Phát tâm bồ đề!

Cùng nhau học hỏi những bài giáo lý căn bản và kiến thức Phật học phổ thông.
Dorje Tsuley
Bài viết: 18
Ngày: 13/10/09 07:40
Giới tính: Nam
Đến từ: không biết

Re: Phát tâm bồ đề!

Bài viết chưa xem gửi bởi Dorje Tsuley »

PHÁP QUÁN CHO VÀ NHẬN


Dựa vào Tâm Hoán Chuyển Ngã Tha, quý vị có thể hành trì pháp quán cho và nhận. Thế nào là Cho và Nhận? Với Tâm Đại Bi, quý vị gánh về khổ đau của chúng sinh, và với Tâm Đại Từ, quý vị cho đi hạnh phúc của chính mình.

Chánh văn Bảy Điểm Chuyển Tâm nói rằng,

Pháp cho và nhận,
cần phải quán tưởng
xen kẽ với nhau.

Tiếng Tây Tạng là tong – len, trong cụm từ này chữ Cho đi trước. Tong nghĩa là “cho”, và len nghĩa là “nhận”, nhưng khi hành trì tong – len, quý vị bắt đầu tu pháp “nhận” trước, gánh về phần mình mọi khổ não của chúng sinh, tạm gát qua một bên pháp “cho”.


Quán nhận


Quý vị bắt đầu tu pháp Nhận bằng cách quán chiếu nỗi khổ của tất cả những bà mẹ chúng sinh thân yêu, cho đến khi trong tâm phát sinh cảm giác thương xót không chịu nổi. Lúc ấy quý vị quán tưởng khổ đau là ánh sáng đen, tách lìa khỏi chúng sinh tương tự như tóc lìa khỏi da khi cạo đầu. Quý vị quán tưởng tất cả khổ đau dưới dạng ánh sáng đen đến hòa tan vào tâm vị kỷ nằm ngay giữa tim của quý vị.

Quý vị cũng có thể quán tưởng chi tiết hơn, đi vào từng cõi tái sanh luân hồi, khởi từ chúng sinh trong cõi địa ngục. Ví dụ quý vị có thể quán về khổ đau của chúng sinh trong hỏa ngục, khổ vì nóng chảy, lửa đốt v.v…, và gánh khổ đau này về phần mình, dưới dạng lửa nóng, tan thẳng vào giữa tim, tan vào Tâm Vị Kỷ.

Tiếp tục quán tưởng như vậy, lần lượt đi qua từng cõi luân hồi, từng loại chúng sinh, đến tận địa vị Bồ Tát địa thứ mười, mang hết khổ đau của tất cả tan vào giữa tâm vị kỷ trong tim. Quý vị không những gánh về tất cả khổ não dùm chúng sinh, mà còn gánh hết chướng ngại và phiền não, nguyện toàn bộ khổ đau của chúng sinh đều trổ quả nơi mình, thấy rằng nhờ vậy mà toàn bộ ác nghiệp đều được thanh tịnh.

Có nhiều người khi quán nhận lấy khổ nạn của người khác, như là cõi địa ngục, ngạ quỷ, v.v…, cảm thấy khó khăn không làm được. Nếu là như vậy, quý vị nên bắt đầu bằng cách nhận lấy khổ nạncủa chính mình. Như trong chánh văn có nói,

Quý vị bắt đầu,
bằng cách nhận về
khổ đau của mình.


Phương pháp nhận khổ đau của chính mình như sau: nghĩ đến khổ đau của chính mình sẽ phải chịu ngày mai, quán tưởng khổ đau ấy mang dạng ánh sáng đen [tan vào tâm vị kỷ ở giữa tim] như đã giải thích phía trên. Sau đó quán tưởng nhận về khổ đau mà mình phải chịu ngày hôm sau, sẽ phải chịu tháng sau, năm sau, trọn cuộc đời còn lại, cuộc đời kế tiếp, và tất cả mọi kiếp tái sinh sắp tới … Lần lượt nhận về như vậy, dưới dạng ánh sáng đen, ánh sáng này tan vào Tâm Vị Kỷ nằm ngay trong tim của quý vị.

Một khi đã quen thuộc với pháp quán nhận về khổ đau của chính mình trong tương lai, kể từ ngày mai chí đến mọi kiếp vị lai, lúc ấy có thể tập nhận về khổ đau của người mà quý vị thương yêu: cha mẹ, thân quyến, bạn bè, … Bao giờ quán như vậy đã thuần thục, có thể bắt đầu quán về khổ đau của người xa lạ, người quý vị không thấy thương cũng chẳng thấy ghét. Tiếp theo là quán nhận khổ đau của kẻ thù. Cứ làm như vậy, cùng với Tâm Đại Bi dần dần trái tim của quý vị sẽ mở rộng ra, chở mang được tất cả mọi loài chúng sinh, nhận về khổ đau của tất cả dưới dạng ánh sáng đen, trổ quả ngay giữa trái tim của quý vị, ngay nơi Tâm Vị Kỷ.


Dorje Tsuley
Bài viết: 18
Ngày: 13/10/09 07:40
Giới tính: Nam
Đến từ: không biết

Re: Phát tâm bồ đề!

Bài viết chưa xem gửi bởi Dorje Tsuley »

Hành trì pháp tu cho và nhận qua hơi thở


Câu tiếp theo trong chánh văn nói như sau,

Hai pháp tu này,
pháp cho và nhận,
cần được mang ra
đặt vào hơi thở.


Câu này có nghĩa là quý vị thiền quán về pháp Cho và Nhận như đã giải thích, cho đến khi quen thuộc nhuần nhuyễn rồi, khi ấy phải thiền hai pháp tu này chung với hơi thở. Phương pháp thực hiện như sau: khi thở ra, quý vị quán tưởng mình cho đi mọi sự tốt lành có được, biến thành tất cả những gì cần cho chúng sinh. Quý vị thở ra tất cả những gì tốt lành mình có – thân thể, công đức, tài sản, v.v.., và chuyển những điều này thành bất cứ điều gì cần cho chúng sinh.

Tiếp theo, khi hít vào, quý vị quán tưởng tất cả khổ đau của chúng sinh dưới dạng ánh sang đen cùng vào theo hơi thở. Khổ đau hiện dưới ánh sang đen, đi vào trong người quý vị, đi thẳng xuống cội nguồn của ác nghiệp khổ não mà quý vị đã phải chịu từ vô thủy sinh tử là tâm lý ích kỷ, tưng tiu cưng quý bản thân, ác nghiệp trổ quả ngay tại đó, giữa trái tim. Đó là vì tâm và khí không tách rời. Tâm di chuyển bằng khí, vì vậy quán tưởng Cho và Nhận kết hợp chung với hơi thở là một phương pháp phát Tâm Bồ Đề rất hữu hiệu. Phương pháp này tương tự như phương pháp trì chú Kim Cang trong Mật Tông tối thượng Du Già.Nhất là trước khi ngủ, nếu hành trì được như vậy thì không gì bằng. Trước khi ngủ quý vị khởi Tâm Đại Từ và theo hơi thở đi ra mà quán pháp cho; rồi khởi Tâm Đại Bi, theo hơi thở vào mà quán pháp nhận. Tiếp tục hành trì như vậy cho đến khi rơi vào giấc ngủ thì suốt khoảng thời gian ngủ sẽ trở thành thời gian hành trì. Rất tốt, nhất là nếu quý vị thích ngủ, ngủ đến tám chin giờ sáng!

Riêng tôi, càng lớn tuổi tôi càng cần ngủ nhiều và càng ngủ say. Nhưng thời còn trẻ đi học ở Tu Viện Sera, tôi thường thức cả đêm. Đêm rất dài, có thể làm được rất nhiều việc, tụng kinh, đọc sách, muốn làm gì đều có thể làm được. Đến lúc rạng đông tôi thường có cảm giác hạnh phúc, tâm trí tươi mát, từ đáy tim thường vui mừng nghĩ rằng, “ thật quá may mắn! Tôi thức trọn đêm và làm được nhiều việc như vậy, trong khi đa số người quan tôi đều ngủ cả.” Tôi thường tự cảm thấy may mắn có thể thức nguyên đêm để tu hành. Lama Tubten Zopa Rinpoche cũng thức cả đêm như vậy. Nhưng bây giờ lớn tuổi rồi, tôi cần ngủ nhiều hơn,không làm sao có thể thức nguyên đêm cho dù tôi có muốn.

Tôi thật sự muốn nhấn mạnh tầm quan trọng của việc chuyển giấc ngủ thành thời gian tu hành. Quý vị cứ hãy đếm lại thời gian sống của mình mà xem, non phân nửa phải dành cho giấc ngủ. Vì vậy quan trọng nhất là phải chuyển giấc ngủ thành thời gian tu hành, đúng không?

Ngài Milarepa có viết trong Chứng Đạo Ca [Songs of Experience] như sau:

Những lúc đêm về
có khi tôi ngủ.
Bao giờ tôi ngủ
Thì mang giấc ngủ
hội nhập chân như,
vì tôi nhận được
giáo pháp dạy về
ánh sáng chân như
ở trong giấc ngủ.
Người khác không biết
về pháp tu này
tôi thật là người
vô cùng may mắn!


Chẳng mấy ai có khả năng thật sự mang giấc ngủ hội nhập với chân như. Phần đông chúng ta đều mới chỉ bắt đầu; tốt nhất là quán pháp Cho và Nhận khi đi vào giấc ngủ. Được như vậy, toàn bộ thời gian ngủ trở thành thời gian hành trì pháp Cho và Nhận, và vì vậy trở nên hoàn toàn tốt lành.


Dorje Tsuley
Bài viết: 18
Ngày: 13/10/09 07:40
Giới tính: Nam
Đến từ: không biết

Re: Phát tâm bồ đề!

Bài viết chưa xem gửi bởi Dorje Tsuley »

Tu trong đời sống hàng ngày


Điều tối quan trọng thật ra là làm sao cho tất cả mọi việc chúng ta làm – ngồi, đứng, tới lui v.v.. – đều trở thành thời gian hành trì chánh pháp. Nếu chia thời gian 24 tiếng đồng hồ thành hai phần, một phần đã mất đi cho chuyện ngủ. Nếu khi ngủ không tu thì thật là phí uổng, có khi còn gây nghiệp bất thiện. Nếu cứ như vậy, phân nửa thời gian coi như mất biến vào việc làm bất thiện. Đến khi thức dậy, cho dù có phát tâm mạnh mẽ rằng mình sẽ hành thiện trong ngày, thế nhưng có làm được hay không lại là chuyện khác. Khi ngồi xuống hành trì công phu hàng ngày, có khi tâm thức lơ đễnh chạy rong khắp nơi, đến nỗi quý vị không thể biết chắc tâm mình có hành trì đúng ngang chỗ miệng đang đọc tụng hay không. Rồi lại phải trở lui đọc lại hết cả, để có thể biết chắc ít ra mình giữ được đầy đủ bản nguyện và bản thệ trong ngày của mình.

Khi ngồi thiền muốn giữ tâm cho trong sáng đã khó khăn như vậy, huống chi lúc phải ra sống với xã hội, nhất là lúc phí hết thời gian để mà nói chuyện vãng. Hễ có dịp là lập tức mở miệng ra nói, lãng phí thời gian bàn luận chuyện thiên hạ, chẳng phải là việc thiện, đúng không? Vì vậy chúng ta nhất định phải có cách gì để chuyển hết mọi việc làm hành động của mình, ngày cũng như đêm, biến thành việc thiện, thành công phu hành trì chánh pháp.

Chuyển hành động của chính mình thành chánh pháp thì cuộc sống của chúng ta mới có ý nghĩa. Quan trọng nhất là bắt đầu vào buổi sáng, ngay khi mở mắt ra, phải quyết tâm nghĩ như sau: “tôi còn sống đây sáng nay, thật là một điều quá may mắn. Nhở ơn Tam Bảo, tôi không chết đêm qua. Vậy tôi phải mang ngày hôm nay ra sống cho thật có nghĩa, bằng cách tu theo chánh pháp”.

Sau khi phát nguyện mạnh mẽ như vậy rồi, quý vị phải luôn nhớ tới lời nguyện này, tự nhắc nhở mình luôn luôn trong từng hành động. Thông thường sau khi thức dậy, việc đầu tiên quý vị làm là chui vào phòng tắm. Vậy khi tắm rửa quý vị có thể hành thiền tắm rửa, tụng chú hay là hành trì pháp sám hối. Tiếp theo nếu không phải đi làm, quý vị có thể bắt đầu công phu hàng ngày của mình. Còn nếu phải đi làm, quý vị có thể sử dụng thời gian đi làm để tạo công đức. Nếu làm công việc chân tay, quý vị dùng miệng và ý để tạo công đức – nhất là tâm của quý vị có thể trở thành chánh pháp nếu nhớ nghĩ thường xuyên đến lời nguyện mình đã phát khởi vào buổi sáng.

Sau đó đi ăn trưa. Thông thường mỗi ngày chúng ta có ba bữa ăn. Khi ăn có thể hành trì pháp quán nhận thực phẩm, thuộc về pháp tu Đạo Sư Du Già. Đại hành giả Drogchen Lingrepa có nói như sau:

Tất cả mọi thánh địa
đều nằm trong cơ thể
ngay giữa các luân xa.
Không cần phải đi xa,
muốn hành hương xứ Phật,
hãy viếng thăm nơi ấy;
muốn thanh tịnh sám hối,
và tích lũy công đức,
hãy hành trì nơi ấy;
ngay nơi các luân xa,
thánh địa không đâu xa,
nằm ngay torng cơ thể.


Theo pháp Đạo Sư Du Già, toàn bộ chư thiên thiện thần cùng chư Bổn Tôn Pháp Chủ đều nằm ngay trong thân vi tế của các đường tâm mạch luân xa. Vì vậy khi hành trì pháp thiền thực phẩm, quý vị quán tưởng thân nhiệm màu của đấng Bổn Tôn Pháp Chủ, hay quán tưởng Mạn Đà La, và dùng thức ăn làm phẩm vật cúng dường. Lama Dorje Chang thường đọc tụng câu nói trên. Rất hay.

Khi tiếp tục với việc làm hàng ngày, quý vị nên mang câu phát nguyện buổi sáng ra nhắc nhở mình luôn luôn. Rồi lúc đêm về, trước khi đi ngủ, nhớ lại những gì mình đã làm trong ngày, xét lại xem mình có sống thuận với lời phát nguyện buổi sáng hay không. Nếu thấy ra mình đã làm điều không nên làm, quý vị phải phát lộ sám hối. Còn nếu thấy việc mình làm theo đúng với lời nguyện buổi sáng, quý vị nên hoan hỉ công đức đã tạo trong ngày.

Các vị Lama dòng Kadampa ngày trước có thói quen đếm việc thiện và bất thiện. Các vị thường giữ hai chồng đá, đen và trắng. Bao giờ thấy tâm mình nảy ra điều mê lầm hay phiền não, các thầy thêm một viên vào chồng đá đen, còn bao giờ thấy tâm có được một điều thiện, các thầy thêm một viên vào chồng đá trắng. Đến cuối ngày các thầy đếm lại số đá đen đá trắng, sám hối cho mê muội phiền não đã tạo trong ngày, và nguyện ngày hôm sau giữ gìn tâm của mình không để phạm ác nghiệp như vậy nữa. Các thầy cũng hoan hỉ tất cả mọi công đức đã làm trong ngày, và nguyện ngày hôm sau sẽ tiếp tục làm nhiều hơn vậy. Sau đó các thầy đi ngủ và hành trì pháp mang giấc ngủ hội nhập chân như. Chúng ta có lẽ khó lòng mà làm theo như vậy được, vì vậy điều quan trọng nhất là phải mang giấc ngủ hội nhập vào pháp quán Cho và Nhận.


Dorje Tsuley
Bài viết: 18
Ngày: 13/10/09 07:40
Giới tính: Nam
Đến từ: không biết

Re: Phát tâm bồ đề!

Bài viết chưa xem gửi bởi Dorje Tsuley »

Mười một bước phát Tâm Bồ Đề


Như tôi đã nói qua, khi bắt đầu luyện tâm để phát Tâm Bồ Đề, chúng ta có thể kết hợp hai phương pháp Bảy Điểm Nhân Quả, và Hoán Chuyển Ngã Tha thành một pháp tu bao gồm mười một bước. Đây là truyền thống tu phát Tâm Bồ Đề theo lama Tông Khách Ba. Hai pháp tu này tu theo pháp nào nhất định cũng sẽ phát được Tâm Bồ Đề. Tuy vậy, phương pháp phi thường kết hợp hai tu hành mười một bước sẽ giúp quý vị phát Tâm Bồ Đề mau chóng hơn, dễ dàng hơn.


Kết hợp hai pháp tu thành mười một bước bằng cách nào?

* Thứ nhất, quán đại xả: bình đẳng giữa ba người, bạn, thù, và kẻ lạ.
* Thấy ra tất cả chúng sinh đều là mẹ của mình: dựa vào lý luận về tâm thức không có khởi điểm và dựa vào lời dạy của thầy.
* Thứ ba, thấy ra ơn nặng của chúng sinh đã từng là mẹ của mình, cũng như ơn của người mẹ đời này luôn thương yêu lo lắng cho quý vị.
* Tiếp theo là giai đoạn phi thường, nhớ lại ơn nặng của chúng sinh khi không là mẹ của quý vị.

Sau đó quý vị quán về

* Ngã tha bình đẳng
* Nhược điểm của Tâm Vị Kỷ
* Lợi điểm của Tâm Vị Tha
* Tiếp theo, mang tâm chứa đầy lòng bi mẫn, quý vị quán tưởng mình nhận về tất cả mọi khổ đau của chúng sinh. Bao giờ thành thục rồi, quý vị mang pháp quán này phối hợp cùng với hơi thở vào.
* Sau đó, mang tâm chứa đầy lòng từ, quý vị quán tưởng mình cho đi tất cả mọi thiện nghiệp và thiện căn, gửi theo cùng hơi thở ra của quý vị.
* Ngang giai đoạn này, quý vị phát đại nguyện, nghĩ rằng, “tôi vẫn thường quán mình nhận vào tất cả khổ đau của chúng sinh và cho đi tất cả mọi thiện nghiệp thiện căn, nhưng vẫn chỉ là quán tưởng, không thật sự xảy ra. Nhưng tôi nhất quyết sẽ khiến cho điều này xảy ra. Tôi nhất quyết sẽ một mình gánh về tất cả mọi khổ đau của chúng sinh và cho đi tất cả mọi thiện căn cùng mọi niềm an lạc hạnh phúc mà chúng sinh vẫn hằng mong cầu.” Khi nghĩ như vậy, tâm quý vị sẽ phát sinh một loại tinh thần rất đặc biệt.
* Để có thể hoàn thành trách nhiệm này, quý vị phát Tâm Bồ Đề: “tôi sẽ thành Phật để có thể giúp đỡ tất cả chúng sinh”.

Ngang điểm này, quý vị mang quả Bồ Đề vào Phật Đạo bằng cách quán tưởng mình hóa hiện thành Phật Thích Ca Mâu Ni, phóng ra vô lượng ánh sáng lớn, làm thanh tịnh toàn thể chúng sinh, dẫn dắt chúng sinh vào địa vị Phật đà. Quán tưởng chúng sinh cũng hóa hiện thành Phật, và định tâm ở hình ảnh quán tưởng này. Kết thúc buổi thiền với tâm vui mừng là đã thật sự có thể đưa tất cả chúng sinh vào địa vị giác ngộ.


Dorje Tsuley
Bài viết: 18
Ngày: 13/10/09 07:40
Giới tính: Nam
Đến từ: không biết

Re: Phát tâm bồ đề!

Bài viết chưa xem gửi bởi Dorje Tsuley »

Chuyển Hóa Nghịch Cảnh Thành Đường Tu Giác Ngộ


Phần tiếp theo trong chánh văn Bảy Điểm Chuyển Tâm là phương pháp chuyển nghịch cảnh thành đường tu giác ngộ. Pháp tu này tuyệt đối quan trọng, nhất là trong thời chánh pháp suy đồi chúng ta đang sống đây. Trong thời mạt pháp này, chướng ngại rất nhiều, Phật tử chân thành tu theo Phật Pháp thì lại càng gặp nhiều chướng ngại. Pháp tu này giúp người tu mang tất cả mọi chướng ngại, mọi nghịch cảnh, chuyển hết thành phương tiện thuận tiện để tu hành, thậm chí có thể chuyển thành đường tu giác ngộ. Nói cho thật chính xác, pháp tu này giúp cho người tu không còn chút chướng ngại nào cả.

Phương pháp chuyển nghịch cảnh chia thành hai phần chính: một là chuyển nghịch cảnh bằng ý, hai là chuyển nghịch cảnh bằng hành động. Phương pháp chuyển nghịch cảnh bằng ý lại được chia thành hai phần: chuyển bằng lý luận, hay chuyển bằng tánh Không.

Nói về chuyển nghịch cảnh bằng lý luận, chánh văn nói rằng:

Khi cảnh sống, con người
tràn ngập điều bất thiện,
hãy chuyển hóa nghịch cảnh
thành đường tu giác ngộ.


Lời luận giải trong Cúng Dường Đạo Sư nói như sau:

Đến cả cảnh sống
cùng với chúng sinh
đều chìm ngập trong
quả của ác nghiệp
khổ đau ập xuống
như cơn mưa rào
Chúng con khấn nguyện
đạo sư gia trì
cho cảnh khổ đau
chuyển thành chánh pháp
lấy đó làm nhân
khiến cho trổ quả
làm cạn tất cả
phiền não, ác nghiệp
đã từng phạm trong
các thời quá khứ.


Nói ví dụ, khi ngã bịnh chúng ta thường nghĩ rằng đó là vì chúng ta ăn phải cái gì, hay bị tà ma ám hại, bị trù ếm. Chúng ta thường nghĩ đến những nguyên do như vậy. Rõ ràng chúng ta không có khả năng thấy ra nguyên nhân thật sự của cơn bịnh, không hiểu được vì sao chúng ta lại gặp vấn đề như vậy. Nên cần trở lại xem [phần giáo pháp Lam-rim giảng về] pháp luyện tâm dành cho bậc sơ căn, giảng về nghiệp quả. Ở đó có nói rõ vì nghiệp, vì việc đã làm trong quá khứ, nên phải chịu quả. Ở đó không nói bịnh tật là vì ăn lầm đồ ăn, hay vì có ai ếm bùa, hay vì tà ma ám hại. Ở đó nói rõ tất cả những gì xảy ra bây giờ đều đến từ nghiệp, từ việc làm của chúng ta trong quá khứ. Vì vậy chúng ta nhất định phải biết cách chuyển nghịch cảnh thành phương tiện thuận lợi để tu giác ngộ.

Nếu quí vị chú ý kỹ lưỡng đến lời dạy của các đại lão lama dòng Kadampa, tâm của quí vị sẽ được rất nhiều lợi lạc. Các thầy nói như vầy, “ bịnh đau là cây chổi / quét sạch mọi ác nghiệp.” Cứ suy nghĩ sẽ thấy lời khuyên này thật sự có tác dụng rất mãnh liệt. Ý của các thầy là bịnh tật, đớn đau, khổ não... tất cả đều phát sinh từ ác nghiệp đã phạm trong quá khứ. Bây giờ chịu quả nên nghiệp cũ rụi hết không còn, bị cái chổi bịnh khổ quét sạch đi. Lời khuyên của các đại lão lạt ma dòng Kadampa thật rất hữu hiệu ! Quí vị nên noi theo lời khuyên này, nên nghĩ đến điều này mỗi khi gặp đớn đau thể xác hay tinh thần. Đặc biệt chúng ta phải nghĩ rằng cho đến bây giờ chúng ta cứ ngồi quán Cho và Nhận, đã phát nguyện không biết bao nhiêu lần rồi, mong cho khổ đau của chúng sinh hết thảy đều trổ quả trên thân của chúng ta. Bây giờ lời nguyện đã có kết quả, vậy chúng ta nên hoan hỉ mới phải. Phải biết nguyện cho khổ đau đến nhiều hơn vậy nửa, càng nhiều càng tốt. Vì sao? Vì càng chịu nhiều khổ đau thì ác nghiệp càng được tẩy sạch. Mong mõi khổ đau trổ quả bây giờ, là vì chúng ta hiểu rõ điều này sẽ làm tiêu sạch ác nghiệp.

Gặp lúc thể xác tinh thần đang gặp nhiều khổ não, không có gì mang lại nhiều lợi lạc hơn là hành trì pháp tu Lam-rim và pháp chuyển tâm. Đây là điều xảy ra cho bản thân tôi. Có những lúc tôi phải trải qua cảnh sống khó
khăn không thể tưởng tượng được, thân và tâm đều phải chịu áp bức vượt quá sức tưởng tượng của con người. Vào những lúc ấy, tôi vẫn thấy rằng tất cả khổ não khó khăn này đều là quả của ác nghiệp đã làm trong quá khứ, chịu
cảnh khổ như vậy thì ác nghiệp sẽ được thanh tịnh. Rồi tôi lại có ý nghĩ như sau, càng khổ lại càng tốt, nhờ đó quét sạch được càng nhiều ác nghiệp.

Nhờ ơn của các bậc đạo sư, nhờ thọ nhận pháp chuyển tâm từ Lama Pabongka Dorje Chang và nhờ nhiều lần nhận pháp này từ Kyabje Trijang Rinpoche mà tinh thần thể xác tôi dù phải chịu đớn đau khổ não không thể nào tưởng tượng nổi, tôi vẫn không có ý nghĩ mong khổ đau sớm kết thúc. Khi nghịch cảnh ụp xuống, tôi không cảm thấy sợ hãi. Chữ “ hiện hữu” tiếng Tây tạng gọi là sipa, cũng có nghĩa là “có thể”. Trong đời sống, mọi sự đều có thể xảy ra. Tuy vậy nhờ hành trì pháp tu Lam-rim và pháp chuyển tâm, quí vị vẫn có thể tu đến mức dù hoàn cảnh bên ngoài khó khăn đến đâu, tâm của quí vị cũng vẫn vững vàng không chao động. Khổ đau, khó khăn, nghịch cảnh, tất cả đều không thể khiến tâm của quí vị xao xuyến.

Lời các lama dòng Kadampa nói quá đúng. Các thầy nói “ nghịch cảnh khuyến khích người tu”, “tà ma ác quỉ do Phật thị hiện, khổ đau do tánh Không thị hiện”. Lại có câu nói rằng “tôi không thích hạnh phúc, nhưng tôi thích khổ đau.” Vì sao? Khi được an vui hạnh phúc, chúng ta hưởng hết thiện nghiệp tích tụ trong quá khứ, còn khi gặp khổ đau, chúng ta thanh tịnh nghiệp chướng đã tạo trong quá khứ. Vì vậy chịu khổ tốt hơn là hưởng phúc. Chúng ta luôn thích cảnh an lạc, sợ cảnh khổ. Thế nhưng các thầy dòng Kadampa lại nói ngược lại, “tôi không ưa hạnh phúc vì hạnh phúc làm hao tổn thiện nghiệp, và tôi thích khổ đau vì khổ đau giúp thanh tịnh nghiệp chướng.”
Các thầy dòng Kadampa lại thường nói như sau: “tôi không thích thanh thế địa vị, tôi thích vị trí khiêm nhường.” Chúng ta thì ngược lại, chúng ta luôn thích đứng đầu, không thích lẹt đẹt phía sau. Tuy vậy chổ đứng khiêm nhường luôn là chổ đứng của đấng Thế tôn, nhờ chổ đứng này mà người tu có thể trở thành Phật. Các thầy dòng Kadampa còn nói, “tôi không thích được khen, nhưng lại thích bị chỉ trích.” Tại sao? Mặc dù khi bị chỉ trích chúng ta cảm thấy rất khó chịu, nhưng lời chỉ trích rất hữu ích, nhờ đó chúng ta có thể thấy mình thiếu sót ở điểm nào để sửa đổi. Lời khen chỉ làm tăng tâm kiêu ngạo. Vì vậy lời khen không hữu ích, lại còn rất tai hại vì
khiến vọng tâm càng lớn hơn. Lời chỉ trích, ngược lại, giúp chúng ta thấy được lỗi của mình để sửa đổi.


Dorje Tsuley
Bài viết: 18
Ngày: 13/10/09 07:40
Giới tính: Nam
Đến từ: không biết

Re: Phát tâm bồ đề!

Bài viết chưa xem gửi bởi Dorje Tsuley »

Chuyển Nghịch Cảnh Bằng Tánh Không


Bây giờ hãy nói đến cách chuyển nghịch cảnh bằng tánh Không. Muốn được như vậy, cần quán chiếu liên tục xem nghịch cảnh này thật sự là gì, để thấy không thể tìm ra được một phân tử nhỏ nhoi nào hiện hữu biệt lập tự có. Điều mà quí vị tìm thấy sẽ chỉ là một thực tại giả hợp, hoàn toàn không thể tìm thấy chân tướng cố định. Rốt lại, cái gọi là nghịch cảnh không thật sự có ở đó. Cần phải quán chiếu như vậy cho thật nhiều lần. Nếu quí vị không quen phân tích chân tướng của hiện tượng qua tánh Không, vậy hãy suy nghĩ như sau, “bất cứ điều gì đến với tôi trong đời sống ngắn ngủi này, cho dù là khổ đau hay hạnh phúc, đến cuối cuộc đời, rồi cũng chỉ là ký ức. Tất cả chỉ như một giấc mộng, hoàn toàn không có thực thể, vì vậy chẳng lý do gì lại đi chấp bám vào đó để mà sinh tâm tham đắm hay ghét bỏ. Không một phân tử nhỏ nhoi nào chúng ta có thể chấp bám vào bằng lòng tham đắm hay ghét bỏ.”

Trước đó Ribur Rinpoche có nhắc đến phương pháp chuyển nghịch cảnh
qua hành động, nhưng ngài không khai triển điểm này. Theo Advice from a
Spiritual Friend [Lời khuyên của bậc Thiện Tri Thức], (Geshe Rabten and
Geshe Ngawang Dargyey; Wisdom Publications, London, 1986, tr. 68-69),
phương pháp này bao gồm những công phu hành trì như sau: tích lủy công
đức, sám hối nghiệp chướng, cúng dường chư Hộ pháp và cúng vong hồn
tà ma ác hiểm.

Tầm Quan Trọng Của Tâm Bồ Đề


Nói tóm lại, điều quan trọng nhất là phải dốc hết toàn bộ năng lực để phát tâm bồ đề ngay trong kiếp hiện tại. Tầm quan trọng của tâm bồ đề được thể hiện rất rõ trong cách ngài Atisha chào mọi người. Khi chúng ta gặp người
khác, chúng ta thường chào “anh chị hôm nay có khỏe không?” Lama Atisha thì lại chào người khác như sau,“hôm nay tâm của anh chị có tốt lành không?” Hay là “tâm bồ đề hôm nay đã khởi trong tim anh chi chưa?” Điều này cho thấy ngài Atisha rất xem trọng việc phát tâm bồ đề. Như tôi có nói, đại sư Shantideva giải thích việc này giống như khuấy sữa gạn bơ, chúng ta phải gạn lấy tinh túy của 84000 pháp môn Phật dạy, đó chính là tâm bồ đề. Tâm bồ đề là tinh túy của chánh pháp Phật dạy, vì vậy chúng ta nhất định phải mang tâm bồ đề về tim, ngay trong kiếp hiện tiền.

Nguyện cho Bồ đề tâm
Nơi nào chưa phát triển
Sẽ nảy sinh lớn mạnh
Nơi nào đã phát triển
Sẽ tăng trưởng không ngừng
Không bao giờ thoái chuyển

Mọi sai sót là của người dịch
Mọi công đức xin hồi hướng pháp giới chúng sinh

Nguyên bản tiếng Anh:
How to Generate Bodhicitta
by Ribur Rinpoche, translated by Fabrizio
available at: http://www.lamayeshe.com/otherteachers/ ... gb_1.shtml
Bản Việt ngử
Hồng Như Thupten Munsel chuyển Việt ngử tháng 03/2006, dịch gấp để
cúng dường Ribur Rinpoche vừa viên tịch tháng 01/2006. Hiệu đính tháng
09/2006. Vietnamese translations © Hồng Như 2006
Nguyện hồi hướng đến thầy Ribur Rinpoche sớm trở lại cõi thế.

Trong

Posts: 172
Joined: Tue Dec 11, 2007 5:10 am
Location: http://dorjetronghoang.spaces.live.com/ http://gelekdorje.wordpress.com/

* E-mail
* Website


Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.23 khách