Thế Nào Là Tu Tập ?

Cùng nhau học hỏi những bài giáo lý căn bản và kiến thức Phật học phổ thông.
ho trong khanh
Bài viết: 145
Ngày: 08/03/10 05:56
Giới tính: Nam
Đến từ: ho chi minh

Re: Thế Nào Là Tu Tập ?

Bài viết chưa xem gửi bởi ho trong khanh »

biển tâm hiểu sai ý mình rồi . mình không có nói "thiền định đơn giản" mà mình nói là trước khi tới thiền định thì phải qua nhiều bước tu tập nữa chứ không đơn giản là ngồi xuống và nổ lực nhiếp tâm thì gọi là thiền định . như bài viết trên đã chỉ rõ các bước tu tâp.
Tám cái nhìn đúng đắn căn bản này là nền tảng của tu tập, giải thoát và thành tựu trong pháp. Nếu như gốc rễ không đúng, tu tập không thể được thành lập. Vì vậy, tu tập không thể sai trình tự. Do đó tham gia vào tám bước căn bản của tu tập phải được hướng dẫn bởi các chính kiến. Nghĩa là được hướng dẫn bởi cách hiểu đúng và cách nhìn đúng, các con phát triển sự tu tập đúng đắn bằng việc đi qua tám bước cơ bản này theo đúng thứ tự của nó. Đó chính là tu tập. Trong sự tu tập của các con, các con phải liên tục đưa Bồ đề tâm vào thực hành. Bởi Bồ đề tâm là nền tảng để trở thành một vị Bồ tát.
Một vài đệ tử nghĩ rằng họ biết tất cả những pháp quan trọng ta đã giảng giải hôm nay về tu tập. Họ sẽ không nghiên cứu cẩn thận và thấm nhuần trọn vẹn vào cách nghĩ của họ sự tu tập mà ta đã nói. Thế mà, cái mong ước họ chứa chấp trong tâm vẫn là học được pháp vĩ đại để họ trở thành Phật trong chính đời này!

Với những ai có cách nghĩ như vậy sẽ chỉ có những kiến thức hời hợt, sẽ rơi vào bối rối và sẽ lạc đường. Một người như vậy sẽ không học được Phật pháp đích thực. Cho dù học thực hành pháp vĩ đại, ví dụ như Đại Toàn Thiện (Dzogchen) của dòng Ninh Mã (Nyingma), Tâm trong Tâm của dòng Cát Cử (Kagyu), Đại Hoàn Hảo của Trí tuệ Tuyệt Diệu của dòng Tát Ca (Sakya), Thời Luân Kim Cương của dòng Cách Lỗ (Geluk), tham thiền của dòng Tổ sư thiền Phật giáo Hiển thừa, tụng hồng danh Đức Phật của dòng Tịnh độ, pháp của dòng Duy thức, hoặc thiền chỉ và thiền quán của Phật giáo Nguyên thủy, họ sẽ không có được kết quả từ thực hành và sẽ không thể chuyển hóa nhận thức của họ thành trí tuệ.
dù có thực hành đúng các pháp vĩ đại còn chưa chuyển hóa được nhận thức thành trí tuệ. huống chi chỉ đọc hiểu,suy ngẫm kinh sách mà có được sao. thiền định không chỉ đơn giản ngồi nhiếp tâm mà cần phải có nền tảng đúng đắn thì mới chuyển hóa thành trí tuệ được.


biển tâm
Bài viết: 565
Ngày: 17/09/10 03:17
Giới tính: Nữ

Re: Thế Nào Là Tu Tập ?

Bài viết chưa xem gửi bởi biển tâm »

tangbong Thế thì bt sorry đạo hữu ho trong khanh .
mà bt không có ý nói đạo hữu đâu. Câu dưới đây của đ/h cũng rõ ràng rồi, không có gì là dễ cả.

[/quote]dù có thực hành đúng các pháp vĩ đại còn chưa chuyển hóa được nhận thức thành trí tuệ. huống chi chỉ đọc hiểu,suy ngẫm kinh sách mà có được sao. thiền định không chỉ đơn giản ngồi nhiếp tâm mà cần phải có nền tảng đúng đắn thì mới chuyển hóa thành trí tuệ được.[/quote]

bt không có trình độ của những Pháp môn ngoài Pháp mình tu tập. Nhưng không vì vậy mà không tin vào Pháp môn đó và sự thể nhập, minh chứng của những ai có được (ex: kinh nghiệm quán Vô Thường của đ/h ho trong khanh chẳng hạn) .

Có ai nắm được tất cả trong bàn tay mình, ngoài Đức Bổn Sư.

tangbong tangbong tangbong


ho trong khanh
Bài viết: 145
Ngày: 08/03/10 05:56
Giới tính: Nam
Đến từ: ho chi minh

Re: Thế Nào Là Tu Tập ?

Bài viết chưa xem gửi bởi ho trong khanh »

Tám cái nhìn đúng đắn căn bản này là nền tảng của tu tập
tám bước tu tập này là nền tảng không thể thiếu cho bất kỳ pháp môn nào bạn à. Dù đạo hữu có tu tập pháp môn nào mà không tuân thủ tám bước nền tảng này thì không thể thành tựu được. Cài này là của ngài Dorje Chang nói không phải mình nói . :D .

mình chỉ thấy được rằng do mình còn sử dụng nhận thức để phân biệt mọi sự vật thì sẽ sinh ra yêu ghét đó là nguyên nhân khiến mình dính chặt vào luân hồi. chỉ có cảm giác sợ luân hồi thì mới ngăn mình không chạy theo nhận thức phân biệt nữa . Nếu không có cảm giác sợ đó thì chẳng có lý gì mình phải ngăn không cho mình chạy theo nhận thức phân biệt cả. Nếu không có lý do chính đáng thì những gì ta làm chỉ đều là ép buộc, nhất thời. nên khó thành tựu là như vậy. thân chào. tangbong


Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: Thế Nào Là Tu Tập ?

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

Hãy Tu Tập ngay trong diễn đàn nầy, khi viết bài thì phải làm thế nào, viết như thế nào để thể hiện rằng mình hiểu hai từ "Tu Tập", chứ đừng nói huyên thiên giảng nghĩa, mà vẫn chưa hề tu tập được cái gì qua lời nói chữ viết câu văn.


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
biển tâm
Bài viết: 565
Ngày: 17/09/10 03:17
Giới tính: Nữ

Re: Thế Nào Là Tu Tập ?

Bài viết chưa xem gửi bởi biển tâm »

tangbong tangbong tangbong Cám ơn đạo hữu Thánh_Tri


ho trong khanh
Bài viết: 145
Ngày: 08/03/10 05:56
Giới tính: Nam
Đến từ: ho chi minh

Re: Thế Nào Là Tu Tập ?

Bài viết chưa xem gửi bởi ho trong khanh »

cảm ơn bác Thánh_tri có lời nhắc nhở .
đệ thì chỉ viết những gì đệ nghĩ . đệ cũng không chú trọng về việc thể hiện lắm. đệ không thấy mình đang "Tu Tập" . Nên đệ cũng không có cái gì gọi là "Tu Tập" để thể hiện ra cho mọi người thấy cả.


Hình đại diện của người dùng
kimcang
Bài viết: 1894
Ngày: 19/12/07 16:28
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Canada
Được cảm ơn: 1 time

Re: Thế Nào Là Tu Tập ?

Bài viết chưa xem gửi bởi kimcang »

đệ cũng không chú trọng về việc thể hiện lắm.


Tướng Từ Tâm Sanh.

Người Mà Ngôn Hạnh Tương Ứng Với Nhau Thì Sẽ Hiện Ra Chẳng Cần Phải Thể Hiện.

Còn Như Ngôn Hơn Hạnh Thì Muốn Hiện Cũng Chẳng Hiện Được Còn Có Cố Gắng Thì Cũng Là Giả Dối.



Om Amitabha Hri, Om Mani Padme Hum, Om Vajrapani Hum.
nguynlinhtam
Bài viết: 1141
Ngày: 07/06/10 04:08
Giới tính: Nam

Re: Thế Nào Là Tu Tập ?

Bài viết chưa xem gửi bởi nguynlinhtam »

kinhle kinhle kinhle
kimcang đã viết:ắm. Tướng Từ Tâm Sanh. Người Mà Ngôn Hạnh Tương Ứng Với Nhau Thì Sẽ Hiện Ra Chẳng Cần Phải Thể Hiện.Còn Như Ngôn Hơn Hạnh Thì Muốn Hiện Cũng Chẳng Hiện Được Còn Có Cố Gắng Thì Cũng Là Giả Dối
http://niemphat.net/Luan/phatkhoibotat/ ... botat1.htm
Học Phật hết sức thực tế: Hễ công phu đắc lực thì lập tức đạt được lợi ích thù thắng nơi Phật pháp. Có nhiều đồng tu học Phật, tôi trông thấy họ rất đau lòng. Mỗi phen gặp mặt, thấy tướng mạo người ấy mỗi năm một suy. Có người một năm không gặp, gặp lại thấy họ hom hem hơn năm ngoái. Những người như vậy đều là công phu học Phật chẳng đắc lực. Nếu quý vị học Phật công phu đắc lực thì quý vị phải thực sự thọ dụng được. Mỗi năm quý vị càng phải khỏe hơn, tướng mạo quý vị phải tươi tốt, vẻ mặt rạng rỡ, thân thể khỏe mạnh, đó là đạo lý nhất định!

Nói thật ra, đạo lý này chẳng khó hiểu chi! Trong kinh Phật thường dạy “tướng tùy tâm chuyển”. Tướng mạo chẳng tốt đẹp tức là quý vị dụng tâm chẳng khéo. Tâm quý vị phải chân thành, thanh tịnh, từ bi, thì nhất định tướng mạo quý vị ngày càng giống Phật, chẳng khác với Phật cho mấy (quý vị thấy tướng mạo Phật, Bồ Tát rất viên mãn!) Thể chất quý vị nhất định mỗi ngày phải khỏe mạnh hơn, mỗi ngày một hoàn thiện hơn, đấy là quý vị học Phật công phu đắc lực, quý vị thật sự thọ dụng được.

Tâm thanh tịnh chuyển được nghiệp. Chuyển nghiệp biểu hiện cụ thể nơi thân thể, thân thể mình có chuyển biến hay không? Hiện thời, ta thường nói là “biến đổi thể chất”; thể chất có thể chuyển biến. Thể chất ấy biến đổi theo tâm.


http://niemphat.net/Luan/diatangiangky/dtgk7.htm
Nếu tướng mạo chúng ta là xấu xí, tàn tật thì biết tâm sân giận nặng, tâm đố kỵ nặng. Nếu chúng ta có thể sửa đổi trở lại, phát tâm từ bi, có thể thương xót hết thảy chúng sanh, yêu mến bảo vệ hết thảy chúng sanh, lo lắng cho hết thảy chúng sanh, giúp đỡ hết thảy chúng sanh thì tướng mạo sẽ thay đổi. Thế nên bạn tu hành có công phu hay chăng, chẳng xem gì khác chỉ xem tướng mạo của bạn. Coi tướng mạo, thể chất của bạn ba năm trước và ba năm sau, tướng tùy tâm chuyển. Tâm địa của bạn thanh tịnh thì sẽ có tướng thanh tịnh; tâm địa từ bi thì sẽ có tướng từ bi; tâm địa trí huệ thì sẽ có tướng trí huệ; tâm địa ác độc thì sẽ có tướng ác độc, làm sao có thể gạt người được? Giả vờ cũng chẳng thể giả vờ được. Người đời ưa thích đẹp phải đi sửa sắc đẹp, càng sửa thì càng xấu. Tôi đã thấy rất nhiều người sửa sắc đẹp, chưa sửa thì còn được, sau khi sửa rồi thì tướng mạo biến thành kỳ lạ, chẳng dễ nhìn tí nào. Tướng đó là gì? Là tướng giả, tâm chẳng chuyển. Thế nên phải biết tướng làm sao tạo nên, tạo được đẹp cách mấy, nếu tâm chẳng tốt thì tướng tốt đẹp cũng biến thành tướng xấu xí. Hiểu được đạo lý này thì hà tất phải đi sửa sắc đẹp để tốn tiền lãng nhách? Phải sửa đổi tâm, tâm đổi rồi thì tướng sẽ đổi theo.


Nam Mô A Di Đà Phật
Hình đại diện của người dùng
VO_HUU_BAT_KHONG606
Bài viết: 2587
Ngày: 08/04/08 22:33
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: ...
Đã cảm ơn: 1 time

Re: Thế Nào Là Tu Tập ?

Bài viết chưa xem gửi bởi VO_HUU_BAT_KHONG606 »

cảm ơn bác Thánh_tri có lời nhắc nhở .
đệ thì chỉ viết những gì đệ nghĩ . đệ cũng không chú trọng về việc thể hiện lắm. đệ không thấy mình đang "Tu Tập" . Nên đệ cũng không có cái gì gọi là "Tu Tập" để thể hiện ra cho mọi người thấy cả.
Điều này không cần phải nói ra đâu DH. Phải tự mình hiểu lấy thôi.
Mình phải thật lòng với chính mình, chớ đừng vì chỗ tu tập hay không tu tập mà ngăn trở sự phát triển hoàn mỹ của bản thân!


Tễu
Bài viết: 278
Ngày: 25/01/08 23:09

Re: Thế Nào Là Tu Tập ?

Bài viết chưa xem gửi bởi Tễu »

tangbong
Kính các Đạo Hữu.
Về vấn đề như Đạo Hữu nguynlinhtam đã viết:
Tâm thanh tịnh chuyển được nghiệp. Chuyển nghiệp biểu hiện cụ thể nơi thân thể, thân thể mình có chuyển biến hay không? Hiện thời, ta thường nói là “biến đổi thể chất”; thể chất có thể chuyển biến. Thể chất ấy biến đổi theo tâm.
Theo thiển ý của Tễu là tương ưng.
-Nhưng:
Học Phật hết sức thực tế: Hễ công phu đắc lực thì lập tức đạt được lợi ích thù thắng nơi Phật pháp. Có nhiều đồng tu học Phật, tôi trông thấy họ rất đau lòng. Mỗi phen gặp mặt, thấy tướng mạo người ấy mỗi năm một suy. Có người một năm không gặp, gặp lại thấy họ hom hem hơn năm ngoái. Những người như vậy đều là công phu học Phật chẳng đắc lực. Nếu quý vị học Phật công phu đắc lực thì quý vị phải thực sự thọ dụng được. Mỗi năm quý vị càng phải khỏe hơn, tướng mạo quý vị phải tươi tốt, vẻ mặt rạng rỡ, thân thể khỏe mạnh, đó là đạo lý nhất định!
Thì về sự lại khác với nhận định trên.Qua trải nghiệm của Tễu và một số Bạn đồng tu đắc lực thì đối với những người đắc lực tu học chân chính thì có giai đoạn thân,tâm biến chuyển Và đào thải các tập khí sấu ra ngoài để dần thanh tịnh sắc thân thì sẽ có các biểu hiện: Thân thể hao gầy,tính tình thay đổi khó hòa nhập với môi trường (Những người quen cũ còn cho là Nghiện !) lở loét phát ra nhiều chỗ trên cơ thể!Có người còn giảm khả năng của chức năng nào đó trong cơ thể.(Chỉ một thời gian. Tễu do khẩu nghiệp hơn 5 năm không nhai nát được hột cơm mà chỉ nhệu nhạo rồi nuốt chửng.!)Mới đầu không hiểu cũng lo lo, nhưng vì quyết tâm tu học nên bất chấp.Nhưng sau rồi mới hiểu ra:Đã mang Thân nghiệp Phàm phu là do tích tập các chủng nghiệp sâu dầy tàng ẩn hiện tướng bên trong và thường thuận theo nên không có các phản ứng.Nhưng khi tu học có thu hoạch nên tri kiến thay đổi và thói quen thuận theo Tập nghiệp mê lầm cũng thay đổi tạo ra các phản ứng xung khắc giữa các luồng năng lượng Tập Khí trong cơ thể gây giằng xé, và các Tập khí sâu thẳm ẩn tàng trong cũng được kích phát(Do duyên đắc lực chứ không còn tiềm ẩn đợi đủ duyên mới hiện ) và hiện tướng của nó tương ưng với sự tích tập tạo ra nó.(Trả nghiệp!)
Vì thế vấn đề này:Thay đổi Thân & Tâm do Tu học Đắc lực phát khởi cũng tùy NGHIỆP & DUYÊN của mỗi cá thể chúng sanh..mà phát khởi tương ưng.
...Và sau đó cũng gặp được các Đoạn Kinh mô tả vấn đề này: Như Đức thế Tôn khi trước có đời Hành Bồ Tát Đạo thân thể bị lở loét phải đi khất thực dầu vừng để thoa chữa trị...Hoặc vị A La Hán bịnh phải khất thực Thịt để nấu canh chữa trị...!
Vậy trên bước đường tu học nếu vì Đắc lực Tu Học Chân Chính mà có các biểu hiện Chuyển biến của Thân, Tâm bất kỳ dạng nào thì cũng là kết quả thuận duyên chứ không thể lấy chuẩn mực "Đẹp,đúng..." của thế gian mà đánh giá !!!Chúng ta không nên lo sợ mà thối thất.
Kinh Kim Cương cũng có Ý Chỉ:
"...Lại nữa Ông Tu-bồ đề này! nếu thiện nam tín nữ nào ,thụ trì đọc tụng Kinh này,nhược bằng lại bị người khinh rẻ,thế là tội nghiệp kiếp trước của người ấy đáng phải đọa vào ác đạo,nhân bây giờ bị người đời khinh rẻ,mà tội kiếp trước liền tiêu diệt ngay,và sẽ được đạo a-lốc-đa-la-tam diểu-tam-bồ-đề nữa..."(Trang 189-Kinh Kim Cương-Nhà xuất bản Tôn giáo 2000;Biên dịch: Thiền Chửu)
Kinh Vô Lượng Nghĩa,nhưng theo Tễu cũng có thể hiểu một nghĩa dưới góc độ:Tu học Giải Thoát tuy hòa cùng Thế gian nhưng là NGỰƠC GIÒNG THẾ GIAN! Nên...!!!???
Xin các Đạo Hữu cùng dẫn giải dùm.

Tễu: Kính kinhle


Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: Thế Nào Là Tu Tập ?

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

Tễu đã viết: Kinh Kim Cương cũng có Ý Chỉ:
"...Lại nữa Ông Tu-bồ đề này! nếu thiện nam tín nữ nào ,thụ trì đọc tụng Kinh này,nhược bằng lại bị người khinh rẻ,thế là tội nghiệp kiếp trước của người ấy đáng phải đọa vào ác đạo,nhân bây giờ bị người đời khinh rẻ,mà tội kiếp trước liền tiêu diệt ngay,và sẽ được đạo a-lốc-đa-la-tam diểu-tam-bồ-đề nữa..."
Xin các Đạo Hữu cùng dẫn giải dùm.
Tu hành đúng như pháp thì Thân và Tâm lâu ngày sẽ tự chuyển. Nhờ có Giới Định Tuệ mà Thân và Tâm thanh tịnh sáng suốt, tích công bồi đức, tăng phước thì con người sẽ sanh tướng sang trọng phi phàm.

Thân do nghiệp mà có, nghiệp do tâm tạo. Nên khi tu hành Tâm thanh tịnh sáng suốt thì nghiệp chuyển, nghiệp chuyển thì thân cũng sẽ chuyển theo.

Mình thấy các vị Hòa Thượng lớn tuổi, 80-90 các ngài da thịt hồng hào, vẫn khỏe mạnh đi lạy được, và khuông mặt hiền từ, tâm trí vẫn sáng, chứ không lú lẩn như người đời ở tuổi 80-90.

Kinh Kim Cang ở trên Phật dạy hoàn toàn đúng. Không những chỉ Kinh Kim Cang thôi mà các Kinh Phật khác cũng thế như Kinh A Di Đà. Mình thọ trì đọc tụng mà có ai khinh chê, thì tội mình được tiêu trừ, cho nên tuyệt đối người ta chê mình, mình đừng nỏi nóng mà chửi lại. Cứ tiếp tục tu hành. Phải khởi lòng sót thương người chê mình.

Câu "a-lốc-đa-la-tam diểu-tam-bồ-đề" nên sửa lại là "A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề".


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
Tễu
Bài viết: 278
Ngày: 25/01/08 23:09

Re: Thế Nào Là Tu Tập ?

Bài viết chưa xem gửi bởi Tễu »

tangbong
Kính đạo Hữu Thánh_Tri
Ý của Tễu là: Theo thiển ý của Tễu hiểu một góc độ nữa của đoạn Kinh Văn :
"...Lại nữa Ông Tu-bồ đề này! nếu thiện nam tín nữ nào ,thụ trì đọc tụng Kinh này,nhược bằng lại bị người khinh rẻ,thế là tội nghiệp kiếp trước của người ấy đáng phải đọa vào ác đạo,nhân bây giờ bị người đời khinh rẻ,mà tội kiếp trước liền tiêu diệt ngay,và sẽ được đạo a-lốc-đa-la-tam diểu-tam-bồ-đề nữa...

Là vi khi trực nội, thoát ly cái được thấy của căn trần thức vật lý,tiếp cận được công năng của "Tính Biết"
( Như trong Kinh Thủ Lăng Nghiêm Dẫn Giải) do sắc thân được thanh tịnh sẽ có những tri kiến và những hành sử "Ngược, khác" với quan niệm tri kiến Thế gian (Vì cái thấy khác với chuẩn mực của cộng đồng Thế Gian đồng nghiệp lực) nên sẽ có những phản ứng phản đối.
Còn
Câu "a-lốc-đa-la-tam diểu-tam-bồ-đề" nên sửa lại là "A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề".
Đây là Tễu tôn trọng trích dẫn sao chép đúng như trong nguyên bản của nhà xuất bản.

Tễu: Kính kinhle


Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.16 khách