HỌC PHẬT NHƯ THẾ NÀO ?

Cùng nhau học hỏi những bài giáo lý căn bản và kiến thức Phật học phổ thông.
HoatTuNhan
Bài viết: 1
Ngày: 10/06/09 23:37
Giới tính: Nam
Đến từ: Dalat

Re: HỌC PHẬT NHƯ THẾ NÀO ?

Bài viết chưa xem gửi bởi HoatTuNhan »

Ở một mặt nào đó, vũ trụ mà chúng ta đang sống vần là một hiện thực, nên trong triết học Phập Giáo thì vẫn đầy đủ "Thành - Trụ - Hoại - Diệt".
Trong khoa học hiện đại, cụ thể là vật lý Vũ trụ. Vũ trụ hiện nay được hình thành từ vụ nổ lớn - Big Bang, điều này bạn "Tìm Đạo" đã nói ở trên.
Nhưng, có lẽ bạn "Tìm Đạo" chưa cập nhật hết thông tin. Giai đoạn hiện nay, vũ trụ của chúng ta sống đang tiến dần đến vụ Co Lớn, quá trình dãn nở của vũ trụ đang chậm lại, vũ trụ đang vào giai đoạn Hoại để dẫn tới Diệt. Thủy chung lại, Vũ trụ chúng ta vần Luân Hồi liên tục, từ vụ nổ lớn, giãn nở và phát tán năng lượng để hình thành vật chất, dến một lúc, quá trính giãn nở không còn, vũ trụ nguội đi, quá trình co tiếp diễn, vật chất trở lại thành năng lượng. Quá trình Co đến mức năng lượng đạt tối đa thì lại hình thành nên vụ Big Bang mới, tiếp diễn luân hồi.
Nhà khoa học lớn nhất thể kỷ 20 - Albert Einstein - đã phát biểu về Đạo Phật như sau : "Tôn giáo của tương lai sẽ là một tôn giáo toàn cầu, vượt lên trên mọi thần linh, giáo điều và thần học. Tôn giáo ấy phải bao quát cả phương diện tự nhiên lẫn siêu nhiên, đặt trên căn bản của ý thức đạo lý, phát xuất từ kinh nghiệm tổng thể gồm mọi lĩnh vực trên trong cái nhất thể đầy đủ ý nghĩa. Phật giáo sẽ đáp ứng được các điều kiện đó" (The religion of the future will be a cosmic religion. It would transcend a person God and avoid dogmas and theology. Covering both the natural and the spiritual, it should be based on a religious sence, arising from the experience of all things, natural and spiritual, as a meaningful unity. Buddhism answers this description). Đồng thời, một lần khác ông cũng khẳng định rằng: "Nếu có một tôn giáo nào đương đầu với các nhu cầu của khoa học hiện đại thì đó là Phật giáo. Phật giáo không cần xét lại quan điểm của mình để cập nhật hóa với những khám phá mới của khoa học. Phật giáo không cần phải từ bỏ quan điểm của mình để xu hướng theo khoa học, vì Phật giáo bao hàm cả khoa học cũng như vượt qua khoa học" (If there is any religion that would cope with modern scientific needs, it would be Buddhism. Buddhism requires no revision to keep it up to date with recent scientific finding. Buddhism need no surrender its view to science, because it embrances science as well as goes beyond science).

Về vấn đề "Tín". Phật giáo không những không chú trọng tín mà còn rất đề cao phần "Tín". Quá trình học Phật cùa một người luôn theo thứ tự: Tín - Giải - Hành - Chứng. Như Đức Bồn Sư đã nói: Tin ta mà không hiểu ta là phỉ báng ta. Học Phật ban đầu thì cần Tin, nhưng chỉ Tin là không đủ, mặt khác còn có hại. Thành ra, để hướng dẫn người bên ngoài bước vào cánh cửa Phật Giáo, đạt giải thoát, an lạc cần hướng dẫn ban đầu về đức tin, nhưng sau đó thì phải chỉ rõ để Giải và Hành Phật Pháp. Và, kết quả là, phần dẫn nhập ban dầu trở thành Tín Ngưỡng mà nhiều người vẫn cho là mê tín, không thấy được phần ý nghĩa bên trong của nó. Ngoài ra, xét về mặt nào đó, các biểu hiện Tín Ngưỡng đó, ngoài hướng dẫn phần Tín - bên trong còn hướng dẫn cả phần Hành.

(Thank you for listening)


tìm đạo
Bài viết: 9
Ngày: 10/06/09 17:25
Giới tính: Nam
Đến từ: vietnam

Re: HỌC PHẬT NHƯ THẾ NÀO ?

Bài viết chưa xem gửi bởi tìm đạo »

@ Bạn hlich:
hlich đã viết:tangbong
Duyên nghiệp hay thần thức hay xác thân hay gì gì thì cũng phải cần "sợi chỉ xuyên suốt" đó để gắn vào, chúng là tạm thời, nhưng sợi chỉ xuyên suốt đó có thể xem là cái tôi bất biến.
nói theo học thuyết thì đó không phải là thuyết của Phật giáo mà là thuyết của phái Advaita Vedanta của Ấn Độ giáo
:)
Cảm ơn bạn nhiều lắm. Mình chỉ dựa trên suy luận mà ra, không ngờ lại giống nội dung một điểm trong thuyết của Ấn Độ Giáo (Đạo Hindu, hay Đạo Bà La Môn). Nhớ lại Đức Phật cũng từng là một tu sĩ Bà La Môn. Dù sau này Đức Phật đi theo con đường riêng nhưng nhiều điểm trong giáo lý Phật Giáo cũng giống trong Đạo Bà La Môn (như luân hồi, v.v.). Mình không dám chắc suy luận của mình là đúng, và vì thế rất cần mọi người cho ý kiến.

@ Bạn Hieule:

Cảm ơn bạn đã góp ý rất chi tiết. Bạn cho mình giải thích một chút nha.
Hieule đã viết:tangbong

Kính ĐH Tìm Đao. Rất hoan nghênh ĐH đăt. câu hõi về Tín. Theo tư. điến thì Phât. Giáo không chấp nhân. Thương. Đế và không có giáo điều vì tôn giáo đi liền với tín ngưỡng giáo điều nên Phât. Giáo không phãi là môt. tôn giáo. kinhle
Mình nghĩ Phật Giáo là tôn giáo hay không chỉ là vấn đề định nghĩa, gọi tên mà thôi. Theo định nghĩa của đại đa số tự điển không chuyên về Phật Giáo và nhiều tự điển chuyên về Phật Học, Phật Giáo là một tôn giáo.

Ngoài ra, nếu định nghĩa giáo điều là "điều được dạy (giáo) cần phải tin" thì Phật Giáo có dạy nhiều điều mà ta cần tin theo dù chưa được chứng minh dứt khoát bằng khoa học (ví dụ đầu thai luân hồi) nên nếu nói Phật Giáo cũng có giáo điều thì cũng không phải là sai. Với nghĩa gốc đó thì hai chữ "giáo điều" không hề mang nghĩa gì xấu đáng tránh né.
Hieule đã viết:"Cho tới nay, lý thuyết hiện đại nhất, chính thống nhất trong khoa học vê nguồn gốc của vũ trụ là học thuyết Big Bang (Vụ Nổ Lớn). Theo thuyết này thì cách đây khoảng 13 đến 14 tỷ năm, một chấm nhỏ gần như không có gì đùng một cái nổ bung ra thành vũ trụ, và vũ trụ cứ ngày càng nở rộng dần ra. Như vậy cả vê mặt thời gian lẫn không gian, vũ trụ có điểm bắt đầu (chứ không phải "vô thủy"), và nội dung "đùng một cái tự nhiên có vũ trụ" của thuyết Big Bang lại còn trùng hợp với nội dung trong Kinh Thánh của TCG (Thượng đế chỉ hô một tiếng là vũ trụ được sinh ra ngay từ chỗ hỗn mang không có gì)"
Hình như ĐH không có nghiên cứu kinh thánh cũa TCG thì phãi :-/

Đây là những điều theo tôi thấy có thễ phân tích chỗ không hoàn toàn trong bài cũa ĐH.

Về măt. thời gian, theo kinh thánh TCG thì Thương. Đế tao. ra vũ tru. van. vât. cách đây 6,000 năm chứ không có nói Thương. Đế tao. ra vũ tru. cách đây 13 tỹ năm như ĐH nói ỡ trên. Nếu dùng cách lâp. luân. như trên thì vũ tru. có trước Thương. Đế thì làm sao vũ tru. do Thương. Đế tao. ra. đươc.:-/ Còn nếu có Thương. Đế thì trước đó phãi có Thương. Đế cũa Thương. Đế đễ tao. ra Thương. Đế chứ :-/

Nếu không có cái mốc hôm nay thì làm gì có ngày hôm qua, ngày trước đó, và ngày mai hoăc. ngày mốt. Khi không có môt. đối tương. đễ làm mốc so sánh thì thời gian không có thưc. Nói theo kiễu dân gian, môt. giờ ngồi bên môt. cô gái đep. thì ngắn hơn là 10 giây ban. cầm môt. lưỡi dao sắt nung đõ. Thời gian tuy có nhưng không có ý tưỡng trong đầu ĐH rằng thời gian đang trôi qua thì thời gian đó có với ai. Nếu nói vây. thì môt. giờ bên môt. cô gái đep. tai. sao lai. có thễ đi nhanh hơn hay ngắn hơn 10 giây ban. cầm môt. lưỡi dao sắt nung đõ chớ :-/

Kinh Cưu. Ước có chép lúc khỡi đầu thì có ánh sáng sau đó có chữ cái và sau đó Thương. Đế đã tao. ra loài người và van. vât. trong 6 ngày, ngày thứ 7 thì Thương. Đế ngừng lai đễ nghĩ ngơi và đễ moi. người moi. loài tôn thờ và vinh danh Thương. Đế. Tai. sao là chữ cái mà không phãi là số? Theo môt. linh muc. Công Giáo lí giãi thì vì các con số tranh giành đễ đươc. chon. làm điễm khỡi đầu nên Thương. Đế không dùng số mà dùng chữ cái đễ đăt. tên muôn loài trong vũ tru.

Vây. thì Thương. Đế nếu dùng chữ cái đễ goi. muôn vât. muôn loài. thì ỡ đây tôi có môt. vấn đề đăt. ra là Thương. Đế tai. sao lai. biết sữ dung. chữ cái đễ đăt. tên muôn vât. Nếu trước đó Thương. Đế cũa Thương. Đế cũa Thương. Đế cũa Thương. Đế đã không có thói quen dùng chữ cái đễ đăt. tên cho Thương. Đế cũa Thương. Đế đúng không tangbong

Kinh Cưu. Ước có nói rõ Thương. Đế làm viêc. trong 6 ngày đễ tao. dưng. vũ tru. van. vât. chứ không phãi Thương. Đế hô môt. tiếng là có vũ tru. như ĐH nói đâu. :D

Xin hõi ĐH, theo như ĐH nói nếu Thương. Đế chĩ hô môt. tiếng mà có vũ tru. thì trước đó trong đầu Thương. Đế phãi có ý tưỡng tao. ra vũ tru. van. vât. chứ. Nếu như vây. người TCG phãi nên tôn thờ ý tưỡng tao. dưng. ra vũ tru. cũa Thương. Đế hơn là tôn thờ Thương. Đế chứ. Bãn thân Thương. Đế nói cho cùng cũng là phương tiên. thừa hành tao. ra vũ tru. theo sư. sai khiến cũa ý tưỡng tao. ra vũ tru. trong đầu Thương. Đế mà thôi.
Nếu Thương. Đế tao. dưng. ra loài người cách đây 6,000 năm thì xin hõi Thương. Đế đó là người nước nào chũng tôc. gì. Người TQ vẽ Thương. Đế cũa ho. theo hình môt. ông Hoàng Đế Trung Hoa thời xưa. Người TCG ỡ châu Âu vẽ hình Chúa Jesus theo hình ãnh cũa người châu Âu, mắt xanh tóc vàng nhưng tôi chắc là ĐH cũng đã biết người Do Thái chính gốc về bề ngoài thì ho. giống y chang người à Râp. hơn là người châu Âu. Tai. sao tôi nói vây? Tôi đã làm viêc. chung với người Do Thái và các ông chũ Do Thái rất nhiều.

Như Lai có nói "Tin Như Lai mà không hiễu Như Lai là phĩ báng Như Lai". Mong ĐH tư duy lời Như Lai nói... kinhle
Bạn Hieule ơi, chắc tại mình trình bày ý tưởng không rõ ràng nên bạn và mọi người có bất bình thì cho mình xin lỗi vậy. Ý mình là thế này: Tôn giáo và khoa học là hai phạm trù riêng, nên nếu lấy khoa học để giúp chứng minh tôn giáo thì có lẽ không thích hợp". Mình chỉ có ý nói vậy thôi mà.

Còn ví dụ vê Big Bang chỉ là tiểu tiết để minh họa cho ý này mà thôi, nhưng mình nói không khéo, từ ý phụ lại thành ra có vẻ là ý chính! Ý của ví dụ mình đưa ra là như vầy: "Nếu đưa khoa học vào để giúp chứng minh cho một nội dung tôn giáo mà nói về nguồn gốc vũ trụ thì không chừng Kinh Cựu Ước của TCG (đúng ra là của Do Thái Giáo) lại (tương đối có phần) đúng hơn" (vì theo khoa học hiện đại vũ trụ có mốc khởi đầu về không gian và thời gian đàng hoàng, không phải là "vô thủy").

Mình chỉ đưa ví dụ để tách tôn giáo ra khỏi khoa học vậy thôi mà.

Còn dưới đây là một số ý thảo luận tiểu tiết, không quan trọng, mình với bạn trao đổi bên lề cho vui thôi nhé.

* Thứ nhất là con số 13-14 tỷ năm là con số của các nhà khoa học hiện đại đưa ra về tuổi của vũ trụ. Mình đâu có nói con số này là trong Kinh Thánh đâu.

* Còn ý bạn nói vê sự tương đối của thời gian thì mình rất thích. Nhưng ví dụ bạn đưa ra làm mình nhớ lại truyền thuyết Từ Thức lạc cõi tiên, một ngày trên tiên bằng cả chục năm cõi trần. Đối với các bậc thần tiên thì 13-14 tỷ năm tuổi của vũ trụ chắc cũng chẳng là bao, chắc cảm thấy chỉ như mấy ngàn năm thôi, thậm chí vài ngày?

* Từ "Word" trong Cựu Ước (bản tiếng Anh) theo mình tìm hiểu là "Ngôi Lời", không phải là "chữ cái" (thật ra trong tiếng Anh "chữ cái" là "letter" hay ít nhất cũng là "character" chứ không phải "word").

* Mình viết "chỉ cần hô một tiếng là có vũ trụ" là văn tóm tắt thô thiển của của mình. Trong Kinh Thánh thì Thượng Đế làm dần dần: Thượng Đế nói "Hãy có sánh sáng." và có ánh sáng, "Hãy có (các thứ khác)" và có (các thứ khác).

* Một điểm thú vị: Mình nghĩ nếu chúng ta tin rằng vũ trụ tự nó có, không cần một Thượng Đế nào tạo ra, thì tại sao chúng ta không thông cảm với niềm tin của các bạn tôn giáo khác, là Thượng Đế tự thân có, không cần Siêu Thượng Đế để tạo ra Thượng Đế?

* Mặt khác, khái niệm của phương Tây về một Thượng Đế sinh ra vũ trụ phức tạp dần lên, lạ lùng thay, lại giống với lý thuyết Dịch Học Đông Phương: "Thái cực sinh lưỡng nghi, lưỡng nghi sinh tứ tượng, v.v., xuất phát từ một bản thể duy nhất và ngày càng phức tạp dần lên).

* Bạn là chủ của tâm nguyện của bạn hay là nô lệ để nó sai khiến? Là chủ đúng không? Vậy nếu nói Thượng Đế (chứ không phải người phàm) để ý nghĩ tạo ra thế giới sai khiến Ngài thì có lẽ không được công bằng lắm?

* Các dân tộc khác nhau vẽ hình hay tạc tượng Thượng Đế của mình khác nhau la chuyện đương nhiên và có thể thông cảm được. Ngay cả Đức Phật là người Ấn Độ cụ thể đã từng sống trên cõi trần mà không phải ảnh tượng nào của Ngài cũng giống nhau. Mình nghĩ bạn không cần để ý quá chuyện này. Hơn nữa, Thượng Đế không phải là người phàm nên đâu có thuộc dân tộc nào, và muốn biến hình thành người dân tộc nào mà chẳng được.

Bạn đừng nghĩ mình chỉ đi bênh vực các tôn giáo khác nhé. Mình chỉ muốn trình bày những suy nghĩ mà theo thiển ý của mình là khách quan không thiên vị mà thôi. Và mong bạn đừng gán cho mình cái tội phỉ báng Phật Pháp chỉ vì mình suy luận sai.

@ Bạn HoatTuNhan:
HoatTuNhan đã viết:Nhưng, có lẽ bạn "Tìm Đạo" chưa cập nhật hết thông tin. Giai đoạn hiện nay, vũ trụ của chúng ta sống đang tiến dần đến vụ Co Lớn, quá trình dãn nở của vũ trụ đang chậm lại, vũ trụ đang vào giai đoạn Hoại để dẫn tới Diệt.
Cảm ơn bạn nhiều. Không hiểu sao trên kênh truyền hình về khoa học 'Discovery' hay 'National Geographic' mình không nhớ chính xác, cách đây chỉ mới vài tháng, có nói mãi tới dạo gần đây các nhà khoa học vẫn nghĩ vũ trụ giãn nở tới một mức nào đó thì hết năng lượng phải co lại, thế mà trái với logic thông thường, khoa học hiện khám phá ra là vũ trụ cứ giãn nở, hơn nữa, lại giãn nở với tốc độ ngày càng nhanh hơn, không có chuyện Vụ Co Lớn như dự đoán... Nhưng thôi, khoa học và tôn giáo là hai phạm trù riêng mà, không nên đi sâu vào chi tiết nhiều.
HoatTuNhan đã viết:Nhà khoa học lớn nhất thể kỷ 20 - Albert Einstein - đã phát biểu về Đạo Phật......
Như bạn nói, nhà bác học lừng danh Albert Einstein đã có phát biểu tích cực về Phật Giáo. Mình cũng biết việc này. Vì thế mình cứ thắc mắc tại sao Einstein vẫn không theo đạo Phật. Chưa đủ duyên chăng?
HoatTuNhan đã viết:Quá trình học Phật cùa một người luôn theo thứ tự: Tín - Giải - Hành - Chứng.
Mình nghĩ đó chỉ là một cách trình bày thôi bạn à. "Hành" không nhất thiết phải ở vị trí thứ ba. Nhiều khi "Tín" rồi mới "Hành", nhiều khi "Hành" thử một mức độ nào đó rồi mới "Tín", nhiều khi đi song song... có rất nhiều khả năng.
HoatTuNhan đã viết:Như Đức Bồn Sư đã nói: Tin ta mà không hiểu ta là phỉ báng ta. Học Phật ban đầu thì cần Tin, nhưng chỉ Tin là không đủ, mặt khác còn có hại.
Điều mình muốn nói là đối với cá nhân một hành giả, chừng nào chưa "thấy" giải thoát thì chừng đó chữ "Tín" vẫn có nguyên vẹn giá trị của nó trong tín ngưỡng.

Mình xin được nhắc lại: Mong các bạn đừng gán cho mình cái tội phỉ báng Phật Pháp chỉ vì suy nghĩ không đúng. Mình suy nghĩ chân thành mà, chỉ có sai hay không chứ không có ý mạo phạm gì cả. Sai thì các bạn sửa dùm mình. Mình mong như vậy có gì quá đáng không?


Hieule
Điều Hành Viên
Bài viết: 767
Ngày: 21/02/09 20:06
Giới tính: Nam
Đến từ: California

Re: HỌC PHẬT NHƯ THẾ NÀO ?

Bài viết chưa xem gửi bởi Hieule »

tangbong

ĐH Tìm Đao.

Đó là tư. ban. diễn dich. theo ý ban. thôi chứ tôi nghĩ các ĐH khác cũng có ý chĩ cho ban. hiễu rõ hơn về PG thôi :D ĐH cũng đừng nên lăn tăn gì cã :D

Thât. tình tôi không rành ban. xữ dung. từ điễn Phât. Giáo cũa nhà xuất bãn nào mà có đinh. nghĩa PG là môt. tôn giáo. :D

Lúc hồi tôi chưa ra trường, chương trình có quy đinh. tôi phãi lấy 1 lớp Religious Studies 101 và môt. lớp Buddhism 101. Trong hai lớp tôi hoc. thì giáo sư và sách giáo khoa đều khẵng đinh. PG không phãi là môt. tôn giáo.

Theo thầy giáo tho. ỡ chùa tôi, môt. cư sĩ Phât. Giáo, cho biết thì PG không phãi là môt. tôn giáo. Tôi có nghe dĩa giãng cũa HT Từ Thông ỡ Viêt. Nam thì HT cũng có khẵng đinh. PG không phãi là môt. tôn giáo.

Theo cách hiễu cũa riêng tôi thì PG không phãi là môt. tôn giáo vì trước lúc Phât. diêt. đô. Phât. có dăn. các thầy tỳ kheo: "Tư. thắp đuốc lên mà đi. Như Lai chĩ là bâc. đao. sư" Chứng minh rõ ràng: Như Lai chĩ là bâc. đao. sư.

Nếu là môt. tôn giáo thông thường ban. phãi lay. mấy ông thần gì đó (đa thần thời xa xưa trước thời phong kiến) hoăc. môt. ông thần nào đó (đôc. thần thời phong kiến ngày nay) đễ đươc. cái ông thần hoăc. Thương. Đế ban phước hay giáng hoa. rồi đăt. tron. niềm tin vào ông thần hay Thương. Đế đó đễ lúc chết đươc. lên Thiên Đàng. Chẵng cần tu sữa hay tu hành gì hết, khoán trắng cho ông thần hay Thương. Đế nào đó vì chĩ cần tin là đươc. lên Thiên Đàng.

PG không có vu. đó. Ban. tuy quy y Tam Bão nhưng viêc. tu hành có kết quã hay không là phãi coi ban. có thường xuyên tư duy quán xét hay không vì nói theo HT Từ Thông và thầy tôi là: "Cơm ai nấy ăn; nhà ai nấy ỡ. Ai tu nấy đươc.; ai hành nấy hưỡng"

Đai. đễ nếu muc. đích là xóa mù chữ thì dân chúng chĩ cần biết đoc. biết viết là đũ. Nhưng nếu thưc. sư. đào tao. tới nơi thì chí ít dân chúng phãi đat. trình đô. đai. hoc. mới tam. goi. là có trình đô. văn hóa. Hoc. Phât. cũng vây. lúc đầu cần tin nhưng sau phãi tư duy, quán xét, rồi đễ thưc. hành chứ không nói suông chơi không (Hí luân.) Bỡi vây. mới nói Tin mà không hiễu là tu mù. Hoc. mà không tu là mot. sách. :D

Ban. có vẽ vôi. vã và không rõ ràng trong dẫn chứng cũa mình rằng Phât. Giáo và khoa hoc. không có điễm tương đồng. Kinh Hoa Nghiêm có nói đai. đễ vũ tru. có thễ thu nhõ cỡ bằng hat. cãi. Nay vât. lí đã chứng minh điều này PG nói đúng. Trong môt. phân tữ có nhiều electron và môt. atom. Ngày nay, khoa hoc. chứng minh đươc. atom đươc. cấu tao. bỡi nhiều sub-atom particles.

Kinh Bát Nhã Tâm Kinh có nói đai. đễ như: Không tăng, không giãm, không dơ, không sach., không sanh, không diêt. Môt. phân tữ nước H2O năng. 18 gram. Thí nghiêm điên. giãi tách Hydrogen và Oxygen từ nước thì trong. lương. không thay đỗi: Hydrogen 2 gram và Oxygen 16 gram. :D

Nước thãi ban. dùng sau khi đươc. sữ lí vẫn uống đươc. như thường. Nước biễn hay thâm. chí nước tiễu cũa ban. cũng có thễ loc. đươc. thành nước ngot. như thường chĩ có điều giá thành quá mắc nên con người vẫn dưa. vào thiên nhiên đễ giãi quyết nhu cầu về nước. Không dơ không sach...mấy cành hoa ban. cắm trong bình tuy đep. vây. mấy ngày sau lai. end up trong thùng rác thì đây không phãi không dơ không sach. là gì. :D

Không sanh, không diêt, không tăng, không giãm....cái này hay nè...những chất đốt ban. sữ dung. trong nhà máy phát điên. không mất đi, nó chuyễn hóa thành nhiêt. năng (đốt nóng turbine) rồi biến thành cơ năng (chay. generator) rồi biến thành điên. năng chuyễn tới nhà ban. Từ nhà máy phát điê.n, nhà đèn phãi tăng áp lên trên 360 volts rồi mới tãi đi, sau khi tới gần khu ban. ỡ điên. lai. phãi chay. qua mấy cái côt. điên. nơi có transformer đễ giãm áp xuống 220 volts hay 110 volts rồi mới tãi vào nhà ban. ỡ.

Fossil fuels do nhà đèn đốt có chứa carbon tuy bi. đốt cháy nhưng những chất carbon thãi ra từ ống khói nhà máy điên. vẫn lơ lững trong không khí đễ rồi trỡ thành khí CO2 hay CO (carbon monoxide) rồi sau đó nhờ cây xanh hấp thu. rồi tách ra khõi khí CO2 đễ cây xanh đưa ra Oxygen còn carbon không đươc. cây tiêu thu. hết lai. trỡ về đất chứ đâu có bi. diêt. đâu :D

Điều mình muốn nói là đối với cá nhân một hành giả, chừng nào chưa "thấy" giải thoát thì chừng đó chữ "Tín" vẫn có nguyên vẹn giá trị của nó trong tín ngưỡng.

Mình xin được nhắc lại: Mong các bạn đừng gán cho mình cái tội phỉ báng Phật Pháp chỉ vì suy nghĩ không đúng. Mình suy nghĩ chân thành mà, chỉ có sai hay không chứ không có ý mạo phạm gì cả. Sai thì các bạn sửa dùm mình. Mình mong như vậy có gì quá đáng không?

Nếu ĐH nghĩ ĐH là chũ cũa tâm nguyên. cũa ĐH thì ĐH đâu có get defensive (nỗi sân) dễ như vây. Điều này chứng tõ hai tai, hai mắt, tâm cũa ban. đang làm chũ ban. chứ không phãi ban. làm chũ nó như ban. nói đâu...đúng hông ;) :D

Tôi không nói vũ tru. tư. nó có. Xin ĐH đừng nhét giẽ miêng. tôi.... :D

Ý tôi nói vũ tru. có là do trùng trùng duyên khỡi, cái này có thì cái kia có, cái này sanh thì cái kia sanh.

Xin hõi ĐH môt. câu cắc cớ :D Vây. ĐH là do Thương. Đế sanh ra hay do ba và má ĐH kết hơp. với nhau mà sanh ra ĐH vây. ;)

Nếu ĐH đúng là do Thương. Đế sanh ra thì tôi chấp nhân. Thương. Đế có.

Còn nếu ĐH là con tía má ĐH thì Thương. Đế là không có thât. và thuyết cái này sanh thì cái kia sanh cái này diêt. thì cái kia diêt. trùng trùng duyên khỡi là đúng...

Tu và hành thì phãi thấy thường xuyên tư duy quán xét coi mình tu tới đâu có chứng ngô. từng phần hay chưa. Nếu tu mà không thấy mình đươc. từng phần nhe. nhõm trong đời sống thì nên double check cái phương pháp mình tu hoc.

* Một điểm thú vị: Mình nghĩ nếu chúng ta tin rằng vũ trụ tự nó có, không cần một Thượng Đế nào tạo ra, thì tại sao chúng ta không thông cảm với niềm tin của các bạn tôn giáo khác, là Thượng Đế tự thân có, không cần Siêu Thượng Đế để tạo ra Thượng Đế?

Giống như nói nãy giờ, nếu ĐH nghĩ ĐH do Thương. Đế sanh ra thì Thương. Đế tư. thân có. Còn nếu ĐH nghĩ tía má ĐH kết hôn với nhau rồi mới sinh ra ĐH thì thuyết trùng trùng duyên khỡi tư. nhiên đúng (chân lí)

Người TCG có cái tin cũa ho. nhưng đó là chuyên. cũa người TCG. Ho. không tin Phât. là vì PG không hơp. căn cơ trình đô. ho. thôi. Không gì phãi lăn tăn hết. "Cơm ai nấy ăn; nhà ai nấy ỡ. Ai tu nấy đươc; ai hành nấy hưỡng. Hoc. kĩ sư thì làm viêc. kĩ sư. Hoc. bác sĩ thì làm viêc. bác sĩ." Khi ĐH đi vào nhà thương làm phẫu thuât., ĐH muốn bác sĩ giãi phẫu chuyên khoa làm viêc. mỗ xẽ hay ĐH muốn môt. người kĩ sư mỗ xẽ cho ĐH. :D :D :D

Chúc ĐH an lac. tangbong


Sabbe sankhara anicca
Sabbe sankhara dukkha
Sabbe dhamma anatta.
Hieule
Điều Hành Viên
Bài viết: 767
Ngày: 21/02/09 20:06
Giới tính: Nam
Đến từ: California

Re: HỌC PHẬT NHƯ THẾ NÀO ?

Bài viết chưa xem gửi bởi Hieule »

tangbong

Có môt. ông giáo sư Đai. Hoc. rất giõi và thường tư. hào về kiến thức và tâm tánh mình.

Môt. hôm, ông đến thăm môt. vi. thiền sư lớn tuỗi đễ hoc. thêm về Phât. pháp. Vi. thiền sư bèn mời ông giáo sư ngồi đễ ông đi nấu nước. Thiền viên. hết cũi nên vi. thiền sư bão ông giáo sư ĐH ngồi đơi. đễ ông đi mua cũi. Mua cũi về thì lai. hết trà, vi. thiền sư lai. nói với ông giáo sư ĐH chiu. khó ngồi đơi. Leo núi cã buỗi chã lẽ hông uống nước nên vi. giáo sư cũng chiu. khó ngồi đơi.

Sau khi nước sôi, vi. thiền sư bèn từ từ don. ra bô. trà nào tách trà nào ấm trà...thiền trà Nhât. Bãn mà.... :D công phu vô cùng. Vi. giáo sư cũng vấn kiên nhẫn ngồi đơi. Sau khi rữa trà và tách trà, vi. thiền sư bèn rót trà cho vi. thiền sư trước thay vì rót cho vi. khách trước. Ngac. nhiên nhưng ông giáo sư vẫn kiên nhẫn ngồi đơi. Tới phiên tách trà cũa vi. giáo sư, thiền sư chế trà cho khách châm. rãi và khi tách trà cũa vi. giáo sư đã đầy nhưng vi. thiền sư vẫn tiếp tuc. chế trà. Tách trà đã đầy và nước trà đã trào ra nhưng vi. thiền sư vẫn tiếp tuc. chế....

Không làm chũ mình đươc. nữa, vi. giáo sư ĐH bèn lỡ miêng...."Trà, trà đầy rồi sao thầy vẫn chế trà...vây."

Vi. thiền sư bèn nói với ông khách giáo sư ĐH..."Cũng như vây., giáo sư tới đây với môt. bô. óc đầy kiến thức thì làm gì còn chỗ đễ bần tăng đàm đao. Phât. pháp với giáo sư chứ..." :D :D :D

Chúc ĐH an lac. tangbong
Sửa lần cuối bởi Hieule vào ngày 11/06/09 16:49 với 1 lần sửa.


Sabbe sankhara anicca
Sabbe sankhara dukkha
Sabbe dhamma anatta.
Hieule
Điều Hành Viên
Bài viết: 767
Ngày: 21/02/09 20:06
Giới tính: Nam
Đến từ: California

Re: HỌC PHẬT NHƯ THẾ NÀO ?

Bài viết chưa xem gửi bởi Hieule »

tangbong

Kính tăng. các ĐH... tangbong kinhle

Thời Pháp Nhiên Thương. Nhân, tỗ sáng lâp. môn phái Tinh. Đô. Nhât. Bãn, đai. sư hay giãng cho thính chúng khắp nước Nhât. rằng không có pháp môn nào thù thắng bằng câu Niêm. Phât.

Môt. hôm no., có môt. vi. Samurai rất giõi tới tham vấn Pháp Nhiên Thương. Nhân về Phât. pháp. Vi. Samurai sau khi chào hõi xong, bèn hõi đai. sư Pháp Nhiên Thương. Nhân: Thưa ngài, có phãi đai. sư thường khuyên người Niêm. Phât. vì đây là pháp môn thù thắng nhất.

Đai sư đáp: Đúng vây.

Vi. Samurai: Nếu đai. sư niêm. Phât. nhiều như vây. thì đai. sư có giãi thoát chưa mà khuyên người ta niêm. Phât. vãng sanh.

Đai. sư đáp: Có thễ nói chưa............. :D

Vi. Samurai: À, vây. thì nếu đai. sư chưa có thưc. chứng giãi thoát hoàn toàn thì viêc. niêm. Phât. đễ trỡ về bãn tâm cũa mình là không đúng....nếu nói như vây. thì câu niêm. Phât. không giúp đươc. gì cho viêc. làm chũ thân tâm ta cã...đúng không. Ta là chũ tâm nguyên. ta đúng không???

Đang tâm đắc vì nghĩ mình bắt bí đươc. vi. thiền sư, bất ngờ Đai. Sư Pháp Nhiên Thương. Nhân buông môt. câu chữi đỗng: " X-( khungbo ~x( Tỗ cha mày.... =)) =))

Vi. Samurai bèn nỗi nóng rút kiếm đòi chém Đai. Sư Pháp Nhiên Thương. Nhân. Lúc đó Đai. Sư mới từ từ nói: "Chĩ với môt. câu thô tuc. "Tỗ cha mày" mà đã sai sữ đươc. cã thân và tâm ngài rồi thì ngài nghĩ câu Niêm. Phât. có công đức tới đâu... :D =)) =)) :))

Chúc quý ĐH an lac.


Sabbe sankhara anicca
Sabbe sankhara dukkha
Sabbe dhamma anatta.
nhao minh
Bài viết: 54
Ngày: 30/06/08 17:39
Giới tính: Nam
Đến từ: Vietnam

Re: HỌC PHẬT NHƯ THẾ NÀO ?

Bài viết chưa xem gửi bởi nhao minh »

tangbong
kinhle
kinhle
kinhle
Nam Mô Thường Bất Khinh Bồ Tát Ma Ha Tát
Nam Mô Bát Nhã Hội Thượng Phật Bồ Tát


CÙNG TỬ TẦM CHÂU
_____()_____
Hieule
Điều Hành Viên
Bài viết: 767
Ngày: 21/02/09 20:06
Giới tính: Nam
Đến từ: California

Re: HỌC PHẬT NHƯ THẾ NÀO ?

Bài viết chưa xem gửi bởi Hieule »

tangbong

kinhle kinhle kinhle

Nam mô bỗn sư Thích Ca Mâu Ni Phât.
Nam mô A di Đà Phât.

Chúc quý ĐH an lac. :D


Sabbe sankhara anicca
Sabbe sankhara dukkha
Sabbe dhamma anatta.
tìm đạo
Bài viết: 9
Ngày: 10/06/09 17:25
Giới tính: Nam
Đến từ: vietnam

Re: HỌC PHẬT NHƯ THẾ NÀO ?

Bài viết chưa xem gửi bởi tìm đạo »

Bạn Hieule ơi, bạn cho phép mình trao đổi thêm với bạn một chút nha.

Ở một bài trước bạn có nói với mình, nguyên văn như vầy nè:
Hieule đã viết:Như Lai có nói "Tin Như Lai mà không hiễu Như Lai là phĩ báng Như Lai". Mong ĐH tư duy lời Như Lai nói... kinhle
Nên mình mới nói mong bạn đừng nghĩ mình phỉ báng Phật Pháp. Bạn nói "mong" thì mình cũng nói "mong" thôi mà... Theo mình hiểu tiếng Việt thì "mong" trong những ngữ cảnh như thế này là từ dùng để nhắc chừng, nếu có chuyện như vầy, như vầy thì "mong" sẽ như vầy, như vầy, còn nếu không có thì thôi, coi như không có chuyện gì hết. Đâu có gì quan trọng đâu.

Vậy là bạn nói "mong" thì mình cũng nói "mong" thôi mà. Cho nên mình hết sức bất ngờ khi trong bài viết sau bạn nói thế này:
Hieule đã viết:Đó là tư. ban. diễn dich. theo ý ban. thôi chứ tôi nghĩ các ĐH khác cũng có ý chĩ cho ban. hiễu rõ hơn về PG thôi :D ĐH cũng đừng nên lăn tăn gì cã :D
...
Nếu ĐH nghĩ ĐH là chũ cũa tâm nguyên. cũa ĐH thì ĐH đâu có get defensive (nỗi sân) dễ như vây. Điều này chứng tõ hai tai, hai mắt, tâm cũa ban. đang làm chũ ban. chứ không phãi ban. làm chũ nó như ban. nói đâu...đúng hông ;) :D
Hình như " nổi sân" trong tiếng Anh là "get angry" (tức giận) chứ không phải "get defensive" (giữ thế thủ). Trong bài viết mình đâu có dám nổi sân hay tức giận gì đâu?

Nhưng thôi, chúng ta hãy coi đây là một điểm hiểu lầm nhỏ và quên nó đi bạn nhé.

Bây giờ mình xin giải thích về một nội dung mà bạn đề cập: bạn thắc mắc không biết mình dựa vào tự điển Phật Học nào mà nói Phật Giáo là một tôn giáo:
Hieule đã viết:Thât. tình tôi không rành ban. xữ dung. từ điễn Phât. Giáo cũa nhà xuất bãn nào mà có đinh. nghĩa PG là môt. tôn giáo. :D

Lúc hồi tôi chưa ra trường, chương trình có quy đinh. tôi phãi lấy 1 lớp Religious Studies 101 và môt. lớp Buddhism 101. Trong hai lớp tôi hoc. thì giáo sư và sách giáo khoa đều khẵng đinh. PG không phãi là môt. tôn giáo.
Mình dùng mấy tự điển Phật Học trên mạng đó bạn, và không phải mình chỉ dựa vào tự điển mà thôi. Nếu hôm nay bạn dùng 'Google Search', gõ vào cụm từ "dao phat la ton giao" (bỏ tất cả trong ngoặc kép - mình nghĩ bạn biết rồi, nhưng mình nhắc chừng như vậy để bảo đảm bạn có kết quả giống của mình) thì sẽ có được trên 500 dẫn chứng. Nếu gõ "dao phat la mot ton giao" (thêm chữ một: "mot") thì sẽ được thêm khoảng gần 500 dẫn chứng nữa. Nếu lại gõ cụm từ "phat giao la ton giao" và làm tiếp với "phat giao la mot ton giao" thì sẽ được lần lượt là 1.200 + 1.300 dẫn chứng. Tổng cộng là khoảng trên ba ngàn dẫn chứng. Đây mới chỉ là phần tiếng Việt thôi, chưa tính các ngôn ngữ khác. Điều đáng nói là những dẫn chứng này không chỉ từ các tự điển Phật Học mà còn từ những bài giảng của các Hòa Thượng, v.v.
Hieule đã viết:Nếu là môt. tôn giáo thông thường ban. phãi lay. mấy ông thần gì đó (đa thần thời xa xưa trước thời phong kiến) hoăc. môt. ông thần nào đó (đôc. thần thời phong kiến ngày nay) đễ đươc. cái ông thần hoăc. Thương. Đế ban phước hay giáng hoa. rồi đăt. tron. niềm tin vào ông thần hay Thương. Đế đó đễ lúc chết đươc. lên Thiên Đàng. Chẵng cần tu sữa hay tu hành gì hết, khoán trắng cho ông thần hay Thương. Đế nào đó vì chĩ cần tin là đươc. lên Thiên Đàng.
Có lẽ bạn chưa tìm hiểu kỹ hơn đó. Mình được biết có nhiều tôn giáo cũng đặt năng vấn đề tu tâm sửa tánh, tu hành tinh tấn, thậm chí là khổ hạnh hết mình nữa, không có chuyện ỷ lại, "khoán trắng" hay không tu tâm sửa tánh gì mà được đâu. Thời đại ngày này là thời đại thông tin, chỉ cần bạn chịu bỏ công một chút tìm hiểu kỹ hơn sẽ có nhiều thông tin lắm.
Hieule đã viết:PG không có vu. đó. Ban. tuy quy y Tam Bão nhưng viêc. tu hành có kết quã hay không là phãi coi ban. có thường xuyên tư duy quán xét hay không vì nói theo HT Từ Thông và thầy tôi là: "Cơm ai nấy ăn; nhà ai nấy ỡ. Ai tu nấy đươc.; ai hành nấy hưỡng"
Mình thấy bạn đề cập tới một vấn đề hết sức lý thú. Nó liên quan tới vấn đề "tha lực" và "tự lực". Theo ý bạn nói thì trong Đạo Phật chỉ tin vào tự lực chứ không trông chờ vào tha lực của một đấng nào. Nhưng trong Đạo Phật theo mình biết vẫn có tin vào tha lực là sự phù hộ độ trì của chư Phật mà. Và nhiều tôn giáo cũng giống Phật Giáo, cũng tin vào cả tha lực lẫn tự lực.
Hieule đã viết:Hoc. Phât. cũng vây. lúc đầu cần tin nhưng sau phãi tư duy, quán xét, rồi đễ thưc. hành chứ không nói suông chơi không (Hí luân.) Bỡi vây. mới nói Tin mà không hiễu là tu mù. Hoc. mà không tu là mot. sách. :D
Cảm ơn bạn đã nhắc lại điểm này. Điều bạn nói rất đúng, rất quan trọng, và những người biết tu hành, dù là thuộc tôn giáo nào, cũng đều ý thức được điều này.
Hieule đã viết:Ban. có vẽ vôi. vã và không rõ ràng trong dẫn chứng cũa mình rằng Phât. Giáo và khoa hoc. không có điễm tương đồng.
Ý mình nói là khoa học và tôn giáo là hai phạm trù riêng (tất cả các tôn giáo chứ không chỉ Phật Giáo): ngôn ngữ trong các kinh sách của tôn giáo là ngôn ngữ giàu chất ẩn dụ, ngụ ngôn, v.v. và là ngôn ngữ từ thời xa xưa. Mục đích của tôn giáo là đạo đức, là giải thoát, v.v., chứ không có chung mục đích với khoa học. Hơn nữa, khoa học ít nhất là chưa có khả năng nghiên cứu về tâm linh (ví dụ theo dõi việc đầu thai luân hồi của một cá nhân).

Do đó không nên dùng khoa học để giúp chứng minh cho tôn giáo vì may ra thì có chỗ trùng hợp, không may thì không trùng hợp. Không trùng hợp thì đâu thể vội vã kết luận tôn giáo là sai. Vậy sao chúng ta không tách chúng ra ngay từ đầu?

Và như vậy ý của mình là giúp bảo vệ tôn giáo nói chung và Phật Giáo nói riêng khỏi những soi mói không đúng chỗ nhân danh khoa học đó bạn à. Ví dụ như cái ví dụ bạn đưa ra:
Hieule đã viết:Kinh Hoa Nghiêm có nói đai. đễ vũ tru. có thễ thu nhõ cỡ bằng hat. cãi. Nay vât. lí đã chứng minh điều này PG nói đúng. Trong môt. phân tữ có nhiều electron và môt. atom. Ngày nay, khoa hoc. chứng minh đươc. atom đươc. cấu tao. bỡi nhiều sub-atom particles.
Ví dụ của bạn chỉ có thể dùng để chứng minh ý "vũ trụ có cấu tạo từ những hạt nhỏ xíu", chứ không thể dùng để chứng minh ý "vũ trụ bao la có thể thu nhỏ lại chỉ bằng hạt cải".

Mình thấy, nếu muốn chứng minh, có thể sử dụng thuyết Big Bang là tiện nhất. Theo vật lý học hiện đại, cách đây 13-14 tỷ năm, vũ trụ đã được khai sinh từ một chấm nhỏ xíu, nổ bung ra và cứ giãn nở thành vũ trụ của chúng ta ngày nay. Ví dụ này mới phù hợp để chứng minh vũ trụ có thể thu nhỏ bằng hạt cải, vì nó ĐÃ TỪNG nhỏ hơn cả hạt cải, có thể coi như không có gì.

Nhưng, như mình có nói, kéo khoa học vào làm chi, vì may ra thì có chỗ trùng hợp, không thì không có, và chứng minh được điều này thì nhiều khi lại mâu thuẫn với điều kia. Trong ví dụ trên, chứng minh được ý "vũ trụ có thể thu nhỏ bằng hạt cải" thì lại mâu thuẫn với ý vũ trụ vô thủy vô chung, không có điểm khởi đầu, trong khi theo vật lý học hiện đại thì vũ trụ có điểm khởi đầu cả về không gian lẫn thời gian.
Hieule đã viết:Kinh Bát Nhã Tâm Kinh có nói đai. đễ như: Không tăng, không giãm, không dơ, không sach., không sanh, không diêt. Môt. phân tữ nước H2O năng. 18 gram. Thí nghiêm điên. giãi tách Hydrogen và Oxygen từ nước thì trong. lương. không thay đỗi: Hydrogen 2 gram và Oxygen 16 gram. :D
Mình thấy ví dụ này của bạn cũng không phù hợp nữa. Ý bạn muốn nói đến "định luật bảo toàn khối lượng" (định luật Lomonosov-Lavoisier) trong các phản ứng hóa học phải không? Theo khoa học hiện đại thì có những phản ứng, như phản ứng hạt nhân, một phần nhỏ vật chất bị "tiêu hủy" hoàn toàn (hạt nhân bị "bắn phá" thành hạt mới, v.v. => tổng khối lượng có thay đổi) và giải phóng năng lượng cực lớn theo phương trình của Einstein là E=mc2 (c2 : c bình phương). Nghĩa là khối lượng trong nhiều trường hợp được bảo toàn, nhưng không phải luôn luôn như vậy. Có định luật này thì cũng có định luật khác. Giá như ngày xưa nhân loại chưa biết gì về phản ứng hạt nhân thì ví dụ của bạn có thể là phù hợp.

Các ví dụ sau này bạn đưa ra cũng vậy. Nhưng thôi, mình đã nói là không nên kéo khoa học vào làm gì, may ra thì có chỗ trùng hợp, không thì không có, v.v.
Hieule đã viết:Tôi không nói vũ tru. tư. nó có. Xin ĐH đừng nhét giẽ miêng. tôi.... :D
Mình có nói bạn nói bao giờ đâu? Nguyên văn mình viết là "nếu chúng ta tin rằng vũ trụ tự nó có..." Đây là một phát biểu mang tính giả thiết chung chung, có đề cập đến ý kiến riêng gì của bạn đâu?
Hieule đã viết:Xin hõi ĐH môt. câu cắc cớ :D Vây. ĐH là do Thương. Đế sanh ra hay do ba và má ĐH kết hơp. với nhau mà sanh ra ĐH vây. ;)

Nếu ĐH đúng là do Thương. Đế sanh ra thì tôi chấp nhân. Thương. Đế có.

Còn nếu ĐH là con tía má ĐH thì Thương. Đế là không có thât. và thuyết cái này sanh thì cái kia sanh cái này diêt. thì cái kia diêt. trùng trùng duyên khỡi là đúng...
Mình thấy câu hỏi của bạn không có gì cắc cớ cả, mà còn rất tế nhị.

Có lẽ mình minh họa ý tách riêng khoa học và tôn giáo không được khéo, đụng ngay tới ví dụ có liên quan đến tôn giáo khác, nên có thể bị hiểu lầm. Một mặt mình không có chủ đích bênh vực cho những tôn giáo tin vào việc Thượng Đế sáng tạo ra vũ trụ (mà chỉ muốn qua ví dụ này tách tôn giáo khỏi khoa học), mặt khác mình muốn nói họ tin như vậy cũng có cái lý của họ. Mình chỉ muốn có sự khách quan, không chấp kiến, không thiên vị mà thôi.

Để trả lời câu hỏi của bạn, mình có thể khái quát như sau: "ta là do cha mẹ ta sinh ra, cha mẹ là do ông bà sinh ra, v.v. và nếu cứ truy ngược lên như thế, thì nhân loại bao đời nay vẫn trăn trở về cái gọi là nguồn gốc của vũ trụ và con người, và cuộc tìm kiếm của nhân loại nói chung vẫn chưa ngã ngũ. Trong bối cảnh đó, ta có tin điều gì thì nó chỉ có ý nghĩa với cá nhân ta mà thôi, và nói chung chắc gì điều một người tin vào đã đúng. Vì thế ta cần trao đổi chia sẻ với mọi người để mọi người chúng ta cùng giúp nhau tìm ra chân lý."

Và đây cũng là trả lời của mình cho phần cuối bài viết của bạn (và các bài viết sau đó, dù mình không chắc mình hiểu ý bạn nói). Mình viết có gì sai trái xin bạn hoan hỉ lượng thứ cho.


Hieule
Điều Hành Viên
Bài viết: 767
Ngày: 21/02/09 20:06
Giới tính: Nam
Đến từ: California

Re: HỌC PHẬT NHƯ THẾ NÀO ?

Bài viết chưa xem gửi bởi Hieule »

Kính ĐH Tìm đao. tangbong

Sau đây là môt. vài đoan. tôi trích từ "Đức Phât. day. những gì" tác giã HT Walpola Rahula dich. giã Ni Sư Thích Nữ Trí Hãi. Tôi chĩ có bãn tiếng Anh "What the Buddha taught".

Trong số những nhà sáng lập các tôn giáo, đức Phật (nếu ta có thể gọi Ngài là nhà sáng lập một tôn giáo theo nghĩa thông thường của danh từ) là vị Thầy độc nhất đã không tự xưng là gì khác hơn là một con người, hoàn toàn chỉ là một con người. Những vị Giáo chủ khác thì hoặc là Thượng đế, hay Thượng đế nhập thể trong những hình thức khác nhau, hay được Thượng đế mặc khải.

Ðức Phật không những chỉ là một con người, Ngài lại còn là một con người tự nhận không được một thiên khải nào từ bất cứ một vị thần linh hay một quyền năng nào khác. Ngài tuyên bố tất cả những gì Ngài thực hiện được, đạt đến được và hoàn thành được, đều hoàn toàn do nỗ lực và trí tuệ con người. Chỉ có con người mới có thể thành Phật.

Mọi người đều mang trong mình khả năng thành Phật nếu họ muốn và nỗ lực. Ta có thể gọi đức Phật là một Con Người tuyệt luân. Ngài quá toàn thiện trong "nhân tính" của Ngài đến nỗi về sau, trong tôn giáo của đại chúng, Ngài được xem như một "Siêu nhân".

Theo Phật giáo, hoàn cảnh con người thật tuyệt. Con người tự mình làm chủ mình, không có một thực thể hay quyền năng nào cao hơn có thể định đoạt số phận nó. Ðức Phật dạy:

"Tự ta là chỗ nương tựa cho ta, còn ai khác có thể làm nơi nương tựa?"


Ngài khuyên các môn đệ hãy "nương tựa nơi chính mình," không bao giờ nên tìm nơi nương tựa hay sự giúp đở của bất cứ người nào khác. Ngài giảng dạy, khuyến khích và cổ võ mỗi người tự mở mang và tìm sự giải thoát cho chính mình, vì con người vốn có năng lực tự giải thoát khỏi mọi ràng buộc bằng trí tuệ và nỗ lực của chính mình. Ðức Phật dạy: "Như Lai giảng dạy Chánh đạo, nhưng chính các ngươi phải làm việc của mình." Nếu người ta gọi đức Phật là một "đấng Cứu thế " thì cũng chỉ vì Ngài đã tìm ra và chỉ con đường đi đến giải thoát, Niết-bàn. Nhưng tự chúng ta, ta phải bước trên đường ấy.

Chính vì nguyên tắc trách nhiệm cá nhân này mà đức Phật cho các môn đệ hoàn toàn tự do. Trong kinh Mahàparinibhàna (Ðại Bát Niết-bàn), đức Phật dạy Ngài không bao giờ nghĩ mình điều khiển Tăng già (Sangha) và Ngài cũng không muốn đoàn thể này tùy thuộc vào Ngài. Ngài dạy rằng trong giáo lý của Ngài, không có lý thuyết huyền bí, không có gì giấu giếm trong "nắm tay của đức Ðạo Sư" (àcariyamutthi), hay nói cách khác, Ngài không giấu gì trong tay áo cả .

Trong lịch sử các tôn giáo, người ta không thấy một tôn giáo nào khác có tự do tư tưởng như Phật giáo. Sự tự do này thật cần thiết, vì theo đức Phật, sự giải thoát của con người tùy thuộc vào chính sự trực nhận chân lý, chứ không phải vào ân huệ của một thần linh hay một quyền năng bên ngoài nào ban thưởng cho sự quy phục.
.........
Ðức Phật còn đi xa hơn nữa. Ngài bảo các Tỳ kheo rằng một môn đệ cần phải xét đoán ngay cả đức Như Lai (đức Phật), để có thể hoàn toàn tin chắc giá trị của vị thầy mà mình đang theo.

Theo giáo lý của đức Phật, nghi (vicikichà) là một trong năm chướng ngại (ngũ cái, nivarana)[9], năm trở ngại cho sự hiểu biết chân lý và cho sự tiến bộ tâm linh (hay cho bất cứ sự tiến bộ nào). Tuy nhiên, nghi không phải là một "tội lỗi", bởi vì trong Phật giáo không có những "tín điều". Quả thế, trong đạo Phật không có "tội lỗi" hiểu theo nghĩa "tội lỗi" trong vài tôn giáo khác. Cội rễ của mọi sự xấu xa là vô minh (Avijjà) và tà kiến (micchà ditthi). Một điều không thể chối cãi là bao lâu còn có hoài nghi, hoang mang, do dự, thì không thể nào có tiến bộ. Cũng không thể chối cãi được rằng hoài nghi không tránh được khi mà con người không hiểu rõ, thấy rõ. Nhưng để tiến xa hơn, thì tuyệt đối cần phải xa lìa hoài nghi. Muốn khỏi hoài nghi, ta cần phải thấy rõ.

Vấn đề không phải là ta không nên hoài nghi hay nên tin tưởng. Chỉ nói rằng "tôi tin", không có nghĩa là bạn đã hiểu và thấy rõ. Khi học sinh giải một bài toán đến giai đoạn không biết làm sao để tiếp tục, thì sẽ rơi vào hoài nghi bối rối. Nếu còn hoài nghi, y không thể tiến lên, nên cần phải dứt nghi. Có nhiều cách giải quyết; nhưng không phải chỉ nói "tôi tin" hay "tôi không nghi" mà giải được bài toán. Tự buộc mình phải tin tưởng và chấp nhận một điều mình không hiểu gì hết, là một thái độ chính trị, không phải thái độ tâm linh hay trí thức.

Ðức Phật luôn luôn bài xích hoài nghi. Cả đến khi Ngài sắp mất, vài phút trước khi lìa trần, Ngài còn nhiều lần bảo các môn đệ phải hỏi kỹ nếu còn có hoài nghi nào về Giáo lý của Ngài, để sau đừng hối tiếc vì không thể giải hết những thắc mắc. Nhưng các môn đệ đều im lặng.

Khi ấy đức Phật dạy một lời rất cảm động: "Nếu vì kính nể Như Lai mà các con không dám hỏi điều gì, thì mỗi người hãy nói cho bạn biết" (có nghĩa là mỗi người hãy nhờ bạn hỏi giùm cho mình điều thắc mắc)

Và môt. đoan. khác nữa

Ðức Phật không muốn bàn đến những vấn đề siêu hình không cần thiết, hoàn toàn thuộc địa hạt tư duy, phát sinh những tưởng tượng. Ngài xem chúng như một "rừng quan niệm". Dường như chính trong số những môn đệ của Phật cũng có những người không thích thái độ này của Ngài. Trường hợp một người trong số ấy là Man đồng tử (Màlunkyaputta) đã thưa hỏi 10 câu hỏi cổ điển danh tiếng về những vấn đề siêu hình và xin đức Phật trả lời.

Một ngày kia Màlunkyaputta, sau khi xuất thiền vào buổi xế, đi đến đức Phật đảnh lễ, ngồi xuống một bên và hỏi:

- Bạch đức Thế Tôn, khi con đang ngồi thiền định một mình, ý tưởng này đã đến với con: "Có những vấn đề mà đức Thế Tôn đã không giải thích, để sang bên và loại bỏ. Ðấy là:

1. Vũ trụ trường tồn, hay 2. không trường tồn;
3. Vũ trụ hữu hạn, hay 4. vô hạn;
5. Linh hồn là một với thể xác, hay 6. linh hồn khác thể xác khác.
7. Ðức Như Lai có còn tồn tại sau khi chết, hay 8. Ngài không tồn tại sau khi chết.
9. Ngài vừa tồn tại vừa không tồn tại sau khi chết, hay 10. Ngài vừa không tồn tại và cũng vừa không không tồn tại.

Những vấn đề này đức Thế Tôn đã không giải thích cho ta, thái độ này không làm ta thỏa mãn. Ta không ưa thích thái độ ấy. Ta sẽ đi đến đức Thế Tôn và thưa hỏi Ngài về việc này. Nếu đức Thế Tôn không giải thích cho chúng ta, ta sẽ từ bỏ đoàn thể tăng chúng và ra đi. Nếu đức Thế Tôn biết được vũ trụ trường cửu, Ngài hãy nói thế. Nếu đức Thế Tôn không biết vũ trụ là trường cửu hay không v.v.. thì một người không biết hãy nên nói thẳng ra là: "Ta không biết, ta không thấy rõ".

Sự trả lời của đức Phật cho Màlun-kyaputta quả có lợi ích cho hàng triệu người trên thế giới hiện nay đang phung phí thời giờ quý báu vào những vấn đề siêu hình và làm bận trí mình một cách không cần thiết:

- Này Màlunkyaputta, ta có bao giờ nói với ông: "Hãy lại đây, Màlunkyaputta, sống đời thánh thiện dưới bóng ta, ta sẽ giải thích những vấn đề ấy cho ông hay không?"

- Bạch Thế Tôn, không.

- Còn ông, này Màlunkyaputta, ông có nói với ta: "Bạch Thế Tôn, con sẽ sống đời thánh thiện dưới bóng Ngài và Ngài sẽ giảng giải những vấn đề ấy cho con không?"

- Bạch Thế Tôn, không.

- Ngay bây giờ, Màlunkyaputta, ta không nói với ông: "Hãy đến sống đời thánh thiện dưới bóng ta, ta sẽ giải thích những vấn đề ấy cho ông". Và ông cũng không nói với ta: "Bạch Thế Tôn, con sẽ sống đời thánh thiện dưới bóng đức Thế Tôn và Ngài sẽ giải những vấn đề ấy cho con." Trong những trường hợp ấy, hỏi người điên rồ kia, ai chối từ ai?"

Hỏi Màlunkyaputta, nếu một người nào nói: "Tôi sẽ không sống đời thánh thiện dưới bóng đức Thế Tôn nếu Ngài không giải thích cho tôi những vấn đề ấy" thì y có thể chết trước khi những câu hỏi được Như Lai giải đáp. Giả sử, hỏi Màlunkyaputta, một người bị trúng mũi tên độc và bạn bè bà con đưa y đến một y sĩ. Giả sử khi ấy người kia nói: "Ta sẽ không để rút mũi tên này ra nếu ta không biết được ai bắn, người ấy là một người Sát đế lị (Ksatriya) hay một người Bà la môn (thuộc giai cấp tu sĩ) hay một người Phệ xá (Vaisya, giai cấp thương nông) hay một người Thủ đà la (Sùdra - thuộc giai cấp hạ tiện), tên người ấy là gì, gia đình ra sao, người ấy cao, thấp hay tầm vóc trung bình, da người ấy đen, nâu hay vàng, người ấy đến từ làng tỉnh hay đô thị nào. Ta sẽ không để rút mũi tên này ra nếu ta không biết được loại cung nào đã bắn ta, dây cung ra sao, loại mũi tên gì, làm bằng lông gì và đầu tên làm bằng chất gì." Hỏi Màlunkyaputta, người ấy sẽ chết trước khi biết được điều nào trong số những câu hỏi ấy. Cũng thế, hỏi Màlunkyaputta, nếu một người nói: "Ta sẽ không theo đời sống thánh thiện dưới bóng đức Như Lai cho đến khi Ngài giải đáp những câu hỏi như: thế giới trường tồn hay không, v.v..", người ấy sẽ chết trước khi được Như Lai giải đáp.

Khi ấy đức Phật giải thích cho Màlun-kyaputta rằng đời sống thánh thiện không phụ thuộc vào những quan niệm ấy. Dù người ta có quan niệm thế nào về những vấn đề ấy đi nữa, thì vẫn có sinh, lão, bệnh, tử, ưu, bi, khổ não... mà sự chấm dứt những điều ấy (nghĩa là Niết-bàn) ta nói là có thể thực hiện ngay trong cuộc sống này.

Bởi thế, này Màlunkyaputta, hãy ghi nhớ trong tâm trí: những gì ta đã giải thích, thì coi là được giải thích và những gì ta đã không giảng giải thì xem là đã không được giảng giải. Những gì là điều ta đã không giảng giải? Thế giới trường cửu hay không v.v.. (10 quan niệm trên) ta đã không giải thích. Vì sao, hỏi Màlunkyaputta, mà ta đã không giải thích chúng? Bởi vì nó không ích lợi, không quan hệ căn bản đến đời sống thánh thiện tâm linh, không đưa đến sự chán bỏ, sự giải thoát, sự chấm dứt khổ đau, sự an tĩnh, sự thâm nhập, sự liễu ngộ Niết-bàn. Chính vì thế mà ta đã không nói cho ông về những vấn đề ấy.

Còn những gì, hỏi Màlunkyaputta, ta đã giải thích? Ta đã giải thích khổ (dukkha), nguyên nhân của khổ, sự diệt khổ, và con đường đưa đến sự diệt khổ. Hỏi Màlunkyaputta, vì sao mà ta đã giải thích chúng? Bởi vì nó ích lợi, nó quan hệ căn bản đến đời sống thánh thiện tâm linh, nó đưa đến sự chán bỏ, sự giải thoát, sự chấm dứt khổ đau, sự an tĩnh, sự thâm nhập, sự liễu ngộ, Niết-bàn. Bởi thế ta đã giải thích chúng."



ĐH nên đoc. cuốn sách này và tư. nhiên có kết luân. Đao. Phât. có phãi là 1 tôn giáo hay không

http://www.thuvienhoasen.org/ducphatdaynhunggi-00.htm

Chúc quý ĐH an lac.


Sabbe sankhara anicca
Sabbe sankhara dukkha
Sabbe dhamma anatta.
Hieule
Điều Hành Viên
Bài viết: 767
Ngày: 21/02/09 20:06
Giới tính: Nam
Đến từ: California

Re: HỌC PHẬT NHƯ THẾ NÀO ?

Bài viết chưa xem gửi bởi Hieule »

Kính ĐH Tìm Đao... tangbong

Tôi hoc. Phât. theo tinh thần kinh Tiễn Du., kinh Người Bắt Rắn, và kinh Kalama. Mấy vu. khác tôi thấy là râu ria không cần thiết vì không thưc. tiến.

Thay vì nghiên cứu thế giới này tân. cùng hay vô cùng, Thương. Đế có hay không...tôi thấy quý vi. nên đai. đễ nghiên cứu chế ra thuốc chữa cancer hay diabete thì hay hơn là bàn chuyên. siêu hình không thưc. tiễn. Lơi. mình, lơi. người, lơi. toàn thễ nhân loai.

Cancer, diabete, anger, greed, and ignorance do not discriminate. Không biết dich. sao nữa. :D

Chúc quý ĐH an lac. tangbong

Tình cờ kiếm đươc. cái câu này rất hay trên Google. Xin chia xẽ với quý ĐH

The past is history. The future is mystery. Today is a GIFT. That is why today called PRESENT.

Nam mô Bỗn Sư Thích Ca Mâu Ni Phât.
Nam mô A di Đà Phât.


Sabbe sankhara anicca
Sabbe sankhara dukkha
Sabbe dhamma anatta.
hlich
Bài viết: 1217
Ngày: 09/12/08 14:16
Giới tính: Nam

Re: HỌC PHẬT NHƯ THẾ NÀO ?

Bài viết chưa xem gửi bởi hlich »

tangbong
Cancer, diabete, anger, greed, and ignorance do not discriminate. Không biết dich. sao nữa.
bệnh tật và tham sân si không chừa một ai cả
:D


hlich
Bài viết: 1217
Ngày: 09/12/08 14:16
Giới tính: Nam

Re: HỌC PHẬT NHƯ THẾ NÀO ?

Bài viết chưa xem gửi bởi hlich »

tangbong
vấn đề đạo phật là một tôn giáo hay không thường được tranh luận vì sự hiểu chữ tôn giáo khác nhau thôi

thôi thì mình đề nghị rằng "đạo phật là một tôn giáo nhưng rất khác các tôn giáo khác"
:D


Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Bing [Bot]33 khách