Lý Nhân Quả Nghiệp Báo

Cùng nhau học hỏi những bài giáo lý căn bản và kiến thức Phật học phổ thông.
Hình đại diện của người dùng
kimcang
Bài viết: 1894
Ngày: 19/12/07 16:28
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Canada
Được cảm ơn: 1 time

Lý Nhân Quả Nghiệp Báo

Bài viết chưa xem gửi bởi kimcang »

Lý Nhân Quả Nghiệp Báo

Lý Nhân Quả Là Nói Gọn Của Lý Nhân Quả Nghiệp Báo.

Hành Động Từ Thân Miệng Ý Thì Gọi Là Nghiệp.

Nghiệp Mà Chín Mùi Thì Gọi Là Quả Báo.

Nghiệp Và Quả Báo Có 4 Loại:

1-Có Nghiệp Có Quả Báo
2-Có Nghiệp Không Có Quả Báo
3-Không Có Nghiệp Có Quả Báo
4-Không Có Nghiệp Không Có Quả Báo


1-Có Nghiệp Có Quả Báo

Dấy Khởi Ý Niệm Thiện Hay Là Ác Làm Một Việc Gì Và Việc Đó Hoàn Mãn Thì Đó Là Có Nghiệp Có Quả Báo.

Thí Dụ Dấy Khởi Ý Tưởng Trộm Cắp Rồi Đi Ăn Trộm Lấy Được Tài Vật.

Đây Là Có Nghiệp Trộm Cắp Có Quả Báo Trộnm Cắp.

2-Có Nghiệp Không Có Quả Báo:

Dấy Khởi Ý Niệm Thiện Hay Là Ác Muốn Làm Việc Gì Mà Không Có Làm Thì Đó Là Có Nghiệp Không Có Quả Báo.

Thí Dụ Dấy Khởi Ý Tưởng Trộm Cắp Rồi Đi Ăn Trộm Mà Không Lấy Được Tài Vật.

Đây Là Có Nghiệp Trộm Cắp Không Có Quả Báo Trộnm Cắp.

3-Không Dấy Khởi Ý Niệm Làm Trong Sự Vô Ý Thức Thì Là Không Có Nghiệp Có Quả Báo.

Uống Rượu Say Lái Xe Đụng Chết Người.

Không Có Nghiệp Sát Sanh Có Quả Báo Sát Sanh.

4-Không Có Nghiêp Không Có Quả Báo.

Đây Là Nói Phật.

Quả Báo Có Thể Trổ Ra Trong 3 Thời Gian:

Hiện Báo:

Trổ Ra Trong Hiện Đời.

Sanh Báo

Trổ Ra Trong Đời Sau

Hậu Báo

Trổ Ra Trong Nhiều Đời Sau.

Tại Sao Có Người Đời Này Làm Lành Mà Chịu Khổ, Kẻ Tạo Ác Lại Được Hưởng Vui?

Có Người Nào Đời Này Làm Lành Mà Phải Chịu Khổ Là Do Quả Báo Nhân Lành Của Đời Này Chưa Chính Mùi Nhưng Quả Báo Ác Mà Họ Đã Tạo Của Đời Trước Thì Đã Chín Mùi.

Có Người Nào Đời Này Làm Ác Mà Vẫn Sung Sướng An Nhàn Đó Là Do Quả Lành Của Đời Trước Mà Họ Đã Tạo Đã Chín Mùi Còn Cái Quả Báo Nhân Ác Của Đời Này Thì Chưa Chính Mùi.

Có Những Người Tạo Các Loại Nghiệp Cực Ác Phải Bị Đọa Vào Địa Ngục Thì Họ Sẽ Được Hưởng Hết Tất Cả Phước Đức Của Đời Trước Rồi Sau Mới Đó Mới Đọa Vào Địa Ngục.

Có Những Người Tạo Nhân Lành Sanh Cõi Trời Hay Là Vãng Sanh Các Cõi Phật Thì Họ Phải Trả Hết Các Dư Nghiệp Của Quả Báo Ác Của Đời Trước.



Om Amitabha Hri, Om Mani Padme Hum, Om Vajrapani Hum.
Nguyen Quan
Bài viết: 38
Ngày: 24/09/09 02:22
Giới tính: Nam
Đến từ: Hà Nội

Re: Lý Nhân Quả Nghiệp Báo

Bài viết chưa xem gửi bởi Nguyen Quan »

Xin hỏi khái niệm "nghiệp"?


hlich
Bài viết: 1217
Ngày: 09/12/08 14:16
Giới tính: Nam

Re: Lý Nhân Quả Nghiệp Báo

Bài viết chưa xem gửi bởi hlich »

tangbong
đ/h kimcang đã nói
Hành Động Từ Thân Miệng Ý Thì Gọi Là Nghiệp
nếu bạn NQ vẫn muốn xem các ý kiến khác về nghiệp thì mình xin thêm "nghiệp là những gì đã, đang, và sẽ xảy đến với một người"
:)


Nguyen Quan
Bài viết: 38
Ngày: 24/09/09 02:22
Giới tính: Nam
Đến từ: Hà Nội

Re: Lý Nhân Quả Nghiệp Báo

Bài viết chưa xem gửi bởi Nguyen Quan »

ĐỨC A DI ĐÀ PHẬT.
Xin cảm ơn thầy Kimcang đã trả lời rất nhiều bài.Trong bài này, có vài luận điểm chưa rõ mong quý thầy trợ giúp.
Thiết nghĩ "nghiệp là những hành vi có tình mục đích.Hành vi bao gồm tất cả ý nghĩ,lời nói ,việc làm.Nếu tính Mục đích là thiên: vì lợi ích của mợi người ,vì lợi ích của mọi chúng sinh,thì nghiệp tạo ra là nghiệp thiện.Thiện cao nhất là không tính tới điều thiện đã làm.Nếu tính mục đích là ác: chỉ vì lợi ích của cái tôi(vị kỷ) thì nghiệp sinh ra là nghiệp ác...
Duyên là những ảnh ưởng của đièu kiện jbeen ngoài ,tác động vào bản thân mình ,để thực thiện hay không thực hiện những việc làm sắp tới.Duyên được tạo ra bởi kết quả của những hành động trước.Và những hành động trước đó đều do tâm tương đối xui khiến ra.
Nếu nghiệp chất chồng lền nhau thì Duyên cũng vậy,là trùng trùng duyên khởi"
Tùy duyên mà nghiệp tương ứng sinh quả. Như Bệnh si da là quả của nghiệp sâu nặng về buông thả tình dục kết hợp với duyên- vi rút si da xâm nhập vào người.vì vậy mà nhiều người chỉ cần dính một tý máu của bệnh nhân là mắc bệnh,trong khi nhiều người thường xuyên tiếp xúc mà không bị bệnh.
2-Có Nghiệp Không Có Quả Báo:( Trường hợp này ý thầy nói là nhờ duyên các Đức Phật ban cho làm thay đổi quả có đúng không ạ?)

Dấy Khởi Ý Niệm Thiện Hay Là Ác Muốn Làm Việc Gì Mà Không Có Làm Thì Đó Là Có Nghiệp Không Có Quả Báo.(ý là khi dấy khởi ý niệm thiện hay ác là quả nhưng đồng thời tạo nghiệp, không có làm cũng là quả...nhân quả đồng thời giống như khi mẹ sinh con thì đồng thời con sinh mẹ có đúng ko ạ?)

Thí Dụ Dấy Khởi Ý Tưởng Trộm Cắp Rồi Đi Ăn Trộm Mà Không Lấy Được Tài Vật.

Đây Là Có Nghiệp Trộm Cắp Không Có Quả Báo Trộnm Cắp.(Đây là "quả" trộm cắp đã sinh ra rồi,là người đó đã đi ăn trộm -nghiệp thì chưa biết được,duyên có thể là người đó rất cần tiền,tham lam...có đúng ko ạ?
Nhân quả đồng thời,khó quá

Uống Rượu Say Lái Xe Đụng Chết Người.(Uống rượu say là quả mà có thể kiếp trước người đó nấu rượu làm người khác uống say,đụng chết người là quả của nghiệp nào đó trong quá khứ, đồng thời sinh nghiệp sát sanh... đúng ko ạ?)

Dấy Khởi Ý Niệm Làm Trong Sự Vô Ý Thức Thì Là Không Có Nghiệp -theo cách nhiìn bản chất,là đúng. Nhưng ko sinh quả có đúng ko a?


Hình đại diện của người dùng
dct87
Bài viết: 702
Ngày: 16/03/08 01:42
Giới tính: Nam

Re: Lý Nhân Quả Nghiệp Báo

Bài viết chưa xem gửi bởi dct87 »

Để khi nào rảnh dct phân tích sau.. chỗ nói của Nguyen Quan có vấn đề...
A Di Đà Phật.


Hình ảnh
Nguyen Quan
Bài viết: 38
Ngày: 24/09/09 02:22
Giới tính: Nam
Đến từ: Hà Nội

Re: Lý Nhân Quả Nghiệp Báo

Bài viết chưa xem gửi bởi Nguyen Quan »

:))


Nguyen Quan
Bài viết: 38
Ngày: 24/09/09 02:22
Giới tính: Nam
Đến từ: Hà Nội

Re: Lý Nhân Quả Nghiệp Báo

Bài viết chưa xem gửi bởi Nguyen Quan »

cảm ơn bạn.
PHÚC ĐỨC TỰ THÂN
TÂM MINH BẤT TỰ

KÍNH CHÀO DIỄN ĐÀN :http://diendan.daitangkinhvietnam.org


Hình đại diện của người dùng
dct87
Bài viết: 702
Ngày: 16/03/08 01:42
Giới tính: Nam

Re: Lý Nhân Quả Nghiệp Báo

Bài viết chưa xem gửi bởi dct87 »

.... tiếp tục cười ngạo nghễ khinh bỉ người khác nhé... :)
Nếu tính Mục đích là thiện: vì lợi ích của mợi người, vì lợi ích của mọi chúng sinh, thì nghiệp tạo ra là nghiệp thiện.
VD1: Một bà mẹ thương con quá, chìu con hết mình, bà ta cứ nghĩ nó là "lợi ích của con"..... đâm ra đứa con hư.

Nói một cách thấp chủm,... lợi ích của mọi chúng sanh là nghiệp (bất kể thiện nghiệp hoặc ác nghiệp). Thì sao gọi là Thiện ???
Nói một cách khắc khe,... Đại Bồ tát còn 1 phần vô minh không phá, trong mắt Phật vẫn thấy là Ác.

... Vì vậy Mục Đích Của Thiện ...là phải giúp chúng sanh liễu thoát lục đạo luân hồi, chứ không phải "tạo ra nghiệp thiện"...
Nếu tính mục đích là ác: chỉ vì lợi ích của cái tôi (vị kỷ) thì nghiệp sinh ra là nghiệp ác...
Cái này phải hỏi những hàng Nhị Thừa thánh quả, xem họ có sinh ra ác nghiệp không ???
2-Có Nghiệp Không Có Quả Báo:( Trường hợp này ý thầy nói là nhờ duyên các Đức Phật ban cho làm thay đổi quả có đúng không ạ?)
Cái này phải nên hỏi cho rõ ràng.... không thể nói "Đức Phật ban cho", nói vậy nghĩa là đánh đồng với đấng tối cao của Tôn Giáo khác.
VD: Kẻ ăn xin được người giàu cho tiền thì họ sẽ no ??? Cho tiền thì sao no đây ??? Còn biết dùng tiền không là chuyện của người ăn xin.
Câu hỏi "lẳng lơ" vậy sao có ý nghĩa ???

Dấy Khởi Ý Niệm Thiện Hay Là Ác Muốn Làm Việc Gì Mà Không Có Làm Thì Đó Là Có Nghiệp Không Có Quả Báo.(ý là khi dấy khởi ý niệm thiện hay ác là quả nhưng đồng thời tạo nghiệp, không có làm cũng là quả...nhân quả đồng thời giống như khi mẹ sinh con thì đồng thời con sinh mẹ có đúng không ạ?)
...khi dấy khởi ý niệm thiện hay ác là quả...nhưng đồng thời tạo nghiệp...
Sao chỉ gọi là quả mà không gọi là nhân??? vậy nghiệp đó là nghiệp nhân hay nghiệp quả???
...nhân quả đồng thời giống như khi mẹ sinh con thì đồng thời con sinh mẹ có đúng không ạ?
Chỗ này không thể hạn cuộc nơi nhân quả đồng thời được. Nói vậy còn gì Nhân Quả Ba đời???
Đây Là Có Nghiệp Trộm Cắp Không Có Quả Báo Trộnm Cắp. (Đây là "quả" trộm cắp đã sinh ra rồi,là người đó đã đi ăn trộm -nghiệp thì chưa biết được,duyên có thể là người đó rất cần tiền,tham lam...có đúng không ạ?
Nếu nói nhân quả thì cứ nói nhân quả....cần gì để chữ QUẢ vào trong ngoặc kép ???? Nói vậy để dễ bề binh đường khác à???

Chỗ nào tạm thời không lạm bàn, chữ "quả" bị nằm trong ngoặc kép, không biết đương sự muốn nói quả gì đây ??? :)
Không biết đó là hoa, quả gì đây...???
Uống Rượu Say Lái Xe Đụng Chết Người.(Uống rượu say là quả mà có thể kiếp trước người đó nấu rượu làm người khác uống say, đụng chết người là quả của nghiệp nào đó trong quá khứ, đồng thời sinh nghiệp sát sanh... đúng không ạ?)
Không phải lúc nào cái định nghĩa đó cũng đúng, nhân quả nghiệp báo trùng trùng xen kẻ nhau.
Dấy Khởi Ý Niệm Làm Trong Sự Vô Ý Thức Thì Là Không Có Nghiệp -theo cách nhìn bản chất,là đúng. Nhưng không sinh quả có đúng không a?
Phần này KC nói không đúng, Sự Vô Thức là cái Nghiệp của Vô Minh, còn gọi là Nghiệp Vô Kí , chẳng phải là không có nghiệp.
VD: Mình làm cho người khác bất tỉnh (vô thức), thì quả báo là bị người đó làm cho bất tỉnh (vô thức) lại.

Nếu bảo Vô Thức là không tạo nghiệp thì hàng Thánh Nhân họ cũng không tạo nghiệp chẳng lẽ họ Vô Thức sao ??? Nói vậy sao đúng đây ???

Thường tịch....lại thường CHIẾU.

Đã hết duyên với Nguyen Quan :) .

Thánh nhân thời xưa càng học Phật càng thấy mình thấp bé.
Thời nay chúng sinh càng học thấy mình càng to lớn.... Nhìn nụ cười của NguyenQuan cứ tưởng nụ cười của mấy đại thiền sư chứ ....hi hi.

Chúc vui vẻ... :)


Hình ảnh
Nguyen Quan
Bài viết: 38
Ngày: 24/09/09 02:22
Giới tính: Nam
Đến từ: Hà Nội

Re: Lý Nhân Quả Nghiệp Báo

Bài viết chưa xem gửi bởi Nguyen Quan »

Nếu tôi là bạn tôi cũng trả lời như bạn thôi.
cảm ơn.


Nguyen Quan
Bài viết: 38
Ngày: 24/09/09 02:22
Giới tính: Nam
Đến từ: Hà Nội

Re: Lý Nhân Quả Nghiệp Báo

Bài viết chưa xem gửi bởi Nguyen Quan »

??? thứ nhất.
Dấu "," kác dấu "." ở trong một câu.
Tính mục đích là khái niệm chỉ "tính" của các "cách nhìn cơ bản" được dùng để xá định một pháp
Ý MINH LÀ TÍNH.
ví dụ: Tính Thiện:
Thiện thấp nhất là cho bản thân mình hay gia đình mình.
Thiện cao hơn là vì cả đất nước mình như Cụ Hồ
Thiện cao hơn nữa là vì tất cả loại người trên trái đất như lý tưởng của chủ nghĩa vô sản
Thiên cao hơn nữa là vì tất cả chúng sinh trên trái đất
Thiện cao nhất vì toàn thể vũ trụ
Dưới cách nhìn hiện tượng VD 1 của bạn phản bác rất đúng khái niệm đã đưa ra. Nhưng dưới cách nhìn hiện tượng "lợi ích" là thõa mãn dục vọng của chúng sinh cho nên, khái niẹmThiện đưa ra đó không sai. Nghiệp "thiện" trong trường hợp này là Nghiệp ác vì đấy là thiện thấp nhất vì bản thân mình háy gia đình mình. Nhắc lại Tính mục đích thiện.

"Đại Bồ tát còn 1 phần vô minh không phá, trong mắt Phật vẫn thấy là Ác"
Lập luận của bạn ko tinh tế. quy luật nhân quả chỉ chi phối cõi Nhân. vì vậy hổ ăn thịt nai mà ko tạo nghiệp,nhưng có quy luật khác chi phối.
"Sao chỉ gọi là quả mà không gọi là nhẫn??? vậy nghiệp đó là nghiệp nhân hay nghiệp quả???"
nhớ đọc kỹ dấu "...",và chỉ có khái niệm nghiệp,nhân, quả chứ chưa từng nghe nghiệp nhân.....
...
Bạn nói hết duyên mà bạn đâu có muốn như vậy.khi ban pm bài tức là bạn đã tạo duyên rồi.
nên như kimcang biết thằng này là loại ngông,thì trả lời với nó làm gì.


Hình đại diện của người dùng
kimcang
Bài viết: 1894
Ngày: 19/12/07 16:28
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Canada
Được cảm ơn: 1 time

Re: Lý Nhân Quả Nghiệp Báo

Bài viết chưa xem gửi bởi kimcang »

Phần này KC nói không đúng, Sự Vô Thức là cái Nghiệp của Vô Minh, còn gọi là Nghiệp Vô Kí , chẳng phải là không có nghiệp.
VD: Mình làm cho người khác bất tỉnh (vô thức), thì quả báo là bị người đó làm cho bất tỉnh (vô thức) lại.

Nếu bảo Vô Thức là không tạo nghiệp thì hàng Thánh Nhân họ cũng không tạo nghiệp chẳng lẽ họ Vô Thức sao ??? Nói vậy sao đúng đây ???
Vô Ký Nghiệp Là Nói Hành Động Của Các Bậc Thánh A La Hán Duyên Giác Vì Các Ngài Dứt Tham Sân Si Cho Nên Không Tạo Nghiệp.

Bậc A La Hán Đi Đường Dẫm Chất Trùng, Kiến Cũng Không Tạo Nghiệp Sát Sanh Không Có Quả Báo Sát Sanh.

Nghiệp Khác Với Quả Báo.

Một Hành Động Của Phàm Phu Thành Nghiệp Là Do Dấy Niệm Khởi Ý Niệm, Nếu Không Dấy Khởi Ý Niệm Thì Không Thành Nghiệp Chỉ Là Thành Quả Báo.

Bạn DCT87 Muốn Hiểu Rõ Thêm Về Nghiệp Và Quả Báo Thì Đọc Kinh Ưu Bà Tắc Giới.

Trong Kinh Ưu Bà Tắc Giới Đức Phật Giảng Rất Rõ Ràng Về Nghiệp Và Quả Báo.

Bài Viết Lý Nhân Quả Nghiệp Báo Là Nói Về Phàm Phu.

Còn Về Các Bậc Thánh Thì Không Thể Áp Dụng Được.

Ngài Đề Bà Đạt Đa Thị Hiện Làm Người Ác Tạo Nghiệp Vô Gián Mà Thật Ra Ngài Là Đại Bồ Tát Cho Nên Ngài Không Mắc Phải Quả Báo Của Nghiệp Vô Gián.

Một Vị Bồ Tát Khi Chứng Như Huyễn Tam Muội (Thủ Lăng Nghiêm Tam Muội) Thì Tự Tại Trong Nghiệp Báo Muốn Thị Hiện Thuận Hạnh Nghịch Hạnh Gì Cũng Được Cả.



Om Amitabha Hri, Om Mani Padme Hum, Om Vajrapani Hum.
Nguyen Quan
Bài viết: 38
Ngày: 24/09/09 02:22
Giới tính: Nam
Đến từ: Hà Nội

Re: Lý Nhân Quả Nghiệp Báo

Bài viết chưa xem gửi bởi Nguyen Quan »

=D>


Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.22 khách