Hiếu

Cùng nhau học hỏi những bài giáo lý căn bản và kiến thức Phật học phổ thông.
zelda
Bài viết: 682
Ngày: 22/08/07 09:21
Giới tính: Nam
Đến từ: HCM
Nghề nghiệp: Đi làm , đi học

Hiếu

Bài viết chưa xem gửi bởi zelda »

VÌ sao Đức Phật dạy chúng ta chữ hiếu ? Vì trong các pháp mà Đức Phật dạy chúng ta thấy rõ pháp trở ân cho bậc hữu ân là pháp cao thượng .
Pháp này kô phải chỉ riêng dành trả ơn cho cha mẹ mà ngay cả người dưng của mình nữa .
Thế nào gọi là cha mẹ ?
Cha mẹ là người nuôi dưỡng dạy điều hay lẽ phải cho con , mong con được thành đạt dựa trên nên tảng của sự dạy dỗ đó. Và trong tâm của cha mẹ kô hề có một sự đòi hỏi nào về sự trả ơn cả.
Như trên là định nghĩa tương đối đúng thế nào là cha mẹ . Nhưng vì sao tôi kô định nghĩa cha mẹ là người sinh ra mình .....v.......v....... Thật sự chúng sinh Vô Ngã làm gì có cha mẹ của ta do vậy người sinh ta ra chỉ là họ có duyên rồi sinh ta ra mà thôi . Họ kô nuôi ta được kô ? Đương nhiên là được và họ kô hề phạm vào ác nghiệp , xin lỗi khi tôi nói như vậy. Đức Phật dạy 32 điều hạnh phúc có nói đến pháp tế độ vợ con , nhưng chưa hề nói rằng người mẹ sinh con ra rồi kô nuôi là có lỗi . Vi dụ lỡ tôi nghèo quá tôi ăn còn kô đủ thì sao nuôi con? kô phải lúc đó thà đưa vào co nhi viên kô ? Đó gọi là kô phải cha mẹ của ta , tức cha mẹ thích có trách nhiệm thí ân cho ta thì tốt còn kô có thể bỏ ta như thường.Gần đây tôi có nghe một số luận cứ kì lạ kô biết do đạo nào dạy họ nói rằng" cha mẹ có nhiệm vụ nuôi tôi" .Cái này thật sự hình như Đạo Phật kô có chế định cái nhiệm vụ này .
Nếu ta thấy được cái pháp cha mẹ kô phải của ta kô có trách nhiệm vì với ta . Mà họ lại thí ân cho ta vô bờ bến như vậy thì quả thật đó là hạnh bồ tát rồi . Chúng ta có thể xúc phạm đến bồ tát kô ?
Nhưng ngược lại người con lại kô thể nào quên đi cái công ơn ấy của cha mẹ .Dẫu cha mẹ kô là của ta nhưng ta được thế nay là do ai ?Chúng ta quên công ơn của họ đối xử với họ tệ bạc thì kô đúng . Nên Đức Phật có chế định quy kô được bất hiếu vì sẽ rời vào các đường ác đạo.
Trong tứ vô lượng tâm Đức Phật dạy chúng sinh xem tất cả mọi người là con của mình lấy đó mà thương yêu. Thì lẽ đương nhiên mình mà nhiều con quá tự nhiên cái tình thương đó giảm và tiến đến 0.Khi ta đoạn tận tình yêu luôn thì sẽ đạt được cảnh giới vô sinh và giải thoát rồi đó.
Tóm lại, chúng ta có hiếu, bố thí, lạy Phật,đí chùa , niệm Phật .....v...v.. cũng chỉ là thực hành pháp thí và thực hành pháp trả ơn cho bậc hữu ân mà thôi.
bài này Zelda muốn viết lâu rồi nhưng giờ mới viết . Thiết nghĩ sẽ gây nên sự khó chịu nên mong các bạn thảo luận cùng tôi.


Gieo suy nghĩ, gặt hành động
Gieo hành động, gặt thói quen
Gieo thói quen, gặt tính cách
Gieo tính cách, gặt số phận

Dick Lyles
Hình đại diện của người dùng
mytutru
Bài viết: 901
Ngày: 27/03/08 21:55
Giới tính: Nữ

Re: Hiếu

Bài viết chưa xem gửi bởi mytutru »

Tệ Hại Trong Suy Nghĩ của Người Tu

Mô Phật.. Tình cờ xem bài của Zelda viết về lòng biết ơn ( Sự hiếu thảo với cha mẹ) mtt cũng có những cảm xúc khi biết những truyện nhỏ quanh mình về điều này, hôm nay xin nêu ra để được tham khảo như sau:

Ở ngoài đời, con cái vịnh lý do bận làm ăn để kiếm tiền lo cho đời sống.. Khi cha mẹ già sức yếu.. Kẻ có tiền mượn người chăm nom cho cha mẹ.. Kẻ không tiền mướn người, phải phó mặc cho cha, mẹ tự túc lo lấy thân..
Cha mẹ vì thương con không hề than trách, nhưng cũng có những cha mẹ, phiền muộn khóc thầm tủi thân.. Và hay so sánh đau khổ, than thân trách phận của mình với người chung quanh, vì chính họ tuy sanh ra Phật, nhưng tâm tánh của họ vẫn là chúng sanh mà.. Khi gặp mặt họ tuy không nói ra bằng lời, nhưng với người có trí tuệ phải hiểu mà độ họ.

Đừng hẹn rằng: “Tôi tu thành Phật tôi sẽ độ=cứu ông bà-> Muộn màng rồi đó”..v.v…

Người có hiếu thì tuy mượn người chăm nhưng vẫn bỏ công dòm ngó.. Đó là do phước của cha mẹ ấy sẳn có.. Bằng gặp đứa con bất hiếu, thì họ rất khó chịu, họ bỏ tiền nhưng chẳng ngó đến cha mẹ ra sao.v.v..

Có một vài câu truyện do pt bất mãn kể lại như sau: Có một Chùa nọ sc ở Chùa có một mẹ già, ở cạnh Chùa, bà mẹ già yếu lắm bịnh không đi đứng được.. sc này mượn pt chăm nom cho bà mẹ của cô.. pt vì lòng quý trọng tăng ni, nên việc chăm hộ mẹ của sc họ không hề từ chối.!

Nhiều lần mẹ của sc ấy hỏi bà pt về đứa con của mình đâu, sao lâu quá không về bà rất nhớ, người pt bạch lại với sc.. sc nói với bà pt rằng.. Bà nói dùm “Cô bận lắm, khi nào rảnh mới về được, bảo bà rang ăn và uống thuốc cho khỏe mạnh”
Cô pt.. Tội nghiệp cho bà mẹ của sc mà muốn khóc, vì chính bà thấy rõ sc ấy có bận gì đâu.. Nhưng gần mẹ để chăm lo thì không màng đến.. Bà pt tự nghĩ, người ấy đã XG tu học, lẽ ra phải lưu tâm mẹ nhiều hơn mới phải chứ.?
Luôn dùng thế của người tu giao mẹ cho người khác để lánh khổ cực là sao.? Mình mà đeo theo phục vụ vậy mình có trí tuệ hay mình mù quáng đây.?! Nghĩ được như vậy, bà tìm cách từ chối không nuôi hộ nữa, tuy lòng bà rất thương bà mẹ già kia..
Bà nói: Tôi nghe mấy người họ nói với nhau: “Người đã XG thì không xem GĐ là người thân nữa, vì vậy họ phải tránh để không vây vướng tình yêu thương.. ???

Với một GĐ đông con khá giả, cha mẹ nhiều con, thì thiết nghĩ, đứa con có phó mặc cha mẹ lúc già cũng không sao, người con hãy quyết tâm tu, đạo hạnh để bồi đắp cho cha mẹ bằng đạo hạnh của mình.. Nhưng với người cha mẹ cô đơn, thì hãy tìm cách mà gần gủi dìu dắt cha mẹ ở những lúc cần, vậy mới đúng nghĩa “Biết ơn”
Người có tâm tu và biết ơn, tất cả chư Phật và long thần hộ pháp luôn hộ trì chứ không hề bỏ họ.. Vì vậy, đừng phó mặc họ “Cha mẹ” thì dầu có tu cũng khó thành chánh quả.!

Tuy biết rằng cha mẹ chỉ là con thuyền đưa chúng ta lên cõi trần này, và mượn cái thân này mà tu học.. Có những bậc trí tuệ Bồ Tát hay Thánh Tăng.. Khi đắc quả khi họ muốn trở lại làm người, họ không vào một GĐ trọn vẹn, mà họ vào những nơi Bất hạnh để có mặt ở trần gian hầu khỏi bận tâm trên đường hoằng hóa Đạo.. Hoặc họ vào nơi thật quyền quý giàu có rồi khi lớn mới xin hoặc trốn để XG..

Nhưng khi Đạo Quả viên thành họ vẫn ngầm đủ mọi cách để “Độ = Cứu cha mẹ và những người mà họ đã từng mang ơn, thọ ơn” .. Đây là điều có thật, mtt tôi không tiện kể ra đây, vì nó thuộc vào sự “Huyền bí, có thật nhưng khó tin ở kẻ không hiểu nhiều, sanh thêm lời không tốt”

( Tôi thường nghe câu sau đây: Đã đi tu rồi mà luôn nghĩ về GĐ cha mẹ ).. Tôi chợt nghĩ: Đi tu rồi lại tập tánh tệ hơn chúng sanh ở ngoài đời hay sao.?!!!
Trong Kinh Sách lời của Đức Phật nói: “Tất cả chúng sanh như cha mẹ và người thân của ta” Vì vậy người tu không nên phân biệt .. Rất đúng như vậy..
Nhưng hãy tùy duyên mà cứu, mà cái ơn trước mắt để có thân này phải lưu tâm trước.. Nó cũng giống câu truyện.. Có một số người thân rớt xuống giòng sông kia.. Câu đố của người hỏi là: Cha, mẹ và vợ .. Vậy cứu ai trước.?
Người trả lời: Hãy cứu ai gần ta nhất.. Ý chữ gần là sao.? Gần là hiện tại trước mắt, tay mình với tới được.. Do duyên và tùy duyên .. Trong cha mẹ có cha mẹ hiện tại và cha mẹ của quá khứ.. Tùy duyên mà cứu họ, lúc họ nguy khốn nhất, mà người tu biết nhớ ơn, mới độ được họ vậy.
Vài lời thô thiển góp phần nhỏ trong cái thấy của hiện tại.. tangbong Mô Phật


Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
Thongminhhon
Bài viết: 404
Ngày: 08/01/09 01:28
Giới tính: Nam
Đến từ: HCM

Re: Hiếu

Bài viết chưa xem gửi bởi Thongminhhon »

mytutru đã viết:Tệ Hại Trong Suy Nghĩ của Người Tu


Nhưng hãy tùy duyên mà cứu, mà cái ơn trước mắt để có thân này phải lưu tâm trước.. Nó cũng giống câu truyện.. Có một số người thân rớt xuống giòng sông kia.. Câu đố của người hỏi là: Cha, mẹ và vợ .. Vậy cứu ai trước.?
Người trả lời: Hãy cứu ai gần ta nhất.. Ý chữ gần là sao.? Gần là hiện tại trước mắt, tay mình với tới được.. Do duyên và tùy duyên .. Trong cha mẹ có cha mẹ hiện tại và cha mẹ của quá khứ.. Tùy duyên mà cứu họ, lúc họ nguy khốn nhất, mà người tu biết nhớ ơn, mới độ được họ vậy.
Vài lời thô thiển góp phần nhỏ trong cái thấy của hiện tại.. tangbong Mô Phật
Bài viết rất hay ! tangbong kinhle
Mong đạo hữu chia sẻ thêm với kinh nghiệm và chánh kiến của đạo hữu :
- Con cái (ở cùng và ở riêng với cha mẹ) ngày còn rảnh 4 tiếng ( chắc ai cũng phải được như vậy) thì làm những gì thiết thực cho cha mẹ?
- Khi cha mẹ buồn, con cái phải làm sao?
- Khi cha mẹ vui, con cái phải làm gì?
TMH kính! tangbong tangbong tangbong


Mong các đạo hữu phát tâm hoan hỷ khi đọc
http://diendan.daitangkinhvietnam.org/v ... 692#p47692
Hình đại diện của người dùng
mytutru
Bài viết: 901
Ngày: 27/03/08 21:55
Giới tính: Nữ

Re: Hiếu

Bài viết chưa xem gửi bởi mytutru »

Mô Phật

Trong cuộc sống, mỗi GĐ có một cách sống khác nhau và không GĐ nào giống nhau cả, nhưng dưới đây tôi mytt sẽ nói phương cách chung, và các vị hãy dùng tình thương hay lòng nhân từ bi mà ứng dụng vào đời sống cá nhân..

Thí Dụ: Có một GĐ nghèo tuy có vài người con nhưng ai cũng mãi làm lo cho cá nhân GĐ của họ.. Trong GĐ này lại có một đứa con vì ham Tu học đã dứt khoát bỏ nhà đi, trong khi mẹ không muốn nên gần như từ bỏ đứa con này..

Đứa con vì ham tu mặc người mẹ từ bỏ, mỗi lần được về lại bị mẹ cay đắng đuổi đi.. Người này vì vậy không hề ĐT thăm hỏi mẹ.. Một hôm có một người vào Chùa xin XG so theo vai vế thì người này vai em, nhưng tuổi tác thì lớn hơn..

Tình cờ ngồi nghe các huynh nói truyện về mẹ của huynh trốn nhà và bà mẹ giận từ, không ngó đến mặt và không nhắc đến tên, gặp thì lại bị cự rầy la, nên không về nữa.. Cô lão sa di liền nói như sau:

Con XG ở xa GĐ

( Theo con bà mẹ ấy vì thương quá hóa hờn giận vậy thôi, nhưng bà rất đau lòng đó.. Mấy cô vì chưa làm cha mẹ làm sao hiểu tình yêu thương con thâm thúy cở nào.. Theo con nên vì ở xa mỗi tháng hai hoặc ba lần ĐT về thăm bà, nếu bà không có ĐT, thì ĐT cho ai đó gần bà nhất và nhờ người ấy chuyển lời dùm..
- Thứ nhất hỏi xem bà có khỏe không.!
- Thứ hai đây là cách để cho bà thấy rằng "Con vẫn yêu thương và biết ơn mẹ, nhưng vì muốn tu con đành xa mẹ, vì xin mẹ không cho con phải làm như vậy.!
- Thứ ba là nhờ người nói hộ với bà là.. "Nếu con ở ngoài đời con sẽ khổ như những mái GĐ không yên ấm, nhưng nhờ biết ham tu, con được đi học và không vướng vào cái khổ của thế gian.!
Bảo đảm rằng, mẹ cô sẽ có suy nghĩ và thức tỉnh lại, không la rầy cô nữa.).. Cô ấy đã thành công

Sau lần đó cô về thăm mẹ, mẹ của cô rất hoan hỉ, và còn đòi theo vào Chùa cho biết Chùa nữa..
Nhờ vậy cô lại độ luôn mấy người anh trai, biết cúng dường cho cô có thêm phương tiện tu học..
Cô lấy Đạo Hạnh nhờ mấy người chị dâu chăm nom cho mẹ, cô lo tu và hồi hướng cho mọi người.. Ai cũng vui hết..

Con XG ở gần GĐ

Nếu XG ở gần nhà hay trong cùng thành phố, Xã quận, thì hãy siêng năng ghé thăm..
- Thứ nhất dùng lời khuyên nhắc nhỡ "Niệm Phật và tránh bớt sát sanh"
- Thứ hai là hãy tự tay bưng nước, bưng cơm mời ăn.. Hãy làm mọi cách cho cha mẹ cảm động mà nghe lời khuyên, đôi khi ngồi nói truyện lồng pháp tu trong ấy nữa..
Nhớ mỗi lần ra khỏi nhà, đều nhờ anh, chị hay em trông nom cha mẹ cẩn thận.. Và hãy cảm ơn các vị đã trông coi cha mẹ nghiêm chỉnh..
- Thứ ba trường hợp bận không về được, phải ĐT về thăm hỏi luôn luôn..

Nếu có ai đó hỏi mắc mứu "Đi tu mà sao về nhà hoài vậy.?" Hãy trả lời.. Lúc cha mẹ tôi còn đó, phận làm con biết ơn sanh dưỡng, không tính vào có tu hay không tu.. Đây là cách để lòng khỏi ân hận khi cha mẹ không còn nữa.! (Đây là cách nhắc khéo kẻ mắc mứu đã hỏi cho họ thức tỉnh)

Tính cách của người XG khi về GĐ thăm cha hay mẹ.. Không nên cười đùa, như lúc chưa XG hãy thật nghiêm túc và cẩn trọng khi thốt lời.. Ăn uống luôn phải có tính cách nghiêm trang.. Đây là cái gương cho người trong GĐ và người chung quanh. Không nổi nóng khi có ai đó trêu chọc.. Sự bình thản là động cơ làm cảm động GĐ hầu mới độ được GĐ..

Bởi vì người đã XG, dù cho ở bất cứ đâu cũng Tu được.. Dù cho có ở chung với người trong GĐ để phục vụ cho cha mẹ, tính cách và lời ăn tiếng nói, đến sự thanh tịnh vẫn không thay đổi..
Nơi động mà tâm hạnh vẫn thanh tịnh mới đúng là người XG.

Với Cha Mẹ, hay anh em con cháu, họ nhìn tính cách của người XG họ sẽ sanh tâm kính nể hay chê trách, đều do mình có xử sự đúng hay sai.. Dù cho một lúc nào đó, vì hoàn cảnh phải ở với họ một thời gian, dài hay ngắn..
Họ và mình trong một ngôi nhà.. Như trên bàn thờ có một ông Phật -> Mà ông Phật hiện thân làm người XG đang hiện diện tại đó.. vậy họ = người trong nhà là chúng sanh, ở cùng trong một GĐ mà thôi. Việc riêng của họ chớ tham gia, lo tu và lo phụng dưỡng cha hay mẹ .. Luôn phải nhớ trong lòng như vậy..

Sự nhận định của chúng sanh rất nhạy bén, họ sanh lòng quý mến, xem như người XG đã thành công từng bước, trên con đường tu học mà có kèm theo sự trả ơn song song nhau. Mytt mong rằng các vị hãy thí nghiệm đi, rồi mới thấy lòng mình thanh thản nhẹ nhàn, như người trả được nợ vậy.

Kể truyện

Như tôi mytt đút cơm cho mẹ tôi ăn, đôi khi tôi phải thuyết pháp cho bà nghe.. Tôi nói: Má ơi con đang mệt lắm, má có thương con hãy ăn nhanh nhanh lên, má khỏe, con cũng khỏe nữa, má thương con má sẽ có phước lắm, má có phước thì các con má mới làm ăn suông sẽ có tiền về thăm má.. Hỏi má có muốn các con má về thăm má không.?

Mẹ tôi liền trả lời: Tôi muốn tụi nó về thăm lắm.. Vậy má ráng ăn cho no thì mới mau khỏe mạnh .. Thế là mẹ tôi ăn nhanh hơn..Tôi liền tỏ thái độ vui mừng cho bà nhìn thấy để bà vui và cười.. Ăn xong tôi nói: Bây giờ má nằm và lần chuỗi niệm Phật và hồi hướng đến các con của má nha.. Long thần hộ Pháp thấy má có lòng, họ thương mà gia hộ cho các con của má luôn bình an, thoát được tai nạn.. Bà ừ và nằm niệm Phật.

Đôi lúc bà nhắc người này người kia, Tôi mytt phải khuyên bà là: Má đừng nhớ bất cứ ai, mà chỉ cần nhớ 1 ông Phật thôi, vì khi nhớ ông Phật tâm của má sẽ bình yên, mau lành bịnh, các con má được hưởng phước của má tai qua nạn khỏi.. Bà ừ rồi lại niệm Phật không nhắc ai nữa.

Vài lời chia xẻ vài trường hợp trong vô số trường hợp, kính mong các vị xem thông cảm cho Mô Phật. tangbong
Tập tin đính kèm
Chữ Hiếu - mytutru
Chữ Hiếu - mytutru
Chu Hieu.JPG (51.74 KiB) Đã xem 1422 lần
Sửa lần cuối bởi mytutru vào ngày 31/07/11 09:09 với 5 lần sửa.


Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
Thongminhhon
Bài viết: 404
Ngày: 08/01/09 01:28
Giới tính: Nam
Đến từ: HCM

Re: Hiếu

Bài viết chưa xem gửi bởi Thongminhhon »

Thật lợi ích! Xin cảm ơn đạo hữu Mytutru rất nhiều tangbong tangbong kinhle kinhle kinhle


Mong các đạo hữu phát tâm hoan hỷ khi đọc
http://diendan.daitangkinhvietnam.org/v ... 692#p47692
Hình đại diện của người dùng
mytutru
Bài viết: 901
Ngày: 27/03/08 21:55
Giới tính: Nữ

Re: Hiếu

Bài viết chưa xem gửi bởi mytutru »

Thongminhhon đã viết:Thật lợi ích! Xin cảm ơn đạo hữu Mytutru rất nhiều tangbong tangbong kinhle kinhle kinhle
Mô Phật
Mytutru cảm ơn lời khen tặng của ĐH TMH.. mytt viết bằng cái thật ở đời thường này thôi ạ ..
Mô Phật tangbong tangbong tangbong


Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.24 khách