KÉT VÃNG SANH LƯU XÁ LỢI

Cùng nhau học hỏi những bài giáo lý căn bản và kiến thức Phật học phổ thông.
nguynlinhtam
Bài viết: 1141
Ngày: 07/06/10 04:08
Giới tính: Nam

Re: KÉT VÃNG SANH LƯU XÁ LỢI

Bài viết chưa xem gửi bởi nguynlinhtam »

Nếu như thời không có Phật xuất thế thì Nho giáo giúp người TQ trụ trong cõi người vì dạy ngũ thường. Còn Thiên chúa giúp mình trụ trong cõi trời
Thầy Dạy Thì Nên Nghe Nhưng Thầy Chưa Phải Là Phật. Ấn Quang Đại Sư là Đại Thế Chí Bồ Tát tái lai. Vĩnh Minh thiền sư, Thiện Đạo Đại sư là A Di Đà Phật tái lai.
Kinh Pháp Hoa dạy:
Dược-Vương! Nếu có người thiện-nam, người thiện-nữ nào, sau khi đức Như-Lai diệt độ muốn vì hàng bốn chúng mà nói kinh Pháp-Hoa này thời phải nói cách thế nào? Người thiện-nam, thiện-nữ đó phải vào nhà Như-Lai, mặc y Như-Lai, ngồi tòa Như-Lai, rồi mới nên vì bốn chúng mà rộng nói kinh này.

Dù đã phát nguyện quy y Tam Bảo, nhưng người trực tiếp khai sanh tánh mạng tuệ giác ở nơi ta chính là thiện tri thức, gồm có thánh tăng, phàm tăng, sư trưởng và các bạn đồng tu, đồng học.
Thiện tri thức là cửa ngõ xu hướng Nhất Thiết Trí, vì làm cho chúng sanh đi vào Như Thật Đạo.
Thiện tri thức là cỗ xe xu hướng Nhất Thiết Trí, vì đưa tất cả chúng sanh tới Như Lai địa.
Thiện tri thức là thuyền bè xu hướng Nhất Thiết Trí, vì vận chuyển tất cả chúng sanh đến bờ giác.
Thiện tri thức là ngọn đèn xu hướng Nhất Thiết Trí, vì khiến chúng sanh có được ánh sáng Phật Tri Kiến.
Thiện tri thức là con đường xu hướng Nhất Thiết Trí, vì dẫn dắt chúng sanh vào cửa thành Niết Bàn.
Thiện tri thức là cây đuốc xu hướng Nhất Thiết Trí, vì làm cho chúng sanh thấy rõ con đường yên lành hay hiểm trở.
Thiện tri thức là chiếc cầu xu hướng Nhất Thiết Trí, vì tiễn đưa chúng sanh qua khỏi chỗ hiểm ác.
Thiện tri thức là lọng che xu hướng Nhất Thiết Trí, vì làm cho chúng sanh che núp dưới bóng râm đại từ mát mẻ.
Thiện tri thức là cặp mắt xu hướng Nhất Thiết Trí, vì khiến chúng sanh nhận rõ Pháp tánh.
Thiện tri thức là thủy triều xu hướng Nhất Thiết Trí, vì làm cho chúng sanh đầy đủ nước Đại Bi.


Trong Kinh Đại Bát Niết Bàn Nói Y Pháp Bất Y Nhân. Cảm ơn bạn vì đã nhắc nhở:
BỐN NGUYÊN TẮC ÐỂ PHÂN BIỆT CHÁNH VÀ TÀ



Trong kinh Lăng Nghiêm có nói: ‘Tà sư thuyết pháp nhiều như cát sông Hằng’; Dựa vào đâu để phân biệt chánh và tà? Ngược lại với bốn nguyên tắc mà Phật thuyết pháp là tà, là của ma nói.



1. Tuyệt đối cùng lợi ích không tương ứng.

Ðây là ma nói. Nói một cách khác những pháp nào mà khi học xong thật sự là không có lợi ích, không có lợi ích tức là có tổn hại; tổn hại chỗ nào? Chúng ta không cần phải nói ra, quý vị suy nghĩ thử xem, cũng dễ thấy thôi.



2. Tức là tương ứng với phi pháp.

Ðối chọi và tương phản với những gì Phật nói.



3. Nhất định là tương ứng với phiền não.

Nếu bạn tu học theo phương pháp của họ (ma), không những là không thể tiêu trừ phiền não, mà càng ngày càng tăng trưởng phiền não, tăng thêm tham, sân, si, mạn, tăng thêm đố kỵ, tăng trưởng thêm sự tạo tội nghiệp.



4. Tuyệt đối tương ứng với sanh tử.

Cũng có thể nói là họ không chủ trương thoát ly ra khỏi luân hồi, họ dạy người sau khi chết đi mau mau trở lại làm người. Sau khi chết đi, bạn muốn làm người thì có thể được thân người sao? Không hẳn là vậy, lời Phật nói là thật đó; Phật tỉ dụ sau khi người chết đi đời sau có thể được thân người trở lại nhiều cũng như đất trong móng tay, không được thân người trở lại nhiều như đất trên địa cầu này. Cho nên người ta mất đi thân người đời sau có lại được thân người hiếm có như ‘lông phụng sừng lân’, không phải ai cũng có thể có thân người lại được.


Vì vậy nên đức Phật dạy chúng ta: ‘Y pháp chứ đừng y theo người’, ‘Y nghĩa chứ không y theo lời nói’, pháp là kinh điển; kinh điển của Tịnh Tông là năm kinh, một luận, phải hiểu lời dạy của Ngài.

KC Biết Có Các Vị Thầy Dạy Tu Thiền Không Chấp Nhận Đới Nghiệp Vãng Sanh Vậy Thì Theo DH Thì Đệ Tử Của Các Vị Đó Nên Nghe Theo Thầy Của Họ Hay Là Nên Y Theo Kinh Luận Của Phật Tổ Dạy? Thầy đó là ma ba tuần vì chẳng tương ứng với tứ y pháp
Kinh Hoa Nghiêm Phẩm Phổ hiền bồ tát phần sám hối nghiệp chướng

Lại này thiện nam tử! Nói "Sám hối nghiệp chướng" là như vầy:

Bồ Tát tự nghĩ rằng: Tôi từ vô thỉ kiếp về qúa khứ, do lòng tham lam, giận dữ, ngu si khiến thân, khẩu, ý tạo vô lượng vô biên nghiệp ác. Nếu các nghiệp ác này mà có hình tướng, thì khắp cõi hư không cũng chẳng thể đựng chứa hết được.

Trong Phần Nào Ở Đoạn Kinh Trên Nói Sám Hối Hết Tội Rồi Mà Tội Còn Ở TronG Thức A Lại Da? Chữ Bồ tát đó

DH Trích Kinh Hoa Nghiêm Mà Không Đọc Câu.

Tội Từ Tâm Khởi.
Từ Tâm Sám.
Tội Hết Tâm Diệt Cả Hai Không
Như Vậy Tức Là Thật Sám Hối. Đạo hữu trích câu trên mà không đọc bài dưới đây:


Kinh Địa Tạng dạy:
Trong đời vị lai. Nếu có kẻ nam, người nữ.
Không làm lành mà làm ác
Cho đến kẻ chẳng tin nhân quả, kẻ tà dâm nói dối, kẻ nói lưỡi hai chiều, nói lời hung ác, kẻ hủy báng Đại Thừa, những chúng sanh có các nghiệp như thế ắt phải đọa vào đường ác.
Nếu gặp được thiện tri thức
Khuyên bảo khiến trong chừng khảy móng tay
Quy y Địa Tạng Bồ Tát
Những chúng sanh đó lập tức được thoát khỏi quả báo của tam ác đạo.



Tại sao vậy? Những chúng sanh này đã tạo vô lượng vô biên tội nghiệp trong quá khứ, tại sao hiện nay họ được lìa khỏi khổ báo của tam ác đạo? Cách nói này có mâu thuẫn nhân quả hay không? Tạo ác tại sao không thọ ác báo? Nhất định chẳng mâu thuẫn nhân quả. Tại sao họ chẳng thọ ác báo? Vì hôm nay họ đã đoạn dứt ác duyên. Chư vị phải biết, nhân muốn kết thành quả thì trong ấy phải có duyên; nếu chẳng có duyên, tuy có nhân thì quả báo cũng chẳng thể hiện ra. Thí dụ hạt dưa là hạt giống, tương lai có thể kết thành dưa, nhưng nó cần phải có duyên, nó cần đất đai, phân bón, ánh sáng, và nước, có điều kiện đầy đủ thì hạt giống mới nảy mầm, trưởng thành, tương lai ra hoa kết trái. Nếu đoạn dứt duyên của hạt giống này, bỏ hạt giống vô tách trà, để cả năm thì nó cũng chẳng kết trái nổi. Đây tức là nói những tội nghiệp A Tỳ địa ngục mà bạn đã tạo trong quá khứ nhất định phải đi đến A Tỳ địa ngục để thọ báo.
Hôm nay Phật, Bồ Tát dạy bạn đoạn dứt những ác duyên này, tuy bạn có nghiệp nhân này nhưng hiện nay có thể không thọ quả báo, nói như vậy rất hợp đạo lý, là đoạn dứt duyên. Từ nay trở về sau tin sâu nhân quả, chẳng dâm dục, chẳng nói dối, chẳng nói lưỡi đôi chiều, chẳng nói lời hung ác, tán thán Đại Thừa thì duyên lập tức sẽ lật ngược lại. Tội trong đời quá khứ còn không? Vẫn còn, hạt giống vẫn còn trong A Lại Da thức, cũng như bỏ hạt giống đó vào tách trà, hạt giống sẽ chẳng tiêu mất. Chư vị nên biết những hạt giống thiện ác này vĩnh viễn chẳng tiêu diệt, khi nào gặp duyên thì nó sẽ khơi dậy, nếu không gặp duyên thì vĩnh viễn sẽ nằm trong A Lại Da thức, A Lại Da thức là một cái kho, cất chứa ở trong đó. Bạn có hạt giống địa ngục A Tỳ, tương lai bạn có thể đến địa ngục A Tỳ độ chúng sanh, nếu A Lại Da thức của bạn chẳng có hạt giống địa ngục A Tỳ thì địa ngục bạn chẳng có phần, bạn sẽ chẳng nhìn thấy địa ngục. Thế nên tất cả những nghiệp nhân đã tạo trong quá khứ khi thành Phật thì đều khởi tác dụng, phổ độ hết thảy thiện ác chúng sanh trong chín pháp giới. Vì lúc đó bạn sẽ hiểu rõ, chẳng mê hoặc nữa. Đọa địa ngục là đọa như thế nào? Là độ chúng sanh. Nói thật ra trong địa ngục sẽ chẳng thọ khổ, chỉ là thị hiện. Thế nên nếu bạn chẳng có duyên ngạ quỷ thì làm sao độ ngạ quỷ được? Bạn chẳng có duyên súc sanh thì không thể độ súc sanh. Chúng ta thấy chư Phật, Bồ Tát hiện thân trong ba đường ác, là vì họ đã tạo nghiệp của ba đường ác lúc họ còn tu nhân trước kia, đến lúc đó có thể lấy nghiệp của ba đường ác đem ra dùng. Họ ‘dùng’ chứ chẳng thọ báo, để độ chúng sanh. Thế nên chúng ta đối với hết thảy tội nghiệp đã tạo trước kia cũng không cần phải hối hận, biết được sau khi thành Phật sẽ dùng nó. Nếu không thành Phật thì khỏi nói nữa, nếu hiện nay bạn còn tạo thêm ác duyên thì chắc chắn sẽ vào tam ác đạo thọ khổ báo. Cho nên sau khi giác ngộ thì có tác dụng của giác ngộ, tức là vào tam ác đạo để giúp đỡ chúng sanh khổ nạn, đây là việc chúng ta nhất định phải hiểu.


Nam Mô A Di Đà Phật
Hình đại diện của người dùng
kimcang
Bài viết: 1894
Ngày: 19/12/07 16:28
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Canada
Được cảm ơn: 1 time

Re: KÉT VÃNG SANH LƯU XÁ LỢI

Bài viết chưa xem gửi bởi kimcang »

Bồ Tát tự nghĩ rằng: Tôi từ vô thỉ kiếp về qúa khứ, do lòng tham lam, giận dữ, ngu si khiến thân, khẩu, ý tạo vô lượng vô biên nghiệp ác. Nếu các nghiệp ác này mà có hình tướng, thì khắp cõi hư không cũng chẳng thể đựng chứa hết được.

Trong Phần Nào Ở Đoạn Kinh Trên Nói Sám Hối Hết Tội Rồi Mà Tội Còn Ở Trong Thức A Lại Da? Chữ Bồ tát đó
DH Trích Dẫn 10 Nguyện Phổ Hiền Trong Kinh Hoa Nghiêm Và Lý Giải Như Trên.

Vậy Xin Hỏi DH Rằng Ngài Phổ Hiền Đại Bồ Tát...Các Vị Đẳng Giác, Nhất Sanh Bổ Xứ Bồ Tát Có Còn Tội Ở Trong A Lại Da Thức Không?



Om Amitabha Hri, Om Mani Padme Hum, Om Vajrapani Hum.
nguynlinhtam
Bài viết: 1141
Ngày: 07/06/10 04:08
Giới tính: Nam

Re: KÉT VÃNG SANH LƯU XÁ LỢI

Bài viết chưa xem gửi bởi nguynlinhtam »

Tội trong đời quá khứ còn không? Vẫn còn, hạt giống vẫn còn trong A Lại Da thức, cũng như bỏ hạt giống đó vào tách trà, hạt giống sẽ chẳng tiêu mất. Chư vị nên biết những hạt giống thiện ác này vĩnh viễn chẳng tiêu diệt, khi nào gặp duyên thì nó sẽ khơi dậy, nếu không gặp duyên thì vĩnh viễn sẽ nằm trong A Lại Da thức, A Lại Da thức là một cái kho, cất chứa ở trong đó. Bạn có hạt giống địa ngục A Tỳ, tương lai bạn có thể đến địa ngục A Tỳ độ chúng sanh, nếu A Lại Da thức của bạn chẳng có hạt giống địa ngục A Tỳ thì địa ngục bạn chẳng có phần, bạn sẽ chẳng nhìn thấy địa ngục. Thế nên tất cả những nghiệp nhân đã tạo trong quá khứ khi thành Phật thì đều khởi tác dụng, phổ độ hết thảy thiện ác chúng sanh trong chín pháp giới. Vì lúc đó bạn sẽ hiểu rõ, chẳng mê hoặc nữa. Đọa địa ngục là đọa như thế nào? Là độ chúng sanh. .





Tại sao vậy? Những chúng sanh này đã tạo vô lượng vô biên tội nghiệp trong quá khứ, tại sao hiện nay họ được lìa khỏi khổ báo của tam ác đạo? Cách nói này có mâu thuẫn nhân quả hay không? Tạo ác tại sao không thọ ác báo? Nhất định chẳng mâu thuẫn nhân quả. Tại sao họ chẳng thọ ác báo? Vì hôm nay họ đã đoạn dứt ác duyên. Chư vị phải biết, nhân muốn kết thành quả thì trong ấy phải có duyên; nếu chẳng có duyên, tuy có nhân thì quả báo cũng chẳng thể hiện ra. Thí dụ hạt dưa là hạt giống, tương lai có thể kết thành dưa, nhưng nó cần phải có duyên, nó cần đất đai, phân bón, ánh sáng, và nước, có điều kiện đầy đủ thì hạt giống mới nảy mầm, trưởng thành, tương lai ra hoa kết trái. Nếu đoạn dứt duyên của hạt giống này, bỏ hạt giống vô tách trà, để cả năm thì nó cũng chẳng kết trái nổi. Đây tức là nói những tội nghiệp A Tỳ địa ngục mà bạn đã tạo trong quá khứ nhất định phải đi đến A Tỳ địa ngục để thọ báo.
Hôm nay Phật, Bồ Tát dạy bạn đoạn dứt những ác duyên này, tuy bạn có nghiệp nhân này nhưng hiện nay có thể không thọ quả báo, nói như vậy rất hợp đạo lý, là đoạn dứt duyên. Từ nay trở về sau tin sâu nhân quả, chẳng dâm dục, chẳng nói dối, chẳng nói lưỡi đôi chiều, chẳng nói lời hung ác, tán thán Đại Thừa thì duyên lập tức sẽ lật ngược lại. Tội trong đời quá khứ còn không? Vẫn còn, hạt giống vẫn còn trong A Lại Da thức, cũng như bỏ hạt giống đó vào tách trà, hạt giống sẽ chẳng tiêu mất. Chư vị nên biết những hạt giống thiện ác này vĩnh viễn chẳng tiêu diệt, khi nào gặp duyên thì nó sẽ khơi dậy, nếu không gặp duyên thì vĩnh viễn sẽ nằm trong A Lại Da thức, A Lại Da thức là một cái kho, cất chứa ở trong đó. Bạn có hạt giống địa ngục A Tỳ, tương lai bạn có thể đến địa ngục A Tỳ độ chúng sanh, nếu A Lại Da thức của bạn chẳng có hạt giống địa ngục A Tỳ thì địa ngục bạn chẳng có phần, bạn sẽ chẳng nhìn thấy địa ngục. Thế nên tất cả những nghiệp nhân đã tạo trong quá khứ khi thành Phật thì đều khởi tác dụng, phổ độ hết thảy thiện ác chúng sanh trong chín pháp giới. Vì lúc đó bạn sẽ hiểu rõ, chẳng mê hoặc nữa. Đọa địa ngục là đọa như thế nào? Là độ chúng sanh. Nói thật ra trong địa ngục sẽ chẳng thọ khổ, chỉ là thị hiện. Thế nên nếu bạn chẳng có duyên ngạ quỷ thì làm sao độ ngạ quỷ được? Bạn chẳng có duyên súc sanh thì không thể độ súc sanh. Chúng ta thấy chư Phật, Bồ Tát hiện thân trong ba đường ác, là vì họ đã tạo nghiệp của ba đường ác lúc họ còn tu nhân trước kia, đến lúc đó có thể lấy nghiệp của ba đường ác đem ra dùng. Họ ‘dùng’ chứ chẳng thọ báo, để độ chúng sanh. Thế nên chúng ta đối với hết thảy tội nghiệp đã tạo trước kia cũng không cần phải hối hận, biết được sau khi thành Phật sẽ dùng nó. Nếu không thành Phật thì khỏi nói nữa, nếu hiện nay bạn còn tạo thêm ác duyên thì chắc chắn sẽ vào tam ác đạo thọ khổ báo. Cho nên sau khi giác ngộ thì có tác dụng của giác ngộ, tức là vào tam ác đạo để giúp đỡ chúng sanh khổ nạn, đây là việc chúng ta nhất định phải hiểu.




KC đọc đoạn trên chưa mà còn hỏi mình


Nam Mô A Di Đà Phật
Hình đại diện của người dùng
kimcang
Bài viết: 1894
Ngày: 19/12/07 16:28
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Canada
Được cảm ơn: 1 time

Re: KÉT VÃNG SANH LƯU XÁ LỢI

Bài viết chưa xem gửi bởi kimcang »

Tội trong đời quá khứ còn không? Vẫn còn, hạt giống vẫn còn trong A Lại Da thức, cũng như bỏ hạt giống đó vào tách trà, hạt giống sẽ chẳng tiêu mất. Chư vị nên biết những hạt giống thiện ác này vĩnh viễn chẳng tiêu diệt, khi nào gặp duyên thì nó sẽ khơi dậy, nếu không gặp duyên thì vĩnh viễn sẽ nằm trong A Lại Da thức, A Lại Da thức là một cái kho, cất chứa ở trong đó. Bạn có hạt giống địa ngục A Tỳ, tương lai bạn có thể đến địa ngục A Tỳ độ chúng sanh, nếu A Lại Da thức của bạn chẳng có hạt giống địa ngục A Tỳ thì địa ngục bạn chẳng có phần, bạn sẽ chẳng nhìn thấy địa ngục. Thế nên tất cả những nghiệp nhân đã tạo trong quá khứ khi thành Phật thì đều khởi tác dụng, phổ độ hết thảy thiện ác chúng sanh trong chín pháp giới. Vì lúc đó bạn sẽ hiểu rõ, chẳng mê hoặc nữa. Đọa địa ngục là đọa như thế nào? Là độ chúng sanh.
.

Xin DH Cho Biết Lời Giảng Trên Đây Không Biết Y Cứ Từ Trong Kinh Nào?



Om Amitabha Hri, Om Mani Padme Hum, Om Vajrapani Hum.
nguynlinhtam
Bài viết: 1141
Ngày: 07/06/10 04:08
Giới tính: Nam

Re: KÉT VÃNG SANH LƯU XÁ LỢI

Bài viết chưa xem gửi bởi nguynlinhtam »

[tudien]Trong tất cả các kinh thường nói Đức Phật có năng lực thị hiện trong lục đạo phải không?

Chúng ta thấy chư Phật, Bồ Tát hiện thân trong ba đường ác, là vì họ đã tạo nghiệp của ba đường ác lúc họ còn tu nhân trước kia, đến lúc đó có thể lấy nghiệp của ba đường ác đem ra dùng. Họ ‘dùng’ chứ chẳng thọ báo, để độ chúng sanh


Chư vị nên biết những hạt giống thiện ác này vĩnh viễn chẳng tiêu diệt, khi nào gặp duyên thì nó sẽ khơi dậy, nếu không gặp duyên thì vĩnh viễn sẽ nằm trong A Lại Da thức, A Lại Da thức là một cái kho, cất chứa ở trong đó. Bạn có hạt giống địa ngục A Tỳ, tương lai bạn có thể đến địa ngục A Tỳ độ chúng sanh, nếu A Lại Da thức của bạn chẳng có hạt giống địa ngục A Tỳ thì địa ngục bạn chẳng có phần, bạn sẽ chẳng nhìn thấy địa ngục.


Nam Mô A Di Đà Phật
Hình đại diện của người dùng
kimcang
Bài viết: 1894
Ngày: 19/12/07 16:28
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Canada
Được cảm ơn: 1 time

Re: KÉT VÃNG SANH LƯU XÁ LỢI

Bài viết chưa xem gửi bởi kimcang »

Chư vị nên biết những hạt giống thiện ác này vĩnh viễn chẳng tiêu diệt, khi nào gặp duyên thì nó sẽ khơi dậy, nếu không gặp duyên thì vĩnh viễn sẽ nằm trong A Lại Da thức, A Lại Da thức là một cái kho, cất chứa ở trong đó. Bạn có hạt giống địa ngục A Tỳ, tương lai bạn có thể đến địa ngục A Tỳ độ chúng sanh, nếu A Lại Da thức của bạn chẳng có hạt giống địa ngục A Tỳ thì địa ngục bạn chẳng có phần, bạn sẽ chẳng nhìn thấy địa ngục.
DH Hãy Dẫn Ra Ở Trong Kinh Nào Nói Là
hạt giống thiện ác này vĩnh viễn chẳng tiêu diệt, khi nào gặp duyên thì nó sẽ khơi dậy, nếu không gặp duyên thì vĩnh viễn sẽ nằm trong A Lại Da thức


Trong Kinh Lăng Già Nói Thành Phật Chứng Niết Bàn Nghĩa Là Dứt Dòng Tâm Thức Sanh Diệt Của Thức A Lại Da.

Theo Đoạn Văn Trích Dẫn Ở Trên Nói Như Vậy Thì Có Nghĩa Là Không Bao Giờ Có Thể Tu Thành Phật Chứng Niết Bàn Bởi Vì Không Thể Dứt Hạt Giống Sanh Diệt Nơi Thức A La Da.

Trong Luận Đại Thừa Khởi Tín Nói Tam Tế Và Lục Thô Niệm Thiện Ác Chỉ Là Thuộc Về Phần Lục Thô Tức Là Cái Tướng Thô Của Dòng Thức Sanh Diệt Của A Lại Da Thức.

Nếu Niệm Thiện Ác Là Phần Thô Mà Còn Không Thể Dứt Được Thì Nói Chi Là Có Thể Dứt Niệm Vi Tế Và Vô Thủy Vô Minh.

Không Dứt Niệm Vi Tế Và Vô Thủy Vô Minh Không Thể Nào Thành Phật Được Bởi Vì Thành Phật Bởi Vì Còn Hạt Giống Thiện Ác Tức Là Còn Vô Minh.



Om Amitabha Hri, Om Mani Padme Hum, Om Vajrapani Hum.
nguynlinhtam
Bài viết: 1141
Ngày: 07/06/10 04:08
Giới tính: Nam

Re: KÉT VÃNG SANH LƯU XÁ LỢI

Bài viết chưa xem gửi bởi nguynlinhtam »

Trong Kinh Lăng Già Nói Thành Phật Chứng Niết Bàn Nghĩa Là Dứt Dòng Tâm Thức Sanh Diệt Của Thức A Lại Da. Tức là dứt vọng tưởng đó. Sanh diệt tức là vọng tưởng. Còn nhân quả đời trước thì vẫn còn

Ðịnh-báo: Ðịnh-báo là quả báo nhất định phải chịu, không thể chuyển biến được, bởi sức nghiệp đã quá thuần thục, trong mười phần thành tựu cả mười. Ví như cái nhà hư hao chút ít hay nửa phần, còn có thể sửa chữa được; nếu kèo cột tường nóc đều hư mục, tất phải chờ cho nó hư hoại để làm ngôi khác. Và như bịnh ung thư trong thời kỳ nhẹ còn có thể chữa được, sang lúc quá nặng duy có phương chờ đến mãn phần. Cổ ngữ có câu: “Dược y bất tử bịnh. Tửu bất giải chân sầu”. (Thuốc chỉ trị những bịnh không chết. Rượu không thể giải mối buồn hiện thật). Mấy câu nầy có thể tượng trưng phần nào cho sự việc trên.

Thuở xưa vua Lưu-Ly cử binh đến đánh dòng họ Thích, Ðức Thế-Tôn can ngăn ba lần mà không được. Tôn-giả Mục-Kiền-Liên bạch hỏi sao Phật không cứu độ hàng tộc thuộc, thì ngài bảo đó là định nghiệp. Tôn-giả không tin, dùng thần thông đem giấu năm trăm người họ Thích trên cung trời. Nhưng khi Lưu-Ly-Vương dẹp xong hàng Thích-Chủng, thì năm trăm người ấy cũng đều thành huyết mà chết. Ðây là một sự kiện chứng minh sức định nghiệp có công năng tuyệt đối mạnh mẽ. Cho nên chư Phật có ba việc làm được, ba việc làm không được, gọi là “Tam năng tam bất năng”. Các điều ấy là: chư Phật có thể không tất cả tướng, thông suốt tất cả pháp, nhưng không thể diệt được định nghiệp; có thể biết cùng tận nghiệp tánh của chúng-sanh, rõ thấu tất cả việc trong vô biên kiếp quá khứ và vị lai, song không thể độ những chúng-sanh vô duyên; có thể độ vô lượng chúng-sanh, song không thể độ hết chúng-sanh giới. Bởi thế, sức người cố nhiên là hữu hạn, nhưng sức Phật vẫn chưa phải toàn năng. Nếu chúng-sanh không tín hướng Ðức Như-Lai, không thực hành đúng theo lời Ngài dạy, thì chư Phật, Bồ-Tát cũng không thể hóa độ được.


Nam Mô A Di Đà Phật
Hình đại diện của người dùng
VO_HUU_BAT_KHONG606
Bài viết: 2587
Ngày: 08/04/08 22:33
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: ...
Đã cảm ơn: 1 time

Re: KÉT VÃNG SANH LƯU XÁ LỢI

Bài viết chưa xem gửi bởi VO_HUU_BAT_KHONG606 »

Dù là phàm hay thánh thì các tội của quá khứ chỉ là các thứ duyên cho hiện thời. Nếu bị ràng buộc trong các thứ duyên đó thì gọi là phàm phu. Nếu tự tại, chẳng vướng ngại, chẳng bị ràng buộc bởi các duyên đó thì đó là bậc thoát khỏi luân hồi sanh tử. Các bậc thoát khỏi luân hồi sanh tử thì chẳng còn tạo tội lỗi nữa. Trong A LAI DA thức chẳng còn các hạt giống (NHÂN) tạo tội, chẳng còn hạt giống của thiện - ác, mà chỉ còn các thứ "DUYÊN" độ chúng sanh do các hành động thiện - ác của quá khứ để lại, những thứ đó không phải là NHÂN nên không được gọi là hạt giống như phàm phu được. Chỗ này chẳng thể bằng mắt "ngũ uẩn" mà thấy.

Khi xưa nó là tội nhưng khi liễu thoát luân hồi sanh tử thì nó chẳng y thế nữa, lúc trước nó là nhân, nhưng bây giờ là "siêu thoát", là VÔ NHÂN. Lúc trước nó là sanh tử luân hồi, nhưng bây giờ với bậc giải thoát ấy thì nó là VÔ SANH.

Giả sử ngược lại, hạt gống quá khứ nếu nó mãi là SANH TỬ LUÂN HỒI - hạt giống thiện ác thì không có giải thoát, như vết đen không thể xóa. Phàm phu vẫn mãi là phàm phu.


Hình đại diện của người dùng
kimcang
Bài viết: 1894
Ngày: 19/12/07 16:28
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Canada
Được cảm ơn: 1 time

Re: KÉT VÃNG SANH LƯU XÁ LỢI

Bài viết chưa xem gửi bởi kimcang »

DH Nói Là Nhân Thiện Ác Nằm Tại Thức A La Da Không Thể Tiêu Diệt Như Vậy Tu Mãi Cũng Không Thành Phật Vì Nhân Thiện Ác là Từ Vọng Tưởng Khởi.

Nhân Thiện Ác Là Phần Thô Của Vọng Tưởng Mà Còn Chưa Dứt Được Thì Nói Gì Là Dứt Phiền Não Vi Tế Và Sở Tri Chướng Là Cái Còn Vi Tế Hơn Là Nhân Thiện Ác.

Không Dứt Phiền Não Vi Tế Và Sở Tri Chướng Thì Không Thành Phật.



Om Amitabha Hri, Om Mani Padme Hum, Om Vajrapani Hum.
Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: KÉT VÃNG SANH LƯU XÁ LỢI

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

Két nhái tiếng Niệm Phật "Namo A Mi Đà Phật" dẫu không được vãng sanh cũng nhứt định thành Phật ở vị lai.

Trẻ nít dạy khờ vui chơi lấy cát đấp thành tháp miếu hình tượng Phật còn được Phật Thọ Ký Thành Phật, huống chi xưng niệm một câu "Nam Mô A Mi Đà Phật" ư?

Vì vậy Pháp Hoa cũng nói:

Nếu người tâm tán loạn
Bước vào trong tháp miếu
Xưng niệm Nam Mô Phật
Đều đã thành Phật đạo


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
nguynlinhtam
Bài viết: 1141
Ngày: 07/06/10 04:08
Giới tính: Nam

Re: KÉT VÃNG SANH LƯU XÁ LỢI

Bài viết chưa xem gửi bởi nguynlinhtam »

Nhân Tạo lúc trước vẫn còn

Chư vị nên biết Phật pháp giảng về Lý, những hạt giống của nghiệp bạn đã tạo trong quá khứ vĩnh viễn tồn tại, chẳng thể nói hôm nay bạn tu thiện thì việc thiện này có thể đền bù tội lỗi, chẳng thể đền bù được. Thiện có thiện quả, ác có ác báo, vĩnh viễn chẳng thể đền bù. Nhưng tội nghiệp sâu nặng, tội báo này nhất định phải có, ngày nay tôi tạm thời không muốn thọ ác báo này, tôi muốn làm cho quả báo thiện hiện ra trước, như vậy thì được, việc này có thể làm. Đạo lý ở chỗ nào? Ở tại ‘duyên’. Từ hôm nay trở đi tôi đoạn dứt hết thảy việc ác, tôi đoạn dứt ác duyên, tuy hạt giống ác nghiệp vẫn còn, nhưng không có duyên thì nó sẽ chẳng hiện ra. Tuy [hạt giống] thiện của tôi ít, tôi gia tăng duyên thiện mạnh thêm, để cho thiện ra hoa trước, kết quả trước. Việc này có thể làm được, việc này hợp lý, thật sự hợp tình, hợp pháp, hợp lý. Thế nên chúng ta từ hôm nay trở đi nhất định phải đoạn dứt tất cả điều ác, tu hết thảy điều thiện. ‘Đoạn hết thảy ác’ tức là chấm dứt duyên ác, trước kia tuy đã tạo nhân ác cực nặng, chẳng có duyên ác thì nhân ác chẳng thể kết quả. Thiện tuy rất yếu ớt, làm việc thiện ít, một chút thiện nhỏ cũng được, từ nay trở đi làm cho nó lớn mạnh lên, làm cho thiện duyên tăng trưởng, thiện quả sẽ hiện ra trước, như vậy mới tốt.


Nam Mô A Di Đà Phật
Hình đại diện của người dùng
VO_HUU_BAT_KHONG606
Bài viết: 2587
Ngày: 08/04/08 22:33
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: ...
Đã cảm ơn: 1 time

Re: KÉT VÃNG SANH LƯU XÁ LỢI

Bài viết chưa xem gửi bởi VO_HUU_BAT_KHONG606 »

Chỗ này cần phải hiểu cho thấu đáo, nếu không rất dễ lầm lẫn.
Nghiệp đã tạo trong quá khứ (nghiệp cũ) và vọng tâm phân biệt chấp trước là hai chuyện không thể đồng nhất ngang xương được. Vọng tâm phân biệt chấp trước là yếu tố tạo ra nghiệp trong quá khứ và nghiệp ở hiện tại (nghiệp mới). Nghiệp cũ làm nên cảm thọ của các giác quan, của lục nhập, tạo "duyên" cho hiện tại và tương lai. Nếu chấp vào các thứ cảm thọ ấy mà khởi thân khẩu ý hành động liền tạo nghiệp mới và dĩ nhiên chưa đủ năng lực thoát khỏi luân hồi sanh tử, các duyên trở nên các thứ ràng buộc. Muốn thoát khỏi luân hồi sanh tử thì phải dứt sạch dòng vọng tâm phân biệt chấp trước và kể từ đó mới không còn tạo nghiệp, bước vào dòng thánh bất sanh bất tử, nhưng nghiệp cũ có thể vẫn chưa dứt sạch.

Làm sao dứt sạch dòng vọng tâm phân biệt chấp trước? Phải dứt lìa đôi bờ nhị biên đang vướng phải. Dứt trừ các khuynh hướng thiên lệch trong tâm thức mình. Làm cho tất cả thành một, yên lặng tịch tĩnh. Hiện tại thiên lệch nên phải dụng phương tiện tu hành làm cho khuynh hướng trở nên dần cân bằng và cực điểm thì liễu thoát luân hồi sanh tử. Thiền - Mật - Tịnh, các phẩm trợ đạo đều là các phương tiện giúp cân bằng như thế. Nếu nghiệp cũ nặng thì vọng tâm phân biệt lại càng bền chặt, phát huy dữ dội, khuynh hướng sai lạc rất khó điều phục; phải tận dụng các thiện duyên làm cho các nhân tạo tác quá khứ ít ảnh hưởng hoặc không ảnh hưởng tới thì sự ràng buộc ít, mới mong lấy lại cân bằng và liễu thoát sanh tử. Điều này thể hiện rất rõ ở Tịnh Độ Tông.


Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.29 khách