DIỆT VỌNG TƯỞNG, HIỆN CHÂN NHƯ

Cùng nhau học hỏi những bài giáo lý căn bản và kiến thức Phật học phổ thông.
Hình đại diện của người dùng
tinhnghia
Bài viết: 694
Ngày: 18/07/10 22:32
Giới tính: Nam
Đến từ: TP.HCM

DIỆT VỌNG TƯỞNG, HIỆN CHÂN NHƯ

Bài viết chưa xem gửi bởi tinhnghia »

Mỗi khi cúng hương, bốn chúng Phật tử đều đọc thuộc lòng bài kệ :

“Nguyện thử diệu hương vân,

Biến mãn thập phương giới.

Viễn ly chư vọng nghiệp,

Viên thành Vô Thượng Đạo”.


Như vậy, rõ ràng Chư TỔ đã dùng bài kệ nầy để lưu ý, nhắc nhở chúng ta hằng ngày, nếu là người cầu Đạo Giải Thoát phải nhớ : LÌA XA (diệt sạch) tất cả “vọng nghiệp” mới có thể thành PHẬT được. Nói cách khác, ai muốn đắc đạo quả Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác hay thành PHẬT, người đó phải tiêu diệt cho sạch hết “Vọng Nghiệp” hay “Vọng Tưởng Tạp Niệm”.

Nhưng, Vọng tưởng Tạp Niệm hay Vọng nghiệp là cái gì, ở đâu và làm sao mới có thể tiêu diệt được chúng !?

Thành thật mà nói, tôi thấy có rất nhiều người nói mình muốn được Liễu Sanh Thoát Tử, ra khỏi vòng Luân Hồi hay cầu Đạo Giải Thoát... nhưng, nếu đem câu hỏi nêu trên hỏi họ, thì họ không thể nào trả lời được !? Tại sao lại có việc như thế? Tại vì, họ đâu có biết tu để đắc đạo quả VÔ THƯỢNG BỒ ĐỀ hoặc thành PHẬT tức là tu THIỀN ĐỊNH. Tu Thiền Định, mà không có THẦY LÀNH (Minh Sư) hay BẠN TỐT hướng dẫn đưa đường chỉ lối hoặc nhổ đinh tháo chốt dùm cho, thì thử hỏi họ làm sao có thể biết được, để mà trả lời câu hỏi vô cùng quan trọng đó chứ !?. Có lẽ họ đã quên mất đi những câu nói của người xưa đã để lại như: “Không thầy đố mầy làm nên” và “Ăn cơm có canh, tu hành có bạn” rồi!.

Cũng chỉ vì hai chữ “không biết”, nên hiện nay có rất nhiều người tu Thiền mà không phân biệt được thứ Thiền nào là Thiền của Phật Giáo (Tiểu Thừa và Đại Thừa), và thứ Thiền nào là Thiền của ngoại đạo!. Đây là điều có tầm mức hết sức quan trọng, vậy những ai có ý chí xuất trần cũng như những người có lòng quan tâm đến ngôi nhà Phật Pháp cần phải nên đặc biệt lưu ý đến.

Thực ra, Vọng Tưởng Tạp Niệm hay Vọng Nghiệp không phải ở trên trời xanh mây trắng hay ở bất cứ địa phương xa lạ nào khác, mà chúng ở ngay trong tấm thân bảy thước của chúng ta. Cho nên, nếu lìa cái thân vật chất của chính mình để tìm chúng, thì chẳng khác gì đi tìm sừng con thỏ vậy. Muốn giáp mặt (thấy biết) chúng, hành giả nên tìm một nơi tương đối thanh vắng hoặc đợi lúc đêm khuya vắng vẻ, mọi người trong gia đình đi ngũ cả rồi, hành giả vào trong mùng ngồi xếp bằng, nhắm hai con mắt thịt (nhục nhãn) lại, rồi dùng con mắt tâm (tâm nhãn) chú ý quan sát trong Thân cho kỹ xem coi trong đó im lặng như tờ hay ồn ào náo nhiệt như cái chợ một thứ?

Ngang đây, tưởng cũng nên nói cho rõ, trong công việc tìm kiếm và khám phá “Vọng Nghiệp” nói trên, có người chỉ cần 10 hoặc 15 phút là đã phát hiện, nhưng cũng có người phải nữa giờ hoặc mấy đêm hạ thủ mới có thể phát hiện được. Bởi lẽ, nghiệp lực của mỗi người dày mỏng cạn sâu chẳng ai giống ai.

Khi phát hiện được Vọng Tưởng Tạp Niệm, tức là hành giả đã thấy trong Tâm có đủ thứ hết, như: Có nói, có cười, có khóc, nghĩ bậy tưởng bạ, thì thì thầm thầm rối rối rít rít...và v.v... chẳng bao giờ chịu ngừng dứt (giống như mắc thằng bố). Lại còn có đua thuyền, đá banh, hội chợ, thầy trò Tam Tạng đi thỉnh kinh và Công Chúa Hoàn Châu ... !. Thế là hành giả đã tiếp cận, thấy biết được Vọng Nghiệp , Vọng Tưởng Tạp Niệm hay Hoặc+Nghiệp+Khổ (=Vô Minh) tức là đã thấy biết được cái Tâm vọng tưởng điên đảo của mình rồi đấy!
.
Kinh Thủ Lăng Nghiêm có nói: “Tất cả chúng sanh từ vô thỉ đến nay, vì mê Chơn Giác (=Chơn Tâm, Phật Tánh), khởi hoặc Vô Minh, điên đảo Vọng Tưởng tạo ra Nghiệp Chướng, hễ có Nghiệp Chướng tất bị khổ báo, ví như chùm Át -Xoa. (*)

Nếu không tu hành thì chẳng làm sao thoát ly được. Những người có tu hành, nhưng không đắc đạo quả Vô Thượng Bồ Đề, lại thành Thinh Văn, Duyên Giác hoặc thành ngoại đạo, hoặc thành Chư Thiên, hoặc thành Ma Vương và quyến thuộc, đều tại không hiểu rõ hai CĂN BỔN, tu tập sai lầm ví như nấu cát mà muốn thành cơm thì dầu trải qua vô số kiếp cũng không thành được”.

Qua lời Đức Phật dạy nêu trên, chúng ta thấy có mấy điều cần phải được đặc biệt ghi nhận và lưu tâm:

1.- Vì mê CHƠN TÁNH (bổn tánh), khởi hoặc VÔ MINH. Rồi vì Vô Minh (điên đảo vọng tưởng) tạo ra NGHIỆP CHƯỚNG. Do có Nghiệp chướng mà có Khổ Báo (phiền nảo và khổ đau).

2.- Tu hành theo Phật, mà không biết rõ hai CĂN BỔN thì chỉ có thể đắc đạo quả THANH VĂN ( A La Hán) hay DUYÊN GIÁC (Bích Chi Phật) hoặc Chư Thiên hay Ma Vương .... chớ không thể nào đắc đạo quả VÔ THƯỢNG BỒ ĐỀ hay thành PHẬT được.

Nhưng, hai cái CĂN BỔN đó là gì ?

1.- CĂN BỔN VÔ THỈ SANH TỬ chính là VÔ MINH. Mà tên khác của Vô Minh chính là Hoặc+Nghiệp+Khổ. Thế là, những thứ Vọng Nghiệp hoặc Vọng Tưởng Tạp Niệm hay những thứ “Tự Ngôn Tự Ngữ, Tự Nói Tự Rằng” (Tâm Ngữ), nghĩ bậy tưởng ba, tham sân....., Phật học gọi đó là “Tâm Viên Ý Mã” cũng chỉ là sản phẩm (con đẻ) hay bè lủ và quyến thuộc của VÔ MINH (Hoặc+Nghiệp+Khổ) mà thôi.

Quan sát kỹ HOẶC+NGHIỆP+KHỔ, chúng ta sẽ thấy chúng, tuy ba mà một, tuy một mà ba. Chúng chuyền níu bám chặt vào nhau ngăn cản không cho chúng sanh thoát ra khỏi vòng Luân Hồi. Người có Trí Tuệ đều biết Hoặc+Nghiệp+Khổ hay Vọng Tưởng Tạp Niệm rất nguy hiễm, nguy hiễm còn hơn bom nguyên tử gấp muôn vạn lần !?

Đối với những con vi khuẩn vô cùng nguy hiễm và độc hại nầy (đã được đề cập đến ở trên), nếu hành giả không diệt trừ sạch chúng, mà muốn thoát ra khỏi Vũ Trụ Cảm Giác hoặc thành PHẬT, thì chẳng khác gì ăn có mấy miếng tàu hủ mà muốn được thành TIÊN vậy !?

2.- CĂN BỔN VÔ THỈ BỒ ĐỀ NIẾT BÀN là chỉ cho CHÂN NHƯ, Pháp Thân, Chơn tâm, Phật Tánh, Vô Sư Trí, Niết Bàn ..., hay chỉ cho Vũ Trụ Phi Vật Chất, Vũ Trụ Tri Giác hay Tổng Cơ Quan Áo Bí Của Vũ Trụ, nếu nói theo khoa học.

Nhưng, CHÂN NHƯ hay CHƠN TÂM (Bổn Tánh) là cái gì, ở đâu và làm thế nào, để được giáp mặt mà thấy, mà biết được chứ ?

Có thể nói, câu hỏi nêu trên chắc ít có ai trả lời cho người hỏi được hài lòng toại ý. Bởi vì, CHƠN TÂM hay BỔN TÁNH là cái không có hình tướng, không động, và không sinh diệt. Trông nó giống như Hư Không mà không phải là Hư Không. Nó là cái thuộc về Hình Nhi Thượng ở Bờ Bên Kia, nên con mắt thịt (nhục nhãn) chúng ta không thể thấy, ngôn ngữ không thể diễn tả hay nói tới được. Tuy nhiên, nó cũng không phải là cái mà chúng ta không thể không biết được. Nếu như, có ai muốn thấy biết rõ nó “như thực”, hãy nương theo dấu vết của nó là cái tâm Vọng Tưởng điên đảo (mất chánh thường) mà tìm, thì sẽ thấy biết được. Bởi vì, CHƠN TÂM dụ như NƯỚC, còn cái Tâm điên đảo dụ như SÓNG. Chúng ta thấy Sóng và Nước đâu có rời nhau. Nơi Sóng là (có) Nước. Sở dĩ, chúng ta không thấy được Nước là vì GIÓ (dụ cho Vô Minh) thổi làm cho mặt Nước vốn phẳng lặng biến thành Sóng to, Sóng nhỏ... Giả sử, như chúng ta có phương cách nào đó làm cho GIÓ (Vô Minh) dừng bặt không thổi nữa, thì tất cả những Sóng to Sóng nhỏ... đều lặn mất, vậy cái gì xảy ra? Có phải chăng, lúc bấy giờ mặt NƯỚC đã hiện bày sờ sờ ra đó?

Cũng vậy, muốn được giáp mặt với CHÂN NHƯ, để thấy biết hoặc hiểu cho rõ CHƠN TÂM (Bổn Tánh), chúng ta phải dừng bặt cho được VÔ MINH (Hoặc+Nghiêp+Khổ = Nghiệp) từ 5 phút trở lên. Bởi vì, Kinh Thủ Lăng Nghiêm có nói: “Cuồng tâm ngừng nghỉ, ngừng nghỉ tức Bồ Đề”. Còn Kinh Đại Bát Niết Bàn thì nói: “Sanh diệt diệt rồi, tịch diệt là vui”(Sanh diệt=Vọng tưởng; Tịch diệt=Niết Bàn).

Nhưng, để ngừng dứt hay dừng bặt cho được Vọng Tưởng Tạp Niệm hay Vọng Nghiệp, người có ý chí xuất trần phải làm sao đây? Có thể nói, nếu ai vượt qua được Cửa Ải Ngặt Nghèo nầy sẽ được như thực NGỘ ĐẠO, KIẾN TÁNH hay thấy được “đầu đường” về NIẾT BÀN. Còn như không vượt qua được, thì nhất định kiếp sau sẽ còn có một bà mẹ nữa !? Bởi vì, Ngũ Tổ HOẰNG NHẪN có nói:

“Bổn Tánh, nếu bỏ quên thì phúc nào cứu được”.

@

CHÚ THÍCH:


*Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác dịch từ tiếng phạn A NẬU ĐA LA TAM MIỆU TAM BỒ ĐỀ.

* CHÂN NHƯ là Pháp Thân, Pháp Giới Tánh hay Chơn Tâm, Phật Tánh, hoặc Vũ Trụ Tuyệt Đối, Pháp Môn Không Hai...

*ÁT-XOA: (Rudra Aksa) một loại trái cây ở Ấn-Độ cứ 1 chùm có 3 trái. Đức phật lấy để dẫn dụ cho Vô Minh sinh Nghiệp Chướng, do Nghiệp Chướng sinh Khổ Báo, chịu Khổ Báo vẫn mê muội nên lại càng Vô Minh hơn ...cứ thế mà trầm luân trong biển khổ sinh tử mãi.

Thiền Sư:Thích thanh Phước


Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: DIỆT VỌNG TƯỞNG, HIỆN CHÂN NHƯ

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

Bài Viết Hay!

Tựa Đề thì không hay mấy.

Nói Diệt Vọng Tưởng nhưng thật ra Tánh của Vọng Tưởng tức là Chân Như rồi.

Do vậy nói diệt mà không phải diệt, chẳng qua ngộ rồi thì về với Chân Như, thì tự nhiên không còn mê nên tự động không còn vọng tưởng thế thôi.

Như Sóng Nước. Đâu cần phải diệt sóng rồi nước mới hiện đâu? Mà ngay nơi sóng ta nhận thấy được nước. Khi trực nhận nước rồi thì sóng có hay không có còn quan trọng nữa hay không?

Ngay nơi cái thân hư vọng nầy ta thấy được Tánh Phật.

Vì vậy mọi người cũng chớ "Chê Bai Khinh Bỉ" cái thân hư vọng nầy, mà đòi phải giết chết nó, tự sát nó, tránh xa nó v.v...!

Nói thế mà chớ chấp chặt rằng "ta phải yêu thương thân nầy, nuông chiều nó, thỏa mảng nó".

Ôi phải lìa xa mọi chấp trước đi!

Người ta nói "có" thì chấp thật có.
Người ta nói "không" thì chấp thật không.

Biết bao giờ mới hết khổ đây!


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
tqh009
Bài viết: 343
Ngày: 27/01/10 22:35
Giới tính: Nam
Đến từ: Giac ngo

Re: DIỆT VỌNG TƯỞNG, HIỆN CHÂN NHƯ

Bài viết chưa xem gửi bởi tqh009 »

"không đắc đạo quả Vô Thượng Bồ Đề, lại thành Thinh Văn, Duyên Giác"
"chỉ có thể đắc đạo quả THANH VĂN ( A La Hán) hay DUYÊN GIÁC (Bích Chi Phật) hoặc Chư Thiên hay Ma Vương .... chớ không thể nào đắc đạo quả VÔ THƯỢNG BỒ ĐỀ hay thành PHẬT được"

Thật là điên cuồng! Với tư cách gì mà có thể phát ngôn bừa bãi như vậy?

-Vậy ra Phật Thích Ca là một đạo sư chỉ có thể hướng dẫn các thánh đệ tử của Ngài chứng đắc Niết bàn, thành tựu quả vị Arahan?
- Thua các vị tổ rởm bây giờ, lúc nào cũng thao thao kiến tánh thành Phật?


nguynlinhtam
Bài viết: 1141
Ngày: 07/06/10 04:08
Giới tính: Nam

Re: DIỆT VỌNG TƯỞNG, HIỆN CHÂN NHƯ

Bài viết chưa xem gửi bởi nguynlinhtam »

Phải từ thứ tự mà làm:
Phá chấp trước
phân biệt
vọng tưởng


Nam Mô A Di Đà Phật
Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: DIỆT VỌNG TƯỞNG, HIỆN CHÂN NHƯ

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

tqh009 đã viết:"không đắc đạo quả Vô Thượng Bồ Đề, lại thành Thinh Văn, Duyên Giác"
"chỉ có thể đắc đạo quả THANH VĂN ( A La Hán) hay DUYÊN GIÁC (Bích Chi Phật) hoặc Chư Thiên hay Ma Vương .... chớ không thể nào đắc đạo quả VÔ THƯỢNG BỒ ĐỀ hay thành PHẬT được"

Thật là điên cuồng! Với tư cách gì mà có thể phát ngôn bừa bãi như vậy?

-Vậy ra Phật Thích Ca là một đạo sư chỉ có thể hướng dẫn các thánh đệ tử của Ngài chứng đắc Niết bàn, thành tựu quả vị Arahan?
- Thua các vị tổ rởm bây giờ, lúc nào cũng thao thao kiến tánh thành Phật?
Không phải thế đâu. Ông hiểu lầm rồi.

Kinh Thủ Lăng Nghiêm là của Bắc Tông, tức như Kinh Pháp Hoa vậy, chỉ dạy một Phật Thừa mà thôi. Còn các thừa khác chỉ là dẫn dụ thôi. Vì bổn hoài của chư Phật Như Lai ra đời là như Kinh Pháp Hoa nói: "Khai Thị Ngộ Nhập Tri Kiến Phật" cho chúng sanh.

Quả thật đoạn trên là do Phật dạy trong Kinh Thủ Lăng Nghiêm, trích lại như sau:
Kinh Thủ Lăng Nghiêm có nói: “Tất cả chúng sanh từ vô thỉ đến nay, vì mê Chơn Giác (=Chơn Tâm, Phật Tánh), khởi hoặc Vô Minh, điên đảo Vọng Tưởng tạo ra Nghiệp Chướng, hễ có Nghiệp Chướng tất bị khổ báo, ví như chùm Át -Xoa. (*)

Nếu không tu hành thì chẳng làm sao thoát ly được. Những người có tu hành, nhưng không đắc đạo quả Vô Thượng Bồ Đề, lại thành Thinh Văn, Duyên Giác hoặc thành ngoại đạo, hoặc thành Chư Thiên, hoặc thành Ma Vương và quyến thuộc, đều tại không hiểu rõ hai CĂN BỔN, tu tập sai lầm ví như nấu cát mà muốn thành cơm thì dầu trải qua vô số kiếp cũng không thành được”.
Tu hành ai cũng phải cần hiểu rõ hai căn bản cả.

1. Căn Bản Sanh Tử
2. Căn Bản Bồ Đề

Vì sao cần phân biệt rõ hai căn bản đó? Bởi vì nếu dùng căn bản sanh tử mà tu hành thì làm sao thành Phật được, làm sao trở về sống với chân tâm phật tánh? Cho nên hiểu rõ đâu là góc của sanh tử thì bỏ nó, còn góc của Bồ Đề thì theo đó mà tu mới có ngày thành Phật.

Vi như có hai đường đi. Hướng Vọng thì làm muôn vật. Hướng chân thì làm Phật. Phải chọn một trong hai. Chúng sanh mê muội chẳng biết đâu là góc của Sanh Tử, đâu là góc của Bồ Đề, Tà Chánh, Chân Vọng, Thiện Ác không phân biệt được, nên lầm nhận vọng là chân, tà là chánh, ác là thiện v.v.. mà phải chịu khổ luân hồi.

Bồ Đề và Sanh Tử tại do Ta, và nó cũng chẳng ở đâu xa lạ, tìm được nó ở nơi thân tâm mình.

Mê thì hướng ngoại tìm cầu nên sanh tử mà ra.
Giác thì đối cảnh vô tâm nên Bồ Đề từ đó được.

Dùng vọng làm nhân tu thì quả chứng cũng sẽ là vọng.
Dùng chân làm nhân tu thì quả chứng mới được là chân.

Dùng vọng làm nhân mà muốn đạt quả chân thì không thể được cho nên ví như "nấu cát mà muốn thành cơm". Nhân nào thì Quả nấy!


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
ho trong khanh
Bài viết: 145
Ngày: 08/03/10 05:56
Giới tính: Nam
Đến từ: ho chi minh

Re: DIỆT VỌNG TƯỞNG, HIỆN CHÂN NHƯ

Bài viết chưa xem gửi bởi ho trong khanh »

tqh009
Vậy ra Phật Thích Ca là một đạo sư chỉ có thể hướng dẫn các thánh đệ tử của Ngài chứng đắc Niết bàn, thành tựu quả vị Arahan
Thua các vị tổ rởm bây giờ, lúc nào cũng thao thao kiến tánh thành Phật
Vì hoàn cảnh thời đó đạo Phật mới khởi mào tà kiến trong mỗi người còn nhiều. Nên phải mượn pháp môn phương tiện để dẫn dụ. Khi đến thời điểm chín muồi ngài mới nói pháp môn nhất thừa. Chẳng phải trong kinh đã nói có nhiều bậc thanh văn đã hài lòng với quả vị của mình nên không còn theo Phật nghe giảng pháp môn đại thừa đó sao. chứ đâu phải do Phật không thể hướng dẫn họ tới quả vị vô thượng bồ đề được. Cũng như vào thời đức Phật sao ngài không thể giáo hóa hết những người thân của ngài thành alahan , thành Phật. đơn giản thôi chỉ vì chưa có duyên thì Phật cũng không thể làm gì được.

Thời gian sau đạo Phật đã lan rộng trên thế giới truyền qua nhiều đời. Có nhiều người mới sinh ra đã được thụ hưởng giáo lý của các vị cổ thánh tiên hiền. Nên khi gặp các Tổ các ngài có thể dùng phương tiện đốn ngộ mà chỉ thẳng.

Nhưng về sau này nữa thì giáo lý của các vị cổ thánh tiên hiền bị mai một con người càng mất gốc nên khó mà minh tâm kiến tánh được . Nhưng vẫn còn nhiều người tin về Phật nên có hóa thân Phật adida xuất hiện dưới thân tướng là các Tổ hướng dẫn vãng sanh Tịnh độ. Sao gọi là Tổ rởm được.

như cổ đức bảo: "Đạp trên đỉnh đầu Phật Tỳ Lô Giá Na mà đi" là muốn người sau kế thừa những công lao của người trước. Như đời sống con người bây giờ họ biết kế thừa thành quả đời trước nên mức sống được nâng cao. Nhưng khổ nỗi những giáo lý hay của cổ thánh tiên hiền thì họ lại không kế thừa lại kế thừa những nền giáo dục cạn cợt. Nếu chúng ta theo Phật thì chúng ta nên kế thừa trí tuệ của Phật thì đời sau sẽ hưởng được nhiều lợi thế hơn đời trước. Như Trong kinh Pháp Hoa nói mục đích ra đời thành Phật là giúp chúng sinh "Khai Thị Ngộ Nhập Tri Kiến Phật". đây là điều mà trong kinh điển tiểu thừa Phật chưa đủ duyên để nói ra . Nếu đời sau không biết kế thừa tri kiến Phật lại cho rằng kinh điển đại thừa là do các tổ rởm sáng tạo ra nên không kế thừa thì đâu khác gì người đời chỉ biết kế thừa nền giáo dục cạn cợt rồi cho rằng những giáo lý của cổ thánh tiên hiền là lạc hậu lỗi thời. nên tội ác càng ngày càng chất chồng đó mới là điều đáng lo ngại. Trong khi đó kinh điển bên đại thừa không chối bỏ kinh điển bên tiêu thừa các tổ vẫn xem những giáo lý đó là cái nền tảng cần phải tuân thủ nhưng các ngài biết lược bỏ điều nào không cần thiết để phù hợp với hoàn cảnh , văn hóa , thời đại.


hlich
Bài viết: 1217
Ngày: 09/12/08 14:16
Giới tính: Nam

Re: DIỆT VỌNG TƯỞNG, HIỆN CHÂN NHƯ

Bài viết chưa xem gửi bởi hlich »

tangbong
các vị tổ rởm bây giờ, lúc nào cũng thao thao kiến tánh thành Phật
ý đ/h tqh009 là phàm phu chúng ta đó mà, đâu phải nói đến các Tổ
:D


Hình đại diện của người dùng
VO_HUU_BAT_KHONG606
Bài viết: 2587
Ngày: 08/04/08 22:33
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: ...
Đã cảm ơn: 1 time

Re: DIỆT VỌNG TƯỞNG, HIỆN CHÂN NHƯ

Bài viết chưa xem gửi bởi VO_HUU_BAT_KHONG606 »

Nói đến tư cách, chỉ có ĐỨC PHẬT mới hoàn toàn đủ tư cách. Chúng ta nên ca ngợi lời PHẬT đã dạy, đấy cũng là một điều chính đáng, cũng như giúp chúng sanh có duyên. Tu hành và GIẢI THOÁT thì đó là một sự ca ngợi và lưu truyền lời dạy của THẾ TÔN một cách hay nhất.

Nhưng nếu nói và làm theo chủ ý riêng của cá nhân thì coi chừng là theo Tà Ma mà không hay.


tqh009
Bài viết: 343
Ngày: 27/01/10 22:35
Giới tính: Nam
Đến từ: Giac ngo

Re: DIỆT VỌNG TƯỞNG, HIỆN CHÂN NHƯ

Bài viết chưa xem gửi bởi tqh009 »

Đúng như vậy, chỉ có Đức Phật là đủ trí tuệ để nói lên những lời sách tấn với những thánh đệ tử của Ngài.

Cần phải rõ biết, hàng thính chúng tại Pháp hội đều là những bậc thượng căn, trí tuệ và giới đức toàn thiện, hội tụ đủ nhân và duyên, thích hợp để nghe diệu Pháp.

-Những kẻ ngày hôm nay, dù là ai nếu bắt chước những lời sách tấn của Đức Phật đều là hạng giả can rống tiếng sư tử. Sai thời, sai hoàn cảnh, đặc biệt là sai người, tạo nhiều hiểu lầm tai hại.
-Nếu chỉ chăm chút vào việc diệt vọng tưởng, dù cho đến lúc tâm đạt đến trạng thái như trời quang không mây, không khởi vọng niệm thì cùng lắm cũng tái sinh cộng trú với chư thiên vô tưởng hữu tình.

Người ta ngộ nhận ngớ ngẩn rằng có một vài điểm tương tự với trạng thái tâm một vị Phật là thành Phật. Chẳng hạn như kiến tánh thành Phật chỉ là một lối nói vắn tắt đặc trưng của thiền tông Trung Hoa.

-Khai thị chúng sanh ngộ nhập Phật tri kiến - là mục đích Phật Thích Ca ra đời. Không phải là cái để hàng phàm phu bắt chước rồi vỗ ngực coi đấy là lập đại chí đại nguyện.
-Trong khi khổ đau và bất toại nguyện không lúc nào ngừng tra tấn trí não, nhiều kẻ bỏ sự mục nát điêu tàn của tâm thức mình lại lăng xăng đi lo cho những kẻ họ gọi là ''Chúng Sanh''. Coi đó là sở hành của lợi tha, trong khi vẫn chưa bước qua tự lợi, tự mình nỗ lực thoát khỏi sự khống chế của dục tham.

Sự thật đau lòng ấy không được nhận rõ vì nhiều người khéo ẩn nấp trong lớp áo Bồ tát, trích dẫn kinh điển vô tội vạ.


Hình đại diện của người dùng
tuniemphat
Bài viết: 216
Ngày: 19/02/10 20:04
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Hà Nội, Việt Nam

Re: DIỆT VỌNG TƯỞNG, HIỆN CHÂN NHƯ

Bài viết chưa xem gửi bởi tuniemphat »

Nam Mô A Di Đà Phật.
Không phải cứ diệt hết sóng thì mới thấy nước. Đó chẳng qua ta đang chấp đó thôi.
Nếu trời Đế Thích có biến hiện ra một loại hoa quý mà thế gian và trên chư thiên cũng không có thì đó không phải là hoa.

Chưa hẳn cứ nói là bỏ hết chấp mới có thể tu thành đạo quả. Niệm Phật chính là chấp vào danh hiệu của Phật để đối trị lại với tất cả chấp trước của chúng sanh ( Đây gọi là lấy độc trị độc). Khi đã diệt hết chấp trước thì cái chấp vào danh hiệu Phật cũng tức là sẽ chẳng còn (lúc đó chính là đã thành Phật). Pháp của niệm phật là vậy. Đó chính là buộc tâm, trí vào với danh hiệu Phật để diệt trừ vọng tưởng, chấp rước. Đến khi đã diệt hết vọng tưởng, chấp trước thì vô minh đâu còn, Phật tánh tự hiện.

Không phải Đại thừa loại bỏ Tiểu thừa mà là bao trùm tiểu thừa.
Không thể nói chắc chắn là để thành Phật thì phải là tu Thiền định. Bạn chưa biết hết tất cả các Phật quá khứ, hiện tại, vị lai thành Phật như thế nào sao nói được như vậy?

Tây Phương Cực Lạc mọi người về đều chắc chắn sẽ thành Phật. Vậy thử hỏi có phải tất cả chúng sanh cõi đó sẽ đều tu theo Thiền định chăng?

Nam mô A Di Đà Phật


[b]Nguyện đem tất cả công đức
Hồi hướng về Tây Phương Tịnh độ
Nguyện con cùng chúng sanh
Đều vãng sanh Cực Lạc[/b]

[b]A Di Đà Phật[/b]
Hình đại diện của người dùng
VO_HUU_BAT_KHONG606
Bài viết: 2587
Ngày: 08/04/08 22:33
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: ...
Đã cảm ơn: 1 time

Re: DIỆT VỌNG TƯỞNG, HIỆN CHÂN NHƯ

Bài viết chưa xem gửi bởi VO_HUU_BAT_KHONG606 »

tqh009 đã viết:Đúng như vậy, chỉ có Đức Phật là đủ trí tuệ để nói lên những lời sách tấn với những thánh đệ tử của Ngài.

Cần phải rõ biết, hàng thính chúng tại Pháp hội đều là những bậc thượng căn, trí tuệ và giới đức toàn thiện, hội tụ đủ nhân và duyên, thích hợp để nghe diệu Pháp.

-Những kẻ ngày hôm nay, dù là ai nếu bắt chước những lời sách tấn của Đức Phật đều là hạng giả can rống tiếng sư tử. Sai thời, sai hoàn cảnh, đặc biệt là sai người, tạo nhiều hiểu lầm tai hại.
- "Thánh đệ tử" cần sách tấn chăng?
- Từ hồi đó tới giờ chứ chẳng phải chỉ có hôm nay, "bắt chước" là chẳng ổn rồi, huống chi bắt chước điều gì, từ ai; NHÂN - QUẢ. Căn cứ vào đâu mà thấy "bắt chước" ?
-Nếu chỉ chăm chút vào việc diệt vọng tưởng, dù cho đến lúc tâm đạt đến trạng thái như trời quang không mây, không khởi vọng niệm thì cùng lắm cũng tái sinh cộng trú với chư thiên vô tưởng hữu tình.

Người ta ngộ nhận ngớ ngẩn rằng có một vài điểm tương tự với trạng thái tâm một vị Phật là thành Phật. Chẳng hạn như kiến tánh thành Phật chỉ là một lối nói vắn tắt đặc trưng của thiền tông Trung Hoa.
Còn tâm, còn cái gọi là trạng thái thì như đạo hữu nói: vẫn chưa liễu thoát luân hồi sanh tử.
Hy vọng những người ngộ nhận đó sẽ được nghe đạo hữu nói.
Nhưng Kiến Tánh Thành Phật là một lối tu Đại Thừa, chứ không phải là ngộ nhận, tu sai thì gọi là ngộ nhận.
-Khai thị chúng sanh ngộ nhập Phật tri kiến - là mục đích Phật Thích Ca ra đời. Không phải là cái để hàng phàm phu bắt chước rồi vỗ ngực coi đấy là lập đại chí đại nguyện.
-Trong khi khổ đau và bất toại nguyện không lúc nào ngừng tra tấn trí não, nhiều kẻ bỏ sự mục nát điêu tàn của tâm thức mình lại lăng xăng đi lo cho những kẻ họ gọi là ''Chúng Sanh''. Coi đó là sở hành của lợi tha, trong khi vẫn chưa bước qua tự lợi, tự mình nỗ lực thoát khỏi sự khống chế của dục tham.

Sự thật đau lòng ấy không được nhận rõ vì nhiều người khéo ẩn nấp trong lớp áo Bồ tát, trích dẫn kinh điển vô tội vạ.
Đúng vậy.

Nhưng chúng sanh phát tâm Bồ Đề chẳng phải dễ, là công lao của thiện tri thức và chư Phật ba đời. Bồ Đề chẳng phải dễ tu. Nhưng rất may mắn, chư PHẬT lập phương tiện thiện xảo giúp họ hoàn thành tâm nguyện.

Thời mạt pháp này, có pháp môn niệm Phật cầu vãng sanh TÂY PHƯƠNG CỰC LẠC. Giúp chúng sanh không những tự lợi mà hoàn mãn tâm nguyện Bồ Đề, mà không phải là quá khó khăn. Giúp thân khẩu ý ngày càng thanh tịnh và ngay trong đời liễu sanh thoát tử, nếu vẫn chưa đủ năng lực liễu sanh thoát tử thì đến cơ hội cuối vẫn có thể vãng sanh.

Chư Phật giáo hóa bình đẳng chẳng bỏ sót chúng tánh nào, dù đại thừa hay tiểu thừa.


ho trong khanh
Bài viết: 145
Ngày: 08/03/10 05:56
Giới tính: Nam
Đến từ: ho chi minh

Re: DIỆT VỌNG TƯỞNG, HIỆN CHÂN NHƯ

Bài viết chưa xem gửi bởi ho trong khanh »

tqh09 viết
-Khai thị chúng sanh ngộ nhập Phật tri kiến - là mục đích Phật Thích Ca ra đời. Không phải là cái để hàng phàm phu bắt chước rồi vỗ ngực coi đấy là lập đại chí đại nguyện.
đúng vậy chỉ có Phật mới giúp chúng sinh ngộ nhập Phật tri kiến. Nên trước khi ngài nhập niết bàn đã truyền trao chánh pháp nhãn tạng cho ngài Ca Diếp là với mục đích gì . Có phải là người được Phật ấn khả sẽ nối tiếp huệ mạng Phật không?

Như tqh09 nói chỉ có Chư Phật mới đủ khả năng khai thị chúng sanh ngộ nhập Phật tri kiến. Nên các bậc alahan sẽ không đủ khả năng này. vậy tại sao ngài lại nhập niết bàn để chúng sinh tự nổ lực. Có phải Phật Thích Ca biết rằng những chúng sanh từ đây cho tới khi Phật Di Lặc ra đời sẽ không thể khai thị tri kiến Phật được nữa dù ngài có duy trì thân mạng này nên ngài quyết định nhập niết bàn. Như vậy chư vị Phật , Bồ Tát ứng hóa ở thế gian có vai trò gì. Hay những vị đó đều là giả danh.


Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.34 khách