TỨ DIỆU ĐẾ

Cùng nhau học hỏi những bài giáo lý căn bản và kiến thức Phật học phổ thông.
chanh minh cong
Bài viết: 27
Ngày: 07/09/07 19:11

TỨ DIỆU ĐẾ

Bài viết chưa xem gửi bởi chanh minh cong »

NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT
Bài thuyết pháp đầu tiên của Phật là Tứ Diệu Đế
Chánh Minh Công muốn quý thầy cùng chư vi đạo hữu cùng thảo luận và để hiểu rõ hơn về bài Pháp đầu tiên mà Đức PHẬT thuyết.


Monggiac
Bài viết: 686
Ngày: 19/07/07 17:41

Re: TỨ DIỆU ĐẾ

Bài viết chưa xem gửi bởi Monggiac »

Kính chào Chánh Minh Công,

Cho monggiac tham dự nhé. Thật ra lời khai thị đầu tiên của đức Phật cho bốn anh em Ngài Kiều Trần Như không phải là tứ đế hay tứ diệu đế mà là lý Trung Đạo. Xin dẫn chứng phần đầu của bài kinh ấy như sau:
Dhammacakkappavattana Sutta
(Kinh Chuyển Pháp Luân )

...Ngài dạy năm vị tỳ khưu như sau: "Hỡi nầy các Tỳ Khưu, có hai cực đoan (anta) mà hàng xuất gia (pabbajitena) phải tránh:

1.- Sự dể duôi trong dục lạc - là thấp hèn, thô bỉ, phàm tục, không xứng phẩm hạnh của bậc thánh nhân, và vô ích.
2.- Sự thiết tha gắn bó trong lối tu khổ hạnh - là đau khổ, không xứng phẩm hạnh của bậc thánh nhân, và vô ích.

Từ bỏ cả hai cực đoan ấy, Như Lai [4] đã chứng ngộ "Trung Đạo" (Majjhima Patipada), là con đường đem lại nhãn quan (cakkhu) và tri kiến (nana) và đưa đến an tịnh (vupasamaya) [5], trí tuệ cao siêu (abhinnaya) [6], giác ngộ (sambhodhaya) [7], và Niết Bàn.

"Hởi nầy các Tỳ Khưu, con đường Trung Đạo mà Như Lai đã chứng ngộ, con đường đem lại nhãn quan, tri kiến và đưa đến an tịnh, trí tuệ cao siêu, giác ngộ và Niết Bàn là gì?

Đó chính là Bát Chánh Đạo (con đường có tám chi) - là Chánh Kiến (samma ditthi), Chánh Tư Duy (samma samkappa), Chánh Ngữ (samma vaca), Chánh Nghiệp (samma kammanta), Chánh Mạng (samma ajiva), Chánh Tinh Tấn (samma vayama), Chánh Niệm (samma sati), và Chánh Định (samma samadhi). Hỡi này các Tỳ Khưu, đó là "Trung Đạo" mà Như Lai đã chứng ngộ".

http://daitangkinhvietnam.org/content/view/203/63/

Sau đó ngài mới bắc đầu nói đến tứ đế, tuy nhiên nói tứ đế hay tứ diệu đế là bài pháp đầu tiên cũng không sai vì trong buổi nói pháp ấy đức Phật ngài đã giảng về lý Tứ Diệu Đế.

Theo tình và lý mà nói thì điều này rất hợp lý bởi vì năm anh em ngài Kiều Trần Như rất buồn và tiếc khi đức Phật từ bỏ khổ hạnh để nhận bát cháo sữa rồi từ đó đi con đường trung đạo nhờ vậy ngài đã không kiệt sức chết đi trước khi giác ngộ.

Nếu đức Phật ngài không giảng về trung đạo để phá chấp cho anh em ngài Kiều Trần Như thì dễ gì họ chịu chấp nhận bài thuyết pháp của ngài ? Như một ly nước đã đầy thì không thể rót thêm nước vào đó được nữa. Cũng vậy một người trong tâm đã chứa đầy những thành kiến sai lầm cho rằng khổ hạnh sẽ đem đến giác ngộ sẽ khó có thể chấp nhận bài pháp về tứ diệu đế nếu không giải trừ những thành kiến sai lầm đó đi.

Mình thì đến ngang đây mời quý thầy cô và mọi người tham gia thảo luận về tứ diệu đế


Nguyện cho tôi, mọi người, tất cả loài hữu tình, vô tình, loài có sinh mạng, có hơi thở, không hơi thở, chúng sanh trong mười phương, đều thoát khỏi hận thù, khổ đau, được sống trong an lạc, không làm tổn hại ai, biết chia sẻ và thương yêu nhau, rốt ráo đều được giác ngộ giải thoát.
Chanhientam
Bài viết: 959
Ngày: 11/09/07 15:44

Re: TỨ DIỆU ĐẾ

Bài viết chưa xem gửi bởi Chanhientam »

Mô Phật! Bây giờ Ht mới biết trước khi giảng Tứ diệu đế, đức Thế Tôn đã nói những câu như vậy. Lên diễn đàn có nhiều cái lợi vô cùng. Ai biết điều gì nữa, xin lên tiếng dùm. Cám ơn rất nhiều.


Hình đại diện của người dùng
thienminh
Bài viết: 68
Ngày: 16/06/07 20:31

Re: TỨ DIỆU ĐẾ

Bài viết chưa xem gửi bởi thienminh »

Mình xin góp diệu đế thứ nhất: khổ đế, cũng chỉ là biên tập trên mạng thôi. Nhưng hơi thiên về vấn đế đề đính chánh quan niệm sai lầm cho rằng đạo Phật nhìn đời chỉ là khổ... đạo Phật nhìn thấy cuộc đời không bi quan yểm thế nhưng cũng không lạc quan mà nhìn các pháp như thật tánh của nó.

Tứ đế còn gọi bốn Chân lý cao cả.

1. Khổ (Dukkha)
2. Tập (Samudaya), nguồn gốc hay nguyên nhân của khổ.
3. Diệt (Nirodha) sự chấm dứt khổ.
4. Đạo (Magga), con đường đưa đến sự chấm dứt khổ.

Chân lý thứ nhất: Khổ Đế


Diệu Đế thứ nhất (Dukkha-ariyasacca) thường được các học giả dịch là "Chân lý cao cả về sự khổ", và được giải thích một cách sai lầm: theo Phật giáo sự sống chỉ là đau khổ. Cả sự phiên dịch lẫn giải thích ấy đều rất sai lạc ấy về khổ đế, khiến nhiều người đã lầm lẫn xem Phật giáo là yếm thế bi quan.

Đành rằng danh từ Phạn "dukkha" trong cách dùng thông thường có nghĩa là "đau khổ" "đau đớn", "buồn" hay "sự cơ cực", tương phản với chữ "sukha" có nghĩa "hạnh phúc" "tiện nghi" hay "thoải mái". Nhưng danh từ dukkha - Diệu Đế thứ nhất, trình bày quan điểm của Đức Phật về nhân sinh và vũ trụ, có một ý nghĩa triết lý sâu sắc hơn và hàm chứa những nội dung rộng lớn hơn nhiều. Dĩ nhiên ai cũng công nhận danh từ Dukkha trong đệ nhất Diệu Đế chứa đựng khá rõ ràng ý nghĩa thông thường của "khổ", nhưng ngoài ra nó cũng còn bao hàm những ý nghĩa sâu sắc hơn như "bất toàn", "vô thường", "trống rỗng", "giả tạm". Bởi thế, thật khó tìm một chữ có thể bao quát toàn thể quan niệm của danh từ Dukkha như Đệ nhất Khổ đế, và vì thế tốt hơn nên để vậy đừng phiên dịch, hơn là gây một ý tưởng sai lầm không xác đáng về nó bằng cách dịch dễ dãi tiện lợi thành ra "khổ" hay "đau khổ".

Đức Phật không phủ nhận có hạnh phúc trong sự sống, khi Ngài bảo có khổ đau. Trái lại Ngài chấp nhận có những hình thái khác nhau về hạnh phúc, cả vật chất cũng như tinh thần, cho người thế tục cũng như cho người xuất thế. Trong Kinh Tăng chi bộ (Anguttara-nikàya), một trong năm tạng kinh nguyên thủy bằng tiếng Pali, chứa đựng những bài thuyết pháp của Đức Phật, có những bảng kê những hạnh phúc (sukkàni), như hạnh phúc của cuộc đời ẩn sĩ và hạnh phúc của cuộc sống gia đình, hạnh phúc của khoái lạc giác quan và hạnh phúc của sự từ bỏ thế tục, hạnh phúc của sự ràng buộc và hạnh phúc của sự giải thoát, hạnh phúc vật lý và hạnh phúc tâm linh v.v.. (2) Nhưng tất cả những điều này đều bao gồm trong dukkha. Cả đến những cảnh giới tâm linh rất thuần khiết của Thiền (dhyàna - suy tư, tĩnh lự), đạt được nhờ thực hành Thiền quán, hoàn toàn thoát khỏi cả đến bóng dáng của khổ đau theo nghĩa thông thường, những cảnh giới có thể gọi là hạnh phúc thuần túy cũng như cảnh giới Thiền đã vượt khỏi những cảm giác vừa lạc (sukkha), vừa khổ (dukkha), và chỉ còn là Thức thuần tịnh - cả đến những cảnh giới tâm linh rất cao siêu đó, cũng được bao hàm trong dukkha. Trong một quyển Kinh của bộ Majjhima-nikàya (cũng thuộc một trong năm tạng nguyên thủy), sau khi ca tụng hạnh phúc tâm linh của những cảnh Thiền ấy, Đức Phật dạy rằng "chúng đều là vô thường, khổ (dukkha), và phải chịu đổi thay (aniccà dukkhà viparimàmadhammà) (3). Hãy để ý rằng chữ dukkha đã được dùng đầy ý nghĩa. Nó là dukkha không phải vì có "đau khổ" trong nghĩa thông thường của danh từ, nhưng bởi vì "cái gì vô thường là dukkha" (yad aniccam tam dukkham).

Tầm quan trọng và sự tương quan của khổ đế với 3 đế còn lại là "Ai có thể thấu suốt khổ đế thì người ấy sẽ hiểu được nguyên nhân của khổ, sự diệt Khổ và con đường dẫn đến sự diệt Khổ" (Trường bộ kinh kinh số 6)

Theo Phật giáo nam truyền thì lấy ba nổi khổ làm chính:
Ba khổ: Ba thứ khổ là: khổ khổ, hoại khổ và hành khổ.

1) Khổ khổ. Cái khổ chồng chất lên cái khổ, bản thân đã là khổ, mà hoàn cảnh chung quanh lại đè lên bao cái khổ khác: đó là "Khổ khổ"

2) Hoại khổ. Trong Khế kinh chép: "Phàm vật có hình tướng đều phải bị hoại diệt". c

c) hành khổ. Về phương diện vật chất, ta bị ngoại cảnh, thời gian chi phối, phá hoại; còn về phương diện tinh thần, ta cũng không hề tự chủ, yên ổn, tự do được.

ngoài ra con có tám thứ khổ

1. sanh khổ
2. lão khổ
3. bệnh khổ
4. tử khổ
5. ái biệt ly khổ
6. oán tắng hội khổ
7. cầu bất đắc khổ
8. ngũ ấm xí thạnh khổ

Trong tám món khổ này kẻ làm trùm theo mình nghĩ phải kể đến ngũ ấm xí thạnh khổ. Bao nhiêu điên đảo cũng do chú này. Nổi khổ này bao hàm cả thân tâm; nội và ngoại cảnh.

Thật ra nói ba khổ cũng được mà tám khổ thì cũng bao hàm hết cái khổ của nhân gian thôi. Mời các bạn giải phẩu

http://daitangkinhvietnam.org/content/view/708/63/1/1/

http://daitangkinhvietnam.org/content/view/202/63/

http://daitangkinhvietnam.org/content/view/17/63/


Không làm các điều ác, thường làm các điều lành, giữ thân ý trong sạch, đó là lời Phật dạy.
Nội quy sinh hoạt của diễn đàn: 1. Thân hòa cùng chung ở. 2. Khẩu hòa không tranh cãi. 3. Ý hòa cung hoan hỷ. 4. Giới hòa cùng tu tập. 5. Kiến hòa cùng giải bày. 6. Lợi hòa cùng chia sẻ. Mong mọi người sinh hoạt trong trong tinh thần lục hòa.
- Nhấn F12 để bật hay tắt chương trình gõ tiếng Việt của diễn đàn.
http://daitangkinhvietnam.org | http://tudien.daitangkinhvietnam.org | http://diendan.daitangkinhvietnam.org
Hình đại diện của người dùng
hoctro
Bài viết: 48
Ngày: 27/08/07 15:54
Giới tính: Nam
Nghề nghiệp: Đợi suy nghĩ đã.

Re: TỨ DIỆU ĐẾ

Bài viết chưa xem gửi bởi hoctro »

Vậy mà trước giờ ai cũng bảo "thất tình" thì đi tu ? Hay công danh sự nghiệp không như ý thì đi tu ? Hay là lão rồi vào chùa tu đỡ việc cho con cái ? ... Ôi tội lỗi tội lỗi. Tư tưởng lệch lạc! Oan cho nhà chùa. Oan quá. :roll:


Ly tịch phương ngôn tịch diệt. Khứ sinh hậu thuyết vô sinh. Nam nhi tự hữu xung thiên chí. Hưu hướng Như Lai hành xứ hành.
Ngô Tất Tố dịch:
Thoát kiếp rồi bàn câu tịch diệt. Không sinh hãy nói chuyện siêu sinh. Tài trai có chí xông trời thẳm. Giẫm vết Như Lai luống nhọc mình.
Thiền sư Quảng Nghiêm (1121 - 1191) huyện Ðan Phượng, tỉnh Hà Tây, Việt Nam.
Chanhientam
Bài viết: 959
Ngày: 11/09/07 15:44

Re: TỨ DIỆU ĐẾ

Bài viết chưa xem gửi bởi Chanhientam »

thienminh đã viết: ... và vì thế tốt hơn nên để vậy đừng phiên dịch, hơn là gây một ý tưởng sai lầm không xác đáng về nó bằng cách dịch dễ dãi tiện lợi thành ra "khổ" hay "đau khổ"...
:o Thưa Thầy, chỗ này con ... phản đối! Con không biết một chữ tiếng Phạn nào hết, để nguyên làm sao tới chữ đó con biết đó là chữ Khổ. Dù gì chữ khổ con dùng bây giờ, tuy ý nghĩa có đui què sứt mẽ một chút, nhưng ít nhất con còn biết đó là chữ khổ. Không thì lại tưởng ... nhãn hiệu của bánh kẹo. Con xin trưng cầu dân ý : Nên phiên dịch, nhưng footnote một cái, như Thầy đã giải thích là số một!
Số một vì không làm sai ý của từ tiếng Phạn, mà con cũng có phần. :lol:


Hình đại diện của người dùng
thienminh
Bài viết: 68
Ngày: 16/06/07 20:31

Re: TỨ DIỆU ĐẾ

Bài viết chưa xem gửi bởi thienminh »

Chanhientam đã viết:
:o chỗ này con ... phản đối! Con không biết một chữ tiếng Phạn nào hết, để nguyên làm sao tới chữ đó con biết đó là chữ Khổ. Dù gì chữ khổ con dùng bây giờ, tuy ý nghĩa có đui què sứt mẽ một chút, nhưng ít nhất con còn biết đó là chữ khổ. Không thì lại tưởng ... nhãn hiệu của bánh kẹo. Con xin trưng cầu dân ý : Nên phiên dịch, nhưng footnote một cái, như Thầy đã giải thích là số một!
Số một vì không làm sai ý của từ tiếng Phạn, mà con cũng có phần. :lol:
Ngày xưa trong khi dịch kinh sách bắc và nam Phạn ra tiếng Hán các ngài thường dịch hết chẳng để lại dấu vết gì của ngôn ngữ gốc. Chỉ có một một số vị là để lại ngôn ngữ gốc như Ngài Huyền Trang, La Thập... Nhưng ngày nay cách dịch ấy không làm cho người học vừa ý nữa, người học Phật bây giờ đòi hỏi nhiều hơn. Cái gì cũng phải có dẫn chứng tài liệu gốc. Do vậy cách tốt nhất là để nguyên từ gốc rồi giải thích thêm ít dòng. Tuy nhiên các nhà học Phật theo cách "cổ điển" lại không thích cách dịch này vì dịch ... dài dòng. Chỉ có một chữ mà tốn cả trang để giải thích. Ôi thế là lại một phen tốn giấy mực.

thienminh nói vậy chắc nhiều bạn không chịu nhưng thử xem đấy ngày xưa chư vị tổ Việt Nam tụng chú cứ tụng âm Hán Việt cả. Thế mà cứ linh nghiệm ào ào. vd: Không Lộ Thiền, sư Vạn Hạnh thiền sư... ngày nay ngoài bắc vẫn vậy, các sư cụ vẫn tụng âm Hán Việt cả, thế mà vẫn thấy nhiều sư cụ tụng chú linh nghiệm đến thần sầu. Ở tĩnh Phú Yên, nơi mà có rất nhiều thầy chuyên tu về mật tông cũng vậy, các ngài đều tụng Hán Việt.

Nhưng chúng ta thì chẳng bằng lòng với những điều đó, phải tụng tiếng Phạn kia, nhưng có linh nghiệm hơn người xưa đâu ?

(Nói thêm ra một chút về thuật ngữ Phạn Hán)
Trong các thuật ngữ Phật học Hán còn có cả những chữ nữa Phạn nữa Hán. Cũng như chữ Đàn Việt ngay cả người học Phật mà không tra từ điển từ này thì cũng khó mà biết từ nguyên nó là gì ? Ai ngờ các ngài lấy chữ Đàn từ chữ đàn-na (thí chủ) Việt (Việt tam giới) hai chữ ghép lại thành nghĩa nhờ bố thí mà vượt thoát tam giới đây gọi là bố thí ba-la-mật. Cách dịch này dù là người thông tiếng Hán lẫn tiếng Phạn đi nữa thì cũng chịu chứ đoán chi nổi ? hay chữ thiền-na thì hoàn toàn phiên âm tiếng Phạn nhưng chữ thiền định thì lại nữa Phạn nữa Hán. Nhưng nghĩa thì không khác nhau là mấy.

Chúc vui.


Không làm các điều ác, thường làm các điều lành, giữ thân ý trong sạch, đó là lời Phật dạy.
Nội quy sinh hoạt của diễn đàn: 1. Thân hòa cùng chung ở. 2. Khẩu hòa không tranh cãi. 3. Ý hòa cung hoan hỷ. 4. Giới hòa cùng tu tập. 5. Kiến hòa cùng giải bày. 6. Lợi hòa cùng chia sẻ. Mong mọi người sinh hoạt trong trong tinh thần lục hòa.
- Nhấn F12 để bật hay tắt chương trình gõ tiếng Việt của diễn đàn.
http://daitangkinhvietnam.org | http://tudien.daitangkinhvietnam.org | http://diendan.daitangkinhvietnam.org
chanh minh cong
Bài viết: 27
Ngày: 07/09/07 19:11

Re: TỨ DIỆU ĐẾ

Bài viết chưa xem gửi bởi chanh minh cong »

Nam Mô A Di Đà Phật
Theo như Minh Công nghĩ việc dịch kinh sach là rất cần thiết vì có dịch ra thì mới phổ biến rộng rãi để cho tất cả phật tử có cơ hội tiếp xúc để tìm hiểu và thâm nhập vào bể giáo pháp của Như Lai ,Nếu không dịch ra thì các phật tử muốn đi sâu tìm hiểu giáo pháp chắc rất khó khăn vì bây giờ mọi người ít có cơ hội học thêm chữ Hán hay các chữ khác cho nên việc dịch kinh sách là rất cần thiết.
Còn khi hành trì tụng niệm là tùy nguyện mỗi người có thể tụng nguyên âm hay dịch ra cũng được ,nhưng riêng các CHú thì nên để nguyên không dịch ra là hơn .Quan trọng là khi tụng niệm tâm ta luôn thành kính và trang nghiêm.Đó là suy nghĩ của Minh Công mong quý thầy cô và chũ vị đạo hữu cùng trao đổi và chỉ bảo thêm.
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật


naicon
Bài viết: 60
Ngày: 02/10/07 21:29

Re: TỨ DIỆU ĐẾ

Bài viết chưa xem gửi bởi naicon »

Tôi đồng ý với Chánh Minh Công. Vì sự linh nghiệm khác với sự hiểu biết. Tôi xin đơn cử một câu chuyện hiện tại tôi đang gặp.
Chị họ tôi chuyên về trì chú. Theo chị, trì chú rất linh nghiệm. Từ khi chị trì chú thì học trò đến học thêm rất nhiều. Mỗi lần mong muốn về tiền bạc, trì chú đều đáp ứng. Rốt cuộc, chị kết luận trì chú thì có tiền. Vì thế ngoài việc trì chú ra, những việc phúc đức khác ngày càng hạn chế với chị. Trước thì chị hay cho mượn kinh sách, thậm chí biếu luốn để mọi người cùng đọc. Chị cũng giúp đỡ hàng xóm. Nhưng từ khi chi nghĩ trì chú đã đáp ứng được điều mong mõi của chị, thì thậm chí đi chùa thay vì trả tiền xe, chị cũng đi theo hạng không có tiền (xe giúp người nghèo đi chùa).
Tôi nêu ra đây không phải có ý nói trì chú không tốt. Nhưng trong trường hợp của chị tôi như vậy thì sư linh nghiệm rõ ràng không đem lại một sự hiểu biết đúng đắn và dẫn đến những việc không tốt. Vì thế, tôi nghĩ những điều bạn nói rất có lý. Ai đến với đạo Phật bằng niềm tin thì cứ đến. Ai đến bằng sự hiểu biết thì cứ đến.
Theo tôi, một từ Khổ là đủ nghĩa. Khổ nghĩa của nó rất là rộng: Đau khổ cũng lả khổ. Đói thiếu cũng là khổ. Bịnh hoạn cũng là khổ. Tâm dao động cũng là khổ v.v... Tương tự, sự vô thường ở thế gian là một trong những thứ đưa đến khổ. Vì thế theo tôi, một từ Khổ là đủ. Còn ai nghĩ lệch đạo Phật là khổ là lỗi của người đó.


Hình đại diện của người dùng
hoctro
Bài viết: 48
Ngày: 27/08/07 15:54
Giới tính: Nam
Nghề nghiệp: Đợi suy nghĩ đã.

Re: TỨ DIỆU ĐẾ

Bài viết chưa xem gửi bởi hoctro »

Chú thì có một nguyên tắc là "Ngũ Chủng Bất Phiên" ngày trước mình có hỏi và thầy Huệ Viên cũng đã trả lời.
http://daitangkinhvietnam.org/diendan/v ... f=43&t=131
naicon đã viết: Theo tôi, một từ Khổ là đủ nghĩa. Khổ nghĩa của nó rất là rộng: Đau khổ cũng lả khổ. Đói thiếu cũng là khổ. Bịnh hoạn cũng là khổ. Tâm dao động cũng là khổ v.v... Tương tự, sự vô thường ở thế gian là một trong những thứ đưa đến khổ. Vì thế theo tôi, một từ Khổ là đủ. Còn ai nghĩ lệch đạo Phật là khổ là lỗi của người đó.
Đồng ý đồng ý nhưng cũng cần phải "thanh minh thanh nga" một chút chứ không thì người ta sẽ gọi "Bụt bằng anh" thì phiền lắm. Hôm nay học được thêm nhiều khía cạnh khác nhau của chữ khổ.


Ly tịch phương ngôn tịch diệt. Khứ sinh hậu thuyết vô sinh. Nam nhi tự hữu xung thiên chí. Hưu hướng Như Lai hành xứ hành.
Ngô Tất Tố dịch:
Thoát kiếp rồi bàn câu tịch diệt. Không sinh hãy nói chuyện siêu sinh. Tài trai có chí xông trời thẳm. Giẫm vết Như Lai luống nhọc mình.
Thiền sư Quảng Nghiêm (1121 - 1191) huyện Ðan Phượng, tỉnh Hà Tây, Việt Nam.
Hình đại diện của người dùng
thienminh
Bài viết: 68
Ngày: 16/06/07 20:31

Re: TỨ DIỆU ĐẾ

Bài viết chưa xem gửi bởi thienminh »

chanh minh cong đã viết:Nam Mô A Di Đà Phật
Theo như Minh Công nghĩ việc dịch kinh sach là rất cần thiết vì có dịch ra thì mới phổ biến rộng rãi để cho tất cả phật tử có cơ hội tiếp xúc để tìm hiểu và thâm nhập vào bể giáo pháp của Như Lai ,Nếu không dịch ra thì các phật tử muốn đi sâu tìm hiểu giáo pháp chắc rất khó khăn vì bây giờ mọi người ít có cơ hội học thêm chữ Hán hay các chữ khác cho nên việc dịch kinh sách là rất cần thiết.
Còn khi hành trì tụng niệm là tùy nguyện mỗi người có thể tụng nguyên âm hay dịch ra cũng được ,nhưng riêng các CHú thì nên để nguyên không dịch ra là hơn .Quan trọng là khi tụng niệm tâm ta luôn thành kính và trang nghiêm.Đó là suy nghĩ của Minh Công mong quý thầy cô và chũ vị đạo hữu cùng trao đổi và chỉ bảo thêm.
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
Các bạn đừng ngại cứ tự nhiên, mọi người trong diễn đàn đều bình đẳng dù là quản tri viên hay điều hành viên hay là thành viên mới đều có quyền như nhau. chúng ta đến đây để trao đổi và học hỏi. Mỗi người đều là cuốn sách hay nếu chúng ta biết đọc.

Đồng ý với chanh minh cong và naicon về những điều mà các bạn đã đề cập.
Về việc trì chú có công hiệu rồi sanh ra cống cao ngã mạn. Điều này là bình thường! Mình nói bình thường vì rất nhiều người bị rơi vào tình trạng này. Ngày mình mới bắt đầu học Phật thầy của mình cấm mình trì chú trong 3 năm đầu. Thầy mình bảo học giáo lý trước rồi sau đó muốn sao cũng được. Lúc đó mình oán thầy mình lắm. Nhưng sau này mình phải mới biết là thầy mình do lòng từ bi nên mới cấm mình. Lý do rất đơn giản chỉ vì lúc ấy mình chỉ muốn cầu thấy điềm kỳ lạ... chứ nói về sự phát tâm thì chẳng biết gì. Đối với người học Phật điều quan trọng là tu để làm gì ? Để giải thoát hay chỉ là cầu thấy điềm kỳ lạ .... hay chỉ muốn nhàn nhã một đời ? Kinh Hoa Nghiêm chép: "quên mất tâm Bồ đề mà tu hành các pháp lành thì gọi là hành động theo ma vương. Quên mất còn thế, huống chi chưa phát." Nếu biết phát bồ đề tâm mà tu hành thì chắc không đến nổi như naicon đã nói. ý kiến nhỏ xin trao đổi cùng các bạn. mong học hỏi thêm. Chúc các bạn an lạc


Không làm các điều ác, thường làm các điều lành, giữ thân ý trong sạch, đó là lời Phật dạy.
Nội quy sinh hoạt của diễn đàn: 1. Thân hòa cùng chung ở. 2. Khẩu hòa không tranh cãi. 3. Ý hòa cung hoan hỷ. 4. Giới hòa cùng tu tập. 5. Kiến hòa cùng giải bày. 6. Lợi hòa cùng chia sẻ. Mong mọi người sinh hoạt trong trong tinh thần lục hòa.
- Nhấn F12 để bật hay tắt chương trình gõ tiếng Việt của diễn đàn.
http://daitangkinhvietnam.org | http://tudien.daitangkinhvietnam.org | http://diendan.daitangkinhvietnam.org
mimosa
Bài viết: 103
Ngày: 24/08/07 10:05

Re: TỨ DIỆU ĐẾ

Bài viết chưa xem gửi bởi mimosa »

naicon đã viết: Chị họ tôi chuyên về trì chú. Theo chị, trì chú rất linh nghiệm. Từ khi chị trì chú thì học trò đến học thêm rất nhiều. Mỗi lần mong muốn về tiền bạc, trì chú đều đáp ứng. Rốt cuộc, chị kết luận trì chú thì có tiền. Vì thế ngoài việc trì chú ra, những việc phúc đức khác ngày càng hạn chế với chị. Trước thì chị hay cho mượn kinh sách, thậm chí biếu luốn để mọi người cùng đọc. Chị cũng giúp đỡ hàng xóm. Nhưng từ khi chi nghĩ trì chú đã đáp ứng được điều mong mõi của chị, thì thậm chí đi chùa thay vì trả tiền xe, chị cũng đi theo hạng không có tiền (xe giúp người nghèo đi chùa).
Chị họ của naicon có được viên bảo châu vô giá mà phải lang thang làm hành khất chỉ vì cơm ngày ba bữa cơm. Há chẳng đáng tiếc lắm sao ?

Lại muốn gieo nhân bần cùng cho đời sau. Người ta bố thí để cầu phước mình lại nhận của bố thí đó thì rõ ràng là nợ nần rồi. Chẳng lẽ vay lại không trả mà được sao ? Đây chỉ là thảo luận học hỏi không có ý trù ẻo à nghe. Xin đừng hiểu lầm. thân ái.


Hì hì người ta ký mình cũng bắt trước ký cho giống người ta:
Xuân khứ bách hoa lạc, Xuân đáo bách hoa khai, Sự trục nhãn tiền quá, Lão tùng đầu thượng lai, Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận, Đình tiền tạc dạ nhất chi mai
Bản chữ Nôm:
Xuân đi trăm hoa rụng, Xuân đến trăm hoa cười, Trước mặt việc đi mãi, Trên đầu già đến rồi, Đừng bảo xuân tàn hoa rụng hết, Đêm qua sân trước một cành mai.
Mãn Giác 1052-1096, Thiền sư Việt Nam thời Lý

http://daitangkinhvietnam.org
http://diendan.daitangkinhvietnam.org
http://tudien.daitangkinhvietnam.org
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.17 khách