NHÂN THÂN NAN ĐẮC PHẬT PHÁP NAN VĂN

Cùng nhau học hỏi những bài giáo lý căn bản và kiến thức Phật học phổ thông.
Hình đại diện của người dùng
tinhnghia
Bài viết: 694
Ngày: 18/07/10 22:32
Giới tính: Nam
Đến từ: TP.HCM

NHÂN THÂN NAN ĐẮC PHẬT PHÁP NAN VĂN

Bài viết chưa xem gửi bởi tinhnghia »

“Đức Phật bảo các Tỳ kheo rằng: Chốn đại địa này biến thành biển cả; bấy giờ có con rùa mù sống lâu vô lượng qua trăm ngàn năm nó mới ngóc đầu lên một lần. Tại biển cả có một cây nổi lênh đênh, khi đông khi tây, vì bị sóng dập gió dồi liên tiếp; mà trong thân cây chỉ có một cái lỗ. Thế thì khi rùa ngóc đầu tìm cây và chui đầu vào cây, có dễ gặp không?

Ngài A Nan trả lời rằng: Bạch Đức Thế Tôn! Khó mà gặp được, bởi lẽ rùa thì rùa mù, biển thì mênh mông, cây lại cây nổi, trôi theo chiều sóng gió đẩy đưa; đông tây bốn hướng nào có đậu nơi nào. Cho nên chắc chắn khó mà gặp được.

Phật dạy: Rùa mù, cây trôi tuy khó gặp, nhưng có hy vọng; còn như kẻ phàm phu ngu si trôi nổi trong năm thú mà tái sanh được thân người, mới thật là khó hơn rùa gặp cây bọng gấp mấy. Vậy nên các ngươi ngày nay phải tinh tiến tìm mọi phương tiện phát khởi tâm học đạo mới được”. (Kinh Tạp A Hàm).
THÂN NGƯỜI KHÓ ĐƯỢC PHẬT PHÁP KHÓ NGHE TA PHẢI TINH TẤN TU HÀNH KẺO LUỐNG QUA ĐỜI NGƯỜI THẬT PHÍ QUÁ

Cổ đức dùng ví dụ này để nói được thân người rất khó:
Thiên niên thiết thọ khai hoa dị,
Nhất thất nhân thân vạn kiếp nan.

Dịch:
Ngàn năm cây sắt trổ hoa dễ,
Thân người mất đi được lại khó.


''Người cúng dường ta bằng vật phẩm tràng hoa, không gọi là cúng dường ta. Người cúng dường ta là người hành theo Chánh Pháp mới là người cúng dường NHƯ LAI xứng đáng nhất''

''Người nắm được chéo y Như lai mà không hành theo Chánh Pháp cách Như lai muôn dặm.
Người cách Như Lai muôn dặm hành theo Chánh Pháp của Như Lai là người ở sát bên mình Như Lai.''

'' Phật ở tại tâm chứ ở đâu xa mà tìm kiếm ở trên non núi"


letamnhi1995
Bài viết: 478
Ngày: 15/07/10 02:03
Giới tính: Nữ
Đến từ: Việt Nam

Re: NHÂN THÂN NAN ĐẮC PHẬT PHÁP NAN VĂN

Bài viết chưa xem gửi bởi letamnhi1995 »

Tâm Phật như cái cánh cửa tối tăm, đóng kín mít ở tận cuối hành lang cùa cái Tâm, vậy dù biết Phật ở tâm ta nhưng không có người cho biết, không có kẻ chỉ lối đưa đường thì làm sao người đó tìm ra được chìa khóa chánh Pháp mà mở ra được cái cánh cửa tâm Phật. Con nghĩ không nên nói " Phật ở tại tâm chứ đâu xa mà tìm kiếm ở trên n1ui non".


khà khà
Hình đại diện của người dùng
kimcang
Bài viết: 1894
Ngày: 19/12/07 16:28
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Canada
Được cảm ơn: 1 time

Re: NHÂN THÂN NAN ĐẮC PHẬT PHÁP NAN VĂN

Bài viết chưa xem gửi bởi kimcang »

Như Vậy Cho Thấy Ai Được Thân Người Được Nghe Danh Hiệu Của Tam Bảo Thì Đã Được Vô Lượng Phước Báo Chỉ Cần Cố Gắng Tu Thì Sẽ Chứng Đạo Quả.



Om Amitabha Hri, Om Mani Padme Hum, Om Vajrapani Hum.
Hình đại diện của người dùng
tinhnghia
Bài viết: 694
Ngày: 18/07/10 22:32
Giới tính: Nam
Đến từ: TP.HCM

Re: NHÂN THÂN NAN ĐẮC PHẬT PHÁP NAN VĂN

Bài viết chưa xem gửi bởi tinhnghia »

'' Phật tại tâm chứ ở đâu xa mà tìm kiếm ở trên non núi.''

Giai nghĩa:Phật tại tâm là Phật tánh của tất cả chúng sinh, tất cả chúng sinh đều có Phật tánh .
Phật tượng trưng sự giác ngộ, sự lành. Tánh: tánh chất.

Phật tánh là cái tánh giác ngộ, cái bổn tánh lành, cái mầm lương thiện ở trong mọi người và mọi vật.

Phật tánh cũng được gọi là Như Lai tánh.

Trái với Phật tánh là chúng sanh tánh, Phàm tánh.

Nhứt thiết chúng sanh giai hữu Phật tánh: tất cả chúng sanh đều có Phật tánh.

Nhờ cái Tánh giác ngộ ấy, cái bổn tánh lành ấy, chúng sanh công nhận và thấu đạt luật Nhân quả, hiểu cái thể tự nhiên của mình đồng với Phật.

Cái Phật tánh ở nơi ta là tấn chớ không phải thối, tích chớ không phải tiêu. Nó lướt tới mãi, nó làm cho cảnh trần càng đẹp càng thuần, nó đưa lần mọi vật đến gần cái tuyệt đẹp tuyệt cao, tuyệt diệu tuyệt sáng.

Mỗi vật đều có chứa nơi mình cái Phật tánh, dầu cho vật nào đê hạ tới đâu cũng có hy vọng thành Phật được. Không bỏ mạng nào, không đày ai, không một vật nào bị sa thải hết.

Trong Pháp Bảo Đàn Kinh:

- Huệ Năng nói với Ngũ Tổ Hoằng Nhẫn: Con người tuy có phân Nam Bắc, chớ Phật tánh vốn không Nam Bắc. Cái thân dã man nầy đối với Tổ sư, tuy chẳng giống nhau chớ cái Tánh Phật nào có khác.

- Dầu kẻ ngu, dầu người trí, cũng đều có Phật tánh như nhau, chỉ tại sự mê và ngộ chẳng đồng đó thôi. Cho nên mới có kẻ ngu người trí.

Phật tánh cũng tức là Chơn như, cái tánh chơn thật hằng có, không biến cải, chẳng sanh chẳng diệt. Song với kẻ ngu, vì bị nhiều sở dục và bị nhiều nghiệp chướng ngăn bít nên cái Phật tánh phải lu lờ. Còn đối với người trí, ít tham ít dục, mộ việc tu hành, nên cái Phật tánh tỏ rạng, biết cái quấy mà tránh, biết lẽ phải mà theo.

Nho giáo gọi Phật tánh là cái tánh bổn thiện: Nhơn chi sơ, tánh bổn thiện. Đó chính là cái Thiên lương hay Thiên tánh, cũng gọi là Lương tri Lương năng, mà ai ai cũng đều có như nhau. Quân tử hay Tiểu nhân đều có cái tánh bổn thiện như nhau. Cái tánh bổn thiện ấy cũng được gọi là Minh đức.

Cho nên trong sách Đại học dạy câu đầu tiên là: Đại học chi đạo tại minh Minh đức, nghĩa là: cái đạo đại học là ở nơi làm sáng cái Minh đức. Cái Minh đức mà tỏ rạng là bậc quân tử, cái Minh đức mà bị ngăn bít tối tăm là kẻ tiểu nhân.

Nhờ có Phật tánh hay Minh đức là mọi người đều có thể trở thành bực Thánh nhân nếu biết lập công tu luyện.


tqh009
Bài viết: 343
Ngày: 27/01/10 22:35
Giới tính: Nam
Đến từ: Giac ngo

Re: NHÂN THÂN NAN ĐẮC PHẬT PHÁP NAN VĂN

Bài viết chưa xem gửi bởi tqh009 »

Mục tiêu mà nho giáo hướng đến là một đời sống đạo đức. Người ta học Nho giáo, thuộc lòng các loại sách thánh hiền để có cách sống hiền thiện.

-Phật giáo hướng con người đến giải thoát. Thực hành theo Phật Giáo để chấm dứt khổ, chấm dứt hoàn toàn đời sống ràng buộc, bất toại nguyện.

-Phật tại tâm là một lối nói vắn tắt, gây ra rất nhiều ngộ nhận. Lắm khi kẻ nói cũng không hiểu, người nghe thì mù luôn. Rất nhiều người luôn mồm: Phật tại tâm mà chẳng hiểu thế nào là Phật, thế nào là tâm. Từ đó, Phật tại tâm trở thành câu nói cửa miệng của nhiều ngoại đạo, bao biện cho mình.

-Phật Pháp khó nghe. Hiểu Pháp khó hơn. Và thực hành là khó hơn nữa.


Hình đại diện của người dùng
tinhnghia
Bài viết: 694
Ngày: 18/07/10 22:32
Giới tính: Nam
Đến từ: TP.HCM

Re: NHÂN THÂN NAN ĐẮC PHẬT PHÁP NAN VĂN

Bài viết chưa xem gửi bởi tinhnghia »

Nam Mô A DI ĐÀ PHẬT.

Nguyện cho tất cả chúng sanh đều thấy Phật Tánh.
Nguyện cho tất cả chúng sanh đều vãng sanh Cực Lạc.
Nguyện cho tất cả chúng sanh đều thành Phật.


Hình đại diện của người dùng
kimcang
Bài viết: 1894
Ngày: 19/12/07 16:28
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Canada
Được cảm ơn: 1 time

Re: NHÂN THÂN NAN ĐẮC PHẬT PHÁP NAN VĂN

Bài viết chưa xem gửi bởi kimcang »

Phật Tại Tâm Nhưng Tâm Có Tâm Vọng Tâm Chân.

Vọng Tâm Là Phàm Phu

Chân Tâm Là Phật.

Tất Cả Chúng Sanh Đều Có Phật Tánh Nhưng Nếu Chẳng Tu Hành Theo Phật Pháp Thì Sẽ Không Thành Phật.



Om Amitabha Hri, Om Mani Padme Hum, Om Vajrapani Hum.
nguynlinhtam
Bài viết: 1141
Ngày: 07/06/10 04:08
Giới tính: Nam

Re: NHÂN THÂN NAN ĐẮC PHẬT PHÁP NAN VĂN

Bài viết chưa xem gửi bởi nguynlinhtam »

Trong kinh có tỷ dụ ‘thân người khó được’ như sau: từ trên đỉnh núi cao thả một sợi chỉ xuống, phía dưới chân núi đặt một cây kim, thả sợi chỉ từ đỉnh núi xuống và xỏ ngay vào cây kim ở dưới chân núi, gió vừa thổi nhẹ thì sợi chỉ chẳng biết sẽ bay đến phương nào rồi! Ðừng nói là chỉ có một sợi, dù có một ngàn sợi, mười ngàn sợi, có sợi nào may mắn xỏ được ngay vào lỗ kim, sác xuất của việc này xảy ra vô cùng nhỏ bé, chuyện này rất khó xảy ra, mất thân người rồi muốn được thân người trở lại cũng khó như vậy!


Nam Mô A Di Đà Phật
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.37 khách