Trang 1 trên 1

Nghiệp

Đã gửi: 23/11/07 05:18
gửi bởi zelda
Chào các Đạo Hữu hôm nay Zelda sẽ dùng sự hiểu biết của mình để nói về Nghiệp.
Căng bản của đạo Phật là nhân quả và học xa hơn cao hơn cũng là nhân quả . Nhưng nếu người không hiểu rõ nghiệp là gì thì sẽ có những quan niệm sai lầm dễ dẫn đến tà kiến và hay làm những điều vô ích .
Nghiệp tức là nhân sinh nên quả do vậy Zelda cho rằng Nghiệp quan trọng hơn quả . Vì lẽ nếu ta kô thường hằng suy xét để phát sinh bất thiện nghiệp thì lúc đó ta có chú tâm đến quả có bao nhiêu cũng đã muộn rồi.
ĐỨc Phật đã tuyên bố " Này các Tỳ khưu, như lai gọi tác ý là nghiệp " nói theo Pali là "Cetanaaham bhikkhave kammam vadaami " .
Nghiệp gồm 3 chi :
1.- Có người làm.
2.- Làm bằng tác ý.
3.- Cho quả đến người làm
Đức Phật cũng đã tuyên bố "Này Ananda, chỉ trong khi Như Lai không tác ý đến tất cả tướng, với sự diệt trừ một số cảm thọ, chứng và an trú vô tướng tâm định, chính khi ấy, thân Như Lai được thoải mái".
Do vậy chỉ có các bậc Thánh Alahan như Đức Phật mới có khả năng kô tác ý như vậy chắc chắn kô sinh nghiệp.Và xin nói thêm câu nói trên Đức Phật kô hề có khả năng giúp ai cả nếu như người ấy kô chịu học và hành các pháp của ngài . Từ vấn đề này chúng ta lại hiểu tại sao Đức Phật lại chỉ nhận lời của Ma Vương rằng ngài chỉ Vô Dư Niếp Bàn khi và chỉ khi ngài đã giáo truyền đủ các pháp để làm chúng sinh giải thoát , đó là Tứ Thánh Đế , thiện nam tín nữ, Phàm Tăng , Thánh Tăng .Có đầy đủ trong thời giáp pháp của Ngài. Như chỉ khi và khi đủ những vị trên thì chúng sinh mới đủ khả năng tự giải thoát bản thân mà kô cần đến ngài nữa . Câu hỏi đặc ra là tại sao thời này có một sô hạng người lại cho rằng dù có thể giải thoát nhưng kô giải thoát mà phải ở lại để cứu chúng sinh ? Một quan niệm sai lầm, vì chưa biết có có chứng đắc thật kô ?có hiểu thật các pháp kô?Nhưng có một điều chắc chắn rằng họ cho rằng họ có khả năng chế kinh và có khả năng cứu chúng sinh cao hơn những giáo lý mà Chư Tăng đang lưu giữ .Cũng xin các bạn lưu ý pháp học thì dễ nói nhưng pháp hành khó đạt. Do vậy cái khó là ở pháp hành để đạt thành pháp thành kìa, chúng ta ở lại gọi là cứu chúng sinh thì cũng chỉ có thể nói pháp học có thể truyền pháp hành sao ? Điều đó đã có chư tăng và pháp bảo lo rồi.Và Đức Phật cũng từng nói về 8 nguyên nhân làm cho 1 tỷ kheo tăng kô thể đạt đến con đương giải thoát có một điều đó là vị tỷ kheo tăng ấy kô nhắm đến Níp Bàn và trường hợp này hiện này đang xảy ra khá nhiêu . Và cũng kô thể nói họ phạm ác nghiệp và lẽ họ có tâm cứu chúng sinh nhưng vì phạm vào Tà Kiến nên đi sai đường lạc lối . Và đừng nói là đạt được Thánh Quả Nhập Lưu thấu được Tứ Thánh Để mà họ chỉ đạt được cái gọi là vật chất , không pháp học và chỉ có thể loanh quanh trong cỏi dục giới mà thôi .

Quay lại vấn đề nghiệp thì phải hội đủ 3 chi như vậy mới được gọi là nghiệp.Đây cũng là 3 chi nền tảng của 5 chi giới sát sinh và pháp Tam Tịnh Nhục mà Đức Phật đã dạy rõ cho chư Tỷ Kheo.
Như vậy thế nào là tác ý . Tác ý tức là tham ái .
Khi có tham ái khởi nơi tâm tức là có tham ái . Nói đến đây có một số kiến chấp cho rằng tham ái là hư huyễn kô và chúng ta kô nhân thấy nó sinh ra từ cái chổ nào và chấp nhận kiến chấp nó kô có là hư huyễn . Đây là một dạng của Vô Nhân Tà Kiến nhưng rất khéo . Người bị kiến chấp này điều khiển phần nhiều biết về Phật Pháp nhưng lại mù tịt về 42000 pháp môn đó là tạng Vi Diệu Pháp .
Vì đâu chúng ta có sự tham , thật kì lạ nó là tâm quả tức là quả sinh được bởi nghiệp . VÍ dụ 1 người vì bị ép uống rượu rồi dễ duôi sau đó càng lúc càng dể duôi và sự dễ duôi này sinh ra từ cái tham . Do vậy ta có thể nói rằng cái dễ duôi hay tham uống rươu này là quả của cái nghiệp dễ duôi khi bị ép uống rượu ban đầu. Do vậy người nào vì tin vào kiến chấp kô tin vào rằng có tham ái tức là kô tin vào nhân quả ( Vô Nhân Tà Kiến).
Nói đến đây chắc chư vị đã hiểu một hành động kô có khả năng sinh nghiệp và nó chỉ sinh nghiệp khi và chỉ khi chúng ta có tác ý . Chúng ta hay quay lại sự sát sinh , cố một sô giao lý và cho rằng vô tình sát sinh là tạo nghiệp .Như câu chuyện của Ông Nguyên Trãi vì lỡ chém chết 1 con rắn nên sau đó bị con rắn trả thù suốt 3 đời. Đây là câu chuyện bị ảnh hưởng bỏi Chấp Kiến ấy . Vậy thì làm thế nào để đạt thành nghiệp sát sinh ? Đơn giản ta chỉ cần có tác ý sát sinh và hành động bởi tác ý đó thành công thì đã tạo nên nghiệp . Nói thế này Đức Phật nhận thấy chỉ bậc hữu trí hiểu nổi nên ngài lại phân tách sát sinh thành 5 chi để nếu có khi đó cảm thấy bế tác thì lấy 5 chi ra giải quyết nhận rõ mình có sát sinh kô.
1- Chúng sanh có thức tánh
2- Biết chúng sanh có thức tánh
3- Tính giết
4- Ráng sức giết
5- Chúng sanh chết bởi sự ráng sức ấy .

To Be Continue............

Re: Nghiệp

Đã gửi: 28/11/07 08:01
gửi bởi vivi
Kính zeda

Hôm nay zda lại bàn về nghiệp nữa đó ,cho tôi tham gia với nào.dạo này zda viết câu chữ rõ ràng hơn và ít lỗi chính tả rồi hihi
Sao khoa lại nói tham ái trong kinh đại thừa tìm hoài ko ra trụ xứ,thực sự mình chưa hiểu?