DIỆT VỌNG TƯỞNG, HIỆN CHÂN NHƯ

Cùng nhau học hỏi những bài giáo lý căn bản và kiến thức Phật học phổ thông.
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: DIỆT VỌNG TƯỞNG, HIỆN CHÂN NHƯ

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Hồ Trọng Khanh đã viết:
Như tqh09 nói chỉ có Chư Phật mới đủ khả năng khai thị chúng sanh ngộ nhập Phật tri kiến. Nên các bậc alahan sẽ không đủ khả năng này. vậy tại sao ngài lại nhập niết bàn để chúng sinh tự nổ lực. Có phải Phật Thích Ca biết rằng những chúng sanh từ đây cho tới khi Phật Di Lặc ra đời sẽ không thể khai thị tri kiến Phật được nữa dù ngài có duy trì thân mạng này nên ngài quyết định nhập niết bàn. Như vậy chư vị Phật , Bồ Tát ứng hóa ở thế gian có vai trò gì. Hay những vị đó đều là giả danh.
Muốn biết tại sao Phật nhập Niết Bàn thì xem kinh Niết Bàn, và kinh Pháp Hoa, phẩm thí dụ: con vị luơng y uống nhằm thuốc độc.
Muốn biết chư Phật, Bồ Tát ứng hóa ở thế gian để làm gì thì xem kinh Pháp Hoa.
Nếu chưa xem, hay xem rồi mà không hiểu tức là mình không đủ khả năng để hiểu.
Đừng giả bộ không biết, đưa ra những vấn nạn, nhằm nói xấu chư Phật và Bồ Tát. (đoạn màu đỏ)


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
tqh009
Bài viết: 343
Ngày: 27/01/10 22:35
Giới tính: Nam
Đến từ: Giac ngo

Re: DIỆT VỌNG TƯỞNG, HIỆN CHÂN NHƯ

Bài viết chưa xem gửi bởi tqh009 »

Ngày nào còn phân biệt: Tiểu thừa-Đại thừa...,ngày đó Chánh Pháp vẫn còn bị chia chẻ, bóp méo.

Cần phải nói lại: "Khai thị chúng sanh ngộ nhập Phật tri kiến" là mục đích Phật Thích Ca xuất hiện ở đời.
Không phải chỉ Phật Thích Ca mới có khả năng này. Câu nói trên đã bị hiểu một cách sai lạc.

Thật sự thì nhiều người vẫn chưa thực sự hiểu mục đích ra đời của Phật Thích Ca. Một mục đích chấn động tam thiên đại thiên thế giới nhưng đơn giản đến tột cùng. Và những kẻ thích sự dài dòng khó hiểu, thích tự làm khó mình - khó người ,sẽ khó mà hiểu được. Chắc khi gặp những người có bề dày thành kiến và cố chấp như vậy, Phật Thích Ca sẽ xếp họ vào loại chưa hội đủ nhân duyên - chưa thể hóa độ.

Chỉ cho muôn loài hữu tình hiểu rõ và thể nhập cái thấy biết của bậc đã giác ngộ chân lý.
Phật tri kiến là sự thấy biết như thật. Thấy và biết đúng với bản chất của sự vật hiện tượng mà không bóp méo chúng với các ý niệm, xúc cảm. Thấy biết với sự thức tỉnh toàn triệt, không tham đắm, chấp thủ, say mê. Sự thấy biết khi dục tham đã đoạn tận, tâm nhận biết hoàn an tịnh, tĩnh chỉ, hoàn toàn độc lập với đối tượng nhận biết.

Những kẻ không tự mình có sự thấy biết chân thật như vậy, sao có thể giúp người khác? Như vậy chẳng khác thằng mù dẫn đoàn người mù hướng vực thẳm mà đi.


tqh009
Bài viết: 343
Ngày: 27/01/10 22:35
Giới tính: Nam
Đến từ: Giac ngo

Re: DIỆT VỌNG TƯỞNG, HIỆN CHÂN NHƯ

Bài viết chưa xem gửi bởi tqh009 »

Với sự bắt chước, thật là dễ để nhận ra đối với nhiều người.
Nhưng cũng thật khó mà nhận ra với một số người. Bất kỳ cái gì được nói, không do tự mình phát hiện ra, không do tự mình tư duy, không do tự mình hành trì và chứng nghiệm- được gọi là bắt chước.

Ở một mức độ nào đó, điều này có thể chấp nhận, vì đúng thời điểm, đúng cách thức, áp dụng đúng người, nó sẽ mang lại lợi lạc. Nhưng ở một cấp độ khác, sự lạm dụng là kệch kỡm, ngô nghê, buồn cười.

Một vị thánh đệ tử vẫn còn phải học hỏi, hành trì, và cần được sách tấn, khuyến khích bởi Phật cho đến khi thành tựu quả vị Thiên Nhân Sư.

Mục đích của một thánh đệ tử-Arahan là nhận diện sâu sắc khổ, rồi tự tại với sanh tử. Không còn quan tâm đến sanh tử, không mong liễu thoát sanh tử.
Vì có xu hướng viễn ly, an trú niết bàn nên Đức Phật mới sách tấn khuyến khích việc phát tâm đại bi.


Hình đại diện của người dùng
VO_HUU_BAT_KHONG606
Bài viết: 2587
Ngày: 08/04/08 22:33
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: ...
Đã cảm ơn: 1 time

Re: DIỆT VỌNG TƯỞNG, HIỆN CHÂN NHƯ

Bài viết chưa xem gửi bởi VO_HUU_BAT_KHONG606 »

Cám ơn những lời rất xác đáng của DH tqh009!

Thánh đệ tử chẳng phải chỉ có THÁNH ALAHAN mà còn có THÁNH BỒ TÁT.
Bồ Tát Phàm là những người còn thấy tướng trạng BỒ ĐỀ. Những vị này, tuy cũng thâm nhập Phật Pháp, nhưng phần TỰ LỰC thì chưa xong. Cho nên các vị BỒ TÁT phàm này [VHBK xin tự xếp vào loại này] cần phải tinh tấn tu trì Liễu Ngộ Sanh Tử Luân Hồi thì mới đủ năng lực ra vào sanh tử, tự tại hành đạo, chẳng chút phiền não hay trói buộc của tham sân si.
Nếu chẳng phải thế, e rằng mình và người ôm nhau trôi lăn trong luân hồi sanh tử khổ ải liên miên.

PHẬT DẠY: VÔ NGÃ ĐỘ SANH.

Bồ Tát thật sự hành được như vậy thì chẳng thấy câu "VÔ NGÃ ĐỘ SANH", chẳng tốn một sức lực hay tâm tưởng mà hành câu này.

Thấy chúng sanh để độ, như thế chưa đủ năng lực nếu không muốn nói là căn cơ chậm lụt, sanh tử còn nguyên, mà nói đi cứu độ thì thật là kỳ hoặc, mức độ nặng là: có thể bị tà ma làm lung lay hoặc lầm nhận tà pháp, dẫn mình và chúng sanh vào chỗ khổ triền miên, rất khó cứu vãn.


ho trong khanh
Bài viết: 145
Ngày: 08/03/10 05:56
Giới tính: Nam
Đến từ: ho chi minh

Re: DIỆT VỌNG TƯỞNG, HIỆN CHÂN NHƯ

Bài viết chưa xem gửi bởi ho trong khanh »

tqh09
Với sự bắt chước, thật là dễ để nhận ra đối với nhiều người.
Nhưng cũng thật khó mà nhận ra với một số người. Bất kỳ cái gì được nói, không do tự mình phát hiện ra, không do tự mình tư duy, không do tự mình hành trì và chứng nghiệm- được gọi là bắt chước.
thật sự lên diễn đàn trao đổi này có mấy ai đã chứng thực được những gì mình nói mà chỉ ở mức tư duy suy nghiệm mà thôi. Nếu đã chứng thực được những điều mình nói thì họ là Phật là Thánh rồi không có thời gian lên diễn đàn để chia sẽ nữa.
Phật tri kiến là sự thấy biết như thật. Thấy và biết đúng với bản chất của sự vật hiện tượng mà không bóp méo chúng với các ý niệm, xúc cảm. Thấy biết với sự thức tỉnh toàn triệt, không tham đắm, chấp thủ, say mê. Sự thấy biết khi dục tham đã đoạn tận, tâm nhận biết hoàn an tịnh, tĩnh chỉ, hoàn toàn độc lập với đối tượng nhận biết.
Những kẻ không tự mình có sự thấy biết chân thật như vậy, sao có thể giúp người khác? Như vậy chẳng khác thằng mù dẫn đoàn người mù hướng vực thẳm mà đi.
Bác tqh09 chắc đã thấy biết chân thật như vậy rồi mới lên diễn đàn giúp đở mọi người. thật là hy hữu. Nhưng định nghĩa "Phật tri kiến là sự thấy biết như thật ..." có đúng là Phật tri kiến mà Phật muốn khai thị không ? vì như trong kinh điển đệ có đọc được câu này . "Tâm, khách trần từ đây diệt hết" vậy thì làm sao "tâm" và "đối tượng nhận biết" có thể "hoàn toàn độc lập" được. Hoặc câu này "Phàm sở hữu tướng giai thị hư vọng.nhược kiến chư tướng phi tướng tức kiến Như Lai" là thấy tướng là phi tướng là huyễn tướng thì không thể chỉ được một sự vật hiện tượng nào để bóp méo hoặc không bóp méo cả. thấy sự vật hiện tượng để bóp méo hoặc không bóp méo đều là sở hữu tướng là giai thị hư vọng.


ho trong khanh
Bài viết: 145
Ngày: 08/03/10 05:56
Giới tính: Nam
Đến từ: ho chi minh

Re: DIỆT VỌNG TƯỞNG, HIỆN CHÂN NHƯ

Bài viết chưa xem gửi bởi ho trong khanh »

Có phải Phật Thích Ca biết rằng những chúng sanh từ đây cho tới khi Phật Di Lặc ra đời sẽ không thể khai thị tri kiến Phật được nữa dù ngài có duy trì thân mạng này nên ngài quyết định nhập niết bàn. Như vậy chư vị Phật , Bồ Tát ứng hóa ở thế gian có vai trò gì. Hay những vị đó đều là giả danh.
Bác Bình có hiểu nhầm câu này cũng phải . Thật ra đệ muốn nói là . Ngoài Phật thích ca ra còn có nhiều Phật, bồ tát ứng hóa ở thế gian dưới nhiều hình tướng để thay Phật Thích Ca khai thị ngộ nhập Phật tri kiến cho chúng sinh. Những bậc thanh văn nào chưa ngộ nhập được Phật tri kiến thì các ngài chưa đủ khả năng đảm nhiệm vai trò này. Ngoại trừ , ngài Ca diếp được Phật ấn khả có thể truyền trao chánh pháp nhãn tạng. Nhưng thời mạt pháp nhiễu nhương con người khó mà đốn ngộ trực chỉ nhân tâm kiến tánh thành Phật được. Chỉ có thể dựa vào phương tiện của Phật , bồ tát hoặc vãng sanh tây phương . Nên các hóa thân Phật, Bồ Tát mới thị hiện ở thế gian để đảm nhận vai trò này. Nên không chỉ kinh sách bên tiểu thừa là đáng tin cậy là đúng lời Phật nói. mà những lời của các Tổ , các kinh khác cũng đáng tin cậy.


Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: DIỆT VỌNG TƯỞNG, HIỆN CHÂN NHƯ

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Cảm ơn bạn đã giải thích rõ ràng. tangbong tangbong tangbong


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
tqh009
Bài viết: 343
Ngày: 27/01/10 22:35
Giới tính: Nam
Đến từ: Giac ngo

Re: DIỆT VỌNG TƯỞNG, HIỆN CHÂN NHƯ

Bài viết chưa xem gửi bởi tqh009 »

Trích dẫn những ngôn từ khó hiểu để làm gì cho mất công quay lại giải thích lung tung.

Bắt lời quên ý là tai hại. Còn tệ hại hơn thế nữa khi cắt cụt phần đầu và chân của một bài viết, chăm bẵm vào cái thân bài trơ trọi để bàn luận, nhận xét, đánh giá. Chẳng ai có thể nhận ra đó là thứ gì khi hình dáng nó không còn nguyên vẹn nữa.

Thật nguy hiểm cho những dạng trích dẫn kinh điển như vậy. Trong kinh tạng nguyên thủy, cấu trúc luôn theo một quy luật rất khoa học, mạch lạc, khúc chiết và dễ hiểu. Gồm: nhân-duyên Phật thuyết Kinh, hội chúng gồm những ai, và kết thúc với sự hoan hỉ phụng hành của các đệ tử nghe thuyết Pháp.

Phải trải qua sự phân tích sâu sắc, những ví dụ rõ ràng, mất rất nhiều thời gian và công sức để diễn đạt ý nghĩa của bài Pháp. Thế mà lắm kẻ ngày nay, ngang nhiên cắt bỏ đầu đuôi, trích dẫn lung tung. Đi đến kết quả tự mình hại mình, rồi lại tiếp tục hại người. Bản thân mình dù đọc trọn vẹn bộ kinh cả trăm lần cũng chưa chắc đã thâm nhập được chút ít ý nghĩa. Còn nói gì đến lượm lặt vài câu chữ để mang ra so sánh-đối chiếu !!

Thật đáng thương ! Nếu như nghiên cứu Phật Pháp mà vẫn còn lơ mơ thế nào là Tri kiến Phật !!!


Hình đại diện của người dùng
VO_HUU_BAT_KHONG606
Bài viết: 2587
Ngày: 08/04/08 22:33
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: ...
Đã cảm ơn: 1 time

Re: DIỆT VỌNG TƯỞNG, HIỆN CHÂN NHƯ

Bài viết chưa xem gửi bởi VO_HUU_BAT_KHONG606 »

Khó hiểu hay dễ hiểu thì là tùy mỗi người. Có người thấy vậy dễ hiểu, có người thì vậy là khó hiểu. Làm vừa lòng hết thì cũng chẳng dễ.

Nhưng dù hiểu hay khó hiểu thì quan trọng nhất là tâm thành kính và thật lòng học PHẬT PHÁP. Không phải ai có đủ phước đức nghe trọn một bộ kinh, và cũng có khi chẳng có dịp tuyên một bộ kinh trọn vẹn.

Ngày nay hiếm ai có tấm lòng tu trì thật sự, hãy rộng mở đón nhận họ.

NHƯNG PHẬT PHÁP CHỈ CÓ HƯƠNG VỊ DUY NHẤT LÀ : GIẢI THOÁT!


Hieule
Điều Hành Viên
Bài viết: 767
Ngày: 21/02/09 20:06
Giới tính: Nam
Đến từ: California

Re: DIỆT VỌNG TƯỞNG, HIỆN CHÂN NHƯ

Bài viết chưa xem gửi bởi Hieule »

ĐH Tqh009 :D

Tôi là người ít kiến thức Phât. hoc. nhưng tuy vây. cũng xin góp môt. vài lời. Kinh sách cũa Nguyên Thũy và Phát Triễn đều là do kim khẫu Đức Phât. nói nếu kinh sách đó có đề câp. lý Nhân Quã, mười hai nhân duyên, và tam pháp ấn cũa Phât. Giáo. Nhưng tôi dám nói rằng những tư tưỡng cao siêu như trong kinh Pháp Hoa, Niết Bàn chĩ có trí tuê. Phât. mới khai triễn đươc. mà thôi. Tất cã luân. sư thương. thừa như Long Tho., Thiên Thân đều từ kinh điễn Nguyên Thũy mà dùng lý luân. giúp chúng ta hiễu đươc. ý thâm sâu trong kinh đó mà thì tai. sao lai. phãi chấp này no. chứ

Viêt. Nam mình bi. Trung Quốc đô hô. hơn ngàn năm nên bi. ãnh hưỡng rất nhiều về kinh sách Phât. Giáo.

Nhưng tôi hoàn toàn đồng ý với ĐH TQH009 rằng kinh sách từ Trung Quốc do du nhâp. từ Tiễu Á & Trung Á dich. qua nhiều thứ tiếng khác nhau, tam sao thất bỗn, nên khi đoc. phãi rất thân. trong. chĩ nên theo ý chứ không nên lâp. đi lâp. lai. như môt. con vet. dùng từ chữ môt. mà dich. cũa mấy ông tỗ dõm Trung Hoa tư. cho mình là Bồ Tát thứ thiêt. mà chê người khác. Cái này có vì trong Pháp Bão Đàn Kinh nói Luc. Tỗ Huê. Năng nói ngài xin môt. miếng đất nhõ bằng toa. cu. nhưng lai. hóa thần thông thâu hết huyên. vào trong toa. cu. Người tu Phât. không nói hai lời; người chép kinh vì muốn đưa thầy mình lên cao mà hóa ra lai. tư. nói thầy mình không giữ chữ tín (Đai. ky. trong năm giới cũa người cư sĩ) Hoăc. giã giống như Liên Hoa Tông Nhât. Bãn, tối ngày kêu người ta tung. "Nam Mô Diêu. Pháp Liên Hoa Kinh" mà không hoc. kinh điễn cũa Đức Phât. Thích Ca đễ lai. cho chúng mình thì không phãi là vừa lỗ lã mà vừa phu. công ơn cũa Đức Bỗn Sư đó sao tangbong kinhle

Theo thiễn ý tôi thì cách có lơi. cho tất cã moi. người hoc. Phât. là nên dùng kinh Nguyên Thũy làm căn bãn trước rồi sau đó hoc. kinh Phát Triễn. Trong kinh Pháp Hoa có nói, "người nào nói kinh Pháp Hoa thì người đó đươc. chư Phât. dùng vai khiêng vác." Ý là những người hoc. Phât. như chúng ta nếu không có chư vi. A La Hán và Bồ Tát thì làm sao mà chúng ta có đươc. kinh Phât. đễ mà hoc. Đai. đễ mình đươc. kiến thức như vây. hoàn toàn nhờ chư Phât., các vi. A La Hán, Bồ Tát, và chư tỗ.

kinhle kinhle kinhle


Sabbe sankhara anicca
Sabbe sankhara dukkha
Sabbe dhamma anatta.
tqh009
Bài viết: 343
Ngày: 27/01/10 22:35
Giới tính: Nam
Đến từ: Giac ngo

Re: DIỆT VỌNG TƯỞNG, HIỆN CHÂN NHƯ

Bài viết chưa xem gửi bởi tqh009 »

Đúng như vậy, nên lấy kinh tạng nguyên thủy làm căn bản cho Pháp hành là chắn chắn nhất, thẳng nhất, ngắn nhất, tiệm tiến nhất.

Cám ơn Hieule đã chia sẻ.


ho trong khanh
Bài viết: 145
Ngày: 08/03/10 05:56
Giới tính: Nam
Đến từ: ho chi minh

Re: DIỆT VỌNG TƯỞNG, HIỆN CHÂN NHƯ

Bài viết chưa xem gửi bởi ho trong khanh »

tqh009 viết
Phải trải qua sự phân tích sâu sắc, những ví dụ rõ ràng, mất rất nhiều thời gian và công sức để diễn đạt ý nghĩa của bài Pháp. Bản thân mình dù đọc trọn vẹn bộ kinh cả trăm lần cũng chưa chắc đã thâm nhập được chút ít ý nghĩa. Còn nói gì đến lượm lặt vài câu chữ để mang ra so sánh-đối chiếu
:) đúng vậy. đúng vậy. để người khác hiểu thật vô cùng khó . huống chi chỉ vài câu nói trích dẫn. làm sao có thể mong người khác hiểu được. Vậy Đệ sẽ nói rõ 2 câu đó được trích dẫn trong 2 bộ kinh đó là "Kinh Kim Cang" và "Kinh Viên Giác". Nếu bác đã thấu triệt được tri kiến Phật. Thì chắc mọi kinh Phật bác đều thông suốt dễ dàng. Như lục tổ Huệ Năng mặc dù ngài không biết chữ và chưa từng đọc qua những kinh điển đó. Nhưng ai đọc cho ngài nghe đoạn nào cũng đều được ngài giải thích một cách thấu đáo.


Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Google [Bot]39 khách