Ăn chay, liệu có tránh được sát sinh không?

Cùng nhau học hỏi những bài giáo lý căn bản và kiến thức Phật học phổ thông.
Đỗ Hoài Nam
Bài viết: 3
Ngày: 14/12/10 18:16
Giới tính: Nam
Đến từ: An Giang

Ăn chay, liệu có tránh được sát sinh không?

Bài viết chưa xem gửi bởi Đỗ Hoài Nam »

Tôi chưa phải là một Phật tử chính thức nhưng tôi rất kính ngưỡng đạo Phật.
tôi có một câu hỏi thắc mắc, mong quý thầy và các đạo hữu giải đáp giúp.
Để tránh sát sinh, người ta ăn chay. Nhưng ăn chay thì vẫn ăn thực vật, mà thực vật cũng là một sinh vật, cũng có mạng sống. Như vậy con người sống trên đời là phải sát sinh rồi sao?
Theo quan điểm của con thì ăn chay thì vẫn phải chịu nghiệp sát.
Kính mong quý thầy và quý đạo hữu giải đáp cho tôi được rõ hơn về vấn đề này theo quan điểm Phật học.
Chúc quý thầy và quý đạo hữu được nhiều an lạc.
Nam Mô A Di Đà Phật!


[color=#FF0000][b]Ta là ai? Ai là ta?[/b][/color]
Hình đại diện của người dùng
nhampl
Bài viết: 611
Ngày: 25/03/08 17:51
Giới tính: Nam
Đến từ: dalat

Re: Ăn chay, liệu có tránh được sát sinh không?

Bài viết chưa xem gửi bởi nhampl »

Đạo Phật chỉ có một hương vị duy nhất : GIẢI THOÁT ! nếu hiểu và nếm nó thì sẽ biết sát sanh cái gì không sát sanh cái gì !


Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Ăn chay, liệu có tránh được sát sinh không?

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

ăn cây cỏ còn hơn ăn thịt thú vật, ăn thịt thú vật còn hơn ăn thịt người
Vì sao ? vì giết người tội nặng hơn giết thú vật. Giết thú vật tội nặng hơn hại cây cỏ.
Còn nếu không ăn cây cỏ thì chết đói (tức giết người)
cho nên lựa cái nào tội nhẹ nhất mà làm phuơng tiện để sống, tu đạo, để giải thoát mình và chúng sanh ra khỏi cái vòng luân hồi luẩn quẩn ấy.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Đỗ Hoài Nam
Bài viết: 3
Ngày: 14/12/10 18:16
Giới tính: Nam
Đến từ: An Giang

Re: Ăn chay, liệu có tránh được sát sinh không?

Bài viết chưa xem gửi bởi Đỗ Hoài Nam »

Cảm ơn các đạo hữu đã trả lời.
Tất nhiên là tôi đồng ý với ý kiến phải ăn để sống. Nhưng tôi vẫn còn một thắc mắc. Phật dạy, tất cả mọi chúng sinh đều bình đẳng, như vậy thì sát sinh con vật hay con người hay là cây cỏ, về phương diện Phật giáo, theo tôi nghĩ, đều mang nghiệp sát như nhau, không phân biệt tội nặng nhẹ trên một đơn vị chúng sinh bị sát hại.
Tôi không biết suy nghĩ như thế của mình có đúng không, vì tôi mới tìm hiểu về đạo Phật gần đây. Xin nhờ quý thầy và quý đạo hữu giải thích cho tôi rõ hơn vấn đề này.
Tôi chỉ muốn hiểu rõ hơn về vấn đề này chứ không có đánh đố gì cả, quý đạo hữu thông cảm nhé.
Chúc quý thầy và quý đạo hữu được nhiều an lạc!
A Di Đà Phật!


[color=#FF0000][b]Ta là ai? Ai là ta?[/b][/color]
tqh009
Bài viết: 343
Ngày: 27/01/10 22:35
Giới tính: Nam
Đến từ: Giac ngo

Re: Ăn chay, liệu có tránh được sát sinh không?

Bài viết chưa xem gửi bởi tqh009 »

Đều là người như nhau, nhưng giết vua thì tội sẽ nặng hơn giết dân thường. Vì hậu quả của nó đem lại rất thảm khốc, làm khởi lên những cuộc chiến giành quyền lực và mất thêm nhiều sinh mạng khác.

Cũng như bỏ thuốc độc vào nước. Bỏ cuối nguồn tội nhẹ hơn bỏ đầu nguồn.
Ở đây, những vị mang giới hạnh bậc thánh, được ví như nước đầu nguồn.

Chỉ là sát sinh khi chấm dứt mạng căn của loài hữu tình. Cây cỏ thì đa số không có tình thức, trường hợp này không gọi là sát sanh.


Hình đại diện của người dùng
tuniemphat
Bài viết: 216
Ngày: 19/02/10 20:04
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Hà Nội, Việt Nam

Re: Ăn chay, liệu có tránh được sát sinh không?

Bài viết chưa xem gửi bởi tuniemphat »

Phẩm 2: Kinh Địa Tạng
".... Những kẻ như trên đây, khác nhau đến mấy, Như lai cũng phân hóa thân hình mà cứu độ. Hoặc hiện thân nam tử, hoặc hiện thân nữ nhân. Hoặc hiện thân thiên chúng và long chúng, hoặc hiện thân quỉ chúng và thần chúng. Hoặc hiện núi rừng, dòng nước, đồng bằng, sông ngòi, ao hồ, suối giếng, ích lợi khắp cả mọi người, ai cũng được độ thoát..."


[b]Nguyện đem tất cả công đức
Hồi hướng về Tây Phương Tịnh độ
Nguyện con cùng chúng sanh
Đều vãng sanh Cực Lạc[/b]

[b]A Di Đà Phật[/b]
Hình đại diện của người dùng
VO_HUU_BAT_KHONG606
Bài viết: 2587
Ngày: 08/04/08 22:33
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: ...
Đã cảm ơn: 1 time

Re: Ăn chay, liệu có tránh được sát sinh không?

Bài viết chưa xem gửi bởi VO_HUU_BAT_KHONG606 »

Đỗ Hoài Nam đã viết: Để tránh sát sinh, người ta ăn chay.
Có người dù thức ăn chưa vô miệng (dù chay hay mặn) mà vẫn chưa thoát khỏi việc tạo nghiệp sát sanh. Đó là bất kì ai có lòng ham muốn, có lòng sân hận, có sự ngu si.

Có người thức ăn vào miệng dù thức ăn gì nhưng đã thoát khỏi việc tạo nghiệp sát sanh. Đó là những người đã giải thoát khỏi sự ràng buộc của các thứ dục vọng.

Do đó, phải biết cách ăn để mà giải thoát, chứ không phải để nuôi lớn dục vọng mà phải luân hồi sanh tử không ngừng nghỉ.

Đỗ Hoài Nam đã viết:Cảm ơn các đạo hữu đã trả lời.
Tất nhiên là tôi đồng ý với ý kiến phải ăn để sống. Nhưng tôi vẫn còn một thắc mắc. Phật dạy, tất cả mọi chúng sinh đều bình đẳng, như vậy thì sát sinh con vật hay con người hay là cây cỏ, về phương diện Phật giáo, theo tôi nghĩ, đều mang nghiệp sát như nhau, không phân biệt tội nặng nhẹ trên một đơn vị chúng sinh bị sát hại.
Bạn hiểu lầm câu Phật dạy rồi.

Khi bạn nói "sát sinh" thì đó là sự nhìn thấy bằng "con mắt chúng sanh".
Khi nói "nghiệp như nhau" thì đó là nói lý thuyết về "mắt Phật". Nghĩa là khi bạn thành Phật thì đều đó bạn mới thật thấy. Còn bây giờ chỉ là hiểu biết lý thuyết mà thôi.

Hiện trạng là do bạn thấy nhưng bạn xét nó theo "mắt PHẬT", nên cứ tự mâu thuẫn mãi vì bạn chưa thành PHẬT.

Phật dạy: tất cả chúng sanh đều bình đẳng, nghĩa là cái gì cũng bình đẳng cả.

Nếu thật thấy bình đẳng như vậy thì chẳng còn phân biệt "TA - NGƯỜI", "MÌNH-VẬT", nghĩa là chẳng thấy đây là cây, đây là con vật,... thì huống chi thấy cái để ăn, chẳng thể có, càng không thể có sát sanh hay nghiệp nặng - nhẹ.

Sát sanh là VAY NỢ (mang nghiệp). Sát sanh khác nhau thì mang nghiệp khác nhau. Vậy đâu là bình đẳng mà Phật đã dạy? Có vay thì có trả. Đó gọi là bình đẳng.

Tàn hại cây cỏ thì chịu quả báo tương ứng việc tàn hại cây cỏ.
Tàn hại động vật thì phải chịu quả báo tương ứng như việc tàn hại động vật.
Tàn hại con người thì quả báo cũng tương ứng như vậy.

Vay - trả không dư không sót, đấy là bình đẳng NHÂN - QUẢ của tất chúng sanh, không phân biệt là ai.


Không biết
Bài viết: 429
Ngày: 23/11/10 22:04
Giới tính: Nam
Đến từ: Việt Nam
Được cảm ơn: 2 time

Re: Ăn chay, liệu có tránh được sát sinh không?

Bài viết chưa xem gửi bởi Không biết »

Con cảm ơn các Thầy đã chia sẻ những điều thật hữu ích. Cho con được nói lên quan điểm của mình vế vấn đề này. Thầy Đỗ Hoài Nam đã đặt ra vấn đề rất là hay mà con nghĩ cần phải nhìn lại để hiểu. Thứ nhất là cần hiểu về thuật ngữ “ăn chay, sát sanh”. Thời Phật còn tại thế, Người và chúng tăng đi khất thật thực thì tùy hỷ, tùy duyên mà thọ trai cúng dường. Nghĩa là khi đó có người cúng gà, thịt…Phật và chúng tăng đều dùng chứ không chấp nhặc. Sau này, Đại Đức Đề Bà Đạt Đa nắm vào yếu điểm đó để công kích Phật. Đai Đức đã kiến nghị rằng, chúng tăng khi đi khất thực chỉ nên ăn những đồ ăn không có mùi gà, thịt…để biểu dương tinh thần từ bi của nhà Phật. Nhưng Phật đã bác quan điểm đó. Vì Ngươi cho rằng đã xuất gia ăn cơm của đàn na tín thí thì tùy duyên không nên chấp trước. Thứ nữa là nếu làm như vậy chúng tăng sẽ gặp nhiều trở ngại trên đường khất thực. Thế là Phật đã bị Đại Đức Đề Bà Đạt Đa công kích là không từ bi (ĐĐ đã tính trước điều này). Chính vì vậy mà sau này nhiều chùa tu theo Nam Tông vẫn ăn thịt, cá bình thường. Họ cho rằng rằng ăn chay là làm theo lời xảo ngôn của Đại Đức Đề Bà Đạt Đa, không phải theo đúng bản nguyện của Đức Phật.
Sau này nhiều người tu theo Chánh Pháp của Phật, vì lấy từ bi, yêu thương tất cả chúng sinh làm trọng nên họ mới lập ra vấn đề “ăn chay”. Với ý nghĩa là nhắc họ luôn tỉnh thức về mạng sống của chúng sinh, nhắc họ luôn nhớ tới lòng từ bi trong “lòng” mình.
Con kể ra những chuyện này là để thấy khái niệm “ăn chay” và hành theo là tùy theo quan niệm của mỗi người và “đích đến” mà họ muốn hướng về. Các sư “Nam Tông” thì giữ nguyên bản nguyện không chấp của Phật. Người đời sau thì muốn tịnh tâm, tăng trưởng từ bi.
Như vậy con thấy chúng ta nên khế lý khế cơ mà quán xét sự việc. Nếu chấp vào bên nào thì cũng sẽ kẹt. Nếu ai cũng “ăn chay” thì ngành đánh bắt cá, thủy hài sản sẽ như thế nào ? Nền kinh tế, công ăn việc làm người dân sẽ ra sao ? Chúng ta sẽ “nhìn” chúng sinh, trụ, dị, diệt theo lẻ tự nhiên như vậy có hợp lý chăng? Hay là mắc cái tội lãng phí, không trí tuệ ? Ngược lại, không ý thức “sinh mạng” của chúng sinh sẽ nuôi dưỡng “tà tâm”, nghiệp sát tăng trưởng kéo theo nhiều hệ lụy. Khai thác cạn kiệt tài nguyên Trái Đất ? Chặt phá rừng gây lũ lụt, hạn hán thiên tai. Dùng các loại thuốc kích thích tăng trưởng thú nuôi, vật nuôi…Và có thể sau này chặt 1 cái cây trên rừng sẽ mang tội hơn là giết 1 con chó (vì gây hậu quả nặng nề hơn, thời gian tái tạo 1 cái cây lâu hơn là sản sinh ra 1 con chó).
Như vậy hiểu về “sát sinh” nên hiểu như thế nào ? Giết hại 1 cái cây cũng là bằng với giết hại 1 con người (xét trên khía cạnh từng “sự sống” của chúng sinh). Nhưng nếu xét đến hậu quả của nó thì mới dẫn đến phúc hay tội. Thí dụ đối với 1 “tội nhân” ác độc đã phạm tội “tử hình” thì nên giết hay không nên giết ? Nếu giết thì phạm tội “sát sinh”, nhưng được cái là “ngăn cản” tội phạm tràn làn, giữ được “công bằng” đạo lý cho cuộc đời. Như vậy giết “1 người” để lợi nhiều người thì vẫn có phúc hơn. Còn như chúng ta vì “từ bi” không giết tên “tử tội” ấy để cho “tôi phạm” tràn lan, cán cân công bằng không giữ được, gây hại cho nhiều người thì cái “từ bi, ăn chay” của chúng ta có được lòng người ? Cái đó là “từ bi” hay là “nhát đảm”? Hoặc giả như giết các loài “chuột, ốc bưu vàng…” làm hại lúa của người nông dân chẳng hạng. Nếu chúng ta vì thương yêu chúng sinh không giết “chúng” thì sao, để chúng sinh sôi nảy nở tự nhiên thì sao? Có phải là chúng ta đã “giết” người nông dân. :D
Cho nên nói đi cũng phải nói lại. Chúng ta “ăn chay” cũng phải hiểu việc mình làm, “sát sinh” cũng phải hiểu được ý nghĩa của nó. Ấy mới gọi là “ăn chay” đích thực vậy.
Chúng ta đến với cuộc đời này là đã mang theo Vô Lượng Nghiệp từ quá khứ. Chúng ta mắc nợ “cái thân, cái nghiệp” của chúng ta. Phải cho nó “ăn”, cho nó “mặc”, phải có nhà che mưa che gió cho nó,…lại còn bao nhiêu tật đố, ô trược của “cái tâm” này nữa, như là tham, sân, si...Đứng trên khía cạnh đó, “tất cả” chúng sinh đến với cõi Ta Bà này là để trả “nghiệp” mà mình đã gây, rồi lại tạo thêm những “nghiệp” mới để sau này phải trả. Cứ như vậy mà tạo thành bánh xe Luân Hồi. Như chúng ta đã có “thân” này thì phải lo cho nó, không lo cho nó thì “nó” sẽ chết, như vậy thì “vẫn mắc tội” sát sinh mà đâu đã trả hết “nghiệp”. Còn như để lo cho nó chúng ta phải chạy vạy, hơn thua, giành giật nhiều về cho mình, ăn uống thiếu tiết độ…thì chúng ta vì trả cái “nghiệp” này lại tạo bao nhiêu là “nghiệp” khác để sau này thọ lãnh. Chính vì vậy mà rất cần Chánh Pháp để cứu độ chúng sinh, để chúng sinh có thể trả hết “nghiệp” mà không gây thêm “nghiệp” để sau này phải thọ báo. Thí dụ như để không phải “sát hại” sinh mạng của “cái thân” này, chúng ta phải cho nó ăn : rau, cá…chẳng hạn. Bao nhiêu đó chưa đủ để xác đinh là “chay” hay “mặn”. Mà phải xem là “hành động” đó đem đến kết quả gì ?
Chặt rau, giết cá…thì những người nông dân đã phải gánh cái “nghiệp” đó rồi. Chúng ta “bỏ tiền” ra mua “bó rau, con cá…” đó về đã không còn "sự sống". Vậy là chúng ta đâu có mang tội “sát sanh” ? Nhưng thử hỏi nếu không có những người ăn như chúng ta, thì người nông dân kia có phải mang những tội đó ? Vậy nói chúng ta không có tội là không thỏa đáng. Bây giờ lỡ “mang tội” rồi thì phải làm sao ? Cái mang tội đó vẫn có cái giá xứng đáng là nuôi sống được “cái thân” này, sự “ra đi” của chúng sinh khác đã lợi ích được cho chúng sinh này (nếu không thì chúng cũng đâu sống hoài). Âu cũng là điều an ủi. Cái quan trong là “cái thân” này được nuôi sống rồi nó làm gì ? Nó biết lao động, đem lại lợi ích cho đời, nó biết thương người, phóng sanh… hay là chỉ biết tham lam, hơn thua giành giật về cho mình. Tùy theo “hành trạng” của chúng sinh đó mà “tôi, nghiệp” được tẩy trừ, gia tăng phước báu hay là “tội” chồng thêm “tội”. Không chỉ đơn giản là mình ăn “cơm” với rau, củ mà gọi là ăn “chay”. “Ăn chay” như vậy mà vẫn cứ sân hận, tật đố (cái này trong thực tế còn nhiều) thì cũng không đúng ý của Phật. Những người vẫn ăn “thịt, cá” để sống nhưng biết nghĩ đến người nông dân, vẫn thương cho những chúng sinh mình ăn, vẫn biết mình đang vay mượn để trả “nợ”, làm nhiều điều lợi ích đời. Ấy cũng gọi là “ăn chay” vậy.
Vài thiển ý non, cạn của con. Mong các Sư Cô, Sư Thầy…bổ khuyết dùm cho con ạ !!! kinhle kinhle

Nguyện chúng sinh khắp Pháp Giới bao la đều trọn thành Phật Đạo.
Nam Mô Thích Ca Mâu Ni Phật !!! kinhle kinhle kinhle


biển tâm
Bài viết: 565
Ngày: 17/09/10 03:17
Giới tính: Nữ

Re: Ăn chay, liệu có tránh được sát sinh không?

Bài viết chưa xem gửi bởi biển tâm »

Đã có thân thì phải mang lấy nghiệp, ăn để sống cũng là một cái nghiệp làm người.
Nuôi sống thân mạng lại càng nên khiêm tốn để tránh xúc phạm nhiều đến những động vật, hoặc phá hoại loài thực vật càng nhiều càng tốt.

Cho nên nghiệm câu ở trên của đạo hữu bình để ăn, nuôi tạm cái thân để mà tu:
"ăn cây cỏ còn hơn ăn thịt thú vật, ăn thịt thú vật còn hơn ăn thịt người
Vì sao ? vì giết người tội nặng hơn giết thú vật. Giết thú vật tội nặng hơn hại cây cỏ.
Còn nếu không ăn cây cỏ thì chết đói (tức giết người)
cho nên lựa cái nào tội nhẹ nhất mà làm phuơng tiện để sống, tu đạo, để giải thoát mình và chúng sanh ra khỏi cái vòng luân hồi luẩn quẩn ấy."


Lại nữa:
Ăn chay mà tưởng hình thù con cá miếng thịt do giả mặn. Ăn chay mà nhai một miếng ngon chưa nuốt xuống, tâm đã thèm, gắp ngay miếng khác………Ăn chay như vậy với tâm tham thì đâu thể gọi là chay của lòng từ, đó cũng là nhân luân hồi.

Ăn mặn mà chỉ biết nhai, biết nuốt, biết vị từ nơi lưỡi, dù có thoáng cảm vị ngon thì nhìn tâm lúc đó.....,biết thức ăn này có được từ bao nhân quả công sức, biết hồi hướng cho hết thảy chúng sinh cũng có được miếng ăn này……..Đây là ăn mặn với tâm không tham và với lòng từ, cũng là nhân bào mòn tâm tham, không tạo nghiệp.


Thongminhhon
Bài viết: 404
Ngày: 08/01/09 01:28
Giới tính: Nam
Đến từ: HCM

Re: Ăn chay, liệu có tránh được sát sinh không?

Bài viết chưa xem gửi bởi Thongminhhon »

Gửi đạo hữu Hoài Nam, theo TMH thì khi Thế Tôn dạy các đệ tử từ bỏ sát sanh, sát sanh được hiểu là lấy đi mạng sống của các loài hữu tình, chứ không chỉ tất cả các sinh vật.
Trong các bài kinh Trung Bộ, khi nói đến sát sanh:
KINH TIỂU NGHIỆP PHÂN BIỆT
Ở đây, này Thanh niên, có người đàn ba hay người đàn ông, sát sanh, tàn nhẫn, tay lấm máu, tâm chuyên sát hại đả thương, tâm không từ bi đối với các loại chúng sanh. Do nghiệp ấy, thành đạt như vậy, thành tựu như vậy, sau khi thân hoại mạng chung, bị sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục. Nếu sau khi thân hoại mạng chung, người ấy không sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục, nếu được đi đến loài Người, chỗ nào người ấy sanh ra, người ấy phải đoản mạng. Con đường ấy đưa đến đoản mạng, này Thanh niên, tức là sát sanh, tàn nhẫn, tay lấm máu, tâm chuyên sát hại đả thương, tâm không từ bi đối với các loài hữu tình.
41. Kinh Sàleyyaka
Ở đây, này các Gia chủ, có người sát sanh, tàn nhẫn, tay lấm máu, tâm chuyên sát hại đả thương, tâm không từ bi đối với các loài hữu tình
Đó, Thế Tôn dạy chung chúng ta như vậy. Không giết các sinh vật hữu tình chúng ta không có nghiệp sát. Đạo hữu cứ yên tâm ăn chay. Giữ năm giới, trí huệ tăng trưởng rồi, thì đạo hữu biết rõ hơn. Trước mắt, ko giết loài hữu tình = ko nghiệp sát, Thế Tôn đã nói thì ko sai chạy.


Mong các đạo hữu phát tâm hoan hỷ khi đọc
http://diendan.daitangkinhvietnam.org/v ... 692#p47692
Đỗ Hoài Nam
Bài viết: 3
Ngày: 14/12/10 18:16
Giới tính: Nam
Đến từ: An Giang

Re: Ăn chay, liệu có tránh được sát sinh không?

Bài viết chưa xem gửi bởi Đỗ Hoài Nam »

Cảm ơn quý đạo hữu đã có những góp ý rất chân tình.
Bây giờ tôi đã hiểu rõ hơn về vấn đề này!
Chúc quý thầy và quý đạo hữu luôn được an lạc!
Nam Mô A Di Đà Phật!


[color=#FF0000][b]Ta là ai? Ai là ta?[/b][/color]
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.29 khách