Bản Lai Diện Mục

Cùng nhau học hỏi những bài giáo lý căn bản và kiến thức Phật học phổ thông.
TRUNG ĐẠO NGHĨA
Bài viết: 22
Ngày: 17/03/10 11:42
Giới tính: Nam

Bản Lai Diện Mục

Bài viết chưa xem gửi bởi TRUNG ĐẠO NGHĨA »

Có vài từ ngữ về Phật học sau đây tôi muốn tìm hiểu thêm, xin quý vị thiện tri thức, sư huynh, sư tỉ, đạo hữu nào biết xin chỉ dạy cho
1. Bản lai diện mục
2. hữu lậu và vô lậu
3. nhập thế/xuât thế/ thế xuất thế gian

Thành thật cám ơn.


Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: Bản Lai Diện Mục

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

1. Bản Lai Diện Mục - nghĩa là cái "dáng dẽ xưa nay" của muôn loàn chúng sinh (cũng tức là Thật Tướng của muôn loài chúng sanh là cái gì?). Trước khi cha mẹ sanh ra, ta là ai? ai?


2.
a. Hữu Lậu - nghĩa là có rĩ chảy, chưa chứng quả A La Hán thì gọi là người Hữu Lậu (không phải người quê mùa đâu nhé!). Tu các pháp bố thí cúng dường làm lành lánh dữ để cầu quả nhân thiên toàn là pháp hữu lậu.

Vua Lương Võ Đế tu bao phước thiện hỏi có bao nhiêu công đức? Tổ Đạt Ma đáp "Không có". Đấy là vì Vua tu pháp hữu lậu vậy!


b. Vô Lậu - nghĩa là không có rĩ chảy nữa, chỉ cho các bậc chứng A La Hán trở lên, đã dứt sạch kiến tư hoặc, thoát sanh tử luân hồi, siêu tam giới rồi.

Chẳng phải hữu lậu, chẳng phải vô lậu, đó là cái gì? Đây là pháp tu vô lậu vậy!


3. Nhập thế là vào thế gian. Xuất thế là ra khỏi thế gian. Chẳng Nhập, Chẳng Xuất, cái gì là Bản Lai Diện Mục của ta?


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
Hình đại diện của người dùng
VO_HUU_BAT_KHONG606
Bài viết: 2587
Ngày: 08/04/08 22:33
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: ...
Đã cảm ơn: 1 time

Re: Bản Lai Diện Mục

Bài viết chưa xem gửi bởi VO_HUU_BAT_KHONG606 »

TRUNG ĐẠO NGHĨA đã viết:Có vài từ ngữ về Phật học sau đây tôi muốn tìm hiểu thêm, xin quý vị thiện tri thức, sư huynh, sư tỉ, đạo hữu nào biết xin chỉ dạy cho
1. Bản lai diện mục
2. hữu lậu và vô lậu
3. nhập thế/xuât thế/ thế xuất thế gian

Thành thật cám ơn.
>>> Chỉ tìm hiểu thôi à?


TRUNG ĐẠO NGHĨA
Bài viết: 22
Ngày: 17/03/10 11:42
Giới tính: Nam

Re: Bản Lai Diện Mục

Bài viết chưa xem gửi bởi TRUNG ĐẠO NGHĨA »

Thầy Thánh_Tri trả lời quá sâu, khó mà lĩnh hội được. nếu tôi cảm ứng được thiền cơ như vậy chắc tôi đã khai ngộ rồi ! xin thầy từ bi có cách nào giải thích thêm cho giới trình độ sơ cấp được không?


Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: Bản Lai Diện Mục

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

Tôi chẳng phải Thầy, bất tất phải xưng, tất cả chúng ta ai cũng sẵn có Phật Tánh, kính nhau như kính chính Tánh Giác của mình thì được rồi.

Chính vì chưa khai ngộ mới Tu Thiền Chỉ, Thiền Quán, cả Thiền Chỉ lẫn Quán! Khi tu đến chốn thì chẳng gì chẳng thấu suốt.

1. Bản Lai Diện Mục.

Chúng ta từ vô thủy nhật vật làm mình, mà vật là hư vọng nên mới có luân hồi sanh tử. Thử xét Thân nầy có phải là Mình chăng? Tâm nầy có phải là Mình chăng?

Thân do các duyên hòa hợp mà thành, nói gọn theo thế tục thì Tâm Lý và Vật Lý hòa hợp mà thành, nói gọn theo đạo Phật thì Danh và Sắc hòa hợp mà thành. Chia ra nữa thì Danh tức là Thọ Tưởng Hành Thức, còn Sắc thì là Sắc (tứ đại: đất, nước, gió, lửa).

Kinh Tứ Niệm Xứ dạy Quán Thân Trên Thân, xét kỹ xem long, tóc, răng, móng, da, thịt xương gân tủy thận, tim, gan phèo phỏi, ruột non, ruột già, óc, máu, nước muỗi, đàm, nước tiểu v.v... khắp toàn thân, vật nào là mình?

Kinh Kim Cang Bát Nhã Ba La Mật dạy: "Tâm quá khứ chẳng thể được, tâm hiện tại chẳng thể được, tâm vị lai chẳng thể được" Vậy tâm nào là minh?

Bát Nhã Tâm Kinh dạy: "Chiếu Kiến Ngũ Uẫn Giai Không". Chẳng phải sắc, chẳng phải không, cũng chẳng phải vừa sắc vừa không, cũng chẳng phải không sắc không không, vậy là cái gì? (sắc đã như thế các uẫn thọ, tưởng, hành, thức cũng lại như vậy!)

Lục Tổ dạy Thượng Tọa Minh: "Chẳng nghĩ thiện, chẳng nghĩ ác, cái gì là bản lai diện mục của thượng tọa Minh?"

Chúng ta phải xét cho kỹ, tham cho chuyên mới mong nhận ra được Bản Lai Diện Mục của mình là cái gì, như thế nào.

Tuy vậy pháp Tham Cứu phải do Thầy truyền dạy, tôi chỉ ghi ra như thế để chúng ta thuận việc tham khảo thôi!

Tuy nhiên các Kinh sách như Kinh Tứ Niệm Xứ, Kinh Kim Cang, Tâm Kinh v.v... là lời Phật dạy mình có thể tìm đọc để biết cách thực hành như Kinh Tứ Niệm Xứ, Phật dạy cách Quán Thân như thế nào, theo đó mà tu tập.

Ngoài ra nếu là người Tu Tịnh Độ thì chỉ cần một tâm ngay thẳng mà niệm "Nam Mô A Mi Đà Phật" cầu sanh Cực Lạc.

Đem tất cả vọng tâm về một niệm. Ngoài câu Nam Mô A Mi Đà Phật chẳng còn niệm nào khác, được "Nhất Tâm Bất Loạn" - Kinh A Di Đà.

"Thâu Nhiếp cả sáu căn, tịnh niệm tương tục, chẳng cần phương tiện chi khác, tâm tự khai ngộ" - Kinh Lăng Nghiêm

Tất cả pháp môn tuy nhiều phương tiện khác nhau, mục đích tối hậu vẫn đồng, tùy căn cơ trình độ mà lựa chon pháp viên thông để tu - Kinh Lăng Nghiêm.

Mỗi người phải tự chọn pháp môn của mình, tôi đâu biết ai thích hợp pháp môn nào.


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
nguynlinhtam
Bài viết: 1141
Ngày: 07/06/10 04:08
Giới tính: Nam

Re: Bản Lai Diện Mục

Bài viết chưa xem gửi bởi nguynlinhtam »

Phật dạy chúng ta trong chân tâm có đầy đủ tam đức. Pháp thân là chân thân của chúng ta, chẳng sanh chẳng diệt, chẳng đến chẳng đi, chẳng cấu (dơ) chẳng tịnh, trong Thiền Tông gọi ‘mặt mũi vốn sẵn có lúc cha mẹ chưa sanh ra’ [3] chính là cái này. Ðáng tiếc là chúng ta từ vô thỉ đến nay khi khởi tâm động niệm, vọng tưởng, chấp trước, chướng ngại mất quang minh và đức dụng của tự tánh, tác dụng hiện tiền này chịu tổn thất lớn lao. Trong một trăm phần tác dụng, những gì hiện nay chúng ta có thể cảm thọ được chẳng đến một phần trăm, chín mươi chín phần trăm tác dụng chẳng thể hiện tiền, bạn nói việc này có đáng tiếc hay chăng! Tại sao lại có hiện tượng này? Vì mê mất rồi, chẳng biết tự mình vốn có đầy đủ vô lượng trí huệ, vô lượng đức năng; mê mất rồi, mê quá lâu, mê quá sâu đậm, mê quá rộng lớn. Phật thấy chúng ta như vậy nên sanh tâm thương xót, giúp chúng ta giác ngộ, giúp chúng ta khôi phục. Việc này cần phải có tu hành.

Trước hết chúng ta phải hiểu rõ cái ‘tánh’ này, Phật tánh, Pháp tánh là không sanh không diệt. Chúng ta phải hiểu rõ đạo lý này. Tánh không sanh không diệt; nếu ‘tánh’ mê rồi thì biến thành ‘thức’. Chúng ta thường kêu bằng linh hồn. Linh hồn là gì? Ðó là tự tánh mê rồi thì biến thành ra hình trạng này, biến ra linh hồn; linh hồn đi đầu thai trong lục đạo. Không kể là đầu thai bằng phương cách nào thì nó cũng không sanh không diệt. Ðến khi nào giác ngộ rồi thì thành Bồ Tát, thành Phật. Giác ngộ thì được đại tự tại, không giác ngộ thì bị nghiệp lực chuyển. Thí dụ như lúc còn sống [chúng sanh] tạo thiện nghiệp, tâm thiện, niệm thiện, hành động thiện, hoàn cảnh sanh sống của họ là cõi người hay là cõi trời (cõi trời có 28 tầng). Nếu như tâm của họ không thiện, tư tưởng không thiện, hành vi không thiện, tương lai họ sẽ sanh vào cõi ngạ quỷ, súc sanh, hoặc là địa ngục.
Cho nên thần thức, chúng ta gọi là linh hồn, đi đầu thai chứ không bị mất đi; nó sẽ chuyển biến chứ không tiêu diệt. Nếu nó giác ngộ thì sẽ chuyển thành Phật tánh, nếu mê thì chuyển thành thần thức; Nó sẽ chuyển biến tuỳ theo mê hay ngộ và vĩnh viễn không tiêu diệt. Cho nên nếu bạn hiểu thật rõ cái chân tướng sự thật này, bạn sẽ không sợ chết nữa. Tại sao vậy? Vốn là không có sanh tử. Sanh tử là cái gì? Chỉ là thay đổi thân thể, thay đổi hoàn cảnh sinh sống thôi. Cũng giống như chúng ta di dân, hiện nay nói ‘di dân’ mọi người đều dễ hiểu. Chúng ta từ Trung quốc di dân đến Mỹ quốc, đây là thay đổi thân thể và thay đổi thân phận; chúng ta không dùng quốc tịch Trung quốc nữa mà đổi thành quốc tịch Mỹ. Cũng như bạn thay đổi một cái thân thể và thay đổi hoàn cảnh sinh hoạt mà thôi. Gần đây chúng ta lại từ Mỹ di dân đến Úc châu, và lại biến thành công dân Úc, lại đổi thân phận nữa. Người thì không chết, chỉ thay đổi thân phận ba lần, thay đổi hoàn cảnh sinh sống ba lần. Sự việc là như thế đó, cho nên bạn phải hiểu như vậy.


Nam Mô A Di Đà Phật
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Bản Lai Diện Mục

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Bản lai diện mục là cái gì ?
Ai đang hỏi vậy ?
Xác thân chỉ là vật chất, là đất bụi hợp thành, không thể lên tiếng.
Vậy thì ai đang hỏi đó ?


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
dct87
Bài viết: 702
Ngày: 16/03/08 01:42
Giới tính: Nam

Re: Bản Lai Diện Mục

Bài viết chưa xem gửi bởi dct87 »

1. Bản lai diện mục
2. hữu lậu và vô lậu
3. nhập thế/xuât thế/ thế xuất thế gia
Bản Lai Diện Mục là danh từ của Tổ Sư sau này vì ứng cơ ngay lúc đó cho nên mượn danh từ đó để miêu tả nó... Nó đồng nghĩa với danh từ Phật Tánh của chúng sanh.

Hữu Lậu: Nghĩa đen là "bị chảy, tan, rò rỉ". Nghĩa trong kinh là nói là các pháp sinh diệt do chúng sanh tạo tác và làm cho chúng sanh phiền não.

Vô Lậu: ......... Nghĩa là các các pháp không sanh diệt, người hành các pháp không sinh diệt khi chứng quả sẽ không bị sự sanh diệt phiền não tác động nữa. Đưa đến giải thoát.

Nhập Thế: là vào thế gian... như đức Phật Gián Sinh, hay Bồ Tát hiện thân vào thế gian độ độ sanh.

Thế gian: là pháp thế gian mà phàm phu mình hay làm, ăn ngủ, chơi, đi làm...đi nhậu.... đi bố thí, ....đủ trò hết.

Xuất Thế Gian...thường gọi là "pháp xuất thế" ...là các pháp Vô Lậu trên... các pháp tu hành làm cho chúng sanh thoát khỏi tam giới.

Thế/xuất thế gian: nghĩa là nói Pháp Thế Gian và Pháp Xuất Thế Gian...

Nam Mô A Di Đà Phật.


Hình ảnh
Thongminhhon
Bài viết: 404
Ngày: 08/01/09 01:28
Giới tính: Nam
Đến từ: HCM

Re: Bản Lai Diện Mục

Bài viết chưa xem gửi bởi Thongminhhon »

dct87 đã viết:
1. Bản lai diện mục
2. hữu lậu và vô lậu
3. nhập thế/xuât thế/ thế xuất thế gia
Bản Lai Diện Mục là danh từ của Tổ Sư sau này vì ứng cơ ngay lúc đó cho nên mượn danh từ đó để miêu tả nó... Nó đồng nghĩa với danh từ Phật Tánh của chúng sanh.

Hữu Lậu: Nghĩa đen là "bị chảy, tan, rò rỉ". Nghĩa trong kinh là nói là các pháp sinh diệt do chúng sanh tạo tác và làm cho chúng sanh phiền não.

Vô Lậu: ......... Nghĩa là các các pháp không sanh diệt, người hành các pháp không sinh diệt khi chứng quả sẽ không bị sự sanh diệt phiền não tác động nữa. Đưa đến giải thoát.

Nhập Thế: là vào thế gian... như đức Phật Gián Sinh, hay Bồ Tát hiện thân vào thế gian độ độ sanh.

Thế gian: là pháp thế gian mà phàm phu mình hay làm, ăn ngủ, chơi, đi làm...đi nhậu.... đi bố thí, ....đủ trò hết.

Xuất Thế Gian...thường gọi là "pháp xuất thế" ...là các pháp Vô Lậu trên... các pháp tu hành làm cho chúng sanh thoát khỏi tam giới.

Thế/xuất thế gian: nghĩa là nói Pháp Thế Gian và Pháp Xuất Thế Gian...

Nam Mô A Di Đà Phật.
Đọc những bài của bạn dct viết thật rõ ràng và dễ hiểu. Thật là biết nghĩ đến người khác. Cảm ơn bạn nhiều.


Mong các đạo hữu phát tâm hoan hỷ khi đọc
http://diendan.daitangkinhvietnam.org/v ... 692#p47692
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.27 khách