DIỆT VỌNG TƯỞNG, HIỆN CHÂN NHƯ

Cùng nhau học hỏi những bài giáo lý căn bản và kiến thức Phật học phổ thông.
tqh009
Bài viết: 343
Ngày: 27/01/10 22:35
Giới tính: Nam
Đến từ: Giac ngo

Re: DIỆT VỌNG TƯỞNG, HIỆN CHÂN NHƯ

Bài viết chưa xem gửi bởi tqh009 »

Ngẫm mình căn cơ hạ liệt nên sinh vào thời mạt pháp.
Ngẫm mình trí tuệ thấp kém nên vẫn còn ở vị phàm phu ngu si.

Làm sao đủ trình độ để hiểu những luận thuyết cao siêu đó.
Chỉ mong nỗ lực thực hành những gì căn bản nhất, lánh ác làm lành, sống đời có ích, không làm hại ai, chí ít cũng tái sinh cõi thiện thú. Còn làm Phật thôi xin nhường cho các bậc thượng căn đại trí tuệ.


Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: DIỆT VỌNG TƯỞNG, HIỆN CHÂN NHƯ

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

tqh009 đã viết:Ngẫm mình căn cơ hạ liệt nên sinh vào thời mạt pháp.
Ngẫm mình trí tuệ thấp kém nên vẫn còn ở vị phàm phu ngu si.

Làm sao đủ trình độ để hiểu những luận thuyết cao siêu đó.
Chỉ mong nỗ lực thực hành những gì căn bản nhất, lánh ác làm lành, sống đời có ích, không làm hại ai, chí ít cũng tái sinh cõi thiện thú. Còn làm Phật thôi xin nhường cho các bậc thượng căn đại trí tuệ.
Vả chăng mục đích tu hành là để được giác ngộ và giải thoát hoàn toàn viên mãn như Phật vậy.

Thế thì dù đời nầy tu tuy chưa thể thành Phật, nhưng có cái tâm chí và nguyện lực mảnh liệt cầu quả Chánh Giác, cầu làm Phật cũng đâu có gì không được.

Chính ngay nơi nguyện lực ấy và mục đích ấy là cái nhân, cái lực để giúp chúng ta chóng thành Phật đạo, đạt được nguyện vọng, đến được mục tiêu.

Không nên coi trọng mình vì mình biết tu đức khiêm tốn và vô ngã, nhưng cũng không nên xem thường mình vì mình có Tánh Giác. Chẳng qua chỉ mê mất nhưng tánh giác thường chẳng mất, như mặt trời ban đêm hoặc lúc mây mù che phủ mà vẫn tỏa sáng. Chẳng qua là đêm, là mây mù tạm thời che mất mà thôi.

Phải Tin mình có Tánh Giác và có khả năng để thành Phật như chư Phật chẳng khác.

Chúc an lành.


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
nguynlinhtam
Bài viết: 1141
Ngày: 07/06/10 04:08
Giới tính: Nam

Re: DIỆT VỌNG TƯỞNG, HIỆN CHÂN NHƯ

Bài viết chưa xem gửi bởi nguynlinhtam »

Nếu ntqh009 muốn đời sau sanh vào cõi thiện thú thì bạn phải làm cho bằng được Phước Thứ 1 của Tam Phước như trong Quán Kinh dạy


Nam Mô A Di Đà Phật
Hình đại diện của người dùng
VO_HUU_BAT_KHONG606
Bài viết: 2587
Ngày: 08/04/08 22:33
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: ...
Đã cảm ơn: 1 time

Re: DIỆT VỌNG TƯỞNG, HIỆN CHÂN NHƯ

Bài viết chưa xem gửi bởi VO_HUU_BAT_KHONG606 »

tqh009 đã viết:Ngẫm mình căn cơ hạ liệt nên sinh vào thời mạt pháp.
Ngẫm mình trí tuệ thấp kém nên vẫn còn ở vị phàm phu ngu si.

Làm sao đủ trình độ để hiểu những luận thuyết cao siêu đó.
Chỉ mong nỗ lực thực hành những gì căn bản nhất, lánh ác làm lành, sống đời có ích, không làm hại ai, chí ít cũng tái sinh cõi thiện thú. Còn làm Phật thôi xin nhường cho các bậc thượng căn đại trí tuệ.
Vậy xem ra DH chẳng biết, ông già bà cả một chữ chưa chắc biết huống chi nhìn rõ, lại là nông dân thứ thiệt, chân chất, quê mùa,...., làm lành lánh dữ nhưng chỉ Tín Nguyện Hạnh trì danh hiệu Đức Phật A DI ĐÀ mà được vãng sanh cõi CỰC LẠC THẾ GIỚI cách đây tới mười tỉ cõi Phật. Về CỰC LẠC tận dụng phương tiện thù thắng luôn luôn thành tựu ít nhất năng lực đoạn phiền não của bậc A LA HÁN, sau đó thẳng tiến lên cứu cánh thành tựu địa vị tối tận cùng: PHẬT ĐÀ, THẾ TÔN,....


tqh009
Bài viết: 343
Ngày: 27/01/10 22:35
Giới tính: Nam
Đến từ: Giac ngo

Re: DIỆT VỌNG TƯỞNG, HIỆN CHÂN NHƯ

Bài viết chưa xem gửi bởi tqh009 »

Sống đời sống có ích. Chỉ như vậy thôi. Chưa chắc khi trút hơi thở cuối cùng đã làm được gì.


Hình đại diện của người dùng
VO_HUU_BAT_KHONG606
Bài viết: 2587
Ngày: 08/04/08 22:33
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: ...
Đã cảm ơn: 1 time

Re: DIỆT VỌNG TƯỞNG, HIỆN CHÂN NHƯ

Bài viết chưa xem gửi bởi VO_HUU_BAT_KHONG606 »

tqh009 đã viết:Sống đời sống có ích. Chỉ như vậy thôi. Chưa chắc khi trút hơi thở cuối cùng đã làm được gì.
Chính vì thế mà mới tâm nguyện VÃNG SANH TÂY PHƯƠNG CỰC LẠC. Nghĩa là tu hành nguyện vãng sanh TÂY PHƯƠNG CỰC LẠC dù còn THÂN hay không còn THÂN đều chuyên một tâm nguyện. Chẳng ngại chi! Dù có trút hay chưa trút hơi thở cuối cùng, đều như vậy. Chỉ vậy thôi.

Người chân thành nguyện Vãng Sanh Tây Phương Cực Lạc tự nhiên sữa đổi tâm tánh trong từng tâm niệm và hành động của mình.

Đời sống có ích chưa chắc gì làm được. Phàm phu e rằng khó tránh nỗi việc tạo lỗi lầm, mà tạo lỗi lầm thì không thể nói là có ích dù có sám hối hay không, nhưng có sám hối thì hứa hẹn tương lai tương sáng hơn. Người phạm tội lỗi cực nặng mà biết ăn năn, thành tâm sám hối, mà còn có thể vãng sanh TÂY PHƯƠNG CỰC LẠC, huống chi người ít tội, lại thành tâm, sao lại không được!

Chỉ có những người chưa chịu phát tâm nguyện thì chưa thể vãng sanh, vì chẳng chịu về thì ai rước cho được.

Chân thành nguyện vãng sanh Tây Phương Cực Lạc không những hiện tại sống có ích và có thể GIẢI THOÁT ngay khi còn sống mà còn cả khi lâm chung phần GIẢI THOÁT chẳng hề giảm. Chỉ khi bỏ TÂY PHƯƠNG CỰC LẠC, chọn lấy sáu đường luân hồi: trời, a tu la, người, ngã quỹ, súc sanh, địa ngục thì đành phải tái sanh trong luân hồi tiếp tục vật lộn với sanh lão bệnh tử.

Hoặc không nguyện vãng sanh cõi Phật mà tu trì thì chưa tận dụng được sức gia bị của chư Phật, người như vậy mà tu trì nếu chưa đoạn sạch hết phiền não, tâm phân biệt vọng động thì vẫn còn trong sáu nẻo luân hồi dù có sống tốt(tuy rằng sống tốt có phần hứa hẹn hơn), kiếp sau chưa chắc có nhân duyên tốt mà tu tập vì sanh ra, huống gì nay thời mạt pháp, ngày càng xấu tệ khó tìm sanh nơi chỗ tốt, e rằng khó mà kham nỗi!


ho trong khanh
Bài viết: 145
Ngày: 08/03/10 05:56
Giới tính: Nam
Đến từ: ho chi minh

Re: DIỆT VỌNG TƯỞNG, HIỆN CHÂN NHƯ

Bài viết chưa xem gửi bởi ho trong khanh »

Còn làm Phật thôi xin nhường cho các bậc thượng căn đại trí tuệ.
Tự nghĩ mình là bậc thượng căn đại trí tuệ thì chẳng thể thành Phật. Vì Phật tánh là tự tánh thanh tịnh bình đẳng viên minh thể. Ai cũng như ai không hề thiếu hụt nhưng vì 6 căn đã ngăn che khiến ta không thấy được. Vì còn phân biệt có cao, thấp. có tốt , xấu thì còn có nắm ,có đẩy. Nắm càng chặt thì buông càng khó. Tự mình làm mình khó buông chứ cái thấy, cái biết đó chẳng có một chút keo dính nào. Như người thèm rượu dù biết rượu là khiến đầu óc điên đảo nhưng bảo họ đổ hết rượu trong bình thì trông rất là khó khăn phải vận hết sức lực và sự quyết tâm thì mới làm được. Mặc dù , cái khổ do tác hại của rượu không còn nhưng cái nghiện rượu vẫn còn tác động. Nên các bậc alahan khi buông xã hết cái thấy, cái biết thì được an lạc nhưng sợ bị dính lại nên các ngài rất ngại quay trở lại thế gian hóa độ chúng sinh. Nhưng người không thèm rượu thì chẳng vấn đề gì. Họ dễ dàng đổ bỏ. Nên các vị Bồ Tát không ngại vào sanh tử . không còn phân biệt cao, thấp, tốt , xấu tức là không còn chạy theo cái thấy , biết của lục căn tức là vào cảnh giới Bồ Tát. Như trong kinh Lăng Nghiêm có nói
Sáu căn là gốc luân hồi, sáu căn cũng là gốc giải thoát. Trong cái thấy biết của sáu căn, chạy theo phân biệt là gốc vô minh, trong cái thấy vô phân biệt là Niết Bàn. Đó là con đường trở về Tánh Giác
để không chạy theo phân biệt thì phải có trí tuệ bát nhã. Nhưng để vào được cảnh giới chư Phật thì phải dứt khởi tâm động niệm. Như Ngài Tịnh Không nói phải đợi tới 3 đại a tăng kỳ kiêp thì mới hết tập khí này. Tới đẳng giác Bồ Tát thì mới thấy được 1 niệm vi tế . Như cái vò đựng rượu khi đổ hết rượu ra thì bên trong vẫn còn muồi rượu rất lâu mới hết. Nhưng nếu qua Tây Phương Cực Lạc thì chỉ còn vài kiếp. Như đem cái vò rượu không đó ra phơi năng thì rất mau hết mùi. Nên Bồ Tát Văn Thù, Phổ Hiền cũng đều quy hướng về Cực Lạc.


Hieule
Điều Hành Viên
Bài viết: 767
Ngày: 21/02/09 20:06
Giới tính: Nam
Đến từ: California

Re: DIỆT VỌNG TƯỞNG, HIỆN CHÂN NHƯ

Bài viết chưa xem gửi bởi Hieule »

ĐH Tqh009 kinhle

Không dám nói nhiều, tôi mươn. lời Đức Phât. trong kinh Nguyên Thũy: Có hai lỗi lầm lớn nhất trên đường tu hoc.: môt. là không kiên trì đi cho đến đích; hai là không bao giờ khỡi hành. tangbong

Chĩ cần sống có ý nghĩa; có duyên găp. Phât. pháp là đũ rồi; cần gì phãi lo tối nay ngũ gốc cây nào :D

Nam mô Bỗn Sư Thích Ca Mâu Ni Phât.
Nam mô A Di Đà Phât.
Namo Tassa Bhavagato Arahato Samma Sammbuddhasa.


Sabbe sankhara anicca
Sabbe sankhara dukkha
Sabbe dhamma anatta.
tqh009
Bài viết: 343
Ngày: 27/01/10 22:35
Giới tính: Nam
Đến từ: Giac ngo

Re: DIỆT VỌNG TƯỞNG, HIỆN CHÂN NHƯ

Bài viết chưa xem gửi bởi tqh009 »

Nồng nặc một mùi lý thuyết.
Sự tuôn trào mạnh mẽ như vậy có thể nhận chìm kẻ nói, người nghe, kẻ nói cùng người nghe.

Hạnh Bồ tát là điều mà Đức Phật sách tấn những thánh đệ tử khi đã thành tựu những năng lực kiểm soát tâm nhất định. Khi mà đối với một Arahan, dục tham đã đoạn tận hoàn toàn, vị ấy vẫn lánh xa chúng như xa lánh thuốc độc, lửa dữ. Đối với những vị tâm đã hoàn toàn được miễn nhiễm, như quặng đã thành vàng, vàng không thể quay trở lại thành quặng, mới đủ năng lực hành trì bồ tát hạnh.

Ngoài ra, chỉ có bồ nông hạnh, hoặc cùng lắm là hạnh bồ câu. Dành cho những kẻ đọc suông về Bồ tát hạnh, lấy đó làm lớp áo tri thức hào nhoáng để che lấp cho cái bên trong trống rỗng.

Diệt vọng tưởng, hiện chân như. Phải diệt những cái xấu ác, những tập khí xấu ác trước, cho đến khi nào thiện căn được phát triển đến mức chín muồi. Lúc đó mới có thể phát ngôn rằng: tất cả chúng đều không.

Những kẻ không khuyên người bỏ ác làm lành, lại cứ thao thao về bản thể, Phật tánh, tính không. Thấu triệt về tính không thì ít, mà bên trong rỗng không thì nhiều vô kể.


Cám ơn sự đồng thuận của Hieule


ho trong khanh
Bài viết: 145
Ngày: 08/03/10 05:56
Giới tính: Nam
Đến từ: ho chi minh

Re: DIỆT VỌNG TƯỞNG, HIỆN CHÂN NHƯ

Bài viết chưa xem gửi bởi ho trong khanh »

Nồng nặc một mùi lý thuyết.
2 chử Lý thuyết được rồi bác chêm chữ "nồng nặc" vào nghe ghê quá.
trên Lý Thuyết nói thì dễ nhưng trên Sự Thật thì cái gì cũng phải có giai đoạn của nó . Khi ngã chấp vẫn còn thì dòng thánh còn chưa thể được. Nói chỉ tới cảnh giới alahan, bồ tát.

Nhưng Lý không rốt ráo thì Sự sẽ không thông . Khi bắt đầu khởi hành thì phải biết chắc bản đồ mình dẫn tới đâu. Không thì sai một ly đi ngàn dăm. Có Bản đồ rồi thì cũng phải biết chọn con đường nào ngắn và phù hợp với mình nhất mà đi.

Nhưng đệ chưa có đi . Nên không dám nói nhiều. Chì biết mình đang sống trong lý thuyết nên lên diễn đàn trao đổi để học hỏi thêm. Không biết khi nào mới đủ dũng cảm cất bước khởi hành đây. >:D<

Bây giờ đệ mới thấy "Ngã Chấp" thật là một thứ kiên cố . Nói "Vô Ngã" thì dễ . Mà đụng chuyện thì chẳng dễ tí nào. Nói chi tới Bát Nhã, Phật Tánh . Tâm lượng còn nhỏ hẹp dù được Phật gia trì khai mở tí ít cũng kinh hãi mà thối lui chẳng dám tiến tới. Bây giờ mới hiểu 2 chữ bồ đề tâm quan trọng tới mức nào. Thiếu 2 chữ này thì chẳng dám vào cảnh giới Bồ Tát.


ho trong khanh
Bài viết: 145
Ngày: 08/03/10 05:56
Giới tính: Nam
Đến từ: ho chi minh

Re: DIỆT VỌNG TƯỞNG, HIỆN CHÂN NHƯ

Bài viết chưa xem gửi bởi ho trong khanh »

đang đọc quyển "Liên Tông Bảo Giám" của đại sư ưu đàm . Thấy có đoạn này xin được trích dẫn. Sao quyển này mạnh miệng nói ghê quá chẳng biết có thật không.
Bốn Cõi Viên Dung của Tông Chủ Từ Chiếu
1 ) Cõi Phàm Thánh đồng Cư, ... 2 ) Cõi Phương Tiện Hữu Dư : Như ánh sáng của các ngôi sao.
đoạn trừ phiền não dứt dấu vêt.
diệt sạch tâm trí hết liền thôi
Bảo Sở không thể tiến đến trước.
Như Lai phương tiện nên lưu lại.
Thoát dọc 3 cõi thanh văn tánh
Phiền não trần lao gấp đoạn trừ
Nhập định từ thiền thường quán sát.
Vượt hẳn cõi phàm không trở lại.

Cõi này đều là căn tánh tiểu thừa định tánh, sợ hãi ba cõi như cọp, quỹ, rắn , rồng, phá trừ kiến hoặc, tư hoặc, tiêu diệt tham sân si, đoạn dứt hạt giống Như Lai như con Chương một mình trốn thoát không nhìn lại bầy phía sau, thiên lệch chấp trước vào cái thấy nhỏ hẹp, dính mắc đắm chìm ở chổ rỗng lặng, cho nên sinh về cõi Phương tiện đức Như Lai vì họ mà nói thuần về đại thừa để điều phục. (Hạnh bất thối,Giải thoát đức,thể dụng công,Thắng ứng Thân, Nhất thiết trí, Phá kiến, tư hoặc, Tu Bát Quan... Sinh về,thụ xuất tam giới, Cõi này hàng thanh văn Tứ Quả thấy được, Thân Vàng Trượng Sáu, La hán Cư)
.. 3 ) Cõi Thật Báo Trang Nghiêm : Như ánh sáng mặt trăng . ... 4) Cõi Thường Tich Quang: như ánh sáng Mặt Trời...
Phương Tiện : chổ ở của hàng alahan, bích chi phật, bồ tát địa tiền. vì các vị này tu phương tiện đạo, đoạn trừ kiến hoặc, tư hoặc( là cái thấy biết nơi lục căn đó :D ) nên gọi là phương tiện; nhưng còn dư chướng hoặc vô minh căn bản che lấp Thật tướng trung đạo( là tâm vô phân biệt đó không có cao, thấp, tốt ,xấu :D ) nên gọi là hữu dư
Thật báo : nơi sinh về của các vị bồ tát đã đoạn trừ một phần vô minh. đây là cõi nước vô ngại tự tại, là quả báo có được nhờ tu đạo chân thật nên gọi là Thật Báo Vô Chướng Ngại độ; đây là chổ ở của các vị Bồ Tát không có phàm phu và nhị Thừa, là cõi nước quả báo, nơi ở của các vị Bồ Tát từ Sơ địa của Biệt Giáo trở lên, từ Sơ Trụ của Viên Giáo trở lên
Một thân tức ba thân, bốn cõi là một cõi chẳng sau chẳng trước, không đến không đi. Do tình chấp mà thấy có sai biệt, chẳng phải đức Phật che dấu. Chỉ chấp nhận tâm truyền, chẳng thông qua ngôn ngữ, cùng khắp viên dung, vô tận vô cùng. Nhất chân vô ngại trùng trùng lớp lớp, dù cho mạng lưới ngọc của đế Thích cũng chẳng thể nào ví dụ được. Xoay chuyển cơ quan thảy đều thông suốt, chẳng do nơi lanh lợi mà chỉ nhở tỉnh sáng
có đọc cái này thì chắc chẳng hình dung được gì. Nhưng nếu thấy chắc phải kinh hãi tới khiếp.


Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.56 khách