TỨ HOẰNG THỆ NGUYỆN VÀ TỨ THÁNH ĐẾ

Cùng nhau học hỏi những bài giáo lý căn bản và kiến thức Phật học phổ thông.
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

TỨ HOẰNG THỆ NGUYỆN VÀ TỨ THÁNH ĐẾ

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

TỨ HOẰNG THỆ NGUYỆN VÀ TỨ THÁNH ĐẾ

Vì cuộc đời là
KHỔ nên Bồ Tát phát nguyện “Chúng sanh vô biên thệ nguyện độ”
Vì nghiệp báo, phiền não trùng trùng
TẬP kết nên Bồ Tát phát nguyện “Phiền não vô tận thệ nguyện đoạn”
Vì mục đích
DIỆT trừ phiền não nhiều vô tận nên Bồ Tát phát nguyện “ Pháp môn vô lượng thệ nguyên học”
Vì mục đích giải thoát khỏi luân hồi, vĩnh viễn xa lìa đau khổ. Vì
ĐẠO Phật cao vô thượng, mới có khả năng đó, nên Bồ Tát phát nguyện “Phật đạo vô thượng thệ nguyện thành “.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: TỨ HOẰNG THỆ NGUYỆN VÀ TỨ THÁNH ĐẾ

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

Như vậy chúng ta mới rỏ Tứ Thánh Đế đâu hạng buộc ở Tiểu Thừa.

Tứ Thánh Đế ở Tiểu Thừa khác, Trung Thừa khác, Đại Thừa khác.

Ở nầy cũng nên hiểu thêm. Nếu có Bồ Đề Tâm rồi thì làm mọi việc gì cũng đều vì Bồ Đề Tâm.

Kinh Hoa Nghiêm: "Làm mọi việc lành mà quên mất Bồ Đề Tâm, đó là việc ma"

Ngược lại nếu làm mọi việc gì, tu tập bất kỳ pháp môn nào mà luôn luôn có Bồ Đề Tâm thì đó là việc Phật.

Bồ Đề Tâm là Tâm Đại Thừa, là Tâm của chư Phật Bồ Tát.

Kinh Hoa Nghiêm dạy, không có Tâm Bồ Đề thì chẳng thể viên thành Phật Quả.

Vì vậy tôi mong rằng ai nấy khi đã phát tâm Bồ Đề trên cầu Phật đạo, dưới độ chúng sanh, thì hãy luôn luôn ghi khắc trong lòng chẳng quên. Hễ làm mọi việc lành gì dù nhỏ như hạt cát cũng đừng quên ta làm đó là thuận theo Tâm Bồ Đề của mình.

Nhờ Phát Tâm Bồ Đề mới dũng mảnh tinh tấn trên con đường thành Phật đạo. Mất Tâm Bồ Đề thì rất khó rất khó tiến lên được!


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.14 khách