VÔ MINH TRONG 12 NHÂN DUYÊN

Cùng nhau học hỏi những bài giáo lý căn bản và kiến thức Phật học phổ thông.
hahaothien
Bài viết: 150
Ngày: 04/06/09 06:56
Giới tính: Nam
Đến từ: VietNam

Re: VÔ MINH TRONG 12 NHÂN DUYÊN

Bài viết chưa xem gửi bởi hahaothien »

Suốt cuộc đời Đức Phật Ngài giảng dạy giáo pháp chỉ có một mục đích duy nhất đó là giúp con người thoát ra ngoài khổ đau. Tứ Diệu Đế là toàn bộ giáo lý Đức Phật giảng dạy trong 80 năm cuộc đời Ngài

Tôi thấy mong muốn duy nhất là thoát khỏi khổ đau đời sống, tức là đạt được Niết Bàn là điều tốt rồi. Nếu muốn khai thông ngộ chân lý như Đức Phật thì phải nguyện đi theo con đường Bồ Tát mới đạt được như Đức Phật, tức hiểu biết tột cùng các pháp. Nhưng thật khó thay nếu tất cả mọi người chỉ mong muốn làm bác sĩ thì ai sẽ là bệnh nhân, và thật khó khăn chính là toàn thể thế gian này điều trờ thành giống Đức Phật. Bồ Tát là người vì lòng từ bi vô bờ bến, nguyện độ thảy tất cả chúng sanh giác ngộ, và đi trong vòng luân hồi để cứu độ, giống như Đức Phật trước thời Ngài nhập Đại Niết Bàn. Ngài chưa tìm được chân lý cứu độ thế nhân, đến đời sống cuối cùng khi Ngài khai thông trí tuệ dưới cội Bồ Đề, lúc đó Ngài đã tìm thấy chân lý và Ngài tuyên bố trước khi nhập diệt " Nhiệm vụ ta đã hoàn thành, việc cần làm ta đã làm, những gì cần buông bỏ ta đã buông bỏ, những gì cần trao dồi ta đã trao dồi", Ngài quay bánh xe chánh Pháp nơi thế gian và độ được rất nhiều chúng sanh. Nhưng hình như tôi hiểu Khi mà giáo Pháp của Đức Phật về Tứ Diệu Đế và Bát Chánh Đạo hoàn toàn quên lãng, thì Vị Phật khác sẽ xuât hiện nơi thế gian để giảng dạy giáo Pháp. Con đường Bồ Tát hay con đường đạt quả A La Hán là tuy theo chúng ta muốn chọn, nhưng hầu hết cả hai đều có tình thương yêu vô bờ bến.

Nhưng nguồn gốc của khổ đau là do luyến Ái Vô Minh.
- Luyến ái ta hiểu đó chính là tình yêu vị kỉbám chấp, cho là của mình.
- Vô Minh: không phải phát xuất từ ai cả, Vô Minh có nghĩa là: không thông hiểu chánh pháp, cuộc đời vô thường mà xem là thường hằng, chúng sanh giành giựt mong muốn điều gì đó và xem là của riêng mình mãi mãi, đó chính là vô mình. Đời đau khổ, họ hưởng niềm dục lạc cho đó là lạc, nhưng đằng sau tất cả những niềm vui đều kết thúc với khổ đau (điều này chỉ hiểu khi có sự suy tư và chứng nghiệm trên bản thân mình)

Đạt được giải thoát phải thông qua Thiền Định: Thiền Vắng Lặng và Thiền Minh Sát.

Ở tầng Thiền thứ nhất, những ham muốn, say mê, và một số tưởng bất thiện như dâm dục, ác ý, bạc trược, lo lắng, bồn chồn, và nghi ngờ bị loại bỏ, và cảm nghĩ vui và hạnh phúc được duy trì với một số hoặt động tinh thần. Ở tầng Thiền thứ hai, tất cả những hoặt động tinh thần bị loại bỏ, tĩnh lặng và nhất điểm tâm phát triển, và cảm nghĩ hỷ lạc, hạnh phúc vẫn còn. Ở tầng Thiền thứ ba, cảm nghĩ hỷ lạc là cảm nghỉ tích cực cũng biến đi. Trong khi khuynh hướng hỷ lạc vẫn còn thêm vào sự thanh thản trong tâm. Ở tầng Thiền thứ tư tất cả những cảm giác, cả đến hạnh phúc hay không hạnh phúc, vui và phiền não biến đi và chỉ còn lại sự tĩnh lặng thanh tịnh và tỉnh thức còn lại.


Hình đại diện của người dùng
VO_HUU_BAT_KHONG606
Bài viết: 2587
Ngày: 08/04/08 22:33
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: ...
Đã cảm ơn: 1 time

Re: VÔ MINH TRONG 12 NHÂN DUYÊN

Bài viết chưa xem gửi bởi VO_HUU_BAT_KHONG606 »

Phiền não Chướng và Sở Tri Chướng đều Y theo THẬP NHỊ NHÂN DUYÊN.
Khi ĐỨC PHẬT tuyên thuyết "TỨ DIỆU ĐẾ", có chúng sanh để thuyết không? Có phải Ngài cho rằng VÔ MINH là phiền não chướng?

Tức nhiên không phải như vậy, bất kì pháp nào PHẬT THUYẾT đều rốt ráo tột cùng. Tới mức nào là do nơi người học.
VÔ MINH ra sao là do cái thấy của người học!

Bất kì pháp nào, nếu mà thấu tột cùng tận gốc như chư Phật thì tức khắc thành tựu VÔ THƯỢNG BỒ ĐỀ.


hahaothien
Bài viết: 150
Ngày: 04/06/09 06:56
Giới tính: Nam
Đến từ: VietNam

Re: VÔ MINH TRONG 12 NHÂN DUYÊN

Bài viết chưa xem gửi bởi hahaothien »

Tôi không hiểu nhiều về Phiền Não Chướng hay Sở Tri Chướng. Tôi có xem qua một số kinh sách sau này chia khổ ra làm 13 loại.
Hình như sau này nhiều sách phân tích Đạo Phật chia ra làm Đại Thừa và Tiểu Thừa và giáo lý nguyên thủy được phân tích ra nhiều và hình thành có sự khác biệt.
Nhưng tôi hiểu Khổ được chia ra làm 3 loại

Khổ Khổ: Khổ thông thường nhất của con người Sanh Lão Bệnh Tử, mong cầu không được khổ, xa người mình thương khổ, ở gần người không ưa là khổ.....

Hành Khổ: Chỉ vào lục căn của chúng sanh gây nên khổ cho chính mình

Hoại Khổ: Khổ thuộc về vô thường, bản chất căn bản của đời sống, mọi điều trong cuộc sống này điều đi đến hoại diệt và quên lãng mãi mãi.


Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: VÔ MINH TRONG 12 NHÂN DUYÊN

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

Khởi vọng tưởng và chấp vào vọng tưởng là Vô Minh

Sáu căn chạy theo sáu trần là Vô Minh

Do vì vô minh nên mới có sanh tử luân hồi, vì vô minh nên làm những việc vô minh, phải chuốc lấy hậu quả (nhân tạo ra sao thì quả liền như thế)


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
Hình đại diện của người dùng
VO_HUU_BAT_KHONG606
Bài viết: 2587
Ngày: 08/04/08 22:33
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: ...
Đã cảm ơn: 1 time

Re: VÔ MINH TRONG 12 NHÂN DUYÊN

Bài viết chưa xem gửi bởi VO_HUU_BAT_KHONG606 »

Đó là nghĩa hẹp, nhưng cũng căn bản. Vô minh theo nghĩa hẹp đã dứt sạch thì bắt tay vào Vô Minh nghĩa rộng.

Bởi vậy Lục Tổ nói: Phiền não tức Bồ Đề.

Vô MInh theo nghĩa rộng lớn chẳng khác Vô Minh theo nghĩa hẹp. Cho nên vãng xanh CỰC LẠC không nghĩa là chạy bỏ phiền não. Mà cầu rốt ráo thanh Tịnh tức cũng là thành tựu VÔ THƯỢNG BỒ ĐỀ.


Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.4 khách