Quả báo hiện đời

Cùng nhau học hỏi những bài giáo lý căn bản và kiến thức Phật học phổ thông.
Quang4311
Bài viết: 39
Ngày: 30/01/08 08:11

Quả báo hiện đời

Bài viết chưa xem gửi bởi Quang4311 »

Xin được hỏi rằng trong Kinh Đức Phật có nói đến hiện báo, tức gieo 1 nhân nào đó rồi trả hết quả ấy trong hiện kiếp? Trong ví dụ của bài viết do Pháp Sư Nhất Chân viết, thì một người tạo tội ăn cắp rồi bị nhục nhã vẫn chưa phải là quả báo đích thực, mà phải ở đời sau người đó mới bị. Tôi xin cho một ví dụ khác, chẳng hạn một người bị tội hành hung người khác, rồi bị bắt vô tù trong hiện kiếp, như vậy có thể nói là người đó đã trả hết cái nghiệp hành hung chưa? Hay người đó sẽ vẫn còn phải trả trong kiếp sau?

(trích tại http://www.hophap.net/hp/?15659=5&596=2 ... 64&59615=4)

Quả báo hay dị thục

Quả báo ở đây có nghĩa là thế nào ? Phải chăng do tôi ăn cắp chiếc đồng hồ xong xuôi, nên Nghiệp ăn cắp ấy thành nhân vô biểu, liên tục kéo dài đến một tháng sau thì tôi bị khám phá ra, và phải chịu quả báo là nhục nhã và mất tín nhiệm đối với mọi người?

Quả báo của Nghiệp không phải chỉ giản dị như vậy. Mà đã nói là Nghiệp hay karman thì quả báo phải là một đời sống kiếp sau đó tiếp theo đời sống hiện tại này.
Nếu mọi quả báo đều thành ngay trong đời sống hiện tại này, thì sẽ có các khó khăn phi lý như sau:

Quả đều thành ngay trong hiện kiếp, thì sẽ không có tái sinh để trả quả nữa, và như thế sẽ không có luân hồi nữa. Và không ai cần phải tu Ðạo, vì chắc chắn tất cả đều sẽ có được Niết Bàn vô sinh khi kiếp này chấm dứt.

Lại vốn dĩ con người tạo rất nhiều nghiệp nhân trong đời sống hiện tại, thì làm sao có đủ thì giờ để thành hết bằng đó quả được?

Lại một người mà gieo hai nghiệp nhân trái ngược hẳn nhau, một nhân có quả là trường thọ, một nhân có quả là yểu mạng, vậy hai nhân đó làm sao có thể cùng thành quả được trong cùng một đời sống này?

Lại đời sống hiện tại này vốn là quả của một nghiệp nhân quá khứ, nay các nghiệp nhân trong hiện tại cũng thành quả ngay nơi đời sống này thì sẽ làm biến loạn cái quả hiện tại, và làm nguyên tắc nhân quả không sao thực thi được nữa. Như quả báo của tôi trong hiện tại là cả một đời nghèo, nay tôi tạo nghiệp bố thí thành nhân giàu có, nhân ấy sẽ thành quả giầu sang ngay trong đời này, như vậy cái quả báo cả đời này nghèo của tôi sẽ không được thực hiện nữa, và ngược lại cái quả báo hiện tại là tôi nghèo cũng ngăn chận không cho quả báo giầu có được thực hiện, cả hai hỗ tương phá nhau, thì còn lý lẽ nhân quả gì nữa!

Lại nếu trước khi tôi lâm chung, tôi cho bố thí hết gia sản giầu có của tôi rồi mới tắt thở qua đời, vậy cái nhân bố thí hết của cải của tôi làm sao thành quả đây, vì đời sống hiện tại của tôi không còn nữa?

Do đó mà kết quả của Nghiệp hay karman phải là một đời sống kiếp sau. Thế nên ý nghĩa quả báo không phải chỉ là một liên hệ nhân quả theo nguyên tắc luận lý kiểu toán học hay lối luân lý đạo đức thế gian, nghĩa là một kẻ làm ác nên ngày kia bị bắt bỏ tù. Mà trái lại, Nghiệp luôn luôn có riêng một kết quả báo đáp tương xứng lại với chính nó, quả ấy là quả riêng của nó, Nghiệp sinh ra một quả riêng của mình (dẫn sinh tự quả). Nghĩa là cho dù có nhiều kẻ làm ác suốt đời mà không thấy bị trừng phạt gì hết, trái lại vẫn sung sướng hưởng thụ cho đến khi chết, thì điều ấy không có gì nghịch lý đối với Nghiệp. Vì theo nguyên tắc của Nghiệp, đời sống hiện tại này chính là quả báo của Nghiệp nhân đời trước; còn các Nghiệp nhân ác mà hắn hiện tại gieo rắc, thì chúng có riêng cả một hoạt động chuyển biến phát triển để thành quả riêng cuả chúng là một đời sống đầy đau khổ trong kiếp sau, chứ không cần phải mượn vào cái đời sống hiện tại mà vốn chỉ là quả báo đã rồi của một Nghiệp nhân đời trước. Như chúng ta gieo một hạt cam ngay vào chỗ gốc rễ của cây ổi, thì hạt cam ấy vẫn phát triển thành một đời sống cây cam của riêng nó khác hẳn với đời sống cây ổi, chứ nó không cần phải mượn vào gốc rễ thân cành của cây ổi để lại kết thành trái cam! Do đó mỗi Nghiệp nhân sẽ có y báo và chính báo riêng của nó, tức một đời sống riêng của nó, tương xứng với chính nó. Và vì hữu tình không thể có hai đời sống, tức hai quả báo cùng một lúc, thế nên, các nghiệp nhân mà chúng ta tạo nên, sẽ chờ đợi quả báo của đời sống hiện tại này chấm dứt, thì nó sẽ biến chuyển thành quả đời sau, do đó mà thành tái sinh luân hồi.


Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: Quả báo hiện đời

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

Người tu đạo đa phần xem Nhân Quả là một đạo lý tầm thường và đơn giản, cho nên không chịu nghiên cứu kỹ càng. Nhưng Nhân Quả thật là nền tản và cơ sở siêu tuyệt của giáo pháp Phật Đà. Nó bao hàm khắp cả vũ trụ vạn vật, bao trùm cả pháp thế và xuất thế gian. Không dễ gì hiểu hết được, không dễ gì bình luận, không dễ gì nói cho đúng hết được. Chỉ có Phật cùng Phật mới thấu triệt rỏ ràng xuyên suốt.

Nhân Quả không thể chỉ hiểu đơn giản là làm Nhân nầy thì được Quả nầy là được.

Cả một pháp giới nầy đều do nhân nầy làm duyên cho kia, duyên kia làm nhân cho nọ, trùng trùng vô tận, do vậy Phật thường dạy "cái nầy có thì cái kia có, cái nầy sanh thì cái kia sanh" hoặc "Trùng trùng duyên khởi".

Cả pháp giới chằng chịt như mạng nhện đều liên quang đến nhau, do vậy một con vật bám vào và động một sợ dây của màng nhện, cả màng nhện đều lay động và con nhện biết được có mồi đã đến.

Ta không có thể nào nói đơn giản rằng: Nhân vì con nhện làm màng nhện, mà kết quả là con mồi bị mắt bẩy.
Ta cũng không thể nói đơn giản rằng: Nhân vì con mồi kia từng giết con nhện, nay mắt quả báo bị giết lại.
Ta cũng không thể nói đơn giản rằng: Nhân vì muốn sinh tồn nên con nhện mới giăng bẩy, nên con mồi bị bắt và giết.

Và ta cũng không thể đơn giản nói những nhân, những duyên khác nào nhứt định vì ở trong pháp giới trùng trùng duyên khởi ấy, có rất nhiều nhân, và duyên để đưa đến kết quả con mồi bị mắt bẩy.

Muốn hiểu thấu Nhân Quả thì cần phải quán triệt pháp giới Trùng Trùng Duyên Khởi tỷ mỹ rõ ràng.

Như Nhân duyên gì mà có con nhện? Nhân duyên gì mà có con mồi? Nhân duyên gì mà có màng nhện? Nhân duyên gì mà con mồi đến màng nhện?

Chắt phải có trái đất nầy, phải có ba mẹ của con nhện và con mồi thì mới có chúng. Cũng phải có cả không khí, hư không, mặt trời, nước đất gió lửa...

Rồi tiếp tục quán sâu thêm và rộng ra đến cả pháp giới vô cùng vô tận!

Do vậy đâu phải dễ mà thấu triệt Nhân Quả! Muốn hiểu thấu Nhân Quả thì cần phải có trí tuệ siêu tuyệt thấu triệt pháp giới Trùng Trùng Duyên Khởi tỷ mỹ rõ ràng.


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
nguynlinhtam
Bài viết: 1141
Ngày: 07/06/10 04:08
Giới tính: Nam

Re: Quả báo hiện đời

Bài viết chưa xem gửi bởi nguynlinhtam »

Tôi xin cho một ví dụ khác, chẳng hạn một người bị tội hành hung người khác, rồi bị bắt vô tù trong hiện kiếp, như vậy có thể nói là người đó đã trả hết cái nghiệp hành hung chưa? Hay người đó sẽ vẫn còn phải trả trong kiếp sau?
Vô tù là hoa báu, còn quả báo thì vào địa ngục


Nam Mô A Di Đà Phật
hlich
Bài viết: 1217
Ngày: 09/12/08 14:16
Giới tính: Nam

Re: Quả báo hiện đời

Bài viết chưa xem gửi bởi hlich »

tangbong
Tôi xin cho một ví dụ khác, chẳng hạn một người bị tội hành hung người khác, rồi bị bắt vô tù trong hiện kiếp, như vậy có thể nói là người đó đã trả hết cái nghiệp hành hung chưa? Hay người đó sẽ vẫn còn phải trả trong kiếp sau?
những nghiệp bất thiện như vậy rải chủng tử nghiệp quả ở hai nơi, tâm thức của chính người đó và tâm thức của tất cả các chúng sinh khác; chủng tử nghiệp quả ở tâm người đó nếu không tu tập sám hối để thanh tịnh thì sẽ duyên vào thức tái sinh; chủng tử nghiệp quả ở tâm một số chúng sinh duyên cho họ bắt người đó bỏ tù; chủng tử nghiệp quả ở tâm chúng sinh gia đình bè bạn nữa, có thể duyên cho những hành động đến người đó tại thời điểm nào đó trong tương lai...

nghiệp quả khó lường là vậy; tốt nhất là giữ cho đừng tạo nghiệp bất thiện; còn chán luân hồi nghiệp quả thì hãy tu giải thoát
:)


Hình đại diện của người dùng
tuniemphat
Bài viết: 216
Ngày: 19/02/10 20:04
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Hà Nội, Việt Nam

Re: Quả báo hiện đời

Bài viết chưa xem gửi bởi tuniemphat »

Quả báo là trùng trùng duyên khởi. Đem một hạt giống tốt nó này mầm, trưởng thành cho bóng mát, có ô xi, ra nụ, đơm hoa thơm, kết trái, cho quả rồi lại cho cả rất nhiều hạt giống tốt nữa. Tương tự như vậy khi tạo một nhân xấu cũng nhiều vô cùng như vậy.
Bất kỳ một Nhân nào đều phải xét đến tính duyên đến của nhân đó tại mỗi thời điểm. Vì vậy nó có thể chín muồi và báo quả ngay trong hiện kiếp, và có thể không báo ở kiếp này cũng có thể không ở kiếp sau mà là các kiếp sau nữa. Bởi nếu có sinh nhân xấu nhưng biết xám hối, tu bồi công đức, thì nhân xấu chưa có cơ hội thể hiện ngay. Đặc biệt nếu tu giải thoát được thì nhân xấu còn tiêu tan hoàn toàn nữa.

Cách tốt nhất là hãy tu tịnh nghiệp để giải thoát, sau khi giải thoát sẽ chẳng còn nghiệp xấu nữa và vì vậy cũng không cần phải nghĩ ngợi quá nhiều về quả báo xấu nữa.

Tranh luận quá nhiều về lý này chưa hẳn là tốt, hãy tu giải thoát để tiêu trừ tất cả mới là con đường tốt nhất và phù hợp với tâm nguyện của chư Phật.
Nam Mô A Di Đà Phật


[b]Nguyện đem tất cả công đức
Hồi hướng về Tây Phương Tịnh độ
Nguyện con cùng chúng sanh
Đều vãng sanh Cực Lạc[/b]

[b]A Di Đà Phật[/b]
Hình đại diện của người dùng
kimcang
Bài viết: 1894
Ngày: 19/12/07 16:28
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Canada
Được cảm ơn: 1 time

Re: Quả báo hiện đời

Bài viết chưa xem gửi bởi kimcang »

Quả Báo Của Nghiệp Còn Tùy Theo Cái Nghiệp Đã Tạo.

Thí Dụ Có Người Giết Cha Mẹ Thì:

Hiện Báo Là Ở Tù

Sanh Báo Là Đọa Địa Ngục

Hậu Báo Là Ngã Quỷ Súc Sanh

Khi Thọ Hết Quả Báo Của Nghiệp Ác Đã Tạo Thì Vẫn Còn Dư Báo Chứ Không Phải Là Hết Hẳn.



Om Amitabha Hri, Om Mani Padme Hum, Om Vajrapani Hum.
Hình đại diện của người dùng
VO_HUU_BAT_KHONG606
Bài viết: 2587
Ngày: 08/04/08 22:33
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: ...
Đã cảm ơn: 1 time

Re: Quả báo hiện đời

Bài viết chưa xem gửi bởi VO_HUU_BAT_KHONG606 »

>Việc nhân - quả cũng giống như người ta gieo hạt và nhận quả vậy, chúng nương vào nhau mà thi triển tất cả nhưng chẳng có cái lẩn lộn vào cái nào. Xét trong một thời điểm thì có quả đã sanh, có đang sanh và quả chưa sanh. Tùy theo quả đang sanh và đã sanh mà những quả chưa sanh tùy theo đó mà trổ ra.

>Hễ gieo thì sẽ gặt, không đường nào chạy khỏi. Cứ như vậy. Bàn chi mùa này, mùa kia, vụ này, vụ kia, thị phi quả đẹp - quả xấu,... cũng vô ích.

>Nhưng gặt như thế nào, nặng - nhẹ, ràng buộc - tự tại là chuyện khác:

+Còn gieo nghiệp thì còn ràng buộc trong sanh tử luân hồi, chưa được giải thoát. Dù là thiện nghiệp, huống chi ác nghiệp. Chỉ có những người khéo làm việc thiện mới có thể giải thoát khỏi ràng buộc của luân hồi sanh tử. Đó là làm thiện không do cầu hưởng lợi ích cá nhân mà là xả bỏ những thứ chấp nhặt của thân - tâm. Vì vậy, trước hết chấm dứt việc tạo ác nghiệp, xả bỏ chấp nhặt thân - tâm mà làm việc. Tập hành như vậy.

+ Làm như vậy thành công bước đầu là vĩnh viễn không còn tạo nghiệp, mọi việc về sau chỉ riêng thọ nhận quả báo quá khứ, không thấy có xấu - tốt, y theo luật tắc nhân - quả,... được tự tại trước khổ và vui, khổ chẳng than, vui chẳng tự đắc. Tới đây có thể tạm nhập Niết Bàn, an vui trong pháp hỷ lâu dài tùy ý nguyện.

+ Và tới đây có thể phát sanh nguyện lực cứu độ chúng sanh, hoàn mãn tất cả nghiệp của quá khứ, chứng NHÂN - QUẢ nhất như, ba nghiệp THÂN - KHẨU - Ý bất luận quá khứ - hiện tại - vị lai đều Thanh Tịnh, SÁNG SUỐT THANH TỊNH NHƯ VỐN CÓ. Gọi là Thành Phật.

>Tất cả sự việc bất luận là thế gian hay xuất thế gian, tịnh độ hay uế độ đều y nhân - quả. Nhân ngũ uẩn, quả ngũ uẩn. Nhân lìa ngũ uẩn, quả lìa ngũ uẩn.


Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.9 khách