Cảnh tỉnh mạng người vô thường

Cùng nhau học hỏi những bài giáo lý căn bản và kiến thức Phật học phổ thông.
Hình đại diện của người dùng
gioidinhtue
Bài viết: 747
Ngày: 09/09/08 21:01
Giới tính: Nam
Đến từ: VietNam
Nghề nghiệp: Con Xin Dập Đầu Trăm Ngàn Lạy Cầu Xin Chúng Sanh Tin Phật Niệm Phật Cầu Vãng Sanh Tây Phương Thoát Khỏi Biển Luân Hồi Dài Vô Tận . Nam Mô Tiếp Dẫn Đạo Sư A Di Đà Phật !
Được cảm ơn: 1 time

Re: Cảnh tỉnh mạng người vô thường

Bài viết chưa xem gửi bởi gioidinhtue »

=D> Thầy Kim Cang giảng giải quá rõ ràng ... đúng là nắm chắc PP tangbong


“Tâm hiếu là tâm Phật,
Hạnh hiếu là hạnh Phật”
Nhiếp cả sáu căn
Tịnh niệm tiếp nối
Bất lập phương tiện
Tự đắc tâm khai
http://www.chuakimquang.com/vn/
http://www.dharmasite.net/KhaiThiveAiDuc.htm
codusatu
Bài viết: 4
Ngày: 27/05/10 22:45
Giới tính: Nam
Đến từ: hochiminh vietnam

Re: Cảnh tỉnh mạng người vô thường

Bài viết chưa xem gửi bởi codusatu »

chào các bạn . hôm nay tôi được đăng ký tham gia diển đàn . được nhận lấy nhửng suy nghỉ từ nơi các bạn tôi chân thành cám ơn . riêng tôi sự sống của con người thật là ít ỏi . tuy nhiên để có cái ít ỏi ấy thì con người phải tự nhận lấy cái gọi là thân thể ở trong quy luật sanh , tử . và củng chính từ nơi thân thể đó con người đả tự tạo lấy nhân , quả cho chính mình . xin cho tôi hỏi ? các bạn là ai ? và tôi là ai? . cái gì thật sự là các bạn ? cái gì thật sự là tôi ?. vị giải thoát lịch sử SIDDHARTHA GAUTAMA đả trả lời những câu hỏi đó ! nhớ ơn vị giải thoát có thật trong lịch sử


Nguyen_khoa
Bài viết: 184
Ngày: 11/01/10 05:54
Giới tính: Nam
Đến từ: tp Ho Chi Minh

Re: Cảnh tỉnh mạng người vô thường

Bài viết chưa xem gửi bởi Nguyen_khoa »

Thuốc nào trị hết bệnh là thuốc hay,pháp môn nào hợp với căn cơ thì sẽ trỡ nên vi diệu.Đức Phật ra đời thị hiện với 8400 pháp môn tu,dùng đủ mọi phương tiện để giáo hóa chúng sanh,tất cả đều dựa trên những căn cơ chúng sanh.Thời kỳ của chánh pháp,tượng pháp,căn cơ chúng sanh có,Ngài dùng thiền Định để phá chấp Tư Hoặc và Kiến Hoặc để hiển lộ tri kiến phật tánh,tự tu tự chứng quả từng bậc.Ngày này,mạt pháp,chúng sanh can cường,não phiền nghiệp chướng,tuổi thọ ngắn ngũi,thấy biết sai lầm,căn cơ như thế làm sao có thể tự quán xét,thiền đinh,tuồi gia thì đầu óc đâu còn minh mẩn,nói trước quên sau,nhớ dc câu niệm phật là may lắm rồi,tuổi trẻ thì lăn lộn,bôn ba,tranh đấu hơn thua chìm đắm trong ngũ dục thế gian,có mấy ai biết đến câu niệm Phật.Chúng sanh vô minh thi quá nhiều làm sao có thể tin,bậc trí có là bao,mà dù cho có các Ngài vẫn khuyên chúng ta nên tin và niệm phật cầu vãng sanh ( vi du như Pháp Sư Tịnh Không).Bản thân chúng ta là ai,căn cơ và đức hạnh thế nào,hay có 1 chút sở học nghĩ và cho thế này là đúng,cai kia chưa dc tốt lắm,đôi khi nói khiến cho 1 ai đó,mất đi niềm tin và thối lui trong pháp môn Tinh Độ,đâu phải căn cơ của người ta cũng như mình,có thể nghe và hiểu.Những gì mình nói có thể làm chướng duyên cho người,bản thân mình cũng như đang tạo nghiệp


dieuduc
Bài viết: 15
Ngày: 21/05/10 20:29
Giới tính: Nữ
Đến từ: Vietnam

Re: Cảnh tỉnh mạng người vô thường

Bài viết chưa xem gửi bởi dieuduc »

Chào các bạn,

d/đ tuy còn lời hứa chưa lo xong. Nhưng thấy các bạn luận bàn d/đ cũng xin góp thêm tài liệu này để các bạn suy gẫm nhe
Nầy Thiện-nam-tử ! Đức Phật quán sát các hạnh thảy đều vô thường. Tại sao biết như vậy ? Vì các hạnh đều do nhơn duyên. Phàm những pháp do nhơn duyên, mà sanh thời biết là vô thường. Các ngoại đạo nầy không có một pháp gì chẳng từ nhơn duyên sanh.

Nầy Thiện-nam-tử ! Phật tánh không sanh không diệt, không đi không đến, chẳng phải quá khứ vị lai hiện tại, chẳng phải do nhơn làm ra cũng chẳng phải không nhơn, chẳng phải tu tác chẳng phải tác giả chẳng phải tướng chẳng phải không tướng, chẳng phải có danh chẳng phải không danh, chẳng phải danh sắc, chẳng phải dài ngắn, chẳng phải nhiếp trì trong ấm, giới, nhập. Vì thế nên Phật tánh gọi là thường.

Nầy Thiện-nam-tử ! Phật tánh là Như-Lai, Như-Lai là pháp, pháp là thường.

Nầy Thiện-nam-tử ! Thường là Như-Lai, Như-Lai là Tăng, Tăng là thường.

Do nghĩa nầy nên những pháp từ nhơn duyên
mà sanh chẳng gọi là thường. Các ngoại đạo nầy không có một pháp gì chẳng từ nhơn duyên mà sanh. Các ngoại đạo nầy chẳng thấy Phật tánh Như-Lai là pháp. Vì thế nên lời nói của ngoại đạo đều là vọng ngữ, không có chơn đế.

Người phàm phu lúc trước thấy bình, y, xe cộ, nhà cửa, thành quách, nước sông, rừng núi, nam nữ, voi ngựa, trâu dê, lúc sau thấy tương tợ bèn nói là thường, phải biết những vật ấy thiệt chẳng phải là thường.

Nầy Thiện-nam-tử ! Tất cả pháp hữu vi đều là vô thường. Pháp vô vi là thường. Hư không và Phật tánh là vô vi nên là thường. Hư không tức là Phật tánh, Phật tánh là Như-Lai, Như-Lai là vô vi, vô-vi là thường. Thường là pháp, pháp là Tăng, Tăng là vô-vi, vô-vi là thường.

Nầy Thiện-nam-tử ! Có hai thứ pháp hữu vi : Một là sắc pháp, hai là phi sắc pháp. Phi sắc pháp là tâm và tâm sở. Sắc pháp là địa thủy hỏa phong.
Nầy Thiện-nam-tử ! Tâm gọi là vô thường vì tánh nó phan-duyên phân biệt. Tánh của nhãn thức khác, nhẫn đến tánh của ý thức khác, nên là vô thường. Cảnh giới sắc khác, nhẫn đến cảnh giới pháp khác, nên là vô thường.

Nầy Thiện-nam-tử ! Nếu tâm là thường thời nhãn thức lẽ ra một mình duyên tất cả pháp. Nếu nhãn thức khác, nhẫn đến ý thức khác, thời biết là vô thường. Bởi các pháp tương tợ niệm niệm sanh diệt, người phàm phu thấy đó chấp cho là thường.

Nầy Thiện-nam-tử ! Vì các tướng nhơn duyên có thể phá hoại, nên cũng gọi là vô thường. Như nhơn nhãn căn, nhơn sắc, nhơn ánh sáng, nhơn tư duy mà sanh nhãn thức. Lúc nhĩ thức sanh ra nhơn duyên đều khác chẳng phải là nhơn duyên của nhãn thức, nhẫn đến nhơn duyên của ý thức cũng khác như vậy.

Nầy Thiện-nam-tử ! Nhơn duyên phá hoại các hạnh sai khác, nên tâm gọi là vô thường. Như tâm tu vô thường khác, tâm tu khổ, không, vô ngã khác. Nếu tâm là thường lẽ ra thường tu vô thường. Còn chẳng đặng quán khổ, không, vô ngã huống lại quán thường, lạc, ngã, tịnh. Do nghĩa nầy nên trong giáo pháp của ngoại đạo chẳng có thể nhiếp lấy thường, lạc, ngã, tịnh, phải biết
tâm pháp quyết định là vô thường.
http://www.thuvienhoasen.org/kinh-dbnb-19-4.htm


Hình đại diện của người dùng
dct87
Bài viết: 702
Ngày: 16/03/08 01:42
Giới tính: Nam

Re: Cảnh tỉnh mạng người vô thường

Bài viết chưa xem gửi bởi dct87 »

Chào chị Diệu Đức...

Kinh Niết Bàn là lúc mà Phật đang chuyển Nhị Thừa sang Đại Thừa, thế mà trong pháp Đại Thừa (ở đây là Tịnh Độ) chị lại lôi đoạn văn của Nhị Thừa vào....e ra.... người hiểu Đại Thừa sẽ cười cho... hi hi!!!

Thấy chị post những đoạn trong kinh rất hay, nhất là những chỗ bôi đậm, nay dct mạo muội cũng thêm thắt cho tròn tru...
các hạnh thảy đều vô thường.
"....Vạn hạnh (hành) môn trung bất xả nhất pháp"
...các hạnh đều do nhơn duyên
"Tùy chúng sanh tâm ứng sở tri lượng"
Các ngoại đạo nầy không có một pháp gì chẳng từ nhơn duyên sanh.
"Pháp thượng ưng xả hà huống phi pháp"
Do nghĩa nầy nên những pháp từ nhơn duyên mà sanh chẳng gọi là thường. Các ngoại đạo nầy không có một pháp gì chẳng từ nhơn duyên mà sanh.
"Tu-bồ-đề ! Bằng có người nói Phật nói ngã kiến, nhơn kiến, chúng sanh kiến, thọ giả kiến. Tu-bồ-đề! Ý Ông thế nào ? Người ấy có thấu tỏ nghĩa lý của Ta nói không?"
Tất cả pháp hữu vi đều là vô thường
"Nhất thiết pháp tùng tâm tưởng sanh"
Tâm gọi là vô thường vì tánh nó phan-duyên phân biệt.
Chị học và MÊ giảng kinh Đại Thừa rồi mà còn post câu trên, thấy mắc cười quá chị Diệu Đức ơi !!!

"Tâm bình thường là đạo"

Chữ "tâm" trên có phải chị chưa hiểu nó là Vọng Tâm hay là Chân Tâm phải không ????
Chữ "tánh" trên có phải chị chưa hiểu nó là Tập Tánh và là Bản Tánh phải không?
...phải biết tâm pháp quyết định là vô thường.
Rất khâm phục vì Phật nói 2 chữ Tâm Pháp, nếu không có người hiểu là "Bồ Đề Tâm" rồi.


Niệm Nam Mô A Di Đà Phật.
"nguyện cho trầm nịch chúng sanh sớm thức tỉnh nương về đạo Giác Vô Thượng"

A Di Đà Phật.


Hình ảnh
ho trong khanh
Bài viết: 145
Ngày: 08/03/10 05:56
Giới tính: Nam
Đến từ: ho chi minh

Re: Cảnh tỉnh mạng người vô thường

Bài viết chưa xem gửi bởi ho trong khanh »

Nói về vấn đề này mình mới nhớ chuyện trước đây của mình.
Có thằng bạn rủ mình vào chùa ở HocMoon tu. Nó đưa mình trang web của ngôi chùa đó. Đây là một ngôi chùa khá lớn ở Viêt Nam và khá đông phật tử. Thế là mình rất hào hứng down load một tá các bài giảng của các thầy nghe thử. Nhưng nghe được vài bài mình không bít họ đang giảng vào chủ đề gì nữa. Mà nó cứ miên man hết ý này đến ý khác. Nghe xong mình chẳng thấy hé lộ gì về một tí tông chỉ gì của đạo Phật cả. đại khái chỉ là làm thiện tích đức ... Những việc như vậy thì đạo nào mà không dạy. Mình mới nói với thằng bạn mình như vậy . Thì nó nói chùa thì nó khác với thiền viện chủ yếu là niềm tin là chính không quan trọng trí tuệ nhiều. Mình mới vào trang web kỹ hơn thì mới biết chùa này tu theo Tịnh Độ. Nghe qua các bài giảng của các thầy trong chùa này mình thấy các ngài nói theo trí tuệ của các ngài thì nhiều mà không thấy tương đồng gì với trí tuệ của Phật cả. Nên mình nghĩ nếu muốn giảng cho người khác hiểu về đạo Phật thì phải tìm hiểu nhiều kinh điển khác nữa. Còn không thì đừng giảng gì cả chỉ 1 tâm niệm Phật và khuyên ngươì niệm Phật cho đến khi chết được Phật tiếp độ là đạt kết quả . Như mình đọc trong kinh viên giác thì thấy có đoạn này
Này thiện nam, nếu Bồ-tát ngộ được tánh Viên giác thanh tịnh, dùng Tâm giác thanh tịnh giữ cái lặng lẽ làm hạnh, rồi y đó lắng các vọng niệm và biết thức phiền động, thì trí tuệ lặng lẽ phát sanh, thân tâm khách trần từ đây diệt hết
Như vậy có phải là Phật muốn nói rằng trước khi giữ được nhất tâm bất loạn. Thì phải ngộ được tánh viên giác thanh tịnh thì trí tuệ mới lặng lẽ phát sinh. Còn không thì dù có niệm phật nhất tâm bất loạn thì trí tuệ cũng không phát sinh được mà khi chết chỉ có thể vãng sinh tây phương cực lạc thôi. Nên mình nghĩ tịnh độ tông mang một ý nghĩa khác với mục đích là vãng sinh tây phương cực lạc . Cũng giống như những người muốn về đất chúa họ cần niềm tin về chúa luôn nghĩ về chúa để khi chết chắc chắn được về đất Chúa. Họ chẳng nói đó là một pháp tu gì cả mà chỉ đơn giản là một niềm tin. Nên mình nghĩ tịnh độ cũng phải trả về đúng ý nghĩa của nó và mục đích của nó.

Tịnh độ không phải là một pháp môn tu như thiền na(tĩnh lự), samatha(chỉ) hay tammabatde(quán) Vì theo mình nghĩ một pháp môn là một cái nhìn về một pháp nào đó.Giống như nói về khoa học tự nhiên thì ta có 3 môn học khác nhau như toán , lý , hóa mỗi môn học là một cách diễn tả khác nhau về tự nhiên theo những cách khái niệm và định nghĩa riêng. Còn pháp môn là môn học về thực tướng của các pháp. gần giống với môn triết học vậy nhưng không dựa trên triết lý mà dựa trên sự thực chứng sự trực nhận. như một thực thể thì có rất nhiều hướng nhìn thì tùy vào mình đang đứng ở góc nhìn nào của vật thể đó mà theo đó để lần tới vật thể đó giống như thật tánh của các pháp có thể thấy ở 3 tính chất khác nhau đó là tồn tại một thứ gọi là tánh viên giác và nó thì tĩnh lặng không thây đổi không hình tướng(samatha),các pháp thì đều do nó sinh ra nên mọi pháp chỉ như mộng huyễn(tama batde) và tánh viên giác thì vượt ra ngoài các giác quan và các pháp(
Này thiện nam, nếu các chúng sanh tu Thiền, trước phải tu Sổ tức, tâm rõ biết các niệm sanh trụ diệt, chừng ngằn số lượng, như thế khắp trong bốn oai nghi đều phân biệt biết rõ ràng số niệm. Dần dần tăng tiến cho đến biết được một hạt mưa trong trăm ngàn thế giới, như mắt xem thấy những vật mình thọ dụng vậy. Nếu không phải tất cả cảnh giới đã nghe kia, trọn không được giữ.
) .Như Phật nói đi theo 1 trong 3 tính chất đó là đúng hướng còn nếu thấy khác thì lạc vào đường tà. Giống như khoa học ngày nay cho rằng có tồn tại 1 thứ gọi là hạt cơ bản(sau này nâng lên là lý thuyết dây tùy vào tần số rung của nó mà sinh ra các hạt khác nhau) và từ các hạt đó cấu tạo nên vật chất từ đó xây dựng lên không biết bao nhiêu các môn học và vô số những ứng dụng từ nó. Ta thấy nó ứng dụng rất nhiều thứ nhưng dưa trên cơ sở là có tồn tại một vật chất thực có hình tướng luôn vận động và tách rời khi kết hợp tới 1 cấu trúc phức tạp nào đó thì sinh ra tính tri giác. Ta thấy nó hoàn toàn ngược với cái nhìn của đạo Phật. Nên bên đạo Phật vẫn coi nó là "đường tà" mặc dù nó áp dụng thành công trong nhiều lĩnh vực. Nên ta thấy 3 tính chất của tánh viên giác đó tưởng chừng là đơn giản vài 3 câu nhưng nó đủ đập bỏ hết mọi kiến thức của khoa học ngày nay. Nên mới xứng đáng gọi là 3 pháp môn của đạo Phật.

Còn niệm Phật theo mình nghĩ nó chỉ đơn giản là một cách, một phương pháp để giúp tâm ta không bị tán loạn khi chết để dễ được tiếp dẫn vào cõi Phật mà không bị rơi vào những cõi khác. Như vậy tịnh độ có nghĩa là hãy thật tịnh thì sẽ được cứu độ. chứ không phải là một pháp môn gì cả . Mà hiện nay mình thấy rất nhiều người xem nó như là một pháp môn tu để rồi nói rằng chỉ cần chuyên nhất một pháp môn tu là đủ mà quên tự hỏi rằng liệu đó có phải thực sự là một pháp môn tu không. Để rồi ngồi mấy chục năm trong chùa niệm phật mà nói về đạo Phật thì miên man như người chẳng biết gì về đạo phật. Để rồi người ta nói không biết ông ấy ngồi trong chùa mấy chục năm nay tu cái gì không biết. Ôi chẳng phải là khù khờ lắm sao.


quang_tam3
Điều Hành Viên
Bài viết: 684
Ngày: 03/10/08 05:48
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: HCM
Đã cảm ơn: 21 time
Được cảm ơn: 1 time

Re: Cảnh tỉnh mạng người vô thường

Bài viết chưa xem gửi bởi quang_tam3 »

ho trong khanh đã viết: Còn niệm Phật theo mình nghĩ nó chỉ đơn giản là một cách, một phương pháp để giúp tâm ta không bị tán loạn khi chết để dễ được tiếp dẫn vào cõi Phật mà không bị rơi vào những cõi khác. Như vậy tịnh độ có nghĩa là hãy thật tịnh thì sẽ được cứu độ. chứ không phải là một pháp môn gì cả . Mà hiện nay mình thấy rất nhiều người xem nó như là một pháp môn tu để rồi nói rằng chỉ cần chuyên nhất một pháp môn tu là đủ mà quên tự hỏi rằng liệu đó có phải thực sự là một pháp môn tu không. Để rồi ngồi mấy chục năm trong chùa niệm phật mà nói về đạo Phật thì miên man như người chẳng biết gì về đạo phật. Để rồi người ta nói không biết ông ấy ngồi trong chùa mấy chục năm nay tu cái gì không biết. Ôi chẳng phải là khù khờ lắm sao.
:D :)) =))
khù khờ lắm hotrongkhanh


_()_
Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: Cảnh tỉnh mạng người vô thường

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

"ho trong khanh"]Có thằng bạn rủ mình vào chùa ở HocMoon tu. Nó đưa mình trang web của ngôi chùa đó. Đây là một ngôi chùa khá lớn ở Viêt Nam và khá đông phật tử. Thế là mình rất hào hứng down load một tá các bài giảng của các thầy nghe thử. Nhưng nghe được vài bài mình không bít họ đang giảng vào chủ đề gì nữa. Mà nó cứ miên man hết ý này đến ý khác. Nghe xong mình chẳng thấy hé lộ gì về một tí tông chỉ gì của đạo Phật cả. đại khái chỉ là làm thiện tích đức ... Những việc như vậy thì đạo nào mà không dạy. Mình mới nói với thằng bạn mình như vậy . Thì nó nói chùa thì nó khác với thiền viện chủ yếu là niềm tin là chính không quan trọng trí tuệ nhiều. Mình mới vào trang web kỹ hơn thì mới biết chùa này tu theo Tịnh Độ. Nghe qua các bài giảng của các thầy trong chùa này mình thấy các ngài nói theo trí tuệ của các ngài thì nhiều mà không thấy tương đồng gì với trí tuệ của Phật cả.
Có thể quý thầy dạy làm lành lánh giữ để tạo phước và niệm phật cầu sanh tịnh độ thì cũng không có gì là ngại. Phước Huệ phải song tu.

Ông không tu Phước mà đòi hưởng phước thì không có lẽ đó. Như hiện giờ nghèo khổ là do vì đời trước không tu phước, vậy mà hiện giờ vẫn luôn lúc nào cũng muôn mình được có tiền có bạc khá giả giàu sang.

Rồi nói tu, thì bảo nghèo đói lo không xong, lấy gì tu.

À thế thì mới biết tu Phước cũng là việc cần làm.

Nhưng ông hãy thật sự tìm đọc kinh Phật như muốn tìm hiểu Tịnh Độ thì nên đọc Kinh Tịnh Độ, đọc thẳng lời Phật dạy, sau đó nếu không hiểu mới nghe các thầy giảng.

Chớ vì nghe một vài thầy giảng (mà họ giảng cho người căn cơ lúc thâu âm, chứ đối tượng không phải là ông) mà ông đem đánh giá là không nói tịnh độ v.v... cũng chớ vì nghe một vài thầy giảng là biết được tịnh độ rồi đánh giá. Ai mới là người dạy Tịnh Độ hay các pháp môn hay nhứt? Đức Phật! vậy hãy đọc Kinh trực tiếp từ lời Phật dạy! Khi nào không hiểu thì mới hỏi các thầy.

Tu Thiền, Tu Tịnh, pháp nào cũng cần có Niềm Tin. Ông không tin thì sao ông lại tu thiền? tu tịnh?

Hãy tu nơi chính mình, đừng tu cho người khác, đừng nhìn người khác mà đánh giá, hãy nhìn chính mình, sửa đổi chính mình. Dầu có thấy họ làm sai thì phải học cái sai của họ mà không tái phạm, chứ không phải để đánh giá và muốn đổi cho được họ, vì ông làm không được đâu, mỗi người tự làm chủ lấy mình còn chưa xong, lại đòi làm chủ người khác!
Mình mới nói với thằng bạn mình như vậy . Thì nó nói chùa thì nó khác với thiền viện chủ yếu là niềm tin là chính không quan trọng trí tuệ nhiều.
Trật lất hết trơn, ông bạn của ông cũng chẳng biết gì về Phật Pháp và Tịnh Độ cả.

Bất luận là pháp môn nào của Phật đều dựa trên tiến trình tu Giới, Định và Huệ cả.

Nhưng phải còn tùy theo cá nhân căn cơ như thế nào.

Cũng cùng là người Niệm Phật mà căn cơ có sai khác, có THượng, Trung, Hạ. Do đó trí tuệ có sai khác.

Thiền tông cũng vậy thôi!
Này thiện nam, nếu Bồ-tát ngộ được tánh Viên giác thanh tịnh, dùng Tâm giác thanh tịnh giữ cái lặng lẽ làm hạnh, rồi y đó lắng các vọng niệm và biết thức phiền động, thì trí tuệ lặng lẽ phát sanh, thân tâm khách trần từ đây diệt hết
Như vậy có phải là Phật muốn nói rằng trước khi giữ được nhất tâm bất loạn. Thì phải ngộ được tánh viên giác thanh tịnh thì trí tuệ mới lặng lẽ phát sinh. Còn không thì dù có niệm phật nhất tâm bất loạn thì trí tuệ cũng không phát sinh được mà khi chết chỉ có thể vãng sinh tây phương cực lạc thôi. Nên mình nghĩ tịnh độ tông mang một ý nghĩa khác với mục đích là vãng sinh tây phương cực lạc . Cũng giống như những người muốn về đất chúa họ cần niềm tin về chúa luôn nghĩ về chúa để khi chết chắc chắn được về đất Chúa. Họ chẳng nói đó là một pháp tu gì cả mà chỉ đơn giản là một niềm tin. Nên mình nghĩ tịnh độ cũng phải trả về đúng ý nghĩa của nó và mục đích của nó.
Trời, ông hiểu Kinh Viên Giác vậy là chết rồi.

Lấy thuốc Tim đem so sánh với thuốc Gan thì tất nhiên phải khác.

Nhưng chung cuộc thì cốt sao để trị lành bệnh.

Nầy ông! khi thiền định cực Tịnh thì tâm viên giác tỏ sáng vì tâm khách trần lặng mất. Ông Niệm Phật đến khi nhất tâm bất loạn thì tâm khách trần cũng chẳng còn. Há có phải tuy là hai cách khác nhau, mà thật đâu có gì khác!

Nhưng tâm của ông là phàm tâm luôn có vọng tưởng khách trần suy nghĩ lung tung đã thành thối quen vì kết tập từ vô thỉ kiếp đến nay.

Không dễ gì ngồi yên đó một cái là tâm vắn lặng hết đâu, ông ngồi yên thì nó nhảy tung lên.

Bởi thế căn cơ chúng mình đời mạt pháp, phải dùng tâm mà niệm phật nhiếp tâm. Tâm ông thối quen nghĩ tưởng, thì hãy dùng ngay thôi quen nghĩ tưởng mà nghĩ tưởng đến Phật tức là niệm phật. Dề bề thuận lợi, tuy nhiên thời gian đầu vọng tưởng vẫn sen tạp niệm Phật, cho nên ông phải tập thành thối quen thì từ từ cũng được.

Tịnh độ không phải là một pháp môn tu như thiền na(tĩnh lự), samatha(chỉ) hay tammabatde(quán)
Ôi Thù Thắng Thay Tịnh Độ!

Chẳng phải là Samatha, Tam Ma Bát Đề, Thiền Na mà lại chính là Samatha, Tam Ma Bát Đề, Thiền Na!

Không phải là một sớm một chiều có thể hiểu như vậy đâu! và cũng không thể giải thích cho rốt ráo được!

Vậy ông hãy nghiên cứu Kinh Phật, tu tập đi thì ông sẽ hiểu mà thôi, đừng suy đón, nói nhảm nửa! Vọng tưởng không thì có ích gì!

Chưa nghiên cứu mà phân biệt
Chưa hiểu rỏ mà Phân biệt
Chưa thực hành mà phân biệt

thì không ăn nhằm gì cho ai, và ngay cho chính ông cả!
Còn niệm Phật theo mình nghĩ nó chỉ đơn giản là một cách, một phương pháp để giúp tâm ta không bị tán loạn khi chết để dễ được tiếp dẫn vào cõi Phật mà không bị rơi vào những cõi khác. Như vậy tịnh độ có nghĩa là hãy thật tịnh thì sẽ được cứu độ. chứ không phải là một pháp môn gì cả . Mà hiện nay mình thấy rất nhiều người xem nó như là một pháp môn tu để rồi nói rằng chỉ cần chuyên nhất một pháp môn tu là đủ mà quên tự hỏi rằng liệu đó có phải thực sự là một pháp môn tu không. Để rồi ngồi mấy chục năm trong chùa niệm phật mà nói về đạo Phật thì miên man như người chẳng biết gì về đạo phật. Để rồi người ta nói không biết ông ấy ngồi trong chùa mấy chục năm nay tu cái gì không biết. Ôi chẳng phải là khù khờ lắm sao.
Lục Tổ dạy: "Hãy nhìn lỗi mình, đừng nhìn lỗi người"

Tôi cũng có thể nói ông: "để rồi người ta nói không biết ông ấy đi quét nhà người mấy chục năm nay tu cái gì không biết mà thấy rác nhà mình còn nguyên. Ôi chẳng phải là khù khờ lắm sao"

Nhưng mà tôi nói vậy thì tôi có lợi ích gì cho chính bản thân tôi? Tự tôi chưa làm được việc tu hành mấy chục năm, thì tôi không thể phê phán kẻ khác.


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
ho trong khanh
Bài viết: 145
Ngày: 08/03/10 05:56
Giới tính: Nam
Đến từ: ho chi minh

Re: Cảnh tỉnh mạng người vô thường

Bài viết chưa xem gửi bởi ho trong khanh »

Thánh_Tri
Ông Niệm Phật đến khi nhất tâm bất loạn thì tâm khách trần cũng chẳng còn
Làm sao tin được khi đạt nhất tâm bất loạn thì tâm khách trần cũng chẳng còn. Vì nêú tâm khách trần chẳng còn thì cần gì Phật đến tiếp độ vì làm gì còn ai nữa mà độ. :-? :-?


Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: Cảnh tỉnh mạng người vô thường

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

Người ta chưởi ông, mắng ông thậm tệ mà ông giận lên tức là khác trần đã vào nhà từ lỗ tai của ông rồi vậy.

Buồn vui giận ghét thương là khách trần, nếu ông niệm phật mà trong tâm không còn những thứ khách trần đó thì là nhất tâm bất loạn.

"Bát phong" thổi không bay là như vậy đó. Thế thì có khác gì Thiền đâu, tâm tịnh tức là diệu thiền.


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
ho trong khanh
Bài viết: 145
Ngày: 08/03/10 05:56
Giới tính: Nam
Đến từ: ho chi minh

Re: Cảnh tỉnh mạng người vô thường

Bài viết chưa xem gửi bởi ho trong khanh »

Để niệm phật được chuyên nhất như vậy thì trước tiên người niệm phật cần phải có 1 niềm tin vào cõi phật. tin rằng có tồn tại 1 cõi Phật tốt đẹp để tiếp tục tu tập. Như vậy trong đầu của họ phải hình dung ra một cõi nước tốt đẹp như vậy , như vậy ... thì mới có hứng thú niệm. Nếu không thì lấy đâu động lực mà họ niệm. Không có hứng thú, không có động lực thì không thể niệm được. Ai đó đưa cho bạn một nồi cơm không đố bạn ăn hết được nồi cơm đó một cách chuyên nhất đó . Mà như vậy thì cái hình dung đó có phải là vọng tưởng không. Như vậy niệm phật cũng đâu phải là 1 pháp môn để phá vọng tưởng nhỉ. Mà mới chỉ là xin 1 tấm visa để qua tây phương du học. Qua bên tây phương đó mới bắt đầu học. Cũng như ở Việt Nam cũng có một số các môn học giống y chang bên phương Tây nhưng nhiều người vẫn thích qua bên Phương Tây học vì ở bên đó có nhiều điều kiện thuận lợi hơn. Cũng giống như Phật thích ca cũng để lại nhiều pháp môn nhưng hiện tại ngài không con trực tiếp chỉ dạy mà còn bị thêm thắt , cắt xén quá nhiều . Nên ngài mới giới thiệu những Phật Tử qua bên Tây Phương tu học sẽ được thuận lợi hơn.


Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: Cảnh tỉnh mạng người vô thường

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

ho trong khanh"]Để niệm phật được chuyên nhất như vậy thì trước tiên người niệm phật cần phải có 1 niềm tin vào cõi phật. tin rằng có tồn tại 1 cõi Phật tốt đẹp để tiếp tục tu tập. Như vậy trong đầu của họ phải hình dung ra một cõi nước tốt đẹp như vậy , như vậy ... thì mới có hứng thú niệm.
Niệm Phật có nhiều phương pháp:

Thật Tướng Niệm Phật
Quán Tưởng Niệm Phật
Trì Danh Niệm Phật

Khi ông đã chọn một cách niệm phù hợp với ông thì không có tạp những thứ khác mà lại gòm tất cả cái khác. Đó là cái vi diệu của Niệm Phật.

Khi chọn pháp Trì Danh tức là xưng câu Nam Mô A Mi Đà Phật thì không có hình dung một cõi nước gì cả, mà chỉ thuần là Nam Mô A Mi Đà Phật mà thôi.

Nếu không thì lấy đâu động lực mà họ niệm. Không có hứng thú, không có động lực thì không thể niệm được.
Quả nhiên ông chưa từng Niệm Phật nên chẳng thể cảm nhận được cái an vui trong hiện tại, đâu cần phải nghĩ ngợi đâu xa!

Ôi chao! nếu ông thật sự Niệm Phật chuyên chú thì ngay nơi lúc niệm Phật tâm ông an lắm, thanh tịnh lắm, vui đẹp mà niệm hoài không thấy chán.

Còn nếu niệm Phật mà miệng niệm, tâm lo nghĩ đâu đâu không nhiếp tâm thì chỉ thêm mệt nhọc mà thôi, ấy thế mà nếu ông chịu tập thì từ từ sẽ được an lạc thôi, đừng suy nghĩ gì khác, dẫu có suy nghĩ cũng nhiếp tâm mình lại nơi câu Phật hiệu thì bao nhiêu vọng niệm tiêu tan.

Ai đó đưa cho bạn một nồi cơm không đố bạn ăn hết được nồi cơm đó một cách chuyên nhất đó.
Ấy thế mới bảo ông Học Phật Pháp, Đọc Kinh sách, nghe băng giảng của Thiện Tri Thức, và cũng có thể đem những phương pháp khác áp dụng vào đời sống.

Niệm Phật làm chánh hạnh
Các pháp khác làm phụ hạnh.

Niệm Phật tức là ăn Cơm, lấy cơm trắng làm chính.
Các pháp khác tức là các món rao cải, nước v.v... nhưng phụ

Vì thế mỗi người phải tự chọn cho mình như tôi thì Niệm Phật làm chính, còn tụng kinh, đọc kinh, nghe giảng, cũng như tu phước và các pháp môn khác phụ trợ.

Chứ đâu phải Niệm Phật rồi hình dung cõi nước đẹp vui thích để mà thúc đẩy mình Niệm Phật không chán như ông nói đâu!

Người tu hành, bất luận là tu một pháp môn gì cũng phải có một mục đích, khi có rồi thì an tâm mà nhắm thẳng hướng đó mà đi.

Mà mục đích chung của người tu hành là gì?

Là Giác Ngộ, là Giải Thoát!

Cái mà làm cho tôi gắng Niệm Phật không phải là suy nghĩ cảnh đẹp ở cõi Cực Lạc, mà là liễu thoát sanh tử ngay trong một đời, Tôi đâu phải vì vàng bạc ở cõi Cực Lạc mà nguyện về đó! Tôi vì trên cầu Phật đạo, dưới độ chúng sanh, vì liễu thoát sanh tử, vì giác ngộ giải thoát.

Kinh Pháp Hoa dạy: "Tam giới không an, giống như nhà cháy". Tam giới đều đang bị thiêu đốt bởi lửa Vô Thường, ai là người trí thì phải gắng mà thoát ra. Đó là động cơ chính giúp mình tinh tấn tu hành.

Vàng bạc ở thế gian tôi còn xem như rác đất. Tôi không đeo một thứ nào.

Ai cho tôi vàng thiệt và vàng giả thì tôi xin thưa là tôi là kẻ ngu không biết cái nào thật cái nào giả vì tôi thấy hai thứ giống nhau thôi.

Qua bên tây phương đó mới bắt đầu học.
Không ở đây không tu hành thì làm sao mà qua nước kia!

Ông ở đây học không đủ điểm, không thi đậu thì làm sao mà ra khỏi đây để sang kia?

Vì vậy ông phải nổ lực hỏi tập tinh tấn tu hành ở đây, mới mong thi đậu mà được sang cõi kia tiếp tục học cao hơn. Ông bắc đầu phải học ở đây!

Cõi Cực Lạc là Kinh Đô của Pháp Giới! Vì thế Kinh Hoa Nghiêm, ngài Phổ Hiền Bồ Tát chính ngài và còn khuyên cả Hoa Tạng hải chúng nguyện sanh Cực Lạc để sớm viên mãn Phật quả.

Vì sao nói Cực Lạc là Kinh Độ của Pháp Giới? vì cõi Cực Lạc là nơi mà mọi thí sinh trong biển pháp giới mười phương đi đến học, thi, và sẽ đậu thành Phật!

Ông ở cõi nầy để thi gì? thi nhau đọa tam đồ, coi ai sẽ đọa địa ngục vô gián!


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.22 khách