KÉT VÃNG SANH LƯU XÁ LỢI

Cùng nhau học hỏi những bài giáo lý căn bản và kiến thức Phật học phổ thông.
Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: KÉT VÃNG SANH LƯU XÁ LỢI

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

Thì niệm Phật vẫn phải niệm chứ. Ai bảo ông không niệm. Nhưng khi niệm thì gắng chuyên tâm nhất ý, đừng nghĩ tưởng điều gì khác.

Kinh Pháp Hoa: "Ai xưng niệm Nam Mô Phật, đều đã thành Phật đạo".

Lại nói, ai nghe được một bài kệ bốn câu của Kinh Pháp Hoa mà giảng nói, công đức chẳng thể lường được!

Nam Mô A Mi Đà Phật.


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
nguynlinhtam
Bài viết: 1141
Ngày: 07/06/10 04:08
Giới tính: Nam

Re: KÉT VÃNG SANH LƯU XÁ LỢI

Bài viết chưa xem gửi bởi nguynlinhtam »

KC Đọc này Lại người trong cõi Diêm Phù Ðề đến lúc mạng chung, không luận là người lành hay kẻ dữ, con cũng đều muốn cho họ không bị đọa lạc vào chốn ác đạo.

Huống gì là người lúc sanh tiền biết tu tạo cội phước lành giúp thêm oai lực cho con.

Trong cõi Diêm Phù Ðề, những người làm lành đến lúc mạng chung cũng còn có trăm nghìn quỉ thần ác đạo hoặc biến ra hình cha mẹ, nhẫn đến hóa làm người thân quyến dắt dẫn thần hồn người chết làm cho đọa lạc vào chốn ác đạo, huống chi là những kẻ lúc sanh tiền đã sẵn tạo nghiệp ác.


Bạch đức Thế Tôn! Những kẻ nam tử nữ nhơn ở cõi Diêm Phù Ðề, lúc lâm chung thời thần thức hôn mê không biện được lẽ lành điều dữ, cho đến mắt cùng tai không còn thấy nghe gì hết.

Thánh Tri: chữ niệm này có ý nghĩa gì


Nam Mô A Di Đà Phật
Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: KÉT VÃNG SANH LƯU XÁ LỢI

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

Niệm không có nghĩa gì cả.


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
Hình đại diện của người dùng
kimcang
Bài viết: 1894
Ngày: 19/12/07 16:28
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Canada
Được cảm ơn: 1 time

Re: KÉT VÃNG SANH LƯU XÁ LỢI

Bài viết chưa xem gửi bởi kimcang »

Bạch đức Thế Tôn! Những kẻ nam tử nữ nhơn ở cõi Diêm Phù Ðề, lúc lâm chung thời thần thức hôn mê không biện được lẽ lành điều dữ, cho đến mắt cùng tai không còn thấy nghe gì hết.
Lúc Lâm Chung Thì Căn Thức Bị Nghiệp Che Không Biết Thì Không Có Gì Là Lạ Cả Nhưng Khi Vào Trung Ấm Rồi Thì Tự Nhiên Do Sức Căn Lành gieo Trồng Nơi Phật Pháp Mà Tùy Duyên Được Giải Thoát.

Trong Kinh Tung ẤmCó Giảng Về Việc Đức Phật Thích Ca Mâu Ni Vào Cảnh Giới Trung Ấm Và Cõi Trời Vô Sắc Giới Độ Cho Các Chúng Sanh Trong Trung Ấm Và Cõi Trời Vô Sắc.

Tríck Kinh Bất KhônG Quyến Tác Tỳ Lô Giá Na Phật Đại Quán Đảnh Chân Ngôn:

Nếu có tất cả các tội thập ác, ngũ nghịch, tứ trọng trong đời quá khứ, nay muốn trừ diệt, hoặc có chúng sanh tùy chỗ ở của mình, được nghe Đại hoán đảnh quang chơn ngôn này một biến, hai biến, ba biến cho đến bảy biến trải qua tai, liền được trừ diệt tất cả tội chướng ấy.

Nếu các chúng sanh tạo đủ các tội thập ác, ngũ nghịch, tứ trọng nhiều cũng như vi trần mãn đầy thế giới này, thân hoại mạng chết, đọa các ác đạo, dùng chơn ngôn này gia trì trong đất, cát 108 biến, đem tán rải trong rừng hoặc trên thi hài, hay tán rải trên mồ mả. Nếu được tán rải đất cát như vậy, nếu kẻ vong nhơn kia đang trong địa ngục, hoặc trong ngạ quỷ, hoặc trong A-tu-la, hoặc trong bàng sanh, thì nhờ hết thảy oai lực của Bất Không Như Lai, Bất Không Tỳ Lô Giá Na Như Lai Chơn Ngôn, oai lực của bổn nguyện Đại Quán Đảnh Quang Chơn Ngôn thần thông, nhờ sức gia trì trong cát, liền khi ấy được ánh hào quang sáng chiếu nơi thân, trừ tất cả các tội báo, xả thân khổ sở, được vãng sanh về Tây phương Cực Lạc quốc độ, được liên hoa hóa sanh, thẳng đến Bồ Đề không còn đọa lạc.


DH Đọc Kỹ Đoạn Kinh trên.



Om Amitabha Hri, Om Mani Padme Hum, Om Vajrapani Hum.
Hình đại diện của người dùng
VO_HUU_BAT_KHONG606
Bài viết: 2587
Ngày: 08/04/08 22:33
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: ...
Đã cảm ơn: 1 time

Re: KÉT VÃNG SANH LƯU XÁ LỢI

Bài viết chưa xem gửi bởi VO_HUU_BAT_KHONG606 »

Nếu chúng sanh chẳng có nhân duyên với Phật, Pháp, Tăng thì với các tội dù rất nhỏ cũng chẳng thể thoát khỏi luân hồi sanh tử. Vì sao? Vì họ ôm chặt cái nhân tạo tội dù có thô tế khác biệt. Theo đuổi cái thiện mà chỉ dừng trong cái thiện thì là ôm ủ nhân ác, chẳng phải thuần thiện. Thiện nhưng phải biết xả ly, nếu không chỉ tạo nên định kiến, ắt có chống trái, thù nghịch. Phật, Pháp, Tăng đều giúp hành giả xả ly, là giải thoát mọi ràng buộc. Duyên với Phật, Pháp, Tăng là duyên với sự thanh tịnh, sự thuần thiện, là giải thoát.

Nhưng có nhân duyên với Phật, Pháp, Tăng mà nhân duyên chẳng phát khởi thì cũng vẫn luân hồi sanh tử cho dù từng có đại nhân duyên. Nhân duyên chẳng mất, nhưng nhất thời, người chẳng muốn tận dụng thì làm sao nhân duyên phát khởi. Với người chẳng biết đến sự giải thoát thì họ phải chịu đủ thứ khổ cho đến khi chợt nhận ra cái ảo tưởng xưa nay mà họ theo đuổi thì nhân duyên giải thoát mới có thể phát khởi. Còn như biết rồi thì đừng lập lại làm gì nữa. Từ đó, với các tội của quá khứ, dù cho cực ác, đều có thể trừ sạch miễn là luôn duyên vơi Phật, Pháp, Tăng.

Danh hiệu Phật, tướng hảo của Đức Phật, pháp Phật đều là giải thoát, tịch tịnh liễu đứt mọi trở ngại, uy lực CHÂN NHƯ.


nguynlinhtam
Bài viết: 1141
Ngày: 07/06/10 04:08
Giới tính: Nam

Re: KÉT VÃNG SANH LƯU XÁ LỢI

Bài viết chưa xem gửi bởi nguynlinhtam »

Thánh_Tri Niệm không có nghĩa gì cả. mình hỏi thật sao bạn cứ trả lời cao siêu thế
Cảm ơn KC Mình đã đọc hết rồi và cũng mong bạn đọc hết phần mình pot
Lúc Lâm Chung Thì Căn Thức Bị Nghiệp Che Không Biết Thì Không Có Gì Là Lạ Cả Nhưng Khi Vào Trung Ấm Rồi Thì Tự Nhiên Do Sức Căn Lành gieo Trồng Nơi Phật Pháp Mà Tùy Duyên Được Giải Thoát.

Trung-ấm nào sắp đọa vào loài chó lợn, thường thấy nhiều cô gái đẹp, mình ưa thích chạy theo; do nhân duyên đó mà bị thác thai. Trung-ấm nào sắp đọa vào các loài Bàng-sanh khác, cảm thấy có luồng gió mãnh liệt cuốn lôi không tự cưỡng lại được, hoặc thấy vô số Quỷ-thần cầm binh trượng đuổi theo hoặc thấy lửa cháy lan tới rần rần, sấm sét phủ đầu dữ dội, sương mù phủ giăng mịt mịt, núi lở biển dậy ầm ầm, tự mình sợ hãi chạy vào rừng bụi, hang đá mà lẩn trốn; hoặc đang khi ấy thấy ba cái hố trắng, đỏ, đen, liền nhào xuống mà ẩn thân. Do nhân duyên đó bị thọ sanh vào dị loại như hùm, beo, nai, chồn, rắn, rít...

Những trung-ấm nào sắp đọa vào đường Ngạ-quỷ, thì tự thấy, có một bãi sa mạc rộng lớn mênh mông không cây cối, hoặc chỉ có những hang hố cỏ cây khô héo. Lúc ấy tự mình bị sức gió nghiệp đưa đến đó, liền thác sanh vào Ngạ-quỷ đạo, chịu nhiều sự nóng bức, đói khát khổ sở vô cùng!

Trung-ấm nào sắp sanh vào Địa-ngục bỗng nghe những khúc ca hết sức bi ai buồn thảm, thấy cảnh giới mù mịt tối tăm, nhà cửa sắc đen hay trắng, hoặc thấy hang hố sâu thẳm, đường sá lờ mờ. Lúc ấy chính mình bị quỷ xua đuổi vào trong đó, khi vào rồi thì thân không được tự do, liền bị thác sanh.

Trung-ấm nào sắp đọa vào ngục hàn-băng, do sức nghiệp, bỗng nhiên thân thể nóng bức không kham, gặp hơi lạnh ở hàn ngục xông lên, tự cảm thấy mát mẻ dễ chịu, khởi lòng ưa thích vội vã bay xuống nơi đó, lúc ấy liền bị thác sanh. Trung-ấm nào sắp đọa vào ngục viêm-nhiệt, do sức nghiệp, bỗng nhiên thân thể giá rét không kham, gặp hơi nóng ở hỏa ngục xông lên, tự cảm thấy ấm áp dễ chịu, khởi lòng ưa thích vội vã bay xuống nơi đó, lúc ấy liền bị thọ sanh. Trung-ấm nào sắp đọa vào ngục phẩn-uế, do sức nghiệp, bỗng cảm thấy một mùi thơm ngạt ngào chịu không kham, bấy giờ trong tâm ước ao muốn tìm nơi có mùi hôi thúi để đánh át bớt mùi thơm đó; bởi nhân duyên ấy mà bị thọ sanh.

Lại trung-ấm nào thấy ánh sáng màu lục lờ mờ, ưa thích đi vào đó, liền thác sanh về cõi A-tu-la. Trung-ấm nào thấy ánh sáng màu hơi xanh, ưa thích đi vào đó, liền bị thọ thân Bàng-sanh. Trung-ấm nào thấy ánh sáng màu hơi đỏ, ưa thích đi đến đó, liền thác sanh vào loài Ngạ-quỷ. Trung-ấm nào thấy ánh sáng mờ đục như khói đen, ưa thích đi đến đó, liền thác sanh vào nẻo Địa-ngục. (Tạp-Sự-Lục)

Đức Phật bảo Đại-Dược Bồ-Tát: “Những chúng-sanh tạo nghiệp ác, sắp đọa vào Nại-lạc-ca, tự nhiên có lòng buồn thảm kinh sợ tùy theo bản nghiệp thấy hình tướng của các thứ Địa-ngục, khi thần thức lìa thân liền sanh vào nơi đó. Hoặc có kẻ thấy phương khác có dáng đỏ tươi dường như máu rưới, liền sanh lòng nhiễm trước, do nhân duyên đó mà thọ sanh”.

Bấy giờ ngài Bạt-Đà-La-Bà-Lê thưa: “Bạch Thế-Tôn! Các chúng-sanh ở Nại-lạc-ca thân hình có những màu sắc gì? Sự thọ thân như thế nào?”

Đức Phật bảo: “Nếu chúng-sanh nào nhiễm trước chỗ máu, thì thân thể đỏ như sắc máu. Nếu chúng-sanh nào nhiễm trước sông Tỳ-la-ni (Nan-độ-hà), thì thân thể như sắc mây không trắng không đen. Nếu chúng-sanh nào nhiễm trước Khôi-hà, thì thân thể có sắc vằn. Chúng-sanh ở những nơi đó thọ thân to lớn, cao tám chẩu rưỡi, râu ria cùng tóc rất dài, bàn chơn hướng về phía sau. Giả sử người ở cõi Diêm-phù được trông thấy hình tướng ghê gớm của các chúng-sanh ấy, cũng phải kinh sợ mà chết!” (Kinh Đại-Bảo-Tích).
Các hữu-tình khi mạng chung, thân Trung-ấm đang bơ vơ không nơi nương tựa, thì lúc ấy có ánh sáng yếu ớt của lục phàm soi đến. Tùy theo nghiệp duyên thân Trung-ấm sẽ sanh về cõi nào luồng ánh sáng của đạo ấy càng rực rỡ hơn lên. Ánh sáng của tứ ác đạo như trước đã nói, còn ánh sáng của nẻo trời thì hơi trắng, ánh sánh của nẻo người thì hơi vàng.

Lại nữa, các cõi Phật ở mười phương cũng phóng ra những hào quang rực rỡ và mạnh như: hào quang sắc xanh chói lòa, hào quang sắc trắng trong sạch, hào quang sắc vàng bóng suốt như ngọc, hào quang sắc đỏ mãnh liệt. Như thế có rất nhiều thứ hào quang của chư Phật chói suốt lẫn nhau. Nhưng vì nghiệp lực, nên thân Trung-hữu sợ hãi những hào quang mãnh liệt của chư Phật đã soi đến, mà chỉ ưa thích những hào quang yếu ớt trong lục đạo. Vì thế nên chúng-sanh thường bị xoay vần quanh nẻo luân-hồi, chịu nhiều điều khổ não

Loài người hiện tại khi mạng chung sắp sanh trở lại châu Nam-Thiệm-Bộ, trước tiên thấy có tòa núi to như muốn rớt trên mình, tự đưa tay ra đỡ. Liền khi ấy, lại thấy tòa núi đó đổi hình lại như giải nệm trắng, chính mình ngồi nơi niệm ấy mà bay đi. Trong khi bay lên, lại thấy nệm hóa ra màu đỏ. Kế đó, lại thấy ánh sáng, trong ánh sáng có nam nữ hội hiệp. Nếu sẽ sanh làm thân nam, thì tự thấy mình cùng mẹ giao hiệp, đối với cha cho là chướng ngại, có lòng ghét; như sẽ sanh làm thân nữ thì trái lại. Bấy giờ hốt nhiên tướng Trung-ấm diệt liền vào thai.

Chúng-hữu-tình ở châu Nam-Thiệm-Bộ sắp sanh về châu Đông-Phất-Bà-Đề, khi lâm chung thấy tất cả đều là màu xanh, có một giải nệm xanh rủ xuống, lúc ấy do sợ giải nệm xanh rớt, tự đưa hai tay lên đỡ lấy, vẻ mặt dường như có sắc kinh hãi. Kế đó lại thấy một cái hồ, bầy ngựa chạy giỡn trên bãi cỏ, cha là ngựa đực, mẹ là ngựa cái. Nếu Trung-ấm sẽ sanh làm người nam, thì tự thấy mình là ngựa đực, đối với cha sanh lòng ghét, với mẹ sanh lòng yêu. Như Trung-ấm sẽ sanh làm người nữ, thì tự thấy mình là ngựa cái, đối với cha yêu mến, với mẹ lại ganh ghét. Lúc ấy liền được thọ sanh.

Chúng-hữu-tình ở châu Nam-Thiệm-Bộ khi lâm chung sắp sanh về châu Tây-Cù-Đà-Ni, thì trước tiên thấy một giải nệm vàng vây quấn, nhà cửa đều biến thành sắc vàng. Kế đó lại thấy một cái hồ, bốn bên bờ có trâu gặm cỏ, thân mình là trâu, cha là trâu đực, mẹ là trâu cái. Lúc ấy tùy nghiệp duyên sẽ sanh làm trai hay gái, đối với cha hoặc mẹ sanh lòng điên đảo yêu ghét. Bấy giờ liền được thọ sanh.

Chúng-hữu-tình ở châu Nam-Thiệm-Bộ khi lâm chung sắp sanh về châu Bắc-Uất-Đan-Việt, trước tiên thấy một giải nệm đỏ mịn màng, trong lòng ưa thích đưa tay khuấy động như muốn tiếp lấy. Kế lại trông thấy một hồ sen xanh, các loài bạch nga, hồng, nhạn, uyên ương lội đùa trên mặt nước, mình cũng vào đó chơi giỡn. Khi ở dưới hồ bước lên, vừa lúc cha mẹ dục nhiễm bất tịnh, do nghiệp điên đảo thấy mình là chim ngỗng, cha là ngỗng trống, mẹ là ngỗng mái. Bấy giờ tùy nghiệp duyên sẽ sanh làm trai hay gái, đối với cha mẹ sanh lòng điên đảo ghét yêu. Trong khi đó liền được thọ sanh.

Chúng-hữu-tình ở Đông, Tây, Bắc-châu, từ nơi đây sanh nơi kia, khi lâm chung thấy trong hang tối có lá phướn dài rủ xuống: ánh sáng như làn điển đỏ. Lúc ấy tự mình nắm phăng theo ngọn phướn đi vào, mà thọ Trung-ấm-thân. Còn các tướng sanh về châu nào thì tùy mỗi nơi hoặc thấy hai con ngựa, hai con trâu, hai chim ngỗng như trước.

Chúng-hữu-tình ở châu Nam-Thiệm-Bộ, khi lâm chung sắp sanh lên cõi trời, trước tiên thấy một giải nệm trắng tế nhuyễn rủ xuống như muốn rớt, lại trông thấy các tướng vườn cây, ao hoa, chư thiên múa hát. Lúc đó dù quyến thuộc có than khóc kêu gọi, do bởi phước nghiệp, kẻ ấy cũng không nghe biết, chỉ ngửi thấy mùi thơm, nghe tiếng âm nhạc, trong lòng vui vẻ không còn nhớ nghĩ chi cả, liền được thiện chung.


Hết thảy đều nghiệp cảm


Trong Kinh Tung ẤmCó Giảng Về Việc Đức Phật Thích Ca Mâu Ni Vào Cảnh Giới Trung Ấm Và Cõi Trời Vô Sắc Giới Độ Cho Các Chúng Sanh Trong Trung Ấm Và Cõi Trời Vô Sắc. Không sai nhưng chúng sanh đó nghiệp quá nặng khó mà diều phục

Kinh Hoa Nghiêm nói : Chư Phật Như Lai giảng kinh nói pháp Trần thuyết sát thuyết


Nếu có tất cả các tội thập ác, ngũ nghịch, tứ trọng trong đời quá khứ, nay muốn trừ diệt, hoặc có chúng sanh tùy chỗ ở của mình, được nghe Đại hoán đảnh quang chơn ngôn này một biến, hai biến, ba biến cho đến bảy biến trải qua tai, liền được trừ diệt tất cả tội chướng ấy. . Đã nói bạn rồi chữ nghe này là chữ văn tư tu ta huệ mà. Không tin bây giờ bạn tạo ngũ nghịch thập ác rồi sau đó mở thần chú ra nghe 1 lần xem có bị đọa lạc không



Nếu các chúng sanh tạo đủ các tội thập ác, ngũ nghịch, tứ trọng nhiều cũng như vi trần mãn đầy thế giới này, thân hoại mạng chết, đọa các ác đạo, dùng chơn ngôn này gia trì trong đất, cát 108 biến, đem tán rải trong rừng hoặc trên thi hài, hay tán rải trên mồ mả. Nếu được tán rải đất cát như vậy, nếu kẻ vong nhơn kia đang trong địa ngục, hoặc trong ngạ quỷ, hoặc trong A-tu-la, hoặc trong bàng sanh, thì nhờ hết thảy oai lực của Bất Không Như Lai, Bất Không Tỳ Lô Giá Na Như Lai Chơn Ngôn, oai lực của bổn nguyện Đại Quán Đảnh Quang Chơn Ngôn thần thông, nhờ sức gia trì trong cát, liền khi ấy được ánh hào quang sáng chiếu nơi thân, trừ tất cả các tội báo, xả thân khổ sở, được vãng sanh về Tây phương Cực Lạc quốc độ, được liên hoa hóa sanh, thẳng đến Bồ Đề không còn đọa lạc. Người dùng chân ngôn thiệt phải là người tu hành chân chính



Mẫu thân của Phật là Ma Gia phu nhân, nói thực ra cũng là đại quyền thị hiện, đều là Phật, Bồ Tát tái lai. Mỗi người lúc tu nhân, phát nguyện chẳng giống nhau, ngài phát nguyện đời đời kiếp kiếp làm người nữ để làm mẹ của Phật, ngài phát nguyện này. Thế nên con của ngài là Phật, phước báo của mẹ sẽ rất lớn, đây là biểu diễn cho chúng ta xem. Phước báo lớn nhất, hoàn toàn dựa vào phước thì chỉ có thể sanh đến cõi trời Ðao Lợi, từ trời Dạ Ma trở lên thì không thể. Chư vị xem trong nhà Phật nói đến Phật sự siêu độ Lương Hoàng Sám vô cùng thù thắng. Lương Hoàng tức là Lương Võ Ðế, Lương Võ Ðế khải thỉnh Bảo Chí Công làm Phật sự siêu độ cho phu nhân cho nên gọi là ‘Lương Hoàng Sám’. Lúc phi tử của vua còn sống, bà tạo nhiều ác nghiệp nên đọa vào ác đạo. Bảo Chí Công là một cao tăng đắc đạo, Bảo Chí Công là ai? Là Quán Thế Âm Bồ Tát hóa thân đến, bạn xem như vậy còn nói gì nữa! Quán Thế Âm Bồ Tát đích thân đến chủ trì pháp hội này, chủ trì pháp sự siêu độ này, cũng chỉ có thể siêu độ phi tử của vua đến cõi trời Ðao Lợi. Chư vị phải biết, chư Phật Như Lai siêu độ thì chỉ siêu độ đến trời Ðao Lợi, muốn lên trên nữa thì tự mình phải có công phu tu hành, nếu chẳng có công phu tu hành thì không được. Thế nên hiểu được chân tướng sự thật này, thời gian chúng ta còn sống phải hết lòng tu hành, nếu chẳng tu hành mà chỉ nhờ người khác siêu độ, bản lãnh có cao tới đâu thì chỉ có thể đến trời Ðao Lợi mà thôi. Nếu siêu độ Phật sự là do phàm phu chủ trì thì hiệu quả sẽ rất yếu ớt, chỉ có thể nói là làm vẫn tốt hơn không làm. Có hiệu quả gì rất khó nói. Ngày nay bạn đi đâu tìm được cao tăng chân chánh đắc đạo, Phật, Bồ Tát hay người tái lai. Thế nên phải hiểu đạo lý này rồi sau đó tự chúng ta mới thực sự nắm chắc lấy thời gian, một tấc quang âm là một tấc mạng quang, phải hết lòng nỗ lực.

Phước báo lớn như người mẹ của Phật thì cũng chỉ sanh đến trời Ðao Lợi. Lên trên nữa cần phải có công phu định lực, cần có tâm thanh tịnh, tâm thanh tịnh thành tựu công đức chân thật. Công đức ít, kém cỏi, chưa đoạn Dục, chưa đoạn tâm niệm ham muốn thì sanh đến tầng trời thứ tư của cõi Dục Giới, nhà Phật gọi là ‘Vị Ðáo Ðịnh’, bạn tu định chưa đủ trình độ nhưng cũng có tu. Thí dụ Tứ Thiền, cõi Tứ Thiền cần công phu thiền định một trăm điểm thì mới đến Tứ Thiền; cõi Tam Thiền cần chín chục điểm, Nhị Thiền cần tám chục điểm, Sơ Thiền cần bảy chục điểm. Nếu công phu của bạn dưới sáu chục điểm thì chẳng đến Sắc Giới nổi. Nhưng bạn cũng có công phu, công phu thiền định của bạn có khoảng sáu mươi điểm, năm mươi điểm, bốn mươi điểm, bạn cũng có công phu, chẳng phải là không điểm. Nếu bạn chẳng tu, chỉ chuyên tu phước, tu thập thiện nghiệp đạo, tu bố thí, trì giới, chẳng có công phu định lực, chẳng xả bỏ tâm niệm tình dục, thì chỗ bạn sanh đến sẽ là Tứ Vương Thiên và Ðao Lợi Thiên. Có một chút công phu định lực, tâm địa có một ít thanh tịnh mới có thể sanh đến cõi trời Dạ Ma, Ðâu Suất, Hóa Lạc, Tha Hóa Tự Tại. Càng lên trên thì phước báo của mỗi tầng càng lớn hơn, thọ mạng càng dài hơn, chân chánh là hưởng phước vô tận. Nhưng thọ mạng có dài hơn thì cũng có lúc hết quả báo, tức là có lúc sẽ hưởng hết; sau khi hưởng hết thì cũng phải lưu chuyển theo nghiệp. Thế nên sanh lên trời chẳng phải là pháp cứu cánh, chẳng bằng niệm Phật cầu sanh Cực Lạc thế giới, sanh đến Cực Lạc thế giới là vô lượng thọ, nói cách khác vĩnh viễn chẳng sanh, chẳng tử. Không những trời Dục Giới chẳng sánh bằng, trời Sắc Giới, Vô Sắc Giới đều chẳng thể sánh bằng. Thế nên hết thảy chư Phật tán thán A Di Ðà Phật, tán thán Cực Lạc thế giới, đạo lý là ở chỗ này.


Nam Mô A Di Đà Phật
Hình đại diện của người dùng
kimcang
Bài viết: 1894
Ngày: 19/12/07 16:28
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Canada
Được cảm ơn: 1 time

Re: KÉT VÃNG SANH LƯU XÁ LỢI

Bài viết chưa xem gửi bởi kimcang »

DH Dẫn Kinh Chánh Pháp Đại Tập Hội Mà DH Quên Trong Kinh Có Nói Là Chỉ Nghe Danh Tự Của Kinh Còn Được Vô Lượng Phước Báu.

Người Tụng Kinh Chánh Pháp Đại Tập Hội Mà Có Được Lòng Tin Thì Trong Cảnh Tung Ấm Sẽ Có Số Chư Phật Như Số Hạt Cát Trong Trăm Ngàn Sông Hằng Hiện Thân Đến Tiếp Độ Vãng Sanh.

Lại nữa, các cõi Phật ở mười phương cũng phóng ra những hào quang rực rỡ và mạnh như: hào quang sắc xanh chói lòa, hào quang sắc trắng trong sạch, hào quang sắc vàng bóng suốt như ngọc, hào quang sắc đỏ mãnh liệt. Như thế có rất nhiều thứ hào quang của chư Phật chói suốt lẫn nhau. Nhưng vì nghiệp lực, nên thân Trung-hữu sợ hãi những hào quang mãnh liệt của chư Phật đã soi đến, mà chỉ ưa thích những hào quang yếu ớt trong lục đạo. Vì thế nên chúng-sanh thường bị xoay vần quanh nẻo luân-hồi, chịu nhiều điều khổ não


DH Dẫn Đoạn Này Mà Quên Là KC Đã Nói Người Nào Từng Gieo Duyên Với Tam Bảo Dù Là Nhỏ Như Hạt Bụi Vẫn Được Giải Thoát.

Trong Kinh Tung Ấm Có Giảng Về Việc Đức Phật Thích Ca Mâu Ni Vào Cảnh Giới Trung Ấm Và Cõi Trời Vô Sắc Giới Độ Cho Các Chúng Sanh Trong Trung Ấm Và Cõi Trời Vô Sắc. Không sai nhưng chúng sanh đó nghiệp quá nặng khó mà diều phục


DT Chắc Chưa Đọc Qua Kinh Trung Ấm.

Trong Kinh Tung Ấm Cõi Nói Cõi Trung Ấm Và Cõi Trời Vô Sắc Thì Các Vị A La, Hán Duyên Giác Vẫn Không Thấy Biết Chỉ Là Nương Thần Lực Của Phật Nên Mới Có Thể Thấy Biết.

Trong Kinh Tung Ấm Nói Khi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni Vào Cảnh Giới Trung Ấm Và Cõi Trời Vô Sắc Giới Độ Cho Các Chúng Sanh Trong Trung Ấm Và Cõi Trời Vô Sắc Thì Có Vô Lượng Chúng Sanh Được Giải Thoát.

Trong Kinh Đại Tùy Cầu Nói Có Vị Tăng Lỡ Tạo Nghiệp Ác Đọa Địa Ngục A Tỳ Nhờ Có Thiện Tri Thức Đem Thần Chú Đại Tùy Cầu Viết Đeo Vào Người Mà Được Vãng Sanh.

Nói Chư Phật Siêu Độ Chúng Sanh Chỉ Khiến Sanh Lên Cõi Trời Đạo Lợi Là Hết Mức Thì Không Đúng Lý Vì Không Có Kinh Nào Nói Quyết Định Như Vậy Cả.

Kinh Đại Thừa Trang Nghiêm Bảo Vương Nói Ngài Quán Thế Âm Vào Cõi Ngạ Quỷ Độ Cho Vô Lượng Chúng Ngạ Quỷ Vãng Sanh Cõi Cực Lạc.

Đã nói bạn rồi chữ nghe này là chữ văn tư tu ta huệ mà. Không tin bây giờ bạn tạo ngũ nghịch thập ác rồi sau đó mở thần chú ra nghe 1 lần xem có bị đọa lạc không


DH Nói Như Vậy Là Không Đúng Lý Rồi Vì Như Vậy Là Muốn Cố Ý Thử Xem Thần Chú Có Linh Nghiệm Hay Không, Như Vậy Tức Là Có Tâm Phỉ Báng Pháp, Đã Phỉ Báng Pháp Tức Nhiên Là Bị Đọa.

Nếu Có Tâm Muốn Thử Thách Tức Là Tâm Phỉ Báng Thì Dù Có Trăm Ngàn Đức Phật Ra Đời Cùng Một Lượt Cũng Không Thể Cứu Được.

Tạo Ngũ Nghịch Thập Ác Mà Sau Biết Sám Hối Thì Vẫn Được Hết Tội.

Ngài Vô Não Giết 999 Người Sau Còn Muốn Giết Luôn Mẹ Mà Còn Được Phật Độ Chứng A La Hán.

Đã nói bạn rồi chữ nghe này là chữ văn tư tu huệ mà.


Văn Tư Tu Là Nói Các Pháp Tu Khác Còn Chân Ngôn Là Cảnh Giới Không Thể Nghĩ Bàn Bồ Tát Trong Chứng Pháp Vân Địa Cũng Không Thể Biết Hết Nên Không Thể Lấy Theo Lý Của Phàm Phu Mà Suy Diễn.

Xin Hỏi DH Giảng Giải Thế Nào về Đoạn Kinh Quán Vô Lượng Thọ Này

Đức Phật bảo A Nan và Vi Đề Hi: “Người hạ phẩm hạ sanh ấy.

Hoặc có chúng sanh tạo nghiệp bất thiện ngũ nghịch, thập ác đủ các bất thiện. Người ngu như vậy, do ác nghiệp phải đọa ác đạo trải qua nhiều kiếp thọ khổ vô cùng. Người ngu ấy lúc lâm chung gặp thiện tri thức dùng nhiều lời an ủy vì nói diệu pháp dạy bảo niệm Phật. Ngươi ấy bị khổ bức không rãnh niệm được.

Thiện hữu bảo rằng nếu ngươi chẳng thể niệm Phật kia được thì ngươi nên xưng danh hiệu Phật A Di Đà, như vậy chí tâm khiến tiếng xưng danh chẳng dứt đủ mười niệm.

Nên xưng như vầy: Nam mô A Di Đà Phật. Do xưng danh hiệu Phật nên trong mỗi niệm trừ tám mươi ức kiếp tội sanh tử. Lúc mạng chung thấy kim liên hoa dường như mặt nhựt trụ trứơc người ấy. Như khoảng một niệm liền được vãng sanh Cực Lạc thế giới ở trong hoa sen mãn mười hai đại kiếp hoa sen ấy mới nở.


Theo DH Nói Thì Người Lỡ Tạo 5 Nghịch 10 Ác Làm Sau Có Thể Chỉ Do Sức Niệm Phật A Di Đà Mà Có Thể Thành Tựu Văn Tư Tu Huệ Chỉ Trong Khoảng 10 Niệm.


Tríck Kinh Bất KhônG Quyến Tác Tỳ Lô Giá Na Phật Đại Quán Đảnh Chân Ngôn:

Nếu các chúng sanh tạo đủ các tội thập ác, ngũ nghịch, tứ trọng nhiều cũng như vi trần mãn đầy thế giới này, thân hoại mạng chết, đọa các ác đạo, dùng chơn ngôn này gia trì trong đất, cát 108 biến, đem tán rải trong rừng hoặc trên thi hài, hay tán rải trên mồ mả. Nếu được tán rải đất cát như vậy, nếu kẻ vong nhơn kia đang trong địa ngục, hoặc trong ngạ quỷ, hoặc trong A-tu-la, hoặc trong bàng sanh, thì nhờ hết thảy oai lực của Bất Không Như Lai, Bất Không Tỳ Lô Giá Na Như Lai Chơn Ngôn, oai lực của bổn nguyện Đại Quán Đảnh Quang Chơn Ngôn thần thông, nhờ sức gia trì trong cát, liền khi ấy được ánh hào quang sáng chiếu nơi thân, trừ tất cả các tội báo, xả thân khổ sở, được vãng sanh về Tây Phương Cực Lạc quốc độ, được liên hoa hóa sanh, thẳng đến Bồ Đề không còn đọa lạc.


DH Giảng Giải Sau Về Đoạn Kinh Trên.

Trong Kinh Nói Rất Rõ Ràng Là Chúng Sanh Mạng Chung Bị Đọa Vào Trong 3 Ác Đạo Rồi Mà Nhờ Sức Chân Ngôn Còn Được Vãng Sanh Về Cõi Cực Lạc.

Trong Kinh Không Hề Nói Người Trì Chú Gia Trì Phải Là Bậc Thánh Hiền Gì Cả.



Om Amitabha Hri, Om Mani Padme Hum, Om Vajrapani Hum.
Hình đại diện của người dùng
tinhnghia
Bài viết: 694
Ngày: 18/07/10 22:32
Giới tính: Nam
Đến từ: TP.HCM

Re: KÉT VÃNG SANH LƯU XÁ LỢI

Bài viết chưa xem gửi bởi tinhnghia »

"Được vãng sanh hay không là do Tín Nguyện có hay không, còn phẩm vị vãng sanh cao hay thấp là tùy việc trì danh sâu hay cạn".


nguynlinhtam
Bài viết: 1141
Ngày: 07/06/10 04:08
Giới tính: Nam

Re: KÉT VÃNG SANH LƯU XÁ LỢI

Bài viết chưa xem gửi bởi nguynlinhtam »

DH Dẫn Kinh Chánh Pháp Đại Tập Hội Mà DH Quên Trong Kinh Có Nói Là Chỉ Nghe Danh Tự Của Kinh Còn Được Vô Lượng Phước Báu. KC từ vô lượng kiếp đến nay đã từng nghe vô lượng danh tự kinh Phật, đã từng gặp Phật thân cận cúng dường tại sao bây giờ vẫn còn là phàm phu tục tử vậy.


Người Tụng Kinh Chánh Pháp Đại Tập Hội Mà Có Được Lòng Tin Thì Trong Cảnh Tung Ấm Sẽ Có Số Chư Phật Như Số Hạt Cát Trong Trăm Ngàn Sông Hằng Hiện Thân Đến Tiếp Độ Vãng Sanh. Quả có lòng tin thì phải có hạnh, nếu chẳng có hạnh thì lòng tin là giả hạnh ở đây là Tam Phước. Nếu đã có phước thứ 1, 2 ,3 Phước thứ 3 là Phát tâm bồ đề tin sâu nhân quả đọc tụng kinh điển đại thừa khuyến tấn hành giả thì làm sao không được chư phật tiếp độ

Trong Kinh Tung Ấm Nói Khi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni Vào Cảnh Giới Trung Ấm Và Cõi Trời Vô Sắc Giới Độ Cho Các Chúng Sanh Trong Trung Ấm Và Cõi Trời Vô Sắc Thì Có Vô Lượng Chúng Sanh Được Giải Thoát.
Cho nên chư Phật có ba việc làm được, ba việc làm không được, gọi là “Tam năng tam bất năng”. Các điều ấy là: chư Phật có thể không tất cả tướng, thông suốt tất cả pháp, nhưng không thể diệt được định nghiệp; có thể biết cùng tận nghiệp tánh của chúng-sanh, rõ thấu tất cả việc trong vô biên kiếp quá khứ và vị lai, song không thể độ những chúng-sanh vô duyên; có thể độ vô lượng chúng-sanh, song không thể độ hết chúng-sanh giới.

Khi xưa, một hôm Đức Phật bảo ngài A-Nan: “Có người trọn đời làm lành mà khi chết bị đọa vào ác đạo, bởi nghiệp lành đời nầy chưa chín muồi, song nghiệp dữ kiếp trước đã đến lúc thuần thục. Có kẻ trọn đời làm ác nhưng khi chết sanh lên Thiên-cung, bởi nghiệp ác đời nầy chưa thuần thục mà nghiệp lành kiếp trước đã đến thời kỳ chín muồi. Việc nhân-quả rất phức tạp, tùy theo thế lực mạnh yếu mà đến trước hoặc sau. Cho nên các đệ-tử của ta chớ nên thờ ơ, phải gắng chuyên tu cho đạo nghiệp được tinh thuần. Vì biết đâu, có kẻ tuy đời nay yên ổn hưởng lạc làm lành, nhưng nghiệp ác những kiếp về trước đã sắp đến thời kỳ thuần thục!”

Trong Kinh Đại Tùy Cầu Nói Có Vị Tăng Lỡ Tạo Nghiệp Ác Đọa Địa Ngục A Tỳ Nhờ Có Thiện Tri Thức Đem Thần Chú Đại Tùy Cầu Viết Đeo Vào Người Mà Được Vãng Sanh. KC đi đâu mà tìm được vị thiện tri thức này đây. Nói thật ra người vãng sanh đó cũng là do nhân duyên tu hành từ vô lượng kiếp chín muồi đó
Bạn có gây trở ngại cho người khác chăng? Nói cho quý vị biết tuyệt đối chẳng có. Nếu bạn có năng lực gây trở ngại cho người khác, chư Phật cũng tôn bạn làm thầy. Nguyên nhân là gì vậy? Hết thảy chư Phật chẳng có năng lực này! Bạn làm sao có năng lực này? Bạn nói có thể gây trở ngại cho người khác, đó đều là hảo hợp, nhân duyên [trùng hợp], đâu phải bạn có năng lực này? Ðây là khởi vọng tưởng. ‘Một miếng ăn, một hớp nước đều đã định sẵn từ trước’, đây là định luật nhân quả. Bạn làm sao có năng lực thay đổi nhân quả? Chẳng có đạo lý này. Ngay cả Phật, Bồ Tát cũng chẳng thể thay đổi nhân quả, trong kinh đã nói quá nhiều rồi, nêu thí dụ cũng rất nhiều. Nếu Phật có năng lực thay đổi nhân quả thì chúng ta đâu cần phải tu hành chi nữa? Nếu Phật chẳng độ chúng ta thành Phật thì Ngài đâu có từ bi? Nói thiệt ra Phật không có năng lực thay đổi nhân quả, nhất định là ‘tự mình làm, tự mình chịu’; tự bạn khởi lên vọng tưởng, phân biệt, chấp trước, thì bạn phải đích thân đoạn trừ chấp trước, phân biệt, vọng tưởng. ‘Mở thắt gút vẫn phải do người buộc mở’, chuyện này bất cứ người nào khác cũng chẳng giúp được, đây là chân lý.

Nói Chư Phật Siêu Độ Chúng Sanh Chỉ Khiến Sanh Lên Cõi Trời Đạo Lợi Là Hết Mức Thì Không Đúng Lý Vì Không Có Kinh Nào Nói Quyết Định Như Vậy Cả. Kinh Địa tạng, Kinh Vu Lan, Lương Hoàng Sám

Vô Ðộc chắp tay thưa Thánh Nữ rằng: “Xin Thánh Nữ hãy về, chớ đem lòng thương nhớ buồn rầu quá lắm nữa. Tội nữ Duyệt Ðế Lợi được sanh lên cõi trời đến nay đã ba ngày rồi.

Nghe nói nhờ con gái của người có lòng hiếu thuận, vì mẹ mà sắm sửa lễ vật, tu tạo phước lành, cúng dường chùa tháp, thờ đức Giác Hoa Ðịnh Tự Tại Vương Như Lai. Chẳng phải chỉ riêng thân mẫu của Bồ tát đặng thoát khỏi địa ngục, mà ngày đó, những tội nhơn Vô Gián cũng đều được vui vẻ, đồng đặng thác sanh cả”.

Nói xong, Quỉ Vương chắp tay chào Thánh Nữ mà cáo lui.



Kinh Đại Thừa Trang Nghiêm Bảo Vương Nói Ngài Quán Thế Âm Vào Cõi Ngạ Quỷ Độ Cho Vô Lượng Chúng Ngạ Quỷ Vãng Sanh Cõi Cực Lạc.. Thì bây giờ mình nói đức Phật Thích Ca Mâu Ni ở trong cõi diêm phù đề này thị hiện thành Phật độ cõi người này có rất nhiều người vãng sanh. Nhưng không thể nói tất cả loài người trên trái đất này đều vãng sanh hết vì họ không có duyên với Phật, không tu không có tín nguyện. Kinh A Di Ðà nói: ‘Chẳng thể dùng ít thiện căn, phước đức, nhân duyên’. Tự mình đầy đủ thiện căn, phước đức, nhân duyên, và được bổn nguyện cùng oai thần của đức Phật A Di Ðà gia trì nên ngay trong đời này chẳng cần đoạn phiền não mà có thể đới nghiệp vãng sanh.


Tạo Ngũ Nghịch Thập Ác Mà Sau Biết Sám Hối Thì Vẫn Được Hết Tội. Tội vẫn còn lưu trong A Lại Da Thức đó bạn à. Chẳng qua người này chỉ chuyển duyên mà thôi nhân không có duyên thì vĩnh viễn không kết quả.

Ngài Vô Não Giết 999 Người Sau Còn Muốn Giết Luôn Mẹ Mà Còn Được Phật Độ Chứng A La Hán. Thì mình có nói gì đâu



Thiện hữu bảo rằng nếu ngươi chẳng thể niệm Phật kia được thì ngươi nên xưng danh hiệu Phật A Di Đà, như vậy chí tâm khiến tiếng xưng danh chẳng dứt đủ mười niệm. Chí Tâm tức là Nhất tâm trong tâm không còn tham sân si mạn thị phi nhân ngã và đã thành thật sám hối thì lúc nầy có thể vãng sanh




Tríck Kinh Bất KhônG Quyến Tác Tỳ Lô Giá Na Phật Đại Quán Đảnh Chân Ngôn:


Nếu các chúng sanh tạo đủ các tội thập ác, ngũ nghịch, tứ trọng nhiều cũng như vi trần mãn đầy thế giới này, thân hoại mạng chết, đọa các ác đạo, dùng chơn ngôn này gia trì trong đất, cát 108 biến, đem tán rải trong rừng hoặc trên thi hài, hay tán rải trên mồ mả. Nếu được tán rải đất cát như vậy, nếu kẻ vong nhơn kia đang trong địa ngục, hoặc trong ngạ quỷ, hoặc trong A-tu-la, hoặc trong bàng sanh, thì nhờ hết thảy oai lực của Bất Không Như Lai, Bất Không Tỳ Lô Giá Na Như Lai Chơn Ngôn, oai lực của bổn nguyện Đại Quán Đảnh Quang Chơn Ngôn thần thông, nhờ sức gia trì trong cát, liền khi ấy được ánh hào quang sáng chiếu nơi thân, trừ tất cả các tội báo, xả thân khổ sở, được vãng sanh về Tây Phương Cực Lạc quốc độ, được liên hoa hóa sanh, thẳng đến Bồ Đề không còn đọa lạc.



Trong Kinh Nói Rất Rõ Ràng Là Chúng Sanh Mạng Chung Bị Đọa Vào Trong 3 Ác Đạo Rồi Mà Nhờ Sức Chân Ngôn Còn Được Vãng Sanh Về Cõi Cực Lạc. Kinh A Di Đà dạy:Kinh A Di Ðà nói: ‘Chẳng thể dùng ít thiện căn, phước đức, nhân duyên’. Tự họ đầy đủ thiện căn, phước đức, nhân duyên, và được bổn nguyện cùng oai thần của đức Phật A Di Ðà gia trì nên ngay trong đời này chẳng cần đoạn phiền não mà có thể đới nghiệp vãng sanh.


Trong Kinh Không Hề Nói Người Trì Chú Gia Trì Phải Là Bậc Thánh Hiền Gì Cả. Không trong kinh chắc chắc 100% nói người trì chú này nhất định phải là thiện nam tử thiện nữ nhân.Nếu không thì ví dụ như vầy: Nếu tụng 21 biến chân ngôn này gia trì vào tăm xỉa răng, rồi đem dùng có thể trừ bịnh đau răng, được mạnh khỏe, thông minh, trường thọ. KC thử tụng 21 biến đem xỉa răng xem coi có mạnh khỏe, sống lâu thông minh hay không. Trích kinh Phật dảnh tôn thắng đà ra ni






Nam mô a di đa bà dạ, đá tha già đa dạ, đá địa dạ tha: A di rị đô bà tỳ, a di rị đá, tất đam bà tỳ, a di rị đá, tỳ ca lan đế. A di rị đá, tỳ ca lan đá. Già di nị, già già na, chỉ đa ca lệ, sa bà ha.



Ba hàng tiếp theo đó là những lời trích từ truyện, tức là những câu trích từ Bất Tư Nghị Thần Lực Truyện. “Nếu có thiện nam tử, thiện nữ nhân có thể tụng chú này thì A Di Đà Phật thường đứng trên đảnh đầu, ngày đêm ủng hộ chẳng để cho oán gia có dịp thuận tiện, hiện đời được an ổn. Lúc mạng chung, tùy ý vãng sanh”. Đoạn kinh văn này nêu lên thật rõ mối quan hệ mật thiết giữa kinh A Di Đà và bài chú này. Thế nhưng khi đọc kinh, chúng ta thường không lưu ý đến những chữ then chốt trong kinh. Vì thế, chúng ta hay nói đọc kinh không linh, mình chiếu theo kinh điển tu học dường như không đạt được hiệu quả như kinh đã nói. Người nói như vậy không biết kinh luôn đặt ra những điều kiện rõ ràng! Quý vị thấy đó: “Thiện nam tử, thiện nữ nhân”, chứ không nói “nếu có kẻ trai, người gái”, không hề nói như vậy, trước đó phải có chữ Thiện. Thử hỏi: Chúng ta đã hội đủ tiêu chuẩn Thiện hay chưa? Nếu hội đủ tiêu chuẩn Thiện, chiếu theo phương pháp này tu học, chắc chắn có hiệu quả. Đấy là những điều trong những buổi giảng, chúng tôi thường cảnh tỉnh các đồng học, chớ nên coi thường.

Tiêu chuẩn của Thiện là gì? Trong Quán Vô Lượng Thọ Phật Kinh, đức Phật đã nói ra những tiêu chuẩn của Thiện. Trong đoạn kinh nào vậy? Mọi người đều biết rất rành là “Tịnh nghiệp tam phước”. Đó chính là tiêu chuẩn của thiện nam tử, thiện nữ nhân. Điều thứ nhất: “Hiếu dưỡng cha mẹ, phụng sự sư trưởng, từ tâm bất sát, tu Thập Thiện nghiệp”. Đó là cái thiện của nhân - thiên, tức tiểu thiện. Chúng ta có hội đủ hay không? Nếu hội đủ bốn câu này thì quý vị chính là thiện nam tử, thiện nữ nhân như kinh đã nói. Nếu không hội đủ bốn câu này, quý vị chỉ là nam tử, nữ nhân, chẳng thể thêm vào chữ Thiện được! Thế nhưng quý vị phải hiểu: Quý vị đạt được điều kiện này, bèn chiếu theo phương pháp tu hành, thì có được cảm ứng thù thắng gì hay chăng? Chưa chắc! Do nguyên do nào? Vì kinh này là kinh Đại Thừa, không phải kinh Tiểu Thừa. Câu thứ nhất ấy chỉ là thiện pháp thuộc nhân thiên, chưa phải là thiện của Đại Thừa. Tu nhân thiên tiểu quả thì được vì đã đạt tiêu chuẩn!

Điều thứ hai trong Tịnh nghiệp tam phước là “thọ trì Tam Quy, đầy đủ các giới, chẳng phạm oai nghi”. Ngoài bốn câu trên, thêm ba câu này vào thành bảy câu. Làm được bảy câu này mới là Nhị Thừa thiện. Học Thanh Văn, học Duyên Giác, trong kinh điển Tiểu Thừa thường nói “thiện nam tử, thiện nữ nhân” là chỉ những người làm được cả bảy câu này. Kinh Di Đà, kinh Vô Lượng Thọ là kinh Đại Thừa, Vãng Sanh Chú cũng là kinh Đại Thừa, nên quý vị còn phải làm được điều sau đây nữa. Điều sau đây chính là Đại Thừa thiện: “Phát Bồ Đề tâm, tin sâu nhân quả, đọc tụng Đại Thừa, khuyến tấn hành giả”. Tổng cộng là mười một câu, mười một câu này là căn bản của mọi căn bản. Làm được hết mười một câu này thì chính là Đại Thừa thiện. Như vậy chữ Thiện là then chốt, thiện nam tử, thiện nữ nhân đầy đủ Tịnh nghiệp tam phước. Quý vị có đủ cơ sở ấy thì được, quý vị “có thể tụng chú này, A Di Đà Phật thường đứng trên đảnh đầu, ngày đêm ủng hộ”. Quý vị tu thành Tịnh nghiệp tam phước, rồi lại tu pháp môn này, quý vị sẽ thấy có hiệu quả hay là không!

Tuy vậy, như tôi đã kể cùng quý vị, trước kia, tại Đài Bắc tôi đã từng gặp một vị cư sĩ niệm chú Vãng Sanh đến ba mươi vạn biến không có hiệu quả, do nguyên nhân gì vậy? Ông ta không có Tịnh nghiệp tam phước. Ông ta chỉ là nam tử, nữ nhân, không có chữ Thiện này. Bởi thế, niệm xong ba mươi vạn biến không có hiệu quả. Vì tuổi ông ta đã cao, cũng có thân phận kha khá, khi đó chúng tôi tuổi trẻ, chẳng tiện nói. Xử sự, đãi người, tiếp vật, lời lẽ phải có chừng mực. Nói gì phải coi người ta có tiếp nhận được hay không, mới có thể cùng người bàn luận. Người ta không tiếp nhận được, không cần phải nói, cứ chắp tay hoan hỷ. Trong xã hội, ông ta có thân phận, có địa vị, cũng có tài nghệ văn chương, thường hay vác mặt lên trời, không có mấy ai được ông ta coi trọng. Những điều ấy đều là chướng ngại, đều là nghiệp chướng của ông ta.

Do vậy biết rằng: Tu hành không thể không biết căn bản, căn bản là thiện. Trước hết, chúng ta phải đạt được tiêu chuẩn Thiện trong nhãn quan đức Phật, chúng ta phải tự nỗ lực đạt được! Sau đấy, mới y giáo phụng hành thì mới có hiệu quả. “A Di Đà Phật thường đứng trên đảnh đầu” chính là A Di Đà Thế Tôn hộ niệm. Oán thân trái chủ toan chướng ngại quý vị tu hành, chướng ngại quý vị vãng sanh, nhưng có Phật lực, có hộ pháp thần bảo hựu quý vị, chúng không có dịp nào thuận tiện. “Hiện đời được an ổn”, nghĩa là sống trong thế gian này, quý vị được Phật hộ niệm, được long thiên thiện thần ủng hộ, nên tai nạn, chuyện bất tường chẳng dễ gì gặp phải. Lúc lâm chung, “tùy ý vãng sanh”, “tùy ý” nghĩa là tự tại.

Đoạn kinh văn này thuyết minh công đức của thần chú, giảng rất tường tận. Ba câu đầu có thể phiên dịch, bởi lẽ chúng không phải là chú ngữ. Câu thứ nhất “nam mô a di đa bà dạ” là niệm nam mô A Di Đà Phật. A-di-đa-bà-dạ (Amitabhaya) là A Di Đà đọc theo Phạm âm Ấn Độ, nay chúng ta tỉnh lược thành A Di Đà Phật. A Di Đà chứ không có chữ Phật, trong câu trên không có chữ Phật. Câu kế đó, “đá tha già đa dạ” (tathagataya), dịch là Như Lai. Như vậy, niệm toàn bộ hai câu này, thì “nam mô a di đa bà da, đá tha già đa dạ” chính là A Di Đà Như Lai, trước đó có chữ Nam Mô, tức Nam Mô A Di Đà Như Lai. Có thể dịch ra như vậy, nên hai câu này có thể phiên dịch được. Câu “đá địa dạ tha” (tatiyatha) cũng dịch nghĩa được, dịch sang nghĩa tiếng Hán là “tức thuyết chú viết” (liền nói chú rằng), có nghĩa như vậy. Những câu tiếp đó mới là chú, từ chữ “a di rị đô bà tỳ” (amrto dbhave) trở xuống gồm mười câu; mười câu ấy là chú ngữ. Những chú ngữ này từ xưa đến nay không phiên dịch, chỉ có ba câu đầu là có thể dịch. Trong lời chú giải, Liên Trì đại sư giảng: “Thần chú từ xưa đã chẳng phiên, đại lược có năm ý”. Năm ý ấy chính là năm quy định trong thể lệ dịch kinh:

1) Ý nghĩa thứ nhất là giống như đế vương thời cổ, đế vương có những ý chỉ bí mật, chẳng thể tùy tiện tuyên truyền, quý vị nhận được cứ y giáo phụng hành là được rồi, cứ chiếu theo đó mà làm, chẳng cần phải hỏi han.

2) Ý thứ hai: Hoặc trong một câu có quá nhiều ý nghĩa, như Tiên Đà Bà (1) mang nhiều nghĩa nên không phiên. Bởi lẽ không tìm được thành ngữ hoặc từ ngữ Trung Quốc tương tự, nên bèn phiên âm kèm theo giải thích.

3) Ba là ở Trung Quốc không có, chẳng hạn như Diêm Phù Đề (Jambudvipa). Trong kinh chúng thường thấy chữ sau: Am Ma La quả (Amarapuspaka), Trung Quốc từ trước đến nay chưa hề có, hoặc Hưng Cừ trong Ngũ Tân (năm thứ cay hôi), Trung Quốc cũng không có. Nhưng hiện tại giao thông phát đạt, hàng hóa lưu thông dễ dàng, Am Ma La quả là trái gì vậy? Người Đài Loan gọi nó là trái Ba Lạc (trái xoài). Trước kia, lão hòa thượng Đạo Nguyên (Ngài là vị pháp sư giảng kinh tại Đài Loan) đi triều bái Ấn Độ. Do Ngài thường giảng kinh, thường giảng trái Am Ma La ở Trung Quốc không có, rốt cuộc vẫn không biết là trái gì. Lần ấy, Ngài đến Ấn Độ, hỏi người Ấn Độ: “Trái Am Ma La là trái gì? Xin đem đến cho tôi xem!” Rốt cuộc họ đem lại, nhận ra trái ấy Đài Loan cũng có, nhưng ở Trung Quốc đại lục không có. Đó là một loại. Hưng Cừ là một loại trong Ngũ Tân, chính là thứ gì vậy? Nay chúng tôi biết nó là một loại hành tây; ở Trung Quốc không có. Như vậy, những thứ giống như vậy không có cách nào phiên dịch được, chỉ còn cách phiên âm.

4) Thứ tư, thuận theo lối cổ không phiên. Thời cổ dịch kinh, những chữ, những câu đã được dịch âm, ai nấy đều biết nên không cần canh cải nữa. Hãy nêu một thí dụ: A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề. Nói thật ra, cũng là do tôn trọng cổ nhân, tôn trọng nên không phiên dịch.

5) Thế nhưng điều thứ năm cũng mang ý nghĩa tôn trọng: “Hoặc do tôn trọng, chứ không phải không dịch được sang tiếng Hán, như chữ Bát Nhã chẳng hạn”. Nói thật ra, Bát Nhã cũng có thể dịch, dịch thành trí huệ. A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề, dịch là Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác. Thế nhưng danh từ Pháp Tướng trong kinh luận hết sức nhiều, chúng ta đọc đã quá quen, như vậy chúng thuộc về loại từ ngữ được tôn trọng. Nhất là A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề, đã là người học Phật thì bất luận Tiểu Thừa hay Đại Thừa, Hiển giáo hay Mật giáo, chúng ta học Phật nhằm mong mỏi điều gì? Chính là mong cầu Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác. Bát Nhã không phiên, cũng có lý đôi chút. Bởi lẽ, trí huệ Bát Nhã chẳng phải là trí huệ theo quan niệm thông thường, không giống với khái niệm trí huệ thông thường.

Thần chú thường không phiên dịch, nhưng có khi nào được phiên hay không? Có chứ! Ngay cả năm hội thần chú Lăng Nghiêm cũng được phiên dịch. Đời Thanh, Quán Đảnh pháp sư đem toàn bộ bài chú ấy dịch ra. Đó chỉ là thiểu số, tất nhiên đa số tôn trọng thể lệ dịch kinh của cổ nhân, nên cũng không cần phải phiên dịch ra. Không phiên dịch ra thì được tôn trọng. Dịch ra rồi, ý niệm tôn trọng không còn nữa. A! Bây giờ đã hết giờ rồi


Nam Mô A Di Đà Phật
Hình đại diện của người dùng
kimcang
Bài viết: 1894
Ngày: 19/12/07 16:28
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Canada
Được cảm ơn: 1 time

Re: KÉT VÃNG SANH LƯU XÁ LỢI

Bài viết chưa xem gửi bởi kimcang »

KC từ vô lượng kiếp đến nay đã từng nghe vô lượng danh tự kinh Phật, đã từng gặp Phật thân cận cúng dường tại sao bây giờ vẫn còn là phàm phu tục tử vậy.
DH Chứng Túc Mạng Minh Hay Sau Lại Có Thể Biết KC Từ Vô Lượng Kiếp Đã Được Nghe Vô Lượng Kinh Phật Và Thân Cận Cúng Dường Chư Phật?

Nếu KC Thật Được Nghe Vô Lượng Kinh Phật Và Thân Cân Cúng Dường Chư Phật Thì Hiện Nay Đâu Còn Là Phàm Phu Tục Tử

Cho nên chư Phật có ba việc làm được, ba việc làm không được, gọi là “Tam năng tam bất năng”.


Tam Bất Năng Này Trong Kinh Nào Nói?
Vô Ðộc chắp tay thưa Thánh Nữ rằng: “Xin Thánh Nữ hãy về, chớ đem lòng thương nhớ buồn rầu quá lắm nữa. Tội nữ Duyệt Ðế Lợi được sanh lên cõi trời đến nay đã ba ngày rồi.

Nghe nói nhờ con gái của người có lòng hiếu thuận, vì mẹ mà sắm sửa lễ vật, tu tạo phước lành, cúng dường chùa tháp, thờ đức Giác Hoa Ðịnh Tự Tại Vương Như Lai. Chẳng phải chỉ riêng thân mẫu của Bồ tát đặng thoát khỏi địa ngục, mà ngày đó, những tội nhơn Vô Gián cũng đều được vui vẻ, đồng đặng thác sanh cả”.

Nói xong, Quỉ Vương chắp tay chào Thánh Nữ mà cáo lui.
Trong Kinh Không Có Nói Là Chư Phật Chỉ Có Thể Siêu Độ Chúng Sanh Lên Đến Cõi Trời Đạo Lợi.

Xin Dẫn Ra Chính Xác Là Trong Kinh Đức Phật Nói Hay Là DH Tự Suy Diễn.

Như Vậy Sau DH Lúc Trước Lại Khăng Khăng Nói Là Chúng sanh Trong Địa Ngục A Tỳ Không Khởi Niệm Thiện Không Thể Cứu Độ.

DH Nên Nhớ Lúc Đó Tiền Thân Của Ngài Địa Tạng Bồ Tát Còn Chưa Phải Là Bậc Bồ Tát Mà Còn Có Năng Lực Như Vậy Không Những Độ Được Mẹ Mà Còn Vô Lượng Chúng Sanh Trong Địa Ngục A Tỳ.

Tạo Ngũ Nghịch Thập Ác Mà Sau Biết Sám Hối Thì Vẫn Được Hết Tội. Tội vẫn còn lưu trong A Lại Da Thức đó bạn à. Chẳng qua người này chỉ chuyển duyên mà thôi nhân không có duyên thì vĩnh viễn không kết quả.


Lý Luận Này Có Chổ Mâu Thuẫn.

Hết Tội Mà Còn Trong Thức A Lại Da Như Vậy Là Còn Nghiệp.

Còn nghiệp Thì Làm Sau Nói Là Hết Tội?

DH Y Theo Kinh Luận Nào Mà Lý luận Như Vậy?

Ngài Vô Não Giết 999 Người Và Còn Muốn Giết Mẹ Mà Phật Còn Độ Tu Chứng Quả Thánh A La Hán, Nếu Như Tội Vẫn Còn Trong A La Da Thức Tức Là Chưa Sạch Nghiệp.

Chưa Sạch Nghiệp Làm Sao Chứng Quả Thánh A La Hán Được?

KC thử tụng 21 biến đem xỉa răng xem coi có mạnh khỏe, sống lâu thông minh hay không. Trích kinh Phật dảnh tôn thắng đà ra ni


Nếu Như Vậy KC Xin Hỏi Lại DH Rằng Trong Kinh Pháp Hoa Nói Niệm Danh Hiệu Của Ngài Quán Thế Âm Thì Không Bị Nạn Nước Lửa Thuốc Độ Làm Hại Có Người Đó Muốn Thửa Xem Kinh Dạy Có Đúng Không Thì Niệm Danh Hiệu Của Ngài Quán Thế Âm Rồi Lấy Thuốc Cực Độc Uống. Theo Như DH Thì Người Đó Có Chết Hay Không?

Nếu Người Đó Bị Chết Thì Chẳng Lẽ Kinh Nói Sai?

Hoặc có chúng sanh tạo nghiệp bất thiện ngũ nghịch, thập ác đủ các bất thiện. Người ngu như vậy, do ác nghiệp phải đọa ác đạo trải qua nhiều kiếp thọ khổ vô cùng. Người ngu ấy lúc lâm chung gặp thiện tri thức dùng nhiều lời an ủy vì nói diệu pháp dạy bảo niệm Phật. Ngươi ấy bị khổ bức không rãnh niệm được.

Thiện hữu bảo rằng nếu ngươi chẳng thể niệm Phật kia được thì ngươi nên xưng danh hiệu Phật A Di Đà, như vậy chí tâm khiến tiếng xưng danh chẳng dứt đủ mười niệm.

Nên xưng như vầy: Nam mô A Di Đà Phật. Do xưng danh hiệu Phật nên trong mỗi niệm trừ tám mươi ức kiếp tội sanh tử. Lúc mạng chung thấy kim liên hoa dường như mặt nhựt trụ trứơc người ấy. Như khoảng một niệm liền được vãng sanh Cực Lạc thế giới ở trong hoa sen mãn mười hai đại kiếp hoa sen ấy mới nở.


Theo DH Nói Thì Đi Đâu Mà Tìm Vị Thiện Tri Thức Này? Nếu Như Không Có Thì Sau Đức Phật Lại Nói Làm Gì



Om Amitabha Hri, Om Mani Padme Hum, Om Vajrapani Hum.
nguynlinhtam
Bài viết: 1141
Ngày: 07/06/10 04:08
Giới tính: Nam

Re: KÉT VÃNG SANH LƯU XÁ LỢI

Bài viết chưa xem gửi bởi nguynlinhtam »

http://quangduc.com/kinhdien/244dtvoluongtho.html
DH Chứng Túc Mạng Minh Hay Sau Lại Có Thể Biết KC Từ Vô Lượng Kiếp Đã Được Nghe Vô Lượng Kinh Phật Và Thân Cận Cúng Dường Chư Phật?
PHẨM BỐN MƯƠI BỐN

THỌ KÝ BỒ ÐỀ

Nếu trong đời sau, mãi cho đến khi, Chánh Pháp bị diệt, sẽ có chúng sinh, trồng các gốc lành, đã từng cúng dường, vô lượng chư Phật. Do Như Lai kia, gia trì uy lực, hay đặng pháp môn, quảng đại như thế, nhiếp giữ thọ trì, sẽ được rộng lớn, “Nhứt Thiết Trí Trí”.


Tam Bất Năng Này Trong Kinh Nào Nói?http://niemphat.net/Luan/phathoctinhyeu/thien3_8.htm. Tác giả là hòa thượng Thích Thiền Tâm Thầy đã vãng sanh rồi

Trong Kinh Không Có Nói Là Chư Phật Chỉ Có Thể Siêu Độ Chúng Sanh Lên Đến Cõi Trời Đạo Lợi.

Xin Dẫn Ra Chính Xác Là Trong Kinh Đức Phật Nói Hay Là DH Tự Suy Diễn.
. Mình nghe PS Tịnh Không giảng như vậy đây là căn bản văn hóa nhân loại: Hiếu Đạo và sư Đạo nếu thầy dạy mà bạn không nghe thì có cách nào nói nữa

Như Vậy Sau DH Lúc Trước Lại Khăng Khăng Nói Là Chúng sanh Trong Địa Ngục A Tỳ Không Khởi Niệm Thiện Không Thể Cứu Độ. Đúng vậy xin trích trong Phật học phổ thông này:http://quangduc.com/coban/25phpt02-2.html
Có người hỏi: Ngài Mục Kiền Liên thần thông đệ nhấùt, tự mình có thể cứu vớt cha mẹ được , cần gì phải nhờ đến chư Tăng. Cũng như các ông quan lớn trong xứ, đủ thế lực, có thể cứu bà con có tội được rồi, cần gì phải nhờ đến các quan khác?

Ðáp: Bà Thanh Ðề bị tội khổ, do trước kia tâm bà gây nên. Hôm nay nhờ Ngài Mục Kiền Liên là con hiếu thảo, sắm các lễ vật cúng dường Phật , Tăng, lúc ấy bà sanh lòng hoan hỷ cũng muốn cúng dường Phật , Tăng. Do đổi niệm bỏn sẻn, trở lại tâm rộng rãi, mà bà được giải thoát. Nếu như chỉ nhờ đức chúng Tăng mà tâm bà không hoan hỷ mở rộng, thì cũng khó mà cứu vớt được.




DH Nên Nhớ Lúc Đó Tiền Thân Của Ngài Địa Tạng Bồ Tát Còn Chưa Phải Là Bậc Bồ Tát Mà Còn Có Năng Lực Như Vậy Không Những Độ Được Mẹ Mà Còn Vô Lượng Chúng Sanh Trong Địa Ngục A Tỳ. Ai nói bạn là ngài địa tạng không phải là Bồ Tát đọc trước đoạn đó xem thế nào:

Lễ Phật xong, Thánh Nữ liền trở về nhà. Vì thương nhớ mẹ, nên Thánh Nữ ngồi ngay thẳng niệm danh hiệu của Giác Hoa Ðịnh Tự Tại Vương Như Lai trải suốt một ngày một đêm. Bỗng thấy thân mình đến một bờ biển kia. Nước trong biển đó sôi sùng sục, có rất nhiều thú dữ thân thể toàn bằng sắt bay nhảy trên mặt biển, chạy rảo bên này, xua đuổi bên kia.
...

Có một vị Quỉ Vương (12) tên là Vô Ðộc, đến cúi đầu nghinh tiếp, hỏi Thánh Nữ rằng: “Hay thay Bồ tát! Ngài có duyên sự gì đến chốn này?”.


Ngồi ngay thẳng niệm Giác Hoa Ðịnh Tự Tại Vương Như Lai. Trải qua một ngày một đêm.

Cô không ngủ, không nghỉ! Trong Tịnh Ðộ Thánh Hiền Lục chúng ta thấy pháp sư Oánh Kha đời Tống, truyện ký ghi vị tỳ kheo phá giới này đã làm rất nhiều ác nghiệp. Ưu điểm của ông là tự mình biết đã tạo ác quá nhiều nên tương lai nhất định sẽ đọa địa ngục. Ðã biết rồi tại sao còn tạo nghiệp? Vì tập khí quá nặng, khi gặp ác duyên chẳng thể tự kiềm chế. Nhưng ông biết tương lai đọa địa ngục rất dễ sợ, nghĩ đến quả báo này nên ông rất sợ. Ông hỏi những đồng tham đạo hữu, họ cho ông một cuốn Vãng Sanh Truyện. Coi xong ông rất cảm động, đóng cửa lại niệm Phật, không ngủ, không ăn, cũng không uống nước, niệm suốt ba ngày ba đêm, A Di Ðà Phật đến. Kinh Di Ðà nói nếu [niệm] một ngày, nếu hai ngày, nếu ba ngày đến bảy ngày, chúng ta thấy được, đây là thật chẳng giả. Chúng ta niệm Phật hết bảy ngày, niệm hết bảy lần bảy ngày nhưng cũng không thấy Phật, đó là vì chẳng đúng như pháp, vừa niệm vừa khởi vọng tưởng, tạp niệm, cho nên chẳng có cảm ứng. Niệm Phật đúng cách thì một tạp niệm cũng chẳng có. Giống pháp sư Oánh Kha vì sợ đọa địa ngục, cứu mạng khẩn cấp nên chẳng khởi một tạp niệm, đây là người có căn tánh hạng trung bình. Thánh Nữ Bà La Môn là người thượng căn, một ngày một đêm liền thành tựu, pháp sư Oánh Kha ba ngày ba đêm thành tựu, chí thành khẩn thiết cảm động Phật đến ứng. Ðây là một ngày một đêm đạt được Niệm Phật Tam Muội, được Sự Nhất Tâm Bất Loạn.



Lý Luận Này Có Chổ Mâu Thuẫn.

Hết Tội Mà Còn Trong Thức A Lại Da Như Vậy Là Còn Nghiệp.

Còn nghiệp Thì Làm Sau Nói Là Hết Tội?

DH Y Theo Kinh Luận Nào Mà Lý luận Như Vậy?

Kinh Hoa Nghiêm Phẩm Phổ hiền bồ tát phần sám hối nghiệp chướng
Lại này thiện nam tử! Nói "Sám hối nghiệp chướng" là như vầy:

Bồ Tát tự nghĩ rằng: Tôi từ vô thỉ kiếp về qúa khứ, do lòng tham lam, giận dữ, ngu si khiến thân, khẩu, ý tạo vô lượng vô biên nghiệp ác. Nếu các nghiệp ác này mà có hình tướng, thì khắp cõi hư không cũng chẳng thể đựng chứa hết được.





Ngài Vô Não Giết 999 Người Và Còn Muốn Giết Mẹ Mà Phật Còn Độ Tu Chứng Quả Thánh A La Hán, Nếu Như Tội Vẫn Còn Trong A La Da Thức Tức Là Chưa Sạch Nghiệp.

Chưa Sạch Nghiệp Làm Sao Chứng Quả Thánh A La Hán Được?
. Hiểu lầm rồi: Nghiệp chướng là gì? Nghiệp chướng tức là ‘vọng tưởng, phân biệt, chấp trước’. . Phá chấp trước thì chứng A La Hán



Phần này tôi pót khi trước sa bạn không đọc:
Tại sao vậy? Những chúng sanh này đã tạo vô lượng vô biên tội nghiệp trong quá khứ, tại sao hiện nay họ được lìa khỏi khổ báo của tam ác đạo? Cách nói này có mâu thuẫn nhân quả hay không? Tạo ác tại sao không thọ ác báo? Nhất định chẳng mâu thuẫn nhân quả. Tại sao họ chẳng thọ ác báo? Vì hôm nay họ đã đoạn dứt ác duyên. Chư vị phải biết, nhân muốn kết thành quả thì trong ấy phải có duyên; nếu chẳng có duyên, tuy có nhân thì quả báo cũng chẳng thể hiện ra. Thí dụ hạt dưa là hạt giống, tương lai có thể kết thành dưa, nhưng nó cần phải có duyên, nó cần đất đai, phân bón, ánh sáng, và nước, có điều kiện đầy đủ thì hạt giống mới nảy mầm, trưởng thành, tương lai ra hoa kết trái. Nếu đoạn dứt duyên của hạt giống này, bỏ hạt giống vô tách trà, để cả năm thì nó cũng chẳng kết trái nổi. Đây tức là nói những tội nghiệp A Tỳ địa ngục mà bạn đã tạo trong quá khứ nhất định phải đi đến A Tỳ địa ngục để thọ báo.
Hôm nay Phật, Bồ Tát dạy bạn đoạn dứt những ác duyên này, tuy bạn có nghiệp nhân này nhưng hiện nay có thể không thọ quả báo, nói như vậy rất hợp đạo lý, là đoạn dứt duyên. Từ nay trở về sau tin sâu nhân quả, chẳng dâm dục, chẳng nói dối, chẳng nói lưỡi đôi chiều, chẳng nói lời hung ác, tán thán Đại Thừa thì duyên lập tức sẽ lật ngược lại. Tội trong đời quá khứ còn không? Vẫn còn, hạt giống vẫn còn trong A Lại Da thức, cũng như bỏ hạt giống đó vào tách trà, hạt giống sẽ chẳng tiêu mất. Chư vị nên biết những hạt giống thiện ác này vĩnh viễn chẳng tiêu diệt, khi nào gặp duyên thì nó sẽ khơi dậy, nếu không gặp duyên thì vĩnh viễn sẽ nằm trong A Lại Da thức, A Lại Da thức là một cái kho, cất chứa ở trong đó. Bạn có hạt giống địa ngục A Tỳ, tương lai bạn có thể đến địa ngục A Tỳ độ chúng sanh, nếu A Lại Da thức của bạn chẳng có hạt giống địa ngục A Tỳ thì địa ngục bạn chẳng có phần, bạn sẽ chẳng nhìn thấy địa ngục. Thế nên tất cả những nghiệp nhân đã tạo trong quá khứ khi thành Phật thì đều khởi tác dụng, phổ độ hết thảy thiện ác chúng sanh trong chín pháp giới. Vì lúc đó bạn sẽ hiểu rõ, chẳng mê hoặc nữa. Đọa địa ngục là đọa như thế nào? Là độ chúng sanh. Nói thật ra trong địa ngục sẽ chẳng thọ khổ, chỉ là thị hiện. Thế nên nếu bạn chẳng có duyên ngạ quỷ thì làm sao độ ngạ quỷ được? Bạn chẳng có duyên súc sanh thì không thể độ súc sanh. Chúng ta thấy chư Phật, Bồ Tát hiện thân trong ba đường ác, là vì họ đã tạo nghiệp của ba đường ác lúc họ còn tu nhân trước kia, đến lúc đó có thể lấy nghiệp của ba đường ác đem ra dùng. Họ ‘dùng’ chứ chẳng thọ báo, để độ chúng sanh. Thế nên chúng ta đối với hết thảy tội nghiệp đã tạo trước kia cũng không cần phải hối hận, biết được sau khi thành Phật sẽ dùng nó. Nếu không thành Phật thì khỏi nói nữa, nếu hiện nay bạn còn tạo thêm ác duyên thì chắc chắn sẽ vào tam ác đạo thọ khổ báo. Cho nên sau khi giác ngộ thì có tác dụng của giác ngộ, tức là vào tam ác đạo để giúp đỡ chúng sanh khổ nạn, đây là việc chúng ta nhất định phải hiểu.




KC thử tụng 21 biến đem xỉa răng xem coi có mạnh khỏe, sống lâu thông minh hay không. Trích kinh Phật dảnh tôn thắng đà ra ni


Nếu Như Vậy KC Xin Hỏi Lại DH Rằng Trong Kinh Pháp Hoa Nói Niệm Danh Hiệu Của Ngài Quán Thế Âm Thì Không Bị Nạn Nước Lửa Thuốc Độ Làm Hại Có Người Đó Muốn Thửa Xem Kinh Dạy Có Đúng Không Thì Niệm Danh Hiệu Của Ngài Quán Thế Âm Rồi Lấy Thuốc Cực Độc Uống. Theo Như DH Thì Người Đó Có Chết Hay Không?

Nếu Người Đó Bị Chết Thì Chẳng Lẽ Kinh Nói Sai?




Cái đó chỉ ví dụ thôi người trì chú nhất định phải là thiện nam tử thiện nữ nhân


Nam Mô A Di Đà Phật
Hình đại diện của người dùng
kimcang
Bài viết: 1894
Ngày: 19/12/07 16:28
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Canada
Được cảm ơn: 1 time

Re: KÉT VÃNG SANH LƯU XÁ LỢI

Bài viết chưa xem gửi bởi kimcang »

Mình nghe PS Tịnh Không giảng như vậy đây là căn bản văn hóa nhân loại: Hiếu Đạo và sư Đạo nếu thầy dạy mà bạn không nghe thì có cách nào nói nữa
Khổng Giáo, Thiên Chúa Giáo, Hồi Giáo, Ấn Độ Giáo Cũng Dạy Hiếu Đạo Và Sư Đạo Như Vậy Có Chổ Nào Khác Với Hiếu Đạo Và Sư Đạo Mà DH Nói?

Thầy Dạy Thì Nên Nghe Nhưng Thầy Chưa Phải Là Phật.

Không Thể Nói Thầy Nói Là Đồng Nghĩa Với Phật Nói Được.

Trong Kinh Đại Bát Niết Bàn Nói Y Pháp Bất Y Nhân

Cho Nên Phải Luôn Luôn Phải Lấy Kinh Luận Vào Chuẩn.

KC Biết Có Các Vị Thầy Dạy Tu Thiền Không Chấp Nhận Đới Nghiệp Vãng Sanh Vậy Thì Theo DH Thì Đệ Tử Của Các Vị Đó Nên Nghe Theo Thầy Của Họ Hay Là Nên Y Theo Kinh Luận Của Phật Tổ Dạy?

Kinh Hoa Nghiêm Phẩm Phổ hiền bồ tát phần sám hối nghiệp chướng

Lại này thiện nam tử! Nói "Sám hối nghiệp chướng" là như vầy:

Bồ Tát tự nghĩ rằng: Tôi từ vô thỉ kiếp về qúa khứ, do lòng tham lam, giận dữ, ngu si khiến thân, khẩu, ý tạo vô lượng vô biên nghiệp ác. Nếu các nghiệp ác này mà có hình tướng, thì khắp cõi hư không cũng chẳng thể đựng chứa hết được.
Trong Phần Nào Ở Đoạn Kinh Trên Nói Sám Hối Hết Tội Rồi Mà Tội Còn Ở TronG Thức A Lại Da?

DH Trích Kinh Hoa Nghiêm Mà Không Đọc Câu.

Tội Từ Tâm Khởi
Từ Tâm Sám
Tội Hết Tâm Diệt Cả Hai Không
Như Vậy Tức Là Thật Sám Hối

Tâm Tội Đã Diệt Thì Mới Là Thật Hết Tội.

Như Vậy Làm Sao Nói Hết Tội Rồi Mà Còn Ở Trong Thức A Lại Da Được.

Theo DH Nói Thì Như Ngài Vô Não Giết 999 Người Mà Sau Chứng Thánh Quả A La Hán Như Vậy Thì Tội Giết 999 Người Đó Còn Hay Không Ở Trong Thức A Lại Da?



Om Amitabha Hri, Om Mani Padme Hum, Om Vajrapani Hum.
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.29 khách