã thấy rõ viên kim cương trong tay Như Lai thì không cần tin nữa vì niềm tin cũa PG đăt. trên điều kiên. thưc. tiễn (facts). Đây cũng là môt. cách hoc. đao. rất khoa hoc. và thưc. tiễn.


Nôi. môt. cuốn Kinh Pháp Hoa và kinh Kim Cang cũng đũ cho môt. người hoc. Phât. suốt đời dùng đó đễ làm công án tham thiền hay câu thoai. đầu đễ tham thiền rồi. Bên pháp môn Tinh. Đô. thì ho. dùng kinh Quán Vô Lương. Tho. đễ thiền suốt quá trình tu hoc.

Tôi thấy không cần hoc. chi cho nhiều vì nói nãy giờ đai. đễ là "Hoc. mà không tu thì là con mot. sách. Tu mà không hoc. thì là tu mù."

Nếu hoc. về giáo điều hay tín ngưỡng từ TCG, Hồi, hay Do Thái Giáo thì không cần hoc. từ ho. vì không phãi lich. sữ đã chứng minh đó sao. Tất cã các tôn giáo đều có dính dáng tới chiến tranh gây thiêt. hai. nhân mang. và vât. chất TRỪ ĐAO. PHÂT.

Còn nếu hoc. thêm về cách tỗ chức sinh hoat. thì nếu ho. có cái hay thì cũng tốt. Nhưng nói đi thì nói lai., theo ý tôi thì đi chùa đễ hoc. đao. và giúp đỡ Tam Bão còn về viêc. sinh hoat. Gia Đình Phât. Tữ thì theo ý tôi rất nên khuyến khích ỡ các ban. trẽ đễ ho. có thễ hòa nhâp. xã hôi. với những công tác từ thiên. xã hôi. và sinh hoat. ngoài trời thôi.

Kính tangbong


Sabbe sankhara anicca
Sabbe sankhara dukkha
Sabbe dhamma anatta.
quang_tam3
Điều Hành Viên
Bài viết: 684
Ngày: 03/10/08 05:48
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: HCM
Đã cảm ơn: 21 time
Được cảm ơn: 1 time

Re: HỌC PHẬT NHƯ THẾ NÀO ?

Bài viết chưa xem gửi bởi quang_tam3 »

tìm đạo đã viết:
Nếu bạn đọc kỹ lại các bài viết của mình, bạn sẽ thấy chỉ có hai nội dung chính: một vài nghi vấn dẫn mình đến chỗ nghĩ rằng các tôn giáo khác hình như cũng ít nhiều có cái lý của họ, và trong quá trình học đạo, có lẽ chúng ta cũng nên học hỏi, tham khảo từ các tôn giáo khác.
cafene cafene cafene
cứ thọ tam quy _ngũ giới trước rồi tính sau .
chỉ với 5 giới mà QT còn thấy khó giữ rồi nè !

1/ Không sát sinh : Không làm tổn hại đến sinh mạng động vật.

2/ Không trộm cắp : Không cướp giật đồ vật của người.

3/ Không tà dâm : Không trái với đạo đức, pháp luật đối với nữ sắc.

4/ Không vọng ngữ : Không nói dối.

5/ không uống rượu.

từ khi thực hiện thấy cuộc sống thay đổi hẳn !

Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
kinhle kinhle kinhle


_()_
quang_tam3
Điều Hành Viên
Bài viết: 684
Ngày: 03/10/08 05:48
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: HCM
Đã cảm ơn: 21 time
Được cảm ơn: 1 time

Re: HỌC PHẬT NHƯ THẾ NÀO ?

Bài viết chưa xem gửi bởi quang_tam3 »

bạn tìm đạo thân mến, tangbong
trên con đường học Phật thì gian truân vất vả nhưng thật sự đem lại lợi ích thiết thực cho con người.
Còn về những vấn đề khoa học, vũ trụ, nhân quả, lời thọ kí... những chuyện đó đều có thể lí giải bằng Phật pháp. Nhưng...
để bạn có thể nghe được lời lí giải ấy thì bạn cần phải có kiến thức Phật giáo nhiều hơn , tu hành nhiều hơn .
Lời dạy cho ta thì nhiều chỉ sợ ta không đủ trình độ để tiếp thu !

hãy cố gắng

Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
kinhle kinhle kinhle


_()_
Hieule
Điều Hành Viên
Bài viết: 767
Ngày: 21/02/09 20:06
Giới tính: Nam
Đến từ: California

Re: HỌC PHẬT NHƯ THẾ NÀO ?

Bài viết chưa xem gửi bởi Hieule »

tangbong

Nói hay, nói hay

Nam Mô Bỗn Sư Thích Ca Mâu Ni Phât.

Nam Mô A Di Đà Phât.


Sabbe sankhara anicca
Sabbe sankhara dukkha
Sabbe dhamma anatta.
nhao minh
Bài viết: 54
Ngày: 30/06/08 17:39
Giới tính: Nam
Đến từ: Vietnam

Re: HỌC PHẬT NHƯ THẾ NÀO ?

Bài viết chưa xem gửi bởi nhao minh »

Bất ngờ đọc được bài thơ ở sách giáo khoa lớp 2.
Nghĩ lại câu thiền thoại "Tìm tâm bất khả đắc".
và chợt thấy : Cần tìm đâu ?
...
Ngày hôm qua đâu rồi ?
(Bế Kiến Quốc - Sách Tiếng Việt, lớp 2)

Em cầm tờ lịch cũ,
Ngày hôm qua đâu rồi?
Ra ngoài sân hỏi bố
Xoa đầu em, bố cười.

Ngày hôm qua ở lại
Trên cành hoa trong vườn
Nụ hồng lớn lên mãi
Đợi đến ngày tỏa hương.

Ngày hôm qua ở lại
Trong hạt lúa mẹ trồng
Cánh đồng chờ gặt hái
Chín vàng màu ước mong.

Ngày hôm qua ở lại
Trong vở hồng của con
Con học hành chăm chỉ
Là ngày qua vẫn còn.


CÙNG TỬ TẦM CHÂU
_____()_____
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.22 khách