Thiếu Thất Lục Môn

Cùng nhau học hỏi những bài giáo lý căn bản và kiến thức Phật học phổ thông.
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Thiếu Thất Lục Môn

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

3) Vô Sở Cầu Hạnh.
Người đời mải đắm mê, việc gì cũng tham trước, thế gọi là cầu.
Bậc trí giác ngộ được lẽ chân, chuyển ngược thế tục, nên tâm an trụ ở vô vi , thân tùy nghi mà vận chuyển.
Muôn vật đều là không , có gì vui mà cầu được. Hễ có công đức thì liền có hắc ám đuổi theo .
Ở lâu trong ba cõi khác nào như trong nhà lửa, có thân ắc khổ, được gì mà vui ?
Thông suốt được như vậy ắc buông hết sự vật , dứt ý tưởng, chẳng mong cầu.
Kinh nói “Còn cầu còn khổ. Hết cầu mới được vui”.
Xét biết không cầu mới thực là đạo hạnh, nên nói là “Hạnh không mong cầu”.

4) Xứng Pháp Hạnh
Cái lý thanh tịnh của tự tánh gọi là pháp. Tin hiểu lý ấy thì mọi hình tướng hóa thành không , không nhiễm trước, không bỉ thử.
Kinh nói: Pháp không có chúng sanh, hãy lìa chúng sanh cấu. Pháp không có tướng ngã, hãy lìa ngã cấu.
Bậc trí tin hiểu được như vậy thì tùy xứng theo pháp mà hành.
Bổn thể của pháp vốn không tham lận, cho nên dầu đem thân mạng, của cải ra mà bố thí vẫn không hối tiếc. Thấu rõ ba không (không người cho, không vật cho, không người nhận) thì không còn ỷ lại và chấp trước. Chỉ cần gạn trừ trần cấu, tùy nghi mà giáo hóa chúng sanh, nhưng không mắc phải hình tướng. Thế tức là tu hành, đã lợi người lại thêm trang nghiêm đạo Bồ-Đề. Bố thí đã vậy thì năm độ khác cũng thế. Vì dứt trừ vọng tưởng mà hành phép tu lục độ, nhưng thật không gì gọi là hành cả, nên gọi là hạnh xứng pháp.

Kệ rằng
Ngoại tức chư duyên
Nội tâm vô đoan
Tâm như tường bích
Khả dĩ nhập đạo

Minh Phật tâm tông
Đẳng vô sai ngộ
Hành giải tương ưng
Danh chi viết tổ.

Nghĩa :
Ngoài dứt muôn duyên
Trong bặt nghĩ tưởng
Tâm như tường vách
Mới vào được đạo.

Sáng Phật tâm tông
Thảy không sai ngộ
Làm, hiểu hợp nhau
gọi tên là tổ.

MỘT THÍ DỤ

Trong thế giới nọ, có một biển cả rộng lớn, sâu thẳm, trong suốt và tĩnh lặng. Dưới lớp bùn đất ở đáy biển, có vô số những cái hũ, trong mỗi hũ có một con cá.

Có người bảo: Mỗi cái hũ đó là một người. Những con cá đó là bản ngã, là những cái tôi của người đó. Bùn đất đó là những ô nhiễm, vẩn đục. Còn biển nước là Phật tánh.

Những con cá đó sống bằng bùn đất bằng sự kiêu hãnh ô nhiễm. Mỗi khi cái hũ của nó bị va chạm, thì con cá bản ngã lại quẫy lên, lồng lộn, làm cho bùn đất ô nhiễm (ích kỷ, tức giận, kiêu căng v v…) lại bị khuấy động lên, nuôi sống con cá bản ngã.

Có những cái hũ ở nơi cao, xa lánh những cái hũ khác, Nó không bị va chạm, bùn đất không dấy lên, con cá đói rồi dần dần nó chết. Bùn đất lắng xuống, cái hũ trở nên trong suốt , thì ra cái hũ bằng thủy tinh. Người ta không thể thấy cái hũ, vì nó cũng trong suốt như nước biển. Đó là những bậc xuất thế, như các vị A La Hán, Bích Chi Phật. Chỉ sau khi cái hũ vỡ rồi thì nước trong hũ và nước biển là một. Đó là trường hợp các vị Bồ Tát.

Cũng thế, Phật tính có trong mỗi người, có trong mọi pháp. Người ta hoạt động, va chạm, xung đột nhau, v v… và mọi sinh hoạt của đời sống, đều không rời Phật tính.
Đừng hỏi “Chúng sinh vào địa ngục, Phật tính có theo vào không?”
Những con cá trong thí dụ trên, dù nó có tàn sát lẫn nhau, nó có tạo ra địa ngục cho nhau thì chúng cũng không rời nước biển. Nước biển luôn nâng đỡ, tạo ra sự sống và mọi hành động của những con cá, nhưng không vì thế mà nước biển chịu hậu quả của những việc con cá làm, cũng không chịu mọi trừng phạt mà con cá phải chịu.
Cũng thế, chúng sinh vào địa ngục, Phật tính cũng vào địa ngục, cùng vào nhưng không cùng chịu khổ.
Đừng hỏi “chúng sinh làm gì, suy nghĩ gì, chư Phật có biết không ?”
Mọi suy nghĩ, hành động của chúng sinh đều nhờ vào Phật tánh mà thực hiện, sao lại không biết. Nhưng không vì vậy mà chư Phật phải chịu trách nhiệm của những việc chúng sinh làm.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Thiếu Thất Lục Môn

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

AN TÂM PHÁP MÔN

Khi mê, người đuổi theo pháp.
Lúc tỉnh, pháp đuổi theo người.
Tỉnh, ấy là tâm thức thâu nhiếp vật, sắc.
Mê, ấy là vật, sắc thâu nhiếp tâm thức.
Chỉ một chút phân biệt , cân nhắc của tâm là tự nơi mình, mọi hiện lượng đều là mộng cả.
Nếu nhận biết tâm mình vốn tịch diệt, không đâu là chỗ niệm cả, đó gọi là chánh giác.

HỎI : Sao gọi là hiện lượng của tâm mình ?

ĐÁP: Khi thấy các pháp là “có”, có nhưng chẳng phải tự nó có, mà nhân suy lường nên cho là có.
Khi thấy các pháp là “không”, không nhưng chẳng phải tự nó không, mà nhân suy lường nên cho là không.
Nói rộng ra thì tất tất đều như vậy cả, toàn do tâm mình suy lường ra mà cho là có, mà cho là không.
Còn người nào trót gây đủ thứ tội mà tự thấy vị Pháp Vương của chính mình , tức được giải thoát.

Tự trên “sự”, vươn lên mà tỏ suốt, đó là hàng khí lực mạnh.
Tự trong “sự”, thấy được pháp , người ấy đâu đâu cũng chẳng mất niệm.
Theo chữ nghĩa mà thông rõ, đó là người khí lực kém .
Sự tức là pháp, pháp tức là sự, ai rõ sâu lẽ ấy tự nhiên thuận theo mọi động tác của thân mình. Như thế tất người ấy chẳng ra pháp giới mà cũng chẳng vào pháp giới.
(chủ nhà thì mặc ý ra vào, nhưng rốt cuộc là chẳng ra cũng chẳng vào )
Nếu đem pháp giới vào pháp giới, đó là người si.
Hễ thấy có thi vi , rốt cuộc không ra được tâm pháp giới.
Tại sao vậy ? Vì thể của tâm tức là pháp giới vậy.

HỎI: Người đời học hỏi đủ thứ, tại sao không được đạo ?

ĐÁP: Vì người ấy còn tự thấy mình nên không được đạo. “Mình” ấy tức là “Ta” vậy. Bậc chí nhân gặp khổ chẳng lo, gặp vui chẳng mừng. Ấy vì không thấy có mình đó. Sở dĩ không biết khổ, vui vì quên mất mình trong hư vô đó.
Chính mình mình còn quên , thì còn cái gì mà chẳng quên được ?

HỎI : Các pháp đã là không thì dựa vào gì mà tu đạo ?

ĐÁP: Nếu có dựa vào gì thì mới cần tu đạo. Nếu không có gì để dựa thì chẳng cần tu đạo. “Cái gì” ấy tức là “cái ta” đó vậy. Nếu không có cái ta thì đối với sự vật chẳng sanh lòng phải quấy.
Phải, chính là tự ta phải, mà vật thì chẳng phải vậy.
Quấy, chính là tự ta quấy, mà vật thì chẳng quấy vậy.
Đối tâm mà không tâm mới thông đạt đạo Phật.
Đối vật mà không dấy lên cái thấy mới là đạt đạo.
Đứng trước vật, người naò đạt thẳng, biết suốt đến căn nguyên, tức người ấy mở thông mắt huệ.
Người trí tùy vật chẳng tùy mình, nên không có giữ, bỏ, thuận, nghịch
Người ngu tùy mình chẳng tùy vật nên có giữ bỏ, thuận nghịch.
Chẳng thấy gì hết gọi là thấy đạo
Chẳng làm gì hết gọi là hành đạo.
Cho nên bất cứ đâu đâu cũng như không đâu, bất cứ làm gì cũng như không làm. Đó tức là thấy Phật.
Bằng thấy tướng ở đâu tức thấy qủy ở đó.
Vì giữ tướng nên đọa địa ngục.
Vì xét pháp nên được giải thoát.
Nếu thấy tướng, nhớ tướng rồi phân biệt, tức chịu cảnh khổ lửa phỏng, nước sôi. Thấy hiện trước mắt tướng sinh tử.
Thấy tánh của pháp giới tức thấy tánh Niết Bàn
Không tưởng nhớ phân biệt tức là tánh pháp giới.
Tâm chẳng phải sắc nên chẳng phải có
Dùng mấy vẫn không hết nên chẳng phải không.
Dùng mà vẫn thường không nên chẳng phải có.
Không mà vẫn dùng hoài nên chẳng phải không.

Kệ rằng:

Tâm, tâm, tâm
Nan khả tầm
Khoan thời biến pháp giới
Trách giã bất dung châm

Nghĩa

Tâm, tâm, tâm
Khó nỗi tầm
Tung ra trùm pháp giới
Thu lại chẳng đầy mũi kim.

Kệ II

Diệt bất đổ ác nhi sanh hiềm
Diệt bất quán thiện nhi cần thố
Diệt bất xả trí nhi cận ngu
Diệt bất phao mê nhi tựu ngộ
Đạt đại đạo hề quá lượng
Thông Phật tâm hề xuất độ
Bất dữ phàm thánh đồng triền
Siêu nhiên danh chi viết tổ.

Nghĩa

Cũng đừng thấy ác mà sanh ghét
Cũng đừng thấy thiện mà hâm mộ
Cũng đừng bỏ trí mà gần ngu
Cũng đừng buông mê mà cầu ngộ.
Được vậy thì :
Chứng đạo lớn, rộng vô lượng
Sáng tâm Phật, lớn vô biên
Chẳng cùng phàm thánh quàng xiên
Vượt hết mà lên, gọi là Tổ.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Thiếu Thất Lục Môn

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

NGỘ TÁNH LUẬN

Phàm là đạo, phải lấy sự tịch diệt làm thể
Là tu, lấy sự lìa hình tướng làm tông.
Nên kinh nói :
Tịch diệt là Bồ-Đề. Diệt hết hình tướng ,
Là Phật, nghĩa là Giác vậy.
Người có giác tâm, được đạo Bồ-Đề, nên gọi là Phật.
Kinh nói :
Lìa tất cả hình tướng tức gọi là chư Phật.
Nên biết tướng Phật là có tướng mà không tướng. Không thể thấy bằng mắt, chỉ biết được bằng trí.
Ai nghe pháp ấy mà chợt phát lòng tin là người ấy đang nương pháp đại thừa siêu lên ba cõi.

Ba cõi ấy là tham, sân, si vậy.
Chuyển ngược tham, sân, si làm giới, định, huệ tức gọi siêu lên ba cõi. Tuy nhiên tham, sân, si chẳng có thực tính, chỉ bằng vào chúng sanh mà đặt tên. Nếu có thể soi ngược trở lại thì sẽ thấy rõ:
Tánh của tham, sân, si là tánh Phật. Ngoài tham, sân, si tuyệt không có tánh Phật nào khác.
Kinh nói :
Từ vô thỉ đến nay chư Phật luôn cư xử ở nơi ba độc, nuôi lớn ở trong bạch pháp , mà thành tựu quả Thế Tôn.
Ba độc ấy là tham, sân, si vậy.

Nói Đại thừa, Tối thượng thừa là nói chỗ sở hành của hàng Bồ-Tát.
Không gì là chẳng thừa, mà cũng không gì gọi được là thừa , suốt ngày thừa mà chưa hề thừa, đó là Phật thừa.
Kinh nói : Lấy vô thừa làm Phật thừa vậy.

Thừa tức là cưỡi. Bồ Tát cưỡi xe lớn, thuyền lớn vào bể lớn sinh tử để cứu độ chúng sinh. Các ngài dùng mọi phương tiện thích hợp để độ sinh cho nên nói không gì là chẳng thừa. Tuy nhiên việc độ sinh đó chỉ là hình tướng. Còn nơi các ngài an trụ là ở Niết Bàn, chưa hề động một cái móng tay. Cho nên nói: không gì gọi được là thừa. Cũng gọi là: suốt ngày thừa mà chưa hề thừa. Đó là Phật thừa.
(Trang 83)


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Thiếu Thất Lục Môn

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Nếu người biết sáu căn vốn không thực, năm uẩn chỉ giả danh, không thể dựa vào đâu mà cầu cạnh gì được, người ấy quả thông suốt lời Phật.
Kinh nói : Hang ổ của năm uẩn là tên gọi của thiền viện.
Chiếu sáng bên trong mà mở thông suốt, tức là cửa đại thừa.
Chẳng nhớ tưởng một pháp nào mới gọi là thiền định.
Ví hiểu rõ lời ấy thì đi đứng, ngồi, nằm thảy đều là thiền định cả.

Tại sao nói “Hang ổ của năm uẩn là tên gọi của thiền viện “ ? nói vậy tức xem thân này là nơi để thiền định
“Chiếu sáng bên trong mà mở thông suốt, tức là cửa đại thừa” có nghĩa trong tâm sáng suốt, thông với pháp giới.
“Chẳng nhớ tưởng một pháp nào mới gọi là thiền định” Chẳng nhớ một pháp nào, tức trong tâm không một niệm. Có tâm quá khứ tức tưởng nhớ. có tâm vị lai tức tưởng tượng. Nếu để tâm ở hiện tại tức có tác ý. Cũng chưa thích hợp với Phật tánh, vốn tịch diệt, lặng lẽ. Chỉ cần bỏ quách đi cả là xong. Và như vậy tức là trong tâm không một niệm.


Biết tâm vốn là không , đó gọi là thấy Phật.
Vì sao vậy ? Vì mười phương chư Phật đều nhân vì vô tâm, chẳng thấy ở tâm, đó là thấy Phật.
Xả tâm không nuối tiếc gọi là đại bố thí.
Lìa hết động và tịnh gọi là đại tọa thiền.
Tại sao vậy ?
Kẻ phàm mỗi mỗi đều hướng về động.
Hàng tiểu thừa mỗi mỗi đều hướng về định.
Vượt lên cả cái lầm hiếu động của phàm phu và hiếu định ngồi thiền của tiểu thừa mới gọi là đại tọa thiền.
Nếu có được sức lãnh hội ấy thì chẳng cần lìa mà tướng tướng tự cởi bỏ, chẳng cần trị mà bệnh bệnh tự trừ, ấy đều là định lực của phép đại tọa thiền.

Phàm đem tâm cầu pháp ấy là mê.
Chẳng đem tâm cầu pháp ấy là ngộ.
Chẳng mắc vào chữ nghĩa gọi là giải thoát.
Chẳng nhiễm sáu trần gọi là hộ pháp.
Xuất lìa sanh tử gọi là xuất gia.
Chẳng chịu hậu hữu gọi là được đạo.
Chẳng nổi vọng tưởng gọi là Niết – Bàn.
Chẳng đối xử với vô minh gọi là trí huệ lớn.
Chỗ không phiền não gọi là Bát Niết Bàn.
Chỗ không tướng gọi là bờ bên kia.

Người mê thì còn cầu pháp
Người ngộ thì không mong cầu.
Còn tìm tòi trong kinh sách là chưa được giải thoát.
Chẳng nhiễm sáu trần tức chẳng sa vào dục lạc, nên gọi là hộ pháp.
Xuất lìa sanh tử gọi là xuất tam giới gia.
Chẳng chịu quả báo, sạch hết mọi nghiệp, thân này là thân sau cùng nên gọi là được đạo.
Ở Niết – Bàn mọi thứ đều “Như” nên không có vọng tưởng.
Vô minh chẳng khởi nên chẳng cần đối xử.
Không phiền não gọi là Bát Niết Bàn.
Không tướng là thực tướng, tức bờ bên kia

(trang 84)


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Thiếu Thất Lục Môn

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Khi mê thì có bờ bên này
Khi ngộ thì không có bờ bên này
Tại sao vậy ?
Vì kẻ phàm phu mỗi mỗi đều xu hướng trụ ở bờ bên này.
Ví giác được pháp tối thượng thừa thì tâm chẳng trụ bên này cũng chẳng trụ bên kia, nên lìa được cả hai, bờ bên này và bờ bên kia vậy.
Nếu thấy bờ bên kia khác với bờ bên này, ắt người ấy tâm chưa có thiền định.

Phiền não gọi là chúng sanh,
Tỏ ngộ gọi là Bồ - Đề
Đó chẳng phải khác nhau mà cũng chẳng phải giống nhau, chỉ nhân vì mê với ngộ mà cách biệt nhau.

Khi mê thì thấy có thế gian cần thoát ra.
Khi ngộ thì không có thế gian nào để mà thoát ra cả.

Trong pháp bình đẳng chẳng thấy phàm khác với thánh.
Kinh nói: Pháp bình đẳng ấy, người phàm không thể vào, mà bậc thánh cũng không thể hành được.
Pháp bình đẳng ấy, chỉ có hàng đại Bồ -Tát cùng chư Phật Như Lai mới hành được vậy.
Nếu thấy sống khác với chết, động khác với tịnh, đó gọi là chẳng bình đẳng.
Tại sao vậy ?
Vì phiền não với Niết - Bàn đều chung đồng một tánh không vậy.
Do đó hàng tiểu thừa vọng dứt phiền não, vọng vào Niết- Bàn nên trệ ở Niết – Bàn
Hàng Bồ - Tát , trái lại biết rõ tánh không của Phiền não , tức chẳng lìa bỏ cái không, nên lúc nào cũng ở tại Niết – Bàn.

Phàm nói Niết – Bàn : Niết là không sanh, Bàn là không tử.
Lìa ngoài sanh tử gọi là bát niết bàn.
Tâm không qua lại tức vào niết bàn.
Nên biết niết bàn tức là tâm không.
Chư Phật vào niết bàn ấy, tức vào cõi không vọng tưởng.
Bồ-Tát vào đạo tràng ấy, tức vào cõi không phiền não.

Cõi vắng không ấy, tức cõi không tham, sân, si vậy.
Tham là cõi dục,
Sân là cõi sắc,
Si là cõi vô sắc.
Nếu bỗng chốc thoắt sanh tâm, tức đi vào ba cõi.
Bỗng chốc thoắt diệt tâm, tức ra ngoài ba cõi.
Mới hay ba cõi sanh diệt, muôn pháp có không, đều do một tâm.
(trang 87)


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Thiếu Thất Lục Môn

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Hễ nói một tâm tựa hồ như phá vào cái thế giới vật chất vô tình của ngói, cây, gỗ, đá.
Nếu biết tâm chỉ là một tiếng gọi suông, không thực thể , tức biết cái tâm tự tịch ấy chẳng phải có mà cũng chẳng phải không.
Tại sao vậy ?
Vì phàm phu mỗi mỗi đều có xu hướng sanh tâm nên gọi là “có”.
Hàng tiểu thừa mỗi mỗi đều có xu hướng diệt tâm nên gọi là “không”.
Hàng Bồ-Tát và Phật chưa từng sanh tâm, chưa từng diệt tâm nên gọi là “chẳng phải có tâm, chẳng phải không tâm”.
Cái tâm chẳng có, chẳng không ấy gọi là trung đạo.
Bởi vậy dụng tâm học pháp thì tâm, pháp thảy đều mê
Chẳng dụng tâm học pháp ắt tâm, pháp thảy đều ngộ.

Nói ba cõi sinh diệt, muôn pháp đều do một tâm sanh. Nhưng cái tâm ấy nó không có thực thể, chỉ là danh từ suông, không chỉ vào cái gì. Vì vậy cái tâm ấy chẳng phải có mà cũng chẳng phải không.
Phàm phu thì trong tâm lúc nào cũng ngổn ngang trăm mối, lo lắng đủ đường nên thấy tâm là có. (Nhưng đó là vọng tâm)
Tiểu thừa diệt hết vọng tâm, trong tâm trống rỗng, nên gọi là không tâm.
Duy Phật và Bồ-Tát thường trụ trong “Thanh Tịnh Pháp Thân” nên thấy chưa từng sanh, chưa từng diệt.
Cái tâm ấy chỉ có “dụng” mà không có “thể” cho nên nó chẳng phải có mà cũng chẳng phải không
.

Phàm mê là mê ở ngộ, còn ngộ là ngộ ở mê.
Bậc chánh kiến hiểu tâm vốn “Không vô” tức vượt lên mê, ngộ.
Không có mê, ngộ mới gọi là chánh giác, chánh kiến.

Có mê mới có ngộ. Có ngộ mới biết mình mê. Thảy đều là đối đãi.
Người mê thì thấy có mê, có ngộ.
Người ngộ rồi thì biết tất cả đều là không. Chẳng mê cũng chẳng ngộ
.

Sắc không thể tự nó là sắc, do tâm nên có sắc.
Tâm không thể tự nó là tâm, do sắc nên có tâm.
Cho nên hai tướng tâm và sắc đều có sanh, diệt.

Nhờ tâm nhận biết nên mới có vật.
Có vật lưu lại hình bóng trong tâm, nên mới có tâm.
Hai thứ đó đối đãi với nhau mà có.
Nếu không còn hình bóng trong tâm nữa thì thành tâm không
.
(trang 88)


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Thiếu Thất Lục Môn

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Nói “có” là có do ở “Không”
Nói “không” là không do ở “có”.
Đó mới là thấy chân thực.
Phàm thấy thực thì không gì là chẳng thấy, mà cũng không gì mà không chẳng thấy. Thấy khắp mười phương mà vẫn là chưa từng có thấy.
Tại sao vậy ?
Vì không có gì để thấy vậy, vì thấy cái không thấy vậy, vì thấy cái chẳng phải là thấy vậy.
Cái thấy của kẻ phàm đều là vọng tưởng.
Nếu tịch diệt, không có thấy mới là thấy thực.

“Có” và “không” là hai phạm trù đối đãi, phân biệt. Chúng nương nhau mà có. Cho nên nếu không có cái này thì không có cái kia. Biết như vậy mới hợp chân lý.
Bởi vì pháp giới hiện hữu đều là vọng tưởng. Cho nên thấy thực tướng của chúng là không thấy gì cả. Vì thực tướng của chúng vốn rỗng không.
Thực tướng của các pháp vốn không mà ta lại thấy chúng tức là ta thấy cái không thấy, thấy cái chẳng phải là thấy vậy
.

Tâm và cảnh đối đãi nhau, cái thấy phát sinh từ cái thế đối đãi ấy.
Nếu trong chẳng khởi tâm thì ngoài chẳng sanh cảnh.
Cho nên tâm và cảnh, nếu lắng hết cả hai thì mới gọi là chân kiến.
Và cái hiểu trong lúc ấy mới gọi là chánh kiến.

Cảnh tức là sắc hay vật. Như trên đã nói, cảnh do tâm nhận biết mà có.
Tâm do cảnh lưu lại hình bóng mà thành. Do đó chúng là một cặp phạm trù đối đãi, nương nhau mà có. Căn và thức do sự đối đãi này mà thành để liên hệ giữa tâm và vật. Do đó mắt có thể thấy vật, tai có thể nghe tiếng. Vì vậy nên ta biết thấy, nghe, hay, biết chưa phải là chơn. Nếu từ đầu tâm không vọng niệm thì cảnh đã chẳng sanh. Cho nên muốn ngộ vào chơn tánh thì tâm và cảnh cả hai đều phải đồng thời buông bỏ.
Chứng đạo ca nói
Tâm là căn, pháp là trần
Thảy đều ngấn bụi ám gương trong
Bao giờ ngấn hết gương trong lại,
Tâm pháp cùng quên rõ tánh chơn.

Trong kinh Lăng Nghiêm, lúc Phật hỏi Bồ-Tát Quán Thế Âm về quá trình tu chứng. Bồ-Tát nói rằng :


1/ Sơ văn trung,nhập lưu vong sở. Sở nhập ký tịch
Ban đầu, ở trong tính-nghe, vào được dòng viên-thông, không còn tướng sở-văn Trần-tướng vẳng-lặng

2/ Động tỉnh nhị tướng liễu nhiên bất sanh
hai tướng động, tĩnh rõ thật không sinh

3/ Như thị tiệm văn. Văn - Sở Văn, tận.Tận văn bất trụ
Cứ như thế mà nghe, các tướng năng-văn, sở-văn đều hết. Không dừng lại nơi chỗ dứt hết năng-văn, sở-văn mà tiến lên nữa,

4/.Giác, sở giác không. Không giác tịch nhiên
thì năng-giác, sở-giác, đều không. Không-giác tột bậc viên-mãn,

5/.Không ,sở không diệt.
các tướng năng-không, sở-không đều diệt

6/.Sanh diệt ký diệt ,tịch diệt hiện tiền
Sinh-diệt đã diệt, thì bản-tính tịch-diệt hiện-tiền.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Thiếu Thất Lục Môn

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Chẳng thấy một pháp mới gọi là đắc đạo
Chẳng hiểu một pháp mới gọi là hiểu pháp.
Tại sao vậy ?
Vì thấy cùng chẳng thấy đều là chẳng thấy vậy.
Hiểu cùng chẳng hiểu đều là chẳng hiểu vậy.
Thấy cái chẳng thấy mới là thấy thực
Hiểu cái chẳng hiểu mới là hiểu thực.
Phàm có cái hiểu đều là chẳng hiểu.
Không có cái hiểu mới là thực hiểu.
Hiểu cùng chẳng hiểu đều chẳng phải là hiểu vậy.
Kinh nói: chẳng xả trí tuệ gọi là ngu si.
Lấy tâm làm không thì hiểu cùng chẳng hiểu đều là chân cả.
Chấp tâm là có thì hiểu cùng chẳng hiểu đều là vọng cả.

Vì thực tướng không tướng, nên chẳng thấy một pháp tức là thấy thực tướng, nên gọi là đắc đạo.
Vì các pháp vốn không, nếu tìm hiểu đến thực thể của nó thì sẽ thấy chẳng có pháp nào, nên nói chẳng hiểu một pháp mới gọi là hiểu pháp.
Vì sao ?
Vì các pháp vốn không, thấy cùng chẳng thấy là hai cái đối đãi nhau, đều là vọng lập, cho nên nói rằng thấy hay chẳng thấy đều là chẳng thấy sự thực vậy.
Cũng thế Hiểu cùng chẳng hiểu là hai thứ đối đãi, đều là vọng lập, cho nên nói rằng hiểu hay chẳng hiểu đều là chẳng hiểu sự thực vậy.
Cái hiểu là do nhận thức, mà nhận thức thuộc về vọng, thuộc về ý. Chính vì vậy nó không thực.
Không có cái hiểu bằng nhận thức ấy, mà biết trực tiếp mới là thực hiểu.
Trí tuệ để soi xét các pháp, phân biệt các pháp. Nay các pháp vốn không mà không chịu xả trí tuệ thì gọi là ngu si.
Nếu trong tâm không một niệm, không chấp trược, thì hiểu cùng chẳng hiểu đều là chơn.Vì sao, vì hiểu cái không cũng như không cái hiểu.
Nếu trong tâm có vướng mắc thì hiểu cùng chẳng hiểu đều là vọng cả. Vì sao ? vì chấp trước vậy.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Thiếu Thất Lục Môn

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Khi hiểu rồi thì pháp đuổi theo người,
Khi chưa hiểu thì người đuổi theo pháp.
Nếu pháp đuổi theo người ắt cái chẳng phải là pháp hóa thành pháp.
Nếu người đuổi theo pháp, pháp hóa thành cái chẳng phải là pháp.
Nếu người đuổi theo pháp thì pháp pháp đều là vọng.
Nếu pháp đuổi theo người thì pháp pháp đều là chơn.

Nếu ngộ mọi pháp đều không thì pháp pháp đều tùy thuận theo người
Nếu chấp mọi pháp là thực có thì người người đuổi theo pháp.
Nếu ngộ thì tâm cũng chỉ là pháp.
Nếu chưa ngộ thì vọng niệm hóa thành tâm.
Vì thế
Nếu chưa tỏ ngộ thì mọi pháp đều là vọng.
Nếu đã tỏ ngộ thì mọi pháp đều chơn
.

Cho nên bậc thánh
- Cũng chẳng đem tâm cầu pháp,
- Cũng chẳng đem pháp cầu tâm.
- Cũng chẳng đem pháp cầu pháp.
Vì sao ? vì pháp tức là tâm vậy.

Vì thế tâm chẳng sanh pháp, pháp chẳng sanh tâm . Tâm và pháp tịch cả hai nên lúc nào cũng ở trong định.
Vì sao ? vì tâm vốn không mà pháp cũng vốn không.

Tâm chúng sanh sanh, ắt Phật pháp diệt
Tâm chúng sanh diệt ắt Phật pháp sanh.
Tâm sanh ắt chân pháp diệt
Tâm diệt ắt chân pháp sanh.
(trang 91)


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Thiếu Thất Lục Môn

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Khi mê thì có tội, khi hiểu thì không có tội
Tại sao vậy ?
Vì tội tánh vốn không vậy.
Khi mê thì không tội thấy có tội, Kki hiểu rồi thì đối tội thấy không tội.
Tại sao vậy ?
Vì tội không có gốc gác đâu cả.
Kinh nói : Muôn pháp đều không tự tánh, cứ dùng nó đừng ngờ, ngờ tức thành tội.
Tại sao vậy ?
Vì tội do nghi ngờ mà sinh ra.
Nếu thấu suốt được lẽ ấy thì bao nhiêu tội nghiệp đời trước đều tiêu tan hết.

Tại sao khi mê thì có tội, khi hiểu lại không tội?
Vì mê nên chấp có, vạn pháp là có mới gây nên tội. Nếu hiểu vạn pháp là không thì tội ở đâu ra ?
Nếu còn nghi tức chưa hiểu vạn pháp tức không
.

Khi mê thì sáu thức, năm ấm đều là pháp phiền não sinh tử.
Khi ngộ thì sáu thức, năm ấm đều là pháp niết bàn, không sanh tử.
Người dốc lòng tu chớ cầu đạo ở bên ngoài
Vì sao vậy ?
Vì tâm tức là đạo vậy.

Khi được tâm rồi mới hay không tâm nào có thể có.
Khi được đạo rồi mới hay không đạo nào có thể được.
Nếu nói đem tâm ra mà cầu được đạo, đó gọi là tà kiến.

Tại sao nói “đem tâm ra mà cầu được đạo, đó gọi là tà kiến “ ?
Vì tâm tức là đạo, đem tâm cầu đạo tức sai tâm đi bắt tâm.
Vả lại
Vì tâm không thể có, làm sao đem tâm cầu đạo được
Vì đạo không thể được làm sao cầu ?

(trang 92)


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Thiếu Thất Lục Môn

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Khi mê thì có Phật, có pháp. Ngộ rồi thì không Phật, không pháp.
Tại sao vậy ?
Vì ngộ tức là Phật pháp.

Ngộ rồi thì không người không ta, không tâm không pháp, không năng không sở, tất cả đều là Phật pháp

Khi mắt thấy sắc chẳng nhiễm nơi sắc
Khi tai nghe tiếng chẳng nhiễm nơi tiếng,
Như thế đều là giải thoát cả.
Mắt không dính sắc thì mắt là cửa thiền
Tai không dính tiếng thì tai là cửa thiền .
Nói gom lại:
Thấy được tánh của sắc thì lúc nào cũng là giải thoát
Thấy tướng của sắc thì lúc nào cũng là trói buộc.
Không bị phiền não mà trói buộc, tức là giải thoát, ngoài ra không có sự giải thoát nào khác.
Khéo quán xét sắc thì rõ ràng sắc chẳng sanh nơi tâm, tâm chẳng sanh nơi sắc, tức cả sắc và tâm đều thanh tịnh cả hai.

Thấy sắc tức là không thì không bị sắc trói buộc, nên lúc nào cũng được giải thoát.
Khéo quán sát thì tâm chẳng khởi vọng tưởng nên nói sắc chẳng sanh nơi tâm. Vì tâm chẳng khởi vọng tưởng nên thường trong định, chẳng nhiễm sắc trần , nên cả hai đều được thanh tịnh. Tức được giải thoát
.
( trang 93)


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Thiếu Thất Lục Môn

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Khi không vọng tưởng thì một tâm là một nước Phật
Khi có vọng tưởng thì một tâm là một địa ngục
Chúng sanh xây dựng vọng tưởng, đem tâm sanh tâm , nên lúc nào cũng ở địa ngục .
Bồ-Tát quán xét vọng tưởng, không đem tâm sanh tâm, nên lúc nào cũng ở nước Phật.
Nếu không đem tâm sanh tâm thì tâm tâm quay về không, niêm niêm trở về tịnh, vào đủ nước Phật, đến đủ nước Phật.
Nếu đem tâm sanh tâm thì tâm tâm chẳng tịnh, niêm niệm hướng động , vào đủ địa ngục, qua đủ địa ngục.
Nếu một thoáng tâm dấy lên ắt có thiện ác hai nghiệp, có thiên đường, địa ngục.
Nếu một thoáng tâm không dấy lên, ắt không thiện ác hai nghiệp, cũng không thiên đường địa ngục.

Thế nào gọi là đem tâm sanh tâm ? Là đối cảnh sinh tình, khởi vọng niệm.
Thế nào là một thoáng tâm dấy lên ? Một thoáng tức là trong nháy mắt, tâm dấy lên tức là động tâm, khởi niệm. Tóm lại là khởi vọng niệm
.

Thánh nhân vốn không tâm , nên trong thì trống rỗng bao la, cùng với hư không chẳng khác.
Khi tâm được niết bàn tức chẳng thấy có niết bàn.
Tại sao vậy ? Vì tâm là niết bàn.
Nếu ngoài tâm lại thấy có niết bàn, đó là mắc phải tà kiến vậy.

Vì tâm là niết bàn nên khi được niết bàn thì chẳng thấy niết bàn. Cho nên kinh nói “ Không có niết bàn để đạt “
Nếu thấy mình đạt niết bàn thì chắc chắn là niết bàn ngoại đạo
.

Tất cả phiền não là hạt giống Như Lai, vì nhân có phiền não mới được trí huệ.
Chỉ nên nói phiền não “sanh” Như Lai, không thể nói phiền não “ là “ Như Lai.
Cho nên cần lấy thân tâm làm ruộng rẫy, phiền não làm hột giống, trí huệ làm mầm mộng, còn Như Lai thì ví như lúa, thóc vậy.

Nếu không mê thì đâu có ngộ. Nếu không phiền não thì đâu có niết bàn. Nhưng không thể nói “mê” tức là “ngộ”, “chúng sanh” là “Phật” được.
Thân tâm là nơi nảy sanh phiền não. Nhưng do tu hành (giống như canh tác) mà từ trong phiền não phát sanh trí huệ, từ trong trí huệ mà đạt chính đẳng chính giác
.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.24 khách