Phật Học Tổng Quan

Cùng nhau học hỏi những bài giáo lý căn bản và kiến thức Phật học phổ thông.
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Phật Học Tổng Quan

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

PHẬT HỌC TỔNG QUAN

Đức Phật bảo có tám vạn bốn ngàn pháp môn để hóa độ cho chúng sinh. Nhưng đó chỉ là con số tượng trưng mà thôi.Thực ra Phật có vô số, vô lượng vô biên phương tiện để hóa độ cho chúng sinh. Cứ mỗI chúng sinh là có một cá nhân khác nhau, hoàn cảnh khác nhau, nghiệp dĩ khác nhau, căn cơ khác nhau. VớI mỗI cá nhân, phảI dùng một pháp môn thích hợp để độ. Mà số lượng thế giớI thì vô lượng vô biên, số ngườI trong mỗI thế giớI, chỉ tính loài hữu tình cũng vô lượng vô biên.
Những ngườI mớI bước đầu học Phật rất bỡ ngỡ trước kho tàng kiến thức khổng lồ về các loạI: kinh, luật, luận của Phật giáo. Nhưng như bất cứ một triết thuyết nào, nếu chúng ta nắm được điểm cốt yếu , sợI chỉ xuyên suốt, thì chúng ta sẽ dễ dàng hiểu biết và dần đi vào biển học Phật pháp. BởI vì Phật pháp vô biên, nhưng cũng như nước biển chỉ có một vị mặn, Phật pháp cũng chỉ có một vị duy nhất là vị giảI thoát.

“Phật pháp chỉ có một vị:
“Vị giảI thoát, vị xa lìa, vị tịch diệt,
“Vị rốt ráo Niết Bàn thường tịch diệt
“Chung qui đến chỗ rỗng không.”
(dẫn kinh Pháp Hoa)

I - Định nghĩa đạo Phật

Phật giáo chẳng cần phải muợn danh tôn giáo.
Tôn giáo là gì? Chỉ là sản phẩm do con nguời đẻ ra mà thôi.
Nguời ta sống giữa thiên nhiên , cảm thấy mình nhỏ bé, nên cần một chỗ dựa về tâm linh, cần có một thuợng đế có quyền năng vô hạn để che chở cho họ chống lại các thế lực từ tự nhiên mà nguời ta không hiểu nổi, không giải thích nổi. Từ đó tôn giáo mới ra đời.
KhởI thủy, con ngườI còn e sợ trước các hiện tượng thiên nhiên như sấm chớp, mưa bão, lụt lộI động đất v v…nên ngườI ta thờ đa thần ( thần lửa, thần đất đai, sông ngòi, thần mưa, bão, sấm chớp và cả ma quỉ v v... nói tóm lại là thờ tất cả những cái gì siêu nhiên mà con nguời không giải thích đuợc ), Sau này con ngườI tiến bộ hơn, họ tiến đến chế độ độc thần (chỉ thờ một vị thần cao nhất, cai quản tất cả các thần khác,và gọi là thuợng đế).
Còn Đạo Phật chỉ là con đuờng để đi đến chân lý của vũ trụ, đến cái thực tại tối hậu, sẵn có trong mỗi nguời, mà Đức Phật là bậc đạo sư, là nguời dẫn đuờng. Trong các danh xưng ca tụng đức Phật, không có cái nào chỉ rằng ngài là giáo chủ, là chúa tể vũ trụ cả. Đức Phật là :
- Như Lai : ( như vậy, không từ đâu đến, không đi về đâu )
- Ứng cúng: (ngườI đáng được hưởng sự cúng dàng)
- Chính biến tri (Biết mọI cái chính đáng, như thực)
- Minh hành túc (sáng suốt, thực hành đầy đủ các hạnh)
- Thiện thệ ( ngườI khéo lập các lờI thệ nguyện tốt lành)
- Thế gian giảI ( NgườI có thể giảI thích mọI sự việc ở thế gian)
- ĐạI đạo sư (nguời dẫn đuờng vĩ đại)
- Điều ngự truợng phu ( Nguời chế ngự đuợc ham muốn, ngũ dục như bậc truợng phu chế ngự đuợc con ngựa)
- Thiên nhân sư (Thầy của trời, nguời)
- Thế Tôn ( Nguời đáng tôn kính trong 3 thời : quá khứ, hiện tại, vị lai).
Hơn nữa Trong mỗi Tôn giáo chỉ thờ một vị thần cao nhất là thuợng đế, Còn trong đạo Phật thì có vô số chư Phật, thậm chí chính chúng ta cũng sẽ trở thành Phật nữa , cho nên các nhà nghiên cứu rất phân vân, không biết có nên xếp Phật giáo vào Tôn giáo hay không.

Tuy nhiên vì mọi nguời đã gọi đạo Phật là một tôn giáo thì cứ xem nó như một tôn giáo, vì lẽ nó cũng có một vị Phật cao Vô thuợng để thờ, Vị Phật này cũng có quyền năng vô hạn, v v...và quan trọng hơn hết là "tuỳ thuận chúng sinh " để dễ ăn sâu, lan rộng và dễ giáo hoá chúng sinh.

Hoà Thượng Tịnh Không có một câu nói rất hay như vầy:

"Phật Giáo không phải là Tôn Giáo mà là nền Giáo Dục chí thiện viên mãn của Phật Đà đối với Cữu Pháp Giới Chúng Sanh. Học Phật là sự hưởng thụ tối cao nhứt của đời người."

II – Các nhánh Phật Giáo

Đạo Phật có 3 ngành chính là Tiểu Thừa, Trung Thừa và ĐạI Thừa

1) Tiểu Thừa : Giáo lý căn cứ vào Tứ Diệu Đế , là bài pháp đầu tiên đức Phật thuyết giảng cho ba anh em ngài Kiều Trần Như ở vườn ngự uyển. Pháp Tứ Diệu Đế gồm bốn chân lý :
- Khổ đế: quan niệm cuộc đờI là bể khổ. Con ngườI ở đờI phảI chịu các khổ là : Sinh, Lão, Bệnh, Tử khổ, Ái biệt ly khổ (yêu mà chẳng đặng gần), Oán tăng hộI khổ (ghét mà phảI gặp hoài), Cầu bất đắc khổ ( ước muốn mà chẳng được), Ngũ ấm xí thịnh khổ ( Ngũ ấm quá nhậy bén )
- Tập đế : là nguyên nhân của sự khổ. Con ngườI phảI chịu khổ do đã huân tập các chủng tử ác, đã tạo ra các ác nghiệp nên nay phảI chịu quả báo khổ
- Đạo đế : là con đường, là phương pháp diệt khổ. Muốn diệt khổ phảI tuân theo bát chánh đạo, phảI qui y, thọ giới.
- Diệt đế : Nhờ năng lực siêu phàm của giớI cấm, ngườI ta sẽ diệt được các mầm mống, chủng tử xấu ác, đạt được quả vị Niết Bàn. Ở quả vị này cái ngã không còn tồn tạI, tâm đã dứt trừ phiền não, không còn xáo động, được tịch diệt.

2) Trung Thừa: Giáo lý Trung Thừa dựa vào thuyết “ Thập Nhị Nhân Duyên”
( trích ý của binh )
Thập nhị nhân duyên là thuyết Phật nói ra, gồm có 12 nhân duyên làm cho ta trôi lăn trong vòng luân hồi. 12 nhân duyên ấy gồm có :
Vô minh, hành, thức, danh sắc, lục nhập, xúc, thụ, ái, Thủ, hữu, sinh, tử

Vô minh là không được sáng suốt, mà không sáng suốt thì lầm lẫn. Mà lầm lẫn là một ý niệm.
Ý niệm sai lầm lúc đầu kéo dài (tức lưu hành trong thờI gian) sẽ cho ta một nhận thức sai lầm.
Nhận thức sai lầm đó là gì? Là tưởng rằng ta là có thật.
Ngã niệm đó là chấp ngã. Do chấp ngã mớI phảI thọ thai
Vì thọ thai nên mớI có hình hài gọI là sắc và các phần đi theo là thọ , tưởng hành thức gọI chung là danh
Chúng ta có mắt, tai, mũi, lưỡI, thân ý để nhận thức các sự vật , (sáu cái đó gọI là lục nhập)
Do sáu căn này tiếp xúc vớI sáu trần là sắc. thanh, hương, vị, xúc, pháp và cho ta sự cảm thụ sự vật. (là xúc và thụ)
Do sự cảm thụ đó, ta phát sinh yêu, ghét, giận hờn v v… .Tất cả những cái đó gọI chung là ái .
Ưa thích ai nghĩ đến ngườI ấy đã đành, mà ghét ai cũng không quên được họ, càng nghĩ càng ghét, giận. Như thế gọI là “ thủ “ tức là nắm giữ . Khi ta đã nắm giữ những chủng tử như thế thì ta tạo ra nghiệp, tức là “ Hữu “. Hữu là có, tức là có cái nghiệp, có cái ta.
Xét như vậy thì biết rằng ta có mặt ở đờI này chỉ để trả nợ cái “nghiệp” mà thôi. Vì vậy ta phảI sinh ra.
Mà đã sinh ra thì phảI chết.
Chết mà trong đờI có tạo nghiệp thì phảI luân hồI để trả nghiệp.
Vì vậy chúng ta trôi lăn mãi trong sinh tử. luân hồi.
(trich ý kiến của lele)
Do bởi chuỗi nhân quả nhân duyên sinh khởi này, chúng ta đi vào trạng thái hiện tại của sự hiện hữu và đối diện với khổ đau tương lai. cuối cùng chân lý hiện khởi, đức Phật chỉ rõ rằng: Khổ đau bắt nguồn từ sự ngu muội mê mờ về thực tại của bản chất chân thật của chúng ta, về hiện tượng với nhãn hiệu "cái tôi". Và nguyên nhân kế tiếp của khổ đau là luân hồi, một thói quen tinh thần của phản ứng. Mê mờ bởi ngu muội, chúng ta đã tạo ra những phản ứng của sự tham ái, sân hậnvà những phàn ứng này phát triển với chấp thủ, dẫn đến khổ đau. Và phản ứng này chỉ sinh khổ do ngu muội về bản chất chân thật của chúng ta. Ngu muội, Tham ái và sân hận là ba cội nguồn phát triển khổ đau trong đời sống chúng ta..

Khi đã tận tri khổ đau và nguồn gốc khổ đau, vậy câu hỏi đặt ra :Làm thế nào để chấm dứt khổ đau? Bằng cách nhớ lại quy luật của Nghiệp, của Nhân quả: "Nếu cái này hiện khởi thì cái kia hiên khởi; cái kia hiện khởi từ cái này. Nếu cái này không hiện khởi thì cái kia không hiện khởi; cái kia sanh diệt từ sự sanh diệt của cái này" . Không thể có cái gì sinh khởi mà không có nguyên nhân. Nếu nguyên nhân bị trừ diệt thì quả cũng không còn. Bằng cách này tiến trình sinh khởi khổ đau có thể bị đảo ngược:

Nếu Vô minh bị trừ diệt và tiêu diệt hoàn toàn, thì phản ứng (Hành) bị tiêu diệt;
Nếu phản ứng bị tiêu diệt thì ý thức (Thức) bị tiêu diệt;
Nếu thức bị tiêu diệt, thì tinh thần và vật chất (Danh, Sắc) bị tiêu diệt;
Nếu danh, sắc tiêu diệt thì sáu căn tiêu diệt.
Nếu sáu căn tiêu diệt, xúc chạm tiêu diệt
Xúc chạm tiêu diệt, cảm giác thọ tiêu diệt.
Nếu cảm giác thọ tiêu diệt thì khát ái và không ưa thích cũng không còn chỗ nương nên cũng tiêu diệt.
Nếu khát ái và không ưa thích tiêu diệt; chấp thủ tiêu diệt.
Nếu chấp thủ tiêu diệt, thì tiếntrình hình thành tiêu diệt;
nếu tiếntrình hình thành ti6u diệt thì sinh tiêu diệt;
Nếu sinh tiêu diệt, suy tàn và chết tiêu diệt cùng với buồn đau, than vãn khổ đau về vật lý , tinh thần và khổ não.

Đây là toàn bộ tiến trình chấp dút khổ đau
Nếu chúng ta không còn vô minh thì sẽ không có những phản ứng mê mờ để đem đến các hình thức khổ đau. Và nếu không còn khổ đau nữa, chúng ta sẽ yên bình thực sự và hạnh phúc thực sự . Luân hồi khổ đau có thể chuyển thành giải thoát.

( trích ý của binh )
Không thể tác động vào khâu đầu tiên là vô minh được. Vì ta chưa biết cái gì là vô minh. Nhưng trong chuỗi nhân duyên này, chỉ cần tác động vào một mắt xích là nó sẽ đứt tung ra tất cả. Mát xíchmà Phật chỉ cho chúng ta là " ái " .
Chỉ cần xúc cảnh mà không sinh tình thì mắt xích sau tự đứt.
Gặp người đẹp không ham thích, gặp nghịch cảnh không tức giận, gặp nguy hiểm không sợ sệt, gặp kẻ thù không ghét bỏ v v... giữ được như vậy thì dần dần tâm mình sẽ tĩnh lặng, và "Nước trong trăng hiện" tâm tĩnh thì sẽ sáng tỏ ra và khi ta kiến tánh tức là đã thoát ra khỏi vòng luân hồi rồi đó.

3) Phật Giáo ĐạI Thừa
Các quan điểm chính yếu:

- Luật Nhân Quả : quan niệm rằng nhân nào sẽ cho quả nấy. hạt cam sẽ cho cây cam, quả cam, hạt thóc sẽ cho cây lúa, bông lúa, hạt lúa v v… Cũng như thế, ai làm việc thiện sẽ được quả báo thiện, ai làm ác sẽ bị quả báo ác.

- Lý duyên khởI : quan niệm rằng mọI sự, mọI việc đều do nhân duyên mà thành, nó không tự có. Vì vậy mọI vật, mọI sự đều không có tự tánh, không có thật. Chỉ là tạm thờI giả có mà thôi.

- Trung Quán Luận : Quan niệm rằng mọI vật chẳng phảI có, chẳng phảI không

- Bát Nhã luận hay còn gọI “Luận TốI Thượng Thừa” : Luận này siêu xuất hơn các luận trên, Theo Bát Nhã luận thì mọI sự mọI việc trong vũ trụ này đều từ tánh thấy biết tạo ra. Thể tánh vốn không, nhưng dụng của tánh thì chẳng phảI không và gọI là Bát Nhã.

( trích bài của binh)

BÁT NHÃ VÔ TRI

Bát nhã là trí huệ, là thực trí của Pháp thân, là căn bản trí.
Hai luận “ Vật Bất Thiên” và “ Bất Chơn Không “ đều nói về tính bất nhị của Vật ( chẳng phảI có, chẳng phảI không) theo tục đế và chơn đế, đều là Vật bị quán, còn gọI là “Cảnh Sở Quán “. Còn Bát Nhã là trí năng quán.

Bát Nhã là thực trí của Pháp thân, tức là dụng của chơn tâm, là tính chiếu soi của Phật tánh. Nhưng sao lạI gọI là Bát Nhã Vô Tri ?

Vì nếu có sở tri, tức là có cái bị biết, thì cũng có cái không biết tới. Giống như khi ta ở gần một đống cát, nếu ta nhìn kỹ một hạt cát, thì chẳng biết tớI tất cả những hạt khác.
Còn trí Bát Nhã là biết tất cả, bình đẳng không thiên vị, không chú ý đến một cái nào, (nhưng không cái gì không biết), mà biết tất cả thì cũng như chẳng biết gì cả. Giống như ta nhìn đống cát, thấy toàn bộ các hạt cát, bình đẳng như nhau, nên hình như chẳng biết gì cả, vì vậy nên nói là Bát Nhã Vô Tri.
Kinh Đạo Hạnh nói “ Bát Nhã vô sở tri, vô sở kiến” hay kinh …..nói “ Chơn tâm bậc Thánh chẳng có chỗ tri, chẳng có chỗ bất tri”.
Vì thấy biết tất cả bình đẳng nên không cần tác ý. Vì không tác ý nên tâm bậc Thánh trong sạch, trống rỗng. Và càng trống rỗng, trong sạch chừng nào thì sự chiếu dụng càng đầy đủ chừng ấy. Giống như mặt gương càng sạch thì càng sáng. Do đó suốt ngày tri mà chưa từng tri là vậy. ( Vì không có tác ý).

Bát Nhã thấy biết tất cả, chiếu soi tất cả, không chướng ngạI, không có cái thứ hai nên còn gọI là độc chiếu hay độc giác.

Bát Nhã ngoài thực trí chiếu soi tất cả mà vô tri, còn có quyền trí. Quyền trí có công dụng ứng cơ hóa độ mà không qua sự tác ý. Do chẳng cần tác ý nên siêu việt trên thế tục, vì thế quyền trí suốt ngày ở trong thế gian mà chẳng nhiễm, suốt ngày tùy cơ hóa độ vô biên chúng sanh mà chẳng thấy lao nhọc.

Bát Nhã là tánh thấy biết, nhưng thể của nó thì trống rỗng ( thể của nó là Phật tánh, là Pháp thân). Thể thì trống rỗng nhưng dụng thì chẳng phảI không. Cho nên nói có cũng chẳng phảI, nói không cũng chẳng phải.

Bát Nhã chiếu soi mà hằng trống rỗng nên dù lẫn lộn trong thế gian mà vẫn trạm nhiên, chẳng đổi. ( vì bản thể trống rỗng, lấy gì đổI được).
Bát Nhã trống rỗng mà hằng chiếu soi nên tịch diệt mà chẳng bỏ chúng sanh.

Kinh Bảo Tích nói “ Vì vô tâm mà được hiện hành ”
Kinh Phóng Quang nói “ Đẳng giác bất động mà kiến lập các pháp “

Vì thế Bát Nhã trống rỗng mà chiếu soi
Vạn vật xáo động mà thường tịnh.

Bậc Thánh ứng cơ tiếp vật, trống rỗng mà vẫn làm thành
Chẳng biết mà không gì không biết, chẳng làm mà không gì không làm.

4) KẾT
Ngoài ba chi nhánh chính kể trên, mỗI nhánh còn phân ra làm các tông phái khác nhau, và phương pháp tu hành cũng rất khác nhau. Có thể kể ra đây một số tông phái, và chi nhánh khác như : Mật Tông, Thiền Tông, Tịnh Độ Tông, Chân Ngôn Tông, Bạch Liên Giáo Phái , Thiên Thai Tông v v … Riêng trong Thiền Tông còn có Nam Tông, Bắc Tông, Lâm Tế Tông, Tào Động Tông, Qui Ngưỡng Tông, v v….

Nói tóm lạI có vô số pháp môn cho ngườI tu học chọn lựa, ngườI tu học có nhân duyên vớI nhánh nào thì sẽ tu theo nhánh đó, chi đó, tông đó .
Sửa lần cuối bởi binh vào ngày 11/12/07 18:08 với 1 lần sửa.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Toi chinh la Toi

Re: Phật Học Tổng Quan

Bài viết chưa xem gửi bởi Toi chinh la Toi »

Xin ban cho minh hoi vay lam cách nào biết mình hợp với Tông Phái nào ? Có Tông Phái nào kinh sách đả phá Kinh sách Tông Phái nào kô?


Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Phật Học Tổng Quan

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Toi chinh la Toi đã viết:Xin ban cho minh hoi vay lam cách nào biết mình hợp với Tông Phái nào ? Có Tông Phái nào kinh sách đả phá Kinh sách Tông Phái nào không?
KG bạn "Tôi chính là Tôi"
Nếu mình có căn cơ sâu nặng với tông phái nào thì nhân duyên đưa đẩy để bạn sẽ gặp gỡ và tham gia vào tông phái đó.
Còn nếu không nhận thấy mình cảm ứng với tông phái nào thì tốt nhất là theo Tịnh Độ, vì Pháp môn Tịnh Độ là pháp môn siêu xuất mà chư Phật đã hết lời tán duơng và giới thiệu cho chúng sinh. Tịnh Độ bao gồm nhiều tông phái khác.
- Dùng một câu niệm Phật khai mở tâm mình tuơng đuơng " Chân Ngôn Tông"
- Một câu niệm Phật tâm thanh tịnh tuơng đuơng " Thiền Tông"
- Một câu niệm Phật cảm ứng thập phuơng chư Phật, được Phật lực gia trì, tuơng đuơng "Mật Tông"
- Khi niệm Phật nếu quán tưởng hình tướng Phật thì tuơng đuơng pháp môn chỉ quán của "Thiên Thai Tông"
... v v ...
còn nhiều nữa, tôi không nhớ hết.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
QuayDauLaBo
Bài viết: 64
Ngày: 20/11/07 22:53

Re: Phật Học Tổng Quan

Bài viết chưa xem gửi bởi QuayDauLaBo »

Thiền Tông đâu phải là để tịnh tâm đâu bác, dùng tương đương thì hơi khập khiển.


"ĐỊA NGỤC VỊ KHÔNG THỆ BẤT THÀNH PHẬT
CHÚNG SINH ĐỘ TẬN PHƯƠNG CHỨNG BỒ-ĐỀ"
thientinh82
Bài viết: 231
Ngày: 29/11/07 07:26
Giới tính: Nam

Re: Phật Học Tổng Quan

Bài viết chưa xem gửi bởi thientinh82 »

QuayDauLaBo đã viết:Thiền Tông đâu phải là để tịnh tâm đâu bác, dùng tương đương thì hơi khập khiển.
Đúng ra phải nói rõ hơn là:
- Trong lúc niệm Phật tâm thường tịch thường chiếu đồng thời trong từng niệm, tức đồng Thiền tông.
- Niệm vốn không tánh, lại thường năng niệm, toàn không tức có, toàn có tức không, nên chính là Diệu lý Đương thể tức không, không làm mà hằng làm, hằng làm mà chưa từng làm, lý sự viên dung, thể dụng vô ngại của cả Thiền và Giáo.
- Niệm này do thường tịch - thường chiếu nên niệm này chính là phương tiện thù thắng để đốn ngộ Tự tâm, đồng như tham thoại đầu, sổ tức, tùy tức,... các pháp môn Thiền không khác.
- Niệm này sau khi toàn thể thực nhập đất chân thực, một nhảy vào liền đất Như Lai lại hằng hay niệm, thì toàn tánh khởi niệm, toàn niệm tức tánh, chưa từng chống trái, nên niệm tức là Tánh, Tánh tức thường niệm, đó là lý do hàng Đại Bồ Tát, hàng Đại Tổ sư, Đại Thiền sư thường niệm Phật.
- Niệm này sau khi hằng kiến Tánh lại là chỗ nương tựa vững chắc, dễ nương đây mà duy trì Bổn tâm, là phương pháp Bảo nhậm thù thắng bậc nhất, nên cả sau khi ngộ Đạo vẫn thường hằng niệm, như lời Thiền sư từng nói: "Niệm Phật thì đến thành Phật cũng còn có dư!"
- Do Tánh tức là tướng, Thể tức là Dụng, bất tức mà bất ly, lý sự viên dung vô ngại, nên chẳng ngại gì khi người chân thật kiến Tánh, ngộ đến Triệt mà lại hằng niệm Phật cầu vãng sanh. Vì sanh tức vô sanh, vô sanh mà thường hiển sanh mới là thật nghĩa của Vô sanh, mới là thật hiểu về Sanh vậy. Vì đến đi vốn thường bất động, bất động mà vốn chẳng lìa đến đi mới thật là nghĩa Bất động, đến đi vậy.

Cho nên mới nói:
- Phật nói Pháp môn niệm Phật là Vô thượng Thâm diệu Thiền là hoàn toàn đúng đắn và có cơ sở.
- Đại Bồ Tát, Tổ sư, Thiền sư thông cả Tông lẫn Giáo, lời pháp chấn động mãi âm vang mà hằng giữ Chánh hạnh niệm Phật cầu vãng sanh là hoàn toàn hợp lý và đúng đắn vậy.
- Mười phương chư Phật, chư Thánh thường ủng hộ, tán thán Pháp môn Tịnh độ và ngừơi hành trì là hoàn toàn hợp lý vậy.
- Tổ sư nói: "Pháp môn Tịnh độ là pháp cực viên, cực đốn, trọn thâu nhiếp Thiền tông" là hoàn toàn hợp lý vậy.
- Tổ sư lại nói: "Pháp môn Tịnh độ thù thắng bậc nhất do sự thì thâu nhiếp ba căn, dưới chí hàng đại ác sám hối, trên chí hàng Đẳng Giác Bồ Tát sắp viên thành Phật quả đều nên nương tựa; mà lý thì cực huyền cực diệu, thấu tột nguồn tâm", thật rất xác đáng!
- Tổ sư cũng nói "hàng Thiền giả trong thiên hạ nếu chân thật ngộ đạt ĐỀU PHẢI TÍN NGUYỆN CẦU SANH CỰC LẠC", thật là xác đáng vậy!

Mong sao tất cả đều có thể dầu ngộ hay chưa ngộ đều nương thuyền từ Tây phương Thánh cảnh, sớm vãng sanh Lạc Quốc, sớm làm đồng bạn của chư Thánh, sớm quyết chí vững tiến và nhanh tiến nơi Thánh đạo Vô thượng, sớm độ chúng sanh cùng khắp vậy.
Kính!


Tri tri kiến kiến
Bổn vô kiến tri
Thường kiến thường tri
Chân tri chân kiến
---------
Nhất thừa Lục tự Đại pháp khai
Nhất niệm thâm tâm đáo Liên Đài
Phật quả, Phật nhân đồng thời hiển
Niệm niệm trực chỉ Diệu Như Lai
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.16 khách