HỌC PHẬT NHƯ THẾ NÀO ?

Cùng nhau học hỏi những bài giáo lý căn bản và kiến thức Phật học phổ thông.
nhao minh
Bài viết: 54
Ngày: 30/06/08 17:39
Giới tính: Nam
Đến từ: Vietnam

Re: HỌC PHẬT NHƯ THẾ NÀO ?

Bài viết chưa xem gửi bởi nhao minh »

Gửi bạn hlich, Hieule :
tangbong
_____()_____
ĐHXTN, MVPTL !

Hai bạn đã giới thiệu :

Cancer, diabete, anger, greed, and ignorance do not discriminate.
Bệnh tật và tham sân si không chừa một ai !

kinhle kinhle kinhle


CÙNG TỬ TẦM CHÂU
_____()_____
tìm đạo
Bài viết: 9
Ngày: 10/06/09 17:25
Giới tính: Nam
Đến từ: vietnam

Re: HỌC PHẬT NHƯ THẾ NÀO ?

Bài viết chưa xem gửi bởi tìm đạo »

Bạn Hieule ơi, cảm ơn bạn nhiều lắm. Bạn đưa ra những ý, những nội dung thật đáng nghiền ngẫm.

Chúng ta sẽ thảo luận tiếp nhé? Nhưng như bạn đã biết, phải có ý kiến khác nhau mới có thảo luận, nếu ai cũng có suy nghĩ hoàn toàn giống nhau thì còn gì để trao đổi với nhau nữa? Mà nếu đã có ý kiến khác nhau thì nhiều khi ý kiến của người này sẽ là ý kiến phản biện đối với ý kiến của người kia. Vậy mong bạn hiểu mình phản biện không phải là muốn tranh hơn thua mà là thành tâm muốn thảo luận để tiến bộ mà thôi.

Điểm thứ nhất mình muốn nói, là vấn đề Đạo Phật có phải là một tôn giáo hay không. Bạn viết rất nhiều về điểm này trong các bài viết khác nhau khi thảo luận với mình. Cả bài gần đây nhất cũng vậy, và phần cuối bạn viết thêm:
Hieule đã viết:ĐH nên đoc. cuốn sách này và tư. nhiên có kết luân. Đao. Phât. có phãi là 1 tôn giáo hay không

http://www.thuvienhoasen.org/ducphatdaynhunggi-00.htm
Bạn có trích dẫn một ví dụ từ trên mạng. Nhưng, như mình có nói trong bài trước, nếu tìm trên mạng, thì có đến hơn 3000 dẫn chứng (bằng tiếng Việt, chưa kể các ngôn ngữ khác) về việc Đạo Phật được xem là một tôn giáo. Những dẫn chứng này là từ các tự điển Phật Học đến bài giảng của các Hòa Thượng, bài viết của các học giả, v.v.

Nếu bạn tìm kỹ trong số đó, bạn sẽ thấy có cả những bài viết, như bài viết mình tìm được qua 'Google Search' của HT Thích Trí Quảng, cho rằng "Phật giáo là tôn giáo hay không phải là tôn giáo, thiết nghĩ chẳng có gì quan trọng." Vì gọi là tôn giáo hay không thì Phật Giáo vẫn thế. Đến đây mình lại nhớ tới một câu trong kịch của đại thi hào Anh Shakespeare: "Một bông hồng dù có tên gọi khác thế nào cũng vẫn thơm như vậy" ("A rose by any other name would smell as sweet").

Kết luận, bạn cứ nhất quyết thuyết phục mình rằng Phật Giáo không phải là tôn giáo? Ừ, thì mình đồng ý với bạn rằng Phật Giáo không phải là tôn giáo! (Tôn giáo ở đây là theo định nghĩa của bạn dùng.)

Bây giờ mình xin được bàn sang một điểm khác. Bạn viết:
Hieule đã viết:Theo Phật giáo, hoàn cảnh con người thật tuyệt. Con người tự mình làm chủ mình, không có một thực thể hay quyền năng nào cao hơn có thể định đoạt số phận nó.
Đây là cả một vấn đê lớn, lớn lắm. Bạn nói "Theo Phật Giáo,..." nhưng những lời Đức Phật dạy được truyền khẩu mãi sau 200 năm mới được ghi chép lại (mình nghĩ bạn đã biết điều này, nếu không thì bạn cứ chất vấn, mình sẽ dẫn chứng). Trong khi đó, ngay từ hồi Đức Phật còn tại thế nhiều người đã hiểu và truyền đạt lại sai lời Đức Phật rồi, nhiều khi còn trái ngược hẳn, đến nỗi chính Đức Phật phải lên tiếng, như trong kinh Người Bắt Rắn. Vậy sau khi Ngài nhập diệt đến 200 năm thì những lời Ngài dạy mới được tập hợp, ghi chép lại thì tỷ lệ sai là bao nhiêu chắc bạn cũng hình dung ra được.

Điểm này còn gắn với vấn đề tha lực và tự lực, sự phù hộ độ trì của chư Phật và sự quấy phá của ác ma, v.v. Không đơn giản như bạn nghĩ đâu. Ý nghĩ "con người tự mình làm chủ mình", nếu suy xét sâu xa, thì may ra chỉ đúng ở một mức độ nào đó mà thôi. Mình biết bạn chưa đồng ý đâu, nhưng nếu có duyên với nhau, mình sẽ trao đổi chi tiết hơn với các bạn sau. Còn bây giờ, mình nêu điểm này để bạn ngẫm nghĩ xem thế nào nhé:

Theo Phật Giáo, Đức Phật là đấng Toàn Giác, thông tường quá khứ vị lai. Nếu gọi là thực sự biết trước tương lai, thì tương lai phải cố định, không thay đổi được. Nếu còn có chữ "nếu" với "còn tùy" thì không thực sự biết trước vị lai. Ví dụ: một nhà tiên tri thực sự biết trước một người sau có làm bác sỹ hay không, thì sẽ nói "có" hoặc "không". Nếu nói "còn tùy thế này, còn tùy thế kia" hay "nếu người đó muốn chọn ngành bác sỹ và nếu người đó siêng năng học tập và nếu v.v." thì ai mà không nói được? Thế không phải là biết trước vị lai mà là đưa ra các giả thuyết hợp lý mà thôi.

Nếu Đức Phật biết trước được vị lai thì dù tốt dù xấu, bạn không thể nào thay đổi được tương lai đã định của bạn, vì nếu thay đổi được thì hóa ra Đức Phật biết trước sai hay sao?

Vậy nếu tương lai cố định thì bạn có thực sự làm chủ được tương lai của bạn hay không, hay chỉ là một kịch sỹ theo một kịch bản đã có sẵn là những gì Đức Phật biết trước về tương lai?

Tới đây mình lại nhớ tới những lời của đại thi hào Anh Shakespeare gửi gắm trong vở kịch Macbeth, đại ý là "Đời người chẳng qua chỉ là cái bóng di động, con người là một kịch sỹ tội nghiệp quay cuồng trên sân khấu cuộc đời mà thôi..."

Bạn có để ý đến ý "độ người có duyên" trong Phật Giáo hay không? Nó có hàm ý sâu xa hơn nhiều người vẫn nghĩ.

Bạn có để ý Đức Phật có nói đại ý rằng Đức Phật chỉ là người chỉ đường, còn chịu đi hay không là chuyện khác. Vậy quan trọng là ngay từ đầu có chịu đi hay không, còn Phật Pháp chỉ là công cụ, là chi tiết kỹ thuật mà thôi, không bảo đảm điều quan trọng nhất là có chịu đi hay không! Điểm này cũng có hàm ý sâu xa hơn nhiều người vẫn nghĩ.

Nhân loại từ bao lâu nay đã nghiền ngẫm nhiều về vấn đề này, và có cả những thuật ngữ riêng để đặt cho những khái niệm có liên quan: quyết định luận (determinism), thuyết định mệnh (fatalism) và thuyết tiền định (predestination). Giáo lý Phật Giáo thì gọi một khái niệm tương tự là "túc mạng luận" và dĩ nhiên là không tin vào nó, nhưng bạn cứ từ từ ngẫm mà xem... Không phải những kẻ ngu dốt mới tin điều này mà nhiều nhà triết học lớn của thế giới cũng ít nhiều có tư tưởng này.

Nhiều người nói: thế này thì còn gì là ý chí tự do của con người, nên không thể có chuyện đó được! Nhưng chẳng lẽ thực tế không thể phũ phàng được hay sao?

Đối với vấn đề này, một số tôn giáo đem đến cho con người niềm hy vọng. Đem đến niềm hy vọng bằng cách phủ nhận nó, hoặc đem đến niềm hy vọng bằng cách nhìn nhận nó và cho rằng vẫn có thể hóa giải nó được.

Ví dụ, Phật Giáo phủ nhận điều này. Nhưng như mình có trình bày ở trên, chính giáo lý của Phật Giáo (rằng Đức Phật là đấng Toàn Giác, thông tường quá khứ vị lai) đã lại giúp chứng minh giả thuyết này là đúng. (Còn nếu nói: "vậy thì Đức Phật không phải Đấng Toàn Giác", thì những điều khác trong giáo lý Phật Giáo chắc cũng phải xem lại?)

Có tôn giáo ít nhiều nhìn nhận nó, và xem "kịch bản" như đã được "viết chung" bởi cả Thiện lẫn Ác trong một cuộc chiến giằng co giữa hai thế lực này mà cuối cùng, cái Thiện sẽ chiến thắng. Theo đó, đức tin và đạo đức là dấu hiệu của các "vai chính diện" trong "kịch bản" này. Niềm hy vọng chính là ở đức tin và đạo đức. Và hy vọng vào Thượng Đế khi toàn thắng cái Ác sẽ rảnh tay "sửa lại đoạn kết" để cứu vớt cả những "vai phản diện"... (mình tả đại khái theo những gì mình tìm hiểu được, bạn đừng chấp nhặt vào câu chữ nhé).

Tóm lại, bạn cho những gì mình viết là sai trái, là nhảm nhí cũng được, mình chỉ trình bày một số thông tin mình góp nhặt được để nói duy nhất một điều: Ý tưởng "con người tự mình làm chủ mình, không có một thực thể hay quyền năng nào cao hơn có thể định đoạt số phận nó" - như bạn nói - lại đụng đến một vấn đề không hề đơn giản như bạn nghĩ.

Bây giờ mình xin bàn sang một vấn đề khác bạn đã đề cập. Bạn có viết là:
Hieule đã viết:Trong lịch sử các tôn giáo, người ta không thấy một tôn giáo nào khác có tự do tư tưởng như Phật giáo... nghi không phải là một "tội lỗi", bởi vì trong Phật giáo không có những "tín điều"
Nhưng mình thấy chính bạn có viết trong một bài trước là:
Hieule đã viết:Như Lai có nói "Tin Như Lai mà không hiễu Như Lai là phĩ báng Như Lai".
Mình thấy "không hiểu" còn đáng thương, đáng thông cảm hơn cả "nghi ngờ" nữa.

Thành ra, để khỏi bị xem là phỉ báng Đức Phật, có không hiểu cũng không dám nghĩ là mình không hiểu...

Mình xin bàn sang một ý khác. Bạn viết:
Hieule đã viết:Ðức Phật không muốn bàn đến những vấn đề siêu hình không cần thiết, hoàn toàn thuộc địa hạt tư duy, phát sinh những tưởng tượng. Ngài xem chúng như một "rừng quan niệm". Dường như chính trong số những môn đệ của Phật cũng có những người không thích thái độ này của Ngài. Trường hợp một người trong số ấy là Man đồng tử (Màlunkyaputta) đã thưa hỏi 10 câu hỏi cổ điển danh tiếng về những vấn đề siêu hình và xin đức Phật trả lời.....
Mình thấy nếu muốn, Đức Phật có thể trả lời ngắn gọn rất nhanh những câu hỏi này. Tại sao Ngài phải nói dài như thế rồi vẫn không trả lời?

Ngài nói là không cần thiết phải biết các câu trả lời. Nhưng nếu biết thì sao nhỉ? Nếu cái biết đó là vô thưởng vô phạt thì sao Ngài không trả lời luôn cho nhanh, sao phải nói dài như thế? Nếu có lợi thì Ngài đã nói rồi. Vậy chắc phải có "hại" gì đó? Nhưng biết sự thật về 10 câu hỏi đó thì có hại gì nhỉ? (Bạn nhớ bạn nói với mình là được phép nghi ngờ đó nha).

Mình xin chuyển sang một ý khác của bạn (trong một bài sau của bạn):
Hieule đã viết:Thay vì nghiên cứu thế giới này tân. cùng hay vô cùng, Thương. Đế có hay không...tôi thấy quý vi. nên đai. đễ nghiên cứu chế ra thuốc chữa cancer hay diabete thì hay hơn là bàn chuyên. siêu hình không thưc. tiễn. Lơi. mình, lơi. người, lơi. toàn thễ nhân loai.
Mình hiểu vấn đề là như thế này: nếu không tìm hiểu xem có Thượng Đế hay không thì có khả năng rơi vào chỗ bỏ phí cuộc đời đi theo con đường phủ nhận Thượng Đế trong khi thực sự có Thượng Đế. Lỡ rơi vào trường hợp đó thì sao?

Còn việc nghiên cứu chế ra thuốc chữa bệnh, v.v. thì mình hoàn toàn đồng ý với bạn. Chúng ta phải làm tốt công việc của mình ngoài đời, dù là việc gì (như bác sỹ, kỹ sư, công nhân, nội trợ, v.v.). Nhưng ngoài chuyện đời còn có chuyện đạo nữa, phải quan tâm và hài hòa cả hai.

Bạn nhắc đến thuốc chữa bệnh làm mình nhớ đến nhà bác học Louis Pasteur, người tìm ra sự tồn tại của vi khuẩn và phát minh ra phương pháp chủng ngừa cứu được hàng triệu triệu người khỏi bệnh dại và vô số bệnh khác. Được biết ông là một người Công Giáo rất sùng đạo.

Nói về chuyện này, mình lâu nay vẫn có một thắc mắc: tại sao tuyệt đại đa số các phát minh khoa học có ý nghĩa lớn đối với nhân loại thời cận đại và hiện đại đều là của Phương Tây chịu ảnh hưởng của Thiên Chúa Giáo? Tại sao những vị như Đức Dalai Lama, được xem là hóa thân của Bồ Tát có đủ tam minh lục thông, trí tuệ viên mãn, v.v. lại không ra tay chế thuốc chữa bệnh nan y để cứu khổ cho nhân loại?

Mình thắc mắc như vậy không biết có mạo phạm gì không. Nếu có gi sai trái trong phần trình bày ý kiến của mình, xin bạn hoan hỉ bỏ qua cho.


hlich
Bài viết: 1217
Ngày: 09/12/08 14:16
Giới tính: Nam

Re: HỌC PHẬT NHƯ THẾ NÀO ?

Bài viết chưa xem gửi bởi hlich »

tangbong
tại sao tuyệt đại đa số các phát minh khoa học có ý nghĩa lớn đối với nhân loại thời cận đại và hiện đại đều là của Phương Tây chịu ảnh hưởng của TCG?
khi ghép các sự kiện với nhau thì có vẻ là vậy nhưng mình nghĩ sự phát triển của khoa học cận đại trở đi của Phương Tây lại đến từ sự hoài nghi và không hài lòng với TCG nữa; từ Galileo với quả quyết trái đất tròn, đến Nietszche với "Thượng Đế đã chết!", đến Darwin với thuyết tiến hóa ...

vâng, khoa học càng ngày càng được coi như một thứ tôn giáo mới, không có tâm linh, mà chỉ là những hiện tượng vật lý (physicalism) hoặc vật chất (materialism)
Tại sao những vị như Đức Dalai Lama, được xem là hóa thân của Bồ Tát có đủ tam minh lục thông, trí tuệ viên mãn, v.v. lại không ra tay chế thuốc chữa bệnh nan y để cứu khổ cho nhân loại?
đạo Phật coi trọng tâm thức và chú trọng đến diệt khổ, cái khổ này là cái hư vọng của tâm thức và đáng sợ hơn cái khổ của thân
:)


tìm đạo
Bài viết: 9
Ngày: 10/06/09 17:25
Giới tính: Nam
Đến từ: vietnam

Re: HỌC PHẬT NHƯ THẾ NÀO ?

Bài viết chưa xem gửi bởi tìm đạo »

hlich đã viết:tangbong
tại sao tuyệt đại đa số các phát minh khoa học có ý nghĩa lớn đối với nhân loại thời cận đại và hiện đại đều là của Phương Tây chịu ảnh hưởng của TCG?
khi ghép các sự kiện với nhau thì có vẻ là vậy nhưng mình nghĩ sự phát triển của khoa học cận đại trở đi của Phương Tây lại đến từ sự hoài nghi và không hài lòng với TCG nữa; từ Galileo với quả quyết trái đất tròn, đến Nietszche với "Thượng Đế đã chết!", đến Darwin với thuyết tiến hóa ...
Bạn hlich ơi, mình nghĩ Galileo là trước thời cận đại và hiện đại, và vì bạn Hieule đề cập ý "sao không nghiên cứu bào chế thuốc..." nên mình mới đề cập đến các phát minh (invention) như bào chế thuốc hoặc chế ra máy chụp X quang, máy quét (CT hay MRI), v.v. để phục vụ y học, và các phát minh khác như máy bay, xe hơi, máy tính điện tử, mạng Internet, v.v.

Còn những ví dụ bạn nêu không phải là phát minh mà là phát hiện (discovery / finding) như của Galileo, hoặc tư tưởng triết học như của Nietszche, hay giả thuyết như của Darwin.

Có chuyện hoài nghi nội dung này nội dung khác, như mọi tôn giáo đều gặp phải, nhưng nếu bạn tìm hiểu bối cảnh ra đời của các phát minh (invention), bạn sẽ thấy chúng ra đời không phải vì hoài nghi hay bất mãn với TCG.

(Mình viết thế này không phải để bênh vực cho TCG mà chỉ để khách quan, không thiên vị mà thôi. Cũng vậy, mình không theo đạo Bà La Môn nhưng mình thấy đạo Bà La Môn có nhiều điểm rất sâu sắc, và sẵn sàng bảo vệ những điều mình thấy là đúng một cách vô tư.)

Còn ý giải thích này của bạn:
hlich đã viết:
Tại sao những vị như Đức Dalai Lama, được xem là hóa thân của Bồ Tát có đủ tam minh lục thông, trí tuệ viên mãn, v.v. lại không ra tay chế thuốc chữa bệnh nan y để cứu khổ cho nhân loại?
đạo Phật coi trọng tâm thức và chú trọng đến diệt khổ, cái khổ này là cái hư vọng của tâm thức và đáng sợ hơn cái khổ của thân
:)
Mình thấy nếu bớt được cái khổ của thân thì chẳng phải càng tốt hay sao?

Với đủ tam minh lục thông, trí tuệ viên mãn, v.v., mình nghĩ nếu muốn, Ngài chỉ cần hướng dẫn hay gợi ý để các nhà khoa học nghiên cứu cũng được mà?
Sửa lần cuối bởi tìm đạo vào ngày 13/06/09 18:18 với 1 lần sửa.


Hieule
Điều Hành Viên
Bài viết: 767
Ngày: 21/02/09 20:06
Giới tính: Nam
Đến từ: California

Re: HỌC PHẬT NHƯ THẾ NÀO ?

Bài viết chưa xem gửi bởi Hieule »

Kính ĐH Tìm Đao.

Ông Louis Pasteur chĩ kiếm ra sư. tồn tai. cũa vi trùng (bacteria) không phãi vi khuẫn (virus). ĐH đoc. Shakespeare biết nhiều về văn hóa nước Anh nhưng ban. hình như lai. không đoc. gì về Bertrand Russell thì hơi la. :-/

Theo tôi nghĩ ĐH đoc. nhiều và biết nhiều hơn tôi.

Ỡ đây tôi tam. mươn. Trang Tữ "Đoc. sách mà tin hết cã vào sách thì thà đừng đoc. sách còn hơn." Tôi thiết nghĩ đoc. nhiều và biết nhiều có cái lơi. cũa biết nhiều nhưng biết nhiều không hẵn là nhìn đươc. sư. vât. hiên. tương. môt. cách đúng đắn (understanding and seeing things as they are). Công viêc. tôi làm đòi hõi tôi phãi Google rất nhiều nhưng theo kinh nghiêm. cũa tôi, không hẵn những gì tìm thấy đươc. trên Google lúc nào cũng đáng tin cây. vì cùng môt. vấn đề nhưng mỗi người lai. diễn giãi môt. khác không nhất thiết ai cũng có cái nhìn giống nhau. Đai. đễ vấn đề tứ diêu. đế "Khỗ tâp. diêt. đao." theo tôi hiễu thì "khỗ" ỡ đây là "mừng giân. thương sơ. yêu ghét muốn thân sơ ghét bõ...." Nôi. vấn đề tứ diêu. đế không măc. dù tôi có hoc. môt. lớp Buddhism 101 mà trong. tâm là tứ diêu. đế và bát chánh đao. nhưng những cái tôi hiễu đươc. về Tứ Diêu. Đế chĩ là môt. hôt. cát trong sa mac. Sahara mà thôi

Đức Dalai Lama, đươc. xem là hóa thân cũa Bồ Tát. Đúng nếu ĐH nói theo quan niêm. và phong tuc. cũa người dân Tây Tang. thôi. Đối với tôi, Đức Dalai Lama không khác gì HT Từ Thông, Thanh Từ, hay Nhất Hanh. Ho. là những người tu hành, bâc. đao. sư giúp giãng giãi kinh điễn cho người hoc. Phât, chĩ cách ho. tu hành sao cho lơi. lac. giúp moi. người sống vui vẽ hơn. Chính lối sống cao thương., an bình cũa những vi. cao tăng này làm cho tôi hiễu đươc. rõ hơn về Tứ Diêu. Đế.

Ngoải ra, những viêc. chế thuốc, nghiên cứu mỗ xẽ thì phãi dành cho dươc. sĩ, bác sĩ giãi phẫu....giống như tôi đã có nói, theo ban. viêc. mỗ tim nên đễ cho môt. người giáo sư day. về môn kĩ sư cơ khí hay nên đễ cho môt. bác sĩ giãi phẫu chuyên môn... :D

Biết nhiều đoc. nhiều rất tốt, nhưng nếu không biết đưa những cái mình biết vào thưc. hành thì chẵng có lơi. mình, lơi. moi. người.

Đai. đễ vấn đề đức tin nó là như vầy......xin hiễu ỡ đây những gì tôi nói chĩ nhằm giãi thích thêm cho ĐH thôi...

ĐH. đi hoc. nữ công gia chánh...hoc. làm bánh bông lan hay bánh in đi. ĐH hoc. xong, về nhà muốn làm bánh...theo ĐH nếu ĐH muốn có bánh ăn, sau khi đã mua đường, mât., bôt., trứng gà, bơ, vanilla, bôt. nỗi, dầu dừa, dầu chuối...vv theo ĐH thì ĐH nên nhồi năn. bánh trôn. đường bôt. theo công thức đã hoc. trong lớp thì mới có bánh ăn hay là ĐH chĩ cần tin người giãng viên day. nữ công gia chánh và ngồi cầu nguyên. thì tư. nhiên cái bánh bông lan nó hình thành cho ĐH ăn....

Đó là chưa nói tới nướng bánh, nhồi bôt., trôn. trứng gà, bơ, đường, mât., muối, vanilla...vv phãi làm cã vài chuc. lần mới tam. goi. là có cái bánh ăn đươc.

Theo ĐH thì nếu muốn đi từ Sai Gon ra Ha Nôi. thì ĐH nên cầu nguyên. đễ Thương. Đế đưa ban. đi từ SG ra HN hay ĐH tư. mua vé xe, vé máy bay đễ đi vây....


Chúc an lac.

Kính ĐH Hlich... tangbong


Sabbe sankhara anicca
Sabbe sankhara dukkha
Sabbe dhamma anatta.
Hieule
Điều Hành Viên
Bài viết: 767
Ngày: 21/02/09 20:06
Giới tính: Nam
Đến từ: California

Re: HỌC PHẬT NHƯ THẾ NÀO ?

Bài viết chưa xem gửi bởi Hieule »

Kính ĐH Tìm Đao.

Những cái như CT hoăc. MRI cho tới những cái surgery scope nhõ xíu (nhõ bằng môt. phần mười, môt. phần hai mươi sơi. tóc mà chú em tôi có làm ỡ hãng cũ) không goi. là phát minh khoa hoc. (dùng sai từ) mà goi. là tiến bô. về kĩ thuât. (technological breakthrough)

ĐH Google nhiều chắc phãi biết kĩ thuât. LED flat screen TV thì không ai giõi hơn Korea cã. Hoăc. làm xe du lich. thì Nhât. Bãn đứng đầu về tính bền bĩ và ít hư lăt. văt. (reliability).

Chúc an lac. tangbong


Sabbe sankhara anicca
Sabbe sankhara dukkha
Sabbe dhamma anatta.
Hieule
Điều Hành Viên
Bài viết: 767
Ngày: 21/02/09 20:06
Giới tính: Nam
Đến từ: California

Re: HỌC PHẬT NHƯ THẾ NÀO ?

Bài viết chưa xem gửi bởi Hieule »

Internet không đươc. coi là phát minh khoa hoc. mà là sư. tiến bô. về kĩ thuât. (technological break through)

Máy bay cũng không phãi là phát minh khoa hoc. mà là sư. tiến bô. về kĩ thuât. Chẵng qua kĩ thuât. thời đó chưa có tiến bô. về metallurgy đễ có thễ chế máy bay. ĐH có biết rằng mãi cho tới trước Chiến tranh thế giới lần 2, tất cã cánh quat. máy bay trên thế giới trừ Đức đều đươc. tiên. và bào từ gỗ ra hông vây.??? Theo ban. nhờ kĩ thuât. luyên. thép và luyên. nhôm hay là nhờ khoa hoc. mà các kĩ sư chuyễn từ gỗ sang sữ dung. nhôm vây...măc. dù các hóa hoc. gia đã biết về nhôm từ hàng trăm năm trước đó.

Như space shuttle cũa Mỹ muốn đỗ bô. măt. trăng thì cũng phãi nhờ lưc. đẫy, lưc. hút, quán tính đễ đi từ quỹ đao. trái đất qua quỹ đao. cũa măt. trăng. ĐH có biết tai. sao mà space shuttle lai. phãi dùng ceramic đễ làm lớp brick bên ngoài hông vây.???

Đơn giãn là vì metallurgy chưa tiến bô. đến mức có thễ luyên. môt. loai. thép có thễ chiu. đưng. nhiêt. đô. cao trên 1000 đô. Celsius như ceramic đươc....

tangbong


Sabbe sankhara anicca
Sabbe sankhara dukkha
Sabbe dhamma anatta.
nhao minh
Bài viết: 54
Ngày: 30/06/08 17:39
Giới tính: Nam
Đến từ: Vietnam

Re: HỌC PHẬT NHƯ THẾ NÀO ?

Bài viết chưa xem gửi bởi nhao minh »

Kinh Kim Cang dạy :
"Khế thời, khế cơ, khế lý"
Kể cả 1 trong 84000 pháp môn còn phải xem lại những "cái khế" đó mà, huống chi từng tiểu tiết trong luận bàn !

Các Tổ cũng bảo :
"Tiểu nghi tiểu ngộ, đại nghi đại ngộ."
Vậy, nghi không phải là "phỉ báng" ! và không nên đánh giá sự "nghi" của người khác.

Với "Trạch Pháp Nhãn", "Phiền não tức Bồ Đề", chúng tôi mong quý vị tìm thấy an lạc trong luận bàn.

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
kinhle
kinhle
kinhle


CÙNG TỬ TẦM CHÂU
_____()_____
tìm đạo
Bài viết: 9
Ngày: 10/06/09 17:25
Giới tính: Nam
Đến từ: vietnam

Re: HỌC PHẬT NHƯ THẾ NÀO ?

Bài viết chưa xem gửi bởi tìm đạo »

Bạn Hieule ơi, mình không hiểu ý bạn muốn nói gì khi bạn viết:
Hieule đã viết: ĐH đoc. Shakespeare biết nhiều về văn hóa nước Anh nhưng ban. hình như lai. không đoc. gì về Bertrand Russell thì hơi la. :-/
Mình chỉ biết mình muốn trích dẫn Shakespeare, chứ Anh Quốc có bao nhiêu là tác giả, mình đâu thể biết bạn muốn mình trích dẫn thêm tác giả nào?

Còn ở điểm này bạn viết...
Hieule đã viết:Ông Louis Pasteur chĩ kiếm ra sư. tồn tai. cũa vi trùng (bacteria) không phãi vi khuẫn (virus)
...thì theo như mình biết, vi trùng hay vi khuẩn trong ngữ cảnh mình dùng là như nhau, còn "virus" lại là "siêu vi khuẩn" hay "siêu vi trùng". Chính vì vậy ở Việt Nam, các bác sỹ nói ai bị bệnh sốt xuất huyết (dengue) chẳng hạn là "bị nhiễm siêu vi". "Siêu vi khuẩn" ở cấp độ nhỏ hơn nhiều, mình nghe nói nó có thể được dùng để gây bệnh cho vi khuẩn nữa!

Mấy trường hợp kia cũng vậy:
Hieule đã viết:Internet không đươc. coi là phát minh khoa hoc. mà là sư. tiến bô. về kĩ thuât. (technological break through)
...
Máy bay cũng không phãi là phát minh khoa hoc. mà là sư. tiến bô. về kĩ thuât....
tangbong
Nếu bạn dùng 'Google Search' mà gõ "the internet was invented" thì sẽ ra hơn 40.000 dẫn chứng người ta ghép chung 2 khái niệm "internet' với 'phát minh'. Cũng vậy, khái niệm "phát minh ra máy bay" của anh em nhà Wright cũng phổ biến (cụm từ "wright brothers invented" cho ra gần 7.500 dẫn chứng).

Các ví dụ khác bạn nêu ra cũng vậy, còn những ví dụ của bạn về Hàn Quốc hay Nhật Bản thì mình nghĩ đó chỉ là sản xuất, và chủ yếu họ vẫn mua và/hoặc sử dụng các phát minh cơ bản của Phương Tây.

Còn ý này...
Hieule đã viết:Ỡ đây tôi tam. mươn. Trang Tữ "Đoc. sách mà tin hết cã vào sách thì thà đừng đoc. sách còn hơn." Tôi thiết nghĩ đoc. nhiều và biết nhiều có cái lơi. cũa biết nhiều nhưng biết nhiều không hẵn là nhìn đươc. sư. vât. hiên. tương. môt. cách đúng đắn (understanding and seeing things as they are). Công viêc. tôi làm đòi hõi tôi phãi Google rất nhiều nhưng theo kinh nghiêm. cũa tôi, không hẵn những gì tìm thấy đươc. trên Google lúc nào cũng đáng tin cây. vì cùng môt. vấn đề nhưng mỗi người lai. diễn giãi môt. khác không nhất thiết ai cũng có cái nhìn giống nhau.
...
Biết nhiều đoc. nhiều rất tốt, nhưng nếu không biết đưa những cái mình biết vào thưc. hành thì chẵng có lơi. mình, lơi. moi. người.
... thì mình và chắc là tất cả mọi người đều đồng ý với bạn hoàn toàn. Cảm ơn bạn đã nhắc nhở mình.

Và chỗ này:
Hieule đã viết:Đai. đễ vấn đề đức tin nó là như vầy......xin hiễu ỡ đây những gì tôi nói chĩ nhằm giãi thích thêm cho ĐH thôi...

ĐH. đi hoc. nữ công gia chánh...hoc. làm bánh bông lan hay bánh in đi. ĐH hoc. xong, về nhà muốn làm bánh...theo ĐH nếu ĐH muốn có bánh ăn, sau khi đã mua đường, mât., bôt., trứng gà, bơ, vanilla, bôt. nỗi, dầu dừa, dầu chuối...vv theo ĐH thì ĐH nên nhồi năn. bánh trôn. đường bôt. theo công thức đã hoc. trong lớp thì mới có bánh ăn hay là ĐH chĩ cần tin người giãng viên day. nữ công gia chánh và ngồi cầu nguyên. thì tư. nhiên cái bánh bông lan nó hình thành cho ĐH ăn....

Đó là chưa nói tới nướng bánh, nhồi bôt., trôn. trứng gà, bơ, đường, mât., muối, vanilla...vv phãi làm cã vài chuc. lần mới tam. goi. là có cái bánh ăn đươc.

Theo ĐH thì nếu muốn đi từ Sai Gon ra Ha Nôi. thì ĐH nên cầu nguyên. đễ Thương. Đế đưa ban. đi từ SG ra HN hay ĐH tư. mua vé xe, vé máy bay đễ đi vây....
Từ trước tới giờ, muốn ăn bánh hay đi đâu xa, mình toàn cầu Trời cho chứ không làm, không mua vé gì hết, hèn chi không được! (Mình đùa một chút thôi) Cảm ơn bạn đã giải thích cho mình hiểu thêm.


tìm đạo
Bài viết: 9
Ngày: 10/06/09 17:25
Giới tính: Nam
Đến từ: vietnam

Re: HỌC PHẬT NHƯ THẾ NÀO ?

Bài viết chưa xem gửi bởi tìm đạo »

Gửi bạn Hieule:

Về vấn đề các thuật ngữ, mong bạn không quá chặt chẽ và tạm đồng ý với cách dùng của mình. Mình nghĩ có lẽ chúng ta không nên thảo luận nhiều quá về các thuật ngữ để khỏi đi lạc chủ đề thảo luận.

Có những chỗ mình trình bày ý kiến chưa rõ, dẫn đến hiểu lầm, v.v., mình xin nhận lỗi với bạn, và tất cả các bạn.

Mình cảm ơn bạn cho tới nay là người góp ý nhiều nhất cho những suy nghĩ của mình trong chủ đề này.

Gửi tất cả các bạn:

Cho phép mình đóng góp ý kiến thêm về việc 'Học đạo như thế nào?" (khái quát hơn một chút). Trong bài này mình xin trình bày những quan niệm của mình, mong nhận được những nhận xét, góp ý của các bạn.

Xuất phát điểm của mình là các câu hỏi đặt vấn đề như sau:

* Nên theo tôn giáo hay theo khoa học? Có những ý kiến xem Khoa học như một tôn giáo mới, và Phật Giáo là một tôn giáo đặc biệt, khác với những tôn giáo khác, hay là một triết lý, v.v. Dù trường hợp nào thì cũng có thể tạm ghép vào hai phạm trù này.

Từ câu hỏi nay mình đã tìm hiểu và rút ra kết luận là tôn giáo và khoa học là hai lãnh vực riêng không loại trừ nhau mà còn bổ sung cho nhau, một cái về vật chất và một cái về tinh thần, làm cho cuộc sống con người phong phú hơn, có ý nghĩa hơn. Nhiều nhà khoa học và bác học hàng đầu thế giới vẫn theo một tôn giáo nào đó. Đối với mình và rất rất nhiều người khác, nhu cầu tâm linh (với nghĩa phổ thông của từ này) là không thể thiếu. Nên mình theo cả khoa học và tôn giáo.

* Về tôn giáo thì nên chọn theo tôn giáo nào? (Nếu tạm xem cả Phật Giáo là một tôn giáo) Một câu hỏi có kiên quan là: "Nếu gia đình mình theo đạo A, B, hay C nào đó thì mình có nhất thiết phải theo đạo A, B, hay C không?"

Từ câu hỏi nay mình đã suy nghĩ và rút ra kết luận là để tìm ra con đường (đạo) đúng thì không nên cứ nhắm mắt theo tập quán của gia đình, xã hội, v.v. mà phải tự mình đi tìm lại từ đầu, phải "tự mình đốt đuốc soi đường cho mình". Có như thế mới mong được khách quan và đúng đắn được.

Nếu đi tìm từ đầu thì giữa bao nhiêu tôn giáo, làm sao chọn được đúng con đường chân lý? Mình biết có một danh ngôn, mình không nhớ của ai, đại ý có nói rằng "Ai cũng có chỗ hơn tôi, đáng cho tôi học". Nếu với một cá nhân nhỏ bé mà còn thế thì với cả một tôn giáo lớn với rất nhiều người theo qua bao thời đại, chẳng lẽ không có chỗ nào đáng để mình học hỏi hay sao? Vì thế mình tập trung tìm hiểu tất cả những tôn giáo lớn.

Ngoài ra, nhiều lúc mình tự hỏi, lỡ có một tôn giáo nhỏ nào đó, ở một địa phương hẻo lánh nào đó, của một dân tộc thiểu số nào đó, hoặc vì một lý do nào đó chưa biết, được mật truyền một cách hết sức chọn lọc nên có rất ít người theo, v.v. và đó mới thực sự là tôn giáo chỉ ra chân lý thì sao?

Mình đã nghĩ nhiều về vấn đề này và rút ra kết luận là: Chúng ta có thể tạm chia các tôn giáo thành 2 nhóm chính: một là các tôn giáo được mạc khải từ Thượng Đế hay thần linh, hai là các tôn giáo đơn thuần là triết lý sống, triết lý tu hành không gắn với thần linh, v.v. . Trường hợp nào nếu tương đối gần với chân lý thì cũng phải là tôn giáo lớn hết.

Lý do: Nếu là được mạc khải từ Thượng Đế hay thần linh thì dĩ nhiên các đấng này sẽ phù hộ để nó trở thành tôn giáo lớn. Còn nếu là triết lý, v.v. thì nó phải đủ hợp lý, đủ thuyết phục mới trở thành tôn giáo lớn được. Còn vấn đề mật truyền thì nằm ngoài khả năng kiểm soát của mình, nếu có duyên thì sẽ theo được, còn không thì cũng không có gì phải tiếc vì mình đã cố gắng hết sức để tìm đạo rồi. Và quan trọng là, mình vẫn nghĩ đạo dẫn đến chân lý mà giấu diếm không phổ biến cho toàn thể nhân loại biết thì không phải là đạo của con người, cũng không cần phải theo. (Mình không nói về Mật Tông của Phật Giáo nhé, vì Mật Tông tương đối cũng không "mật" lắm và mình cũng có tìm hiểu được chút ít).

Vậy là mình tập trung tìm hiểu tất cả những tôn giáo lớn theo khả năng hạn hẹp của mình, được đến đâu hay đến đó. Mình thấy tất cả đều ít nhất có mẫu số chung là đạo đức và lòng nhân ái. Vậy nếu ai có hai cái này thì có tôn giáo hay không tôn giáo cũng vẫn là con người chân chính, theo đúng một đạo mà ai cũng phải theo, là đạo làm người.

Còn để đi đến gần chân lý hơn nữa, là cả một quá trình đầy khó khăn, công phu. Mình quan niệm rằng ngay trên một con đường đi (đạo) cũng có nhiều nhánh rẽ, nhiều ngã ba đường, nên dù có chọn một con đường nào đó cũng vẫn phải dò dẫm cho tới tận cuối con đường, vì nếu rẽ không đúng thì sẽ thành đi trên con đường khác có thể không đúng bằng. Ví dụ như trong Phật Giáo chẳng hạn, có mấy ai tu được tới mức có thần thông? Vậy mà theo giáo lý, có thần thông rồi mà không khéo vẫn có thể lạc khỏi chánh đạo.

Nghĩa là không có chuyện chọn con đường (đạo) một lần rồi cứ thế mà đi không sợ lạc lối. Nghĩa là luôn phải công phu "tìm đạo" mãi cho đến tận lúc "đắc đạo" mới thôi.

Tới đây có hai vấn đề rất đáng thảo luận: vấn đề đức tin và vấn đề cơ duyên.

Như các bạn cũng biết, hầu như giáo lý của tôn giáo nào (kể cả Phật Giáo, dù các bạn có cho đó là tôn giáo hay không) cũng đều tin rằng có những chỗ quan trọng mà con người không thể hiểu, không thể suy lường, không thể nghĩ bàn.

Thế nên mình mới nói các tôn giáo (kể cả Phật Giáo) đều thuộc phạm trù tín ngưỡng, đều dựa trên niềm tin tôn giáo không thể (hay ít nhất là chưa thể) chứng minh bằng khoa học. Và nếu mãi đến khi đắc đạo mới hiểu, mới biết được thì rõ ràng là đức tin không chỉ là dành cho bước đầu học đạo mà còn cho gần như suốt cả con đường học đạo, hành đạo của chúng ta, dù là Phật Giáo hay không phải Phật Giáo.

Nếu đã có những chỗ quan trọng không thể hiểu, không thể suy lường, không thể nghĩ bàn, mà vẫn tin theo tôn giáo này chứ không phải tôn giáo khác, thì đức tin chẳng phải là ít nhiều gắn với cơ duyên hay sao? Học là phải đi đôi với hành. Nếu chúng ta tìm hiểu một nội dung nào đó - cho dù kỹ đến mấy - thì nếu sau khi tìm hiểu xong, chúng ta bác bỏ thì những người theo tôn giáo đó có thể nói là tại học và hành chưa đúng, chưa đến nơi đến chốn, v.v. chứ không phải là nội dung của tôn giáo đó là sai... Còn nếu chúng ta tìm hiểu thấy đúng thì chắc gì nó đã đúng? Lỡ tìm hiêu kỹ hơn lại thấy nó sai thì sao? Nên đức tin tôn giáo cũng gắn với cơ duyên nữa. Cơ duyên bạn như thế thì bạn sẽ tin theo đạo đó chứ không phải đạo khác.

Bàn đến đây, mình xin tạm rút ra một số kết luận như sau:

* Vì có vấn đề đức tin và cơ duyên, có lẽ không thể thuyết phục được một số người thay đổi ý kiến về tôn giáo của họ cho dù mình có lý đến đâu.

* Nếu họ thay đổi ý kiến, thì có lẽ sâu xa cũng là do cơ duyên mà thôi, chưa chắc đã do mình có đủ lý lẽ thuyết phục.

* Quan trọng là: người thực sự "có đạo" không chỉ biết đạo của mình mà còn biết đạo của người, và biết tôn trọng và học hỏi từ các tôn giáo khác.

Trên đây là một số suy nghĩ mà mình muốn chia sẻ, trao đổi với các bạn về xuất phát điểm của việc "học đạo như thế nào". Còn dưới đây, mình xin nói thêm một chút về vấn đề số phận hay định mệnh mà mình có đề cập ở một bài viết trước.

Mình chỉ muốn nói thêm một số ý, đó là: Tư tưởng tin vào định mệnh, số phận, v.v. là tư tưởng phổ biến của toàn nhân loại. Ở Việt Nam, dù Phật Giáo đã được du nhập vào đất nước ta cả trên một ngàn mấy trăm năm, và dù Phật Giáo chủ trương không tin vào định mệnh, nhưng trong nhân dân, khái niệm "Trời Phật" vẫn thường đi đôi với nhau, cùng với khái niệm "mệnh Trời", "ý Trời", v.v. Trạng trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, danh nhân văn hóa Việt Nam, học thức uyên thâm, không thể không biết giáo lý Phật Giáo, vậy mà vẫn viết ra cuốn sấm tiên tri về tương lai. Đại thi hào Nguyễn Du, cũng không phải xa lạ gì với Phật Giáo, khi ngẫm về thế thái nhân tình vẫn ít nhiều có tư tưởng số phận. Và, như mình có trình bày ở một bài trước, chính giáo lý của Phật Giáo, rằng Đức Phật là đấng Toàn Giác, thông tường quá khứ vị lai, cũng gián tiếp chứng minh sự tồn tại của một kịch bản có sẵn.

Dĩ nhiên mình chỉ nghi vấn chứ chưa dám khẳng định, nhưng mình thấy nếu tin vào số mệnh thì chúng ta sẽ khiêm tốn hơn, không cậy vào tài đức hay công phu tu tập của mình, và biết thông cảm với người khác hơn, dễ tha thứ cho nhau hơn...

Tuy nhiên, điều quan trọng là, "Dù bạn có tin vào số mệnh hay không thì hãy sống tích cực như thể không tin có số mệnh".

Nghĩa là thà sống tích cực như thể không tin vào số mệnh, để nếu có số mệnh, thì cũng chỉ là làm theo số mệnh của mình mà thôi, còn hơn là buông trôi "phó mặc cho số mệnh", để rồi nếu không có số mệnh, thì uổng cả một đời.

Ý này là mình phỏng theo "chiến lược" của nhà toán học và triết học nổi tiếng Blaise Pascal: "Tôi thà sống như thể có Thương Đế, để rồi chết đi và khám phá ra là không có Ngài, còn hơn là sống như thể không có Ngài, để rồi khi chết đi mới biết là có Thượng Đế".

Một vài thiển ý chia sẻ trao đổi cùng các bạn. Cảm ơn các bạn đã đọc bài viết này.


hlich
Bài viết: 1217
Ngày: 09/12/08 14:16
Giới tính: Nam

Re: HỌC PHẬT NHƯ THẾ NÀO ?

Bài viết chưa xem gửi bởi hlich »

tangbong
Phật Giáo chủ trương không tin vào định mệnh, nhưng trong nhân dân, khái niệm "Trời Phật" vẫn thường đi đôi với nhau, cùng với khái niệm "mệnh Trời", "ý Trời", v.v.
thường thì vì không hiểu tại sao nên người ta nói là do định mệnh hoặc ý trời, chung cục cũng là vì "không hiểu"

đạo phật thì khác vì nói mọi sự cố (không vật chất) thì do nghiệp, tuy nhiên nghiệp quả thì "bất khả tư nghị"; tuy "bất khả tư nghị" có vẻ không hơn gì "không hiểu" nhưng một phật tử nếu thật sự hiểu nghiệp và nghiệp quả thì tâm thức sẽ được thanh tịnh

nghiệp lực là một động lượng, như động lượng của vật lý (momentum) nhưng trong lãnh vực tâm thức; động lượng này mãi kéo chúng sinh luân hồi trong lục đạo; động lượng này chính là định mệnh của chúng sinh vậy

tuy nhiên với phật giáo con người có thể thoát định mệnh luân hồi trong lục đạo do nghiệp lực bằng con đường bát chánh đạo
:)


nhao minh
Bài viết: 54
Ngày: 30/06/08 17:39
Giới tính: Nam
Đến từ: Vietnam

Re: HỌC PHẬT NHƯ THẾ NÀO ?

Bài viết chưa xem gửi bởi nhao minh »

tuy nhiên với phật giáo con người có thể thoát định mệnh luân hồi trong lục đạo do nghiệp lực bằng con đường bát chánh đạo
kinhle
Phật pháp không phủ nhận "số mệnh", nhưng dùng từ khác khái quát hơn là "NGHIỆP" - "QUẢ".
Tu có thể chuyển nghiệp mà ! Không chỉ bằng con đường "Bát Chánh Đạo", mà hầu hết pháp tu đúng căn cơ đều có công năng tương tự.
Còn khg đúng căn cơ thì dễ "tẩu hỏa nhập ma" đấy !!!


CÙNG TỬ TẦM CHÂU
_____()_____
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.7 khách