Linh hồn sẻ ra lúc tái sanh?

Cùng nhau học hỏi những bài giáo lý căn bản và kiến thức Phật học phổ thông.
Hình đại diện của người dùng
VO_HUU_BAT_KHONG606
Bài viết: 2587
Ngày: 08/04/08 22:33
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: ...
Đã cảm ơn: 1 time

Re: Linh hồn sẻ ra lúc tái sanh?

Bài viết chưa xem gửi bởi VO_HUU_BAT_KHONG606 »

nguynlinhtam đã viết:
kimcang đã viết:Như DH Nói Thì Bồ Đại Bồ Tát Vẫn Còn Vọng Tưởng.

Vậy Thì Tổ Ca Diếp, Tổ Mã Minh, Tổ Long Thọ, Tổ Bồ Đề Đạt Ma, Tổ Huệ Năng...Đều Còn Vọng Tưởng

tangbong CÒN tangbong

Bây giờ nguynlinhtam nói lại nha:

Bây giờ chúng ta muốn thành Phật có phải cần phải đoạn:

Vọng Tưởng, Phân Biệt, Chấp Trước không?
Thế nào là Vọng Tưởng mà nguyenlinhtam nói là còn?


Hình đại diện của người dùng
kimcang
Bài viết: 1894
Ngày: 19/12/07 16:28
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Canada
Được cảm ơn: 1 time

Re: Linh hồn sẻ ra lúc tái sanh?

Bài viết chưa xem gửi bởi kimcang »

CÒN

Bây giờ nguynlinhtam nói lại nha:

Bây giờ chúng ta muốn thành Phật có phải cần phải đoạn:

Vọng Tưởng, Phân Biệt, Chấp Trước không?
Vậy Theo DH Thì Các Ngài Di Lặc, Đại Thế Chí, Tổ Ca Diếp, Tổ Mã Minh, Tổ Long Thọ, Tổ Bồ Đề Đạt Ma, Tổ Huệ Năng Đều Còn Vọng Tưởng, Phân Biệt, Chấp Trước.

DH Y Theo Kinh Luận Nào Mà Nói Như Vậy. Xin DH Dẫn Chứng Bằng Kinh Luận.

Thành Phật Là Dứt Nhất Thiết Trí Chướng Chứ Không Phải Chỉ Là Dứt Còn Vọng Tưởng, Phân Biệt, Chấp Trước

Bậc A La Hán, Duyên Giác, Chứng Diệt Thọ Tưởng Định Dứt Ngã Chấp, Dứt Phân Biệt, Dứt Phiền Não Trong 3 Cõi

Bồ Tát Thất Địa Trở Lên Chứng Vô Sanh Pháp Nhẫn Chẳng Còn Dấy Tâm Động Niệm (Kinh Hoa Nghiêm, Kinh Nhân Vương Bát Nhã Ba La Mật) Dứt Ngã Chấp, Dứt Phân Biệt, Dứt Phiền Não Trong 3 Cõi



Om Amitabha Hri, Om Mani Padme Hum, Om Vajrapani Hum.
nguynlinhtam
Bài viết: 1141
Ngày: 07/06/10 04:08
Giới tính: Nam

Re: Linh hồn sẻ ra lúc tái sanh?

Bài viết chưa xem gửi bởi nguynlinhtam »

Mong VHBK, KC đọc hết kĩ càng từ đầu tới cuối đừng có cắt câu bỏ nghĩa nữa ./..,.,
Nếu còn cho nguynlinhtam nói không đúng thì thôi vậy, KC đúng vậy. Không bàn nữa, bàn nhiều quá :(
VO_HUU_BAT_KHONG606 đã viết:Thế nào là Vọng Tưởng mà nguyenlinhtam nói là còn?
Vọng Tưởng là Vô Minh Hoặc (tức là 41 phẩm vô minh trong Kinh Hoa Nghiêm), (41 vị Pháp Thân Đại sĩ nói trong Kinh Hoa Nghiêm chính là do 41 phẩm vô minh này mà có sai biệt)

Kiến Tư Hoặc là Chấp Trước.

Trần Sa Hoặc là Phân Biệt.

Vô Minh Hoặc là Vọng Tưởng.
Tổ Ca Diếp, Tổ Mã Minh, Tổ Long Thọ, Tổ Bồ Đề Đạt Ma, Tổ Huệ Năng
Về ngài Long Thọ Đức Phật trong kinh Lăng-Già có huyền kí:

“Sau xứ Nam-Thiên-Trúc.

Có danh đức Tỷ-khưu.

Tôn hiệu là Long-Thọ.

Hay phá hữu, vô tông.

Tuyên dương pháp Đại-thừa.

Trong thế gian hiển ngã.

Được Sơ-hoan-hỷ-địa.

Sanh về cõi Cực-Lạc”.

Đây là trên mặt sự thị hiện nhưng trên thực tế thì các ngài có phải là cổ Phật tái lai hay không thì nguynlinhtam không biết?
kimcang đã viết:Vậy Theo DH Thì Các Ngài Di Lặc, Đại Thế Chí, Tổ Ca Diếp, Tổ Mã Minh, Tổ Long Thọ, Tổ Bồ Đề Đạt Ma, Tổ Huệ Năng Đều Còn Vọng Tưởng, Phân Biệt, Chấp Trước.
Xin Đạo Hữu KC chỉ ra chỗ nào nguynlinhtam nói các ngài còn Phân Biệt, Chấp Trước. Như vậy là nguynlinhtam nói ĐH không đọc kĩ những gì nguynlinhtam nêu. ĐH sao hay cắt câu bỏ nghĩa quá vậy.
kimcang đã viết:DH Y Theo Kinh Luận Nào Mà Nói Như Vậy. Xin DH Dẫn Chứng Bằng Kinh Luận.Thành Phật Là Dứt Nhất Thiết Trí Chướng Chứ Không Phải Chỉ Là Dứt Còn Vọng Tưởng, Phân Biệt, Chấp Trước
nguynlinhtam xin trích Kinh Điển nè :">
Trích Kinh Hoa Nghiêm:
Thích Ca Mâu Ni Thế Tôn thị hiện thành Phật đạo, lúc Ngài chứng ngộ triệt để Phật quang bèn than: “Lạ thay! Lạ thay! Hết thảy chúng sanh đều có đủ Như Lai trí huệ, đức tướng, chỉ do vọng tưởng, chấp trước nên chẳng thể chứng đắc. Nếu lìa được vọng tưởng thì Nhất Thiết Trí, Tự Nhiên Trí, Vô Ngại Trí sẽ được hiện tiền”.
KC viết: Thành Phật Là Dứt Nhất Thiết Trí Chướng Chứ Không Phải Chỉ Là Dứt Còn Vọng Tưởng, Phân Biệt, Chấp Trước
Như đã trích Kinh Hoa Nghiêm thì ta biết Nhất Thiết Trí Chướng là Vọng Tưởng. Đức Như Lai tại trong Kinh Hoa Nghiêm trong đoạn Kinh trên dạy cho chúng ta biết nếu chúng ta lìa được Vọng Tưởng thì Thành Phật.

Kinh Lăng Nghiêm chép: “Diệu tánh viên minh lìa các danh tướng, vốn chẳng có thế giới, chúng sanh. Do vọng mà có sanh, do sanh nên có diệt. Sanh diệt gọi là Vọng. Diệt vọng gọi là Chân. Ðấy gọi là Như Lai Vô Thượng Bồ Ðề hay Ðại Niết Bàn, hai danh hiệu sử dụng lẫn nhau”.



Ngài Quy Sơn nói
: “Linh quang riêng chiếu, thoát khỏi căn - trần. Thể lộ chân thường, chẳng phiền văn tự. Tâm tánh chẳng nhiễm, vốn tự viên thành. Chỉ lìa vọng niệm tức Như Như Phật”.
Bài này nguynlinhtam đăng không biết mấy mươi lần rồi: KC không đọc
http://niemphat.net/Luan/bonnguyen_np/bon_nguyen_np.htm
b. Chúng sanh vốn là Phật – vì vọng tưởng, phân biệt, chấp trước mà đọa lạc trong sáu nẻo, thập pháp giới

Trong kinh Hoa Nghiêm đức Phật dạy rất rõ: ‘Hết thảy chúng sanh vốn thành Phật’. Chúng ta vốn là Phật, tại sao ngày nay biến thành ra như vầy? Vấn đề này chúng ta chẳng thể không nghiên cứu, suy nghĩ, rốt cuộc là vì nguyên nhân gì? Trong kinh Hoa Nghiêm đức Phật vì chúng ta nói ra: ‘Hết thảy chúng sanh đều có trí huệ đức tướng của Như Lai’. Trí huệ của Như Lai rốt ráo, viên mãn, không có gì chẳng biết, không gì chẳng thể làm, không những biết thế giới hiện nay, thế giới ở phương khác cũng biết; quá khứ vô thỉ, vị lai vô chung, không có gì chẳng biết, Phật dạy đây là bản năng của chúng ta.

Tại sao bản năng của chúng ta bị mất hết? Phật dạy: ‘Nhưng vì vọng tưởng, chấp trước mà không thể chứng được’. Ðức Phật nói rõ bịnh căn của chúng ta – có chấp trước, có phân biệt, có vọng tưởng. Vì vậy toàn bộ Phật pháp đều tập trung trên ba vấn đề này, ngàn kinh vạn luận đều có mục đích giúp chúng ta giải quyết vấn đề này, phá trừ những phiền não này. Vì chấp trước nên bạn biến Nhất Chân pháp giới thành sáu nẻo luân hồi. Sáu nẻo luân hồi là do chấp trước mà ra. Chấp trước là gì? Phần đông chúng ta gọi là ‘thành kiến’ – cách suy nghĩ, cách làm của mình -- Như vậy rắc rối lắm, vĩnh viễn chẳng thoát ra khỏi sáu nẻo luân hồi. [Nếu còn chấp trước thì dù] một ngày bạn niệm Phật đến mười vạn câu cũng vẫn kẹt trong sáu nẻo luân hồi; điều này hết sức phiền phức!

Chuyện gì đều có ‘Ngã’ (Ta) thì phiền lắm, cho nên Phật dạy chúng ta ‘Vô Ngã’. Bạn xem câu đầu tiên trong kinh Kim Cang dạy: ‘Không có tướng ta, không có tướng người, không có tướng chúng sanh, không có tướng thọ giả’. Chuyện gì cũng chấp trước là Ta thì hỏng ngay! Tu hành được giỏi cách mấy, giới luật có nghiêm chỉnh đến đâu, một khi ngồi xếp bằng nhập định có thể nhập định một trăm năm, nhưng chỉ cần bạn có ‘Ta’ thì hỏng liền. Công phu như vậy là công phu thiền định thế gian, vẫn không thể vượt ra khỏi lục đạo. Cho nên việc đầu tiên trong Phật pháp là phải ‘phá ngã chấp’. Mọi người đều biết sau khi phá ngã chấp thì chứng được quả vị A La Hán, ra khỏi tam giới, lục đạo đều không còn nữa. Ngoài lục đạo còn có Tứ Thánh pháp giới: Thanh Văn, Duyên Giác, Bồ Tát, Phật. Tứ Thánh pháp giới do đâu mà có? Do ‘Phân biệt’ mà có. Tuy không còn chấp trước nữa nhưng vẫn còn phân biệt. Trong Tứ Thánh pháp giới càng lên cao thì tâm phân biệt càng giảm bớt; tuy ít nhưng vẫn còn phân biệt nên ở phía ngoài còn thêm một giới hạn nữa gọi là thập pháp giới, bạn vượt thoát không nổi! Khi nào đoạn dứt hết phân biệt, vượt ra khỏi mười pháp giới thì đến Nhất Chân pháp giới.

Trong kinh Ðại thừa thường nói thành Phật cần phải trải qua ba A Tăng Kỳ kiếp; ba A Tăng Kỳ kiếp bắt đầu tính từ ngày nào? Chẳng phải tính từ hiện nay, hiện nay chúng ta không đủ tư cách; là tính từ ngày hết thảy phân biệt chấp trước đều đoạn dứt, là tính từ ngày vượt thoát ra khỏi thập pháp giới. Lúc bạn còn chưa vượt khỏi thập pháp giới thì tất cả những gì bạn tu đều không kể, như vậy lục đạo chẳng cần bàn tới. Cho nên chứng được Thanh Văn, Duyên Giác, Bồ Tát, Phật quả trong thập pháp giới, ngay cả Phật cũng chẳng kể; Phật ở đây là Tạng Giáo Phật, Viên Giáo Phật trong Tông Thiên Thai, vẫn còn ở trong thập pháp giới, cũng chưa kể. Phân biệt, chấp trước thiệt đã đoạn dứt sạch sành sanh mới đến Nhất Chân pháp giới, chứng Viên Giáo Sơ Trụ Bồ Tát, Biệt Giáo Sơ Ðịa Bồ Tát, tính là tính từ lúc này, phải trải qua ba A Tăng Kỳ kiếp nữa!

Ba A Tăng Kỳ kiếp để phá cái gì? Phá vọng tưởng. Lúc bấy giờ mới phá vọng tưởng, một phiền não trong ba thứ ‘vọng tưởng, phân biệt, chấp trước’. A Tăng Kỳ kiếp thứ nhất là để phá ba mươi phẩm -- Thập Trụ, Thập Hạnh, Thập Hồi Hướng; A Tăng Kỳ kiếp thứ nhì phá bảy phẩm – Sơ Ðịa đến Thất Ðịa; A Tăng Kỳ kiếp thứ ba phá ba phẩm, càng trở về sau càng khó, đến Pháp Vân Ðịa Bồ Tát thì mới gọi là viên mãn thành Phật. Chúng ta chẳng thể không biết những thường thức căn bản này, chẳng thể không biết chúng ta tu cái gì, công phu của chúng ta ở tại đâu? Chúng ta phải hiểu rõ những chuyện này




Vậy thì ngài Long Thọ còn cần phải tu hơn 1 A Tăng Kỳ kiếp nữa mới Thành Phật.




kinhle Kính VHBK, KC kinhle
Mong VHBK, KC đọc hết kĩ càng từ đầu tới cuối đừng có cắt câu bỏ nghĩa nữa ./..,.,


Nam Mô A Di Đà Phật
Hình đại diện của người dùng
kimcang
Bài viết: 1894
Ngày: 19/12/07 16:28
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Canada
Được cảm ơn: 1 time

Re: Linh hồn sẻ ra lúc tái sanh?

Bài viết chưa xem gửi bởi kimcang »

DH Nói A La Hán, Duyên Giác, Và Đại Bồ Tát Còn Vọng Tưởng Vậy Ở Trong Kinh Luận Nào Mà Đức Phật Nói A La Hán, Duyên Giác, Và Đại Bồ Tát Còn Vọng Tưởng?

DH Nên Nhớ Đức Phật Không Gọi A La Hán, Duyên Giác, Và Đại Bồ Tát Là Chúng Sanh.

A La Hán, Duyên Giác, Và Đại Bồ Tát Thì Trong Kinh Gọi Là Xuất Thế Gian Tăng Bảo Là Một Trong 3 Ngôi Xuất Thế Gian Tam Bảo.



Om Amitabha Hri, Om Mani Padme Hum, Om Vajrapani Hum.
nguynlinhtam
Bài viết: 1141
Ngày: 07/06/10 04:08
Giới tính: Nam

Re: Linh hồn sẻ ra lúc tái sanh?

Bài viết chưa xem gửi bởi nguynlinhtam »

kimcang đã viết:DH Nói A La Hán, Duyên Giác, Và Đại Bồ Tát Còn Vọng Tưởng Vậy Ở Trong Kinh Luận Nào Mà Đức Phật Nói A La Hán, Duyên Giác, Và Đại Bồ Tát Còn Vọng Tưởng?
Tại sao nguynlinhtam đã nêu Kinh luận ở phần trên mà KC không đọc vậy?
Tại sao nguynlinhtam đã nêu Kinh luận ở phần trên mà KC không đọc vậy?
Tại sao nguynlinhtam đã nêu Kinh luận ở phần trên mà KC không đọc vậy?
Tại sao nguynlinhtam đã nêu Kinh luận ở phần trên mà KC không đọc vậy?
Tại sao nguynlinhtam đã nêu Kinh luận ở phần trên mà KC không đọc vậy?


Nam Mô A Di Đà Phật
Hình đại diện của người dùng
kimcang
Bài viết: 1894
Ngày: 19/12/07 16:28
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Canada
Được cảm ơn: 1 time

Re: Linh hồn sẻ ra lúc tái sanh?

Bài viết chưa xem gửi bởi kimcang »

Tại sao nguynlinhtam đã nêu Kinh luận ở phần trên mà KC không đọc vậy?
KC Đọc Rồi Nhưng Không Thấy Đoạn Nào Đức Phật Nói A La Hán, Duyên Giác, Đại Bồ Tát Còn Vọng Tưởng Cả.

DH Nên Nhớ Đức Phật A La Hán, Duyên Giác, Đại Bồ Tát Là Xuất Thế Gian Tăng Bảo Là Phước Điền Cho Chúng Sanh.

Đức Phật Không Gọi A La Hán, Duyên Giác, Đại Bồ Tát Là Chúng Sanh Bao Giờ Cả



Om Amitabha Hri, Om Mani Padme Hum, Om Vajrapani Hum.
Hình đại diện của người dùng
nhampl
Bài viết: 611
Ngày: 25/03/08 17:51
Giới tính: Nam
Đến từ: dalat

Re: Linh hồn sẻ ra lúc tái sanh?

Bài viết chưa xem gửi bởi nhampl »

Trong kinh viên giác có nói "chúng sinh đã thành Phật từ lâu" nhưng vì vọng tưởng nên không chứng ! Phật không gọi A La Hán , duyên giác , Đại Bồ Tát là chúng sinh , nhưng những địa vị này cũng chưa thành Phật , nên còn vọng tưởng ! vọng tưởng thành Phật , vọng tưởng độ chúng sanh ... :D


tietphuochung
Bài viết: 378
Ngày: 07/03/10 01:27
Giới tính: Nam
Đến từ: tiengiang vietnam

Re: Linh hồn sẻ ra lúc tái sanh?

Bài viết chưa xem gửi bởi tietphuochung »

tangbong


NGẮN GỌN . XÚC TÍCH , ĐẦY ĐỦ tangbong


TÂM THẤY THẬT TƯỚNG
MINH CHÂU HIỆN NHÃN TIỀN
THẤY NGHE VÔ NGẠI
VÔ NGẠI ĐẠI THẦN THÔNG
TUỲ DUYÊN DIỄN PHÁP
PHỔ ĐỘ CHÚNG HỮU TÌNH
Hình đại diện của người dùng
kimcang
Bài viết: 1894
Ngày: 19/12/07 16:28
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Canada
Được cảm ơn: 1 time

Re: Linh hồn sẻ ra lúc tái sanh?

Bài viết chưa xem gửi bởi kimcang »

Trong kinh viên giác có nói "chúng sinh đã thành Phật từ lâu" nhưng vì vọng tưởng nên không chứng ! Phật không gọi A La Hán , duyên giác , Đại Bồ Tát là chúng sinh , nhưng những địa vị này cũng chưa thành Phật , nên còn vọng tưởng ! vọng tưởng thành Phật , vọng tưởng độ chúng sanh ... :D
Phàm Phu Cũng Có
vọng tưởng thành Phật , vọng tưởng độ chúng sanh
Vậy Thì Võng Tưởng Của Phàm Phu Cùng Vọng Tưởng Của A La Hán , Duyên Giác , Đại Bồ Tát Khác Nay Là Giống?

A La Hán, Duyên Giác Nhập Niết Bàn Không Căn Trần Thức Thì Làm Sao Khởi Vọng Tưởng?



Om Amitabha Hri, Om Mani Padme Hum, Om Vajrapani Hum.
nguynlinhtam
Bài viết: 1141
Ngày: 07/06/10 04:08
Giới tính: Nam

Re: Linh hồn sẻ ra lúc tái sanh?

Bài viết chưa xem gửi bởi nguynlinhtam »

kimcang đã viết:KC Đọc Rồi Nhưng Không Thấy Đoạn Nào Đức Phật Nói A La Hán, Duyên Giác, Đại Bồ Tát Còn Vọng Tưởng Cả.
kimcang đã viết:DH Y Theo Kinh Luận Nào Mà Nói Như Vậy. Xin DH Dẫn Chứng Bằng Kinh Luận.Thành Phật Là Dứt Nhất Thiết Trí Chướng Chứ Không Phải Chỉ Là Dứt Còn Vọng Tưởng, Phân Biệt, Chấp Trước
Trích Kinh Hoa Nghiêm:
Thích Ca Mâu Ni Thế Tôn thị hiện thành Phật đạo, lúc Ngài chứng ngộ triệt để Phật quang bèn than: “Lạ thay! Lạ thay! Hết thảy chúng sanh đều có đủ Như Lai trí huệ, đức tướng, chỉ do vọng tưởng, chấp trước nên chẳng thể chứng đắc. Nếu lìa được vọng tưởng thì Nhất Thiết Trí, Tự Nhiên Trí, Vô Ngại Trí sẽ được hiện tiền”.

Kinh Lăng Nghiêm chép: “Diệu tánh viên minh lìa các danh tướng, vốn chẳng có thế giới, chúng sanh. Do vọng mà có sanh, do sanh nên có diệt. Sanh diệt gọi là Vọng. Diệt vọng gọi là Chân. Ðấy gọi là Như Lai Vô Thượng Bồ Ðề hay Ðại Niết Bàn, hai danh hiệu sử dụng lẫn nhau”.



Ngài Quy Sơn nói: “Linh quang riêng chiếu, thoát khỏi căn - trần. Thể lộ chân thường, chẳng phiền văn tự. Tâm tánh chẳng nhiễm, vốn tự viên thành. Chỉ lìa vọng niệm tức Như Như Phật”.




kimcang đã viết:Vậy Thì Võng Tưởng Của Phàm Phu Cùng Vọng Tưởng Của A La Hán , Duyên Giác , Đại Bồ Tát Khác Nay Là Giống?
Tại sao nguynlinhtam trả lời rồi mà KC không đọc chi hết
Tại sao nguynlinhtam trả lời rồi mà KC không đọc chi hết
Tại sao nguynlinhtam trả lời rồi mà KC không đọc chi hết
Tại sao nguynlinhtam trả lời rồi mà KC không đọc chi hết
Tại sao nguynlinhtam trả lời rồi mà KC không đọc chi hết



Mà thôi KC nếu không tin thì thôi :"> :)


Nam Mô A Di Đà Phật
Hình đại diện của người dùng
kimcang
Bài viết: 1894
Ngày: 19/12/07 16:28
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Canada
Được cảm ơn: 1 time

Re: Linh hồn sẻ ra lúc tái sanh?

Bài viết chưa xem gửi bởi kimcang »

Mà thôi KC nếu không tin thì thôi :
Không Phải Là Tin Hay Là Không Mà Là Đúng Lý Hay Không Đúng Lý.

Vọng Tưởng Của KC Có Giống Vọng Tưởng Củ Bậc A La Hán, Duyên Giác, Đại Bồ Tát Chăng?



Om Amitabha Hri, Om Mani Padme Hum, Om Vajrapani Hum.
nguynlinhtam
Bài viết: 1141
Ngày: 07/06/10 04:08
Giới tính: Nam

Re: Linh hồn sẻ ra lúc tái sanh?

Bài viết chưa xem gửi bởi nguynlinhtam »

kimcang đã viết:Vọng Tưởng Của KC Có Giống Vọng Tưởng Củ Bậc A La Hán, Duyên Giác, Đại Bồ Tát Chăng?
Tại sao nguynlinhtam nói ở phần trên rồi mà KC đọc không kĩ nữa KC :) . Đoạn dưới đây nguynlinhtam nghe hình gần 30 lần rồi

nguynlinhtam trích lại:
http://niemphat.net/Luan/bonnguyen_np/bon_nguyen_np.htm

b. Chúng sanh vốn là Phật – vì vọng tưởng, phân biệt, chấp trước mà đọa lạc trong sáu nẻo, thập pháp giới

Trong kinh Hoa Nghiêm đức Phật dạy rất rõ: ‘Hết thảy chúng sanh vốn thành Phật’. Chúng ta vốn là Phật, tại sao ngày nay biến thành ra như vầy? Vấn đề này chúng ta chẳng thể không nghiên cứu, suy nghĩ, rốt cuộc là vì nguyên nhân gì? Trong kinh Hoa Nghiêm đức Phật vì chúng ta nói ra: ‘Hết thảy chúng sanh đều có trí huệ đức tướng của Như Lai’. Trí huệ của Như Lai rốt ráo, viên mãn, không có gì chẳng biết, không gì chẳng thể làm, không những biết thế giới hiện nay, thế giới ở phương khác cũng biết; quá khứ vô thỉ, vị lai vô chung, không có gì chẳng biết, Phật dạy đây là bản năng của chúng ta.

Tại sao bản năng của chúng ta bị mất hết? Phật dạy: ‘Nhưng vì vọng tưởng, chấp trước mà không thể chứng được’.
Ðức Phật nói rõ bịnh căn của chúng ta – có chấp trước, có phân biệt, có vọng tưởng. Vì vậy toàn bộ Phật pháp đều tập trung trên ba vấn đề này, ngàn kinh vạn luận đều có mục đích giúp chúng ta giải quyết vấn đề này, phá trừ những phiền não này. Vì chấp trước nên bạn biến Nhất Chân pháp giới thành sáu nẻo luân hồi. Sáu nẻo luân hồi là do chấp trước mà ra. Chấp trước là gì? Phần đông chúng ta gọi là ‘thành kiến’ – cách suy nghĩ, cách làm của mình -- Như vậy rắc rối lắm, vĩnh viễn chẳng thoát ra khỏi sáu nẻo luân hồi. [Nếu còn chấp trước thì dù] một ngày bạn niệm Phật đến mười vạn câu cũng vẫn kẹt trong sáu nẻo luân hồi; điều này hết sức phiền phức!

Chuyện gì đều có ‘Ngã’ (Ta) thì phiền lắm, cho nên Phật dạy chúng ta ‘Vô Ngã’. Bạn xem câu đầu tiên trong kinh Kim Cang dạy: ‘Không có tướng ta, không có tướng người, không có tướng chúng sanh, không có tướng thọ giả’. Chuyện gì cũng chấp trước là Ta thì hỏng ngay! Tu hành được giỏi cách mấy, giới luật có nghiêm chỉnh đến đâu, một khi ngồi xếp bằng nhập định có thể nhập định một trăm năm, nhưng chỉ cần bạn có ‘Ta’ thì hỏng liền. Công phu như vậy là công phu thiền định thế gian, vẫn không thể vượt ra khỏi lục đạo.
Cho nên việc đầu tiên trong Phật pháp là phải ‘phá ngã chấp’. Mọi người đều biết sau khi phá ngã chấp thì chứng được quả vị A La Hán, ra khỏi tam giới, lục đạo đều không còn nữa. Ngoài lục đạo còn có Tứ Thánh pháp giới: Thanh Văn, Duyên Giác, Bồ Tát, Phật. Tứ Thánh pháp giới do đâu mà có? Do ‘Phân biệt’ mà có. Tuy không còn chấp trước nữa nhưng vẫn còn phân biệt. Trong Tứ Thánh pháp giới càng lên cao thì tâm phân biệt càng giảm bớt; tuy ít nhưng vẫn còn phân biệt nên ở phía ngoài còn thêm một giới hạn nữa gọi là thập pháp giới, bạn vượt thoát không nổi! Khi nào đoạn dứt hết phân biệt, vượt ra khỏi mười pháp giới thì đến Nhất Chân pháp giới.

Trong kinh Ðại thừa thường nói thành Phật cần phải trải qua ba A Tăng Kỳ kiếp; ba A Tăng Kỳ kiếp bắt đầu tính từ ngày nào? Chẳng phải tính từ hiện nay, hiện nay chúng ta không đủ tư cách; là tính từ ngày hết thảy phân biệt chấp trước đều đoạn dứt, là tính từ ngày vượt thoát ra khỏi thập pháp giới. Lúc bạn còn chưa vượt khỏi thập pháp giới thì tất cả những gì bạn tu đều không kể, như vậy lục đạo chẳng cần bàn tới. Cho nên chứng được Thanh Văn, Duyên Giác, Bồ Tát, Phật quả trong thập pháp giới, ngay cả Phật cũng chẳng kể; Phật ở đây là Tạng Giáo Phật, Viên Giáo Phật trong Tông Thiên Thai, vẫn còn ở trong thập pháp giới, cũng chưa kể. Phân biệt, chấp trước thiệt đã đoạn dứt sạch sành sanh mới đến Nhất Chân pháp giới, chứng Viên Giáo Sơ Trụ Bồ Tát, Biệt Giáo Sơ Ðịa Bồ Tát, tính là tính từ lúc này, phải trải qua ba A Tăng Kỳ kiếp nữa!

Ba A Tăng Kỳ kiếp để phá cái gì? Phá vọng tưởng. Lúc bấy giờ mới phá vọng tưởng, một phiền não trong ba thứ ‘vọng tưởng, phân biệt, chấp trước’. A Tăng Kỳ kiếp thứ nhất là để phá ba mươi phẩm -- Thập Trụ, Thập Hạnh, Thập Hồi Hướng; A Tăng Kỳ kiếp thứ nhì phá bảy phẩm – Sơ Ðịa đến Thất Ðịa; A Tăng Kỳ kiếp thứ ba phá ba phẩm, càng trở về sau càng khó, đến Pháp Vân Ðịa Bồ Tát thì mới gọi là viên mãn thành Phật. Chúng ta chẳng thể không biết những thường thức căn bản này, chẳng thể không biết chúng ta tu cái gì, công phu của chúng ta ở tại đâu? Chúng ta phải hiểu rõ những chuyện này, sau đó quan sát tám vạn bốn ngàn pháp môn, đối với bất cứ pháp môn nào chúng ta đều không thể giải quyết vấn đề; đừng nói đến những vọng tưởng, phân biệt nhỏ bé, ngay cả tập khí nặng nhất là chấp trước, chúng ta đều đoạn không nổi, như vậy thì còn nói chi đến thành tựu!




Các Bậc A La Hán, Duyên Giác các ngài không có chấp trước.
Đại Bồ Tát (Pháp Thân Đại Sĩ) thì các ngài đâu có chấp ta, phân biệt này nọ.

KC thì còn chấp ta không? nguynlinhtam cũng xin trích kĩ lại:
Vì chấp trước nên bạn biến Nhất Chân pháp giới thành sáu nẻo luân hồi. Sáu nẻo luân hồi là do chấp trước mà ra.
Chấp trước là gì?
Phần đông chúng ta gọi là ‘thành kiến’ – cách suy nghĩ, cách làm của mình -- Như vậy rắc rối lắm, vĩnh viễn chẳng thoát ra khỏi sáu nẻo luân hồi. [Nếu còn chấp trước thì dù] một ngày bạn niệm Phật đến mười vạn câu cũng vẫn kẹt trong sáu nẻo luân hồi; điều này hết sức phiền phức!


Nam Mô A Di Đà Phật
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.21 khách