Đức Thế Tôn và 27 Đức Phật Quá Khứ

Cùng nhau học hỏi những bài giáo lý căn bản và kiến thức Phật học phổ thông.
Hình đại diện của người dùng
Thanh Tịnh Lưu Ly
Điều Hành Viên
Bài viết: 831
Ngày: 06/05/10 13:45
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Hà Nội - Việt Nam
Nghề nghiệp: Bác sĩ chẩn đoán hình ảnh

Đức Thế Tôn và 27 Đức Phật Quá Khứ

Bài viết chưa xem gửi bởi Thanh Tịnh Lưu Ly »

TIỀN THÂN CỦA 28 VỊ PHẬT

Tiền thân của hai mươi tám vị Phật tức là những câu chuyện quá khứ khi các ngài còn hành đạo Bồ tát.
Thuật ngữ Bồ Tát có thể có nguồn gốc ở thế kỷ II trước Tây Lịch. Từ Bodhisattva rất cổ và xuất hiện trong Pali Nikayas đầu tiên hầu như độc quyền là chỉ cho Ðức Phật Cồ Đàm (Gautama) từ khi nhập thai vào hoàng hậu Maya đến khi thành thái tử Sĩ Ðạt Ta rồi sa-môn Cồø Ðàm cho đến đêm trước khi giác ngộ thành phật Thích-Ca Mâu-Ni. Nhưng trong những kinh Pali, đặc biệt rất nhiều trong kinh Bổn sanh đã kể chẳng những từ khi thái tử Sĩ Ðạt Ta từ cõi trời Ðâu Suất nhập thai cho đến phút cuối cùng của đêm thứ 49 trước khi ngài thành đạo; kể cả từ kiếp đầu tiên vào thời Ðức Phật Nhiên Ðăng, lúc đó Ðức Phật Thích Ca là ba-la-môn Thiện Huệ (Sumedh) đem của cải tích trừ từ bảy đời của cha mẹ ông để bố thí, rồi xuất gia vào núi tu thiền được chứng đắc các thiền và thần thông. Sau nghe tin có Ðức Phật Nhiên Ðăng ra đời, sẽ đi qua đoạn đường gần chỗ ông, dù có thần thông, nhưng ông vẫn lấy sức mình lấp sửa đường lại cho Phật và chúng tăng đi. Ðã đến giờ Phật và chư tăng ngự tới, vẫn chưa xong, ông bèn phát nguyện tu hạnh bố thí thân mạng nằm xuống chỗ đoạn đường chưa làm xong để Phật đi với lời nguyện cầu thành Phật. Ðức Phật Nhiên Ðăng liền thọ ký vị đạo sĩ Balamôn trong bốn A tăng kỳø và 100.000 đại kiếp nữa sẽ thành Phật tên Gotama, tại xứ Ca Tỳ La Vệ (Kapilavattu), cha tên Tịnh Phạn Vương (Suddhodana), và mẹ là hoàng hậu Mya… sẽ hành đạo trong sáu năm mới thành Chánh quả dưới cội cây Bồ Ðề.
Từ đó trải qua vô số kiếp mà Ðức Phật đã nói cụ thể là từ Ðức Phật Nhiên Ðăng đến Ðức Phật Ca Diếp là bốn a tăng kỳø và trăm ngàn đại kiếp. A tăng kỳ và đại kiếp là thời gian rất lâu, ta chỉ biết rằng vô số thân không thể tính kể, khi là thú, là người, là chư thiên… cho đến kiếp cuối cùng giáng trần nhập thai trong bụng Maya, thị hiện như một thái tử Sĩ Ðạt Ta, sa môn Cù Ðàm đi tìm chân lý thoát khổ, thoát sanh già bịnh chết… thì đó là Bồ Tát. Còn sau khi thành đạo thì ngài là Phật rồi chứ không còn là Bồ Tát nữa.

Trong Katha- Vatthu (XXIII, 3, trang 623, IV, 7, 8, trang 283-90), cũng có nói đến hành động của Bồ Tát, những biểu tượng trên thân Bồ Tát, sự tái sinh của Bồ Tát trong nỗi phiền muộn, sự thực tập khổ hạnh… đã được bàn bạc đến.

Trong kinh Bổn Sanh Ðức Phật đã xác định rằng: “Trước khi ta thành đạo, khi ấy ta chỉ là một bồ tát”. (In the days before my enlightenment, whereas yet i was only a Bodhisatta) hay trong kinh Trung Bộ, kinh Ariyapariyesana, trang 45 nói: “Này các Tỳ kheo, trước khi giác ngộ trong lúc ta là một vị Bồ Tát, tâm Ta luôn tìm kiếm nguyên nhân cái gì đã đưa đến sanh. Câu hỏi này đã xuất hiện trong tâm Ta “Tại sao Ta bị đưa đến sanh? Do bởi vì ngã” …

Cũng theo tinh thần nguyên thủy này, thuật ngữ Bồ Tát chẳng những chỉ cho Ðức Phật Cồ Ðàm từ lúc nhập thai đến trước khi ngài giác ngộ, chỉ cho vô số thân hành Ba-la-mật trước kia của Ðức Phật Cù Ðàm… đến lúc ngài thành Phật Thích Ca Mâu Ni, mà khái niệm này được mở rộng ra chỉ cho tất cả chư Phật khác từ lúc nhập thai cho đến trước khi giác ngộ như sáu Ðức Phật trước kế cận Ðức Phật Cồ Ðàm là Phật Tỳ Bà Thi (Vipass), Thi Khí (Sikh), Tỳ Xá Phù (Vessabh), Câu Lưu Tôn (Kakusbandho), Câu Na Hàm Mâu Ni (Koagamana), Phật Ca Diếp (Kassapa). Hay hai mươi lăm hay nói đủ tiền thân của hai mươi tám vị Phật quá khứ (Sở dĩ có nơi nói 25 vì tính từ Phật Nhiên Ðăng đến thời ngài là hai mươi lăm vị này tiền thân Ðức Phật thích Ca đều có gặp và được thọ ký sẽ thành Phật tương lai là Cồø Ðàm (Gotama). Trước Phật Nhiên Ðăng có ba vị Phật nữa, là hai mươi tám vị, tiền thân Ðức Phật Thích Ca có gặp nhưng chưa được thọ ký thành phật tương lai, vì vậy trong kinh Nguyên Thuỷ (Theravada) hay Ðại thừa (Mahayana) có nơi chỉ nói hai mươi lăm vị tính từ Phật Nhiên Ðăng trở đi, thì những hai mươi lăm, hai mươi tám vị này từ lúc nhập thai đến lúc trước khi giác ngộ đều là những Bồ Tát.
Trong Buddhavamsa thuộc Tiểu Bộ Kinh (Khuddha-Nikaya) đã nói Ðức Phật đã gặp và biết tên của hai mươi bốn vị Phật này (tính Phật Thích Ca nữa là hai mươi lăm vị) trong suốt thời gian hành Bồ Tát đạo (During his apprenticeship as Bodhisattva under each of the twenty- four Buddhas).
Trong cuốn Chánh Giác Tông (Buddhavamsa), do Bhikkhu Bửu Chơn dịch, có đề cập đến hai mươi tám vị Phật quá khứ bằng câu chuyện như sau:
Một hôm Ðức Thích Ca Mâu Ni Phật giải thích cho ngài Xá Lợi Phất rằng: cách đây bốn a tăng kỳø kiếp và 100.000 đại kiếp có bốn Ðức Phật nối tiếp ra đời trong quả địa cầu này. (Câu chuyện mỗi Phật thì dài, tôi chỉ rút gọn và chú ý về thời gian hành đạo tức thời gian tu Ba-la-mật, tuổi thọ và điểm đặc biệt là sự giác ngộ của các ngài đều là dưới các gốc cây với nhiều tên khác nhau. Ðây cũng là điểm đặc biệt của các đấng giác ngộ, của phật giáo và tự nhiên, giản dị và hòa hợp với môi trường thiên nhiên của trời đất).

1) Tanhanka Buddhavaso: tu mười sáu a tăng kỳ và trăm ngàn đại kiếp. Kiếp cuối cùng hành đạo bảy ngày và giác ngộ dưới gốc cây Sứ (khác với Ðức Phật Thích Ca, hành đạo sáu năm và giác ngộ dưới cây bồ đề). Tuổi thọ mười muôn năm (Chớ không phải như mình cao lắm là bách niên giai lão, một trăm tuổi là quá nhiêàu).
2) Midhanka Buddhava: tu tám a tăng kỳ và một trăm ngàn đại kiếp. Kiếp cuối cùng hành đạo mười bốn ngày và giác ngộ dưới gốc cây Vông Ðồng. Tuổi thọ chín muôn năm.
3) Sarananka Buddhavaso: tu tám a tăng kỳ và một trăm ngàn đại kiếp. Kiếp cuối cùng hành đạo ba mươi ngày và giác ngộ dưới gốc cây Cẩm lai (chrâneang). Tuổi thọ bảy ngàn năm.
(Những tiền thân Bồ Tát quá khứ của Ðức Phật Thích ca có gặp ba vị Phật này, nhưng chưa được ba vị này thọ ký lời nào).
4) Dpakara Buddhavaso (tức Ðức Phật Nhiên Ðăng): tu mười sáu a tăng kỳ và một trăm ngàn đại kiếp. Kiếp cuối cùng hành đạo bảy ngày và giác ngộ dưới gốc cây Sơn. Tuổi thọ mười muôn năm. Giáo pháp của ngài được lưu truyền một trăm ngàn năm.
Sau khi Ðức Phật Dpakara nhập diệt, trải qua một thời gian một a tăng kỳ kiếp không có Ðức Phật nào ra đời. Rồi Ðức Phật kế đó là:
5) Koaa Buddhavaso: đã tu mười sáu a tăng kỳ và một trăm ngàn đại kiếp. Kiếp cuối cùng hành đạo mười tháng và giác ngộ dưới gốc cây Thị. Tuổi thọ mười muôn năm. Giáo pháp được lưu truyền mười muôn năm mới mãn.
Sau đó một a tăng kỳ kiếp, có bốn Ðức Phật kế tiếp là:
6) Magala Buddhavaso: tu mười sáu a tăng kỳ và một trăm ngàn đại kiếp. Kiếp cuối cùng hành đạo tám tháng và giác ngộ dưới gốc cây Mù u. Tuổi thọ chín muôn năm. Giáo pháp lưu truyền chín muôn năm mới mãn.
7) Sumana Buddhavaso: Ngài hành đạo mười tháng và giác ngộ dưới gốc cây Mù u. Tuổi thọ chín muôn năm. Giáo pháp được hưng thạnh chín muôn năm mới mãn.
8) Revata Buddhavaso: Ngài hành đạo bảy tháng và giác ngộ dưới gốc cây Mù u. Tuổi thọ sáu muôn năm. Giáo pháp lưu truyền sáu muôn năm mới mãn.
9) Sobhita Buddhavaso: Ngài hành pháp Ba-la-mật đã được bốn a tăng kỳ và một trăm ngàn đại kiếp. Kiếp cuối hành đạo trong bảy ngày và giác ngộ dưới gốc cây bồ đề. Không có giáo pháp để lại.
Sau khi Ðức Phật Sobhita nhập diệt trải qua một a tăng kỳ đại kiếp không có Ðức Phật nào ra đời và sau đó trên một quả địa cầu khác có ba đức Phật kế tiếp ra đời là:
10) Anomadass Buddhavaso: tu mười sáu a tăng kỳ và một trăm ngàn đại kiếp. Kiếp cuối cùng hành đạo mười tháng và giác ngộ dưới gốc cây Gòn rừng. Tuổi thọ chín muôn năm. Không có giáo pháp để lại.
11) Paduma Buddhavaso: tu mười sáu a tăng kỳ và một trăm ngàn đại kiếp. Kiếp cuối cùng hành đạo tám tháng và giác ngộ dưới gốc cây Mã Tiền. Tuổi thọ mười muôn năm. Không có giáo pháp để lại.
12) Nrada Buddhavaso: tu Ba-la-mật trong bốn a tăng kỳ và một trăm ngàn đại kiếp. Kiếp cuối cùng hành đạo bảy ngày và giác ngộ dưới gốc cây Gáo. Tuổi thọ chín muôn năm. Giáo pháp ngài được lưu truyền đến chín muôn năm.
Sau khi Ðức Phật Nrada nhập diệt trải qua một a tăng kỳ kiếp không có Ðức Phật nào ra đời và sau đó trên một quả địa cầu có một đức Phật kế tiếp ra đời là:
13) Padumuttara Buddhavaso: Ngài hành đạo bốn mươi chín ngày và giác ngộ dưới gốc cây dương. Tuổi thọ mười muôn năm.
Sau khi Ðức Phật Padumuttara nhập diệt trải qua một thời gian bảy muôn đại kiếp không có Ðức Phật nào ra đời và sau đó trên một quả địa cầu có hai đức Phật kế tiếp ra đời là:
14) Sumedha Buddhavaso: Ngài hành đạo trong tám tháng, đúng rằm tháng tư thành đạo dưới gốc cây Sầu-đông. Tuổi thọ chín muôn năm.
15) Sujta Buddhavaso: Ngài hành đạo trong chín tháng và giác ngộ dưới bụi tre ngà. Tuổi thọ chín muôn năm.
Sau khi Ðức Phật Sujta nhập diệt, trải qua một thời gian một muôn sáu ngàn đại kiếp không có Ðức Phật nào ra đời và sau đó trên một quả địa cầu có ba đức Phật kế tiếp ra đời là:
16) Piyadass Buddhavaso: Ngài hành đạo trong sáu tháng và đắc đạo dưới gốc cây Cầy (brayong). Tuổi thọ chín muôn năm. Giáo pháp lưu truyền chín muôn năm mới mãn.
17) Atthadass Buddhavaso: Ngài hành đạo trong tám tháng và đắc đạo dưới gốc cây Cầy (brayong). Tuổi thọ mười muôn năm.
18) Dhammadass Buddhavaso: Hành đạo trong bảy ngày đến sáng ngày thứ tám thọ cơm trộn sữa của cô Vicikoliy dâng cúng. Tối đó thành đạo dưới cây Bimaba. Tuổi thọ mười muôn năm. Giáo pháp lưu truyền mười muôn năm mới mãn.
Sau khi Ðức Phật Dhammadass nhập diệt, trải qua một thời gian một muôn bs ngàn chin trăn lẽ bảy đại kiếp không có Ðức Phật nào ra đời và sau đó trên một quả địa cầu có một đức Phật kế tiếp ra đời là:
19)Siddhattha Buddhavaso: Hành đạo trong mười tháng và giác ngộ dưới cây Gòn rừng (Kannika). Tuổi thọ mười muôn năm.
Kế đó trên một quả địa cầu có hai vị Phật kế tiếp giáng sanh như:
20)Tissa Buddhavaso: Hành đạo trong nửa tháng và giác ngộ dưới cây Cẩm lai (Asana). Tuổi thọ mười muôn năm. Giáo pháp của ngài lưu truyền mười muôn năm mới mãn.
21)Pussa Buddhavaso: Hành đạo sáu tháng bảy ngày và giác ngộ dưới cây Tầm ruột rừng. Tuổi thọ chín muôn năm.
Kế đó trên một quả địa cầu có vị Phật ra đời kế tiếp là:
22) Vipass Buddhavamso (Ðức Phật Tỳ Bà Thi): Hành đạo trong tám tháng, đắc đạo dưới cây Cẫm lai (Patali). Tuổi thọ tám muôn năm. Giáo pháp lưu truyền tám muôn năm mới mãn.
Sau khi Ðức Phật Vipass nhập diệt, trải một thời gian là năm mươi chín đại kiếp không có Ðức Phật nào ra đời. Kế đó có một quả địa cầu có hai vị Phật ra đời kế tiếp là:
23) Sikh Buddhavaso (Ðức Phật Thi Khí): Hành đạo trong tám tháng và đắc quả dưới gốc cây xoài tượng. Tuổi thọ bảy muôn năm. Giáo pháp lưu truyền bảy muôn năm mới mãn.
24) Vessabh Buddhavaso (Ðức Phật Tỳ Xá Phù): Hành đạo trong sáu tháng và giác ngộ dưới cây Long Thọ (Sala). Tuổi thọ sáu muôn năm.
Sau đó trải qua hai mươi chín đại kiếp không có Ðức Phật nào ra đời dạy đạo cả. Cho tới khi quả địa cầu chúng ta đang ở đây xuất hiện. Và tại đây có năm vị Phật giáng sanh (ba vị quá khứ, một vị hiện tại và một vị vị lai). Ba vị quá khứ như:
25) Kakusandha Buddhavaso (Ðức Phật Câu Lưu Tôn): Hành đạo trong tám tháng. Ngày cuối cùng khi thọ cơm trộn sữa dê của cô Vajirinddh và nhận bó cỏ tranh của Subhatta trải dưới gốc cây Sung (Cheres) ngồi thiền và giác ngộ. Tuổi thọ bốn muôn năm. Giáo pháp lưu truyền bốn muôn năm mới mãn.
Khi ấy chúng sanh làm điều hung dữ nhiều nên tuổi thọ của chúng sanh lần lần bị giảm xuống tới mười tuổi hoặc hơn một chút. Sau đó chán nản những điều tội lỗi, nên quay về làm thiện và tuổi thọ lại tăng đến một a tăng kỳ năm con người mới già chết. Rồi lần lần hạ xuống cho tới thời gian tuổi thọ chúng sanh còn ba muôn năm, khi ấy ra đời Ðức Phật:
26) Kogamana Buddhavaso (Ðức Phật Câu Na Hàm Mâu Ni): Hành đạo trong sáu tháng, đắc đạo dưới gốc cây Sung. Tuổi thọ ba muôn năm.
Sau đó tuổi thọ chúng sanh lần giảm hạ xuống còn mười tuổi hoặc hơn, rồi lần lần trở lên cho tới một a tăng kỳ tuổi; rồi lại hạ xuống lần lần thọ tới hai muôn năm tuổi, thì có Ðức Phật ra đời là:
27) Kassapa Buddhavaso (Ðức Phật Ca Diếp): Hành đạo trong bảy ngày và giác ngộ dưới gốc cây Da. Tuổi thọ hai muôn năm. Giáo pháp lưu truyền đến hai muôn năm mới mãn.
28) Gautama Buddhavaso (Ðức Phật Thích Ca Mâu Ni), Hành đạo sáu năm. Vào rằm tháng tư ngài nhận cơm trộn sữa dê của cô Sujt và bó cỏ Kiết Tường của một người chăn cừu trải dưới gốc Bồ đề và tại đây ngài đã giác ngộ. Tuổi thọ tám mươi năm. Giáo pháp của Ðức Phật Thích Ca hưng thịnh đến năm ngàn năm mới mãn.
Ðức Phật Thích ca đã thuyết cho đại đức Xá Lợi Phất rằng: "Tất cả hai mươi tám vị Phật đã qua Như Lai đều gặp cả, nhưng chỉ được có hai mươi lăm vị là từ Ðức Phật Nhiên Ðăng (Dipakara) thọ ký cho đến Ðức Phật Ca Diếp (Kassapa) là bốn a tăng kỳ và một trăm ngàn đại kiếp. Như Lai đã thực hành theo mười pháp Balamật (Parmi) đã tròn đủ khi kiếp chót sanh lên cung trời Ðâu Suất, chư thiên mười ngàn thế giới tới thỉnh Như Lai giáng sanh để độ đời vv…"
Ðây là những vị Phật quá khứ mà theo tinh thần Nikaya đều là những vị Bồ Tát.
Tác Giả: Thích Nữ Giới Hương
Như vậy, từ Đức Phật 27 và Đức Phật 28 thì Tam Thế thờ trong chùa là 3 Đức Phật: Phật Ca Diếp - Phật Thích Ca - Phật Di Lặc.
Tuy nhiên, một số nơi thờ Tam Thế: Phật A DI Đà - Phật Thích Ca - Phật Dược Sư.
Vậy, thỉnh quý vị chỉ dạy Tam Thế Phật đúng là 3 Đức Phật nào ?


https://namo84000.org/
Bài kinh đầu tiên của Đức Phật là Tứ Diệu Đế, bài kinh cuối cùng cũng là Tứ Diệu Đế. Tứ Diệu Đế là cốt lõi, là nền tảng, là khung xương của hệ thống giáo lý Phật Pháp. Tứ Diệu Đế là sự thật tuyệt đối về nguyên nhân gốc rễ của khổ và là sự thật tuyệt đối về con đường để giải thoát khổ
Hieule
Điều Hành Viên
Bài viết: 767
Ngày: 21/02/09 20:06
Giới tính: Nam
Đến từ: California

Re: Đức Thế Tôn và 27 Đức Phật Quá Khứ

Bài viết chưa xem gửi bởi Hieule »

ĐH nên tìm đoc. trong cuốn Phât. Hoc. Phỗ Thông cũa HT Thích Thiên. Hoa thì rõ tangbong

Nam mô Bỗn Sư Thích Ca Mâu Ni Phât.
Nam mô A Di Đà Phât.
Namo Tassa Bhavagato Arahato Samma Sammbuddhasa


Sabbe sankhara anicca
Sabbe sankhara dukkha
Sabbe dhamma anatta.
Thongminhhon
Bài viết: 404
Ngày: 08/01/09 01:28
Giới tính: Nam
Đến từ: HCM

Re: Đức Thế Tôn và 27 Đức Phật Quá Khứ

Bài viết chưa xem gửi bởi Thongminhhon »

Hieule đã viết:ĐH nên tìm đoc. trong cuốn Phât. Hoc. Phỗ Thông cũa HT Thích Thiên. Hoa thì rõ
tangbong tangbong tangbong


Mong các đạo hữu phát tâm hoan hỷ khi đọc
http://diendan.daitangkinhvietnam.org/v ... 692#p47692
Hình đại diện của người dùng
Thanh Tịnh Lưu Ly
Điều Hành Viên
Bài viết: 831
Ngày: 06/05/10 13:45
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Hà Nội - Việt Nam
Nghề nghiệp: Bác sĩ chẩn đoán hình ảnh

Re: Đức Thế Tôn và 27 Đức Phật Quá Khứ

Bài viết chưa xem gửi bởi Thanh Tịnh Lưu Ly »

Cảm ơn đạo hữu nhiều


https://namo84000.org/
Bài kinh đầu tiên của Đức Phật là Tứ Diệu Đế, bài kinh cuối cùng cũng là Tứ Diệu Đế. Tứ Diệu Đế là cốt lõi, là nền tảng, là khung xương của hệ thống giáo lý Phật Pháp. Tứ Diệu Đế là sự thật tuyệt đối về nguyên nhân gốc rễ của khổ và là sự thật tuyệt đối về con đường để giải thoát khổ
hlich
Bài viết: 1217
Ngày: 09/12/08 14:16
Giới tính: Nam

Re: Đức Thế Tôn và 27 Đức Phật Quá Khứ

Bài viết chưa xem gửi bởi hlich »

tangbong
theo Wikipedia tiếng Hoa thì thế gian gồm không gian và thời gian;

theo trục thời gian thì có Tam Thế Phật: Phật Ca Diếp - Phật Thích Ca - Phật Di Lặc
theo trục không gian thì có Tam Thế Phật: Phật A Di Đà - Phật Thích Ca - Phật Dược Sư

http://zh.wikipedia.org/zh-hk/%E4%B8%89 ... 6%E4%BD%9B

:)


Hình đại diện của người dùng
tuniemphat
Bài viết: 216
Ngày: 19/02/10 20:04
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Hà Nội, Việt Nam

Re: Đức Thế Tôn và 27 Đức Phật Quá Khứ

Bài viết chưa xem gửi bởi tuniemphat »

Nam Mô A Di Đà Phật


[b]Nguyện đem tất cả công đức
Hồi hướng về Tây Phương Tịnh độ
Nguyện con cùng chúng sanh
Đều vãng sanh Cực Lạc[/b]

[b]A Di Đà Phật[/b]
trungtamtutam
Bài viết: 525
Ngày: 05/08/10 20:36
Giới tính: Nam
Đến từ: Tâm
Nghề nghiệp: “Tâm hiếu là tâm Phật,
Hạnh hiếu là hạnh Phật”

Re: Đức Thế Tôn và 27 Đức Phật Quá Khứ

Bài viết chưa xem gửi bởi trungtamtutam »

Niệm Phật là phải lấy kinh hành niệm Phật làm chính, khi nào quý vị mỏi thì ngồi xuống nghĩ ngơi, giờ giấc ngủ nghĩ, cố gắng giảm thiểu tới mức tối đa. Bởi vì ngủ là hôn trầm, người nào ngủ nhiều, chứng tỏ người đó còn nhiều hôn trầm. Hôn trầm là lạc vào vô minh. Nhiều vọng tưởng là trạo cứ. Không riêng gì trong lúc niệm Phật, nếu làm việc mà hôn trầm hoặc trạo cử đều bị chướng ngại. Trong nhà Phật gọi hai thứ chướng ngại này là hôn trầm, trạo cử.


Trạo cử là tâm xao xuyến, không định, bị nhiều vọng tưởng chi phối.

Hôn trầm là u mê, không sáng suốt, ngủ gục.

Bình thường chúng ta không thấy có vọng niệm, khi ngồi yên xuống, vọng niệm nổi lên rất nhiều. Có người cho là do niệm Phật, thưa quý vị, không phải như thế, không phải do niệm Phật mà sanh nhiều vọng niệm. Thực tế trong lúc bình thường, chúng ta đã có rất nhiều vọng niệm rồi, nhưng chúng ta không để ý đến khi ngồi yên lặng xuống niệm Phật, muốn thu nhiếp tâm lại mới phát giác rõ ràng như thế thôi.

Với hai loại chướng ngại này Phật có chỉ cho chúng ta phương pháp đối trị.

Thứ nhất: Đối trị vọng tưởng.

Nếu vọng tưởng nhiều dùng phương pháp chỉ Tịnh, nghĩa là trụ ở một chỗ hoặc là trụ ở câu danh hiệu Phật hay niệm Phật ở trong tâm cũng được, nếu không niệm thành tiếng có thể lắng nghe người khác niệm, chỉ cần dụng tâm chuyên nhất, vọng niệm tự nhiên tan biến. Tuyệt đối không nên tạo tác thêm vọng niệm, nghĩa là đừng có ý nghĩ miễn cưỡng, dẹp tắt vọng tưởng, nếu không sẽ vọng tưởng tăng thêm vọng tưởng. Do đó vọng tưởng nhiều bao nhiêu cũng mặc kệ, đừng để ý để làm gì, hãy dồn hết tinh thần, ý chí tập trung vào câu danh hiệu Phật hoặc tâm trung vào quán tưởng. Quán tưởng điều gì đây? Tưởng hình Phật, đến tưởng hảo của Phật. Tóm lại, cần phải tập trung tinh thần, ý chí mới có thể tiêu trừ được vọng tưởng. Hầu hết tất cả những nguyên tắc dụng công đều nhằm mục đích tiêu trừ vọng tưởng, hôn trầm, tạp niệm để hồi phục lại bản tánh giác ngộ của mình. Nói chung trong nhà Phật, bất luận sử dụng công nào đều hy vọng đạt được ba mục đích này.

Thứ hai: Phương pháp đối trị hôn trầm.

Nếu trong lúc ngồi niệm Phật bị hôn trầm, tốt hơn hết hãy đứng lên lạy Phật. Lạy Phật và kinh hành niệm Phật đối trị hôn trầm rất có hiệu quả.

Lạy Phật làm cho tinh thần tỉnh thức, trong lúc lạy Phật, điểm đặc biệt cần lưu ý là lạy Phật để sám hối. Bởi vì nghiệp chướng, tập khí của chúng ta rất là nặng nề, cho nên trong niệm Phật đường nhất là người sơ học, nếu mỗi ngày đạt tiêu chuẩn trên 300 lạy là rất tốt, rất có lợi.

Chúng ta thường nghe trong Đại Thừa Kinh Điển nói rằng: Tu hành trong thời mạt pháp, niệm Phật là pháp môn thù thắng nhất. Đức Phật Thích Ca Mâu Ni bày nói tám vạn bốn ngàn pháp môn, đó không phải là bản ý của Ngài, chỉ vì ứng cơ thuyết pháp để dẫn độ chúng sanh mà thôi.

-------------

Namo A Di Đà Phật __()__
Xin thao khảo các bài viết khác:

- Niệm Phật Đối Trị Vọng Tưởng - HT Tịnh Không Khai Thị
http://www.facebook.com/note.php?saved& ... 4454064044
- PHẬT HỌC VẤN ĐÁP (HT Tịnh Không) - TỬ SANH P2
http://www.facebook.com/notes/niem-phat ... 4008234044
- PHẬT HỌC VẤN ĐÁP (HT Tịnh Không) - TỬ SANH P1
http://www.facebook.com/note.php?create ... 5677661171
- QUY TẮC TU HỌC - Ấn Quang Đại Sư
http://www.facebook.com/notes/niem-phat ... 1570054044
- Các bà nội trợ làm cách nào để tu Bồ Tát đạo ngay trong đời sống hàng ngày.
http://www.facebook.com/note.php?note_id=451335064044
- Đời trược ác khổ:
http://www.facebook.com/note.php?note_id=451116054044
- Cơn giận và bức tường cô lập cứng nhắc:
http://www.facebook.com/note.php?note_id=450785699044
- Tứ liệu giản – Đại sư Ấn Quang khai thị
http://www.facebook.com/note.php?note_id=450368814044
- Những sự nghi hoặc là đại tổn hại
http://www.facebook.com/note.php?create ... 5677661171
- Phật dạy về niệm Phật
http://www.facebook.com/note.php?create ... 9347324044
- Niệm Phật Phải Ðặt Trọn Lòng Tin Vào Lời Phật Dạy
http://www.facebook.com/note.php?note_id=449205739044
- TU TRÌ
http://www.facebook.com/note.php?note_id=445574404044
- CÁC PHƯƠNG PHÁP TRÌ DANH
http://www.facebook.com/note.php?note_id=443763844044
- RỘNG TU CÔNG ĐỨC, HỒI HƯỚNG QUẢ VÃNG SANH
http://www.facebook.com/note.php?note_id=442843204044
- Thảnh thơi
http://www.facebook.com/note.php?note_id=442339074044
- PHẠM VI CÕI CỰC LẠC - Y BÁO VÀ CHÁNH BÁO TRANG NGHIÊM
http://www.facebook.com/note.php?note_id=441890699044
- CÁC LOẠI TỊNH ĐỘ SAI KHÁC
http://www.facebook.com/note.php?note_id=441413309044
---
- A. TẠI SAO CHÚNG TA TU THEO PHÁP MÔN TỊNH ÐỘ? - Tịnh Tông Nhập Môn
http://www.facebook.com/note.php?note_id=445077789044
- B. TAM PHƯỚC - Tịnh Tông Nhập Môn
http://www.facebook.com/note.php?note_id=445572334044
- C. CHƯỚNG NGẠI CỦA HÀNH GIẢ - P1 - Tịnh Tông Nhập Môn
http://www.facebook.com/note.php?note_id=446052619044
- C. CHƯỚNG NGẠI CỦA HÀNH GIẢ - P2 - Tịnh Tông Nhập Môn
http://www.facebook.com/note.php?note_id=446053369044
- D. TIÊU TRỪ CHƯỚNG NGẠI - Tịnh Tông Nhập Môn
http://www.facebook.com/note.php?note_id=446974679044
- E. PHÁP THANH TỊNH GIẢI THOÁT P1 - Tịnh Tông Nhập Môn
http://www.facebook.com/note.php?note_id=447789344044
- E. PHÁP THANH TỊNH GIẢI THOÁT P2 - Tịnh Tông Nhập Môn
http://www.facebook.com/note.php?note_id=447790954044
- F. CHÁNH PHÁP TUYỆT ÐỐI TƯƠNG ỨNG VỚI LỢI ÍCH CHÂN THẬT P1 - Tịnh Tông Nhập Môn
http://www.facebook.com/note.php?note_id=448223504044
- F. CHÁNH PHÁP TUYỆT ÐỐI TƯƠNG ỨNG VỚI LỢI ÍCH CHÂN THẬT P2 - Tịnh Tông Nhập Môn
http://www.facebook.com/note.php?note_id=448224169044
- G. BỐN NGUYÊN TẮC ÐỂ PHÂN BIỆT CHÁNH VÀ TÀ - Tịnh Tông Nhập Môn
http://www.facebook.com/note.php?note_id=448734439044
- H. HẠNH TỐT VÀ HẠNH XẤU P1 - Tịnh Tông Nhập Môn
http://www.facebook.com/note.php?note_id=449200379044
- H. HẠNH TỐT VÀ HẠNH XẤU P2 - Tịnh Tông Nhập Môn
http://www.facebook.com/note.php?note_id=449201044044
- I. BA CƯƠNG LÃNH CHÁNH CỦA HÀNH MÔN - Tịnh Tông Nhập Môn
http://www.facebook.com/note.php?note_id=449614814044
G. ÐIỂM QUAN TRỌNG CỦA HÀNH MÔN P1 - Tịnh Tông Nhập Môn
http://www.facebook.com/note.php?note_id=450008369044
G. ÐIỂM QUAN TRỌNG CỦA HÀNH MÔN P2 - Tịnh Tông Nhập Môn
http://www.facebook.com/note.php?note_id=450009449044


[color=#0000FF][b]“Tâm hiếu là tâm Phật,
Hạnh hiếu là hạnh Phật”
http://trungtamtutam.com/diendantuthien/[/b][/color]
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.23 khách