Chơi với bạn xấu có ngày hại thân

Cùng nhau học hỏi những bài giáo lý căn bản và kiến thức Phật học phổ thông.
Hình đại diện của người dùng
tinhnghia
Bài viết: 694
Ngày: 18/07/10 22:32
Giới tính: Nam
Đến từ: TP.HCM

Chơi với bạn xấu có ngày hại thân

Bài viết chưa xem gửi bởi tinhnghia »

Một ngày nọ, một con sử tử mới trưởng thành tình cờ gặp một con chó sói. Biết mình không thể chạy thoát thân, con sói đành nói với con sư tử: “Thưa ngài sư tử vĩ đại, xin ngài tha mạng. Ngài hãy đem tôi về hang của ngài, hãy để tôi sống với ngài và vợ của ngài, tôi sẽ hầu hạ, phục vụ gia đình của ngài cả ngày lẫn đêm không dám bê trễ.”

Cha mẹ của con sử tử này từng căn dặn nó không nên kết bạn với chó sói, nhưng khi nghe chó sói gọi nó là “ngài sư tử vĩ đại”, nó lấy làm thích chí và tự nhủ,” Con sói này không phải là kẻ xấu, nó không giống như những con sói khác.”

Cha con sư tử này là một lão sử tử già nhiều kinh nghiệm, lão nói với con trai của mình rằng lão không muốn thấy con sói trong hang, nhưng con sư tử cho rằng mình giỏi giang hơn cha mình, nó phớt lờ lời khuyên của cha và để con sói sống chung trong hang để làm bầu bạn với mình.

Một hôm, con sói thèm ăn thịt ngựa, nó rủ sư tử, “Thưa ngài, thịt nào chúng ta cũng ăn qua, nhưng chúng ta chưa từng ăn thịt ngựa, vậy hãy đi săn một con ngựa nhé?”

Sư tử hỏi,” Nhưng biết tìm mấy con ngựa ở đâu?”

Chó sói đáp, “ Có rất nhiều con ngựa non ở bờ sông, thưa ngài.”

Vì vậy con sư tử đi cùng với con sói đến bờ sông. Có rất nhiều những con ngựa non đang tắm ở đó. Con sư tử vồ lấy một con ngựa nhỏ. Nó ngoạm lưng con vật bất hạnh để lôi về hang.

Lão sư tử già thấy vậy, khuyên ngăn con mình, “ Con à, những con ngựa non này là của nhà vua. Nhà vua có rất nhiều thợ bắn cung giỏi. Những con sư tử thích ăn thịt ngựa của nhà vua sẽ chẳng sống lâu được với những tay bắn cung đó đâu!”

Nhưng sư tử đã bén mùi mùi thịt ngựa non, nó chẳng quan tâm đến lời khuyên của cha nó, tiếp tục bắt và giết hết con ngựa này đến con ngựa khác khi chúng đang tắm ở bờ sông.

Nhà vua ra lệnh cho nhốt các con ngựa non vào trong chuồng, con sư tử bèn nhảy qua bờ tường và cắn chết chúng ngay tại chuồng.

Cuối cùng, nhà vua cho đòi một cung thủ lành nghề, nổi tiếng là bắn nhanh như chớp. Nhà vua hỏi, “ Ngươi có thể bắn hạ con sư tử đó không?”

Người bắn cung nói, “ Thưa đức vua, chắc chắn tôi sẽ hạ được nó.”

“Tốt lắm!” nhà vua hạ lệnh, “Hãy ngồi trong tháp canh trên bờ tường và bắn hạ con sư tử đó.”

Người cung thủ vâng lệnh, lên tháp canh ngồi chờ con sư tử.

Không biết mình đang tiến dần tới chỗ chết, con sư tử và chó sói tiến dần đến bờ tường. Tuy nhiên, khi tới gần đến bờ tường, con sói không nhảy qua bức tường mà dừng lại để nghe ngóng.

Như thường lệ, con sư tử nhảy qua bờ tường và nhanh chóng chụp một con ngựa non và cắn chết con vật ngay tức thì. Người bắn cung chỉ đợi tới giây phút đó, hắn tức khăc bật dây cung.

Sư tử trúng tên, gầm lên, “Ta đã bị bắn.”

Nghe tiếng gầm đau đớn của con sư tử, sói thản nhiên tự nhủ, “Con sư tử đã bị bắn, nó sẽ chết ngay thôi, mình về lại nhà của mình trong rừng vậy.”

Nghĩ là làm, con sói đi về nhà, chẳng buồn nhìn lại phía sau.

Con sử tử non ngã xuống chết.

Bài học rút ra từ câu chuyện: Không lắng nghe lời khuyên sáng suốt của những người có kinh nghiệm sống hơn mình, nghe lời đường mật của kẻ xấu và kết bạn với chúng thì có ngày sẽ gặp họa. Kẻ xấu lợi dụng ta khi chúng có thể, nhưng luôn bỏ mặc ta trong lúc những lúc ta gặp nguy khốn, khó khăn


Hình đại diện của người dùng
neo_prog
Bài viết: 61
Ngày: 29/10/10 07:12
Giới tính: Nam

Re: Chơi với bạn xấu có ngày hại thân

Bài viết chưa xem gửi bởi neo_prog »

Nhưng cũng đừng bám víu vào 2 chữ " bạn tốt " rồi có ngày gặp chuyện ko hay . Suy nghĩ của con ng vốn vô thường và cũng bị những thứ vô thường ảnh hưởng nữa


Nguyện đem cái Ta ngu ngốc này và những cái của Ta ngu ngốc kia làm công cụ thực hành cả 1 đời này :)
phatphap
Bài viết: 375
Ngày: 19/06/10 05:11
Giới tính: Nữ
Phật tử: Tại gia
Đến từ: không rõ

Re: Chơi với bạn xấu có ngày hại thân

Bài viết chưa xem gửi bởi phatphap »

Ờ, một người bạn có thể tốt lúc này nhưng xấu lúc khác không chừng, đó là quyền lợi của ta và họ nếu đồng nhau thì trở thành "tốt", còn quyền lợi trái nhau thì thành "nghịch" mấy hồi. Vô thường mà, chẳng có gì mà bền chắc, không có bạn nào là mãi mãi cũng kg có kẻ thù mãi mãi hehe


phatphap
Bài viết: 375
Ngày: 19/06/10 05:11
Giới tính: Nữ
Phật tử: Tại gia
Đến từ: không rõ

Re: Chơi với bạn xấu có ngày hại thân

Bài viết chưa xem gửi bởi phatphap »

Bạn xấu, bạn tốt theo mình hiểu theo lời Đức Phật dạy thì có khác với quan niệm bạn tốt bạn xấu của ng thế gian. Như lời Phât dạy những người hướng dẫn chúng ta đi đúng Chánh Pháp, thì là bạn tốt dc gọi là thiện trí thức. Còn ngược lại là bạn xấu (mặc dù có thể ta tâm đầu ý hợp với họ và họ vẫn giúp đỡ ta nhiệt tình nhưng vẫn là xấu)
Vi dụ như khi ta đang hết tiền, có đứa bạn nó bao mình đi ăn nhậu thì vậy là rất tốt với ta phải không? hehe, đúng là "hảo bằng hữu" của ta rồi :D


Hình đại diện của người dùng
kimcang
Bài viết: 1894
Ngày: 19/12/07 16:28
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Canada
Được cảm ơn: 1 time

Re: Chơi với bạn xấu có ngày hại thân

Bài viết chưa xem gửi bởi kimcang »

Người Dạy Làm Lành Là Bạn Tốt, Người Dạy Mình Làm Ác Là Bạn Xấu.

Chưa Phải Thánh Hiền Thì Còn Trong Đối Đãi Còn Trong Đối Đối Thì Phải Tránh Ác Gần Lành.



Om Amitabha Hri, Om Mani Padme Hum, Om Vajrapani Hum.
nguynlinhtam
Bài viết: 1141
Ngày: 07/06/10 04:08
Giới tính: Nam

Re: Chơi với bạn xấu có ngày hại thân

Bài viết chưa xem gửi bởi nguynlinhtam »

http://niemphat.net/Luan/phathoctinhyeu/thien3_3.htm
Tiết III: Ðạo Bằng Hữu



Về sự đối xử với nhau trong đạo bằng hữu Đức Phật đã dạy: Có năm việc cư xử trong tình đồng bạn:

1- Thấy bạn làm điều lỗi lầm tội ác, nên ở chỗ vắng thẳng thắn khuyên trách can ngăn nhau.

2- Khi có việc cấp nạn, phải đến giúp đỡ nhau.

3- Có việc cẩn mật riêng, phải che dấu cho nhau.

4- Ðối xử với nhau, phải cung kính có lễ độ.

5- Có vật tốt, phải chia nhường cho bạn phần hơn. (Kinh Thiện-Sanh)

Bạn tác có bốn hạng, cần nên biết:

1- Có bạn như hoa, khi tươi đẹp giắt lên đầu, lúc héo tàn vứt xuống đất. Người bạn nầy cũng thế, khi giàu sang thì nương tựa, lúc nghèo khó lại bỏ đi.

2- Có bạn cũng như cán cân, vật nặng thì nghiêng xuống, vật nhẹ thì nhấc lên. Người bạn nầy cũng thế, khi đắc thời thì cúi luồn chiều chuộng, lúc thất thế lại khinh rẻ, lãng quên.

3- Có bạn dường núi báu, ví như núi vàng khi các loài chim đậu xuống thì lông cánh đều được ánh kim quang chiếu rực rỡ. Người bạn nầy cũng thế, khi giàu sang thì làm cho bằng hữu được vinh dự thơm lây.

4- Có bạn dường đất đai, ví như đất hay sản xuất thảo mộc ngũ cốc và bao hàm tất cả tài bảo. Người bạn nầy cũng thế, thường ân hậu không khinh bạc, khi có tiền của thì hay giúp đỡ cấp dưỡng cho những bằng hữu trong cảnh tai biến nghèo nàn. (Bột-Kinh)

Nếu có đủ bảy điều sau đây, mới thật là bạn thiết:

1- Làm giúp việc khó làm.

2- Cho vật khó cho.

3- Nhẫn việc khó nhẫn.

4- Cho biết những điều cẩn mật. 5- Che dấu những điều nguy hại.

6- Gặp cảnh khổ không bỏ nhau.

6- Nghèo nàn không khinh nhau. (Tứ-Phần-Luật)

Phật cùng Nan-Ðà đi vào thành Ca-Tỳ-La-Vệ. Ðến một tiệm bán cá, Phật bảo: “Nan-Ðà! Ông vào tiệm lấy một nắm tranh khô của người ta lót cá đem ra đây”. Tỷ-kheo Nan-Ðà vâng lời. Ðức Phật lại bảo: “Bỏ nắm tranh trả lại, ngửi tay ông xem có mùi gì chăng?” Nan-Ðà làm y theo lời rồi thưa: “Bạch Thế-Tôn! Chỉ có mùi tanh khó chịu thôi!”

Sau khi bảo Nan-Ðà rửa tay, hai thầy trò lại đi đến một tiệm bán các thứ hương liệu. Ðức Phật bảo: “Ông thử đi vào tiệm đưa tay nắm túi đựng bột hương liệu trong giây phút rồi ra đây”. Tỷ-khưu Nan-Ðà lại vâng lời. Phật bảo: “Ngửi tay ông xem có mùi gì chăng?” Nan-Ðà cũng làm y lời rồi thưa: “Bạch Thế-Tôn! Có mùi thơm thanh thoát rất thích ý”.

Bấy giờ Đức Phật mới bảo: “Nầy Nan-Ðà! Nếu kẻ nào gần gũi những ác trí thức, cùng nhau làm bạn không bao lâu tất nhiễm theo các thói ác, tiếng xấu sẽ lan truyền xa, ví như khi ông cầm lấy nắm tranh lót cá hồi nãy. Và kẻ nào gần gũi những thiện tri thức, cùng nhau làm bạn, tự sẽ tùy tập theo các đức tốt, không bao lâu danh làm tất được thành tựu, ví như lúc ông nắm túi hương bột bấy giờ”. (Kinh Phật-Bản-Hạnh)

Ác tri thức có bốn hạng:

1- Trong có lòng oán hờn ganh ghét, ngoài giả dạng thân thiện vui cười.

2- Trước mặt khen ngợi nói toàn là việc tốt, sau lưng chê bai nói toàn là việc xấu.

3- Nếu có sự cấp nạn, trước mặt giả vờ hiện vẻ sầu khổ, vắng mặt lại tỏ ra thái độ vui mừng.

4- Bên ngoài như tuồng thân hậu, bên trong sắp đặt mưu kế hại ngầm.

Thiện tri thức có bốn bậc:

1- Bên ngoài như oan gia, bên trong có ý ân hậu.

2- Ðối diện thì thẳng thắn chê trách khuyên can, với người khác lại khen ngợi nói những điều tốt.

3- Khi bạn có việc thưa kiện hay đau yếu, hết lòng tìm cách cứu giải, an ủi.

4- Thấy bạn nghèo khổ, thất thế, tìm phương tiện giúp đỡ, không lơ lãng bỏ rơi.

Ác tri thức lại có bốn hạng:

1- Không thành thật khuyên can, bảo người làm lành, nhưng lại xúi cho làm những việc không tốt.

2- Bảo người đừng theo tửu sắc, bài bạc, nhưng lại xúi gần gũi kẻ tửu sắc, bài bạc.

3- Bảo người nên thủ phận, bớt việc, nhưng lại gây thêm cho nhiều việc.

4- Bảo người làm bạn với người hiền, nhưng lại giới thiệu cho kết thân với kẻ xấu ác.

Thiện tri thức lại có bốn bậc:

1- Thấy bạn nghèo khổ thiếu hụt, khuyên bảo cho cách mưu sanh.

2- Cùng đồng sự hoặc chia tài vật, không tranh đua, so đo hơn kém.

3- Thường hay săn sóc, hỏi han.

4- Thường nghĩ nhớ giúp đỡ.

Lại nữa, ác tri thức có bốn hạng:

1- Hơi xâm phạm một chút liền nổi giận.

2- Có việc gấp, cầu mượn không chịu làm.

3- Thấy bạn có cấp nạn liền tránh bỏ đi.

4- Bạn qua đời, lơ là không ngó ngàng thăm viếng.

Thiện tri thức cũng có bốn bậc:

1- Bạn bị kẻ quyền thế truy nã, đem về cho ẩn náu, đợi sau sẽ tìm cách giải quyết.

2- Bạn đau yếu không nơi nương tựa, đem về nuôi dưỡng.

3- Bạn qua đời trong cảnh nghèo thiếu, lo quan quách tẩm liệm chôn cất.

4- Bạn đã chết, chu cấp giúp đỡ cho gia đình người quá vãng trong cảnh nghèo nàn cô quả.

Ðức Phật bảo: - Thế nên, phải chọn người hiền lành mà thân cận, và xa lìa kẻ ác xấu. Nhiều kiếp về trước, do ta hay gần gũi thiện tri thức, nên mới được thành chánh giác như hôm nay. (Kinh Lục-Phương-Lễ)

Có sáu biến tướng để biết kẻ đó là bạn ác. Ấy là: đắm dục lạc, thường hỗn loạn, ưa buông lung, lân la nơi quán rượu, gần gũi kẻ tiểu nhơn, tập nói lời thô lỗ.

Làm thế nào để biết kẻ đó là bạn tham lam? Nên nhận xét qua bốn điều: ưa xin tài vật của người, cho ít mong thêm nhiều, vì sợ mà làm, vì lợi mà làm.

Làm thế nào để biết kẻ đó là bạn tà nịnh? Nên nhận xét qua bốn điều: nói việc dở của người, dấu điều dở của mình, trước mặt ngợi khen, sau lưng phỉ báng.

Làm thế nào để biết kẻ đó là bạn diện ái (chỉ thường ngoài mặt)? Nên nhận xét qua bốn điều: nói việc xấu đã qua, bịa việc xấu sẽ đến, không quý trọng của cho, muốn thấy người có nạn.

Làm thế nào để biết kẻ đó là bạn tà giáo? Nên nhận xét qua bốn điều: khuyên dạy việc sát sanh, khuyên dạy việc trộm cắp, khuyên dạy việc tà dâm, khuyên dạy việc dối gạt.

Làm thế nào để biết kẻ đó là bạn đồng chung vui khổ? Nên nhận xét qua bốn điều: đem cho vật quý của mình, làm lợi ích cho gia đình bạn, có của giúp cho bạn không tiếc, nói lời trung thực chân chánh.

Làm thế nào để biết kẻ đó là bạn lợi ích? Nên nhận xét qua bốn điều: che giấu việc dở của người, tỏ bày điều dở của mình, khuyên bảo nhau điều lành, ngăn ngừa kẻ sau lưng phỉ báng.

Làm thế nào để biết kẻ đó là bạn làm hưng gia nghiệp? Nên nhận xét qua bốn điều: đã chỉ bảo kế sanh nhai lại đem tiền của giúp ích, đem công khó giúp đỡ, can ngăn những điều buông lung, khuyến tấn lúc nản chí.

Làm thế nào để biết kẻ đó là bạn làm từ ái? Nên nhận xét qua bốn điều: khuyên cho thành tựu lòng chánh tín, khuyên cho thành tựu sự học hiểu chánh-pháp, khuyên cho thành tựu sự giữ giới hạnh, khuyên cho thành tựu pháp bố thí.

Ðức Phật bảo: - Người trí phải suy xét những điều trên đây, để lánh xa bạn ác như thoát ly con đường hiểm trở chông gai, và gần gũi bạn lành như tìm đến con đường an vui bằng phẳng. (Kinh Thiện-Sanh)


Nam Mô A Di Đà Phật
biển tâm
Bài viết: 565
Ngày: 17/09/10 03:17
Giới tính: Nữ

Re: Chơi với bạn xấu có ngày hại thân

Bài viết chưa xem gửi bởi biển tâm »

bt xin giới thiệu:

-Kinh Hiền Nhân do H.T Hành Trụ dịch giảng.
-Kinh Hiền Nhân do T.T Trí Siêu giảng tại Cali , Thầy lấy từ kinh Hiền Nhân, giảng dạy chi tiết về cách xử thế giữa người với người. Về 4 hạng người "là bạn và làm bạn".

kính.bt


Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.29 khách